Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 127 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN HẢI HƢỜNG





HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ










THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN HẢI HƢỜNG




HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Minh Hằng





THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học, độc lập của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là trung thực, chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng
xin cam đoan rằng mọi sự tham khảo cho việc thực hiện Luận văn đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả Luận văn



Nguyễn Hải Hƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị
kinh doanh; Khoa Quản lý đào tạo sau đại học - Trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị
kinh doanh; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh; Chi cục Bảo vệ Môi
trƣờng Quảng Ninh, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh
Quảng Ninh; Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hạ
Long; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Qua thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện
Luận văn, em đã trang bị thêm đƣợc nhiều kiến thức về mặt lý luận cũng nhƣ thực
tiễn liên quan đến nội dung nghiên cứu, đáp ứng cho nhu cầu công tác của bản thân.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn
tận tình của cô giáo TS Bùi Thị Minh Hằng - Trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị
kinh doanh cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành Luận văn./.

Tác giả Luận văn



Nguyễn Hải Hƣờng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Đóng góp của đề tài 3
5. Kết cấu luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG 4
1.1. Tổng quan về chi ngân sách nhà nƣớc cho bảo vệ môi trƣờng 4
1.1.1. Tính tất yếu khách quan về chi NSNN cho BVMT 5
1.1.2. Một số khái niệm về sự nghiệp môi trƣờng, KPSNMT 6
1.1.3. Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 7
1.1.4. Vai trò của kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 13
1.2. Hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng và các nhân tố
ảnh hƣởng đến hiểu quả quản lý, sử dụng KPSNMT 15
1.2.1. Hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 15
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trƣờng 16
1.3. Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế và ở Việt Nam 18
1.3.1. Kinh nghiệm về chi NSNN cho BVMT của quốc tế 18
1.3.2. Kinh nghiệm về chi KPSNMT ở Việt Nam 20
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 23
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 23


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 23
2.3.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả 23
2.3.2. Phƣơng pháp so sánh 23
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích 24
2.3.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia 25
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH QUẢNG NINH 29
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh 29
3.1.1. Đặc điểm, khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh 29
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 31
3.2. Thực trạng công tác bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2008- 2013 33
3.2.1. Tóm tắt hiện trạng môi trƣờng 33
3.2.2. Công tác quản lý môi trƣờng 34
3.2.3. Đánh giá chung 36
3.3. Thực trạng quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của Việt
Nam giai đoạn 2008- 2013 37
3.3.1. Chi ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động sự nghiệp môi trƣờng 37
3.3.2. Mức phân bổ KPSNMT ở Bộ, ngành Trung ƣơng và địa phƣơng 40
3.3.3. Nội dung chi KPSNMT ở các Bộ, ngành Trung ƣơng và Địa phƣơng 44
3.3.4. Đánh giá chung tình hình chi sự nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam giai
đoạn 2008- 2013 45
3.4. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của
Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2013 45
3.4.1. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh 45
3.4.2. Mức chi kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 47

3.4.3. Nguồn thu bổ sung cho nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 50
3.4.4. Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 56
3.4.5. Mục đích chi 60
3.4.6. Công tác lập dự toán, quyết toán 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.4.7. Công tác phối hợp và quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 71
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi
trƣờng tại Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013 75
3.5.1. Kết quả đạt đƣợc 75
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế, khó khăn 80
3.5.3. Nguyên nhân tồn tại, khó khăn 82
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH
QUẢNG NINH 83
4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và
yêu cầu đối với bảo vệ môi trƣờng 83
4.1.1. Quan điểm phát triển 83
4.1.2. Mục tiêu phát triển 84
4.1.3. Định hƣớng phát triển về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng 84
4.2. Định hƣớng công tác quản lý môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 86
4.2.1. Mục tiêu tổng quát 86
4.2.2. Nhiệm vụ trọng tâm 86
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trƣờng của Quảng Ninh 87
4.3.1. Tăng tỷ lệ chi sự nghiệp môi trƣờng 87
4.3.2. Tăng cƣờng huy động các nguồn tài chính từ cộng đồng, doanh nghiệp
(huy động nguồn xã hội hoá) 88

4.3.3. Ban hành các văn bản quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự
nghiệp môi trƣờng cụ thể tại địa phƣơng 88
4.3.4. Phân bổ mức chi 89
4.3.5. Xây dựng quy trình quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng 92
4.3.6. Bồi dƣỡng kiến thức về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho cơ
quan quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng địa phƣơng 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BTC
Bộ Tài chính
BTN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
CBA
Phƣơng pháp phân tích lợi ích- chi phí
CP
Chính phủ
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
CTMTQG
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
CTNH
Chất thải nguy hại

ĐMC
Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
ĐTM
Đánh giá tác động môi trƣờng
ĐTPT
Đầu tƣ phát triển
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
KCN
Khu công nghiệp
KPSNMT
Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng
KTXH
Kinh tế- xã hội

Nghị định
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NQ
Nghị quyết
NSĐP
Ngân sách địa phƣơng
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
NSTW
Ngân sách Trung ƣơng
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
PTBV
Phát triển bền vững


Quyết định
QLMT
Quản lý môi trƣờng
QLNN
Quản lý Nhà nƣớc
QLNN về MT
Quản lý Nhà nƣớc về Môi trƣờng
SNMT
Sự nghiệp môi trƣờng
STC
Sở Tài chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
STN&MT
Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng
TN&MT
Tài Nguyên và Môi trƣờng
TP
Thành phố
TTLT
Thông tƣ liên tịch
TW
Trung ƣơng
UBND
Ủy ban Nhân dân
Vinacomin
Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam

XDCB
Xây dựng cơ bản















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tổng sản phẩm nội địa (GDP), chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) của Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 32
Bảng 3.2: Tình hình thu, chi ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 33
Bảng 3.3: Tình hình phân bổ và thực hiện ngân sách sự nghiệp môi trƣờng của
Việt Nam giai đoạn 2006-2011 38
Bảng 3.4: Dự toán chi ngân sách SNMT Trung ƣơng giai đoạn 2007 - 2010 40
Bảng 3.5: Tình hình phân bổ và thực hiện KPSNMT ở cấp địa phƣơng giai đoạn
2007 - 2011 42

Bảng 3.6: Tổng hợp tỷ lệ kinh phí SNMT so với tổng chi ngân sách năm 2011
của một số tỉnh, thành phố 42
Bảng 3.7: Tổng hợp một số nguồn kinh phí chi cho bảo vệ môi trƣờng ở Quảng
Ninh giai đoạn 2008-2013 46
Bảng 3.8: Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2008-2013 48
Bảng 3.9: Tỷ lệ phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho cấp tỉnh, huyện năm
2012, 2013 (từ nguồn KPSNMT do cấp tỉnh quản lý) 48
Bảng 3.10: So sánh mức chi kinh phí sự nghiệp môi trƣờng với chi NSNN của
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 -2013 49
Bảng 3.11: Tổng thu, chi nguồn thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động
khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008-2012 52
Bảng 3.12: Tổng thu, chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008 - 2013 53
Bảng 3.13: Tổng thu, chi phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2008 - 2013 54
Bảng 3.14: Quyết toán thu phí vệ sinh môi trƣờng của Quảng Ninh năm 2010,
2011, 2012 55
Bảng 3.15: Tỷ lệ phân bổ KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh cho cấp tỉnh, cấp
huyện giai đoạn 2008-2011 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix
Bảng 3.16: Tỷ lệ phân bổ kinh phí SNMT do khối tỉnh quản lý cho cấp tỉnh, cấp
huyện năm 2012, 2013 58
Bảng 3.17: Tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013 58
Bảng 3.18: Tỷ lệ phân bổ kinh phí SNMT do khối tỉnh quản lý cho cấp huyện
(từ nguồn 300 tỷ đƣợc cấp năm 2012) 59

Bảng 3.19: Nhiệm vụ chi kinh phí sự nghiệp môi trƣờng cho các cơ quan cấp
tỉnh thực hiện giai đoạn 2008- 2013 61
Bảng 3.20: Sử dụng nguồn chi sự nghiệp môi trƣờng ở Quảng Ninh cho các
mục chi theo quy định tại TTLT 45 62
Bảng 3.21: Báo cáo chi tiết kinh phí sự nghiệp môi trƣờng và đô thị của thành
phố Hạ Long năm 2011, 2012 64
Bảng 3.22: Phân bổ KPSNMT từ nguồn không tự chủ do khối tỉnh quản lý năm
2012, 2013 cho các nhiệm vụ chi 64
Bảng 3.23: Xây dựng Kế hoạch BVMT và dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2012 67
Bảng 3.24: Tình hình triển khai các nhiệm vụ, dự án đƣợc phân bổ KPSMT, dự
toán ngân tỉnh năm 2012 của tỉnh Quảng Ninh 68
Bảng 3.25: Mục tiêu, chỉ tiêu môi trƣờng của Quảng Ninh đến năm 2011 - 2015 76
Bảng 3.26: Chỉ tiêu môi trƣờng của Quảng Ninh đến năm 2015 76
Bảng 3.27: Chỉ tiêu môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh thực hiện Chƣơng trình
nông thôn mới 77
Bảng 3.28: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu môi trƣờng so với Nghị quyết về
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009- 2012 78
Bảng 4.1: Dự kiến tỷ lệ phân bổ KPSNMT cho cấp huyện của Quảng Ninh 90





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

x
DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 1.1. Mối quan hệ kinh tế - môi trƣờng 5
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa ba chỉ tiêu: tiến độ, chi phí và chất lƣợng 27
Hình 3.1. So sánh mức chi SNMT với chi NSĐP của tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2008 -2013 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Ninh nằm trong địa bàn động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh đóng vai trò là một trong
những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra sức lan tỏa trong quá trình phát
triển của cả vùng. Là cửa ngõ giao thông quan trọng với nhiều cửa khẩu biên giới,
hệ thống cảng biển thuận tiện, nhất là cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cảng nƣớc sâu
Cái Lân, Quảng Ninh có điều kiện giao thƣơng thuận lợi với các nƣớc Đông Bắc Á
và các nƣớc thuộc khu vực Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, điểm kết nối quan trọng
của Khu vực mậu dịch tự do khối các nƣớc Đông nam Á (ASEAN) - Trung Quốc.
Tầm nhìn chiến lƣợc của Quảng Ninh là tạo bƣớc phát triển đột phá, đƣa Quảng
Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, giữ vai trò là một
trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc đổi
mới mô hình tăng trƣởng, chuyển đổi phƣơng thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”,
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh phát triển
nhảy vọt, toàn diện sau năm 2020.
Quảng Ninh có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ tài nguyên đất, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên khoáng sản
rất phong phú nhƣ than, vật liệu xây dựng (nhƣ đá vôi xi măng, sét xi măng, sét
gạch ngói, sét chịu lửa, cao lanh, cát thuỷ tinh, cát sỏi xây dựng, đát ốp lát, ) và
nƣớc khoáng với trữ lƣợng cao. Trong đó, tài nguyên than chủ yếu là than mỡ
(anthraxit) với hàm lƣợng cacbon cao đƣợc khai thác chiếm trên 90% tổng sản

lƣợng than cả nƣớc. Những tiềm năng và lợi thế về thiên nhiên và con ngƣời giúp
cho Quảng Ninh trở thành một trong các tỉnh phát triển kinh tế mạnh của cả nƣớc,
tuy nhiên song song với sự đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đang
phải đối mặt với nhiều thách thức về phát triển bền vững (PTBV) do có sự đối lập
trong phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn với bảo vệ môi trƣờng.
Báo cáo môi trƣờng quốc gia 2010 của Việt Nam đƣợc Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng (BTN&MT) công bố tháng 9/2011, đã nêu 5 vấn đề môi trƣờng bức xúc
của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, trong đó nội dung thứ tƣ “Quản lý môi trƣờng
còn nhiều bất cập” đã chỉ ra rằng “Đầu tƣ, tài chính cho bảo vệ môi trƣờng còn chƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
đáp ứng đƣợc yêu cầu: Chi cho sự nghiệp môi trƣờng ở Việt Nam mới đạt 1% tổng
chi ngân sách từ năm 2006, thấp hơn so với các nƣớc trong khu vực. Do tính chất là
nguồn chi thƣờng xuyên nên kinh phí từ nguồn này không thể bố trí để đầu tƣ giải
quyết triệt để các vấn đề môi trƣờng bức xúc đang ngày càng gia tăng". Nguồn kinh
phí sự nghiệp môi trƣờng của Trung ƣơng, địa phƣơng hàng năm đều tăng, nhƣng
vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ở một số nơi, kinh phí đƣợc phân bổ còn dàn
trải, sử dụng không đúng mục đích và chƣa hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/12/2011 của Tỉnh uỷ Quảng
Ninh "Về phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2012" với quan điểm mục tiêu: …" Phát
triển nhanh và bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng từ tăng trưởng nóng
sang tăng trưởng xanh và tái cấu trúc nền kinh tế… giải quyết những vấn đề cấp
bách về môi trường…". Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng hƣớng tới phát triển nhanh và
bền vững. Đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng Quảng Ninh đã và đang
tích cực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp đa dạng hoá các nguồn vốn
đầu tƣ, chú trọng đầu tƣ và từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh
phí sự nghiệp môi trƣờng.

Với thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả quản lý
và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trƣờng tại tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận
văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng
kinh phí sự nghiệp môi trƣờng (KPSNMT) của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 -
2013, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí
sự nghiệp môi trƣờng của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm và các tiêu thức đánh giá hiệu quả sử dụng
KPSNMT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng KPSNMT của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý và sử dụng KPSNMT.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: thực trạng quản lý và sử dụng KPSNMT
của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập cho giai đoạn từ
năm 2008-2013.
4. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho công tác quản lý và sử dụng
KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và

bảo vệ môi trƣờng hƣớng tới phát triển nhanh và bền vững.
Việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng
KPSNMT của tỉnh Quảng Ninh thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Đây là các đánh giá
hết sức khách quan và đảm bảo độ tin cậy cao.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
KPSNMT cho nên việc nghiên cứu đề tài này sẽ là những đóng góp thiết thực dần
bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng KPSNMT của tỉnh
Quảng Ninh.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm các
phần chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí
sự nghiệp môi trƣờng.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi
trƣờng tại tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí
sự nghiệp môi trƣờng tại tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP MÔI TRƢỜNG

1.1. Tổng quan về chi ngân sách nhà nƣớc cho bảo vệ môi trƣờng
- Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) cho bảo vệ môi trƣờng (BVMT) đƣợc sử
dụng vào các mục đích: Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trƣờng công
cộng; Chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp môi trƣờng (SNMT).

- Chi NSNN cho BVMT đƣợc đầu tƣ từ các nguồn kinh phí sau đây:
(1). Chi sự nghiệp môi trường: Đƣợc bố trí thành một khoản riêng trong
NSNN từ năm 2006; các dự án, nhiệm vụ đƣợc bố trí theo nhiệm vụ chi quy định tại
Thông tƣ liên tịch (TTLT) 114/2006/TTLT - BTC - BTNMT ngày 29/12/2006 và đã
đƣợc thay thế bằng TTLT 45/2010/TTLT - BTC - BTNMT ngày 30/3/2010 của Bộ
Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Hƣớng dẫn việc quản lý kinh phí sự
nghiệp môi trƣờng.
(2). Chi sự nghiệp khoa học: Đƣợc bố trí để triển khai thực hiện các đề tài
nghiên cứu nhằm đề xuất các công nghệ xử lý môi trƣờng (MT) của Việt Nam, công
nghệ thân thiện môi trƣờng, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho
công việc xây dựng cơ chế, chính sách BVMT.
(3). Chi sự nghiệp kinh tế: Đƣợc bố trí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ có
nội dung, tính chất điều tra cơ bản về MT.
(4). Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Đƣợc bố trí để đầu tƣ xây dựng các công
trình xử lý chất thải công ích (hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nƣớc thải sinh
hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện,…), hệ thống quan trắc và phân tích môi
trƣờng (thiết bị và nhà trạm). Tuy nhiên, đầu tƣ từ nguồn này còn rất hạn chế và
chƣa đƣợc tách thành một nguồn riêng tƣơng tự nhƣ chi SNMT.
(5). Chi từ vốn viện trợ quốc tế: Nguồn hỗ trợ quốc tế đã đóng góp một phần
cho đầu tƣ các công trình xử lý MT tập trung ở các địa phƣơng (bãi chôn lấp chất
thải rắn tập trung, trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải y tế,…);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chất thải
Hệ thống
môi trƣờng
Hệ thống
Kinh tế

hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cƣờng năng lực quản lý môi trƣờng (QLMT) các cấp,
nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học.
1.1.1. Tính tất yếu khách quan về chi NSNN cho BVMT
BVMT là một nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng,
bởi lẽ sự tăng trƣởng kinh tế phải dựa vào khai thác môi trƣờng (nguyên vật liệu,
năng lƣợng, …) cũng nhƣ thải các chất thải thải vào môi trƣờng (chất thải rắn, nƣớc
thải, khí thải). Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng đƣợc khái quát ở hình 1.








Hình 1.1. Mối quan hệ kinh tế - môi trƣờng
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trƣờng cho thấy tất yếu phải quản
lý mối quan hệ này, ít ra bởi 2 lý do: một là, nếu không đƣợc quản lý thì môi trƣờng
sẽ bị cạn kiệt về tài nguyên do bị khai thác quá mức và bị suy thoái, suy giảm chất
lƣợng môi trƣờng do bị ô nhiễm bởi chất thải thải ra vƣợt quá khả năng hấp thụ hay
năng lực tải của môi trƣờng; hai là, sự tăng trƣởng kinh tế sẽ suy giảm, trở nên
không bền vững bởi giá cả tài nguyên và năng lƣợng sẽ gia tăng do khan hiếm,
thậm chí còn bị triệt tiêu (mất đi) kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội, chính trị. Trên thế
giới và ở Việt Nam có nhiều minh chứng cho mối quan hệ này một khi nó không
đƣợc quản lý tốt.
Trong quản lý nhà nƣớc đối với phát triển, BVMT (hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm cả tài nguyên thiên nhiên) thuộc loại hoạt động công cộng cần Nhà nƣớc quan
tâm đầu tƣ tài chính, bởi cả lý do vai trò quan trọng của môi trƣờng nhƣ là 1 trong 3
trụ cột của PTBV và bởi cả lý do bảo vệ môi trƣờng chƣa phải là lĩnh vực đem lại
mức lợi nhuận đủ sức hấp dẫn đầu tƣ tƣ nhân. Nhà nƣớc cần đầu tƣ tài chính cho

- Nguyên liệu
- Năng lƣợng
- ,,,
Xử lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
lĩnh vực BVMT và quy mô, phạm vi của đầu tƣ này phụ thuộc vào quy mô, phạm vi
của nhu cầu, yêu cầu BVMT và sự tham gia của khu vực tƣ nhân, của các cộng
đồng khác trong xã hội. Điều này có nghĩa rằng, khi sự tham gia của khu vực tƣ
nhân, của các cộng đồng khác trong xã hội cho BVMT càng lớn thì đầu tƣ của Nhà
nƣớc sẽ càng ít; và ngƣợc lại, Nhà nƣớc sẽ phải đầu tƣ cho BVMT nhiều hơn khi
khu vực tƣ nhân và các cộng đồng khác ít quan tâm đầu tƣ. Về nguyên lý và tất yếu,
phần đầu tƣ của Nhà nƣớc cho BVMT cần phải ít hơn phần đầu tƣ của khu vực tƣ
nhân và cộng đồng trong xã hội bởi nguyên tắc quản lý trong BVMT là ngƣời khai
thác, sử dụng, gây ô nhiễm hay hƣởng thụ từ môi trƣờng đều phải trả tiền (nguyên
tắc PPP). Về xu hƣớng, phần đầu tƣ của Nhà nƣớc cho BVMT luôn giảm đi và phần
đầu tƣ của khu vực tƣ nhân và cộng đồng trong xã hội cho BVMT luôn tăng lên.
Trong thực tế, mọi quốc gia đều phải dành một phần NSNN nhất định cho
công tác quản lý môi trƣờng, tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể của đất nƣớc.
1.1.2. Một số khái niệm về sự nghiệp môi trường, KPSNMT
1.1.2.1. Khái niệm sự nghiệp môi trường
Theo khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005, Sự nghiệp môi
trƣờng bao gồm các hoạt động sau: Quản lý hệ thống quan trắc và phân tích MT;
xây dựng năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai và phòng ngừa, ứng phó sự cố MT;
Điều tra cơ bản về MT; thực hiện các chƣơng trình quan trắc hiện trạng MT, các tác
động đối với MT; Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái
và sự cố MT; xây dựng năng lực tái chế chất thải, xử lý chất thải nguy hại, hỗ trợ
hoạt động tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải; Hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm MT

nghiêm trọng; Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; trang bị thiết bị, phƣơng
tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh MT ở khu dân cƣ, nơi công cộng; Kiện toàn
và nâng cao năng lực của hệ thống QLNN về BVMT; xây dựng và phát triển hệ
thống tổ chức sự nghiệp BVMT; Điều tra, nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm, áp
dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ về BVMT; chiến lƣợc, quy hoạch,
kế hoạch, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, mô hình quản lý về
BVMT; Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về MT; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về MT; đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về BVMT; Tặng giải
thƣởng, khen thƣởng về BVMT; Quản lý ngân hàng gen quốc gia, cơ sở chăm sóc,
nuôi dƣỡng, nhân giống các loài động vật quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng; Quản lý
các khu bảo tồn thiên nhiên; Các hoạt động sự nghiệp môi trƣờng khác. [3]
1.1.2.2. Khái niệm kinh phí sự nghiệp môi trường
Khái niệm KPSNMT không phải là thông dụng trong lĩnh vực quản lý tài
chính công trên thế giới (và do vậy không có thuật ngữ tiếng Anh chính thức trong
các tài liệu liên quan). Ở nƣớc ta, KPSNMT đƣợc thống nhất quy định là kinh phí
cho "thực hiện các nhiệm vụ BVMT do ngân sách nhà nƣớc (NSNN) bảo đảm"
(theo Thông tƣ liên tịch Bộ Tài chính - Bộ TN&MT số 45/2010/TTLT-BTC-
BTNMT ngày 30/3/2010 hƣớng dẫn thực hiện việc quản lý KPSNMT). Nhƣ vậy,
KPSNMT là một nguồn lực tài chính cho BVMT và theo Luật Ngân sách nhà nƣớc
(2002), KPSNMT thuộc mục nhiệm vụ chi thƣờng xuyên. [27]
1.1.3. Quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
Quản lý KPSNMT là quản lý thực hiện các nhiệm vụ BVMT do NSNN bảo
đảm, cụ thể nhƣ sau: Phân cấp nhiệm vụ chi SNMT; Mức chi KPSNMT; Lập, chấp
hành và quyết toán NSNN kinh phí sự nghiệp môi trƣờng.
1.1.3.1. Phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường

Nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ƣơng (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan
trung ƣơng) thực hiện do ngân sách trung ƣơng bảo đảm kinh phí.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng do các cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng thực hiện
do ngân sách địa phƣơng bảo đảm kinh phí.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trình cấp có
thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp môi trƣờng không thấp hơn 1% tổng chi cân
đối của ngân sách nhà nƣớc trong dự toán ngân sách hàng năm.
Đối với các đề án, dự án về bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện. [27]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
a) Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, gồm:
- Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng quốc
gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi
trƣờng quốc gia đến năm 2020 do các cơ quan, đơn vị trung ƣơng quản lý (bao gồm
cả mạng lƣới trạm quan trắc và phân tích môi trƣờng); thực hiện các chƣơng trình
quan trắc hiện trạng môi trƣờng, các tác động đối với môi trƣờng.
- Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, phân tích đánh
giá tình hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trƣờng, mua bản quyền công
nghệ xử lý chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:
+ Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc
khu vực công ích do trung ƣơng quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp bố
trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng), thuộc danh mục dự án theo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt

Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng; Quyết định
số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ có
mục tiêu từ ngân sách nhà nƣớc nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm
thiểu suy thoái môi trƣờng cho một số đối tƣợng thuộc khu vực công ích.
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải
tồn lƣu, kiểm soát các nguồn thải và các điểm ô nhiễm môi trƣờng tồn lƣu do trung
ƣơng quản lý.
+ Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trƣờng học, các cơ
sở giam giữ của nhà nƣớc do trung ƣơng quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn
thu thấp.
+ Các dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trƣờng theo các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng quốc gia; bao gồm hỗ trợ
trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trƣờng; xử lý ô nhiễm môi
trƣờng do thiên tai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
- Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nƣớc; quản lý cơ sở chăm sóc,
nuôi dƣỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do
trung ƣơng quản lý.
- Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi
trƣờng quốc gia (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin
cảnh báo môi trƣờng cộng đồng.
- Báo cáo môi trƣờng định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ
thuật về bảo vệ môi trƣờng; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ
môi trƣờng.

- Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trƣờng; tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trƣờng đến cấp tỉnh.
- Chi giải thƣởng, khen thƣởng cấp quốc gia về bảo vệ môi trƣờng cho các tổ
chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc cấp
có thẩm quyền quyết định;
- Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thƣờng trực về bảo
vệ môi trƣờng đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trƣờng (nếu có).
- Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam.
- Hỗ trợ cho các địa phƣơng theo các dự án đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định.
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (sau khi cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phí thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trƣờng, sẽ bố trí chi từ nguồn thu phí đƣợc để lại để thực hiện).
- Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.
b). Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, gồm:
- Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng theo
Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lƣới quan trắc tài nguyên và môi trƣờng quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
gia đến năm 2020 do các cơ quan, đơn vị địa phƣơng quản lý (bao gồm cả mạng
lƣới trạm quan trắc và phân tích môi trƣờng); thực hiện các chƣơng trình quan trắc
hiện trạng môi trƣờng, các tác động đối với môi trƣờng của địa phƣơng.
- Hỗ trợ các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền
phê duyệt, bao gồm các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình
hình ô nhiễm, thực hiện xử lý ô nhiễm môi trƣờng, mua bản quyền công nghệ xử lý

chất thải (nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án:
+ Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng thuộc
khu vực công ích do địa phƣơng quản lý (đối với dự án có tính chất chi sự nghiệp
bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng) thuộc danh mục dự án theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng;
Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà nƣớc nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và
giảm thiểu suy thoái môi trƣờng cho một số đối tƣợng thuộc khu vực công ích.
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải ở địa
bàn địa phƣơng quản lý. Vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
+ Dự án xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trƣờng học, các cơ
sở giam giữ của nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn
thu thấp.
+ Các dự án, đề án về bảo vệ môi trƣờng bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp
môi trƣờng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang bị thiết bị, phƣơng
tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trƣờng ở khu dân cƣ, nơi công cộng.
- Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trƣờng địa phƣơng; bao gồm hỗ
trợ trang thiết bị và hoạt động về ứng cứu các sự cố môi trƣờng; hỗ trợ xử lý môi
trƣờng sau sự cố môi trƣờng.
- Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhà nƣớc; quản lý cơ sở chăm sóc,
nuôi dƣỡng, nhân giống một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng do
địa phƣơng quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
- Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi
trƣờng địa phƣơng (bao gồm thu thập, xử lý và trao đổi thông tin); hệ thống thông

tin cảnh báo môi trƣờng cộng đồng.
- Báo cáo môi trƣờng định kỳ và đột xuất; thẩm định báo cáo đánh giá môi
trƣờng chiến lƣợc của địa phƣơng.
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ
thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng ở địa phƣơng; xây dựng chiến lƣợc,
quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trƣờng.
- Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng tại địa phƣơng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trƣờng; tập huấn chuyên
môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trƣờng.
- Chi giải thƣởng, khen thƣởng về bảo vệ môi trƣờng cho các tổ chức, cá
nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc cấp có thẩm
quyền quyết định.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thƣờng trực về bảo
vệ môi trƣờng đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định; vốn đối ứng các dự án hợp tác
quốc tế về bảo vệ môi trƣờng (nếu có).
- Hỗ trợ Quỹ Bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng (nếu có).
- Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trƣờng.
- Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng.
Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trƣờng nêu trên của
ngân sách địa phƣơng cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
1.1.3.2. Mức chi KPSNMT
- Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn theo quy định tại Thông tƣ của Bộ Tài
chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các
cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chi xây dựng cơ sở dữ liệu thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số
137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn mức chi tạo lập
thông tin điện tử; Thông tƣ liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
26/5/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông hƣớng dẫn việc quản
lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc.
- Chi phân tích mẫu thực hiện theo Thông tƣ số 83/2002/TT-BTC ngày
25/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí
về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng và các văn bản quy định hiện hành khác.
- Mức hỗ trợ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng
thuộc khu vực công ích thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày
29/4/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách nhà
nƣớc nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trƣờng
cho một số đối tƣợng thuộc khu vực công ích.
1.1.3.3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
- Căn cứ lập dự toán:
Căn cứ nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt,
dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc lập theo quy định tại
Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng - Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi
trƣờng thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trƣờng.
- Quy trình lập, phân bổ dự toán:
Hàng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm sau, Thông tƣ hƣớng
dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau của Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng hƣớng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi trƣờng
cho các Bộ, cơ quan trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, làm
căn cứ xây dựng dự toán chi sự nghiệp môi trƣờng.
+ Ở trung ƣơng:
Các Bộ, cơ quan trung ƣơng hƣớng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm

hoạt động bảo vệ môi trƣờng cho các đơn vị trực thuộc.
Bộ Tài chính chủ động phân bổ và thông báo số kiểm tra chi sự nghiệp môi
trƣờng năm sau cho từng Bộ, cơ quan trung ƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Các Bộ, cơ quan trung ƣơng lập dự toán chi sự nghiệp môi trƣờng gửi Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng, đồng thời tổng hợp vào dự toán năm sau để gửi Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổng hợp dự toán chi sự nghiệp môi trƣờng
của các Bộ, cơ quan trung ƣơng gửi Bộ Tài chính trƣớc ngày 20 tháng 8 năm trƣớc
năm kế hoạch để tổng hợp vào phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng để báo cáo
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
+ Ở địa phƣơng:
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng
tâm hoạt động bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng.
Cơ quan tài chính địa phƣơng chủ động đề xuất phân bổ số kiểm tra chi sự
nghiệp môi trƣờng để trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo cho từng cơ quan,
đơn vị trực thuộc.
Các cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng lập dự toán chi sự nghiệp môi trƣờng gửi
cơ quan tài nguyên và môi trƣờng, đồng thời tổng hợp vào dự toán năm sau để gửi
cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tƣ cùng cấp theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nƣớc.
Cơ quan tài nguyên và môi trƣờng địa phƣơng tổng hợp dự toán chi sự
nghiệp môi trƣờng của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét,
tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách cùng cấp để báo cáo Uỷ ban nhân dân
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xác định tổng mức chi sự

nghiệp bảo vệ môi trƣờng của ngân sách địa phƣơng đảm bảo không thấp hơn chỉ
tiêu hƣớng dẫn chi sự nghiệp môi trƣờng do Bộ Tài chính thông báo.
- Về hạch toán kế toán: Kinh phí chi sự nghiệp môi trƣờng theo quy định
đƣợc phản ánh và quyết toán vào Loại 280 “Hoạt động bảo vệ môi trƣờng" với các
Khoản tƣơng ứng, theo Chƣơng tƣơng ứng của các Bộ, ngành, địa phƣơng và chi
tiết theo Mục lục ngân sách Nhà nƣớc. [27]
1.1.4. Vai trò của kinh phí sự nghiệp môi trường

×