Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.6 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
2
NỘI DUNG 2
• Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên
2
• Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên
4
• Từ tâm lí lứa tuổi
4
• Từ chính bản thân cá nhân
4
• Từ phía gia đình
5
• Từ phía nhà trường
6
• Từ phía môi trường xã hội
7
• Hậu quả của tệ nạn xã hội trong sinh viên
8
• Định hướng đối với vấn đề tệ nạn xã hội trong sinh viên
9
KẾT LUẬN
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
MỞ ĐẦU
1
Tệ nạn xã hội đã và đang là vấn đề đặt ra dấu chấm hỏi lớn cho những nhà
lãnh đạo của nước ta hiện nay trong việc tìm ra hướng giải quyết và khắc phục.
Một vấn đề đặt ra là lâu nay người ta nhầm tưởng tệ nạn xã hội chỉ là cụm từ


dành cho những người học vấn thấp hay với những người không có công ăn việc
làm mà đâu biết rằng một bộ phận được xem là tri thức của xã hội đó là sinh viên
cũng đang dần “ biến chất” bởi cái gọi là tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội đang làm
cho sinh viên lầm đường lạc lối và nhấn chìm chính bản thân mình trong hai từ
phạm pháp không có lối thoát, và cũng chính tệ nạn xã hội đã làm mất đi vẻ đẹp
của hai từ sinh viên. Khi điều này xảy ra đã làm mọi người có cùng một hướng
suy nghĩ rằng do đâu mà tệ nạn xã hội lại dễ dàng đến gần với đời sống sinh viên
như vậy và tại sao một bộ phận sinh viên lại dễ dàng chấp nhận nó đến thế. Với
lí do như trên nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” để làm rõ những vấn đề
trên.
Khi làm đề tài này mục đích mà chúng tôi muốn hướng tới đó là làm rõ
cho mọi người thấy được đâu là con đường dẫn sinh viên đến với tệ nạn xã hội,
thấy được hậu quả của nó đồng thời đưa ra hướng giải quyết hay những biện
pháp khắc phục để hướng tới sự lành mạnh không chỉ cho sinh viên mà suy rộng
ra là cho tất cả mọi người. Nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
phân tích tài liệu có sẵn.
2
NỘI DUNG
• Tình hình tệ nạn xã hội trong sinh viên
Những năm trở lại đây, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, game online,
cá độ bóng đá , với những mặt trái đã dần len lỏi vào đời sống của giới sinh
viên. Nó như một vòng xoáy khiến nhiều sinh viên mắc phải và không thể dứt ra
được, hậu quả để lại là những tháng ngày sống trong lo âu, sợ hãi, sự chán
chường của bản thân, nỗi thất vọng của gia đình, thậm chí, nhiều sinh viên phải
bỏ học giữa chừng hay trả giá bằng cả tính mạng Theo số liệu thống kê chính
thức của cơ quan chức năng, số người mắc các tệ nạn xã hội, tội phạm chiếm tỉ lệ
trung bình khoảng 70%. Trong đó theo thống kê của vụ công tác sinh viên( Bộ
Giáo dục và đào tạo) số sinh viên phạm tội. mắc tệ nạn xã hội ở Hà Nội khoảng
0,01% trong tổng số sinh viên cả nước mỗi năm. Tình hình các tệ nạn xã hội xảy

ra trong sinh viên diễn biến phức tạp. Các nghiên cứu thống kê cho thấy trong
sinh viên có sự xuất hiện và tồn tại hầu như đủ các loại tệ nạn xã hội từ ma túy,
mại dâm, cờ bạc cho tới say rượu, nghiện chơi game online, bạo lực học
đường Đây chính là nguyên nhân dân sinh viên đến các hành vi phạm tội. Theo
thống kê của cơ quan mỗi năm ở các trường đại học có ít nhất hàng chục sinh
viên vi phạm hình sự. Trong những năm gần đây xuất hiện một số tội phạm, tệ
nạn xã hội trong sinh viên cả nước như làm giả mạo giấy tờ, bằng cấp, thi thuê,
thi hộ hoặc các tội phạm lien quan đến công nghệ thong tin để móc nối lừa đảo
thực hiện các hành vi đánh bạc dưới các hình thức, cá độ bóng đá, các tổ chức
thâu đề. Báo cáo đề dẫn của Bộ GD-ĐT đã nêu bật thực trạng của tình hình học
sinh, sinh viên sử dụng, nghiện ma túy với con số 226 em trong năm
2010. Ngoài ra, thời gian gần đây, cơ quan cảnh sát điều tra phòng, chống tội
phạm, ma túy đã phát hiện ngày càng nhiều và cảnh báo hiện tượng gia tăng của
học sinh, sinh viên tụ tập, sử dụng thuốc lắc, cần sa. Có nhiều sinh viên vì tiêm
3
chích ma túy đã bị nhiễm HIV/AIDS hoặc chết vì sốc thuốc. Không chỉ ma túy,
sinh viên còn mắc vào tệ nạn cơ bạc, nghiện game online. Chỉ cần dạo quanh
một vòng các trường có nhiều nam sinh viên như Đại học Xây dựng, Thủy
Lợi là thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới các quầy bán xổ số mọc lên như
nấm.
• Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay
• Từ tâm lí lứa tuổi
Một trong những yếu tố tâm lí dẫn đến hành vi sai lệch là nhu cầu hưởng
thụ. Khi tham gia vào các tệ nạn như lô đề, cơ bạc, đa phần sinh viên đều có nhu
cầu hám lợi, ăn thua, muốn thắng để thu lợi. Mặt khác, tuổi trẻ tính tự quyết định
bản thân còn hạn chế, do đó dễ bị lôi kéo vào lối sống hưởng thụ, ăn chơi. Theo
kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên về các nguyên nhân chủ yếu
thanh niên phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội thi nguyên nhân còn nông nổi đua
đòi được số người được hỏi xếp vào thứ hạng cao nhất chiếm 75,6%. Trong đó
lứa tuổi từ 16 đến 18 có nguy cơ phạm tội, mắc tệ nạn xã hội cao nhất chiếm

61,1% số người được hỏi. Ngoài ra còn do ưa mạo hiểm ,phiêu lưu, muốn thể
hiện bản thân trước bạn bè.
• Từ chính bản thân cá nhân
Một số sinh viên xuống cấp về lối sống đạo đức, thích ăn chơi, đua đòi,
sống buông thả. Nhiều sinh viên không xác định được mục đích, lý tưởng phấn
đấu, chạy theo những cám dỗ đời thường. Ngoài ra, nhiều sinh viên còn đua đòi,
muốn chứng minh bản thân với bạn bè. Sự nhạy cảm với những gì được gọi là
mới lạ khác biệt, không ngại đua đòi bằng cách thể hiện bản thân mình cho “hợp
thời đại”, “đổi mới tư duy”, lao vào con đường hưởng thụ, chơi bời, trác tang,
4
tham gia vào các loại tệ nạn xã hội. Việc tiếp xúc với những văn hóa phẩm đồi
trụy, với môi trường không lành mạnh cùng đời sống xa gia đình thiếu sự quan
tâm của cha mẹ đã tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội ăn sâu vào sinh viên.
Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng đang sử dụng ma tuý, cho thấy: bạn bè rủ rê
75%; chủ động xin hút thử 12,5%; tò mò mua hút 8,3%; cá độ được thua 4,2%.
Trong đó người tham gia rủ hút hít 100% đã sử dụng ma tuý từ trước. Ngoài ra,
yếu tố khác bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan như buồn chán, thất vọng, mâu
thuẫn gia đình, tình yêu tan vỡ, bạn bè rủ rê lôi kéo.
Đồng thời còn do sự thiếu ý thức về pháp luật, không có nhận thức đúng
đắn về hành vi và vi phạm pháp luật, do thiếu giáo dục, không có khả năng kiềm
chế trước các tệ nạn xã hội Theo ý kiến của cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều
nhà nghiên cứu thì sinh viên không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành
động vi phạm của mình mà chỉ hành động theo bản năng cảm tính của một số
sinh viên.
• Từ phía gia đình
Hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, có bố hoặc mẹ đã vi phạm pháp luật, là
người nghiện ma túy, cờ bạc, rượu chè Cấu trúc gia đình không hoàn hảo như
bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố
dượng…thiếu người chăm sóc, giáo dục dễ dàng bị bọn xấu rủ rê. Gia đình
không hòa thuận, thường xuyên có cái vã và các hành vi bạo lực trong gia đình.

Một cuộc điều tra của Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển đã cho thấy sự
ảnh hưởng của bạo lực gia đình. Theo đó, qua trưng cầu ý kiến 300 hộ gia đình
cho thấy hầu hết người trả lời rằng hậu quả của bạo lực gia đình dẫn đến chông,
vợ, con cái tiêm nhiễm tệ nạn xã hội chiếm đến 34,2%. Một số ít do cha mẹ
không nhận thức rõ, không giáo dục, quản lý con từ lúc con là người chưa thành
5
niên, phó mặc con cái cho nhà trường… dẫn đến lối sống buông thả, chơi bời.
Nhiều gia đình thiếu phương pháp giáo dục quá luông chiều, thoả mãn, đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính, không định hướng đề sinh viên đặc
biệt là những sinh viên xa nhà tiếp xúc với môi trường không lành mạnh như
quan hệ với đối tượng xấu, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồ trụy, bạo lực… không
định hướng về nhận thức về pháp luật và vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng
thiếu hiểu biết, coi thường và vi phạm pháp luật. Lại là sinh viên, một bộ phận số
đông sống xa nhà, xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm từ cha mẹ,….nên việc dính vào
tệ nạn càng dễ dàng mắc phải hơn. Theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài
“Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nôi, thực
trạng và giải pháp” của tiến sĩ Ngọ Văn Nhân, nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã
hội do sự thiếu quản lí của cha mẹ chiếm 77,2%. Do gia đình ở xã nên mối liên
hệ giữa gia đình và nhà trường rất hạn chế. Nhiều gia đình chỉ biết thồng tin về
kết quả học tập và tình hình ăn ở thông qua một kênh thông tin đó là con mình.
• Từ phía nhà trường
Số lượng sinh viên đông đảo đặc biệt là sinh viên ngoại trú khiến cho việc
quản lí sinh viên của nhà trường còn nhiều hạn chế. Đồng thời các nhà trường
cũng chưa có bất cứ một chương trình chi tiết, cụ thể nào đi vào trọng tâm là
giáo dục ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật cho học sinh, nhất là pháp luật cơ bản
tội phạm và vi phạm pháp luật phổ biến… Các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường còn thiếu các chương trình cụ thể, thiết thực, chưa thực sự có sự định
hướng chiều sâu cho học sinh có ý thức pháp luật, có khả năng nhận thức về
hành vi nào là hành vi đúng trong các trường hợp cụ thể, hành vi nào là hành vi
vi phạm pháp luật. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo các

trường, của giảng viên về nguy cơ của tội phạm đối với SV, cán bộ giảng viên
chưa sâu sắc; dẫn đến thiếu sót việc nhắc nhở, quan tâm đến hành vi, lối sống
6
của sinh viên. Ở nhiều trường các tổ chức đoàn chưa thực sự là nơi để các thành
viên trao đổi với nhau các quan điểm về cuộc sống, về hoài bão, về tâm tư,
nguyện vọng để hoàn thiện bản thân. Tổ chức và kỷ luật của Đoàn còn lỏng lẻo,
không có chiều sâu về cả mặt nội dung và hình thức, nặng về thành tích mà lẩn
tránh các vấn đề gai góc trong học sinh hiện nay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt
khó, học sinh với các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) Điều này sẽ dẫn
đến hoạt động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến
rũ.
Theo thống kê từ cuộc điều tra của đề tài khoa học “Phòng chống tệ nạn
xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội, nguyên nhân do thiếu sự quản lí từ
cha mẹ và nhà trường được sinh viên đánh giá là một trong những nguyên nhân
chủ yếu:
• Từ phía môi trường xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập nhiều mặt của đất nước mà mặt
trái của sự hội nhập đó là hệ tư tưởng không lành mạnh, sự du nhập của lối sống
thực dụng, sa đoạ từ các nước phương Tây; sự xuống cấp của đạo đức xã hội;
trách nhiệm phối hợp quản lý, giáo dục và tuyên truyền của xã hội, nhà trường
và gia đình chưa cao; nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn
chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt. Trong khi
trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là tin học thì chưa có cơ
chế quản lý phù hợp, vì vậy những văn hóa đồi trụy, phản động, kích động tình
dục, kiếm hiệp bạo lực thông qua internet đã len lỏi vào đời sống của một số ít
bộ phận sinh viên; trong khi, một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội
phạm và môi trường không biên giới của mạng Internet …. Bên cạnh tính ưu việt
7
của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó tác động ảnh hưởng không nhỏ đến
bộ phận sinh viên ở Hà Nội hàng năm có hàng triệu sinh viên ra trường không

xin được việc làm, để đảm bảo cuộc sống các em đã tự phải bươn trải và không ít
trong số đó bị lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn xã hội. Công tác phát
hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả thái độ
bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân. Sự quản lí của các cơ quan
chức năng sơ tại còn thiếu đặc biệt số lượng sinh viên ở các khu trọ rất lớn – đó
chính là môi trường phát sinh các tệ nạn xã hội. Công cuộc đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia
vào tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Việc xử lí
hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật của một
bộ phận sinh viên tạo ra tâm lí xem thường pháp luật.
• Hậu quả của tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội không chỉ gây hậu quả xấu đến chính bản thân của sinh viên
mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến gia đình và xã hội.
Đối với chính bản thân sinh viên, tệ nạn xã hội hủy hoại sức khỏe, nhân
cách và đạo đức. Tệ nạn xã hội khiến sinh viên tha hóa về lối sống đạo đức, đánh
mất tương lai của chính bản thân mình. Nhiều tệ nạn xã hội có sự mắc nối với
nhau khiến sinh viên khi đã chìm sâu trong tệ nạn này lại đi vào tệ nạn khác.
Việc mắc vào các tệ nạn xã hội khiến sinh viên bị bạn bè và xã hội xa lánh, đàm
tiếu. Đó như là một vết đen trong cuộc sống của mỗi sinh viên. Sự xa lánh của xã
hội sẽ khiến nhiều sinh viên bị cô lập, chán chường cuối cùng dẫn đến những
hậu quả như tự sát
Đối với gia đình và xã hội, tệ nạn xã hôi gây ra những hậu quả xấu. Làm
tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, gây nên những nỗi đau tinh thần cho
8
các thành viên trong gia đình như lo âu, buồn bã, thất vọng…hạnh phúc gia đình
tan vỡ. Không chỉ với gia đình, tệ nạn xã hội gây mất trật tự xã hội, làm rối loạn
đời sống cộng đồng. Nó ảnh hưởng đến thuần phong,mỹ tục của dân tộc và lối
sống, nhân cách của con người trong xã hội ; đồng thời hủy hoại đi tương lai và
sự phát triển của xã hội khi nó tác động xấu đến đời sống của sinh viên – tầng
lớp trí thức của đất nước.

• Định hướng trong thời gian tới đối với vấn đề tệ nạn xã hội trong
sinh viên hiện nay
Thực trạng về tệ nạn xã hội trong sinh viên đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội,
nhà trường và gia đình, làm sao cứu vãn được con người (sinh viên) những chủ
nhân tương lai thoát khỏi những hố sâu tiêu cực của mặt trái xã hội. Từ đó đề ra
giải pháp phòng ngừa để sinh viên nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói
chung thực hiện phát huy những sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Môi trường xã hội văn hóa lành mạnh
không còn bóng dáng của tội phạm và tệ nạn xã hội.Việc đưa ra các biện pháp
phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực học đường cho học sinh sinh viên trong
các trường học là vấn đề chung của toàn xã hội và đòi hỏi sự tham gia một cách
đồng bộ của tất cả các cá nhân, tố chức.
• Về phía bản thân những cá nhân sinh viên trong các trường cao đẳng
đại học:
Mỗi sinh viên cần có lối sống lành mạnh, tự rèn luyện cho mình ý thức
tránh xa các tệ nạn xã hội. Không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng đắn
và đầy đủ về sự nguy hại của tệ nạn xã hội. Đồng thời cần có thái độ chủ động,
tích cực trong việc tham gia các phong trào phòng chống tệ nạn xã hội trong môi
trường học tập của bản thân. Tích cực tham gia các phong trào tìm hiểu tác hại
9
của tệ nạn xã hội đối với bản thân gia đình và cộng đồng, từ đó chủ động trở
thành người tuyên truyền tác hại của tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Có ý thức, và
trách nhiệm trong việc tìm hiểu thông tin, lựa chọn những thông tin bổ ích, phù
hợp với bản thân, để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của mình.
• Về phía gia đình và nhà trường
Đối với gia đình, cha mẹ cần có sự quan tâm đúng mức tới đời sống sinh
hoạt và học tập của con em, đặc biệt là những sinh viên học xa nhà. Đồng thời có
sự phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục, tránh sự buông lỏng quản lí
và phó mặc cho nhà trường.
Đối với nhà trường, đây là môi trường học tập của sinh viên vì vậy có ảnh

hưởng rất lớn đến sinh viên. Nhà trường cần có sự phối hợp với các cơ quan
chức năng và lực lượng công an để có kế hoạch, tăng cường công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức cảnh giác cho cán bộ,giáo viên và học sinh,
sinh viên về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Nâng cao hiệu quả giáo dục
tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và các quy định bảovệ an ninh trật tự trong
chương trình nội khóa và các hoạt động ngoại khóa. Củng cố các đoàn thể, tổ
chức chính trị - xã hội trong trường học về cơ sở giáo dục (Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Công đoàn, Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh, ) nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đấu tranh
có hiệu quả phòng chống tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội. Tạo điều kiện cho
các hoạt động lành mạnh của học sinh, sinh viên, nhất là hoạt động sinh hoạt văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các phong trào thi đua của Đoàn, Hội trong
trường học và địa phương. Đồng thời đẩy mạnh những buổi tọa đàm, trao đổi về
lý tưởng sống, về ước mơ, những dự định tương lai đối với sinh viên.
• Về phía nhà nước và xã hội
10
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội, đẩy mạnh công tác nghiên cứu về tệ nạn xã hội trong đời
sống sinh viên.
Thứ hai, đẩy mạnh và phát huy tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo
dục, tạo chuyển biến mạnh mẽ về định hướng và lối sống lành mạnh trong sinh
viên. Phát động toàn dân, toàn xã hội tham gia xóa bỏ tệ nạn xã hội.
Thứ ba, xây dựng và củng cố các cơ quan chuyên trách phòng chống tệ
nạn xã hội trong sinh viên, đồng thời tăng cường sự phối kết hợp giữa các Bộ,
ngành, đoàn thể để có các giải pháp tích cực nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi
các tệ nạn xã hội, đẩy mạnh công tác quản lí ở từng trường, từng địa phương để
nắm vững tình hình, số lượng, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm các vi
phạm đồng thời huy động nguồn lực của cộng đồng trong công tác phòng chống
tệ nạn xã hội.
Thứ tư, thực hiện tốt các chế độ thi đua khen thưởng đối với các tập thể,

cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là
các phong trào, tổ chức của sinh viên.
11
KẾT LUẬN
Như đã thấy ở trên, các tệ nạn xã hội nảy sinh trong sinh viên hiện nay do
nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan. Chính vì vậy, tình hình tệ nạn xã hội diễn ra trong sinh viên
hết sức phức tạp. Nó đặt ra dấu hỏi lớn trong công tác phòng chống và đẩy lùi tệ
nạn xã hội. Đó phải là những giải pháp chiến lược có sự phối hợp của toàn xã
hội. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên sẽ giúp
chúng ta đề ra được các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tệ
nạn xã hội vào đời sống sinh viên, tạo cho sinh viên một lối sống lành mạnh và ý
thức tự bảo vệ mình trước sức hút không tốt của các tệ nạn xã hội.
12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình xã hội học pháp luật/ Ngọ Văn Nhân, Hà Nội, NXB Tư pháp, 2010
2. Đề tài khoa học: “Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” / Chủ nhiệm đề tài: Ngọ Văn Nhân, Hà
Nội, 2011.
3. Các trang web:
-
-
-
-
13

×