Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

VH một vài đổi mới về phương pháp dạy học trong việc cảm thụ tác phẩm văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.48 KB, 22 trang )

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đặt ra từ rất lâu và
được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà giáo dục, nhất là của các thầy giáo,
cô giáo. Nhưng việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học
không phải là việc dễ dàng thực hiện và đạt được hiệu quả ngay từ đầu. Trước
đây, chúng ta dạy học vẫn theo phương pháp truyền thống với quan niệm : học
là quá trình tiếp thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư
tưởng tình cảm. Giáo viên luôn là người truyền thụ toàn bộ những kiến thức,
những hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó; còn học sinh là người ghi
nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo viên. Chính vì vậy mà phương pháp đó
dẫn đến chỗ học sinh là người thụ động và qúa trình nhận thức mang tính chất
áp đặt, một chiều. Học sinh học để đối phó với thi cử và sau khi thi xong
những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Hiện nay, phương
pháp dạy học truyền thống không còn thích hợp với mục tiêu giáo dục - đào
tạo, hơn thế việc đổi mới chương trình sách giáo khoa càng cần phải đặt trọng
tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Bởi chỉ có đổi mới cơ bản
phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong
giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm
năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới
nền kinh tế tri thức.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII(1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII(1996),được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005). Điều 28.2 trong Luật
giáo dục đã ghi : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh;phù hợp với đặc điểm của từng
1
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rền luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng


thú học tập cho học sinh “ . Có thể nói cốt lõi của việc đối mới dạy học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động; chống lại thói quen học tập thụ động.
Tuy nhiên, đối với mỗi môn học trong nhà trường tùy theo đặc trưng bộ
môn mà vận dụng việc đổi mới phương pháp sao cho thích hợp, linh hoạt để
đạt mục tiêu cần đạt . Đối với môn Ngữ văn, việc vận dụng phương pháp dạy
học mới vẫn còn hạn chế . Giáo viên chỉ say mê khám phá văn bản và khổ
công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý học sinh học
bài đó như thế nào ? Mục đích của giờ dạy học văn theo quan điểm, phương
pháp mới không phải người giáo viên là người truyền thụ lời giảng của mình
một cách chủ quan mà mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh dưới
sự hướng dẫn của giáo viên chủ động khám phá, tiếp nhận tác phẩm và đồng
thời bộc lộ được tình cảm bản thân.
Trong quá trình giảng dạy văn học, có nhiều phương pháp dạy học tích cực
được áp dụng và mỗi phương pháp đều được thử thách qua thời gian. Chẳng
hạn phương pháp thuyết trình; phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề ; phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ; dạy học theo dự án
Kết quả của mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Một
trong những phương pháp dạy học tích cực đưa lại kết quả cao trong học tập,
phát huy được tính chủ thể của học sinh là phương pháp vấn đáp.
Trong phạm vi bài tập nghiên cứu khoa học này, tôi đi sâu tìm hiểu
phương pháp dạy học vấn đáp trong dạy học môn Ngữ văn ở khối trung học
phổ thông. Tôi đã quyết định chọn đề tài này để trước hết là bản thân có điều
kiện khái quát nâng cao chuyên môn sau thời gian nghiên cứu áp dụng và qua
đây mong được chia sẻ với đồng nghiệp cùng quan tâm để góp phần nâng cao
2
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
chất lượng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong
phạm vi nhà trường THPT.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Dựa trên một số lí luận cơ bản về triết học, về tâm lí học, về việc đổi mới

phương pháp dạy học văn để đề ra một số biện pháp trong phương pháp
dạy học vấn đáp .
- Nhằm mục đích nâng cao chất lượng của giờ học, phát huy tính tích cực, tự
giác chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn cho học sinh bản lĩnh tự
tin, khả năng diễn đạt một vấn đề, gây hứng thú học tập cho học sinh
III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010
- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp vấn đáp trong việc dạy học môn
Ngữ Văn.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối : 10, 11, 12
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đề xuất một số nhiệm vụ của
đề tài:
+ Xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của dạy học vấn đáp (đàm thoại) .
+ Đề xuất một số biện pháp dạy học vấn đáp trong môn Ngữ Văn.
+ Thực hiện một số công việc trong phương pháp vấn đáp.
+ Thiết kế một bài dạy vận dụng phương pháp vấn đáp
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những
phương pháp chủ yếu:
1. Phương pháp thống kê, nêu ví dụ.
2. Phương pháp thực nghiệm qua giảng dạy, dự giờ, bài kiểm tra, bài thi, số
điểm.
3. Phương pháp so sánh.
4. Phương pháp phân loại, phân tích.
5. Phương pháp tổng hợp.
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP VẤN
ĐÁP TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN.
1.Cơ sở tâm lí học.
Nhận thức thế giới xung quanh, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng xảy
ra xung quanh mình là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Đây là một
trong ba mặt cơ bản của đời sống, của tâm lí con người (Nhận thức - Tình
cảm - Hành động). Nhờ có nhận thức mà chúng ta không chỉ phản ánh hiện
thực xung quanh mình mà cả hiện thực của bản thân nữa, không chỉ phản ánh
cái bên ngoài, cái hiện tại mà cả cái bên trong, cái sẽ tới và các quy luật phát
triển của hiện thực.
Mục tiêu của nhà trường phổ thông nói chung và mục tiêu của trường
THPT nói riêng là hình thành nhân cách của học sinh, phát triển toàn diện và
trưởng thành về mặt xã hội của học sinh. Trong nhà trường phổ thông, học
sinh được giáo dục bằng nhiều phương pháp, nhiều ngành học trong đó bộ
môn Ngữ văn được coi là một môn học chủ công trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách.
4
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lí cá nhân quy
định giá trị xã hội và hành vi của họ. Học sinh là một nhân cách trong chừng
mực nào đó mà các phẩm chất xã hội ở đó được phát triển để nó trở thành chủ
thể có ý thức đối với mọi hoạt động công ích của mình. Như vậy có nghĩa là
một trong những con đường để hình thành và phát triển nhân cách là con
đường hoạt động của chính học sinh. Con đường tác động có mục đích tự giác
của xã hội bằng giáo dục đến học sinh sẽ trở nên vô hiệu hoá nếu như học sinh
không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham
gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lí, hình thành nhân cách. Chính vì
vậy qua giờ học vấn vận dụng phương pháp vấn đáp, học sinh có dịp bù đắp
những tri thức mà mình chưa được biết, chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ, để tự
mình tiếp nhận và hoàn thiện mình về tư tưởng, đạo đức và hành vi trong học

tập và trong cuộc sống.
2.Cơ sở nhận thức .
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng
sự phản ánh này không phải giản đơn, thụ động mà là quá trình biện chứng
dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể.
Nhưng không phải con người nào cũng đều là chủ thể của nhận thức. Con
người trở thành chủ thể khi nó tham gia vào hoạt động xã hội nhằm biến đổi
và nhận thức khách thể. Trong nhà trường học sinh chính là chủ thể của hoạt
động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm của nền
văn minh nhân loại. Theo cơ sở triết học: con người tự làm ra mình bằng
chính hoạt động của mình nhưng cái quan trọng là làm ra cái đó như thế nào
và bằng cách nào?
Đối với môn Ngữ Văn học sinh đến trường để học tập thực chất là để
tiếp nhận, chiếm lĩnh những giá trị của tác phẩm văn chương. Vì mục đích ấy,
5
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
học sinh tự đọc lấy tác phẩm, tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm, nắm bắt được cái
hồn của tác phẩm chứ không phải học lấy những điều giáo viên giảng giải,
giáo viên cắt nghĩa như xưa nay người ta vẫn thường làm. Giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, chỉ bảo cho học sinh những hướng tiếp cận tác phẩm sao
cho có hiệu quả nhất, học sinh từ đó mà tự chiếm lĩnh tác phẩm. Đồng thời
cùng với sự chiếm lĩnh tác phẩm ấy, học sinh dưới những câu hỏi gợi mở, dẫn
dắt của giáo viên mà trình bày những suy nghĩ, cách hiểu của mình về vấn đề
đặt ra trong tác phẩm.
Chính vì những vấn đề đó mà rất cần có một giờ học vấn đáp để qua
giờ học ấy học sinh có thể khẳng định họ thật sự là những chủ thể sáng tạo
trong quá trình nhận thức bằng chính hoạt động của mình.
3.Cơ sở văn học.
Nếu hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; âm
nhạc được xây dựng bằng nhịp điệu, giai điệu, âm thanh thì hình tượng văn

học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Do lấy ngôn từ làm chất liệu cho
nên hình tượng văn học chỉ tác động vào trí tuệ, tâm hồn, tình cảm gợi nên sự
liên tưởng và tưởng tượng trong tâm trí người đọc. Nhờ liên tưởng và tưởng
tượng trên những nét tương đồng giữa thế giới âm thanh và hình ảnh, giữa thế
giới hữu hình và thế giới vô hình trở thành hiện hình qua phương tiện ngôn
ngữ.
Thực chất của vấn đề phát huy chủ thể học sinh trong giờ Ngữ văn là
khêu gợi, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và
khát vọng nhận thức cái mới qua hình tượng, tính cách nhân vật. Và cũng qua
đó việc học tác phẩm văn học thực sự trở thành một hoạt động cá thể hoá sâu
sắc đi từ nhận thức khách quan hình tượng đến chỗ tự nhận thức; do đó có
khát vọng sống và hành động theo nhân vật lí tưởng.
6
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Chính vì vậy trong giờ học văn rất cần có sự trao đổi giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh và giào viên để qua giờ học ấy thu được kết quả cao
hơn và cũng qua giờ học ấy học sinh có dịp bộc lộ mình, tự khẳng định mình,
đồng thời giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của học
sinh.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình dạy học, kinh nghiệm của bản thân, quá trình dự giờ của đồng
nghiệp , tôi nhân thấy :
- Một số giáo viên chủ yếu vẫn dạy theo phương pháp dạy học truyền thống:
giáo viên sử dụng các phương pháp diễn giảng truyền thụ toàn bộ những kiến
thức một chiều ; còn học sinh là người ghi nhớ, tiếp thu mọi lời giảng của giáo
viên. Giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí căng thẳng, học sinh tham gia
học bài một cách chiếu lệ. Rõ ràng điều đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả giờ
học không cao.
- Còn một số giáo viên có vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực
trong giờ học song chưa hiệu quả, còn hình thức . Chẳng hạn vận dụng

phương pháp vấn đáp : giáo viên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời
song chưa tạo ra được không khí tranh luận sôi nổi giữa học sinh với nhau hay
giữa học sinh với giáo viên.
Một trong những nguyên nhân đẫn tới tình trạng trên là một số giáo viên
nhận thức chưa rõ bản chất của việc dạy học văn. Dạy học văn trong nhà
trường không đơn thuần là giảng văn, phân tích văn học mà là dạy đọc văn
bản, đó là quá trình đối thoại giữa học sinh, thầy giáo và tác giả đằng sau văn
bản . Đó là hình thức giao tiếp , đối thoại vượt thời gian , không gian, không
phải là truyền thụ một chiều.Bên cạnh đó một số giáo viên vẫn còn nhiều ngộ
nhận về lí thuyết và lúng túng trong biện pháp thực thi việc cải cách, đổi mới
7
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
phương pháp dạy học vấn đáp . Chẳng hạn các phương pháp đổi mới là gì ?
Khi đổi mới phương pháp dạy học thì vai trò của người thầy có bị hạ thấp
không ? Câu hỏi như thế nào là đổi mới?Bao nhiêu câu hỏi là vừa ?
Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị bài dạy chưa thật kĩ, đặc biệt là chưa xây
dựng được hế thống câu hỏi phù hợp với bài dạy, chưa chú ý tới việc chuẩn bị
bài học của học sinh, chưa phân loại đối tượng học sinh trong từng lớp
Giáo viên chưa ý thức rõ về dạng câu hỏi, mức độ yêu cầu của câu hỏi dẫn
đến khâu tổ chức dạy học tìm hiểu bài học thiếu tính khoa học, tình trạng giáo
viên hỏi một đằng học sinh trả lời một nẻo hoặc trả lời không đúng trọng tâm
yêu cầu.
Chính vì vậy, vần đề vận dụng đổi mới phương pháp dạy và học văn càng
được quan tâm hơn bao giờ hết đặc biệt là phương pháp vấn đáp . Tuy nhiên,
việc đổi mới phương pháp dạy học văn không có nghĩa là gạt bỏ các phương
pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy
học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp các phương pháp hiện
đại.
CHƯƠNG III: NỘI DUNG DẠY HỌC VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI).
I.QUAN NIỆM VỀ DẠY HỌC VẤN ĐÁP (ĐÀM THOẠI).

1. Thế nào là phương pháp vấn đáp?
Phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra các câu
hỏi để học sinh trả lời , hoặc tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó
học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Phương pháp vấn đáp, đàm thoại
khác với thuyết trình ở chỗ nội dung cần truyền thụ không được thể hiện qua
lời giảng của người dạy mà được thực hiện bởi hệ thống câu trả lời của người
học, dưới sự gợi mở bởi các câu hỏi của người dạy đề xuất . Các câu hỏi này
8
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
được tổ chức thành một hệ thống phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học
sinh.
2. Mục đích và yêu cầu của phương pháp vấn đáp
Mục đích của phương pháp vấn đáp là nâng cao chất lượng giờ học bằng
cách tăng cường hình thức hỏi đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh , rèn
cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể .
Muốn thực hiện điều đó, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu
hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn , sát đối tượng, xác định được vai
trò chức năng của từng câu hỏi , mục đích hỏi , các yếu tố kết nối hệ thống câu
hỏi. Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của học sinh và
phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể tùy
hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống,đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt học sinh
thâm nhập và cắt nghĩa văn bản . Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là
những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống buộc học sinh
phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình. Ngoài ra người giáo
viên cần dự án các phương án trả lời của học sinh để có thể thay đổi hình
thức , cách thức mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu
nhàm chán, nặng nề bế tắc ; tạo hứng thú học tập cho học sinh và tăng hấp dẫn
của giờ học .
3. Các nhân vật tham gia trong giờ học vấn đáp.
a. Người giáo viên trong giờ học vấn đáp.

Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài trước khi cải cách giáo dục
người ta đã từng quan niệm học văn là một quá trình thầy đọc, giảng, cảm thụ
còn trò chỉ là những cỗ máy ghi chép.Theo cách dạy học truyền thống, người
giáo viên trong giờ học là người quyết định một cách toàn diện chất lượng dạy
học và được coi là chủ thể của hoạt động dạy. Thế nhưng, trước yêu cầu ngày
9
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
càng cao của xã hội và sự bùng nổ về tri thức, thông tin đã đặt người học trước
một nhiệm vụ mới khó khăn hơn. Bản chất của sự học ngày nay đã thay đổi.
Học bao giờ cũng phải đi đôi với hành “học và hành phải kết hợp chặt chẽ…
phải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội” giáo viên không
còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập, hoặc theo nhóm nhỏ
để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến
thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Điều này đòi hỏi người
giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ
động mời có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác,
động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi tranh luận của học
sinh . Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có trình độ sư phạm
mới có thể tổ chức hướng dẫn các hoạt động của học sinh.
Với giờ đọc - hiểu văn bản Ngữ văn, giáo viên là người điều khiển, hướng
dẫn để học sinh tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học. Người giáo viên
phải chuẩn bị kĩ nội dung bài học như xác định rõ mục tiêu bài học, tiến trình
tổ chức dạy học . Đặc biệt là quá trình tổ chức hướng dẫn dạy - học bài mới.
Giáo viên phải xây đựng được một hệ thống câu hỏi vấn đáp phù hợp với nội
dung bài học.Câu hỏi phải khơi gợi được hứng thú tham gia hoạt động của học
sinh và phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực sự khoa học, không thể
tùy hứng, vụn vặt, thiếu hệ thống,đặc biệt là không có tác dụng dẫn dắt học
sinh thâm nhập và cắt nghĩa văn bản. Câu hỏi không cần nhiều nhưng phải là
những câu hỏi thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống buộc học sinh

phải suy nghĩ và có hứng thú bộc lộ cảm nghĩ của mình. Có thể nói xây dựng
được hệ thống câu hỏi vấn đáp có chất lượng có tác dụng gợi dẫn học sinh
thâm nhập khám phá tác phẩm là một nghệ thuật đòi hỏi sự công phu và tài
năng thực sự của giáo viên.
10
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Theo kinh nghiệm của tôi, đối với mỗi câu hỏi, người giáo viên phải xác
định được mức độ, mục đích, nội dung và hình thức câu hỏi, cũng như tính hệ
thống, đẫn dắt của môĩ câu hỏi .Cũng cũng phải lưu ý một điều là tùy vào tình
huống thực tế, vào đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể thay câu hỏi
hoặc bổ sung các câu hỏi cho phù hợp với tình huống, đối tượng học sinh và
mục tiêu bài học. Chẳng hạn, đứng trước một vấn đề mà học sinh khó phát
hiện cũng như khó trả lời, người giáo viên cần có câu hỏi gợi mở để từ đó giúp
học sinh có sự định hướng và trả lời.
b. Người học sinh trong giờ học vấn đáp.
Trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa giáo viên và học
sinh là mối liên hệ giữa người giảng với người nghe, người truyền thụ với
người tiếp thu, người thông tin với người tiếp nhận, người trình bày với người
ghi nhớ. Như vậy những năng lực chủ quan của bản thân học sinh không được
phát huy. Trong giờ học văn , học sinh chỉ có nhiệm vụ, nghe nhớ, và lặp lại
điều đã nhớ được qua lời giảng của giáo viên. Học sinh được xem như là
khách thể, một đối tượng thụ động chịu sự tác động của giáo viên, của tài liệu,
của tiến trình giảng dạy mà không thấy rõ học sinh cũng là chủ thể năng động
trong tiến trình tổ chức dạy học.
Tư tưởng đổi mới dạy học văn hiện nay là coi trọng, chú trọng đến người
học, là phát huy cao độ tiềm năng sáng tạo của người học . Do đó, khi dạy một
bài Ngữ văn, giáo viên không chỉ chú trọng đến văn bản, đến việc dạy cái gì
và cách dạy như thế nào mà còn phải chú ý tới người học sẽ học như thế nào .
Sai lầm lâu nay của cách dạy học cũ là giáo viên chỉ say mê khám phá văn bản
và khổ công tìm tòi cách thức lên lớp sao cho hấp dẫn mà không chú ý học

sinh học bài đó như thế nào. Xác định đúng đắn vai trò của học sinh như là
11
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
một chủ thể cảm thụ trong giờ dạy học văn sẽ đưa đấn những đổi mới cơ bản
trong phương pháp dạy học văn.
Trong giờ đọc hiểu văn bản, khi giáo viên vận dụng phương pháp vấn
đáp gợi mở dẫn dắt, học sinh không chỉ tự cảm thụ, rung cảm, cảm xúc trước
cái hay, cái đẹp mà còn được trao đổi, thảo luận với bạn bè, được tiếp thu tri
thức mới và được tự do phát biểu những suy nghĩ, sáng kiến của mình. Với hệ
thống câu hỏi phát vấn trong giờ học Văn, giáo viên có thể phát huy những
năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của từng học sinh. Năng lực độc lập, tự
làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ, thói quen giao tiếp xã hội của học sinh được
phát huy một cách tích cực.
Như vậy, trong giờ văn theo phương pháp vấn đáp học sinh luôn là một
chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cũng như giáo viên. Người
giáo viên không cảm thụ hộ mà là người đứng ra tổ chức quá trình học sinh
tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản văn học. Từ đó, học sinh được rèn luyện và
phát triển một số kĩ năng tự tiếp nhận văn bản văn học cũng như các vấn đề
trong cuộc sống.
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP
Tuy là một giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn hạn chế, nhưng
qua một thời gian công tác giảng dạy, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số
giải pháp bước đầu làm căn cứ cơ sở cho vận dụng phương pháp vấn đáp
trong giờ đọc hiểu Ngữ văn ở trường THPT :
- Trong giờ học văn, giáo viên phải là người điều khiển, hướng dẫn để học
sinh tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học. Học sinh là một chủ thể trực
tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm. Học sinh có điều kiện phát huy những khả
năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay bản thân các em chưa khám phá, bộc lộ hoặc
12
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:

còn rụt rè, lúng túng Từ đó, tạo cho các em học sinh sự mạnh dạn, tự tin khi
diễn đạt một vấn đề trước tập thể.
- GV cần phải nắm vững bản chất của phương pháp vấn đáp, đặc biệt là phải
phân biệt được các loại, mức độ vấn đáp để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi
thích đáng, trọng tâm, then chốt, có tình huống, khơi gợi được hứng thú tham
gia hoạt động của học sinh, phù hợp với nội dung bài học .
Qua tài liệu tham khảo và kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có ba
phương pháp (mức độ) vấn đáp: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích chứng
minh và vấn đáp tìm tòi, phát hiện, sáng tạo
+ Vấn đáp tái hiện : Đây là phương pháp giáo viên đặt ra câu hỏi yêu cầu
học sinh chỉ cần nhớ lại và tái hiện nội dung bài học .Đây là dạng vấn đáp ở
mức độ bình thường, không đòi hỏi học sinh phải tư duy mà chỉ cần huy động
trí nhớ hoặc dựa vào văn bản văn học.
Chẳng hạn khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu chung về văn bản văn học,
giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện .
Ví dụ dạy học bài Việt Bắc, sau khi đọc phần tiểu dẫn, giáo viên đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gỡ?. Học sinh lắng nghe và
căn cứ vào văn bản để trả lời :- Hoàn cảnh và mục đớch sỏng tỏc bài thơ Việt
Bắc. Giới thiệu khỏi quỏt về bố cục bài thơ .
Hay khi tổ chức hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Việt Bắc, giáo viên
đặt câu hỏi tái hiện : Cuộc chia giữa kẻ ở người đi tay được miờu tả như thế
nào trong tám câu thơ đầu? Học sinh đọc văn bản và tái hiện cảnh chia tay:
Trên nền cảnh núi rùng Việt Bắc, diễn ra cảnh chia tay đầy bịn rịn lưu luyến
giữa đồng bào Việt Bắc và cán bộ cách mạng miền xuôi .Lời của người Việt
Bắc lờn tiếng trước.
13
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những phát hiện của người nghệ sĩ
nhiếp ảnh trongvăn bản Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu) , giáo
viên đặt câu hỏi vấn đáp tái hiện : Tuy nhiên, ngay khi tâm hồn bay bổng

trong những cảm xúc thẫm mỹ, đang tận hưởng cái khoảng khắc trong
ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kinh ngạc phát hiện ra
điều gì tiếp theo ngay sau bức tranh ? Tâm trạng người nghệ sĩ khi đó như
thế nào? .
HS tái hiện : Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người
đàn bà xấu xí, mệt mỏi ; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn ; một cảnh tượng tàn
nhẫn: gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo đứa con thương mẹ đã đánh
lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát Chứng kiến
cảnh tượng đó người nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ. Người nghệ sĩ
như chết lặng, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt.
⇒ Vấn đáp tái hiện có thể xem là bước đầu khi đi sâu tìm hiểu, khám phá,
phát hiện giá trị của văn bản văn học. Đây còn là cơ sở để giáo viên đặt ra
những câu hỏi nêu vấn đề nhằm hướng dẫn, giúp học sinh phát hiện giá trị, vẻ
đẹp của văn bản văn học.
+ Vấn đáp giải thích, chứng minh . Giáo viên phải xây dựng hệ thống câu
hỏi yêu cầu học sinh phải tư duy, biết vận dụng các thao tác lập luận giải
thích(dùng lí lẽ, lí giải nội dung, bản chất của vấn đề để mọi người cùng hiểu
vấn đề ), phân tích, chứng minh( chia tách đối tượng thành từng khía cạnh,
từng phần xem xét đánh giá, kết hợp dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề,
đối tượng ).
Với phương pháp này, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh đi sâu
khám phá các giá trị của tác phẩm văn học nay bản chất vấn đề của bài học .
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi vấn đáp giải
14
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
thích, chứng minh như thế nào để hấp dẫn học sinh đồng thời đảm bảo được
mục tiêu cần đạt. Theo kinh nghiệm của bản tôi, người giáo viên nên căn cứ
vào mục tiêu cần đạt kết hợp với hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài trong
sách giáo khoa, thể loại văn bản, dung lượng bài học . Ngoài ra, còn phải chú
ý đến đối tượng học sinh từng lớp, từng nhóm, thậm chí từng cá nhân trong

lớp trong lớp về các mặt như lứa tuổi, tâm sinh lý, trình độ ,vốn sống, khả
năng nhận thức, khả năng diễn đạt Trên cơ sở đó giáo viên xây dựng hệ
thống câu hỏi vấn đáp .
Chẳng hạn khi tìm hiểu vẻ hung bạo của con sông Đà trong tùy bút
“Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, giáo viên nêu câu hỏi: có ý kiến
nhận xét cho rằng : Nguyễn Tuân đã có sự quan sỏt cụng phu, tỡm hiểu kĩ
càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ. Em có đồng ý với ý kiến
trên không? Vì sao ?.
Học sinh thảo luận rồi trả lời : Quả đúng là Nguyễn Tuân đã có sự quan sỏt
cụng phu, tỡm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ . Từ
đó, học sinh vận dụng thao tác giải thích ,chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
Kết quả học sinh trả lời : Trong phạm vi 1 lũng sụng hẹp, như chiếc yết hầu bị
đá bờ sông chẹt cứng.Lại có những quãng sông hàng cây số của một thế giới
đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa Tả cái
hút nước quóng Tà Mường Vát, những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật
xuống đáy sâu Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và
người lái. Âm thanh luôn thay đổi
Chẳng hạn khi tìm hiểu dáng vẻ, diện mạo con sông Hương phía thượng
nguồn trong bút kí : Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
của , giáo viên nêu câu hỏi : Tại sao nói : Sông Hương tựa như “một bản
trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội .Học sinh căn cứ
vào văn bản suy ngẫm thảo luận trả lời : Sông Hương tựa như “một bản
15
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hựng trỏng, dữ dội : khi “ rầm rộ
giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “ mónh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn
xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “ dịu dàng và say đắm giữa
những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Sông Hương hiện ra
tựa “Cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một
tâm hồn tự do và trong sáng”.

+ Vấn đáp tìm tòi, phát hiện, sáng tạo. Đây là dạng câu hỏi vấn đáp
đòi hỏi học sinh không chỉ biết giải thích, chứng minh mà hơn thế phải biết
khái quát, phát hiện ra bản chất của vấn đề, tầng lớp nghĩa ẩn của văn bản văn
học, hơn thế học sinh phát hiện ra những tấng lớp nghĩa mới. Vận dụng những
câu hỏi vấn đáp ở mức độ này, đòi hỏi giáo viên phải lưu ý tới mục đích, hình
thức hỏi tránh đưa ra những câu hỏi mang tính chất đánh đố học sinh, đặc biệt
phải chú ý tới đối tượng tiếp nhận (học sinh khả năng nhận thức, tư duy) . Khi
đặt ra câu hỏi này giáo viên thường hướng tới đối tượng là học sinh khá, giỏi
nhằm phát huy khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo của các em. Tuy nhiên
giáo viên có thể đưa ra câu hỏi dẫn dắt gợi mở nhằm giúp các em có sức học
trung bình cũng có thể khám phá, phát hiện và trả lời.
Chẳng hạn khi tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của văn bản văn học giáo
viên nên đặt câu hỏi dạng này . Ví dụ khi tìm hiểu bố cục bài thơ Tây
Tiến(Quang Dũng), giáo viên nêu câu hỏi : Sau khi nghe xong bài thơ, em hãy
căn cứ vào mạch cảm xúc của bài thơ cho biết bài thơ chia thành mấy đoạn ?
Nêu nội dung chính của từng đoạn ? Học sinh suy ngẫm, thảo luận và trả lời :
theo mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia làm 4 đoạn( 4 khổ)
+ Khổ 1: Nhớ núi rừng Tây Bắc, nhớ con đường hành quân.
+ Khổ 2: Nhớ những kỉ niệm về cuộc sống và con người nơi núi rừng Tây
Bắc.
+ Khổ 3: Nhớ đoàn quân Tây Tiến.
16
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
+ Khổ 4: Lời thề quyết tâm chiến đấu và lời thề không thể nào quên “ Tây
Tiến”
Ví dụ khi phân tích, tìm hiểu hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng
tên của nguyễn Trung Thành, giáo viên đặt câu hỏi : Ngoài ý nghĩa tạo ra
khụng gian xỏc định cho truyện, đem lại chất Tây Nguyên đậm đà cho câu
chuyện, Rừng xà nu, cõy xà nu cũn mang ý nghĩa nào khỏc? (có thể gợi mở
: có ý kiến cho rằng cây xà nu còn mang nghĩa tượng trưng. Em có đồng ý

với ý kiến trên không ? Tại sao ? ) .Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải suy
ngẫm tìm tòi, phát hiện trên cơ sở những đặc tính của cây xà nu, sụ gắn bó
mật thiết của nó với nhân dân Tây Nguyên. Sau một thời gian tìm thảo luận
học sinh trả lời :
- Cõy xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người
Xụ Man:
+ Cõy xà nu chịu thương tớch, chết chúc bởi quõn thự tàn bạo cũng như
dõn làng Xụ Man bị chỳng giết hại ( Anh Xỳt, bà Nhan; mẹ con Mai) hoặc
phải mang thương tật suốt đời như anh Tnỳ.
+ Cõy xà nu cú sức sống mónh liệt khụng sức gỡ tàn phỏ nổi, chỳng ham
ỏnh sỏng và khớ trời, cũng như cỏc thế hệ người Xụ Man kế tiếp nhau đứng
dậy chiến đấu kiờn cường bất khuất giành lấy sự sống , tự do.
Ví dụ sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời, thân phận nô lệ tăm tối
của nhân vật Mị khi sống trong nhà thống lí(Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài) giáo
viên đưa ra câu hỏi vấn đáp tìm tòi : Phải chăng nhà văn Tô Hoài chỉ dừng lại
ở cuộc đời tủi nhục, nô lệ của Mị .Tô Hoài đã phát hiện ra điều gì ở Mị khi
sống trong nhà thống lí ? Câu hỏi có tình chất nêu vấn đề đòi hỏi HS phải tìm
tòi, phát hiện : Tô Hoài không dừng lại ở cuộc đời tủi nhục, nô lệ của Mị mà
đã đi sâu khám phá và phát hiện ra đằng sau cuộc đời tăm tối, tủi nhục kia
vẫn tiềm ẩn một cô Mị ham sống , khát khao tự do hạnh phúc. Từ đó giáo viên
17
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
tổ chúc hướng dẫn học sinh đi sâu phát hiện sức sống tiềm tàng của Mị qua
những biểu hiện, chi tiết
Chẳng hạn khi sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những phát
hiện bất ngờ về nghệ thuật cũng như cuộc đời của nghệ sĩ Phùng, giáo viên
nêu câu hỏi tìm tòi ; Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh
châu muốn người đọc nhận thức điều gì về cuộc đời ? Học sinh phát hiện ra ý
tưởng nghệ thuật của nhà văn : cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa
đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu

thuẫn : đẹp - xấu , thiện- ác
- Trong quá trình tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
văn học, giáo viên phải biết vận dụng kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các
loại câu hỏi vấn đáp trong từng bài học, từng tình huống, đối tượng học sinh
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Để tổ chức một giờ học vấn đáp hoàn chỉnh trong dạy văn, theo tôi, giáo
viên có thể tiến hành theo một số bước cơ bản sau đây:
* Thứ nhất: xác định vấn đề cần vấn đáp (đàm thoại).Thông qua việc
hướng dẫn đọc, giáo viên phải hướng dẫn hay gợi ý cho học sinh những chi
tiết, hình ảnh tiêu biểu chứa đựng nội dung bao quát cơ bản để trong quá trình
đọc học sinh cảm nhận được vấn đề mình cần phải trả lời hay tìm hiểu trong
giờ học đó. Vấn đề đưa ra vấn đáp với học sinh có khi chỉ là một hình ảnh,
một chi tiết, một khía cạnh nội dung hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm.
Nhưng chi tiết hoặc hình ảnh đó phải tiêu biểu, đóng vai trò then chốt mà qua
đó giúp học sinh nắm được tư tưởng của đoạn trích hoặc tác phẩm.
* Thứ hai: hướng dẫn học sinh vấn đáp. Đây là một việc làm quan trọng
của giáo viên trong giờ học văn. Khi đã đưa ra một hệ thống câu hỏi, nếu học
sinh không thể tìm ra câu trả lời ngay được thì người giáo viên cần phải dẫn
18
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
dắt, gợi mở vấn đề bằng những câu hỏi phụ để từ đó học sinh tìm ra ý cho câu
hỏi chính. Trong thực tế, học sinh có thể nắm được nhiều các chi tiết của tác
phẩm nhưng chưa biết kết nối các chi tiết đó để có thể rút ra được các nhận
định đánh giá. Đây cũng là lý do khiến các em rụt rè khi trả lời, vì vậy đòi hỏi
giáo viên gợi mở, dẫn dắt.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I .Kết quả từ quan sát thực tế.
Kết quả chất lượng hs trong lớp tôi dạy, chất lượng đã tiến bộ rõ rệt
- Trong giờ học Văn không khí học tập sôi nổi, đã có sự cộng hưởng cảm
xúc giữa nhà văn - học sinh - giáo viên. Học sinh tích cục trao đổi thảo luận,

hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài. Học sinh thực sự hứng thú khi
được học môn Văn và tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Chất lượng, hiệu
quả giờ học được nâng cao rõ rệt.
- Học sinh được rèn luyện nhiều về tư duy mới trong thảo luận phát vấn,
được rèn luyện cách diễn đạt trình bày phát biểu; các em tỏ ra chủ động, tự
tin,linh hoạt khi diễn đạt trước tập thể. Qua đó, đã hình thành được một số kĩ
năng tự tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm văn học cho học sinh.
C. KẾT LUẬN
Áp dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) trong dạy học môn Văn ở
trường phổ thông là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học
sinh. Phương pháp dạy học nào thì cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó.
Nhưng nói chung theo phương pháp dạy học mới hiện nay lấy học sinh làm
trung tâm thì việc dạy học theo phương pháp vấn đáp mang lại thành công
nhiều hơn.
19
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
Việc áp dụng phương pháp vấn đáp vào trong dạy học bộ môn Ngữ Văn
có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tâm hồn của học sinh, rèn
luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo của học sinh, phát huy hướng tìm tòi, phát
hiện trong quá trình học của học sinh. Nhưng với phương pháp này đôi khi
cũng có hạn chế đối với các lớp học sinh yếu, dễ gây mất thời gian.
Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Người giáo viên là người tổ
chức hoạt động dạy và học, vì vậy phải biết tận dụng sức mạnh của mỗi
phương pháp để từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy.

D. Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM.
Thực hiện quá trình đổi mới phương pháp dạy học là công việc phức
tạp, đòi hỏi nhiều công sức tâm huyết của mỗi giáo viên chúng ta.Trong quá
trình thực hiện, đổi mới đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhiều cấp độ.
Chính vì vậy, tôi xin nêu một vài kiến nghị đề nghị tới các cấp như sau:

- Sở giáo dục, phòng phổ thông nên tiếp tục tổ chức các đợt học tập chuyên
đề và tập trung nhiều hơn đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và tạo
điều kiện để các cụm tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học
môn Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác trong nhà trường nói chung
- Ban chuyên môn nhà trường tiếp tục tăng cường kiểm tra dự giờ thường
xuyên để động viên, thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao chất lượng giáo dục.
- Tổ nhóm chuyên môn và mỗi người thầy chúng ta cần quan tâm đúng mức
tới công việc vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, không chủ quan ỷ
vào kinh nghiệm, khả năng dạy vốn có; nếu không chính chúng ta là người lạc
hậu trì trệ.
20
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
- Đối với mỗi giáo viên : phải thường xuyên học tập, học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn, tích cục chủ động đổi mới phương pháp dạy học, tích
lũy kinh nghiệm dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và ý kiến nhỏ của tôi, tất nhiên không
tránh khỏi thiếu sót, rất mong đồng nghiệp chia sẻ và bổ sung, .
Xin chân thành cảm ơn!.
Hải Phòng , ngày 20 tháng 02 năm 2011
Người viết


Vũ Thị Hương Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Hà Minh Đức; Lí luận văn học; Nxb GD; H; 1993.
2. Phan Trọng Luận (chủ biên) – Trương Dĩnh; Phương pháp dạy học Văn,
tập 1; Nxb GD; H; 2001.
3. Phan Trọng Luận (chủ biên); Thiết kế bài học Ngữ văn ; Nxb GD; H;
2006.

4. Nguyễn Kim Phong (chủ biên); Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10; ;
Nxb GD; H; 2006.
5. Nguyễn Khánh Toàn; Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam; Nxb GD; H.
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 10 môn Ngữ
văn; ; Nxb GD; H; 2006.
7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 11 môn Ngữ
văn; ; Nxb GD; H; 2007.
21
Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail:
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 12 môn Ngữ
văn; ; Nxb GD; H; 2008.
9. Phương pháp dạy học Văn - Nhà xuất bản giáo dục- 1995.
10. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Nhà xuất
bản giáo dục- 1998.
22

×