Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.08 KB, 22 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG
TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1> KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG:
Như chúng ta đã biết để tiến hành sản xuất ra bất cứ sản phẩm gì dưới
bất kỳ một xã hội nào đều phải cần thiết 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng
lao động, sức lao động. Con người đã bằng sức lao động của mình đã sử dụng
tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao độngđể tạo ra của cải vật chất cho
xã hội.
1.1.1. Khái niệm:
Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân được dùng để bù đắp
lại hao phí lao động cần thiết của người lao động do Nhà nước và chủ doanh
nghiệp phân phối cho người lao động được hưởng phù hợp với số lượng và
chất lượng lao động mà họ bỏ ra, người lao động còn được hưởng các khoản
khác như: BHXH, khi bị tai nạn lao động, khi bị ốm đau, thai sản và còn được
nhận thêm các khoản từ quỹ phúc lợi xã hội.
1.1.2.Ý nghĩa tiền lương:
- Tiền lương là một trong những nguồn quan trọng nhất đảm bảo nâng
cao không ngừng đời sống vật chất và văn hoá của người lao động, kích
thích đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động.
- Tiền lương là một loại thước đo, một loại tiêu chuẩn để giám sát lượng
lao động hao phí, để đánh giá số lượng và chất lượng lao động.
- Tiền lương góp phần thúc đẩy việc phân phối lợi ích một cách hợp lý
và có kế hoạch cho nền kinh tế quốc dân.
- Chế độ tiền lương có tác dụng rất lớn trong việc kích thích người lao
động sản xuất với năng suất lao động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.
1.1.3.Các nguyên tắc tổ chức tiền lương:
Tiền lương được xác đinh trên cơ sở nguyên tác phân phối theo lao động.
Nguyên tắc này đòi hỏi mức lương phải phù hợp với chất lượng và số lượng
lao động.
- Gắn tiền lương với kết quả cuối cùng của sản xuất. Thực hiện hạch toán
kinh tế trong tổ chức tiền lương.


- Khi xác định tiền lương phải đảm bảo mối quan hệ đúng đắn giữa nhịp
điệu tăng tiền lương và nhịp điệu tăng năng suất lao động nhằm đảm bảo
tái sản xuất xã hội, giải quyết đúng đắn quan hệ giữa tích luỹ và tiêu
dùng.
- Khi xác định tiền lương phải hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của
đất nước, đảm bảo sự tương quan đúng đắn giữa các bản lương, thang
lương, các ngạch bậc, giữa các ngành nghề và các khu vực.
- Bảo đảm giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế để đảm bảo
tiền lương này không ngừng tăng lên.
1.2> VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH, YẾU TỐ CHI PHÍ LAO ĐỘNG SỐNG
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH.
1.2.1. Vai trò, vị trí của lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lao động là hoạt động chân tay, trí óc của con người nhằm biến đổi các
vật thể tự nhiên thành vật phẩm tiêu dùng. Lao động là hoạt động quan trọng
nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã
hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của đất nước, xã hội. Lao động là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định nhất. Nếu
không có lao động thì không tồn tại hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Yếu tố chi phí lao động sống trong sản xuất kinh doanh
( tiền lương và các khoản liên quan).
Như chúng ta đã biết, lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động sống là một
yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh là
tiết kiệm chi phí về lao động sống do đó góp phần hạ giá thành sản phẩm,
tăng nhanh doanh lợi cho Doanh nghiệp và là tiền đề cải tiến nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong
doanh nghiệp.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá. Phần hao phí lao động sống mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động biểu hiện bằng tiền gọi là tiền công ( hay tiền lương). Tiền
công là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao
động của cán bộ công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà cán bộ công nhân
viên thực hiện.
Thực chất công tác tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một bộ phận thu
nhập của người lao độngbiểu hiện bằng tiền phân phối cho người lao động
theo số lượng và chất lượng mà họ bỏ ra. Tiền lương là công cụ quan trọng
kích thích người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất. Tổ chức tiền lương
có quan hệ mật thiết thường xuyên đến từng người lao động, đến mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện rõ sự đãi ngộ của Đảng
và Nhà nước với người lao động.
Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà cán bộ công
nhân viên đã thực hiện. Ngoài tiền lương, tiền công nhằm bảo đảm tái sản
xuất tạo ra sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động theo chế độ
tài chính hiện hành, doanh nghiệpphải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận
chi phí gồm các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Người lao động được hưởng
một phần sản phẩm xã hội dưói hình thức tiền tệ bao gồm những trường hợp
tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động hoặc trong những trường hợp ốm
đau, tai nạn, mất sức, nghỉ hưu.
Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ của người lao động.
Kinh phí công đoàn để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức, của
giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1.3>YÊU CẦU QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ CHI PHÍ VỀ LAO ĐỘNG:
1.3.1. Yêu cầu quản lý lao động:
Thực chất yêu cầu quản lý lao động đặt ra chính là yêu cầu quản lý về số
lượng lao động. Quản lý số lượng lao động theo từng loại lao động, theo nghề

nghiệp, theo công việc, theo trình độ tay nghề. Quản lý lao động cần phải thực
hiện theo sổ sách lao động của doanh nghiệp.
1.3.2. Yêu cầu quản lý chi phí về lao động sống:
Người quản lý, người chủ doanh nghiệp có mối quan tâm lớn đối với
khoản chi phí về lao động sống. Khoản chi phí về lao động sống này làm tăng
giá thành sản phẩm hàng hoá, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, của chủ
đầu tư. cho nên chủ doanh nghiệp càng giảm chi phí bao nhiêu càng tốt bấy
nhiêu.Đối với người lao động phần chi phí này là khoản bù đắp hao phí lao
động mà họ bỏ ra. Về phía người lao động, bù đắp này càng lớn càng tốt.
Đây chính là mâu thuẫn đối lập trong bản thân một khoảng chi phí đã
làm cho nó vận động đế sự thống nhất và không ngừng hoàn thiện nên vấn đề
đặt ra là phải quản lý khoản chi phí này phải như thế nào để thống nhất hoà
hợp sự mâu thuẫn này. Một mặt doanh nghiệp cần tăng mức thu nhập cho
người lao động để khuyến khích sản xuất, mặt khác doanh nghiệp cần hạ thấp
chi phí để giảm giá thành. Việc tăng lương cần phải phù hợp với định mức lao
động không làm cho chi phí tiền lương tăng nhanh hay tránh tình trạng đội giá
thành sản phẩm.
1.4> NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN LIÊN QUAN:
1.4.1. Nguyên tắc hạch toán lao động và tiền lương:
Tại các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí về lao động là một bộ
phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí kinh doanh, bởi vì cách
trả thù lao lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị,
các thời kỳ… Việc hạch toán chính xác chi phí về lao động có vị trí quan
trọng, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm. Đồng
thời nó còn là căn cứ để xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho Ngân sách,
cho các cơ quan phúc lợi xã hội. Vì thế để đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời cho quản lý, đòi hỏi hạch toán lao động và tiền lương phải quán triệt
những nguyên tắc sau:
1.4.1.1 Phải phân loại lao động hợp lý:

Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận
lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại
lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc
trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân
theo các tiêu thức sau:
 Phân loại theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành lao động
thường xuyên, trong danh sách( Gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn) và
lao động tạm thời mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp cho doanh
nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi
dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời xác định các khoản
nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước một cách chính xác.
 Phân theo quan hệ với quá trình Sx:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân
loại lao động trong doanh nghiệp thành 2 loại sau
- Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ
phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao
gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm( kể
cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng, những người phục vụ quá trình sản
xuất( vận chuyển, bốc dỡ nguyên, vật liệu trong nội bộ; sơ chế nguyên,
vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền…).
- Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là một bộ phận lao động tham gia một
cách gián tiếp vào quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuộc bộ phận này gồm các nhân viên kỹ thuật( trực tiếp làm công tác
kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật), nhân viên quản lý
kinh tế( trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh; cán bộ các phòng kế
toán, thống kê,…), nhân viên quản lý hành chính( những người làm công
tác tổ chức, nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị…).

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của
cơ cấu lao động. Từ đó, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu
cầu công việc, tinh giản bộ máy gián tiếp.
 Phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh
doanh: Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia
thành 3 loại:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao
động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất,
nhân viên phân xưởng…
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ như nhân viên
bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia
hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp
như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…
Cách phân loại này giúp cho hoạt động tập hợp chi phí lao động được kịp
thời, chính xác, phân định được chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ
1.4.1.2 Phân loại tiền lương một cách phù hợp:
Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối
tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên
thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo
cách thức trả lương( lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng
trả lương( lương trực tiếp, lương gián tiếp), phân loại theo chức năng tiền
lương ( lương sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý)… Mỗi một cách
phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận
lợi cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán,
tiền lương chia làm 2 loại là lương chính và lương phụ.
Tiền lương chính là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các

khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Ngược lại, tiền lương phụ là bộ phận
tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc
nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tạp, lễ, tết, ngừng
sản xuất… cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ
chi phí tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân
tích chi phí tiền lương.
1.4.2. Các chế độ tiền lương ( hay hình thức trả lương):
Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức
khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và
trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là nhằm
quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, thường áp dụng
các hình thức( chế độ) tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và
tiền lương khoán.
1.4.2.1 Tiền lương theo thời gian:
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính
quản trị, tổ chức lao động, thống kê tài vụ- kế toán… trả lương theo thời gian
là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực
tế, hình thức trả lương theo thời gian cũng phản ánh một mức độ nào đó chất
lượng lao động, điều kiện lao động và trình độ lao động của người công nhân
Hình thức trả lương theo thời gian được phân thành:
+/ Trả lương theo thời gian lao động giản đơn:
Theo chế độ này tiền lương nhận đựoc của mỗi lao động là do mức lương
cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít
Có 4 loại lương theo thời gian lao động giản đơn là:
- Tiền lương tháng: Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng
trên cơ sở hợp đồng lao động.
Lương tháng= Tiền lương cấp bậc
- Lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc
Lương tuần= (lương tháng* 12 tháng)/ 52 tuần
- Lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc

Lương ngày= Lương tháng/ 26 ngày làm việc theo chế độ
- Lương giờ: Là tiền lương phải trả cho một giờ làm việc
Lương giờ= Lương ngày/ 8 giờ làm việc
Hình thức này có ưu điểm nổi bật là dễ tính, dễ trả lương cho người lao
động, nhưng cách tính như vậy mang tính bình quân cao khuyến khích người
lao động tích cực trong công việc và quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao
động.
+/ Trả lương theo thời gian có thưởng:
Với hình thức trả lương theo thời gian có thưởng cho người công nhân,
ngoài số tiền lương trả theo hình thức giản đơn người công nhân còn nhận
được một số tiền thưởng khi làm tốt một chỉ tiêu nhất định. Hình thức này có
tác dụng kích thích ít nhiều đối với người lao động, tuy nhiên hình thức này
có một nhược điểm là ở một mức độ nhất định có thể làm nảy sinh các yếu tố
bình quân chủ nghĩa vì những công nhân có mức năng suất khác nhau trong
điều kiện sản xuất như nhau, lĩnh khoản tiền lương như nhau sẽ không khuyến
khích được công nhân nâng cao năng suất lao động.
1.4.2.2 Trả lương theo sản phẩm:
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản
phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm
trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả lương theo sản phẩm
có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến. Cách trả lương này có ưu điểm là khuyến
khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm
đến kết quả cuối cùng của tổ, song nó có nhược điểm là sản lượng của mỗi
công nhân chưa thể hiện đầy đủ, phân phối theo số lượng và chất lượng lao
động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm đươc phân thành các dạng sau :
- Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Cách trả lương này áp dụng rộng rãi với công nhân trực tiếp sản xuất
trong điều kiện qui trình lao động của người công nhân mang tính độc lập

tương đối có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng
biệt.
Đơn giá tiền lương của cách trả lương này là cố định
DG = L/ Q
Tiền lương công nhân sẽ là:
L= Q * Đg
Trong đó:
Đg : Đơn giá tiền lương
L : Tiền lương sản phẩm
Q : Mức sản lượng
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp :
Cách này áp dụng với những công nhân phụ mà công việc của họ ảnh
hưởng đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Trong công việc mà người công nhân chính hoặc phụ gắn chặt với nhau
nhưng không trực tiếp tính lương của công nhân phụ. Tiền lương của công
nhân phụ phụ thuộc vào tiền lương của công nhân chính. Cách trả lương này
khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn, tạo điều kiện cho công nhân chính
tăng năng suất lao động nhưng vì phụ thuộc vào kết quả của công nhân phụ
do đó việc trả lương chưa thật chính xác, chưa đảm bảo đúng hao phí lao động
mà công nhân phụ bỏ ra.
1.4.2.3 Trả lương khoán :
Hình thức này thường được áp dụng trong xây dựng cơ bản. Trong cách
trả lương này thì tuỳ theo công việc cụ thể mà đưa ra đơn giá khoán thích hợp
với yêu cầu là phải tính toán đơn ghía một cách tỉ mỉ, chặt chẽ đến từng yếu tố
sản xuất như máy móc nguyên vật liệu và thời gian sản xuất.

×