Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

nghiên cứu khoa học là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.17 KB, 2 trang )

Nghiên cứu khoa học là gì?
Bởi Quản trị - Thứ ba, 21 Tháng mười 2008, 09:21 PM

Ai có kinh nghiệm gì thì nói nhé.
Phúc đáp
Trả lời: Nghiên cứu khoa học là gì?
Bởi Lê Ngọc Sơn - Thứ ba, 21 Tháng mười 2008, 09:37 PM
Tóm tắt các bước trong qui trình nghiên cứu
1. chọn đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu là gì?
Đề tài nghiên cứu là một khái niệm, một chủ đề hoặc một vấn đề có thể được tìm hiểu
thông qua nghiên cứu
Tình huống chọn đề tài:
Đề tài được giao
Đề tài tự chọn
nguồn tìm đề tài
Từ những mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống cá nhân.
Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nhà nghiên cứu tiếp xúc với thông tin.
Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tiếp xúc với các cơ sở, với thực tiễn, tại hội nghị, hội
thảo v.v
Khi tiếp xúc với mọi người xung quanh
Tiêu chí lựa chọn đề tài
Có ý nghĩa khoa học hay không? (bổ sung lí thuyết cũ, làm rõ một vấn đề lí thuyết còn tồn
tại, xây dựng cơ sở lí thuyết mới)
Có ý nghĩa thực tiễn (mục đích ứng dụng) hay không?
Có cấp thiết cần phải nghiên cứu?
Có đủ điều kiện để hoàn thành?
Có phù hợp với sở thích không?
Một vấn đề quan trọng hay một→ Đề tài hẹp →Đề tài rộng vấn đề đang được tranh cãi
Vấn đề nghiên cứu là trọng tâm của một đề tài nghiên cứu
Nhiều vấn đề nghiên cứu có thể được diễn đạt thành các câu hỏi.


2Hình thành câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu là một câu hỏi về một hay nhiều khái niệm có thể được giải đáp qua
nghiên cứu.
Các loại câu hỏi nghiên cứu
Đặc trưng của câu hỏi nghiên cứu tốt
rõ ràng
có thể trả lời được
không rộng quá và không hẹp quá;
Có tính khả thi
câu hỏi nghiên cứu có tính khả thi
Khả năng có được tư liệu/thông tin cần thiết
Chi phí cần tính (lập chương trình nghiên cứu, điều tra thử công cụ nghiên cứu, thu thập và
phân tích tư liệu, tập hợp kết quả và viết báo cáo)
Thời gian cần thiết
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu (dựa trên những gì đã
biết)
Lợi ích của việc đưa ra giả thuyết nghiên cứu (ngoài câu hỏi nghiên cứu):
- Buộc ta phải suy nghĩ kĩ về kết quả có thể có của n/c
- Giúp ta hiểu kĩ câu hỏi n/c và các biến có liên quan
Hạn chế của việc đưa ra giả thuyết:
- quá mong muốn khẳng định giả thuyết
- bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra
3.Đọc các tài liệu đã có
Khi nào đọc?
Mục đích đọc?
Cách thức đọc?
4Giải thích các khái niệm
Định nghĩa danh nghĩa khái niệm (nominal definition): giống kiểu định nghĩa trong từ điển,
dùng từ khác làm rõ khái niệm

Định nghĩa thao tác khái niệm (operational definition): chỉ rõ các thao tác/hành động cần
thực hiện để đo/nhận diện khái niệm
5thao tác hoá các khái niệm
Thao tác hoá khái niệm: chuyển các khái niệm trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm cụ
thể, giản đơn hơn (các chỉ báo) để có thể quan sát, ghi chép thực nghiệm được.
6thiết kế nghiên cứu
Một thiết kế nghiên cứu là một chiến lược nghiên cứu dẫn dắt quá trình thu thập, cụ thể
hoá:→xử lí thông tin
Số lượng các trường hợp sẽ nghiên cứu
Số lần tư liệu sẽ được lấy
Số lượng mẫu sẽ được sử dụng
Cách thức thu thập thông tin
7lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
Điều tra chọn mẫu
Nghiên cứu thực địa
Phân tích nội dung
Sử dụng thông tin thứ cấp
Tư liệu thí nghiệm
(Sưu tầm)
/>Khoa CTTT Đại học Công nghệ tp HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×