Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

đặc điểm khu hệ và cấu trúc thành phần loài, quần xã động vật đáy khu bảo tồn biển phú quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 63 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
O0O
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI,
TRỮ LƯỢNG QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM KHU BẢO
TỒN BIỂN PHÚ QUÝ
Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An
KS. Hoàng Đình Chiều
Viện Nghiên cứu Hải sản
Dự án:
Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình Thuận
Chủ dự án:
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cơ quan thực hiện:
Viện Nghiên cứu Hải sản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
O0O
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI,
QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT ĐÁY KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUÝ
Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An
KS. Hoàng Đình Chiều
KS. Đỗ Anh Duy
Viện Nghiên cứu Hải sản
Dự án:
Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình
Thuận


Chủ dự án:
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cơ quan thực hiện:
Viện Nghiên cứu Hải sản
HẢI PHÒNG, 12/2010
HẢI PHÒNG, 12/2010
MỤC LỤC
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại vùng rạn 13
5. Tác động của con người lên hệ sinh thái động vật đáy 42
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
Rạn san hô là một hệ sinh thái điển hình và quan trọng nhất trong các hệ
sinh thái biển đảo, rạn san hô được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng lãnh
thổ nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rạn san hô trên toàn thế giới có khoảng
6 x 10
5
km
2
, và chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt trái đất (Smith, 1978). Rạn
san hô tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới
và có ý nghĩa thật sự quan trọng đối với cộng đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng
ven biển, trong phương diện bảo tồn đất đai và phục vụ cuộc sống con người (Võ
Sỹ Tuấn, 2003). Việt Nam có khoảng 1.100km
2
, trong đó 45% diện tích độ phủ
rạn là san hô sống. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội, du lịch đang và sẽ là hướng phát triển trọng tâm. Hệ sinh thái rạn san hô là
điều kiện tốt để cho nhiều loài sinh trưởng và phát triển. Trong đó, nhóm động vật
đáy cỡ lớn luôn chiếm đa số cả về thành phần loài, số lượng cũng như sinh khối.

Động vật đáy trong hệ sinh thái biển đảo là một trong những nguồn thực
phẩm có chấp lượng cung cấp trực tiếp cho con người, giá trị thương mại, du lịch
phục vụ cho chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu và cả trong y học như các loài hải
sâm, bào ngư Hiện nay, những nghiên cứu về động vật đáy đã được tiến hành
2
nghiên cứu trên nhiều quy mô khác nhau, trên nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt
là tiến hành nghiên cứu trên đối tượng có giá trị kinh tế, có sản lượng khai thác
cao, trong đó chủ yếu là nhóm động vật đáy cỡ lớn vùng ven bờ, như một số loài
hải sâm, một vài loài giáp xác, cá, một số động vật hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu động vật đáy cỡ lớn tại các hệ sinh thái vùng
biển đảo còn rất ít hoặc đang tập trung tại các viện nghiên cứu trên cả nước chưa
được công bố rộng rãi, các nghiên cứu còn mang tính khái quát, tổng hợp chưa đi
vào từng nhóm đối tượng. Các thông tin không theo hệ thống và nhiều thông tin
còn thiếu trong quá trình thu thập, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quy
hoạch, bảo vệ các giá trị đa dạng loài phân bố và giá trị kinh tế với mục tiêu bảo
tồn và khai thác nguồn lợi lâu dài, bền vững.
Nguồn lợi sinh vật biển đang bị khai thác ở mọi lúc, mọi nơi tại các vùng
ven bờ, ven đảo. Nhiều loài có giá trị cao như tôm hùm, hải sâm, bào ngư… là
nhóm loài tập trung ở những vùng nước nông ven đảo đặc biệt là trong các rạn san
hô đang bị khai thác triệt để, vùng rong cỏ biển, vùng triều. Khả năng khai thác và
đánh bắt quá mức trong các hệ sinh thái làm cho các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ
sinh thái san hô đang có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến các loài sinh
sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, là mối đe dạo lớn cho nhiều loài sinh vật
biển.
Báo cáo này dựa xác định các đặc trưng cơ bản về thành phần loài, đặc
điểm phân bố, mật độ và khối lượng của động vật đáy trên rạn san hô vùng biển
ven đảo Phú Quý làm cơ sở cho công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học rạn san hô
phục vụ nghiên cứu, du lịch cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu
về nhóm động vật đáy.
3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Việt Nam
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công trình
nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74 công trình
nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu đó là
của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết giữa Việt Nam - Trung
Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình nghiên cứu của, C. Dawydoff từ
năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và đội điều tra Việt-Trung từ năm 1959 -1962
đã có những đóng góp đáng kể trong kết quả chung về thành phần khu hệ động vật
đáy biển Việt Nam. Tác giả đã thống kê được 6377 loài động vật đáy ở biển Việt
Nam trong đó có 1064 loài chưa được công bố và 667 loài chưa xác định được.
Trong số các loài trên có 925 loài được công bố mô tả, số còn lại 4388 loài được
công bố danh mục. Trong số các loài công bố có một giống mới, 372 loài mới và
một dạng mới. Cụ thể của từng ngành, lớp được trình bày dưới đây:
- Ngành Hải miên: có 160 loài, trong đó có 18 loài chưa xác định, 123 loài
công bố danh mục, 28 loài công bố mô tả, 9 loài chưa công bố và có 8 loài mới
được tổng hợp từ 5 công trình của Dawydoff, Lévi, Gurjanova và Trần Ngọc Lợi.
4
- Ngành Ruột khoang: có 714 loài, trong đó có 32 loài mới, một dạng mới, 33
loài chưa xác định, 547 loài công bố danh mục, 114 loài công bố mô tả và 23 loài
chưa công bố được tổng hợp trong tổng số 15 công trình của Dawydoff, Hickson,
Leloup, Pax và Muller, Trần ngọc lợi, Viện nghiên cứu biển nay là Viện nghiên
cứu Hải Sản.
- Ngành giun vòi: có 10 loài công bố danh mục trong đó có một loài chưa
xác định được tổng hợp từ 2 công trình của Dawydoff và Gurjanova.
- Ngành giun đốt: Lớp giun nhiều tơ: có 743 loài trong đó có 1 giống mới
và 45 loài mới, 135 loài chưa xác định, 488 loài công bố danh mục, 176 loài công
bố mô tả và 79 loài chưa công bố trong tổng số 15 công trình nghiên cứu của
Dawydoff, Fauchald, Fauvel, Gallardo, Gurjanova, Sérène, Strelzov, Uschakov,
Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Viện nghiên cứu biển

- Ngành Sipunculida: có 32 loài, trong đó có 5 loài chưa xác định, 21 loài
công bố danh mục, 11 loài công bố mô tả, trong tổng cộng 6 công trình của
Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.
- Ngành Uchiuria: có 6 loài công bố danh mục, 2 loài chưa xác định, được
tổng hợp trong 3 công trình của Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi
- Ngành động vật hình rêu: có 100 loài được công bố danh mục, trong đó có
10 loài chưa xác định, có 4 loài mới, được tổng hợp trong 3 công trình của
Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.
- Ngành tay cuộn: có 6 loài công bố danh mục, được tổng hợp từ 2 công
trình của Dawydoff và Sérène.
- Ngành thân mềm: có 2523 loài trong đó có 154 loài chưa xác định, 1632
loài công bố danh mục, 308 loài công bố mô tả, 583 loài chưa công bố, trong số
loài công bố có 200 loài mới được tổng hợp từ 19 công trình nghiên cứu của
Bavay, Dautzenberf & Fischer, Marche-Marchard, Risbec, Robson, Saurin,
Sérène Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền, Viện
Nghiên cứu biển.
5
- Ngành chân khớp, lớp giáp xác: có 1647 loài trong đó có 264 loài chưa
xác định, 1044 loài công bố danh mục, 248 loài công bố mô tả, có 38 loài mới và
355 loài chưa công bố, được tổng hợp từ 46 công trình của Boschma, Fize, Pize &
Sérène, Forest, Gravier, Dawydoff, Gurjanova, Monod, Starobogatov, Tiwari,
Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền, Viện Nghiên cứu
biển.
- Ngành da gai: có 384 loài có 39 loài chưa xác định, 359 loài công bố danh
mục, 10 loài công bố mô tả, 15 loài chưa công bố được tổng hợp trong 8 công
trình của Sérène, Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền,
Viện Nghiên cứu biển, Dawydoff
- Ngành Hemichordata: có 6 loài công bố danh mục, có 2 loài chưa xác
định, được tổng hợp từ công trình của Dawydoff
- Ngành Chordata: có 46 loài công bố danh mục, 1 loài chưa xác định, được

tổng hợp từ 4 công trình của Sérène, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung,
Gurjanova, Dawydoff.
Bảng 1: Tổng hợp thành phần loài của ngành, lớp động vật đáy đã công bố
S
T
T
Ngành
Tổn
g số
loài
Số
loài
chưa
công
bố
Số
loài
công
bố
danh
mục
Số
loài
công
bố

tả
Số
loài
chưa

xác
định
Số
công
trình
nghiên
cứu
Các loài mới
Dạng
mới
Giốn
g mới
Loài
mới
1
Ngành Hải
miên
160 9 123 28 18 5 8
2
Ngành Ruột
khoang
714 23 547 114 33 15 1 32
3
Ngành Giun
vũi
10 10 1 2
4
Ngành Giun
đốt, lớp Giun
nhiều tơ

743 79 488 176 79 15 1 45
5
Ngành
Sipunculida
32 21 11 5 6
6 Ngành 6 6 2 3
6
Echiuria
7
Ngành động
vật hình rêu
100 100 10 3 4
8
Ngành tay
cuộn
6 6 2
9
Ngành chân
khớp, lớp
giáp xác
1467 355 1044 248 264 46 38
1
0
Ngành thân
mềm
2523 583 1632 308 154 19 200
1
1
Ngành da gai 384 15 359 10 39 8
1

2
Ngành
Hemichordat
a
6 6 2 1
1
3
Ngành
Chordata
46 46 1 4
Nguồn: (Nguyễn Văn Chung và nnk, 1978)
Tóm lại có thể thấy 6377 loài được thống kê từ 77 công trình là một con số
lớn so với những điều kiện nghiên cứu trước và nó chủ yếu được tiến hành bởi các
nhà nghiên cứu nước ngoài trong đó tiêu biểu là các tác giả Sérène, Dawydoff,
Gurjanova và một sô nhà nghiên cứu trong nước tiêu biểu như Nguyễn Văn
Chung, Trần Ngọc Lợi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như
tập chung ở vùng triều và vùng ven bờ của một số địa phương riêng lẻ, phạm vi
hẹp và chỉ có ba cuộc điều tra trên quy mô lớn như tàu De lanessan (1929 - 1931),
đội điều tra Việt – Trung (1959-1960, 1962) và Việt – Xô (1960 – 1961). Mặt
khác, bên cạnh những ngành, lớp được các chuyên gia tập chung nghiên cứu nhiều
nên số loài phát hiện nhiều như thâm mềm (2523 loài), giáp xác (1647 loài), giun
nhiều tơ (743 loài), còn nhiều ngành, lớp chưa được nghiên cứu nhiều như hải
miên, ruột khoang, da gai…và trong đó chỉ có hai vùng biển được nghiên cứu
nhiều đó là vịnh Nha Trang và vịnh Bắc Bộ. Hơn nữa các công trình trên được
nghiên cứu tổng hợp nhiều đối tượng cho toàn vùng biển Việt Nam và chủ yếu sử
dụng phương pháp thu mẫu điểm bằng gầu Petersen chỉ tính được lượng sinh vật
7
đáy cỡ nhỏ, trong đó giun nhiều tơ chiếm số lượng chính về mật độ phân bố của
sinh vật đáy.
Nguyễn Văn Chung, 1994. Tác giả lại tổng hợp các công trình nghiên cứu

về động vật đáy tại vung biển việt nam, nhưng chủ yếu là về mặt phân bố của các
loài. Tác giả đã tổng hợp từ hơn 100 báo cáo của các tác giả và công trình như:
Nhiều tác giả như Dawydoff,C., Serene, R., Gurjanova E.F. và đội điều tra Việt-
Trung (hợp tác Việt Trung điều tra vịnh Bắc Bộ) đã có nhiều công trình nghiên
cứu đóng góp vào nghiên cứu thành phần loài sinh vật đáy biển Việt Nam. Về
nghiên cứu sinh thái khu hệ ĐVĐ dưới triều, kết quả điều tra tổng hợp vịnh Bắc
Bộ do hợp tác Việt Trung (1959 – 1960 và 1962), và Việt Xô (1960 -1961), đã
giới thiệu về thành phần loài, phân bố, sinh vật lượng và các đặc điểm khu hệ
động vật đáy vịnh Bắc bộ từ độ sâu hớn hơn 20 m. Năm 1962-1964, Tổng cục
Thuỷ Sản đã tiến hành điều tra bổ sung sinh vật đáy vùng gần bờ Tây vịnh Bắc bộ.
Năm 1974, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Xuân Dục… đã “điều tra sinh vật đáy
ven bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng” ở độ sâu không quá 30m với mục đích góp
phần hoàn thiện khu hệ sinh vật đáy vịnh Bắc Bộ. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn
Hổ và ctv đã điều tra khu hệ sinh vật đáy vịnh Bình Giang-Nha Trang (1978) và
vùng biển Thuận Hải-Minh Hải (1981). Năm 1981-1985, trong chương trình hợp
tác Việt-Xô nghiên cứu hệ sinh thái ven biển nam Việt Nam, tác giả đã đi sâu về
quần xã sinh vật đáy trên đáy mền. Trong chương trình nghiên cứu biển 1986-
1990, trên cơ sở kết qủa đã nghiên cứu bao gồm số liệu đã thu được về sinh vật
đáy trên tàu Biển Đông (1979-1980) ở vùng biển Nam Việt Nam, cùng với kết quả
mới thu được, các tác giả Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ và ctv đã tiến hành
nghiên cứu tổng hợp, góp phần hoàn chỉnh khu hệ sinh vật đáy toàn vùng biển
Việt Nam.
Tổng số loài đã phát hiện dược cho thấy thành phần loài phân bố của động
vật đáy trên vùng biển Việt Nam như sau:
- Ở vịnh Bắc Bộ (từ vĩ độ 170 trở ra) số loài chiếm khoảng 20%.
8
- Ở biển miền Trung và Nam Bộ (từ vĩ độ 170 trở vào) số loài chiếm
khoảng 50%.
- Số loài phát hiện được ở cả 3 vùng chiếm khoảng 30%.
- Thành phần loài ở biển miền Trung và phía Nam không khác biệt mấy và

có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam. Thành phần loài có nguồn gốc và đặc tính
phân bố địa lý rộng ở hầu khắp các vùng biển thế giới, ngoại trừ một số ít loài
phân bố toàn cầu (Cosmopolite), có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống,
còn lại phần lớn số loài chỉ phân bố rộng ở vùng nhiệt đới ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương.
Đặc điểm phân bố của một số nhóm động vật đáy chính tại vùng biển Việt
Nam như sau:
Phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta)
Nhóm giun nhiều tơ chiếm vị trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy
biển Việt Nam, tuy thành phần loài không nhiều như thân mền và giáp xác, nhưng
đã phát hiện được khoảng 700 loài. Trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều
như họ Aphroditidae, Nereidae, Eunicidae, syllidae, Terebellidae, Capitellidae,
Nephtyidae… Phần lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn nhuyễn,
cá biệt có loài sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài
sống trong các tầng san hô chết. Sự phân bố của giun nhiều tơ khác hẳn với thân
mềm, giáp xác và da gai. Nhiều loài giun nhiều tơ phân bố rất rộng trong đó có
một số loài có phân bố toàn cầu như Terebellides stroemi, Sternaspis scutata,
Nephtys dibranchis…hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình
Dương như Marphysa stragulum, Chloeia, Panthalis melanonotus. Ở biển Việt
Nam ngoài các loài phân bố rộng như đã nói ở trên, từng vùng biển có thành phần
loài đặc trưng khác nhau:
- Ở vịnh Bắc bộ đã phát hiện khoảng 300 loài, các loài đặc trưng là
Phyllidoce castanea, Eunice tubofex, Notomastus latericeus, Glycera riuxii…
9
- Ở ven biển miền Trung đã phát hiện gần 400 loài, các loài đặc trưng là
Amphinome rostrata, Glycera alba, Glycera capitata, Prionospio malayensis,
Sthenolepis japonica
- Vùng biển miền Nam đã phát hiện được 200 loài, các loài đặc trưng là
Micronephtys sphaerocirrata, Thalenessa trpica, Onuphis eremita, Aglaophmus
orientalis

Phân bố của thân mềm (Mollusca)
Động vật thân mềm có thành phần loài nhiều nhất trong các nhóm động vật
đáy, đến nay đã phát hiện được gần 2500 loài thuộc 163 họ, trong đó một số họ có
số loài tương đối nhiều như: Pyramidellidae, Veneridae, Conidae, Muricidae,
Cypraeidae, Nassidae, Pectinidae, Arcudae…Thân mềm phân bố hầu hết ở các
loại chất đáy, từ đá tảng ven biển đến vùng bùn nhuyễn có độ sâu vài chục mét.
Phân bố trên mặt rộng cũng có sự khác nhau ở từng vùng biển:
- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được gần 1000 loài, các loài thường gặp là
Distorsio reticulata, Bursa rana, Murex tiapa, Amussium pheuronectes, Drupa
margariticola, Turricula tuberculata, Angulus vestalis…
- Biển miền Trung thành phần loài thân mền rất phong phú, đã phát hiện
được gần 1500 loài, các giống loài thường gặp là: sò (Arca), hầu (Ostrea),
Cardium pulcherum, Cerithium kochi, Natica chilensis, Surcula tuberculata,
Tellina radiata, Terebellum terebellum, Pinna vexillum, P. nigra, Trai tai tượng
(Tridacna squamosa, T. crocea), ốc đụn (Trechus niloticus, Tectus pyramis)…
- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được khoảng 500 loài các loài thường
gặp là Turbo bruneus, Nerita albicilla, Thais acleata, Arca antiquata, Chlampys
nobilis, Strombus succinctus.
Phân bố của giáp xác (Crustacea)
Động vật giáp xác có số loài và số lượng cá thể tương đối nhiều, đặc biệt
trong mẫu kéo lưới động vật đáy, đây là một đặc trưng của khu hệ sinh vật đáy
vùng biển nhiệt đới. Đến nay đã xác định được khoảng 1500 loài thuộc 70 họ,
10
trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều như: Xanthidae, Gonoplacidae,
Leucosidae, Portunidae, Ocypodidae, Majidae, Penaeidae.
- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được hơn 500 loài, ngoài các loài trên, các
loài sau đây cũng thường gặp ở vùng biển này: Parapenaeopsis tenella,
Chasmocarcinops gelasimoides, Charybdis truncata, Scalopidia spinoisipes,
Leucosia unidentata…
- Vùng biển miền Trung đã phát hiện được khoảng 700 loài trong đó các

loài điển hình như Penaeus monodon, P. semisulcatus, P. latisulcatus,
Macrophthalmus nudus, Panulirus ornatus, P.homarus, P. longipes, P.
stimpsoni…
- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được gần 500 loài, ngoài một số loài có
giá trị kinh tế trong họ tôm he, cua bơi và tôm hùm, còn có các loài thường gặp
khác như: Actumnus spuamosus, Cryptosoma granulosa, Chasmocarcinops
gelasimoides, Myra fugax, Myrodes eudactylus.
Phân bố của Da gai (Echinoderm)
Động vật da gai có số loài ít nhất trong số 4 nhóm động vật đáy, chủ yếu
sống ở biển. Đến nay đã phát hiện được khoảng 350 loài thuộc 58 họ, trong đó
một số họ có số loài tương đối nhiều như: Comasteridae, Holothuriaidae,
Cucumariidae, Amphiuridae…Các loài thường gặp trên vùng triều và dưới triều có
nền đáy cứng (cát và san hô chết) là hải sâm (họ Holothuridae), sao biển và cầu
gai cỡ lớn. Trong san hô chết thường có các loài đuôi rắn họ Ophiothrichidae và
Ophiactidae…
- Ở miền trung đã phát hiện hơn 200 loài, các loài thường gặp là Laganum
decagonale, Ophiura pteracantha, Leptopentacta tyica, Luidia prionota,
Astropecten velitaris, Clypeaster reticulatus, Ophiothela danae…
- Vùng biển phía Nam ít hơn, khoảng gần 100 loài, thường gặp có các loài
Ophiactis savignyi, Pentacta anceps, Holothuria spinifera, Echinodiscus auritus,
Lobenia elongata, Peeinella lesueuri…
11
Phân bố sinh vật lượng của vùng biển Việt Nam cho thấy: Tổng sinh vật
lượng bình quân biển Việt Nam là 6,35 g/m
2
và 9,4 cá thể/m
2
. Nếu so sánh với khu
vực thềm lục địa của vùng biển ôn đới phía Bắc, sinh vật lượng sinh vật đáy biển
Việt Nam khá thấp. Do điều kiện môi trường và chất đáy khác nhau nên sự phân

bố sinh vật lượng không đều, biểu hiện các đặc điểm sau:
- Ở vịnh Bắc Bộ, sinh vật lượng trung bình là 8,51 g/m
2
và 70,76 cá thể/m
2
,
trong đó da gai và giáp xác chiếm ưu thế về khối lượng, còn mật độ do giáp xác và
giun nhiều tơ. Sự phân bố của khối lượng sinh vật trong vùng biển rất khác nhau.
Vùng có khối lượng bình quân cao trên 15 g/m
2
phân bố ở phía Bắc, Đông Vịnh, phía
Tây đảo Bạch Long Vỹ và một khu nhỏ ven biển Bình Trị Thiên. Vùng phía Tây đảo
Bạch Long Vỹ có chất đáy cát, các loài cá lưỡng tiêm (Branchiostoma belcheri và
Asymmetron cultellum) chiếm ưu thế tuyệt đối. Vùng ven bờ phía Tây Vịnh, khối
lượng sinh vật cũng tương đối cao, gần 10 g/m
2
, trong đó giáp xác chiếm ưu thế như
các loài Chasmocarcinops gelasimoides, Typhlocarcinus nudeu, ngoài ra loài giáp
xác đuôi lệch Upogobia sp. và những loài cua nhỏ khác cũng có khối lượng khá cao.
- Vùng có mật độ cao (trên 100 cá thể/m
2
) có xu thế trùng với vùng có khối
lượng cao, bao gồm vùng phía Bắc Vịnh vùng đảo Bạch Long Vỹ và vùng ven bờ
Nghệ Tĩnh, đặc biệt vùng Bạch Long Vỹ có trạm đạt tới 700 cá thể/m
2
. Nhiều kết
quả điều tra vùng sát bờ Tây vịnh Bắc Bộ ở độ sâu không quá 20m đều cho thấy
khối lượng sinh vật tương đối cao (trên 10g/m
2
).

- Ở vùng biển miền Trung (Đà Nẵng - Phan Rang) do độ dốc lớn, cách bờ
không xa đã có độ sâu rất lớn, nên sinh vật lượng nhìn chung thấp. Vùng có sinh vật
lượng dưới 1,00 g/m
2
và 50 cá thể/m
2
chiếm phần lớn diện tích. Tuy vậy ở vùng sát bờ
hoặc vũng vịnh lượng sinh vật cao hơn như ở vịnh Bình Giang - Nha Trang (5,19 g/m
2
và 191,6 cá thể/m
2
) và vịnh Văn Phong-Bến Gỏi (30,54 g/m
2
và 191,6 cá thể/m
2
).
- Ở vùng biển phía Nam (từ Phan Rang trở vào) có sinh vật lượng bình
quân là 4,05 g/m
2
và 131,09 cá thể/m
2
. Khối lượng thấp hơn, nhưng mật độ lại cao
hơn so với vịnh Bắc bộ, bởi lẽ trong thành phần định lượng hai nhóm có kích
thước nhỏ là giáp xác và giun nhiều tơ chiếm ưu thế.
12
Bảng 2: Sinh vật lượng bình quân ở một số vùng điều tra
Vùng biển
Thời gian điều
tra
Khối lượng

bình quân
(g/m
2
)
Mật độ bình
quân (cá
thể/m
2
)
Vùng
khơi trên
20 m
Vịnh bắc bộ 1959 – 1974 8,51 70,76
Biển miền Trung 1979 – 1986 0,24 4,79
Biển phía Nam 1977 – 1985 4,05 131,09
Vùng sát
bờ
Ven biển Quảng
Ninh Hải –
Phòng
1971 – 1972 20,71 139,20
Vịnh Nha Trang
– Văn Phong
1976 – 1985 17,90 165,61
Bảng 3: Sinh vật lượng bình quân của một số nhóm sinh vật đáy chủ yếu
Vùng biển
Thuận Hải –
Minh Hải
(1979 – 1980)
Nha Trang –

Văn Phong
(1976 – 1985)
Vịnh Bắc bộ
(1959 – 1962)
Quảng Ninh –
Hải Phòng
(1971 – 1972)
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m
2
Giun nhiều tơ
0,94 159,90 0,89 62,58 1,13 30,60 1,24 50,10
Thâm mềm

2,80 16,80 5,29 29,53 1,25 4,60 10,70 20,90
Giáp xác
1,41 199,30 1,83 43,90 3,00 46,50 2,61 43,80
Da gai
3,13 14,30 9,14 18,28 3,21 9,40 2,14 12,50
Loại khác
0,23 10,60 0,75 11,32 2,44 12,40 3,99 12,10
Tổng số
8,50 401,20 17,90 165,61 11,03 103,20 20,71 139,40
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại vùng rạn
Nghiên cứu về động vật đáy đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến
hành rất nhiều trên phạm vi cả nước và trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên
các nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn san hô tại các đảo còn
ít được tiển hành nghiên cứu và nhất là phương pháp nghiên cứu lặn có khí tài thì
ít được thực hiện hơn. Các nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn
san hô chỉ mới được các nhà nghiên cứu Miền Nam thực hiện, mà trong đó chủ
yếu là do Viện hải dương học Nha Trang thực hiện. Trong các nhà nghiên cứu của
Viện hải dương học Nha Trang có tác giả Đào Tấn Hổ là tác giả có nhiều công
trình nghiên cứu về nhóm động vật đáy cỡ lớn trên vùng rạn và tập chung là nhóm
động vật da gai. Hơn nữa phương pháp tác giả tiến hành cũng trùng với phương
13
pháp mà nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện. Đây là một thuận lợi cho quá trình
so sánh về mặt thời gian. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ thực hiện tại các đảo phía
Nam như Côn Đảo và Phú Quốc còn các đảo Bạch long Vỹ và Cồn Cỏ thì chưa
được tiến hành nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến
đó là công trình nghiên cứu Sơ bộ nghiên cứu động vật da gai ở vùn đảo Thổ Chu,
Phú Quốc, 1992 ; Thành phần loài động vật da gai ở vùng biển Côn Đảo, 1996; và
tác giả và cộng tác viên đã cho xuất bản 2 tập danh mục động vật da gai vùng biển
Việt Nam, 1994.
Oyvind Fjukmoen, 2006, nghiên cứu về khu hệ động vật đáy khu bảo tồn

Hòn Mum. Là công trình nghiên cứu mới nhất về động vật đáy cỡ lớn tại khu bảo
tồn biển Việt Nam. Một nghiên cứu mà có phương pháp nghiên cứu giống với
chúng ta nhất tuy nhiên thì nghiên cứu này lại không nằm trong các vùng mà
chúng ta tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về khu hệ động vật
đáy tại khu bảo tồn biển Hòn Mun được trình bầy dưới bảng 4.
Bảng 4: Thành phần loài nhóm động vật da gai phân bố tại
Hòn Mun-Nha Trang
Huệ biển (Crinoidea)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Himerometridae
Himerometra robustipinna (Carpenter,
1881)
++ ++ ++ + . + . . + .
Mariametridae
Stephanometra sp.
x . . . . . . . . .
Colobometridae
Cenometra bella ( Hartlaub, 1890)
+ + + x . . . . x .
Comasteridae
Comanthus parvicirrus (Muller, 1841)
+
+
+
.
x
.
.
.
+

.
Comaster sp.
+ . . . . . . . . .
14
Phanogenia sp.
+ . . . . . . . . .
Oxycomanthus bennetti (Muller, 1841)
++ ++ + . . ++ . . + .
Sao biển (Asteroidea)
Acanthasteridae
Acanthaster planci (Linnaeus, 1758)
+ ++ ++ x ++ x . . x .
Ophidiasteridae
Linckia laevigata (Linnaeus, 1758)
+ ++ ++ x ++ x . x + .
Nardoa frianti Koehler, 1910
. x . . . . . . . .
Pterasteridae
Euretaster insignis (Slade, 1882)
x . . . . . . . . .
Oreasteridae
Choriaster granulatus Lutken, 1869
x . . . + . . . . .
Culcita novaeguineae
Muller & Troschel,
1842
+ + + . . ++ . . . .
Protoreaster nodosus (Linnaeus, 1758)
. . . . . . . . x .
Astropectinidae

Astropecten monacanthus Sladen, 1883
x . . + . . . . . .
Astropecten sp.
x . . . . . x . . .
Đôi rắn (Ophiuroidea)
Ophiotrichidae
Macrophiothrix sp.
x x . . . . . . . .
Ophiocomidae
Ophiocoma scolopendrina (Lamarck,
1816)
. . . . . . . x . x
Ophiomastix annulosa (Lamarck, 1816)
x x . . . . . . . .
Cầu gai (ECHINOIDEA)
Diadematidae
Diadema savignyi Michelin, 1845
+ + + x + + . . + .
Diadema setosum (Leske, 1778)
+++ ++ +++ ++ ++ +++ . x ++ .
Echinothrix calamaris (Pallas, 1774)
+ + + + + x . . x .
Echinohtrix diadema (Linnaeus, 1758)
x . x . x x . . . .
Toxopneustidae
Toxopneustes pileolus (Lamarck, 1816)
+ . . . ++ + . . + .
Tripneustes gratilla (Linnaeus, 1758)
. . . . . . . . .
Clypeasteridae

Clypeaster sp.
. . . . . . . x . .
Loveniidae
15
Lovenia elongata (Gray, 1845)
x . . . . . . . . .
Hải Sâm (HOLOTHUROIDEA)
Actinopyga sp.
x . . . . . . . .
Holothuria (Mertensiothuria)
leucospilota (Brandt, 1835)
. . . . . x . . .
Pearsonothuria graeffei (Semper, 1868)
+ x x . . x . . . .
Stichopodidae
Stichopus chloronotus Brandt, 1835
+ x . . . . . x . .
Thelenota ananas (Jaeger, 1833)
. . . . . x . . .
Synaptidae
Synapta maculata (Chamisso &
Eysenhardt, 1821)
+ . ++ ++ . . . . . .
Synaptidae indet.
+ . + + . . . . . .
Dendrochirotida sp
. . . + + + . . . x
Nguồn: (Oyvind Fjukmoen, 2006)
Ghi chú: X: Quan sát một lần:
++: 6-30 cá thể/400m

2
+++: Trên 30 cá thể/400m
2
Qua thống kê các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, các công
trình nghiên cứu động vật đáy trên toàn vùng biển Việt Nam là rất nhiều, kết quả
là rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch và quản lý. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu chỉ nghiên cứu chung trên toàn bộ vùng, miền biển Vịêt Nam, trong đó
chủ yếu tập trung ở những nơi ven và gần bờ, các công trình nghiên cứu chưa đi
vào nghiên cứu các nhóm đối tượng, phương pháp nghiên cứu trước cũng rất khác
so với nghiên cứu ngày nay. Các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp lặn
sâu, tập chung vào một nhóm đối tượng còn rất ít, có nghiên cứu thì cũng ít được
công bố. Do vậy, áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến mà trên thế giới
cũng như khu vự đang áp dụng là điều cần thiết để đạt được các thông tin khoa
học có độ tin cậy và chính xác hơn nhằm mục tiêu ngày càng đi vào những nghiên
cứu cụ thể cho từng loài, từng đối tựng. Do vậy nghiên cứu về hiện trạng và đặc
điểm phân bố của nhóm động vật đáy không xương sống đáy cỡ lớn tại các hệ sinh
thái biển đảo là cần thiết, nhằm cung cấp các cơ sở khoa học phục vụ cho quy
hoạch, bảo tồn các giá trị khoa học tại các hệ sinh thái biển đảo.
16
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
1.1. Địa điểm:
Địa điểm nghiên cứu đề tài là khu vực ven biển đảo Phú Quý trong phạm vi
phân bố hệ sinh thái rạn san hô từ ven bờ đến độ sâu khoảng 25m nước. Trong đó
tại mỗi mặt cắt tiến hành khảo sát ghi nhận thành phần loài, độ phủ san hô sống,
vùng phân bố ven bờ của đảo. Độ sâu khảo sát tùy thuộc vào rạn san hô phân bố
tại mỗi khu vực nhưng thường dao động trong khoảng từ 1 đến 30 mét nước (hình
1).
17
Hình 1: Bản đồ vị trí các điểm khảo sát tại khu bảo tồn biển Phú Quý

Tọa độ vị trí các điểm khảo sát tham khảo tại phần phụ lục 2.
1.2. Thời gian:
Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong 18 tháng (từ tháng 6/2009 -
tháng 12/2010). Tiến hành thực hiện 02 chuyến khảo sát năm 2010, quá trình khảo
được thực hiện lặp lại 02 lần trên các mặt cắt khảo sát đã chọn.
2. Phương pháp điều tra thực địa
2.1. Phương pháp thu mẫu
Ngoài thực địa sử dụng phương pháp “Dây mặt cắt”, kết hợp với lặn sâu có
khí tài (SCUBA), thu mẫu trực tiếp trên dây mặt cắt và vùng xung quanh nhằm
xác định thành phần loài tại các vùng nghiên cứu.
18
Phương pháp dây mặt cắt kết hợp lặn sâu có khí tài được mô tả dưới đây:
B1: Xác định toạ độ, cho neo chắc tàu tại địa điểm khảo sát
B2: Người thứ nhất dải dây mặt cắt, theo hướng song song với đường bờ
B3: Người thứ hai, kết hợp với người thứ nhất tiến hành đếm động vật đáy
không xương sống trên dây mặt cắt theo form với các đối tượng động vật đáy
được quan sát để tính mật độ trên hệ sinh thái vùng rạn. Với mỗi người quan sát
đếm số lượng 2,5m về mỗi bên, người thứ 3 ở trên tàu để hỗ trợ đảm bảo an toàn
và hỗ trợ thu mẫu. Dây mặt cắt có tổng chiều dài 100m được chia làm 4 đoạn theo
sơ đồ và bỏ qua các khoảng cách 5m xen kẽ trong các đoạn 20m trong quá trình
tiến hành nghiên cứu trên dây mặt cắt.
1
st
Transet 2
nd
Transet 3
rd
Transet 4
th
Transet

(20m) (20m) (20m) (20m)
5m
Trên thực tế nhóm nghiên cứu không phân ra các đoạn mà tiến hành trên
toàn bộ dây mặt cắt và tính mật độ trên 500m
2
. Mẫu định lượng đối với các loài
động vật đáy cỡ nhỏ được thu theo các ô định lượng 0,5m x 0,5m (trên mỗi mặt
cắt đặt 10 khung định lượng).
Ngoài ra, trong quá trình thu thập một số nhóm đối tượng như giáp xác,
nhóm chân đầu được tiến hành thu tại các cảng cá, thuyền đánh bắt của ngư dân
khai thác trực tiếp tại khu vực ven đảo Phú Quý.
2.2. Phương pháp bảo quản mẫu
Mẫu tại hiện trường được tiến hành chụp ảnh bằng máy ảnh và bảo quản
bằng cồn 70
0
có gi đầy đủ protocol để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.
3. Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu một mảnh vỏ được tiến hành phân loại theo phương pháp của Terrence
M. Goshinor, David W. Behrens, Gary C. Williams, 1996. Takashi Okutari, 2000.
FAO, 2005.
19
Phân loại mẫu hai mảnh vỏ và nhóm động vật chân đầu theo tài liệu
“Bivalves of Australia vol 1-2” của Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992),
“Mollusk of Japan” của Takashi Okutani (2000), “Classification of Bivalves” and
“Mollusk of Vietnam” của Jorgen Hylleberg, 1998.
Phân loại thành phần loài các loài cua ghẹ dựa trên phương pháp hình thái
so sánh và sử dụng các tài liệu chủ yếu như: Gabriella Bianchi (1984); Kent E.
Carpenter and Volker H. Niem (1998).
Phương pháp phân loại nhóm da gai dựa theo tài liệu của Conand C.
(1990); Kent E. Carpenter and Volker H. Niem (1998).

Phân loại giun nhiều tơ chủ yếu dựa vào các tài liệu: Fauvel P. (1953),
Imajima M. et all (1964) và Gurjanova E.F. (1972).
- Đánh giá trữ lượng:
Để ước tính trữ lượng (W) của động vật đáy ở KBTB Phú Quý sử dụng
công thức:
W = b * S
Trong đó:
b: Khối lượng trung bình các điểm thu mẫu (g/m
2
):
1 2 n
b + b + + b
b =
n
b
1
: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ nhất
b
2
: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ hai
b
n
: Khối lượng tại điểm thu mẫu ngẫu nhiên thứ n
n: Số lần thu mẫu
S: Diện tích khu vực thu mẫu (m
2
)
4. Xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được phân tích, xử lý thống kê trên phần mềm Excel, 2007 và
phân tích bằng chương trình PRIMER 5 theo các công thức sau:

+ Chỉ số phong phú loài hoặc độ giàu có loài (Margalef): d = (S-1)/log(N)
+ Chỉ số Shannon (đa dạng): H’ = -Σ(ni/N) x log(ni/N)
20
+ Chỉ số đồng đều (chỉ số cân bằng) (Pielou, 1996): J’ = H’/log(S)
+ Chỉ số ưu thế (Simpson, 1949) C = 1- Σ[ni x (ni - 1)/(N x (N-1)]
Trong đó ni: số lượng cá thể của loài i; N: tổng số cá thể của tất cả các loài
có trên một mặt cắt khảo sát; Số lượng loài.
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đa dạng thành phần loài động vật đáy khu vực ven đảo Phú Quý
Kết quả nghiên cứu động vật đáy tại khu vực ven đảo Phú Quý đã xác định
được 195 loài. Trong đó nhóm động vật thân mềm có số lượng loài cao nhất 73 loài
chiếm 37,4%, nhóm giáp xác có 46 loài chiếm 23,6%, nhóm da gai có 38 loài,
chiếm 19,5% và nhóm giun nhiều tơ có 38 loài, chiếm 19,5% (hình 2).
21
Hình 2: Tỷ lệ % thành phần loài nhóm động vật đáy ven 19 đảo Phú Quý
1.1. Đa dạng thành phần loài nhóm động vật thân mềm
1.1.1. Cấu trúc thành phần loài
Kết quả nghiên cứu cho thấy thân mềm là nhóm động vật đáy chiếm số
lượng lớn với tổng số 73 loài. Trong nhóm này, lớp chân bụng (Gastropoda) gồm
40 loài, chiếm 54,8%, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 26 loài - 35,6%, lớp chân đầu 7
loài – 9,6% (bảng 5).
Bảng 5: Cấu trúc thành phần loài động vật thân mềm ven đảo Phú Quý
Taxon Số họ Số giống Số loài Tỷ lệ (%)
Gastropoda 13 26 40 54,8
Bivalvia 11 18 23 35,6
Cephalopoda 3 5 7 9,6
Tổng số 27 39 73 100
- Lớp một mảnh vỏ (Gastropoda): có 40 loài thuộc 13 họ, 3 bộ, các họ có số loài
nhiều bao gồm họ ốc đụn (Trochidae) với 8 loài, ốc xương (Muricidae) - 8 loài);
các họ còn lại có từ 1 đến 6 loài. Trong tổng số 40 loài thu được, các loài phổ biến

như Drupella cornus, Coralliophila neritoides, Trochus maculates, Trochus
conus. Các loài này bắt gặp ở tất cả các điểm rạn san hô. Trong số này, loài
Drupella conus thường bắt gặp trên san hô cành, trong khi đó loài Coralliophila
22
neritoides chỉ bắt gặp trên san hô sống dạng khối với mật độ cao. Các loài không
phổ biến như: Corallliophila radula, Fusinus nicobaricus, Hemifusus colosseus…
- Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia): đã phát hiện 23 loài thuộc 11 họ, 5 bộ. Sự phân bố
thành phần loài giữa các họ không có sự chênh lệch nhiều. Mỗi họ có từ 1 đến 5
loài. Các loài thường gặp là Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Isognomon
quadragularis, Pinna attenuata, Pinna vexillum, Pinna bicolor, Pinctada
margaritifera, Ostrea glomerata, Chlamys pica, Chlamys nobilis, Anomalocardia
flexuosa, Meretrix meretrix, Arca antiquata, A. navicularis, Pinctada martensii.
- Lớp chân đầu (Cephalopoda) là nhóm sinh vật kinh tế quan trọng. Ở biển Phú
Quí-Bình Thuận có khá nhiều loài mực trong đó có một số loài có giá trị kinh tế
như Sepioteuthis lessoniana, Loligo chinensis, L. edulis, L. singhalensis, Sepia
latimanus, Octopus vulgaris… Các loài mực ống (Loliginidae) thường đẻ trứng
vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 còn mực nang (Sepiidae) thường đẻ trứng vào
tháng 12 đến tháng 3. Phân bố của mực thường tập trung ở độ sâu từ 30-50m. Đây
là ngư trường mực quan trọng của phía nam miền trung và có những vùng là bãi
đẻ chính của mực vì vậy vào các mùa trên ngư dân thường đánh bắt được nhiều
mực mang trứng. Các nghề khai thác chính là câu mực, chụp, vây và lưới kéo.
Kết quả nghiên cứu này đã bổ sung thêm cho danh mục thành phần loài của
quần xã ĐVTM tại khu vực ven đảo Phú Quý. Ngoài ra, danh mục thành phần loài
trong nghiên cứu này cũng được rà soát, chỉnh sửa bổ sung một cách hoàn chỉnh,
đầy đủ các thông tin về loài, tên tác giả định loại năm và tên đồng danh (synonym)
của các loài ĐVTM mà các tác giả trước đây chưa xác định được hoặc có sự nhầm
lẫn khi sử dụng danh pháp phân loại cũ.
1.1.2. Đặc điểm phân bố
1.1.2.1. Phân bố thành phần loài
Trên cơ sở nghiên cứu về sự phân bố, cấu trúc nền rạn và đặc điểm sinh

cảnh của rạn san hô vùng ven biển đảo Phú Quý, đã chia thành 9 vùng rạn nghiên
cứu chính gồm: Đồng Hòn Tranh, Tây Hòn Tranh, Khu Hòn Đỏ-Hòn Đen, Đông
Nam Phú Quý, Đông Bắc Phú Quý, Tây Nam Phú Quý, Tây Bắc Phú Quý, phía
23
Bắc và phía Nam Phú Quý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự phân bố không đều
về số lượng và cấu trúc thành phần loài trên 9 vùng rạn san hô nghiên cứu. Vùng
rạn có số lượng thành phần loài nhiều nhất là Tây Hòn Tranh (34 loài), Đông Hòn
Tranh (18 loài). Vùng rạn có thành phần loài ít nhất nhất là Bắc và Tây Bắc Phú
Quý (7 loài), vùng rạn này cũng là vùng có độ phủ san hô thấp nhất trong 9 vùng
rạn san hô nghiên cứu.
Hình 3: Số lượng loài ĐVTM ở khu vực ven đảo Phú Quý
Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) tính cho quần xã động vật
thân mềm sống trong các rạn san hô khu vực ven đảo Phú Quý trung bình trên 9
vùng rạn khảo sát đạt 1,06 (dao động trong khoảng 0,76 – 1,47) (bảng 6). Khu vực
phía Đông Hòn Tranh có chỉ số độ đa dạng sinh học cao nhất (1,47), tiếp đến là
khu vực Nam Phú Quý (1,34) thấp nhất là khu vực phía Bắc Phú Quý (0,76).
Qua đó ta nhận thấy chỉ số đa dạng sinh học khu vực ven đảo Phú Quý đạt mức độ
trung bình.
Bảng 6: Số lượng loài và chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng ven đảo Phú Quý
Khu vực khảo sát Tổng số loài Chỉ số đa dạng H’
Đông Hòn Tranh 34 1,47
Tây Hòn Tranh 18 0,91
Khu Hòn Đỏ, Hòn Đen 16 1,01
24
Đông Nam Phú Quý 26 1,28
Đông Bắc Phú Quý 21 1,17
Tây Nam Phú Quý 12 0,86
Tây Bắc Phú Quý 7 0,79
Bắc Phú Quý 7 0,76
Nam Phú Quý 29 1,34

1.1.2.2. Phân bố về sinh vật lượng
Kết quả phân tích định lượng của các khu vực rạn nghiên cứu cho thấy:
sinh vật lượng của ĐVTM có xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi. Các điểm gần bờ
có sinh vật lượng lượng thấp, trong khi đó các điểm xa bờ có sinh vật lượng cao
hơn. Sinh vật lượng của thân mềm trên toàn khu vực đạt 1,96 g/m
2
. Khu vực Đông
Hòn Tranh có sinh vật lượng cao nhất (2,42 g/m
2
), tiếp đến là Đông, Nam Phú
Quý (2,27 g/m
2
), Tây Hòn Tranh (2,09 g/m
2
) Sinh vật lượng thấp nhất ở khu vực
phía Bắc Phú Quý (1,32 g/m
2
) (bảng 7).
Bảng 7: Sinh vật lượng động vật thân mềm vùng ven đảo Phú Quý
Khu vực khảo sát Sinh vật lượng (g/m
2
)
Đông Hòn Tranh 2,42
Tây Hòn Tranh 2,09
Đông, Nam Phú Quý 2,27
Tây Nam Phú Quý 1,75
Tây Bắc Phú Quý 1,88
Bắc Phú Quý 1,32
Trung bình 1,96
1.1.2.3. Phân bố theo đới độ sâu

Thành phần loài, mật độ và khối lượng các loài ĐVTM phân bố theo đới độ
sâu khác nhau. Ở đới cạn, khối lượng trung bình 1,90 g/m
2
và số lượng trung bình
22,7 cá thể/m
2
cao gấp gần 4 lần khối lượng và số lượng trung bình ở đới sâu.
Kết quả phân tích cho thấy, các loài Coralliophila neritoides và Drupella
conus là những loài chiếm ưu thế, phân bố rộng, có mật độ và khối lượng lớn nhất
trong quần xã. Các loài Chicoreus brunneus, Mancinella alouina, Cronia
achrostoma… là những loài phân bố hẹp và có mật độ, khối lượng thấp, không ưu
thế và ít phổ biến.
25

×