Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn văn sử địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.86 KB, 74 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LƯƠNG TÀI
Trường: THCS Trung Kênh
Địc chỉ: Xã trung Kênh- huyện Lương Tài- tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại:
Email:
Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nguyên
Ngày sinh: 8-5-2000
Lớp 9A

I. Tên tình huống:
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VỀ BIÊN GIỚI, BIỂN ĐẢO

Ngày 12/12 vừa qua trường em có tổ chức hoạt động ngoài giờ kỉ niệm
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.Hôm đó ,chúng em được
nghe ông Nguyễn Hải Dương chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Lương
Tài kể chuyện về lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nghe xong bài nói chuyện
của ông,em hiểu được phần nào về nghị lực và ý chí kiên cường của cha
ông đi trước
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Tìm hiểu truyền thống yêu nước, lịch sử hào hùng của dân tộc trong công
cuộc dựng xây và bảo vệ tổ quốc. Từ đó cảm phục, tự hào, biết ơn các thế hệ
cha ông đã dựng xây, chiến đấu bảo vệ lãnh thổ tổ quốc.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đặc biệt là của thế hệ trẻ về
vấn đề chủ quyền quốc gia về biên giới biển, đảo.
- Tích cực tuyên truyền, tham gia các tổ chức, các hoạt động, phong trào bảo
vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.


Để giải quyết tình huống này em kết hợp kiến thức các môn như: Ngữ văn,
Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật …để giải quyết vấn đề.
Khi thực hiện nghiên cứu, em trực tiếp tìm kiếm số liệu cụ thể, nghiên cứu
các bài học liên quan ở các môn học kể trên. Bên cạnh đó, có thể vẽ tranh cổ
động tuyên truyền. và trong quá trình thực hiện em càng thấy thích thú, đam
mê hơn khi tìm hiểu về vấn đề này.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Nắm chắc số liệu
Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
Vẽ tranh tuyên truyền.
IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu,
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng
trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Với nhận định
đó của Đảng, mỗi chúng ta thấy rõ và thấm thía hơn tầm quan trọng của việc
bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo
nói riêng.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, ở
gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có phần đất liền trải dài từ kinh
tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′
Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng329.560 km². Biên giới Việt Nam giáp
với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông,
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây.
Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là
khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km.
Đường bờ biển dài 3.260 km với diện tích hơn 1 triệu km
2
. Có 4000 đảo lớn
nhỏ nằm độc lập hay quần tụ, hai quần đảo lớn là Trường Sa, Hoàng Sa.

Như vậy, Việt Nam sở hữu một vị trí chiến lược quan trọng ở phiá Đông
Nam châu Á: Nằm ở ngã tư đường hàng hải, hàng không nên giao thông
thuận lợi. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát
triển và bảo vệ đất nước,vùng biển rộng lớn, giàu có, tạo điều kiện phát triển
các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển,
du lịch).Tuy nhiên đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng. Đất nước ta có vị trí chiến lược,
giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội,
có lẽ vì thế mà từ thời dựng nước ,Việt Nam đã trở thành tầm ngắm, “miếng
mồi ngon” của những kẻ “săn quyền lực” phương Bắc và đế quốc thực dân.
Ai cũng biết phía sau nụ cười là khoảng trống lạnh giá, sau ánh sáng là
bóng tối cô đơn, quá khứ của dân tộc Việt độc lập tự do là một trang sử thấm
đẫm máu và nước mắt. Dân tộc ta, nhân dân ta từng bị nhấn chìm trong đầm
lầy nô lệ nhưng lại đẹp vô cùng, hào hùng vô kể trong công cuộc dựng nước
và giữ nước. Ngược dòng thời gian đang chảy xiết, trở về với một miền kí
ức xa xôi với những làn mưa bom giăng mắc và khói đạn mù trời trải dài
suốt dải đất hình chữ S từ địa đầu Hà Giang đến mũi đất Cà Mau là hình ảnh
con người Việt Nam yêu nước, kiên cường, anh dũng đứng lên đánh đuổi
biết bao kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước.
Ngay từ những trang đầu tiên của lịch sử dân tộc- thời các Vua Hùng dựng
nước, dân ta đã ý thức được giá trị của độc lập, có tinh thần, ý thức dân tộc
cao để rồi kiên quyết đánh đuổi những đạo quân xâm lược hùng mạnh của
phong kiến phương Bắc với âm mưu nô dịch, biến nước ta thành một quận
huyện của Trung Quốc. Hình tượng Thánh Gióng là một minh chứng hùng
hồn cho hiện thực, cho ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân Văn Lang.
Gióng lớn nhanh như thổi, mang theo ý chí đánh đuổi giặc Ân của nhân dân
mà cưỡi ngựa sắt, nhổ tre làng đánh giặc với ý chí hơn cả vạn người, lòng
nhiệt huyết sôi sục con tim.
Tiếp tục xuôi theo dòng chảy thời gian là kí ức đau thương của dân tộc

trong hơn 1000 năm Bắc thuộc.Tinh thần ấy, ý chí ấy vẫn neo đậu trong tâm
hồn người Việt như một khối thống nhất với cơ thể không tách rời. Hai chị
em Trưng Trắc, Trưng Nhị con Lạc tướng huyện Mê Linh mang trong mình
lòng yêu nước, lại thêm Trưng Trắc nặng trĩu niềm đau, mối thù mất chồng
khiến Hai Bà Trưng dù phận đàn bà vẫn sẵn sàng cưỡi voi xông pha chiến
trường nhằm trả thù nhà, nợ nước với lời thề vang vọng mãi non sông:
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Sau này, năm 938, người anh hùng Ngô quyền đã lãnh đạo nhân dân ta làm
nên chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch Đằng đánh tan đạo quân Nam Hán.

Tranh minh họa chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938
Chiến công vĩ đại kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến
phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ của nhà nước phong kiến Việt
Nam.
Với vai trò “Nhật kí trung thành của thời đại”, văn chương của dân tộc đã
ghi lại âm hưởng hào hùng, khí thế của lịch sử dân tộc trong công cuộc dựng
nước và giữ nước với ý chí, tinh thần kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
đất nước, nhân dân. Tại phòng tuyến chống Tống bên dòng sông Như
Nguyệt- chiến trường chôn vùi hàng vạn xác giặc phương Bắc, bài thơ Thần
“ Nam Quốc sơn hà” của Dũng tướng Lí Thường Kiệt đã vang lên để động
viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ và đánh gục tinh thần của kẻ
thù. Và, với ý nghĩa sâu sắc, như một lẽ tự nhiên, người Việt ta tôn vinh bài
thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của tổ quốc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Với tinh thần sôi sục căm thù quân cướp nước, trái tim mang ngọn lửa yêu
nước rực cháy đến mãnh liệt, lời thơ hùng hồn, chắc nịch , trang trọng và
đầy tự hào, Lí Thường Kiệt đã lên án hành động xâm lược, tham vọng bành
trướng phi nghĩa của nhà Tống, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước, chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của non
sông ta. Lời thơ ấy, ý chí ấy mãi là một chân lí vang vọng suốt nghìn đời.
Và trong men say của vinh quang chiến thắng, sau khi đuổi quân Thoát
Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải
đưa hai vua Trần về lại kinh đô. Ông đã tức cảnh sinh tình viết lên
những vần thơ dạt dào cảm hứng mang hào khí Đông A :Tụng giá
hoàn kinh sư
“ Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Lời thơ không tả cảnh khói lửa binh đao, không có cảnh quyết chiến đầu rơi
máu chảy, chỉ liệt kê sự kiện mà vẫn làm sống dậy cả một không khí trận
mạc hào hùng với tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng binh khí và cả những
tiếng thét tiến công vang dội với niềm tin bất diệt về sự trường tồn “ngàn
thu”của “non nước”…
Tiếp nối truyền thống yêu nước đánh giặc bảo vệ tổ quốc của tiền nhân,
hậu thế- thế hệ thời đại Hồ Chí Minh lại viết tiếp trang sử vàng của dân tộc,
tạc lên dáng đứng Việt Nam trong thế kỉ XX. Họ có những tên gọi trìu mến:
anh lính vệ quốc, anh giải phóng quân, thanh niên xung phong…Vì đất nước
họ không tiếc xương máu, tuổi thanh xuân để cống hiến trọn vẹn. Ý thức sâu
sắc về sứ mệnh lịch sử: Cầm súng, chiến đấu nơi tiền tuyến để bảo vệ toàn
vẹn lãnh thổ, giành lại độc lập cho tổ quốc, tự do hòa bình cho nhân dân,
những người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đã trở thành
hình tượng đẹp nhất, đáng khâm phục và tự hào nhất trong lòng người.
Những ai từng đọc “Đồng chí” của nhà thơ chính Hữu hay “ Bài thơ về tiểu

đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật dễ nhận thấy điều đó. Họ,
những người chiến sĩ từ mọi miền tổ quốc, mang trái tim yêu nước cháy
bỏng đã bất chấp, đạp bằng mọi khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nơi chiến
trường với áo rách, quần vá, chân không giày, với những cơn sốt rét rừng
khủng khiếp; hay trên những chiếc xe không kính méo mó, biến dạng, mang
đầy thương tích của bom đạn với cái chết luôn rình rập, cận kề . Gian khổ tột
cùng mà hào hùng tột bậc, từ cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ thử thách, vẻ
đẹp tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam lại càng thêm tỏa sáng. Sự lạc quan, trẻ
trung làm nên chất lính, chất thép, tình đồng chí đồng đội ở con người mới
giúp họ chiến thắng kẻ thù vượt qua thử thách để rồi tin tưởng hơn vào cuôc
chiến đấu chống Pháp, mơ ước đến tương lai hòa bình:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Và cuộc kháng chiến chống Mĩ dù có ngày càng cam go, ác liệt thì những
người chiến sĩ lái xe vẫn: “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm” không khó khăn
nào có thể ngáng trở họ dẫn đoàn xe lăn bánh tiến về phía trước, hướng về
miền Nam, tiến gần đến bầu trời hòa bình bởi “ Chỉ cần trong xe có một trái
tim”- trái tim nồng cháy yêu nước, trái tim khát vọng giải phóng miền Nam
thống nhất tổ quốc.
Tiếp nối truyền thống cha ông , những người con ưu tú của tổ quốc thời đại
mới đã làm dày thêm truyền thống anh dũng đánh giặc giữ nước thực hiện
lời dạy
của Bác Hồ:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Những sự kiện lịch sử, những áng thơ văn lai láng tình yêu nước mà thế hệ
học sinh chúng em hôm nay được học đã cho chúng em nhận thức được bao
điều quý giá.Chúng em hiểu được rằng cuộc sống là sự nối tiếp không ngừng
nghỉ giữa quá khứ- hiện tại và tương lai. Neo đậu trên dòng chảy không bến

đỗ ấy là truyền thống dựng nước và giữ nước, là ý thức bảo vệ chủ quyền đất
nước không gì lay chuyển được của biết bao thế hệ Việt Nam đẻ rồi tinh
thần ấy, ý chí ấy lại tiếp tục là động lực mạnh mẽ để nhân dân ta đè bẹp âm
mưu bành trướng của Trung Quốc khi chúng ngang nhiên đặt giàn khoan
HD 981 trên vùng biển thềm lục địa của Việt Nam. Hành động của Trung
Quốc khiến biển Đông vốn lặng sóng nay cuộn trào dữ dội- những ngọn
sóng bất bình tuy vô hình nhưng mãnh liệt trong lòng con dân Việt Nam.
Biển Đông- vùng biển thiêng liêng của tổ quốc- nơi những ngư dân đêm
ngày dong buồm ra khơi đánh bắt thủy sản xây dựng cuộc sống ấm no, dựng
xây đất nước đã bị xâm phạm. Điều đó đồng nghĩa với chủ quyền, lãnh thổ
của dân tộc bị xúc phạm, lại một lần nữa, Đảng ta, Nhà nước, nhân dân ta
hết sức khôn khéo, trên cơ sở hòa bình và nhũng căn cứ pháp lí quốc tế đấu
tranh quyết liệt để buộc Trung Quốc rút giàn khoan về nước, trả lại nguyên
trạng biển Đông. Và trong cuộc chiến ấy, đẹp biết bao những chiến sĩ hải
quân, cảnh sát biển, những ngư dân kiên cường bám biển. Dù bị tàu chiến
Trung Quốc tấn công thô bạo, dù bị khiêu khích một cách trắng trợn các anh
hải quân, cảnh sát biển, ngư dân ta vẫn kiềm nén cơn giận dữ để hòa bình
được duy trì. Đơn giản vì chúng ta yêu chuộng hòa bình, chúng ta tin tưởng
vào chiến thắng của công lý , có niềm tin về chủ quyền biển đảo của dân tộc
và cơ sở pháp lí để chứng minh với toàn thế giới: “ Hoàng sa, Trường Sa là
của Việt Nam”.
Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong điều kiện tình
hình khu vực và thế giới tiềm ẩn nhiều bất ổn, tranh chấp, xung đột như hiện
nay , việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo càng trở nên
quan trọng và phức tạp. Trách nhiệm ấy, không chỉ là trọng trách của Đảng,
Nhà nước, các tổ chức đoàn thể mà còn là sự nghiệp của toàn dân. Bảo vệ tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, quyền lợi cao quý của mỗi công dân. Nghĩa vụ
và quyền đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngày nay,
trên đất nước ta đã sạch bóng quân thù nhưng ta không thể lơi lỏng công
cuộc giữ nước, luôn phải cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình cuả các

thế lực thù địch. Thực hiện tăng cường khối đoàn kết dân tộc, giáo dục ý
thức trách nhiệm của công dân với đất nước .
Các bạn ạ, thêu dệt nên hình hài đất nước hòa bình tươi đẹp hôm nay là
bao máu xương, bao nước mắt, công sức của cha ông. Và tương lai của dân
tộc phụ thuộc rất nhiều và sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Để xứng đáng với
những đóng góp, hi sinh, công lao tạo dựng của cha ông, xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước, là học sinh, chúng ta cần rèn luyện sức khỏe,
tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghĩa vụ quân sự, học tập nâng
cao kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nghiên cứu học tập tấm
gương đạo đức của Bác Hồ trở thành người công dân gương mẫu góp phần
kế tục sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
Qua thực tế chúng em thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “
tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó là một việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người học không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn
kiến thức bộ môn mình học mà còn rất cần thiết để không ngừng trau dồi
kiến thức của những môn học khác để giúp chúng em giải quyết các tình
huống, các vấn đề đặt ra trong môn học môt cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Tích hợp trong học tập sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
Cụ thể: Đối với tình huống này khi thực hiện sẽ giúp chúng em hiểu , thấm
thía hơn lịch sử hào hùng của cha ông trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền
quốc gia về biên giới, biển đảo. Từ cảm phục, tự hào về lịch sử dân tộc, học
sinh chúng em càng nhận thức đúng đắn hơn trách nhiệm của mình trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LƯƠNG TÀI

Trường: THCS Trung Kênh
Địc chỉ: Xã trung Kênh- huyện Lương Tài- tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại:
Email:
Thông tin về thí sinh:
Họ và tên: Trần Thị Thúy
Ngày sinh: 8-5-2000
Lớp 9A
1. Tên tình huống: Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới ,biển ,đảo
Quá trình lịch sử của đất nước đã chứng minh một cách rõ ràng quy
luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay xây dựng XHCN bảo vệ
tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và XHCN được coi là nhiệm vụ thiết
yếu, thường xuyên của toàn dân và Nhà nước ta. Bởi vậy bảo vệ chủ quyền
quốc gia về biên giới, biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân
Việt Nam.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử hào hung của dân tộc trông
công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia và biên giới biển đảo.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân về bảo vệ chủ quyền quốc
gia, biên giới, biển đảo.
- Tích cực tuyên truyền tham gia có tổ chức các hoạt động về chủ
quyền lãnh thổ.
3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
- Môn: Ngữ văn
- Môn: Lịch sử
- Môn: GDCD
- Môn: Địa lý
- Môn: Hoạ.

4. Giải pháp giải quyết tình huống.
- Tuyên truyền rõ cho người dân và đặc biệt là học sinh có ý thức trách
nhiệm của mình, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm, thái độ
động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực đối với nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới, biển đảo. Giúp họ thấy rõ được
ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm.
- Giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc
dựng nước và giữ nước.
5. Thuyết minh giải quyết tình huống:
Việt Nam! Đất nuớc với hơn 4000 năm lịch sử có biết bao người
anh hùng bất tử với thời gian. Những trang sử vàng chói lọi với những
chiến công vang dội năm châu làm mỗi chúng ta phải suy ngẫm. Lật lại
trang sử hào hùng, nơi ấy đất nước ta trong cảnh lầm than, nô lệ, những
thăng trầm, biến cố, bao ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh
của dân tộc, ký ức về những người anh hùng của một thời đại anh hùng
thì vẫn còn tươi mới nguyên vẹn mỗi khi chúng ta đối diện từng trang
sách. Cũng từ nơi đó, trên những trang sử, trang văn được viết lên thấm
đẫm mồ hôi nước mắt và xương máu của biết bao con người vẫn ánh lên
vầng sáng lung linh. Tình yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền
biên giới đã hoá thành sức mạnh đánh đuổi quân thù. Họ đứng lên để rồi
ngã xuống bởi một lẽ giản dị: Yêu nước, ý thức dân tộc là máu thịt, là lẽ
sống của họ.
Nước ta có vị trí chiến lược thuận lợi để xây dựng và phát triển đất
nước với diện tích 331.998km
2
phần đất liền và phần Biển Đông với hơn
1triệu km
2
với gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm độc lập hay quần tụ mà
tiêu biểu là Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước ta có một vị trí

chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, Châu Á, là cầu nối giữa Đông
Nam Á đất liền và hải đảo. Nằm trên hệ thống giao thông đường biển
quốc tế quan trọng. Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế -
xã hội song cũng gặp không ít những khó khăn trong việc giữ gìn bảo vệ
độc lập chủ quyền lãnh thổ biên cương bởi các thế lực thù địch.
Suốt một dải đất dài hình chữ S kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến
đất mũi cà Mau đất nước ta đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ
nước, 4000 năm đánh đuổi kẻ thù xâm lược để bảo vệ chủ quyền biên
giới quốc gia. Ngay từ buổi đầu dựng nước thời kỳ các vua Hùng dù mới
ở thủa sơ khai của lịch sử loài người đã ý thức được giá trị của độc lập tự
do mà kiên quyết đánh đuổi kẻ thù. Chính vì vậy mới có một Thánh
Gióng với ý chí hơn cả vạn người, đầy nhiệt huyết sôi sục con tim đánh
giặc bằng những vũ khí thô sơ đã đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm đem
về sự bình yên cho muôn dân.
Thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc lại là một lần nữa ta được chứng kiên
dân tộc bằng một lòng nồng nàn yêu nước, ý chí quyết tâm đã đánh tan kẻ
thù xâm lược bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Hơn một nghìn năm Bắc
thuộc là hơn một nghìn năm đau thương tủi nhục mà nhân dân ta phải chịu
đựng. Kẻ đô hộ đâu chỉ dừng lại ở việc vơ vét cướp bóc mà còn rắp tâm xoá
bỏ độc lập, chủ quyền của nhân dân ta nhưng cũng là từng ấy nhân dân ta
vùng lên đấu tranh để giành lại độc lập cho dân tộc. Trong lịch sự chống
giặc ngoại xâm giữ gìn đất nước, Việt Nam có những cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hai bà là ngọn cờ giải phóng
đầu tiên của lịch sử, những anh hùng đầu tiên làm rạng rỡ giống nòi Rồng
Tiên chống lại sự đô hộ của người Hán. Trong cuộc kháng chiến chông quân
xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương do chủ quan thiếu phòng bi nên bị
thất bại từ đó đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc đô hộ. Chúng đã
ra sức đàn áp, vơ vét của cải khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu
thuẫn cực điểm là thời cơ để Hai Bà Trưng hô hào nhân nhân vùng lên khởi
nghĩa vũ trang. Họ hiện lên như hình tượng hiên ngang và ý chí sẵn

sàngchiến đấu với quyết tâm trả nợ nước thù nhà
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh rồi tiến
về Cổ Loa. Tô Định hoảng hốt bỏ thành cắt tóc cạo râu thoát chạy về
nước. Cuộc khởi nghĩa toàn thắng cả bốn quân được giải phóng, chính
quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của dân tộc được khôi phục sau
150 năm bị đô hộ. Cuộc khởi nghĩa báo hiệu thế lực phong kiến Phương
Bắc không thể cai trị vĩnh viễn ở nước ta. Đây là cuộc nổi dậy lớn tiêu
biểu cho ý chí quật cường của dân tộc ta trong việc bảo vệ chủ quyền đất
nước trước hoạ xâm lăng.
Viết tiếp lịch sử ấy chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng năm
938, kết thúc hơn 1000 năm ách thống trị của phong kiến Phương Bắc đối
với nước ta mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc . Ngô Quyền
xưng vương đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, khẳng định nước ta
có giang sơn bờ cõi riêng do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh
của mình. Đứng trước nguy cơ nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước
ta đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó, đó cũng là
nguyện vọng của nhân dân ta lúc bấy giờ và Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành
sứ mệnh lịch sử ấy. ông là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 xứ
quân. Việc đặt tên nước, chọn kinh đô và không dung niên hiệu của
hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định nước ta là nước “Việt lớn” tuy nhỏ
bé nhưng cũng có vị thế ngang hang với Trung Quốc. Nhà Đinh có ý thức
xây dựng nền độc lập tự chủ. Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng
lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Chiến thắng biểu thị cho ý chí quyết tâm
chống giặc ngoại xâm của quân dân ta, nó chứng tỏ bước phát triển mới
của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cổ Việt.
Độc lập tự chủ đã giành được sóng chưa yên, biển chưa lặng quân

Tống vẫn ngày đêm dòm ngó giang sơn Đại Việt trước tình hình đó Lý
Thường Kiệt chủ động tiến công trước để tự vệ vì cuộc tến công sang đất
Tống diễn ra rất nhanh chỉ nhằm vào các căn cứ quân sự, kho tàng quân
lương mà quân Tống chuẩn bị để tiến công xâm lược. Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Tống của Lý Thường Kiệt giành thắng lợi trên
phòng tuyến sông Như Nguyệt đã khẳng định nền độc lập của Đại Việt
và cũng từ đó mà bản tuyên ngôn độc lập được ra đời đã động viên cổ vũ
khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân và binh sĩ. Bài thơ “ Nam quốc
sơn hà” gắn liền với chiến thắng song Cầu năm 1076 của quân dân Đại
Việt đánh bại giặc Tống xâm lược ấy.
Hai câu thơ đầu vang lên hùng hồn, chắc nịch, trang trọng và đầy
tự hào. Vua Nam là đại diện cho uy quyền và quyền lợi tối cao cho đại
Việt, cho nhân dân ta. Núi sông nước Nam thuộc chủ quyền của Nam Đế,
có kinh thành Thăng Long, chó chủ quyền bền vững. Không những thế
núi sông nước Nam đã được định phận đã được ghi rõ trong sách trời. Từ
nhận thức niềm tin ấy về sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt căm thù
lên án hành động xâm lược đầy tội ác tham vọng bành chướng phi nghĩa
của giặc Tống, chúng âm mưu biến song núi nước Nam thành quận
huyện của Trung Quốc, hành động xâm lược của chúng đã làm trái ý trời,
đã xúc phạm đến dân tộc ta và vị anh hùng của dân tộc đã nghiêm khắc
cảnh cáo lũ giặc Phương Bắc và chỉ rõ chúng sẽ bị nhân dân ta đánh cho
tơi bời, chúng sẽ bị thất bại nhục nhã.
Đến với thế kỉ thứ XIII quân Nguyên Mông lăm le xâm lược. Nhà
Trần đã thể hiện được sức mạnh bảo vệ đất nước trước thế lực của thù
địch. Cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Mông và chống quân
Nguyên thắng lợi đã đạp tan tham vọng, ý chí xâm lược của đế chế Mông
Nguyên, bảo vệ toàn ven lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Qua đó thể
hiện được sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, góp phần
xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại cho
đời sau nhiều bài học trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Giữa

không khí hào hùng ngất ngây men say của vinh quang chiến thắng thì “
Phò giá về kinh” ra đời như sự kết tinh giữa hào quang của chiến thắng:
“ Đoạt Sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”.
Trần Quang Khải là một vị tướng lỗi lạc, tên tuổi của ông đã bao phen
làm cho kẻ thù phải kinh hồn bạt vía. Người vừa lập công lớn trong chiến
trận nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc
khải hoàn ca của dân tộc. hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến công vang
dội của quân dân ta đời Trần năm 1215 dưới sự chỉ huy trực tiếp của
Chiêu Minh Vương. Hai chiến thắng góp phần xoay chuyển thế trận tạo
điều kiện cho ông có thể hộ giá đưa vua trần về lại kinh thành Thăng
Long. Chỉ trong 10 tiếng, 02 câu thơ giản dị có vẻ khô khan nhưng hàm
chứa biết bao tâm trạng vui mừng, phấn chấn của vị tướng đầy mưu lược
– người có công đầu tổ chức chỉ huy, tạo nên hai chiến công này. Nếu
như mạch xúc động của hai câu thơ đầu hướng về trận chiến, về hòa
quang chiến thắng thì hai câu sau mạch cảm xúc lại mở ra theo một
hướng mới:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Tác giả đã bày tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong
hoàn cảnh hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất
nước, ý tưởng thật trong sáng, giản dị, minh bạch xuất phát từ đáy lòng, từ
trái tim yêu nước và hùng khí của một nhà quý tộc tôn thất, vị tướng lĩnh tài
ba, một nhà ngoại giao, nhà chính trị xuất sắc đầu đời Trần. Đó cũng là
phương châm chiến lược lâu dài, kế sách giữ và dựng nước muôn dời của
cha ông ta. Vì khi đất nước trở lại thái bình không ít người đã nhanh chóng
quên đi những ngày đánh giặc giữ nước gian nan, có khi lại dễ chủ quan,
buông mình trong an nhàn, hưởng lạc, lười biếng. Ấy là nguy cơ mất nước.

Tiếp nối những thắng lợi đã dành được, ta không thể không kể đến
những bậc anh hùng “ quên ăn vì giận, mất ngủ vì lo” khi đất nước phải ngả
nghiêng trước mũi giày của kẻ thù xâm lược. Đó là kết tình lòng yêu dân,
yêu nước, lòng căm thù không đội trời chung với giặc của Trần Quốc Tuấn
qua văn bản “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ là tác phẩm têu biểu cho chủ
nghĩa yêu nước cao đẹp của thời đại chống quân Mông Nguyên. Nó ngợi ca
lòng yêu nước tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền
dân tộc.
Việt Nam là một đất nước có chủ quyền, có giới hạn rõ ràng. Ta dễ
nhận thấy điều đó trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta. Bài thơ ra đời gắn liền
với thắng lợi nghĩa quân Lam Sơn. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn liền với
thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, nó khẳng định nền độc lập tự chủ của
nước nhà và nó cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà
Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Những chương lịch sử hào hùng ấy được viết tiếp từ cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XX. Âm mưu xâm lược
của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt đầu từ những năm
đầu thế kỉ XVII. Sau 21 năm, khi trở về Pháp mang theo một bản đồ về Việt
Nam, báo cáo với chính phủ Pháp cần phải chiếm lấy vị trí quan trọng này.
Khi sang xâm lược nước ta, chúng đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng
liêng, cao cả, trà đạp len quyền sống, tự do của dân tộc ta. Chính điều đó đã
làm nổi bật lên ý chí chống quân xâm lược của quân và dân ta. Nhân dân từ
khắp mọi nơi với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi rời xa quê hương vì mục đích
chung của Tổ quốc. Họ đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản đơn – yêu
nước, ý thức dân tộc là máu thịt, là cuộc sống của họ bởi vậy khi đất nước có
giặc ngoại xâm, họ trở thành “ Đồng chí”, tự nguyện chung chiến hào cứu
nước, cứu dân.
Hiện nay tình hình biển Đông đang có những diễn biến phức tạp,
nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu
cầu cấp thiết đối với hệ thống chính trị, các nghành, các lực lượng tiếp nối

truyền thống cha anh của Đảng và Nhà nước ta có những hành động trước
vụ việc Trung Quốc họ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng
đặc quyền kinh tế và khai thác dầu khí trái phép trên thềm lục địa của Việt
Nam ở biển Đông. Một lần nữa việc bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới
biển đảo được Nhà nước và nhân dân - những con người trong hòa bình thể
hiện rõ ràng. Ta đã khôn khéo đấu tranh hòa bình, quyết liệt, không nhân
nhượng để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ biển.
Qúa trình lịch sử của đất nước đã chứng minh rõ ràng quy luật dựng
nước phải đi đôi với giữ nước. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng
hòa.
Biển đảo Việt Nam có vị chí chiến lược quan trọng đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng
yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Là chủ nhân
tương lai của đất nước, thế hệ trẻ nói chung, học sinh sinh viên nói riêng và
có vai trò rất quan trọng cần phát huy lên một tầm cao mới. Sinh viên, học
sinh là lực lượng đông đảo là lớp trẻ tuổi có sức khỏe ham hiểu biết, giàu
sáng tạo, hăng hái là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm vừa
qua, phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, sinh viên học
sinh đã có nhiều cố gắng rèn luyện, nỗ lực vươn lên góp phần đáng kể vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát
huy vai trò, sức mạnh. Có nhận thức về vai trò, trách nhiệm, thái độ, động cơ
ý chí quyết tâm và hành động thiết thực đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Trước những diễn biến phức tạp khó lường của tình hình Thế giới, khu vực
đặc biệt là sự chống phá các thế lực dù phải chịu nhiều tác động tiêu cực của
cơ chế thị trường, một bộ phận sinh viên, học sinh còn biểu hiện suy thoái tư
tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý chí
chấp hành pháp luật. Sống thực dụng, xa vời với truyền thống văn hóa dân
tộc, mang nặng tâm lý hưởng thụ, thờ ơ và quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ
công dân.

Nhân dân Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần
máu thịt rất thiêng liêng, không thể tách rời của tổ quốc thân yêu. Đó là hình
ảnh người dân Việt nam với những bộ trang phục in hình ảnh lá quốc kì, tay
cầm cở đỏ sao vàng. Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất các chiến
sĩ ở Trường sa và Hoàng Sa cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt
Nam, điển hình như phong trào dân hướng về biển đảo quê hương, những
cuộc vận động “góp đá xây Trường Sa”, “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”,
“Vì biển đảo thân yêu”, “ Triệu trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”.
Để phát huy tốt truyền thống ấy cần thường xuyên giáo dục, nâng cao
nhận thức cho thanh thiếu niên về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển bằng
những hình thức khác nhau. Cần củng cố thái độ, niềm tin, động cơ và ý chí
bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc để từ đó biến thành ý chí, hành động
thiết thực qua đó, giúp họ nhận thức đúng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh
đạo của Đảng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền, ý
thức được rằng mình nên làm gì? Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ
chủ quyền, thầm nhuần lời dạy của Bác “ Ngày nay ta có trời, có biển. Biển
ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Chúng ta hãy cùng chung tay
phấn đáu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Cần khắc ghi trong
lòng những công ơn xương máu và nước mắt của người đã ngã xuống cho
nền độc lập dân tộc để có hành động phù hợp với lối sống.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với việc giải quyết tình huống trên cho ta thấy lịch sử hào hùng của dân tộc
trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, qua đó nâng cao ý thức của học sinh,
thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền dân tộc về biên giới, biển
đảo.
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh
Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Lương Tài
Trường Trung học cơ sở Trung Kênh
Địa chỉ : Hoàng Kênh –Trung Kênh – Lương Tài – Bắc Ninh
Điện thoại : 0984 247 413

E-mail :
Thông tin về thí sinh :
Họ và tên : Nguyễn Thị Hoàng Vân
Lớp : 9A
Ngày sinh : 24/8/2000
1Tên tình huống : Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển , đảo.
Em gái em là Phương Anh đang là học sinh lớp 6, vừa qua nhà trường có tổ
chức cuộc thi: “Em yêu lịch sử Việt Nam”do Đội phụ trách.Về nhà, Phương
Anh có hỏi em về truyền thống lịch sử dân tộc để làm tư liệu cho bài viết
.Vốn là học sinh yêu và thích học môn lịch sử ,em đã truyền “ngọn lửa đam
mê”của mình bằng “một bài thuyết trình” về truyền thống hào hùng của cha
ông trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước để bảo vệ chủ quyền quốc
gia về biên giới,biển ,đảo
2 .Mục tiêu giải quyết tình huống :
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử hào hùng của dân
tộc ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về chủ quyền
của quốc gia biên giới, biển, đảo.
- Tích cực tuyên truyền tham gia có tổ chức các hoạt động
đoàn thể về chủ quyền lãnh thổ.
3.Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
- Môn Lịch sử
- Môn Ngữ văn
- Môn Địa lí
- Môn Giáo dục công dân
- Môn Mĩ thuật
4.Giải pháp giải quyết tình huống
- Tuyên truyền ý thức trách nhiệm của người dân, đặc biệt là

học sinh về biên giới, biển, đảo.
- Giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc trong
công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Nâng cao nhận thức của mỗi con người. Biết tiếp thu và
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Cùng chung tay bảo vệ đất nước, chủ quyền quốc gia về
biên giới, biển, đảo bằng những biện pháp thiết thực nhất
với các hoạt động ngoại khóa.
- Hỗ trợ lẫn nhau, có ý chí vươn lên để mỗi phần tử trong xã
hội đều góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Tự ý thức được những việc làm mà mỗi cá nhân chúng ta
nên làm là phải hướng về Tổ quốc, về đất nước Việt Nam
tươi đẹp.
5.Thuyết minh giải quyết tình huống
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương,
thuộc khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích lãnh thổ là 329.314 km
2
.
Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam
giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông thông ra Thái
Bình Dương rộng lớn.Việt Nam có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ,
gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền
(khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông ta có 2 quần đảo nằm ngoài khơi
xa là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa
(thuộc tỉnh Khánh Hoà).
Với vị trí địa lý trên, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc
thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới;
thúc đẩy xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế và du lịch quốc
tế;

Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta còn có vị trí
đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động
và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt biển Đông
đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công
cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Song với đường biên giới trên biển và đất liền kéo dài, hơn nữa Biển
Đông chung với nhiều nước, vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề
vô cùng quan trọng gắn với vị trí chiến lược của nước ta.
Ngay từ xa xưa các thế lực phong kiến phương Bắc đã liên tiếp bành
trướng thế lực xuống phương Nam với ý đồ thôn tính nước ta đồng thời
khống chế biển Đông. Cuối thế kỉ XIX, vào những năm 1880, là lúc cực
thịnh của thời đại đế quốc chủ nghĩa, các nước tư bản phương Tây cũng
không ngừng mở các cuộc xâm chiếm thuộc địa xuống khu vực Đông Nam
Á ( trong đó có 3 nước Đông Dương ). Việt Nam chính là miếng mồi béo
bở để các nước thực dân đế quốc tranh giành, xâu xé. Thế nhưng dân tộc
Việt Nam, con người Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, với ý
chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ đất nước đã luôn kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
Ngay từ buổi đầu dựng nước, thời đại các vua Hùng, dù mới ở thuở sơ
khai của loài người, nhân dân ta đã ý thức được giá trị của độc lập và kiên
quyết đánh đuổi kẻ thù. Chính vì thế mới có một Thánh Gióng với ý chí
vươn lên cả vạn người, lòng nhiệt huyết sôi sục con tim, đánh giặc bằng vũ
khí thô sơ từ những rặng tre Đằng Ngà đánh đuổi quân xâm lược hung ác
đem về sự bình yên cho muôn dân.
Thế nhưng các thế lực phong kiến phương Bắc không từ bỏ dã tâm
của mình liên tiếp mở các cuộc bành trướng thế lực xuống phương Nam
hòng biến nước ta trở thành một phần lãnh thổ của chúng. Nhân dân ta đã
không ngừng nổi dậy đấu tranh đánh đuổi kẻ thù, quyết giữ vững nhà nước
do mình lập nên. Lịch sử đã ghi lại biết bao chiến công chói lọi của quân và
dân ta trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Mở đầu cho những trang sử

vàng chói lọi ấy là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng. Khởi nghĩa
Hai Bà Trưng chính là ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc
trong lịch sử, hai bà cũng là những anh hùng đầu tiên làm rạng rỡ giống nòi
Rồng Tiên chống lại ách đô hộ của người Hán. Cuộc khởi nghĩa với sự chỉ
huy tài ba của Hai Bà Trưng đã làm cho quân địch khiếp sợ khi ra sức tấn
công nhưng đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi to lớn,
chính quyền đô hộ bị lật đổ, nền độc lập tự chủ của đất nước, của dân tộc
được khôi phục sau hơn 150 năm bị đế quốc phương Bắc đô hộ, giày xéo.
Chiến thắng ấy mở ra một dấu hiệu tốt lành cho công cuộc xây dựng đất
nước của nhân dân ta.
Tiếp nối và phát huy tinh thần yêu nước đánh giặc của Bà Trưng, Bà
Triệu, năm 938, Ngô Quyền đã chỉ huy quân và dân ta làm nên chiến thắng
lẫy lừng trên sông Bạch Đằng chống lại quân xâm lược Nam Hán. Đó là một
chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn 1000 năm của
phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập và tự chủ
cho tổ quốc. Ngô Quyền xưng vương và thành lập nước Đại Cồ Việt như để
dõng dạc khẳng định với toàn thế giới rằng nước ta có giang sơn, bờ cõi
riêng, có chủ quyền riêng do người Nam làm chủ và chỉ có người Nam mới
có quyền quyết định vận mệnh của tổ quốc mình và gây dựng cho mình
những mùa xuân đất nước tươi đẹp.
Từ nhà Ngô đến Đinh – Tiền Lê, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn tiếp nối sự
nghiệp của Ngô Quyền tiếp tục sứ mệnh lịch sử lãnh đạo quân dân ta vượt
mọi khó khăn, thử thách đứng lên chống ngoại xâm, khẳng định khả năng
bảo vệ nền độc lập chủ quyền của đất nước Đại Cồ Việt.
Đến nhà Lý, chiến thắng của Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược
Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt cũng đã ghi thêm một mốc son
chói lọi nữa trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Bài thơ thần của
Lý Thường Kiệt năm nào vẫn còn vang vọng bao thế hệ học trò hôm nay
như bản tuyên ngôn hùng hồn đầu tiên về độc lập chủ quyền dân tộc :
Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Rồi biết bao cuộc đấu tranh ác liệt khác, nhân dân ta vẫn vững lòng,
kiên định bảo vệ nền độc lập dân tộc trước mọi kẻ thù xâm lược. Đó là cuộc
kháng chiến ba lần chống quân Mông – Nguyên thời Trần thế kỉ XVI do
Trần Hưng Đạo chỉ huy đã đập tan tham vọng bành trướng của quân lược,
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Chiến thắng đó một lần nữa
khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc ta, nhân dân ta, góp phần xây dựng
truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại cho đời sau nhiều
bài học quân sự quý báu.
Tiếp đến là thắng lợi to lớn của nghĩa quân Lam Sơn (thế kỉ XV) do
Lê lợi lãnh đạo đã chấm dứt ách đô hộ tàn bạo hơn 20 năm của phong kiến
nhà Minh trên đất nước ta, mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc –
thời đại Lê sơ. Tác phẩm „Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời được
coi như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Bài cáo lên tiếng tố
cáo tội ác tày trời của giặc Minh đã gây ra cho nhân dân ta :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế

Đồng thời tác phẩm cũng khẳng định nước ta có bờ cõi riêng, có nền
văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng, ngang hàng với các đế quốc
phương Bắc cùng với đó là truyền thống yêu nước từ nghìn đời:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Trong „Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi 14), các tác giả Ngô Gia văn
phái cũng đã ghi lại chiến công thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang
Trung- Nguyễn Huệ lãnh đạo đánh đuổi hơn 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ
cõi, kết thúc vĩnh viễn sự xâm lược và bành trướng lãnh thổ của bọn người
ngoại bang phương Bắc xuống nước ta thời phong kiến.
Đến thế kỉ XIX, vào những năm 1880, là lúc cực thịnh của thời đại đế
quốc chủ nghĩa, Việt Nam (cũng như toàn thể vùng Đông Nam Á) lại trở
thành mục tiêu tranh giành, xâu xé của các nước tư bản phương Tây. Chúng
ta lại tiếp tục đứng lên tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và chống đế quốc Mĩ thần thánh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất
nước, thống nhất Nam Bắc một nhà , xây dựng đất nước theo con đường chủ
nghĩa xã hội.
Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), nhiều anh hùng dân tộc
xuất hiện lưu danh muôn đời. Tiêu biểu là anh hùng Nguyễn Trung Trực bị
giặc bắt đem đi chém ông vẫn khảng khái nói: „ Bao giờ người Tây nhổ hết
cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Lại có những trí thức dùng
văn thơ để chiến đấu như nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Tóm lại, khi thực dân Pháp chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng thì
nhân dân ta đã anh dũng đương đầu với chúng. Dù có phải hi sinh tất cả
chúng ta cũng nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô
lệ.
Tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến vì độc lập chủ quyền dân tộc
của nhân dân ta đã mãi được lưu danh trên những trang sử vẻ vang của dân
tộc, thậm chí đi vào cả trong những trang văn, trang thơ. Để rồi chúng ta –
thế hệ trẻ hôm nay – thấy rõ hơn những kì tích mà cha ông ta ngày trước đã

làm nên thật vĩ đại. Làm sao chúng ta có thể quên những bài thơ mãi đi cùng
năm tháng về hình ảnh người lính anh bộ đội Cụ Hồ trong „Đồng chí” của
Chính Hữu hay „Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật!
Đó là những chiến sĩ anh dũng hiên ngang vượt lên mọi khó khăn thách thức
của cuộc chiến đấu chống Pháp và chống Mĩ ác liệt bằng niềm lạc quan, tin
yêu phơi phới, bằng nhiệt huyết và trái tim yêu nước sôi sục. Chúng ta sẽ
mãi tự hào và biết ơn họ đã đem lại cho ta cuộc sống hòa bình độc lập ngày
hôm nay.
Ngày nay, để bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, nhất là
sau sự việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 trên vùng biển Đông thuộc
lãnh hải Việt Nam, Đảng, nhà nước và nhân dân ta càng cần phải đoàn kết
một lòng phát huy truyền thống của cha anh ta ngày trước. Chúng ta đã khôn
khéo, kiên quyết, đấu tranh không khoan nhượng đến cùng bằng biện pháp
hòa bình để giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia và đưa ra những cơ sở
pháp lí để chứng minh với toàn thế giới về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
là của Việt Nam.
Tuy nhiên vấn đề Biển Đông giữa nước ta với Trung Quốc vẫn đang
là một vấn đề nóng chưa có hồi kết. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nền
kinh tế xã hội nước ta còn nhiều bất ổn, kẻ thù còn đang lăm le lợi dụng phá
hoại bằng nhiều thủ đoạn, chúng ta cần nêu cao hơn nữa tinh thần cảnh giác,
sáng suốt trong việc nhận định và phân tích thời cuộc, đồng thời phải sẵn
sàng chuẩn bị về mọi mặt để có thể ứng phó kịp thời trước những tình huống
biến động bất thường.
Là người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải ra sức
học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tích cực
tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú,
sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân
trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Bảo vệ Tổ quốc chính là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi cao quý
của mỗi công dân. Quyền lợi và nghĩa vụ đó được thể hiện trong hệ thống

pháp luật Việt Nam.
Kinh nghiệm lịch sử ngàn đời của dân tộc ta là dựng nước phải đi đôi
với giữ nước. Ngày nay, trên đất nước ta đã hoàn toàn sạch bóng quân thù

×