Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 266 trang )

7897



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Nguyễn Hữu Đạt

THƯ KÝ ĐỀ TÀI
Phan Quân
Lưu Thị Hà
Trương Quốc Hưng




CỘNG TÁC VIÊN

TS. Nguyễn Văn Lạng
TS. Trần Ngọc Liêm
Phạm Thanh Lộc
Lê Hồng Lĩnh
Vũ Văn Chiến
Vũ Quốc Công
Nguyễn Quốc Hoàng


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1


Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 7

1. Quản lý nhà nước về đất đai và đặc điểm quản lý, sử dụng đất đai ở
Việt Nam 7

1.1. Đất đai thuộc hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu 7
1.2. Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai .9
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 12
2. Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội dung
quan trọng của quản lý, sử dụng đất đai 14

3. Vai trò của hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai trong bối
cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. 17

3.1. Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần phòng
ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất
đai; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật đất đai của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân. 19
3.2. Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai. 20

3.3. Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực, phát triển kinh tế, ổn định xã hội. 20

3.4. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là phương thức nâng cao hiệu
quả của quản lý và sử dụng đất đai. 22

Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH

VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 23

1. Tổng quan hoạt động thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai
hiện nay 23

2. Những mặt làm được, những hạn chế, tồn tại thông qua hoạt động
thanh tra về công tác quản lý và sử dụng đất trong thời gian qua 27


2
2.1. Việc giải quyết của cơ quan Nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà
nước đối với các tranh chấp phát sinh trong quản lý, sử dụng đất đai thời
gian qua 28

2.2. Những nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện, sai phạm,
liên quan đến đất đai thời gian qua 36

3. Một số nội dung thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. 43
3.1. Thanh tra việc xây dựng quy hoạch đất đai 43
3.2. Thanh tra kế hoạch sử dụng đất 47
3.3. Thanh tra việc thu hồi đất 52
3.4. Thanh tra việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
54

3.5. Thanh tra việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất 55

4. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh tra việc quản lý và sử
dụng đất đai hiện nay 58


4.1. Chồng chéo về thẩm quyền, không rõ trách nhiệm, vừa trùng lặp, vừa
bỏ trống trong hoạt động thanh tra 58

4.2. Mảng công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật của người sử
dụng đất còn bị buông lỏng (hoạt động thanh tra chuyên ngành về đất
đai) 59

4.3. Thiếu tính chủ động trong hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng đất
đai 60

4.4. Thiếu sự phối hợp trong hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng đất đai
60

4.5. Năng lực, trình độ, sự chuyên môn hóa của cán bộ làm công tác
thanh tra còn yếu 61

4.6. Việc xử lý các hành vi sai phạm về quản lý, sử dụng đất còn chưa
nghiêm 62

4.7. Công tác tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng đất
đai chưa được quan tâm đúng mức 62

5. Những kinh nghiệm rút ra qua hoạt động thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất đai trong giai đoạn 2003 – 2008 63


3
5.1. Công tác chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra đối
với các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng về quản lý, sử dụng đất đai.64


5.2. Công tác tổ chức, điều hành của Trưởng Đoàn thanh tra và trách
nhiệm của thành viên Đoàn thanh tra đối với hoạt động thanh tra việc
quản lý, sử dụng đất đai 66

5.3. Về quy trình, các bước tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất
đai 67

5.4. Về mối quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với Người ra quyết định
thanh tra 75

5.5. Về mối quan hệ của Đoàn thanh tra với các cơ quan, tổ chức hữu
quan khác 76

5.6. Một số kinh nghiệm rút ra qua quá trình tiến hành thanh trực tiếp
việc quản lý và sử dụng đất đai 77

Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 87

1. Phương hướng đối với hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng đất
đai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động này trong giai đoạn hiện
nay. 87

1.1. Phân định rõ thẩm quyền về thanh tra giữa các cơ quan thanh tra
trong việc quản lý, sử dụng đất đai 88

1.2. Tăng cường tính chủ động trong hoạt động thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất đai 88


1.3. Tăng cường sự phối hợp khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc quản
lý, sử dụng đất đai 89

2. Giải pháp và kiến nghị 90
2.1. Giải pháp 90
2.2. Kiến nghị 94


1
MỞ ĐẦU
Thực hiện Quyết định số 1055/QĐ-TTCP ngày 09/6/2008 của Tổng
Thanh tra về việc phê duyệt thuyết minh đề tài “Hoạt động thanh tra góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai - Thực trạng và giải pháp”, Ban
chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu các chuyên đề thuộc phạm vi của đề
tài. Cùng với những cán bộ nghiên cứu thuộc đơn vị chủ trì đề
tài là Vụ I, Đề
tài cũng đã thu hút được sự tham gia nghiên cứu của một số đồng chí chuyên
gia trong và ngoài cơ quan Thanh tra Chính phủ đã có nhiều kinh nghiệm
trong công tác nghiên cứu khoa học, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo liên quan quan đến quản lý, sử dụng đất đai.
Trong quá trình nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức một số
cuộc hội thảo, toạ đàm, thường xuyên trao đổi trực tiếp v
ới các chuyên gia về
các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu, qua đó nhiều vấn đề khoa học đã được
phân tích, bàn bạc và từng bước được làm sáng tỏ. Từ kết quả nghiên cứu, đề
tài rút ra những kết luận, kiến nghị cụ thể về các biện pháp nhằm định hướng,
tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng
đất đai hiện nay.
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thanh tra kinh tế - xã hội là một hoạt động thường xuyên, quan trọng
của cơ quan thanh tra nhà nước, là một khâu không thể thiếu trong chu trình
quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ở một khía cạnh nào đó,
thanh tra kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thành công các chính sách, mục
tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý nhà nước trên các l
ĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội nói chung,
trong đó có hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý và sử dụng đất đai nói riêng, đã góp
phần tích cực trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm

2
pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật
về đất đai để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp
khắc phục; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà
nước trong lĩnh vực đất đai; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của c
ơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay, chúng ta cần có sự tổng kết, đánh giá những mặt làm được, những
tồn tại, hạn chế của công tác thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai trong
thời gian qua một cách toàn diệ
n, khách quan. Từ đó đưa ra những giải pháp
đổi mới hoạt động thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và
sử dụng đất đai giai đoạn hiện nay.
Việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hoạt động thanh tra góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai - Thực trạng và giải pháp” là
rất cần thiết, có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổ

i mới công tác
thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai nói
riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Một là, tổng kết, đánh giá thực trạng công tác thanh tra việc quản lý và
sử dụng đất đai trong nhữ
ng năm qua, tập trung vào giai đoạn 2003 – 2008,
qua đó nhìn nhận tổng thể những ưu điểm, hạn chế, những mặt làm được và
chưa làm được; phân tích toàn diện, sâu sắc nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động này trong thời
gian tới.
- Hai là, làm rõ vị trí, vai trò của hoạt động thanh việc quản lý, sử dụng
đất đai trong điều ki
ện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động thanh tra này đối với

3
công tác quản lý đất đai; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ
chế, chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- Ba là, đề ra những yêu cầu, mục tiêu và định hướng nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấ
t đai. Đề xuất các giải
pháp trước mắt và các giải pháp lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai
trong thời gian tới.
3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu nhiều đề
tài khoa học liên quan đến các vấn đề về công tác thanh tra. Kết quả nghiên

cứu của các đề tài trên đã góp phần hình thành những cơ sở
khoa học cho việc
nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có Đề tài khoa học đặt vấn về nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm
các cuộc thanh tra quản lý và sử dụng đất đai, để từ đó có cách nhìn nhận tổng
quát, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đ
ai.
Trước yêu cầu của tình hình mới, việc nghiên cứu, tổng kết kinh
nghiệm một cách toàn diện về hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng đất
đai, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mảng công tác này, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong giai đoạn
hiện nay là yêu cầu khách quan và cần thiết.
4. Danh mục các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
1. TS. Nguyễn Văn Lạng – Chuyên đề: Thực trạng và nguyên nhân
tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Năm 2007.
2. Nguyễn Kim Châu - Đề tài cơ sở: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
giải quyết các khiếu nại về nhà cửa do lịch sử để lại. Năm 1997.
5. Triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu

4
Đối với hoạt động thanh tra: Giúp cơ quan thanh tra nhà nước, các Đoàn
thanh tra và đội ngũ thanh tra viên có cách nhìn tổng quát, toàn diện hơn về
những ưu điểm, hạn chế của hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng đất
đai giai đoạn hiện nay.
Đề tài cũng hướng tới việc đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những
khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thanh tra việc quả
n lý và sử dụng đất
đai, đặc biệt là tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài liên quan
đến lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai của tổ chức cá nhân. Tổng kết, đưa ra

những bài học kinh nghiệm góp phần phục vụ trực tiếp cho đội ngũ cán bộ,
thanh tra viên tham gia mảng công tác này.
Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Góp phần hình thành cơ sở
khoa học, c
ơ sở thực tiễn để biên tập, bổ sung nội dung giáo trình, giáo án đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương
pháp chung trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và
lôgíc, lý luận và th
ực tiễn, phân tích và tổng hợp.
Tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai
trên quan điểm lịch sử cụ thể để đưa ra những định hướng, bài học kinh
nghiệm, giải pháp phù hợp với điều kiện vận động, phát triển của nền kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế và công cuộc công nghiệp hoá, hiệ
n đại hoá. Trên
cơ sở phân tích, đưa ra những ưu điểm, kinh nghiệm có thể áp dụng trong điều
kiện hiện nay nhằm phát huy hiệu quả hoạt động thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất đai góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.
7. Cơ cấu của Đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Đề tài gồm 3 chương:

5
Chương I. Một số vấn đề chung về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất đai.
Chương II. Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai của Thanh tra Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
tra quản lý và sử dụng đất đai.


6

7
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TRA TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1. Quản lý nhà nước về đất đai và đặc điểm quản lý, sử dụng đất
đai ở Việt Nam
Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước
được hiểu dưới nghĩa hẹp bao gồm ba khâu chủ yếu, đó là việc ban hành các
chính sách pháp lu
ật, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đã được ban hành
và tổ chức kiểm tra việc thực hiện đối với các chính sách, pháp luật đó. Công
tác quản lý nhà nước về đất đai cũng có thể khái quát thành ba khâu chủ yếu
như trên. Trong quản lý về đất đai, có sự phân cấp một cách cụ thể, trong đó:
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sử hữu toàn dân về đấ
t đai thống nhất
quản lý về đất đai, có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản
lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng
lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả. Quốc hội ban hành pháp
luật về đất đai, quyết định quy hoạch, k
ế hoạch sử dụng đất của cả nước; thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong cả
nước. Chính phủ quyết định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích
an ninh, quốc phòng; thống nhất quả
n lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả
nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc quản lý nhà nước về đất đai. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát
việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp

thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về
đất đai
theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, do đặc thù đất đai là tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước quản lý, nên quản lý nhà nước về đất đai cũng có những điểm
khác biệt so với một số lĩnh vực khác, thể hiện ở những điểm sau:
1.1. Đất đai thuộc hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu

8
Hiến pháp 1992, tại Điều 17 đã qui định: "Đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất… đều thuộc sở hữu toàn dân". Thể chế
hóa tư tưởng, quan điểm này của Hiến pháp, Luật Đất đai năm 2003 đã qui
định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu"
(khoản 1, Điều 5). Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân có nghĩa là đất đai không
thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào. Các tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân chỉ là chủ thể của quyền sử
dụng đất. Đất đai là thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai ở đây là quyền s
ở hữu duy nhất và
tuyệt đối. Tính chất tuyệt đối và duy nhất thể hiện ở chỗ quyền sở hữu toàn
dân bao trùm tất cả đất đai, bất kỳ là đất đó hiện đang do ai sử dụng và không
cho phép bất cứ hình thức sở hữu nào khác tồn tại. Việc sử dụng đất của các tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân phải đả
m bảo đúng qui hoạch,
kế hoạch, mục đích sử dụng đất, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Đó chính là nguyên tắc pháp lý xuyên suốt trong quản lý, sử dụng đất, phản
ánh đặc trưng của quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai.
Tính chất, đặc điểm của quan hệ sở hữu làm nền tảng cho chế độ sở hữ
u

toàn dân về đất đai được xác lập dựa trên hai phương diện chủ yếu của quan
hệ đất đai. Một là: Đất đai là lãnh thổ quốc gia, là tài nguyên vô giá không thể
thay thế được của quốc gia. Đó cũng là kết quả của quá trình chinh phục, chế
ngự tự nhiên, chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc Việt Nam từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Do đó, Nhà nước và mọ
i tổ chức, công dân phải có trách
nhiệm bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên quốc gia quý báu này. Hai là: Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là kết quả của đầu tư lao động, vốn, công sức cải
tạo của người lao động cụ thể. Vì vậy, người sử dụng đất không thể là một
khái niệm chung chung mà phải hết sức cụ thể và được hưởng các lợi ích thi
ết
thực.

9
Các yếu tố đó đòi hỏi việc xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
phải bảo đảm cho Nhà nước can thiệp vào quan hệ đất đai với tư cách là người
đại diện chủ sở hữu và quản lý tối cao đối với đất đai và dưới sự quản lý thống
nhất của Nhà nước thì đất đai với tính cách là tư liệu sản xu
ất đặc biệt phải
thuộc về người chủ cụ thể và có chủ sử dụng cụ thể. Mối quan hệ này phải là
một sự thống nhất hài hòa giữa các quyền năng, vai trò tối cao của Nhà nước
với các quyền cụ thể của người sử dụng đất.
Chính vì vậy, khi xác định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai cần
ph
ải hướng tới các yêu cầu, nguyên tắc sau:
- Luật pháp hóa trong việc qui định vai trò của Nhà nước với tư cách là
đại diện chủ sở hữu và là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai.
- Xác định rõ vai trò của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân với tính cách là người sử dụng cụ thể trong quản lý, sử dụng đất.
- Thiết lập mối quan hệ cụ thể

, hài hòa giữa Nhà nước và người sử dụng
đất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Quán triệt tinh thần đó, Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa, phát triển
các qui định của Luật Đất đai năm 1993, đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về đất đai, thông qua việc
qui định cụ thể, rõ ràng quy
ền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và
sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
1.2. Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất
đai
Xét về mặt đặ
c điểm, chế định quyền của Nhà nước đối với đất đai và
quản lý nhà nước đối với đất đai theo Luật Đất đai năm 2003 có điểm đáng
chú ý, đó là sự phân tách rõ ràng giữa quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về
đất đai của Nhà nước với quản lý nhà nước đối với đất đai, xác định cụ thể
phươ
ng thức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quản

10
lý nhà nước về đất đai, cũng như định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các nội dung này. Cụ thể là:
1.2.1. Về thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, điểm
mới của Luật Đất đai năm 2003 lần này đó chính là xác định rõ nội dung
quyền định đoạt - m
ột biểu hiện điển hình của quyền sở hữu - đối với đất đai
của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai
như sau:
Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định xét duyệt
qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. Qui đị

nh về hạn mức giao đất và
thời hạn sử dụng đất. Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất. Định giá đất. Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện
quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về
đất đai, bao gồm: Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Thu thuế sử
dụng đất,
thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ
đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Một khía cạnh nữa
thể hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước, đó là
việc Nhà nước trao quyền sử dụng đấ
t cho tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở
tôn giáo, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định;
và qui định quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
1.2.2. Về quản lý nhà nước đối với đất đai, Luật Đất đai n
ăm 2003 cũng
đã qui định rõ Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai, trên các nội dung chủ
yếu sau: Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Khảo sát, đo đạc,
đánh giá, phân hạng đất; l
ập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ qui hoạch sử dụng đất. Quản lý qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

11
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Thống kê, kiểm kê đất đai. Quản lý tài chính về đất
đai. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

dụ
ng đất. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Giải quyết tranh chấp về đất đai,
giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.2.3. Về phương thức Nhà nước thực hiện quyề
n đại diện chủ sở hữu
toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, Điều 7, Luật
Đất đai năm 2003 đã qui định cụ thể là:
- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việ
c
quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
- Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích
quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả
nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong
việc quản lý nhà nước về đất đai.
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành
pháp luật về đất đai tại địa phương.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất
đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền.
1.2.4. Xét về nội dung cụ thể, theo qui đị
nh của Luật Đất đai năm 2003,
quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai được xác
định tập trung ở các phương diện sau: Lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính
và các loại bản đồ về đất đai. Qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đấ
t. Thu hồi đất. Đăng ký quyền sử dụng


12
đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tài chính về đất đai và giá đất. Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản. Tổ chức cơ quan quản lý đất đai. Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Đó chính là những vấn đề quan tr
ọng và đã được Luật Đất đai năm
2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai qui định chi tiết, chặt chẽ về căn cứ, nội dung, thẩm quyền
và trình tự, thủ tục thực hiện. Có thể nói, chế định quyền của Nhà nước đối
với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai, cũng chính là nộ
i dung thể hiện
những điểm mới quan trọng nhất của Luật Đất đai năm 2003 so với các Luật
Đất đai trước đây.
1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Người sử dụng đất, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, có các
quyền và nghĩa vụ chung sau: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. Hưởng các lợi ích do công
trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. Được Nhà nước hướng
dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. Được Nhà nước bảo
hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
Khiếu nại, t
ố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Song song với việc có các quyền chung nói trên, người sử dụng đất phải
thực hiện các nghĩa vụ chung sau đây: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh
giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiề
u cao

trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các
quy định khác của pháp luật. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục
khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp

13
luật. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. Tuân theo các quy định về bảo vệ
môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có
liên quan. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong
lòng đất. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời
sử dụng đất.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chấ
t, đặc điểm của từng chủ thể sử dụng
đất cụ thể, Luật Đất đai năm 2003 đã xác định cho những quyền và nghĩa vụ
đặc thù. Chẳng hạn như đối với quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng quyền sử d
ụng đất, đây không phải là các quyền mà tất cả các
người sử dụng đất đều có. Chỉ có những người sử dụng đất nhất định mới
được thực hiện tất cả các quyền này, như: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Còn những người sử dụng đất khác như: tổ chức kinh tế được Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất mà tiề
n sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nước; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện
một số quyền trong những quyền này như: quyền chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, tặng cho quyền s
ử dụng đất, thế chấp,
bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền

với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất Trong khi đó, một số người sử
dụng đất khác như: tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng
đất, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư lại hoàn toàn không
được thực hiện
các quyền trên (không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho
quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất ).
Tóm lại, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai với tính chất và đặc điểm
riêng biệt của nó là yếu tố mang tính nền tảng qui định, xác lập phương thức,

14
nội dung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai cũng như việc giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai
2. Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội
dung quan trọng của quản lý, sử dụng đất đai.
Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là một khâu
trong quá trình quản lý nhằm giúp cơ quan quản lý phát hi
ện những khuyết
thiếu trong quá trình ban hành, triển khai, thực hiện chỉ đạo, điều hành, pháp
luật của Nhà nước từ đó có những biện pháp chấn chỉnh quản lý, kịp thời xử lý
các sai phạm. Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai là một lĩnh vực trong
hoạt động thanh tra kinh tế-xã hội. Thực tế, về thanh tra kinh tế xã hội có
nhiều quan điểm khác nhau và mặc dù ngành Thanh tra đã có l
ịch sử ra đời và
phát triển hơn 60 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật về
thanh tra nào đưa ra khái niệm này. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động và nội
hàm của khái niệm có thể hiểu thanh tra kinh tế xã hội là loại hình thanh tra
việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý của Nhà nước.
Trong hoạ

t động thanh tra kinh tế - xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực như:
tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, đầu tư xây dựng, ngân hàng, chính
sách xã hội… trong đó, thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là một lĩnh vực
hoạt động và có một vai trò quan trọng. Theo qui định của pháp luật, quản lý
nhà nước về đất đai, thì thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai bao gồm:
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luậ
t về đất đai và xử
lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai là một
trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta đã
chuyể
n từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN. Cùng với sự chuyển hướng của nền kinh tế, Đảng và

15
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để nâng
cao hiệu quả nền kinh tế, trong đó, nước ta đã tiến hành đẩy mạnh công cuộc
cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, trong cơ chế thị trường,
nhà nước không quản lý bằng mệnh lệnh, kế hoạch mà đóng vai trò tạo hành
lang pháp lý bình đẳng, cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau cùng phát triển. Vì vậy, có quan đ
iểm cho rằng, khi nhà
nước ta dứt bỏ được cơ chế Bộ chủ quản, cơ chế quản lý mang tính tập trung,
bao cấp của nhà nước và khi chúng ta có một nền kinh tế thị trường đầy đủ thì
khi đó không còn khái niệm về thanh tra kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quan
điểm này có một số điểm bất cập và không thể phù hợp với thanh tra việc
quản lý và sử dụng về đất đai, m
ột lĩnh vực của thanh tra kinh tế xã hội vì:
Nhà nước ta đã ghi nhận trong Hiến pháp, trong Luật Đất đai và các văn bản

pháp luật khác, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, quyết định mục đích sử
dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụ
ng đất, kế
hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất;
quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất; định giá đất; thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông
qua các chính sách tài chính như thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thu
ế,
các khoản thu nhập từ quyền sử dụng đất, điều tiết phần giá trì tăng thêm từ
đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Đối với mỗi cơ quan
nhà nước, đều được qui định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
mình. Trong đó, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất th
ực hiện
việc ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cả nước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất đai,
đồng thời, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng
đất đai trong phạm vi cả nước. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử
dụ
ng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử

16
dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về
đất đai trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm
trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai. Hội đồng nhân dân
các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa
phương. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu về đất
đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền về lãnh thổ.
Đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, được hiểu là người sử

dụng đất bao gồm các tổ chức (có thể là tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp nhà nước hay thuộc các thành phần kinh tế khác…), các cá nhân (như
hộ gia đình, cá nhân…), các cộng đồng dân cư… đượ
c Nhà nước ban hành các
chính sách, chế độ để đảm bảo quyền sử dụng đất như: cấp giấy chứng nhận
quyền sử đất, có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất, ưu đãi
đầu tư phát triển ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất… theo định
hướng phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo cho chính sách, pháp
lu
ật về đất đai của Nhà nước được thực thi, người sử dụng đất phải đảm bảo
sử dụng đúng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;
sử dụng đất phải tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, không làm tổn hại
đến lợi ích chính đáng của người sử dụ
ng đất xung quanh; phải thực hiện đầy
đủ các quyền hạn và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật về đất đai.
Để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình, Nhà nước phải tiến
hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, để
không chỉ đảm bảo các chính sách, pháp luật được thực thi đầy đủ, mà còn để
xem xét những mặt khuyết thiếu, chư
a hiệu quả trong các chính sách, pháp
luật của mình khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường để có biện pháp
điều chỉnh kịp thời. Điều này có nghĩa là, Nhà nước không chỉ thanh tra đối
với việc quản lý đất đai của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền,
mà còn phải thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình… được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất. Việc kiểm tra, thanh tra

17
đối với các người sử dụng đất là thanh tra về việc sử dụng đất có đúng mục
đích, kế hoạch, quy hoạch, chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi mà

pháp luật quy định cho người sử dụng đất đai hay không… Đồng thời, thanh
tra, kiểm tra cũng nhằm xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai,
nhằm đảm bảo đất đai
được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy, có thể hiểu rằng: thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai là
loại hình thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai của các cơ quan được pháp luật được trao quyền quản lý về đất
đai, đồng thời thanh tra việc sử dụng dụng đất đai c
ủa Người sử dụng đất
được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý thì hoạt động thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết, là một chức năng thiết
yếu, một nội dung của quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, ngay cả khi
đến một lúc nào đó, nếu chính sách, pháp luật có qui định khác thì thanh tra,
kiểm tra v
ề đất đai cũng là cần thiết, vì giả sử nếu Nhà nước trao quyền sở hữu
tư nhân về đất đai cho tư nhân thì Nhà nước vẫn là người đưa ra qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai, chính sách tài chính về đất đai… Đồng thời, người sở
hữu đất đai vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình
đối
với phần đất mà mình sở hữu.
Một vấn đề cần đặt ra là thanh tra về quản lý và sử dụng đất đai không
chỉ hiểu đơn thuần là một lĩnh vực thanh tra kinh tế - xã hội mà thực tế, theo
qui định của pháp luật, thanh tra quản lý, sử dụng đất đai còn có nhiệm vụ giải
quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai. Do đó, trong ph
ạm vi đề tài
này, hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai còn bao hàm cả nhiệm
vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
3. Vai trò của hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai
trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa; công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.

18
Trong cơ chế thị trường, đất đai được coi là một loại hàng hoá đặc biệt.
Những hàng hoá bình thường cũng như những hàng hoá đặc biệt quý giá khác
con người đều có thước đo giá trị để định giá thông qua các phạm trù, quy luật
giá trị, cung cầu, thời gian lao động làm ra sản phẩm v.v… Nhưng với đất đai
thì không thể áp dụng một cách giản đơn các phạm trù, quy luật kinh tế đó bởi
đất
đai không đơn thuần là sản phẩm do sức lao động con người sáng tạo ra.
Trước khi trở thành hàng hoá đặc biệt thì từ hàng triệu năm qua đất đai
đã là tài nguyên đặc biệt, trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là tặng
vật tự nhiên dành cho con người, cho loài người; tiếp đến mới là thành quả do
tác động khai phá của con người. Tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai là ở
chỗ
tính chất tự nhiên và tính chất xã hội đan quyện vào nhau; nếu không có
nguồn gốc tự nhiên, thì con người dù có tài giỏi đến đâu cũng không tự mình
tạo ra đất đai được. Con người có thể làm ra nhà máy, lâu đài, công thự và sản
xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hoá, sản phẩm, nhưng không ai có thể
sáng tạo ra đất đai. Đất đai quý giá còn bởi con người không thể làm nó sinh
sản, nở thêm, ngoài diện tích tự nhiên vốn có của quả
đất. Khi chúng ta nói đất
đai là hàng hoá, dù có thêm hai chữ đặc biệt vào đó, thì cũng không lột tả
được hết tính chất đặc biệt của đất đai cả về phương diện tự nhiên cũng như xã
hội. Vì thế, sự ứng xử với vấn đề đất đai trong hoạt động quản lý, sử dụng
không thể được đơn giản hoá, cả trong nhận thức cũng như trong hành
động.
Với tính chất vô cùng đặc biệt của đất đai, hoạt động thanh tra việc
quản lý, sử dụng đất đai trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam có vai

trò rất quan trọng. Thông qua hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai
giúp cơ quan nhà nước hoàn thiện chính sách, pháp luật về
đất đai; xây dựng
bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trong sạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất đai.

19
3.1. Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần
phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
đất đai; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật đất đai của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai có vai trò quan trọng trong việc
ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử
dụ
ng đất. Trong tiến trình phát triển của đất nước và đặc biệt trong những năm
đổi mới, quyền sử dụng đất đai giữa các hộ dân cư và các tổ chức xã hội luôn
biến động. Sự biến động này đã tác động đến quyền và lợi ích kinh tế, xã hội
của họ làm cho tình hình tranh chấp đất đai và các sai phạm phát sinh trong
công tác quản lý, sử dụng đất đai diễn biến rấ
t đa dạng, phức tạp. Bên cạnh đó,
các chính sách của nhà nước về đất đai chưa hoàn thiện đã làm cho việc giải
quyết tranh chấp trở nên phức tạp, không ít nơi phát sinh khiếu kiện, các sai
phạm, tiêu cực liên quan đến đất đai rất gay gắt, nhiều vụ việc tiêu cực nổi
cộm gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương
và công tác quản lý Nhà nước trong lĩ
nh vực quản lý và sử dụng đất đai. Việc
ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý, sử dụng đất đai vừa là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh, trật tự ở địa phương, vừa là nhiệm vụ không thể thiếu để bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của nhà nước, của nhân dân. Vai trò của thanh tra việc qu
ản
lý, sử dụng đất đai không chỉ là phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai mà quan trọng hơn, công tác thanh tra này phải là một
biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý,
sử dụng đất. Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai không chỉ có chức năng
bảo đảm pháp luật về đất đai được th
ực hiện nghiêm minh trên thực tế mà còn
phải thực hiện tốt chức năng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các cơ quan,
cán bộ làm công tác quản lý đất đai cũng như người sử dụng đất thực hiện
đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Công tác thanh tra quản lý, sử

20
dụng đất đai phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, đảm bảo các nguyên
tắc khách quan, chính xác, trung thực, công khai, dân chủ. Kết luận, kiến nghị
qua hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng đất đai không chỉ hướng vào việc xử
lý hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, mà còn phải hướng đến việc khắc phục
các kẽ hở của chính sách, pháp luật về đất đai.
3.2. Hoạt độ
ng thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai.
Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam đó là xây
dựng hệ thống pháp luật
đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu
phát triển khách quan của nền kinh tế và đảm bảo được tính công bằng. Tuy
nhiên, hiện nay hệ thống luật pháp nói chung và hệ thống pháp luật về đất đai
ở nước ta còn rất thiếu và nhiều văn bản pháp luật lạc hậu, chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý, sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, có những

văn bản pháp luật, cơ chế chính sách khi đi vào thực tế đã phát sinh những sơ
hở, dễ bị lợi dụng để trục lợi, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý đất
đai của nhà nước cũng như việc thực hiện quyền của người dân trong sử dụng
đất. Thông qua hoạt động thanh tra quản lý, sử dụng đất đai, cơ quan có thẩm
quyền có
điều kiện để phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết của hệ thống pháp
luật và cơ chế chính sách về đất đai để có những cảnh báo kịp thời thông qua
việc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực trong quản lý đất đai, cũng như sự lãng phí
trong việc sử dụ
ng tài nguyên đất, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong
việc quản lý, sử dụng đất đai.
3.3. Hoạt động thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai góp phần
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

21
Quản lý, sử dụng đất đai là lĩnh vực xảy ra nhiều tham nhũng và số
lượng tài sản nhà nước bị mất là vô cùng lớn. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, khi đất đai trở thành hàng hoá có giá trị đặc biệt lớn thì trong quản lý
và sử dụng đất đai, tham nhũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tuỳ mức độ
khác nhau nhưng không chỉ đất đai ở đô th
ị mà cả ở vùng nông thôn đều bị lấn
chiếm, cấp phát, mua bán, chuyển nhượng tuỳ tiện và không quản lý được,
gây thát thoát nghiêm trọng tài sản quốc gia về giá trị đất cũng như thuế
chuyển quyền sử dụng đất. Qua công tác thanh tra việc quản, lý sử dụng đất
đai sẽ góp phần hiệu quả trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
lĩnh vực này.
Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chỉ có thể
xây dựng thành công và phát triển vững chắc nếu bộ máy nhà nước trong sạch,

gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. Hiệu lực công tác quản lý về đất
đai phần lớn tuỳ thuộc phẩm chất, chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công
chức, vào nội dung, chất lượng và biện pháp t
ổ chức thực hiện các quyết định
quản lý. Để góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định xã hội đòi hỏi công
tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai phải đánh giá, nhận xét tình hình và
kết quả thực hiện quyết định quản lý để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất
lượng quản lý. Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan đến
việc quản lý, sử dụng đất đai còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước, duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tính hiệu quả của quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đất đai không chỉ được tính bằng các chỉ tiêu như số
lượng, diện tích đất đai được quản lý đúng, sử dụng hiệu quả… mà trong
nhiều trường hợp hiệ
u quả quản lý nhà nước về đất đai chỉ có thể được xem
xét bằng các chỉ tiêu như việc bảo đảm phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định
tình hình chính trị-xã hội ở từng vùng, từng địa phương, đảm bảo tính công
bằng, tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai.

×