Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.23 KB, 10 trang )

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT và KDNT tại chi nhánh
Với triết lý kinh doanh của NHNo&PTNT là “Agribank mang phồn vinh
đến với khách hàng”, mục tiêu của NHNo&PTNT vẫn là tiếp tục giữ vững vị trí
ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở
thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín
cao trên trường quốc tế.
Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh
đã đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho những năm tiếp theo: Hoạt động kinh doanh
đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, cần thực hiện 4 nhiệm
vụ trong tâm:
+ Khẳng định vị thế của chi nhánh bằng cách chiếm lĩnh thị trường, tăng
cường thị phần.
+ Ồn định bộ máy tổ chức
+ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đi đôi với việc đạo tạo đội ngũ cán
bộ có trình độ tương xứng với công nghệ mới
+ Tăng cường nguồn vố và sử dụng vốn theo hướng ổn định bền vững và
tiết kiệm, cơ cấu hợp lý.
Để góp phần vào mục tiêu chung của chi nhánh hoạt động TTQT cũng
không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, mở rộng hình thức, nhằm
ngày càng đạt được yêu cầu thoả mãn của khách hàng.Chi nhánh đã đặt ra
những mục tiêu định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo:
Cải tiến nâng cao năng lực điều hành hoạt động TTQT tại chi nhánh,
đảm bảo thực hiện tốt chiến lược đưa hoạt động TTQT thành một trong những
hoạt động trọng tâm của chi nhánh, tận dụng được ưu thế về địa điểm, đảm bảo
hoạt động TTQT và KDNT của chi nhánh được thông suốt, hiệu quả.
Đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT và
kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng để duy trì vàphát triển hoạt động
TTQT của khách hàng truyền thống tại chi nhánh, nâng cao vị thế của chi nhánh
trong đánh giá của khách hàng.


Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TTQT, các hình thức kinh doanh ngoại
tệ như nghiệp vụ hoán đổi (SWAP), mua bán kỳ hạn … tìm kiếm nguồn cung
ứng ngoại tệ mới từ các tổ chức và doanh nghiệp.
Triển khai công tác tiếp thị khách hàng, tìm kiếm các khách hàng mới,
đặc biệt là các doanh nghiệp có doanh số xuất nhập khẩu lớn, đặc biệt với các
doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm bớt sự mất cân đối giữa nghiệp vụ nhập
khẩu và xuất khẩu, thu hút nguồn ngoại tệ về chi nhánh. Kết hợp với các bộ
phận khác để có chính sách marketing đồng bộ thu hút các khách hàng mới, có
uy tín
Xây dựng chính sách ưu đãi cho các khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn
bán cho ngân hàng như về lãi suất, phí dịch vụ …
Phát triển số lượng bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, xây dựng chính sách ưu
đãi đối với các đại lý có khả năng cung ứng ngoại tệ với số lượng lớn.
Nâng cao trình độ chuyên môn, bằng việc thường xuyên tổ chức đào tào
các chuyên đề về TTQT và Kinh doanh ngoại tệ cho các cán bộ TTQT nói riêng
và toàn thể cán bộ chi nhánh nói chung để đảm bảo sự phối kết hợp trong việc
phụ vụ khách hàng.
3.2. Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo
phương thức L/C
3.2.1. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng ISO 2000
Hiện nay, chi nhánh đang nhanh chóng xây dựng bản chuẩn mực hệ
thống chỉ tiêu chất lượng ISO 2000. Vì chất lượng dịch vụ có vai trò quyết định
đến hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế. Việc chi
nhánh đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 2000 này la một bước
phát triển, vi vậy cần nhanh chóng hoàn thành để áp dụng.
Nội dung bản ISO 2000 cơ bản gồm các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở tất cả các mặt: tín dụng, huy động
vốn, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế … Trong đó thanh toán quốc tế
bao gồm: doanh số thanh toán quốc tế , doanh thu, số lượng các vụ tranh chấp,

rủi ro xảy ra, …
Để thực hiện vấn đề này thì yếu tố có tính chất quyết định là yếu tố lãnh
đạo. Lãnh đạo chi nhánh cần thiết lập phương hướng, mục tiêu, hoạt động, xem
xét nhu cầu của khách hàng để đặt ra chương trình hành động. Lãnh đạo phải
hiểu sâu sắc về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, từ đó khai thác lợi thế
Marketing để biến chất lượng thành lợi nhuận, đồng thời thực hiện tốt việc đánh
giá thực trạng và thực hiện đầy đủ các bước để áp dụng có hiệu quả hệ thống
quản lý chất lượng này.
Trong khi đó đợi hoàn chỉnh bản chuẩn mực quốc tế ISO 9000, chi nhánh
cần đảm bảo thực hiện tốt, nhanh chóng, chính xác các dịch vụ TTQT theo
phương thức L/C phục vụ khách hàng để duy trì và phát triển hoạt động TTQT
của các khách hàng truyền thống tại chi nhánh, nâng cao vị thế của chi nhánh
trong đánh giá của khách hàng
3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
Hiện nay, chi nhánh mới chỉ áp dụng sử dụng giới hạn một số các hình
thức L/C quen thuộc như: L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C xác nhận. Trong khi
đó xu thế giao thương quốc tế đã và đang ngày càng mở rộng trên nhiều hình
thái, đòi hỏi cần áp dụng nhiều loại L/C khác nhau để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng như: L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C đối ứng … Do đó, đa
dạng hoá các loại hình L/C sẽ giúp chi nhánh mở rộng thị trường dịch vụ TTQT
theo phương thức L/C, từ đó nâng cao được hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp là trung gian mua bán hàng hoá có thể sử dụng
L/C chuyển nhượng hoặc L/C giáp lưng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký
kết hợp đồng.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá chia làm nhiều lần có thể áp
dụng L/C tuần hoàn, đây là phương thức giúp khách hàng tránh được tình trạng
ứ đọng vốn và giảm được chi phí và thủ tục không chỉ cho khách hàng mà cả
đối với ngân hàng.
Đối với doanh nghiệp nhập hàng hoá với khối lượng lớn mà đối tác yêu
cầu có tiền đặt cọc, chi nhánh có thể đưa ra loại hình L/C dự phòng, đây là hình

thức không chỉ đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được hàng hoá mà đồng thời
còn được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu nhà
xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
Đối với doanh nghiệp nhập nguyên liệu về gia công rồi xuất sản phẩm đã
gia công từ nguyên liệu đó cho chính nhà cung cấp nguyên liệu ,thì hình thức
L/C đối ứng, sẽ đảm bảo nhất cho đơn vị gia công. Trong trường hợp này, L/C
đối ứng đem lại thuận lợi hơn hẳn so với việc sử dung 2 L/C không huỷ ngang,
không chỉ về quy trình mà còn đảm bảo rằng bên đối tác không những cung cấp
nguyên liệu mà còn phải đồng ý nhập lại sản phẩm đã gia công.
3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức
hỗ trợ
Để có thể thu hút khách hàng thanh toán xuất khẩu, cũng như nhập khẩu
nhiều hơn nữa, chi nhánh nên có nhiều biện pháp hỗ trợ hoạt động ngoại thương
hơn nữa. Hiên nay, ngân hàng cũng đã có những hình thức tín dụng hỗ trợ xuất
nhập khẩu, nhưng chưa được phát triển và áp dụng rộng rãi. Một mặt là do các
nghiệp vụ này còn khá phức tạp, đối với một chi nhánh mới đi vào hoạt động 4
năm, đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế còn yếu. Các hình thức mà chi nhánh
nên nhanh chóng áp dụng và triển khai:
- Chiết khấu chứng từ: đây là hình thức rất có lợi và hỗ trợ cho nhà nhập
khẩu rất nhiều, vì nó giúp nhà nhập khẩu nhanh chóng vay vòng vốn. So với
hình thức cho vay để thực hiện hàng xuất khẩu thì hình thức này mang tính rủi
ro thấp hơn vì ngân hàng được đảm bảo hàng đã được giao đúng và đủ số lưọng,
chất lượng đến người mua. Nhưng để có thể thực hiện được nghiệp vụ này,
thanh toán viên phải xác định được đâu là bộ chứng từ có chất lượng và đảm
bảo an toàn. Chi nhánh có thể áp dụng 2 hình thức là chiết khấu truy đòi và
chiết khấu miễn truy đòi.
- Cho vay thực hịên hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: đây cũng là một hình
thức hỗ trợ nhà xuất khấu. Nhưng so với hình thức chiết khấu thì rủi ro với ngân
hàng hơn. Hiện nay, chi nhánh cũng đã áp dụng hình thức này, nhưng còn khá
dè dắt. Vì để áp dụng hình thức này, chi nhánh phải tiến hành thẩm định khách

hàng, xem khách hàng có đủ khả năng, và uy tín không? Theo hình thức này thì
chi nhánh sẽ tài trờ vố lưu động trong giai đoạn sản xuất hàng hoá để chuần bị
giao hàng dựa trên L/C đã mở. Chi nhánh có thể tài trợ tối đa là 70% giá trị lô
hang xuất khẩu. Đây là một hình thức tín dụng quan trọng, vì hầu hết các doanh
nghiệp để thiếu nguồn vốn đẻ mở rộng sản xuất, thực hiện hợp đồng nên không
thể thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn.
Để phát triển hoạt động này chi nhánh cần đầy mạnh hơn nữa hoạt động
kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn, tín dụng và thẩm định dự án.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Hiện nay, có rất nhiều doanh
nghiệp sau khi nhập hàng về, chưa thể có ngày lượng vốn lớn để thanh toán
ngay cho ngân hàng; trong khi đó hàng nhập về có khả năng tiêu thụ lớn và
nhanh chóng, hoặc hàng nhập về là nguyên liệu để sản xuất. Vì vậy, đồi với các
doanh nghiệp này, chi nhánh có thể tiếp tục cho khách hàng vay, hoặc ra hạn
thanh toán khi mà khách hàng này lập được phương thức sản xuất, tiêu thụ lô
hang nhập khẩu có tính khả thi và khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh
toán.
3.2.4. Phát triển dịch vụ tư vấn khách hàng
Thực tế hiện nay, các nhà xuất nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm trong
thương lượng ký hợp đồng ngoại thương, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân,
nhỏ, mới bước vào lĩnh vực thương mại quốc tế; thiếu trình độ chuyên môn về
TTQT, trình độ ngoại ngữ kém, trình độ am hiểu điều kiện thương mại quốc tế,
cũng như luật lệ quốc tế còn yếu; chính vì vậy mà thường dẫn tới kết quả phát

×