Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

công tác xã hội với nhóm thanh niên chưa tích cực tham gia hoạt động đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.69 KB, 48 trang )

BÁO CÁO CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
Đề tài: Công tác xã hội với nhóm thanh niên chưa tích cực tham gia hoạt động
đoàn
I. LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay trong đời sống xã hội, con người đã sử dụng nhiều
hình thức sinh hoạt nhóm nhằm cải thiện tốt hơn điều kiện môi trường cuộc
sống. Đó là những môi trường nhóm đầu đời: nhóm gia đình trong đó là cha mẹ,
ông bà, bà con họ hàng, tiếp đó là nhóm trong cộng đồng như nhóm trẻ con
hàng xóm, nhóm nhà trẻ, lớp học mẫu giáo. Trong quá trình phát triển tiếp theo
của cuộc đời con người cũng không thể thiếu những trải nghiệm tham gia vào
các hoạt động nhóm. Như vậy có thể khẳng định nhóm có vai trò quan trọng
trong sự hình thành và phát triển nhân cách, tư duy nhận thức và hành vi của
mỗi con người trong xã hội. Từ đó nhóm có tác động rất lớn đến sự phát triển
của môi trường cộng đồng xã hội.Vì vậy trong khoảng thời gian thực hành môn
học tại thôn Trần, Phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh được tiếp xúc nhiều với đoàn
thanh niên ở đây, nhóm sinh viên chúng tôi nhận thấy đoàn thanh niên cũng là
một đoàn thể có khá nhiều đóng góp cho sự phát triển của thôn Trần. Tuy nhiên,
những hoạt động ở đây mới chỉ mang tính chất cá nhân, riêng lẻ, thiếu tính tổ
chức. Nguyên nhân chính của vấn đề trên không phải vì Thôn Trần thiếu đoàn
viên thanh niên, mà do phần đông đoàn viên thanh niên ở đây chưa có ý thức
tham gia sinh hoạt đoàn. Qua trao đổi và chia sẻ chúng tôi nhận thấy số lượng
thanh niên trong độ tuổi đoàn ở đây rất đông, nhưng phần lớn họ không muốn
tham gia các buổi sinh hoạt đoàn. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác
như: do hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế (vì là làng nghề truyền thống về
sản xuất bún, trồng lúa, chăn nuôi( cá, lợn gà, vịt ngan…) nên nhiều thanh niên
ở đây thường đi làm tại khu cụm công nghiệp Hạp Lĩnh hoặc làm việc tại nhà,
ít giao lưu, ít thời gian rảnh rỗi, thiếu địa điểm sinh hoạt vì nhà văn hóa đang
được xây dựng.Hơn nữa mọi hoạt động Đoàn đều tổ chức chung với nhà trẻ
nên vô cùng bất tiện, họ chưa thấy được lợi ích của việc sinh hoạt đoàn. Đã từ
lâu ban chấp hành chi đoàn thôn Trần có mong muốn thu hút được sự tham gia
nhiệt tình của các đoàn viên thanh niên trong những buổi sinh hoạt, song họ


chưa triển khai được các hoạt động để thực hiện mong muốn trên.
Nhận thấy tầm quan trọng của đoàn thanh niên trong các hoạt động phát
triển kinh tế - văn hoá xã hội ở địa phương nói chung, cũng như sự phát triển
của cá nhân mỗi đoàn viên nói riêng, được sự giúp đỡ và ủng hộ của ban chấp
hành chi đoàn thôn Trần cũng như đoàn xã. Nhóm sinh viên chúng tôi quyết
định chọn nhóm “những thanh niên chưa tích cực tham gia hoạt động đoàn” để
thực hành môn công tác xã hội nhóm của mình.
II. GIỚI THIỆU VỀ NHÓM
1.Chuẩn bị thành lập nhóm
1.1.Tiếp cận làm quen nhóm
- Qua sự giới thiệu của anh Kiên - bí thư chi đoàn, 20h ngày 8/9/2010 nhóm đã
được giao lưu với các đoàn viên trong buổi sinh hoạt thường kỳ của đoàn thanh
niên thôn Trần. Bằng một số kỹ năng công tác xã hội nhóm như quan sát, lắng
nghe tích cực, phỏng vấn sâu, nhóm đã nhận thấy một số thành viên chưa tích
cực tham gia hoạt động đoàn. Vì vậy, nhóm đã xin ý kiến của anh Kiên và các
đoàn viên để sinh hoạt nhóm với các thành viên chưa tích cực tham gia hoạt
động đoàn.
1.2 Xác định mục đích hỗ trợ nhóm
- Nâng cao nhận thức cho nhóm thanh niên chưa tích cực tham gia hoạt
động đoàn.
- Tìm và phát huy các điểm mạnh và hỗ trợ khắc phục những yếu điểm của
từng cá nhân trong nhóm thanh niên trên, qua đó khuyến khích họ tham gia tích
cực hơn trong các hoạt động hoạt đoàn.
1.3 Đánh giá khả năng thành lập nhóm.
1.3.1. Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm
Qua trao đổi mục đích và ý nghĩa của việc thành lập nhóm với ban lãnh
đạo thôn, bí thư chi đoàn, hội phụ nữ, hội người cao tuổi…đã đi đến nhất trí sẽ
hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động của nhóm.
Mục đích việc thành lập và hoạt động của nhóm thanh niên chưa tích cực
tham gia vào hoạt động đoàn phù hợp với mục đích của chi đoàn thôn Trần là

giúp các thành viên tích cực tham gia hoạt động, đẩy mạnh hoạt động của đoàn
thanh niên thôn Trần sánh ngang với các chi đoàn khác trong phường.
1.3.2. Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên.
* Đánh giá nhu cầu và điều kiện thực tế của nhóm can thiệp.
- Nhu cầu.
+ Mong muốn được tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên: các hoạt động
thể thao, tổ chức sinh hoạt hè cho các em thiếu niên, sinh viên, tổ chức tết thiếu
nhi 1/6, rằm trung thu cho các em, chào mừng ngày 26/3….
+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống.
+ Nhu cầu được vui chơi, giao lưu văn nghệ giữa các đoàn viên và giữa các chi
đoàn trong phường.
- Điều kiện thực tế.
+ Thời gian sinh hoạt nhóm của các đoàn viên này còn eo hẹp và hạn chế.
+ Các phong trào trong chi đoàn chưa thực sự thu hút được sự tham gia của các
đoàn viên
1.3 Thành lập nhóm
* Tên nhóm: “Me xanh”
* Cách thức tuyển chọn:
Qua quá trình trao đổi với anh Trần Kim Kiên (Bí thư chi đoàn Thôn Trần),
nhóm đã chủ động xin anh danh sách về những thanh niên chưa tích cực tham
gia hoạt động đoàn.
Nhóm sinh viên chúng tôi chia thành 2 nhóm nhỏ trực tiếp đến gặp những
thanh niên chưa tích cực trong danh sách đã có, sau thời gian tiếp xúc tạo lập
mối quan hệ, ngày 10/9/2010 nhóm đã thành lập được nhóm đối tượng của
mình gồm 9 thành viên.
* Thành phần nhóm:
Nhóm có 9 thành viên gồm 6 nam và 3 nữ trong độ tuổi từ 18 đến 23, các
thành viên đều sinh sống tại thôn Trần, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh.
Họ có chung một nếp sinh hoạt mang giá trị văn hoá truyền thống của địa
phương. Trong số họ đa phần chưa tìm được hứng thú trong việc tham gia sinh

hoạt đoàn, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể.
Danh sách các thành viên nhóm:
1. Nguyễn Hoài Nam.
2. Hoàng Thái Bảo.
3. Nguyễn Thị Vân.
4. Vũ Anh Dũng.
5. Lê Thị Sen.
6. Trần Nhật Tiên.
7. Trần Văn Tấn.
8. Lê Văn Ngọc
9. Nguyễn Thị Huyền
* Sáng 10/9/2010 nhóm sinh viên chia thành 3 nhóm đến nhà 9 thành viên của
nhóm đối tượng để tìm hiểu về các bạn.
Nhóm 1: Thúy, Oanh, Hạnh Lê đến nhà Bảo, Vân, Dũng.
Nhóm 2: Ngân, Kiên, Nguyễn Hà đến nhà Tiên, Tấn, Ngọc.
Nhóm 3: Phạm Hà, Phương, Quyên đến nhà Huyền, Sen, Nam.
* Đặc điểm riêng của các thành viên:
STT Họ và Tên Giới
Tính
Năm
sinh
Mặt mạnh Mặt yếu Hoàn cảnh gia
đình
1 Nguyễn
Hoài Nam
Nam 10/3/88 - Hiền
lành, cẩn
thận, chăm
chỉ, đang
đi học

- Lầm lì, ít
nói.
- Bố mẹ làm
nông nghiệp.
- Nhà có 3 anh
em, Nam là
anh cả.
nghề.
2 Hoàng
Thái Bảo
Nam 12/5/93 - Thông
minh,
nhanh
nhẹn, chơi
cầu lông
rất giỏi
- Nóng vội,
bảo thủ
- Bố làm mộc,
mẹ mở hàng
tạp hóa, kinh tế
khá giả.
- Đang học lớp
12 trường
Trung học phổ
thông Tiên Du
1.
- Nhà có 2 chị
em.
3 Nguyễn

Thị Vân
Nữ 21/10/90 - Chăm
chỉ, khéo
tay, hát
hay.
- Còn thụ
động trong
giao tiếp, ít
tham gia các
hoạt động
đoàn thể.
- bố làm thợ
xây, mẹ chăn
nuôi.
- Vân là công
nhân làm bánh
kẹo. nhà có 4
chị em.
4 Vũ Anh
Dũng

Nam 17/9/93 - Vẽ đẹp,
nhiệt tình,
tháo vát.
- Ham vui,
bướng bỉnh.
- Bố là công
an, mẹ làm
giáo viên.
- Dũng là con

một đang học
lớp 12 trường
trung học phổ
thông Lý
Thường Kiệt.
5 Lê Thị Sen Nữ 15/7/88 - Hiền
lành, thật
thà, chăm
chỉ.
- Rụt rè,
ngại giao
tiếp.
- Bố mẹ làm
nông nghiệp,
Sen ở nhà phụ
giúp gia đình
việc đồng áng.
- Nhà có 4 anh
em.
6 Trần Nhật
Tiên
Nam 27/12/86 - Nhạy
bén, năng
động, tư
duy linh
hoạt.
- còn độc
đoán trong
suy nghĩ.
- Gia đình làm

miến.
- Tiên làm
công nhân
công ty TNHH
Đại Dương ở
gần nhà.
- Nhà có 3 anh
em, Tiên là con
thứ hai.
7 Trần Văn
Tấn
Nam 17/2/87 - Giỏi đàn
ghita.
- Trầm tính,
không thích
- Bố mất, mẹ
làm giáo viên
hoạt động
đoàn thể.
cấp THCS Hạp
Lĩnh
-Hiện là giáo
viên thể chất
của trường
THCS Hạp
Lĩnh.
- Nhà có hai
mẹ con.
8 Lê Văn
Ngọc

Nam 02/3/87 - Chăm chỉ - Sống nội
tâm, ngại
giao tiếp.
- Bố hay rượu
chè, cờ bạc
- Mẹ làm
ruộng.
9 Nguyễn
Thị Huyền
Nữ 18/6/88 - Nhiệt
tình, năng
động
- Cẩu thả,
thiếu quyết
đoán.
- Bố thương
binh
- Mẹ bán cháo
lòng
- Anh trai làm
thuê tại Hà
Nội.

* Vấn đề của nhóm:
- Các thành viên trong nhóm chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động
đoàn thể.
- Một số bạn còn ngại ngùng trong giao tiếp, thiếu tự tin và không cởi mở
khi tiếp xúc với đám đông.
- Một số bạn chưa có sự sắp xếp khoa học về thời gian nên không có thời
gian tham gia hoạt động đoàn.

- Do bố mẹ một số bạn không muốn con em mình tham gia vào các hoạt
động đoàn thể do suy nghĩ “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.
- Không có thời gian tham gia các hoạt động của Đoàn vì phải lo làm kinh
tế
- Không gian sinh hoạt hạn hẹp vì nhà văn hóa chung với nhà trẻ.
+ Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề:
- Các bạn chưa thấy hết được lợi ích, niềm vui trong các hoạt động đoàn.
- Chi đoàn thôn Trần chưa có nhiều hoạt động mang tính sáng tạo và thiết
thực để có thể thu hút sự tham gia và phát huy được điểm mạnh của các bạn.
1.3 Thoả thuận nhóm:
8h tối ngày 10/9/2010 tại nhà anh Tiên, qua trao đổi và được sự nhất trí của
các thành viên, nhóm thỏa thuận về các mục tiêu cá nhân trong nhóm, chuẩn bị
về cơ sơ vật chất, tài chính.
* Thỏa thuận về các mục tiêu cá nhân trong nhóm.
Việc thỏa thuận về các mục tiêu của các đoàn viên ở giai đoạn này chủ yếu
nhằm giúp họ định hướng được mục tiêu giải quyết vấn đề của mình nằm trong
định hướng mục đích hỗ trợ chung của nhóm. Quan trọng hơn là giúp các thành
viên thấy được những mục tiêu cá nhân của họ đem lại lợi ích phát triển chung
của cả nhóm.
+ Thể hiện khả năng, bản sắc riêng của bản thân họ.
+ Hòa hợp tốt hơn với các đoàn viên khác.
+ Giúp họ năng động hơn từ đó giúp nhóm hoạt động hiệu quả hơn.
* Nguyên tắc nhóm:
- Nhóm thống nhất địa điểm sinh hoạt tại nhà của nhóm trưởng. (Trần Văn
Tiên)
- Các thành viên có mặt đúng giờ, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm.
- Các thành viên tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, lắng nghe và tôn
trọng lẫn nhau, tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
- Các thành viên cởi mở, hoà đồng, chia sẻ và cùng giúp đỡ lẫn nhau.
- Tuân theo sự sắp xếp, điều phối của trưởng nhóm và nhân viên xã hội.

1.4 Chuẩn bị về môi trường:
* Chuẩn bị về cơ sở vật chất:
Địa điểm sinh hoạt tại nhà anh Tiên, trước mỗi buổi sinh hoạt nhóm cử hai
thành viên đến chuẩn bị bàn ghế, nước uống…cho buổi sinh hoạt diễn ra thuận
lợi và có hiệu quả cao.
* Chuẩn bị kế hoạch về tài chính:
Các hoạt động muốn duy trì và đạt hiệu quả cao cần có kế hoạch chuẩn bị về
nguồn hỗ trợ tài chính. Để chuẩn bị cho hoạt động của mình, đại diện nhóm và
chi đoàn thôn Trần cùng nhân viên xã hội đã huy động được các nguồn kinh phí
ban đầu từ:
• Xin quỹ chi đoàn thôn Trần: 50 000 đồng.
• Hội phụ nữ : 50 000 đồng.
• Hội người cao tuổi: 50 000 đồng.
• Bác Lê Thu Hường (mẹ của anh Tiên): 50 000 đồng.
• Bác Mẫn (bí thư chi bộ thôn Trần): 30 000 đồng.
• Ngoài ra để duy trì nguồn quỹ có sự đóng góp của các thành viên trong
nhóm.
1.5 Đề xuất nhóm:
Sau khi thành lập nhóm, xác định được kế hoạch hoạt động và thực hiện được
các bước chuẩn bị, nhóm đã viết đề xuất gửi ban chấp hành chi đoàn thôn Trần
• Về mục đích:
- Giúp các đoàn viên đoàn kết hơn,năng động nhiệt tình hơn, học được cách
thức tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn, học được cách chơi trò chơi mới.
- Nâng cao nhận thức cho nhóm thanh niên chưa tích cực tham gia hoạt
động đoàn,giúp cho hoạt động Đoàn của thanh niên hiệu quả hơn đặc biệt trong
dịp tổ chức trung thu sắp tới cho các cháu ở thôn Trần
- Tìm và phát huy các điểm mạnh và hỗ trợ khắc phục những yếu điểm của
từng cá nhân trong nhóm thanh niên trên, qua đó khuyến khích họ tham gia tích
cực hơn trong các hoạt động đoàn.
* Mục tiêu:

- Tạo sự tin tưởng giữa trưởng nhóm, các thành viên với nhân viên xã hội.
- Tìm và phát huy các mặt mạnh của từng thành viên trong nhóm.
- Tạo sự hứng thú cho các thành viên tham gia hoạt động đoàn.
- Giúp cho tất cả các thành viên trong nhóm thấy được lợi ích của việc tham gia
hoạt động đoàn.
- Tạo điều kiện cho các thành viên chia sẻ các kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn
nhau để hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống.
* Đối tượng hưởng lợi:
- Các thành viên trong nhóm có cơ hội phát huy các thế mạnh của mình.
- Ban chấp hành chi đoàn thôn Trần có thêm các thành viên tham gia tích cực
các hoạt động, qua đó phong trào đoàn của thôn phát triển mạnh hơn.
- Nâng cao vị thế của chi đoàn thôn đối với các chi đoàn khác nói riêng và chi
đoàn xã nói chung.
- Nhân viên xã hội vận dụng được các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, bổ
sung được các kinh nghiệm thực tế.
* Phương pháp thực hiện:
-Tuyên truyền về lợi ích của hoạt động đoàn thanh niên
- Tác động đến ý thức của từng cá nhân.
- Nhóm nhân viên xã hội chia thành 3 nhóm với những nhiệm vụ cụ thể khác
nhau.
* Kỹ năng vận dụng
-Kỹ năng điều phối
-Kỹ năng lắng nghe tích cực và chia sẻ.
- Kỹ năng tập trung và giữ trọng tâm.
-Kỹ năng nhận biết và mô tả suy nghĩ,cảm xúc và hành vi của các thành viên.
-Kỹ năng thu thập thông tin, đặt câu hỏi, gợi mở.
-Kỹ năng giải quyết xung đột mâu thuẫn.
* Yêu cầu hỗ trợ:
- Sự quan tâm, giúp đỡ của ban chấp hành chi đoàn thôn Trần cũng như chi
đoàn Phường Hạp Lĩnh

-Sự giúp đỡ của bác trưởng thôn, hội phụ nữ phường Hạp Lĩnh…
- Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa chi đoàn của các đội trong xã.
* Thảo luận đưa ra nguyên tắc bảo mật thông tin của nhóm:
Bảo mật thông tin là nguyên tắc làm việc tối quan trọng trong quá trình tác
nghiệp của nhân viên công tác xã hội vì nhiều lúc những nhiệm vụ mà nhóm
thực hiện sẽ động chạm đến quyền lợi hay lợi ích nào đó của một số thành viên
trong xã hội. Nếu thông tin được tiết lộ quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ trở nên
khó khăn và khó có thể hoàn thành đúng kế hoạch.
Những thông tin cá nhân mà các thành viên nhóm chia sẻ sẽ được bảo mật. Từ
đó tạo niềm tin giúp cho nhóm hoạt động hiệu quả hơn.
2. CƠ CẤU NHÓM SINH VIÊN.
Nhóm gồm 9 thành viên chia làm 3 nhóm.
Nhóm 1:
Nguyễn Thị Thúy
Trịnh Thị Oanh
Nguyễn Thị Hạnh Lê
Nhiệm vụ của nhóm: Triển khai các hoạt động để giúp các thành viên trong
nhóm tích cực chia sẻ, thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn.
Nhóm 2:
Nguyễn Thị Hà
Giang Thúy Ngân
Lê Trung Kiên
Nhiệm vụ của nhóm: Đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích của việc tham gia hoạt
động đoàn, đồng thời tư vấn giúp một số thành viên trong nhóm có sự sắp xếp
về thời gian, công việc hợp lý hơn để có thể tham gia vào các hoạt động đoàn.
Nhóm 3:
Nguyễn Văn Phương
Lê Thị Quyên
Phạm Thị Hà
Nhiệm vụ của nhóm: Vận dụng các kỹ năng để tìm và phát huy các điểm

mạnh của từng thành viên nhóm để gắn với các hoạt động cụ thể và thiết thực
của đoàn.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Stt Mục tiêu Hoạt động Thời gian Người
thực
hiện
Kết quả mong
đợi
1 Thành lập
nhóm.
- Giới thiệu làm
quen giữa nhóm
sinh viên và nhóm
đối tượng.
- Giới thiệu mục
- Nhóm
sinh
viên.
- Nhóm
đối
- Thành lập
được nhóm và
có lịch sinh
hoạt ổn định.
- Thống nhất
đích hoạt động,
thống nhất nội
dung nguyên tắc
hoạt động, lịch sinh
hoạt.

- Tổ chức giao lưu,
chia sẻ giữa ban
chấp hành chi đoàn
thôn Trần với
nhóm đối tượng.
Từ ngày
8/9/2010
đến ngày
10/9/2010








tượng.
- Ban
chấp
hành chi
đoàn
thôn
Trần
kế hoạch thời
gian địa điểm.

- Ban chấp
hành chi đoàn
thôn Trần tạo

điều kiện cho
nhóm sinh
hoạt.
2 - Tạo sự gắn
kết tăng cường
đoàn kết, cởi
mở giữa nhóm
sinh viên và
nhóm đối
tượng, giữa các
thành viên
trong nhóm đối
tượng với nhau.
- Trò chuyện tâm
sự, lắng nghe nhu
cầu của các thành
viên nhóm.

- Tổ chức các trò
chơi cho tất cả các
đoàn viên và nhóm
sinh viên tham gia
như trò bịt mắt bắt
dê, bắt tay đoán
mặt người, hoa nở
hoa cụp, gió thổi
Từ
13/9/2010
đến ngày
24/9/2010

- Nhóm
sinh viên
- Nhóm
đối
tượng.
- Hai nhóm
hiểu thêm về
nhau, tạo được
không khí vui
vẻ hòa đồng,
cởi mở
- Nam, Sen và
Vân,Tấn tự tin,
chia sẻ cởi mở
hơn.
gió thổi…

- Chia sẻ riêng với
Nam, Vân, Tấn,
Sen giúp các bạn tự
tin hơn trong giao
tiếp.
3 - Nâng cao ý
thức tự giác
tham gia các
hoạt động
đoàn, nghiêm
túc khi thực
hiện các hoạt
động.




- Phát huy tính
sáng tạo của
các thành viên
khi tham gia
hoạt động.
- Tuyên truyền
đồng thời biểu
dương các cá nhân
tham gia tích cực
vào các hoạt động
của nhóm.







- Khuyến khích các
thành viên chia sẻ
những ý tưởng sáng
tạo cho các hoạt
động đoàn.









từ ngày
13/9/2010
đến ngày
24/9/2010







- Sinh
viên.
- Nhóm
đối
tượng.
- Các thành
viên trong
nhóm được
nâng cao ý
thức về hoạt
động đoàn.











- Các bạn đóng
góp nhiều ý
tưỏng hay làm
-Trao đổi các
phương pháp để
triển khai hoạt
động có hiệu quả
cao.











phong phú cho
các hoạt động
đoàn.
- Tìm ra các
phương pháp

phù hợp nhất
để các thành
viên hoạt động
có hiệu quả.
4 - Phát huy điểm
mạnh của từng
cá nhân gắn với
các hoạt động
thiết thực của
đoàn.
- Tổ chức các buổi
giao lưu để các
thành viên có thể
chia sẻ về những
lĩnh vực mà họ yêu
thích.


- Sử dụng kĩ năng
kết nối và xây dựng
các chương trình
hoạt động để phát
huy được điểm
mạnh của các cá
Từ
13/9/2010
đến 24/9











- Sinh
viên
- Nhóm
đối
tượng
- Ban
chấp
hành chi
đoàn
thôn
Trần và
các thôn
khác
- Tìm và phát
huy được các
điểm mạnh của
một số thành
viên trong
nhóm đưa vào
hoạt động và
mang lại hiệu
quả cao nhất.
nhân mà nhóm tìm

ra, như đưa các
đoàn viên đi thi văn
nghệ , thể thao giữa
các chi đoàn trong
địa bàn phường.


trong xã.
5 - Giúp các
thành viên có
sự sắp xếp hợp
lý về mặt thời
gian để tham
gia các hoạt
động.

-Giúp nhóm
hoạt động lâu
dài và bền
vững .
- Cùng với một số
thành viên xây
dựng thời gian sinh
hoạt đoàn hợp lý
hơn .









- Bàn giao nhóm
cho BCH chi đoàn
thôn Trần để tiếp
tục duy trì và phát
triển các hoạt
động.
Rải rác
trong
khoảng thời
gian tiếp
xúc với
nhóm.







- Sinh
viên
- Nhóm
đối
tượng
- BCH
chi đoàn
thôn

Trần
cùng
một số
đoàn
viên
nòng
cốt.
- Các thành
viên sắp xếp
được thời gian
hợp lý để tham
gia các hoạt
động đoàn.





- Nhóm hoạt
động tốt dưới
sự hổ trợ của
BCH chi đoàn
thôn Trần.
- Liên hoan tổng
kết chia tay.
25/9/2010

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
PHÚC TRÌNH LẦN 1:
Mục đích: Tổ chức thành lập nhóm, bầu nhóm trưởng và đưa ra mục đích,

nguyên tắc, nội dung hoạt động.
Thời gian: 20h21h30 ngày 14/9/2010
Địa điểm: Tại nhà anh Tiên ( Thôn Trần ).
NVXH: Nguyễn Thị Thúy
Nguyễn Thị Hạnh Lê
Trịnh Thị Oanh
Cùng các NVXH khác của nhóm với vai trò quan sát tương tác nhóm.
Nội dung các hoạt động. Nhận xét thái độ,
cảm xúc của đối
tượng.
Kỹ năng của
Sinh viên.
- 20h ngày 14/9/2010 Các bạn đã có mặt đầy
đủ tại địa điểm sinh hoạt, nhóm NVXH cử 2
thành viên (Hà, Ngân) đến trước chuẩn bị
nước uống, bàn ghế cho buổi sinh hoạt.
- NVXH Thúy: Chào các bạn,rất vui vì
đã gặp các bạn trong buổi sinh hoạt ngày
- Mọi người vẫn
còn hơi ngại
ngùng và chưa tự
nhiên.



- Kỹ năng
quan sát, thăm






hôm nay, các bạn tự ổn định chỗ ngồi nhé
rồi sau đó chúng ta cùng nhau sinh hoạt.
- Đối tượng: Ừ! Bọn tớ biết rồi.
- Buổi sinh hoạt nhóm bắt đầu. NVXH
Lê: Giới thiệu các thành viên trong nhóm
sinh viên và khuyến khích mọi người chia sẻ
về bản thân: “Chúng tớ xin tự giới thiệu
chúng tớ là sinh viên của trường Đại học Lao
động xã hội, chúng tớ về đây để thực tập
môn học Công tác xã hội, chúng ta đều là
những đoàn viên trẻ vì vậy việc sinh hoạt
đoàn là rất cần thiết. Các bạn có thể chia sẻ
một chút thông tin về các bạn không?
- Có tiếng của Dũng bên dưới: “ Một chút
hay là toàn bộ bạn ơi?”
Sau đó các bạn đã lần lượt giới thiệu về
bản thân.

Tiếp đến NVXH giới thiệu qua về mục
đích buổi sinh hoạt nhóm.
- NVXH Oanh: Trước khi vào nội dung
sinh hoạt nhóm bọn mình sẽ cùng nhau xem
một màn biểu diễn ghita rất chuyên nghiệp
và vui nhộn của anh Tấn






- Các bạn chú ý
quan sát và một số
bàn luận với nhau.
- Mọi người trong
hội trường cười
vui vẻ, không khí
đã thoải mái hơn
một chút.






- Tạo bầu
không khí vui
vẻ thân thiện.

- Kỹ năng
điều phối và
khích lệ.



- Kỹ năng tập
trung sự chú
ý.







- Kỹ năng dẫn
- Nhóm đối tượng: Đồng thanh hô “đồng
ý” rất to.
- Sau khi màn biểu diễn ghita kết thúc,
NVXH tiếp tục nội dung của buổi sinh hoạt.
- NVXH Thúy: Mình thấy anh Tấn đàn
rất có hồn và bản đàn rất có ý nghĩa. Còn các
bạn cảm thấy thế nào?
Nhóm đối tượng:
-Thái Bảo: Cũng hay đấy!
-Huyền: Anh Tấn đàn hay nhất thôn mình
mà, có phải không các bạn?
Nhóm đối tượng và sinh viên cùng vỗ tay
ủng hộ.
- NVXH Thúy: Các bạn có thể chia sẻ
những suy nghĩ của mình về hoạt động đoàn
ở đội mình hiện nay không?
- Nhóm đối tượng:
Ngọc: Mình thấy đoàn thanh niên của
đội chưa có nhiều hoạt động thu hút các
đoàn viên tham gia.
Anh Tấn: Mình thấy các hoạt động đoàn
ở đây thiếu tính sáng tạo trong tổ chức nên
không huy động và phát huy được năng lực
của các đoàn viên. Chính vì thế mà mình
- Một số bạn còn

rụt rè chưa mạnh
dạn khi giới thiệu.
- Mọi người chú ý
lắng nghe.
dắt vào vấn
đề.






- Kỹ năng
lắng nghe.










- Kỹ năng
khích lệ.



chưa tham gia vào các hoạt động đoàn.

- NVXH Lê: Mình rất muốn các bạn chia
sẻ nhiều những suy nghĩ của mình về vấn đề
này.
Sen: Mình thì nhà làm miến nên bận suốt
chẳng có thời gian tham gia.
- NVXH Lê: Các bạn ạ bọn mình thành
lập nhóm với mong muốn nhóm sẽ cùng
tham gia và đóng góp các hoạt động để xây
dựng chi đoàn mình ngày càng vững mạnh.
Để nhóm hoạt động hiệu quả hơn thì việc
bầu trưởng nhóm là hết sức cần thiết. Do vậy
mình rất mong các bạn đưa ra ý kiến của
mình để cùng bầu ra một nhóm trưởng.
-Nhóm đối tượng:
Ngọc: tớ thấy anh Tiên có khả năng tổ
chức tốt vì anh ấy là người khá nhạy
bén,năng động ,tư duy linh hoạt lại là người
có kinh nghiệm sống.Vì vậy tớ đề xuất anh
Tiên làm nhóm trưởng.
- NVXH Oanh: Mình rất cảm ơn ý kiến
đóng góp của Ngọc. Chúng ta có thể có thêm
những ý kiến khác không?
- Nhóm đối tượng:
- Mọi người vỗ
tay tán thưởng.







- phấn khởi.

- Kỹ năng dẫn
dắt vào vấn
đề.













- Kỹ năng đạt
câu hỏi, kỹ
năng thăm dò.






Vân: Mình cũng đồng ý với ý kiến của
Ngọc. Mình thấy đương nhiên bất kỳ ai cũng

có mặt mạnh,mặt yếu riêng nhưng với những
ưu điểm nổi bật như trên thì anh Tiên làm
nhóm trưởng là hợp lý.
Vân,Ngọc, Sen, Dũng: đều nhất trí đồng
ý.
- NVXH Thúy: Mình cảm thấy rât vui vì
từ đầu buổi sinh hoạt tới giờ bọn mình đã
được nghe các bạn chia sẻ rất nhiều những
suy nghĩ, ý kiến của bản thân về các nội dung
buổi sinh hoạt. Anh Tiên thấy ý kiến của các
bạn thế nào?
-Anh Tiên: Thật ra mình cũng chưa có
nhiều kinh nghiệm lãnh đạo nhưng với sự tin
tưởng của mọi người mình sẽ cố gắng để
thực hiện tốt vai trò này.
- NVXH Lê: Qua tổng hợp các ý kiến,
với sự đồng thuận của các thành viên, nhóm
chúng ta nhất trí bầu anh Tiên làm trưởng
nhóm.
- NVXH Lê: Để duy trì hoạt động của
nhóm chúng ta cần phải thống nhất với nhau
về các nguyên tắc nội quy nhóm.





Kỹ năng đặt
câu hỏi.












- Kỹ năng tóm
lược.



- Kỹ năng tập
trung và thúc
Các mục đích bao gồm:
Mục đích 1: Các thành viên trong
nhóm tích cực tham gia hoạt động Đoàn.
Mục đích 2 : Các thành viên phát huy
được điểm mạnh, phát hiện và hạn chế điểm
yếu của mình.
Mục đích 3: Các thành viên đoàn kết,
giao lưu học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy phong
trào Đoàn đi lên và tiến bộ.
Các nguyên tắc bao gồm:
Nguyên tắc 1: Các thành viên tôn trọng
lẫn nhau.
Nguyên tắc 2: Các thành viên đến tham

gia sinh hoạt đúng giờ.
Nguyên tắc 3: Các thành viên cam kết
tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm,
nếu có lý do cần thông báo cho trưởng nhóm.
Nguyên tắc 4: Các thành viên cần nghiêm
túc khi nhóm đang sinh hoạt như: không nói
chuyện riêng, không ăn quà, không hút
thuốc…
Nguyên tắc 5: Các thành viên phải tích
cực lắng nghe, chia sẻ và đóng góp ý kiến
của mình.
đẩy tiến trình
nhóm.





Nguyên tắc 6: Công khai minh bạch về
mặt tài chính.
Nguyên tắc 7: Các thành viên chấp hành
nghiêm chỉnh các nội quy mà nhóm đã đề ra.
- Buổi sinh hoạt kết thúc sau khi nhóm
xây dựng được 3 mục đích, 7 nguyên tắc
hoạt động và thông qua các nội dung hoạt
động của nhóm trong thời gian tới với các
thành viên.

Lượng giá
+ Mặt tích cực:

- Bước đầu làm quen và tạo lập đươc mối quan hệ với các đoàn viên
thanh niên.
- Tạo bầu không khí vui vẻ thân thiện.
- Các bạn tham gia nhiệt tình sôi nổi.
- Tất cả các thành viên đều có sự tương tác.
- Nhóm sinh viên đã hỗ trợ các thành viên trong nhóm tương tác với nhau,
khuyến khích được một số thành viên rụt rè, ngại giao tiếp mạnh dạn chia sẻ
những suy nghĩ của mình. Nhóm sinh viên cũng đã sử dụng có hiệu quả các kỹ
năng như: quan sát, điều phối, lắng nghe tích cực, khích lệ, động viên, tóm lược,
đặt câu hỏi trong buổi sinh hoạt…

×