Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh bình phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 54 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh trình độ hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua giá thành chúng ta có thể đánh
giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tính toán đầy đủ, đúng đắn và hợp lý các khoản chi phí thực tế bỏ ra sẽ
giúp cho doanh nghiệp xác đònh được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình được chính xác hơn. Từ đó doanh nghiệp đề ra những biện pháp hợp lý không
ngừng nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và ngày càng phát triển của
doanh nghiệp. Do ý nghóa và tầm quan trọng của giá thành cho nên quản lý chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh
nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng năng suất lợi nhuận , phục vụ
tốt cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.Việc xây dựng và thực
hiện một cách có hiệu quả kế hoạch giá thành là khó khăn mà doanh nghiệp vấp
phải. Chính vì vậy, Công ty TNHH Bình Phú thường xuyên xem xét, đánh giá và đưa
ra những giải pháp cho từng trường hợp cụ thể sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác giá thành.
Bởi vậy em chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Bình Phú” Nhằm góp phần xem xét, đánh giá tình hình
thực tế tại công ty trong thời gian thực tập.
Đề tài gồm 3 phần :
- Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp
- Phần II: Tình hình thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Bình Phú
- Phần III: Tổ chức tính giá thành theo phương pháp trực tiếp ở công ty
TNHH Bình Phú.
Để hoàn thành được đề tài này, phần lớn là nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của
Cô giáo Trần Thò Cẩm Thanh cùng sự hỗ trợ chỉ bảo của các nhân viên phòng kế
toán Công ty TNHH Bình Phú. Do khả năng có hạn, nên không tránh khỏi thiếu sót
trong quá trình xây dựng chuyên đề. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy


giáo cùng Tập thể nhân viên phòng kế toán đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 1 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm phân loại chi phí sản xuất (CPSX) và giá thành sản phẩm
1.1 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất:
a) Khái niệm về CPSX:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà
doanh nghiệp bỏ ra để tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng
như theo hợp đồng đã ký kết.
b) Phân loại chi phí sản xuất:
Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta tiến hành phân loại chi phí
theo nhiều cách khác nhau.
Chi phí sản xuất có có thể được phân loại theo các tiêu thức sau.
+ Phân loại theo yếu tố (Nội dung kinh tế):
Là cách phân loại mà những chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung
vào một yếu tố chi phí không kể chi phí đó chi ra ở đâu và dùng vào mục đích gì.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh
doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí. Có 5 yếu tố chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố đònh
- Chi phí dòch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền

+ Phân loại theo công dụng của chi phí :
Theo cách phân loại này, CPSX được phân chia thành những khoản mục tương
ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được
xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như
thế nào. Hiện nay theo cách phân loại này thì có 5 khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cách phân loại này có tác dụng tính toán chính xác giá thành thực tế của sản
phẩm, xác đònh ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến giá thành sản phẩm. Từ
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 2 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
đó phục vụ cho công tác phân tích giá thành sản phẩm và giám sát việc thực
hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
+ Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng :
- Chi phí trực tiếp : Chi phí này được xác đònh căn cứ vào chứng từ gốc hạch toán
tập trung vào đối tượng chòu chi phí .
- Chi phí gián tiếp : Là những chi phí được hạch toán vào đối tương hạch toán chi
phí thông qua một phương thức phân bổ nào đó.
+ Phân loại theo phạm vi sử dụng và vai trò của chi phí trong quá trình sản xuất:
- Chi phí cơ bản: Là chi phí tác dụng trực tiếp đến sản xuất một sản phẩm.
- Chi phí chung : Là chi phí phục vụ chung cho sản xuất kinh doanh liên quan
đến việc sản xuất ra nhiều sản phẩm.
1.2 Khái niệm và các loại giá thành sản phẩm:
a) Khái niệm về giá thành sản phẩm:
Gía thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong một kỳ sản

xuất.
b) Phân loại giá thành sản phẩm :
- Gía thành kế hoạch : Là giá thành được tính trước khi bắt đầu kỳ sản xuất và
được xây dựng trên 1 hệ thống kế hoạch về chi phí theo tính chất bình quân tiên tiến
trong suốt 1 kỳ kế hoạch.
- Gía thành đònh mức : Là giá thành được tính tại từng thời điểm trong suốt 1 kỳ
kế hoạch mỗi khi có sự thay đổi về đònh mức chi phí.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được tính sau khi đã kết thúc 1 quá trình sản
xuất kinh doanh. Giá thành thực tế được xây dựng trên cơ sở số liệu thực tế về chi phí
được tập hợp và phản ánh trên sổ sách của kế toán.
2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp
2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Là đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính
giá thành theo các đối tượng tính giá thành. Giới hạn có thể từng đơn đặt hàng, từng
công đoạn, từng phân xưởng, từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm hoàn thành cùng
loại.
Để xác đònh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất người ta căn cứ vào các yếu
tố sau:
* Dựa vào tính chất của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
- Những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm kiểu phức tạp
(Phức tạp liên tục và song song) như lắp ráp điện tử, lắp ráp xe máy …
Với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục
(dệt may) thông thường đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được lựa chọn thích hợp
là từng công đoạn sản xuất, từng phân xưởng
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 3 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
Với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp song song,

đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được lựa chọn là theo từng chi tiết, từng bộ phận
rời của sản phẩm.
- Những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng
hạch toán chi phí được lựa chọn là toàn bộ quy trình công nghệ.
* Dựa vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp :
- Doanh nghiệp sản xuất mang tính chất hàng loạt: Đó là những doanh nghiệp có
chủng loại mặt hàng phong phú, đa dạng, giá trò đơn vò của mặt hàng không lớn (Xí
nghiệp may mặc, hải sản, giày da…).
Với những doanh nghiệp này thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được lựa
chọn là theo từng nhóm sản phẩm cùng loại.
- Doanh nghiệp thuộc loại hình đơn chiếc : Đó là những doanh nghiệp có chủng
loại mặt hàng sản xuất ít, giá trò đơn vò từng mặt hàng lớn ( Xí nghiệp đóng tàu, đơn vò
xây dựng cơ bản - xây lắp…).
Với những doanh nghiệp thuộc loại hình đơn chiếc thì đối tượng hạch toán chi
phí được lựa chọn là theo từng sản phẩm (Từng mặt hàng), từng công trình hay hạng
mục công trình.
* Dựa vào đặc điểm tổ chức quá trình sản xuất (Phân cấp quản lý):
Trong những doanh nghiệp có xu hướng phân cấp quản lý sâu thì phạm vi, đối
tượng hạch toán chi phí có xu hướng càng hẹp (Theo tổ, đội, nhóm người lao động…).
* Dựa vào trình độ cán bộ quản lý và cán bộ kế toán:
Xu hướng chung là phạm vi của đối tượng hạch toán chi phí càng hẹp thì thông
tin về chi phí cung cấp cho quản trò càng hữu ích. Tuy nhiên việc xác đònh phạm vi
của đối tượng hạch toán chi phí cũng phải tính đến mặt số lượng và chất lượng của
cán bộ quản lý nói chung và cán bộ kế toán nói riêng kể cả tình hình trang bò hệ
thống máy vi tính.
* Dựa vào đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp:
Một trong những mục đích của việc hạch toán chi phí là để thuận tiện cho việc
tính giá thành cho nên đối tượng tính giá thành trong 1 doanh nghiệp cũng là một căn
cứ xác đònh hợp lý đối tượng hạch toán chi phí. Đặc biệt trong một số trường hợp có
sự thay đổi về đối tượng tính giá thành.

Như vậy việc xác đònh đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là rất
quan trọng, bởi vì có xác đònh đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thì mới
tập hợp được chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác hợp lý.
2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các
phương pháp được sử dụng và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu tố và khoản
mục trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Tuỳ theo đối tượng tập hợp chi phí đã xác đònh mà lựa chọn phương pháp cho
phù hợp, vì mỗi phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chỉ thích ứng với một loại đối
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 4 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
tượng hạch toán chi phí. Nên tên gọi của các phương pháp hạch toán chi phí là theo
đối tượng mà nó cần tập hợp.
2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vò. Căn cứ vào
đối tượng hạch toán chi phí thì đối tượng tính giá thành có thể là từng phân xưởng,
từng công đoạn, từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm, từng công trình hay hạng mục
công trình…
2.2.2 Phương pháp tính giá thành:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tập hợp chi phí, quá trình sản xuất để lựa chọn các
phương pháp tính giá thành thích ứng. Doanh nghiệp có thể sử dung một trong các
phương pháp sau:
- Phương pháp giản đơn (Trực tiếp): Phương pháp này được áp dung trong trường
hợp đối tượng hạch toán chi phí trùng hợp với đối tượng tính giá thành.
- Phương pháp tỉ lệ: Được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí
là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá là từng sản phẩm. Nói cách khác là phạm vi của
đối tượng tập hợp chi phí lớn hơn so với phạm vi của đối tượng tính giá thành.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp người ta chưa xây dựng được 1
hệ số đònh mức kỹ thuật cho từng thứ sản phẩm trong 1nhóm. Thông thường tỷ lệ
dùng để phân bổ giá thực tế cho từng thứ sản phẩm thông thường là giá kế hoạch.




- Phương pháp hệ số: Được áp dụng trong trường hợp phạm vi của đối tượng tập
hợp chi phí lớn hơn so với phạm vi đối tượng tính giá thành. Đối tượng hạch toán chi
phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hay giai
đoạn của sản phẩm.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 5 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Giá thành SP
CPSX dở
dang ĐK-
CPSX FS
trong kỳ
CPSX dở
dang CK
+
_
=
Tỉ lệ phân bổ giá
thành thực tế
Tỉ lệ phân bổ giá
thành thực tế
Giá thành thực tế chung của nhóm SP
Giá thành kế hoạch chung của nhóm SP
=

Tổng số lượng thực tế
của thứ sản phẩm i
Giá thành thực tế
của thứ SP i
=
Hệ số quy đổi của
sản phẩm i
x
Giá thành thực tế
của thứ SP i
=
Giá thành kế hoạch của
thứ SPi
Tỉ lệ phân bổ giá
thành thực tế
x
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
II/ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT)
1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
Chi phí NVTT bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên
vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa và sử dụng
ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay.
Nguyên liệu, vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng
không thể xác đònh trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối
tượng chòu chi phí ) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các
tiêu thức có thể sử dụng : Đònh mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ
được quy đònh, tỉ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất…

Vật liệu phụ và nhiên liệu xuất sử dụng cũng có thể liên quan đến nhiều đối
tượng chòu chi phí và không thể xác đònh trực tiếp mức sử dụng cho từng đối tượng.
Để phân bổ chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu cho từng đối tượng cũng có thể sử dụng
các tiêu thức: Đònh mức tiêu hao, tỉ lệ với trong lượng hoặc giá trò vật liệu chính sử
dụng, tỉ lệ với giờ máy hoạt động… mức phân bổ cho cả vật liệu chính và vật liệu phụ
có thể tính theo công thức tổng quát sau:
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 6 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Z T.tế chung của
nhóm sản phẩm
CPSX dở
dang ĐK
CPSX FS T.tế
trong kỳ
Giá trò SP dở
dang CK
+
_
=
Tỉ lệ phân bổ giá
thành thực tế
Z thực tế đơn vò của
sản phẩm tiêu
chuẩn
Giá thành thực tế chung của nhóm SP
Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
=
Gía thành đơn vò của sản
phẩm tiêu chuẩn
Giá thành thực tế

của thứ SP i
=
Số lượng SP tiêu
chuẩn của SP i
x
Tỉ lệ phân bổ giá
thành thực tế
Z thực tế đơn vò của
thứ sản phẩm i
Giá thành thực tế của thứ sản phẩm i
Số lượng thực tế của sản phẩm i
=
Tổng trò giá NVL xuất sử dụng
Tổng số khối lượng của các
đối tượng được xác đònh theo 1
tiêu thức nhất đònh
Mức phân bổ chi
phí nguyên vật
liệu cho từng đối
tượng
=
Số lượng của từng
đối tượng được xác
đònh theo 1 tiêu
thức nhất đònh
x
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
Với việc nắm giữ 1 giá trò lớn trong giá thành sản phẩm nên khoản mục chi phí
này cần được theo dõi và hạch toán một cách chính xác. Doanh nghiệp cần phải xây
dựng kế hoạch dự trữ phù hợp với thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

kiểm tra, kiểm soát. Giá trò thực tế của vật liệu bao gồm giá mua công với các chi phí
có liên quan (Chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho- bến bãi và các khoản hao hụt
trong đònh mức). Giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể được tính theo nhiều cách
khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức của đơn vò. Có thể tính giá thực tế
của vật liệu xuất kho theo các phương pháp sau:
- Tính theo giá thực tế từng lần nhập (giá đích danh)
- Tính theo giá bình quân ra quyền (Có thể tính theo từng thời điểm xuất kho
hoặc bình quân cả kỳ)
- Tính theo giá nhập trước, xuất trước
- Tính theo giá nhập sau, xuất trước
Chọn phương pháp nào, đơn vò phải đảm bảo tính nhất quán.
1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
a) Tài khoản sử dụng: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Kết cấu của tài khoản này như sau:
- Bên Nợ: Tập hợp chi phí NVLTT thực tế phát sinh
- Bên Có :+ Gía trò nguyên vật liệu sử dụng không hết trả lại kho (Nợ TK 152)
+ Kết chuyển chi phí NVLTT vào tài khoản tính giá thành (Nợ TK
154)
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
b) Phương pháp hạch toán: Về hạch toán tổng hợp, các doanh nghiệp sản xuất
thương hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 7 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
TK 152
TK 621 TK152
TK 111,112,331
TK 154
TK 133
Vật liệu xuất dùng trực tiếp

Vật liệu sử dụng không
Chi mua VL dùng trực tiếp
Kết chuyển chi phí
TK 154
VAT
cho sản xuất
hết nhập lại kho
NVLTT
TK 152
TK 621 TK152
TK 111,112,331
TK 154
TK 133
Vật liệu xuất dùng trực tiếp
Vật liệu sử dụng không
Chi mua VL dùng trực tiếp
Kết chuyển chi phí
TK 154
VAT
cho sản xuất
hết nhập lại kho
NVLTT
TK 152
TK 621 TK152
TK 111,112,331
TK 154
TK 133
Vật liệu xuất dùng trực tiếp
Vật liệu sử dụng không
Chi mua VL dùng trực tiếp

Kết chuyển chi phí
TK 154
VAT
cho sản xuất
hết nhập lại kho
NVLTT
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT):
2.1 Nội dung hạch toán:
Chi phí NCTT bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động
trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản
trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo quy đònh.
Chi phí NCTT, chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp, được hạch toán trực
tiếp vào từng đối tượng chòu chi phí. Tuy nhiên nếu tiền lương công nhân trực tiếp
liên quan đến nhiều đối tượng chòu chi phí và không xác đònh một cách trực tiếp cho
từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức
phân bổ bao gồm: Đònh mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được quy
đònh, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn … mức phân bổ được xác đònh như sau.
Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo tỉ lệ quy đònh để tính vào chi phí.
2.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 622 : “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Bên Nợ: + Tập hợp chi phí NCTT thực tế phát sinh
+ Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX theo KH trong năm
- Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NCTT để tổng hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm hoán thành trong kỳ.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
2.3 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh

- 8 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Tổng số tiền lương công nhân trực tiếp
của các đối tượng
Tổng khối lượng phân bổ theo tiêu thức
sử dụng
Mức phân bổ
tiền lương của
công nhân trực
tiếp cho từng
đối tượng
=
Khối lượng
phân bổ của
từng đối tượng
x
TK 622TK 334 TK 154
TK 338
Tiền lương phải trả cho
CN trực tiếp sản xuất
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ
tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
Cuối kỳ kết chuyển
hoặc phân bổ chi phí
NCTT theo đối tượng
tập hợp chi phí
Trích trước tiền lương CN
nghỉ phép theo kế hoạch
TK 335
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú

3. Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC):
3.1 Nội dung, phương pháp hạch toán và tài khoản sử dụng:
a) Nội dung :
CPSXC là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng
sản xuất. CPSXC là loại chi phí tổng hợp gồm các khoản : Chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố đònh dùng ở phân xưởng, chi phí dòch vụ mua ngoài
và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng…
b) Phương pháp hạch toán:
CPSXC được tập hợp theo từng phân xướng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh
doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng mà tiến hành phân
bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí.
+ Nếu phân xưởng chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí
chung phát sinh ở phân xưởng được kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất sản
phẩm.
+ Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng
chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm ( Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng
loại sản phẩm ) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm
để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ, có thể sử dụng
các tiêu thức: tỉ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỉ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, tỉ lệ với chi phí trực tiếp ( gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT), tỉ lệ với số giờ
máy chạy, tỉ lệ với đơn vò nhiên liệu tiêu hao…
c) Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
- Bên Có : + Các khoản làm giảm CPSXC
+ Phân bổ và kết chuyển CPSXC vào tài khoản tính giá thành
( Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán chi tiết căn cứ vào sổ chi tiết, bảng thanh toán lương

các chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan để tập hợp chi phí.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 9 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
trong tháng
Tổng số đơn vò của các đối tượng được
phân bổ tính theo tiêu thức được chọn
Mức phân bổ
chi phí sản
xuất chung cho
từng đối tượng
=
Số đơn vò của
từng đối tượng
tính theo tiêu
thức được lựa
chọn
x
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
3.2 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ hạch toán tổng hợp
TK 632
Chi phí SX vượt CPBH
4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá
thành sản phẩm
4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm những chi phí có liên
quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được tập hợp vào bên Nợ của
các Tài khoản 621, 622, 627. Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đối tượng, kế
toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếp theo

từng đối tượng, còn đối với những chi phí không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối
tượng, kế toán phải tính phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 10 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
TK 111,112, 138
TK 627TK 334,338 TK 154
TK 214
TK 152,153,142
TK 111,112,331
Tiền lương NV phân
xưởng và các khoản trích
theo tiền lương
Kết chuyển CPSXC
Khấu hao TSCĐ ở phân
xưởng
Chi phí về vật liệu, CCDC
dùng ở phân xưởng
Các khoản giảm trừ CPSXC
Chi phí được thanh toán
bằng tiền (điện, nước…)
TK 133
VAT
TK 627TK 334,338 TK 154
TK 214
TK 152,153,142
TK 111,112,331
Tiền lương NV phân
xưởng và các khoản trích
theo tiền lương
Kết chuyển CPSXC

Khấu hao TSCĐ ở phân
xưởng
Chi phí về vật liệu, CCDC
dùng ở phân xưởng
Các khoản giảm trừ CPSXC
Chi phí được thanh toán
bằng tiền (điện, nước…)
TK 133
VAT
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
thích hợp. Đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang của tháng để làm căn cứ tính giá
thành sản phẩm hoàn thành.
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành sử dụng Tài
khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này phải mở chi tiết
theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành (nếu được).
Kết cấu của tài khoản 154 như sau:
- Số dư đầu kỳ : Phản ánh CPSX kinh doanh dở dang hiện có đầu kỳ.
- Số phát sinh bên Nợ : Tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ (Có TK 621, 622, 627 )
- Số phát sinh bên Có : + Các khoản giảm chi phí sản xuất kinh doanh
+ Gía thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
- Số dư cuối kỳ : Phản ánh CPSX kinh doanh dở dang hiện có cuối kỳ.
4.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang:
- Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc phải thực hiện trước khi xác đònh giá
thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản phẩm hoàn
thành và sản phẩm làm dở.
Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang
có ý nghóa quan trọng trong việc xác đònh chính xác giá thành sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm dở dang sử dụng các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào
loại hình sản xuất và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Các phương pháp phổ biến
thường được áp dụng bao gồm :

a) Đánh giá giá trò sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Phương pháp này thông thường được áp dụng trong những doanh nghiệp mà chi
phí NVLTT chiếm 1 tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Theo phương pháp này giá trò
sản phẩm làm dở cuối kỳ chỉ được tính theo 1 chi phí duy nhất là chi phí NVLTT
(Mang tính chất là đối tượng chế biến). Còn những khoản mục chi phí còn lại mang
tính chất là chi phí chế biến (622, 627) thì được tính hết cho sản phẩm hoàn thành.
b) Đánh giá giá trò sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này người ta dựa vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở
dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ về số lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức được xác đònh như sau:
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 11 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chi phí NVLTTT Chi phí NVLTT
SP dở đầu kỳ phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm Số lượng SP
hoàn thành dở cuối kỳ
Chi phí
NVLTT tính
cho sản phẩm
dở cuối kỳ
=
Số lượng sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
x
+
+
Chi phí NVLTTT Chi phí NVLTT
SP dở đầu kỳ phát sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm Số lượng SP

hoàn thành dở cuối kỳ
Chi phí
NVLTT tính
cho sản phẩm
dở cuối kỳ
=
Số lượng sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
x
+
+
Chi phí chế biến Chi phí chế biến
trong SP dở đầu kỳ phát sinh trong kỳ
Số lượng SP Số lượng SP Mức độ
hoàn thành dở cuối kỳ hoàn
thành
Các chi phí
chế biến
tính cho
sản phẩm
dở cuối kỳ
=
Mức
độ
hoàn
thành
x
Số lượng
sản phẩm

dở dang
cuối kỳ
x
+
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
c) Đánh giá giá trò sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Xét về mặt bản chất thì giống như phương pháp đánh giá giá trò sản phẩm dở
dang theo mức độ hoàn thành tương đương. Tuy nhiên ở đây để đơn giản người ta ước
tính mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50%.
Công thức tính như sau:
4.3 Tính giá thành sản phẩm:
a) Tính giá thành sản phẩm trong các DN có quy trình công nghệ giản đơn
Đối tượng tập hợp chi phí trùng hợp với đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên nếu
trong cùng 1 quy trình sản xuất đồng thời thu được nhiều thứ sản phẩm , trong trường
hợp này thì đối tượng tập hợp chi phí là chung cho 1 nhóm sản phẩm, đối tượng tính
giá thành là từng thứ sản phẩm trong nhóm và phương pháp tính giá thành là phương
pháp hệ số hoặc phương pháp tỉ lệ.
b) Tính giá thành trong các DN có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục
Trong những doanh nghiệp này thì toàn bộ quy trình sản xuất được chia thành
nhiều giai đoạn công nghệ tiến hành 1 cách liên tục kê tiếp nhau theo 1 trình tự nhất
đònh, sản phẩm hoàn thành của bước trước là đối tượng chế biến của bước tiếp theo.
Tuỳ theo trường hợp có cần tính giá thành của bán thành phẩm hay không mà
việc tính giá thành thành phẩm trong những doanh nghiệp này được thực hiện bằng
một trong 2 phương pháp:
* Tính giá thành sản phẩm có bán thành phẩm
Theo phương pháp này thì bán thành phẩm hoàn thành ở mỗi giai đoạn trung
gian cũng là đối tượng tính giá thành, các bán thành phẩm này là đối tượng chế biến
trong các bước tiếp theo ( Phương pháp này cung cấp thông tin tốt hơn)
Tính giá thành theo phương pháp có bán thành phẩm được thực hiện theo mô hình
như sau:

GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 12 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
+ x
Chi phí chế biến Chi phí chế biến
trong SP dở đầu kỳ phát sinh trong kỳ
Số lượng SP Số lượng SP
hoàn thành dở cuối kỳ
Các chi phí
chế biến
tính cho
sản phẩm
dở cuối kỳ
=
50%
x
Số lượng
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
x
50%
+
x+
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
+
* Phương pháp không có bán thành phẩm:
Theo phương pháp này thì bán thành phẩm hoàn thành ở các giai đoạn trung
gian không được tính giá thành. Cho nên việc tính toán chi phí ở từng giai đoạn được
tập trung cho thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn sau cùng.
Mô hình được phác hoạ như sau: (p dụng cho doanh nghiệp không có bán

thành phẩm bán ra ngoài).
* Tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Đây là những doanh nghiệp mà công việc sản xuất được tiến hành theo những
đơn đặt hàng đã ký kết trước với khách hàng (Những đơn vò hoạt động mang tính chất
xây lắp, xí nghiệp đông lạnh xuất khẩu, may mặc xuất khẩu).
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 13 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
NVLTT
Chi phí chế
biến giai đoạn
công nghệ1
Giá thành
thành phẩm
giai đoạn công
nghệ 1
Giá thành thành
phẩm giai đoạn
công nghệ 1
Giá thành thành
phẩm giai đoạn
công nghệ (n-1)
Chi phí chế biến
giai đoạn công
nghệ 2
Giá thành thành
phẩm giai đoạn
công nghệ 2
Chi phí chế biến
giai đoạn công
nghệ n

Giá thành thành
phẩm
+ + +
.
.
.
NVLTT giai đoạn công nghệ 1
tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến ở giai đoạn công
nghệ 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến ở giai đoạn công
nghệ 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến ở giai đoạn công
nghệ n tính cho thành phẩm
Giá thành
thành phẩm
……………………………………………………………
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
Trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, nếu đơn đặt
hàng được ký kết chỉ sản xuất 1 sản phẩm đơn nhất thì đối tượng tập hợp chi phí trùng
với đối tượng tính giá thành. Phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn:
Tuy nhiên trong trường hợp cùng một đơn đặt hàng nhưng sản xuất những loại sản
phẩm thì phương pháp tính giá thành sẽ là hệ số hoặc tỉ lệ tỉ lệ :
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang
và tính giá thành sản phẩm
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 14 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
TK 621 TK 154 TK 152
TK 155
TK 138, 334,821

TK 632
TK 627
TK 622
Chi phí
NVLTT
Chi phí
NCTT
CPSXC
Chi phí
được tính
vào giá vốn
Kết
chuyển
hoặc
phân
bổ chi
phí để
tính
giá
thành
Giá trò phế liệu thu hồi
Kết chuyển giá thành nhập
kho thành phẩm
Giá trò thiệt hại được bồi
thường hay tính vào chi phí
bất thường
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
PHẦN II:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BÌNH PHÚ

A. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH BÌNH PHÚ.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
CỦA CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành của Công ty:
Ngày 09 tháng 05 năm 2002. Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Đònh ký quyết đònh
và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 3502000162 về việc thành lập Công ty
TNHH Bình Phú . Cụ thể:
Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÌNH PHÚ.
Tên giao dòch : BINH PHU COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt : BIPHUCO.
Trụ sở chính : Lô 20 B – KCN Phú tài – P. Trần Quang Diệu –Quy Nhơn.
Tổng diện tích của Công ty :13.050 m
2
Trong đó: diện tích xây dựng chiếm 7.206 m
2
+ Đông giáp : đường nội bộ khu công nghiệp Phú Tài
+ Tây giáp : Hành lang kỷ thuật, rộng 10m
2
Điện thoại : 056 - 741226 - 741228 – 741035.
Fax : 056 – 741227.
Email :
Vốn điều lệ : 3.750.000.000 đồng (ba tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
Tài khoản tại :Ngân hàng Ngoại thương Qui Nhơn.
Số TK ngoại tệ : 0051370017040.
Số TK VND : 0051000017931.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Chế biến hàng nông lâm sản, hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu và tiêu thụ nội đòa.
2. Quá trình phát triển của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng doanh thu 33.803.472.914 42.587.938.935 63.647.000.000

2 Nộp ngân sách 14.644.322 19.578.433 27.573.118
3 Lợi nhuận sau thuế 142.063.245 266.679.307 266.679.307
4 Thu nhập bq lao động 1.200.000 1.200.000 1.200.000
5 Số lao động hàng năm 423 493 572
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
a. Chức năng của công ty:
Chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh mặt hàng gỗ tinh chế xuất khẩu
và tiêu thụ nội đòa nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống
cho người lao động.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 15 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
Khai thác triệt để và tận dụng mọi thế mạnh của đòa phương, đặc biệt là nguồn lao
động dồi dào ở đòa phương để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết
bò, vật tư để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế tỉnh nhà và đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân.
Nghiên cứu tiếp cận thò trường trong và ngoài nước, đàm phán, ký kết với nước
ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất khẩu, nhập khẩu tổng hợp.
Tổ chức hạch toán kinh doanh, thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng, thực
hiện nghóa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy đònh.
b. Nhiệm vụ của công ty:
- Thực hiện và ký hợp đồng theo đúng thời gian, tiến độ yêu cầu về chất lượng
và số lượng, luôn luôn coi trọng “chữ tín” đối với khách hàng.
- Nguồn vốn luôn được bảo tồn và phát triển, cần kiệm trong sản xuất kinh doanh,
làm ăn có lãi, đóng góp ngày càng cao ngân sách nhà nước.
- Đảm nhận việc làm, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao đời sống cho công nhân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách Nhà nước quy đònh, thực hiện
đầy đủ nghóa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Do mới ra đời nên không thể tránh khỏi
những khó khăn bỡ ngỡ, nhưng được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo trực tiếp của các

ban ngành liên quan, doanh nghiệp đã tiến hành triển khai những chiến lược kinh tế,
theo đề án sắp xếp lại thật gọn nhẹ, tuyển dụng lao động, công nhân lành nghề, cán
bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, có ý thức chấp hành kỷ luật cao, năng động
sáng tạo trong công việc, luôn chòu khó học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, áp
dụng thực tế vào công việc. Chính vì thế mà doanh nghiệp đã từng bùc hòa nhập vào
thò trường trong nước và nước ngoài, chủ động được trong sản xuất, mặt hàng sản xuất
ra đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt tạo uy tín cho doanh nghiệp và khách hàng .
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH
BÌNH PHÚ.
1. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm:
Công ty TNHH Bình Phú là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ
xuất khẩu. Do đó quy trình công nghệ sản xuất chế biến của doanh nghiệp đượïc thể
hiện qua sơ đồ sau :
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 16 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Gỗ tròn
nguyên liệu
Xẻ theo quy cách
sản xuất
Sấy gỗ
Ra phôi
Tinh chế
Lắp ráp
Nhúng dầu, phun
sơn
Kiểm tra chất lượng
sản phẩm
Đóng gói
Thành phẩm
Tiêu thụ

(1) (2) (3)
(4)
(5) (6)
(7)
(8)
(9)
(10) (11)
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
* Nhiệm vụ của từng công đoạn:
(1) Gỗ tròn nguyên liệu : có dạng bi tròn với nhiều kích thước khác nhau, nguyên
liệu chủ yếu dự trữ cho quá trình sản xuất, đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu.
(2) Xẻ theo quy cách sản xuất : tổ xẻ thực hiện xẻ theo đúng quy cách sản phẩm;
sau đó xẻ ra thành tấm, thường độ dày của tấm từ 5,4 cm trở xuống.
(3) Sấy gỗ : được thực hiện bởi 14 lò, 4 lò hơi và 10 lò sấy giúp cho sản phẩm
không bò chông vênh.
(4) Ra phôi : bao gồm chi tiết thẳng và chi tiết cong. Đối với chi tiết thẳng phải
qua khâu rong để được 4 mặt thẳng, mòn; còn chi tiết cong phải qua khâu vẽ, đònh
dạng để qua khâu lọng sẽ được cong theo hình vẽ.
(5) Tinh chế : được thực hiện với giàn máy cưa lọng, cưa đóa, máy bào 2 mặt,
máy tạo gờ chỉ, máy khoan lỗ, máy đục phôi sẽ được láng, mòn
(6) Lắp ráp : được thực hiện bởi tổ lắp ráp từ những chi tiết thô ráp lại thành sản
phẩm như : bàn, ghế
(7) Nhúng dầu, phun sơn : sản phẩm sau khi lắp ráp xong thì công nhân thực hiện
nhúng dầu phun sơn theo yêu cầu của khách hàng để sản phẩm có được màu sắc, độ bóng,
hoặc độ mờ bảo đảm bền, kéo dài thời gian khi ở những điều kiện thời tiết khác nhau.
(8) Kiểm tra chất lượng sản phẩm : đây là nhiệm vụ của tổ KCS (bộ phận kiểm
tra chất lượng sản phẩm). Nếu đúng chất lượng theo yêu cầu thì chuyển cho khâu
đóng gói, không đạt yêu cầu thì phải làm lại, khâu này phải kiểm tra từ khâu sơ chế,
tinh chế cho đến sản phẩm hoàn thành.
(9) Đóng gói : đây là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất và có sự giảm sát

của đại diện khách hàng
(10) Thành phẩm : sau khi kết thúc qui trình chế biến được kiểm nghiệm phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật, đây là giai đoạn sản phẩm đã hoàn thành để chuẩn bò cho tiêu thụ.
(11) Tiêu thụ : đây là giai đoạn cuối cùng của 1 chu kỳ sản xuất và giao hàng cho
khách hàng và khách hàng thanh toán tiền theo hợp đồng đã ký.
2. Tổ chức sản xuất ở Công ty TNHH Bình Phú.
* Sơ đồ tổ chức sản xuất.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 17 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận phụ trợ (lò sấy - CD)
Tổ
phôi
Tổ
lọng
Tổ
TuPy
Tổ chà
bo
Các tổ
lắp ráp
Các tổ
nguội
Tổ nhúng dầu,
đóng gói
CÔNG TY
Phân xưởng
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất.
+ Quản đốc : là người thực hiện công tác sản xuất ở phân xưởng theo kế hoạch

của Ban Giám đốc. Ngoài ra, là người điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh ở
phân xưởng theo đúng thời gian, tiến độ sx của đơn vò theo kế hoạch đề ra.
+ Bộ phận phụ trợ : là bộ phận làm việc vận chuyển gỗ đưa vào lò để sấy, luộc, bốc
xếp
+ Bộ phận sản xuất chính : là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, cũng là nơi có
số lượng lao động đông nhất của doanh nghiệp, gồm các tổ như : tổ phôi, tổ lọng, tổ
tupy, tổ chà bo, tổ lắp ráp, tổ nguội, tổ nhúng dầu, đóng gói… mỗi tổ đảm nhận một
công việc khác nhau, tạo thành một dây chuyền sản xuất liên hoàn để cho ra các sản
phẩm đồng bộ
III. ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY:
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Bình Phú:
2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phậnï:
Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo hướng trực tuyến, chức năng. Giám
đốc có quyền quyết đònh tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh với sự giúp sức của
một ban tham mưu gồm: một phó giám đốc và các phòng ban chức năng (như phòng
kế hoạch, kế toán…)
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Bình Phú bao gồm các bộ phận như sau :
+ Ban giám đốc : gồm có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.
+ Phòng kế hoạch : 1 trưởng phòng và 1 nhân viên.
+ Phòng kế toán tài vụ gồm có : 1 kế toán trưởng, 1 kế toán nguyên vật liệu, 1
kế toán tiền lương, kế toán vật tư và 1 thủ quỹ.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 18 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách sản xuất
Phòng
kế hoạch
Phòng kế
toán – tài vụ

Quản đốc phân xưởng
kiêm tổ trưởng tổ kỹ
thuật
Các tổ sản xuất Kho Tổ kỹ thuật
Bộ phận KCS
thống kê phân xưởng
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
+ Bộ phận quản đốc phân xưởng: gồm có 1 quản đốc phân xưởng kiêm tổ
trưởng kỹ thuật và 4 nhân viên kỹ thuật.
+ Các tổ sản xuất: gồm có tổ phôi, tổ lọng, tổ tupy, tổ chà bo, tổ lắp ráp, tổ
nguội, tổ nhúng dầu, đóng gói.
+ Kho: gồm có kho gỗ sản xuất và kho thành phẩm.
+ Tổ kỹ thuật : gồm có 1 kỹ thuật trưởng và 3 kỹ thuật viên.
+ Bộ phận KCS thống kê phân xưởng : là các nhân viên làm công tác kiểm tra
chất lượng sản phẩm khi sản xuất ra sản phẩm có đạt yêu cầu hay không.
3. Chức năng nhiệm vụ của từng người:
+ Giám đốc : là người lãnh đạo cao nhất và chòu trách nhiệm toàn bộ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật về quá trình điều hành quản lý
và sản xuất. Giám đốc có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương
pháp hợp lý nhất, phân công, bố trí nhiệm vụ cho từng phòng ban, tham khảo ý kiến
của các cán bộ phòng ban chức năng để giải quyết kòp thời các vấn đề có liên quan
đến Công ty mình.
+ Phó giám đốc : là người tổ chức công tác chỉ đạo kế hoạch về tiến độ sản xuất
cho từng bộ phận, bố trí và điều phối lao động cho hợp lý nhằm đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất, phó giám đốc đồng thời có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc giúp
xây dựng kế hoạch sản xuất. Phó giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo và nhân danh thay
giám đốc giải quyết công việc những lúc cần thiết.

+ Phòng kế hoạch : chòu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh từng năm cho công ty. Căn cứ vào những đơn đặt hàng và khâu tiêu
thụ để tham mưu cho ban giám đốc và lập kế hoạch sản xuất, xây dựng các mức tiêu
hao vật tư, đònh mức lao động tiền lương cho sản phẩm hoàn thành. Thống kê tổng
hợp khối lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, tính toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản xuất.
+ Phòng kế toán - tài vụ : có nhiệm vụ tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày, ngoài ra phải theo dõi về công tác tài chính, về tình hình thu chi,
xuất nhập tồn của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác, kòp thời. Phòng kế toán
tài vụ phải theo dõi và nắm được cụ thể giá trò tài sản cố đònh, số lượng giá trò nguyên
vật liệu tồn kho chưa dùng, theo dõi số lượng giá trò sản phẩm đã nhập kho, phản ánh
các nghiệp vụ tăng giảm, theo dõi các khoản thu chi của đơn vò mình với đơn vò bạn và
khách hàng, theo dõi các khoản phải thu phải trả, thanh toán nội bộ, tập hợp chi phí để
tính toán giá thành sản phẩm sau mỗi kỳ sản xuất kinh doanh.
IV. TỔ CHỨC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH BÌNH PHÚ.
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế
toán
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 19 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Kế toán trưởng
(kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán nguyên vật
liệu
Thủ quỹKế toán tiền lương
Kế toán
vật tư
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
+ Kế toán trưởng : là người có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ công tác

hạch toán trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò của kế toán trong công tác quản
lý, nên kế toán trưởng có vò trí rất quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng không chỉ là người tham mưu cho giám đốc mà còn là người kiến tạo,
giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán trưởng kiêm kế toán tổng
hợp, theo dõi tập hợp số liệu kế toán ở bộ phận kế toán chi tiết trong kỳ, ghi sổ cái,
tập hợp chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và tính giá thành, lập bảng cân đối tài khoản
và bảng cân đối kế toán. Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh
của đơn vò, trực tiếp giải trình báo cáo quyết toán với Công ty.
+ Kế toán nguyên vật liệu : là người theo dõi tình hình nguyên liệu, vật liệu, tập
hợp tất cả các chứng từ, tổng hợp, tính toán về tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong
sản xuất…
+ Kế toán tiền lương: có trách nhiệm theo dõi tính lương, phân bổ lương và các
khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân
+ Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn công cụ dụng cụ, vật tư các loại.
+ Thủ quỹ : là người làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt của đơn vò, thực hiện thu chi
tiền mặt theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vò.
2. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty:
Ở công ty, phòng kế toán sử dụng phần mềm kế toán máy nên để phù hợp với
trình độ nghiệp vụ kế toán cũng như đặc điểm về quy mô; tổ chức sản xuất kinh
doanh của Công ty, phòng kế toán của Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán
theo hình thức Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc trước hết phải được ghi chép theo trình tự thời gian
và theo quan hệ đối ứng tài khoản vào sổ Nhật ký; sau đó từ sổ Nhật ký ghi vào sổ
cái các tài khoản liên quan.
+ Sổ Nhật ký: có thể chỉ bao gồm 1 sổ Nhật ký chung hoặc gồm 1 sổ Nhật ký
chung và 1 số sổ Nhật ký đặc biệt (Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, ). Sổ Nhật ký
đặc biệt phản ánh riêng cho một số đối tượng chủ yếu, phát sinh nhiều, có tầm quan
trọng nhất đònh cần theo dõi riêng để cung cấp thông tin kòp thời cho quản lý; còn sổ
Nhật ký chung phản ánh chung cho các đối tượng còn lại

+ Sổ cái: trong hình thức Nhật ký chung, sổ cái được mở mỗi trang cho một tài
khoản. Căn cứ để ghi sổ cái là sổ Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt.
* Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau :
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 20 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú

Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào Nhật ký chung hoặc Nhật ký đặc
biệt theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Đồng thời những nghiệp vụ
liên quan đến đối tượng hạch toán chi tiết thì được ghi vào các sổ chi tiết liên quan.
Đònh kỳ, từ Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh
tế vào sổ cái theo các tài khoản liên quan.
Cuối kỳ căn cứ số liệu các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết và căn cứ vào sổ
cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với các tài
khoản tương ứng trên bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, từ bảng tổng
hợp chi tiết và bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các báo cáo tài chính.
B. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BÌNH PHÚ.
I. ĐỐI TƯNG, PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BÌNH PHÚ:
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 21 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ Nhật ký

chung
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ cái
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc đònh kỳ
Quan hệ đối chiếu
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm
Tính chất quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty là phức tạp, sản phẩm cuối
cùng nhận được trải qua quá trình sản xuất liên tục ở các bộ phận nhỏ chỉ thực hiện
nhiệm vụ sản xuất, do đó Công ty xác đònh đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng
loại sản phẩm.
1.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành ở Công ty là xác đònh cho từng loại sản phẩm gỗ tinh
chế hoàn thành.
2. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành ở đây là tính cho từng khâu công việc đã hoàn thành
nên phương pháp tính giá thành ở cty được dùng bằng phương pháp trực tiếp.
II. TẬP HP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT:
1. Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
1.1. Nội dung:
Nguyên vật liệu chính trong quá trình chế biến sản phẩm là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại. Tuy
nhiên, tùy theo từng loại sản phẩm mà nguyên liệu sử dụng là các loại gỗ khác nhau. Hiện
nay các mặt hàng doanh nghiệp đang sản xuất là các loại gỗ chò, dầu, gỗ teask,…

Nguyên vật liệu chính sản xuất ở đây là gỗ, do đó nó chiếm một tỷ trọng lớn
trong giá thành. Vì vậy công việc hạch toán đúng, đủ các khoản chi phí này là một
trong những cơ sở quan trọng để tính giá thành được chính xác.
1.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp, có liên quan đến từng đối tượng
tập hợp chi phí SX và đối tượng tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp.
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng
chòu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp.
*Tiêu chuẩn phân bổ như sau:
+Đối với chi phí nguyên liệu,vật liệu chính,bán thành phẩm mua ngoài thì phân
bổ theo: chi phí đònh mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
+Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu thì phân bổ theo: chi phí đònh mức, chi
phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
Để tính toán, tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu chính xác. Vì vậy kế toán
luôn kiểm tra số nguyên liệu đã lónh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trò phế
liệu thu hồi nếu có, để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
1.3. Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ mà hiện nay công ty đang sử dụng là: Phiếu xuất kho,bảng tổng
hợp xuất nguyên vật liệu chính,bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu phụ….
Các chứng từ sau đây thể hiện rõ số liệu cụ thể:
- Khi nhập gỗ tròn, gỗ xẻ kế toán căn cứ vào biên bản kiểm tra nhập gỗ tròn, gỗ
xẻ (trong đó gồm khối lượng, chất lượng và chủng loại gỗ) do thủ kho và người cung
cấp lập, kế toán nguyên vật liệu tiến hành tính toán và lập phiếu nhập kho.
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 22 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
Hàng ngày nếu có, căn cứ vào lệnh xuất kho do phòng kế hoạch lập, xuất kho
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.
Công ty TNHH Bình Phú
Lô B20 – Khu công nghiệp Phú Tài Số :

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 03 tháng 12 năm 2006
Nợ : 621
Có : 1521
Họ và tên người nhận hàng :
Đòa chỉ (bộ phận) : Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất : Xuất sản xuất
Xuất tại kho : Bình Phú
stt
Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm

số
ĐV
T
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01 Gỗ chò 003 m
3
15,4325 15,4325 4.640.000 71.606.800
Cộng 15,4325 15,4325 71.606.800
Ghi chú:.
Do đặc diểm sản xuất của công ty thường là sản xuất theo hợp đồng đặt hàng
của khách hàng, do đó Công ty có thể xác đònh được số lượng NVL cần thiết. Giá
nhập kho được tính theo giá bình quân gia quyền. Căn cứ vào lượng gỗ nhập kho từng

đợt, kế toán tiến hành vào sổ và tính giá xuất kho bình quân cho cả thời kỳ. Sau khi
nắm được số lượng sản phẩm cần sản xuất với mẫu mã cho trước, dựa trên cơ sở đó
bộ phận kỹ thuật lập nên những bảng kê chi tiết quy cách sản phẩm cho từng loại mặt
hàng. Đònh mức NVLC cho từng loại sản phẩm:
- Ghế xếp không tay C071: 1 cái tiêu hao hết 0,01947 m
3
NVLC
- Bàn chữ nhật Riviera T127:1 cái tiêu hao hết 0,03888 m
3
NVLC
- Bàn chữ nhật T167:1 cái tiêu hao hết 0,06300 m
3
NVLC
- Ghế băng 2 Riviera B025: 1 cái tiêu hao hết 0,06351 m
3
NVLC
BẢNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO
NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CHO TỪNG LOẠI SẢN PHẨM
Tháng 12 năm 2006
Đơn vò tính: m
3
STT Tên sản phẩm Số lượng Đònh mức tiêu
hao (m
3
)
Khối
lượng
01 Ghế xếp không tay C071 387 0,01947 7,53489
02 Bàn chữ nhật Riviera
T127

382 0,03888 14,85216
03 Bàn chữ nhật T167 260 0,06300 16,3800
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 23 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
04 Ghế băng 2 Riviera B025 185 0,06351 11,74935
Tổng cộng 50,5164
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính như sau :
BẢNG TẬP HP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
Tháng 12 năm 2006
Đơn vò tính: đồng
stt Tên sản phẩm
Số
lượng
Khối
lượng Thành tiền
A Sản phẩm hoàn thành 50,5164 234.396.096
01 Ghế xếp không tay C071 387 7,53489 34.961.890
02 Bàn chữ nhật Riviera
T127
382 14,85216 68.914.022
03 Bàn chữ nhật T167 260 16,3800 76.003.200
04 Ghế băng 2 Riviera B025 185 11,74935 54.516.984
B Sản phẩm dở dang 8,3498 38.743.072
Căn cứ số liệu kiểm kê tháng trước ta có được khối lượng nguyên vật liệu chính
dở dang đầu tháng 12 năm 2006 như sau:
- Khối lượng nguyên vật liệu chính : 2,8441 m
3
- Giá trò nguyên vật liệu chính: 2,8441 x 4.640.000 = 13.196.624 đồng.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng loại sản

phẩm thì được bộ phận kế toán hạch toán trực tiếp vào chi phí cho từng loại sản phẩm
đó. Còn những vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều sản phẩm không thể tổ chức
hạch toán riêng thì được bộ phận kế toán hạch toán vào tài khoản 627- "chi phí sản
xuất chung" để từ đó phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Tiêu thức phân bổ chi
phí sản xuất chung được bộ phận kế toán sử dụng đó là phân bổ theo đònh mức tiêu
hao nguyên vật liệu chính cho từng loại sản phẩm.
Ngoài nguyên vật liệu chính, Công ty còn sử dụng vật liệu phụ vào sản xuất sản
phẩm. Vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm ở Công ty có rất nhiều loại như : ốc vít,
đinh, sơn, keo, giấy nhám… và được phản ánh trên tài khoản chi tiết 1522 “Vật liệu
phụ”. Giá trò của vật liệu phụ để tham gia vào sản xuất sản phẩm, Công ty không để
số lượng tồn kho quá nhiều.
Căn cứ vào số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho hay bảng kê mua vật liệu phụ
kế toán lập bảng kê xuất xuất vật liệu phụ như sau :
BẢNG KÊ XUẤT VẬT LIỆU PHỤ Biểu : ………
Số : …………
Tháng 12 năm 2006 Nợ : 621
Có : 1522
ST
T
Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 24 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.
Chuyên đề tốt nghiệp : Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Bình Phú
01 Keo 502 Lọ 412 3.000 1.236.000
02 Giấy nhám cuộn Cuộn 40 53.000 2.120.000
03 Băng keo dán thùng Cuộn 150 10.000 1.500.000
04 Keo trít, bột trít Lít 69 30.000 2.070.000
05 Sealer Kg 75 21.700 1.627.500
06 Bulông các loại Bộ 312 800 249.600
07 Giấy nhám toa Tờ 512 2.600 1.331.200

08 Giấy nhám chì Tờ 108 52.000 5.616.000
09 Keo sữa Kg 57 34.500 1.966.500
10 Keo con chó trung Lon 112 3.500 392.000
11 Phấn viết Hộp 4 3.000 12.000
12 Vải lau dầu Kg 21 6.000 126.000
13 Bút chì Cây 130 1.000 130.000
14 Đinh bắn súng Hộp 23 40.000 920.000
15 Bao bì các loại Cái 1.575 16.500 25.987.500
16 Dầu Lít 119 2.500 297.500
Tổng cộng 44.832.070
Chi phí vật liệu phụ được phân bổ cho các sản phẩm theo đònh mức NVLC.
BẢNG TẬP HP CHI PHÍ VẬT LIỆU PHỤ
Tháng 12 năm 2006
Đơn vò tính: đồng
TT Tên sản phẩm Khối lượng Thành tiền
01 Ghế xếp không tay C071 7,53489 6.798.513
02 Bàn chữ nhật Riviera
T127
14,85216 15.182.678
03 Bàn chữ nhật T167 16,3800 12.567.120
04 Ghế băng 2 Riviera B025 11,74935 10.283.759
05 Tổng cộng 50,5164 44.832.070
Sau khi tính toán được chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ thì
bộ phận kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu như sau :
BẢNG TẬP HP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU
TRỰC TIẾP CHO TỪNG SẢN PHẨM
Tháng 12 năm 2006
Đơn vò tính: đồng
stt Tên sản phẩm
ĐV

Số
Khối lượng Thành tiền Trong đó
NVL chính NVL phụ
01 Ghế xếp không tay C071 m
3
387 7,53489 41.760.403 34.961.890 6.798.513
02 Bàn chữ nhật Riviera T127 m
3
382 14,85216 84.096.700 68.914.022 15.182.678
03 Bàn chữ nhật T167 m
3
260 16,3800 88.570.320 76.003.200 12.567.120
04 Ghế băng 2 Riviera B025 m
3
185 11,74935 64.800.743 54.516.984 10.283.759
GVHD: Trần Thò Cẩm Thanh
- 25 - SVTH: Lê Thò Lan Anh.

×