Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn oesophagostomum spp trên lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và dùng thuốc điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 55 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta có hơn 75% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn
nuôi chiếm một vị trí quan trọng. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của
người nông dân. Từ việc chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ để tận dụng các phế phụ
phẩm nông nghiệp, hiện nay đã có nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng,
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc
ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Nghề nuôi lợn luôn được chú ý
phát triển, ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng đặc biệt trong đời
sống nhân dân. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến và phân bón cho ngành trồng trọt. Để đáp ứng được nhu cầu
thị trường, trong những năm gần đây chăn nuôi lợn đã có những bước phát
triển vượt bậc, tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Ngoài những điều
kiện thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc phát triển
chăn nuôi lợn, nhất là các tổn thất do dịch bệnh gây ra.
Thực tiễn ngành chăn nuôi lợn cho thấy, có nhiều loại dịch bệnh gây
tổn thất đáng kể cho người chăn nuôi. Ngoài những bệnh truyền nhiễm
thường gặp như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… còn phải kể đến
các bệnh ký sinh trùng. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà
lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như: bệnh sán lá, bệnh giun tròn, bệnh
ghẻ. Những bệnh trên đã gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn,
đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tăng, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn
không bị bệnh.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có nghề chăn
nuôi lợn khá phát triển. Tuy nhiên, các bệnh do giun tròn gây nên vẫn chưa
được chú ý và nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Trong những bệnh
giun tròn ở lợn, bệnh Oesophagostomosis rất phổ biến, tuy không gây ra thể
bệnh cấp tính làm chết lợn hàng loạt, nhưng bệnh Oesophagostomosis làm


cho lợn gầy yếu, giảm tăng trọng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho chăn
nuôi lợn.
Từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe
cho đàn lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên,
tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun
tròn Oesophagostomum spp trên lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên và dùng thuốc điều trị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh, đặc điểm sinh học và biện
pháp phòng trị bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp gây ra ở lợn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Những thông tin khoa học thu được sau khi thực hiện đề tài về một số
đặc điểm dịch tễ bệnh và đặc điểm sinh học giun tròn Oesophagostomum
spp ở lợn, sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng
và điều trị bệnh Oesophagostomosis ở lợn. Từ đó, đề xuất các biện pháp
phòng, trị bệnh cho lợn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi
về bệnh giun Oesophagostomum spp ở lợn để từ đó áp dụng quy trình
phòng, trị bệnh giun Oesophagostomum spp cho lợn. Nhằm hạn chế tác hại
đối với lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp.
2.1.1.1. Vị trí của giun kết hạt Oesophagostomum
Oesophagostomum dentatum và Oesophagostomum longicaudum
thuộc giống Oesophagostomum, là tác nhân gây ra bệnh giun kết hạt ở lợn.
Theo S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] giun kết hạt

Oesophagostomum ở lợn có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành: Nemathelminthes Shneider, 1873
Phân ngành: Nemathelmintha Shneider và Schulz, 1940
Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp: Secerentea Chitwood, 1933
Bộ: Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ: Strogylata Railliet, 1916
Họ: Trichonematidae Cram, 1927
Phân họ: Oesophagostomatinae Railliet et Henr, 1913
Giống: Oesophagostomum Molin, 1861
Loài: Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803
Loài: Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925
Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] về vị trí của giun
Oesophagostomum trong hệ thống phân loại động vật như sau :
Lớp giun tròn : Nematoda
Phân lớp: Secerentea
Bộ: Rhabditida
Phân bộ: Strogylata
Họ: Trichonematida
Giống: Oesophagostomum
Loài: Oesophagostomum dentatum
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Oesophagostomum
S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] cho biết:
Loài Oesophagostomum dentatum: Dài từ 7 - 14 mm, đầu được giới
hạn với thân rõ rệt bởi ngăn bụng sâu. Bao miệng dài tới thực quản hình
đinh ghim. Con đưc có túi đuôi, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,90 – 0,94
mm. Con cái âm hộ nằm gần hậu môn, hậu môn ở cách mút đuôi 0,255 –
0,265 mm.
Loài Oesophagostomum logicaudum: Con đực dài 8,8 – 9,5 mm; con
cái dài 8 - 11 mm, đuôi rất dài và thon, nhọn. Hậu môn nằm cách mút đuôi

0,453m – 0,543 mm. Âm hộ cách đuôi 0,906 – 0,951 mm.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5], các loài thuộc giống
Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là túi miệng hình ống rất
nhỏ, quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có
rãnh cổ, phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai
cổ, giun đực có túi đuôi và một gai giao hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở
gần hậu môn.
Loài Oesophagostomum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun tròn
nhỏ, không có cánh đầu, có 9 tua ngoài và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở
hai bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực dài 8 – 9 mm rộng 0,14 – 0,37
mm, có túi đuôi, hai gai giao hợp dài 1 – 1,14 mm. Giun cái dài 8 – 11,2
mm, âm đạo dài 0,1 – 0,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê (1998) [17], Trương Lăng, Xuân
Giao (2002) [10], Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phan Lục (2006) [19]:
Oesophagostomum dentatum ký sinh ở ruột già lợn, không có cánh
đầu. Túi miệng rộng, có 9 tua ngoài và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở hai
bên chỗ phình to của thực quản. Con đực dài 8 – 9 mm x 0,37 mm có túi
đuôi. Sườn bụng song song nhau, đầu mút của sườn này gắn liền với rìa mép
của túi đuôi. Ba sườn hông bắt nguồn ở cùng một gốc, sườn hông trước tách
rời hai sườn kia, còn sườn hông giữa và sau song song với nhau, sườn lưng
chia thàng sườn lưng ngoài và sườn lưng trong, sườn lưng trong lại chia
thành hai nhánh, có hai gai giao hợp dài 1 – 1,14 mm.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết thêm:
Giun cái dài 8 – 11,3 mm, đuôi dài 0,117 – 0,374 mm. Âm hộ ở trước
hậu môn, cách hậu môn 0,208 – 0,388 mm. Âm đạo rộng về trước, dài 0,1 –
1,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng.
Giun Oesophagostomum dentatum là loài giun tròn nhỏ không có
cánh đầu. Giun đực có kích thước (7,6 – 8,8) x (0,35 – 0,38) mm có túi đuôi,
có hai gai giao hợp dài 0,792 – 1,037 mm.
Giun cái dài (7,8 – 12,5) x (0,38 – 0,43) mm, đuôi dài 0,405 – 0,430

mm, dài 0,1 – 1,15, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng có hình ovan,
kích thước (0,036 – 0,071) x (0,032 – 0,045) mm.
Hình 1.1. Loài O. dentatum
1, 2. Phần đầu cơ thể, 3. Phần đuôi cá
thể, 4. Mút và gốc gai giao phối, 5. Cơ
quan điều chỉnh, 6. Túi đuôi cá thể đực,
7. Nón sinh dục
Hình 1.2. Loài O. longicaudum
1. Đầu, 2. Đuôi của con cái, 3. Đuôi
của con đực, 4. Phần cuối gai giao
hợp, 5. Lái, 6. Nón sinh dục của con
đực
2.1.1.3. Vòng đời giun kết hạt lợn.
Những nghiên cứu của Trương Lăng, Xuân Giao (2002) [10], Phạm
Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết:
Vòng đời của giun kết hạt không cần vật chủ trung gian.
Trứng 70 – 74 μ x 40 – 42 μ. Gồm 8 – 16 hạt trong vỏ trứng khi mới
nở nhiệt độ 25 – 27ºC sau 10 – 17 giờ trứng nở thành ấu trùng (theo
Shoulsby cần 24 giờ). Ấu trùng I đo được 304 – 307 μ, lúc mới nở, sau phát
triển đo được 425 – 433 μ. Ấu trùng I sau 24h ở nhiệt độ 22 - 24ºC phát dục
thành ấu trung II dài 440 - 645 μ. Ấu trùng II phát triển được 2 ngày thì ấu
trùng gây nhiễm III, dài 515 – 532 μ kể cả vỏ dài 660 – 720 μ.
Hình 1.3.Sơ đồ vòng đời giun kết hạt.
Thời gian hoàn thành vòng đời là 24 – 43 ngày.
Trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ 25 – 27ºC, sau 10 – 17 giờ nở
thành ấu trùng, qua hai lần lột xác, sau 7 – 8 ngày thành ấu trùng gây nhiễm.
Khi ký chủ nuốt phải, ấu trùng này tới ruột thì chui vào niêm mạc ruột tạo
thành những u kén, lột xác lần thứ 3 tới 6 – 8 ngày thì thành ấu trùng kỳ IV,
sau đó rời khỏi niêm mạc ruột vào xoang ruột và lột xác lần nữa tạo thành
giun trưởng thành (Phạm Sỹ Lăng, 1997) [9].

2.1.1.4. Sự phát triển và sức đề kháng của trứng giun kết hạt ở ngoại cảnh.
Theo S.krjabin và cs (1977) [30]: Ở nhiệt độ thích hợp (30ºC), trong
trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 – 18 giờ mới nở ra và vào môi
trường bên ngoài. Ở nhiệt độ cao 45 – 50ºC trứng bị chết, còn ở nhiệt độ
thấp 3ºC trứng không phát triển.
Archie (2000) [28] nhận xét: Sự phát triển, khả năng sống của ấu
trùng cảm nhiễm môi trường trước hết phụ thuộc vào khí hậu. Gặp nhiệt độ
Phân 25-27ºC
10-17 giờ
Trứng
Ấu trùng có
sức gây nhiễm
Ruột
Lột xác lần 3
Ấu trùng
kỳ IV
Lột xác lần 4
Rời
khỏi
u kén
Giun kết hạt trưởng thành
(ký sinh ở ruột già lợn)
Ấu trùng
Qua 2 lần
lột xác
Ký chủ
nuốt phải
và độ ẩm thích hợp, sau 5 – 6 ngày trứng phát triển thành ấu trùng cảm
nhiễm. Khi nhiệt độ thấp trứng giun nở và phát triển chậm hơn.
Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [14], Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm

(2000) [18], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [7]: Trứng giun kết hạt theo
phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ 25 - 27ºC, sau 10 – 17 giờ nở thành ấu
trùng.
2.1.1.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm ở ngoại cảnh.
Alicata (1935) cho biết ấu trùng Oesophagostomum dentatum có sức
đề kháng tốt với nhiệt độ để ở -19ºC đến -29ºC qua 10 ngày vẫn sống và
chết cũng để ở -19ºC đến -29ºC đến 31 ngày, để ở nhiệt độ phòng bình
thường ấu trùng có thể sống 1 năm. Ấu trùng rất nhạy cảm với khô ráo. Ấu
trùng này lẫn vào thức ăn nước uống mà vào ký chủ. Khi tới mật chui vào
niêm mạc ruột tạo thành những u kén (trích theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2005)
[11] .
S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] cho biết: Ấu trùng cảm nhiễm
Oesophagostomum sống lâu hơn ở môi trường ẩm thấp, súc vật nhiễm bệnh
này chủ yếu trên đồng cỏ ẩm ướt và khi uống nước ở những ao, đầm nhỏ
cũng như máng nước lâu ngày không cọ rửa. Những ấu trùng cảm nhiễm có
sức đề kháng với nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, với sự làm khô và với tác
động của các nhân tố hóa học tốt hơn so với ấu trùng các giai đoạn trước.
Nhiệt độ cao sẽ tác động bất lợi đến sự phát triển của ấu trùng và ấu
trùng có thể bị chết. Mưa có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân tán của ấu
trùng, làm ấu trùng cảm nhiễm di chuyển xa 90 cm so với vị trí ban đầu và
di chuyển vào trong đất ở độ sâu 15 cm. Có lẽ khả năng này giúp cho ấu
trùng sống sót được trong những điều kiện bất lợi và tránh được sức nóng
môi trường (Strom berg B.E, 1997 [36]).
Nghiên cứu về ấu trùng cảm nhiễm của giun kết hạt, người ta thấy sức
đề kháng của nó với nhiệt độ khá cao: Ở - 15ºC, 93% ấu trùng cảm nhiễm
sau 24 giờ có khả năng hoạt động trở lại khi đưa về nhiệt độ môi trường
xung quanh. Các ấu trùng này cũng có thể sống sót trong môi trường axit
được tổng hợp nhân tạo tương tự như môi trường axit trong dạ dày (Pit
D.S.S. và cs, 2000) [35].
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Ấu trùng có sức đề kháng

tốt với nhiệt độ thấp, để ở - 19ºC đến - 29ºC qua 10 ngày ấu trùng vẫn sống,
để ở nhiệt độ phòng bình thường ấu trùng có thể sống 1 năm.
2.1.2. Bệnh do giun kết hạt gây ra ở lợn.
2.1.2.1. Những thiệt haị kinh tế do giun kết hạt gây ra:
Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng
ở đường tiêu hóa của lợn nói riêng không tạo thành các ổ dịch lớn như bệnh
truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra, nhưng bệnh thường kéo dài âm ỉ, ảnh
hưởng đến tình trạng và sức khỏe vật chủ, làm hạn chế sự ảnh hưởng và phát
triển của lợn, tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác như thuốc điều trị,
thuốc sát trùng, công chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là mở đường cho các
bệnh khác xâm nhập.
2.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [23], Phan Thế Việt và cs (1977) [27],
Phan Lục (2006) và cs [20], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12]: Bệnh giun kết
hạt là một trong các bệnh giun tròn phổ biến gây hại cho lợn, phổ biến rộng
trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có ở tất cả các vùng sinh thái từ Bắc
đến Nam.
- Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo tuổi gia súc:
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết
hạt theo tuổi lợn như sau: Lợn con có tỷ lệ nhiễm giun kết hạt nhỏ và cường
độ nhẹ, ở lợn con bị nhiễm bệnh không có nhiều u kén ở ruột. Ở lợn lớn tỷ
lệ nhiễm cao và cường độ nhiễm nặng. Khi lợn lớn bị bệnh có rất nhiều u
kén ở ruột.
Lợn càng lớn, tỷ lệ nhiễm càng cao (lợn <2 tháng tuổi nhiễm: 46,9%,
lợn >8 tháng tuổi: 73,3%) (Chu Thị Thơm và cs, 2006 [25]).
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phan Địch Lân và cs (2005) [15]
nhận xét: tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn <2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, 5 - 7
tháng tuổi và >8 tháng tuổi lần lượt như sau: 46,9%, 67,4%, 72,1%, 73,3%.
Các tác giả cũng cho biết thêm: Vì lợn có sức đề kháng đối với giun kết hạt
nên tỷ lệ nhiễm thấp, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn con nhưng không gây

ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm
vào thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén. Ngoài ra do thời
gian sống của Oesophagostomum dentatum ở cơ thể lợn tương đối dài từ 8 –
10 tháng.
Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Tỷ lệ
nhiễm đối với lợn < 2 tháng tuổi, 3 – 7 tháng tuổi và >8 tháng tuổi lần lượt
là: 46,9%, 72,4% và 73,3%.
- Tỷ lệ nhiễm theo mùa vụ:
Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [14]: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
kết hạt phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt lợn
cao ở vụ hè – thu và giảm đi ở vụ đông – xuân.
- Tỷ lệ nhiễm theo phương thức chăn nuôi:
Lợn nuôi theo phương pháp truyền thống (tận dụng) có tỷ lệ và cường
độ nhiễm cao hơn nhiều so với lợn nuôi theo phương thức công nghiệp
(Nguyễn Thị Bích Ngà và cs, 2011 [21]).
2.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh.
2.1.3.1. Đặc điểm bệnh lý:
Ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của lợn, giun tóc còn gây
những tác hại khác cho lợn.
- Tác động cơ giới: Phần đầu cắm vào thành ruột để chiếm đoạt chất
dinh dưỡng, gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm ruột già.
Các tổn thương cũng có thể gây xuất huyết ruột già, làm cho lợn có hội
chứng lỵ.
- Tác động mang trùng: Giun kết hạt ký sinh gây tổn thương, tạo điều
kiện cho các nhân tố khác xâm nhập, là nhân tố gây kế phát các bệnh ký sinh
trùng khác.
- Tác động độc tố: Giun kết hạt ký sinh, các độc tố do giun bài tiết ra
làm cho ký chủ trúng độc, gầy còm, thiếu máu, gây rối loạn tiêu hóa.
2.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh lý do Oesophagostomum phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của

giun. Ở giai đoạn ấu trùng, Oesophagostomum là nguyên nhân gây “bệnh hạt
ruột”, còn giai đoạn trưởng thành chúng gây Oesophagostomosis đường
ruột.
Theo nghiên cứu của Trương lăng, Xuân Giao (2002) [10], Phạm Sỹ
Lăng và cs (2005) [11], Phan Địch Lân và cs (2005) [15]: Vì lợn có sức đề
kháng với giun kết hạt nên tỷ lệ nhiễm thấp, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn
con nhưng không gây ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau
khi ấu trùng gây nhiễm vào thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều
u kén.
Giai đoạn hạt được coi là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Ấu trùng chui
vào ruột tạo thành những hạt mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Trong
thời gian phát triển hạt, con vật đau bụng, gầy còm, bỏ ăn, ỉa chảy. Giai đoạn
trưởng thành sức gây bệnh ít hơn, ruột viêm cata, phủ chất nhày đặc và giun
kết hạt. Con vật thỉnh thoảng bị ỉa chảy (Soulsby E.J.L. và cs, 1982 [31];
Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [24]).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [7], Phan Lục (2006) [19],
lợn bị bệnh giun kết hạt thể hiện hai giai đoạn:
- Giai đoạn ấu trùng chui vào niêm mạc ruột gây triệu chứng cấp tính: Ỉa
chảy, phân có chất nhầy, đôi khi có máu tươi, có một số ít con nhiệt độ tăng
cao, bỏ ăn, gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy kéo dài làm
con vật gầy dần rồi chết.
- Giai đoạn giun trưởng thành gây triệu chứng mạn tính, có từng thời kỳ
con vật kiết lị, chậm lớn, gầy còm. Các triệu chứng khác không rõ lắm.
2.1.3.3 Bệnh tích
Theo Phan Lục (2006) [19]: Ở ruột có những u kén nhỏ bằng đầu đinh
ghim hay hạt đậu, có điểm màu vàng, bên trong có ấu trùng giun. Kết tràng
thường bị viêm và đôi khi thấy vài nghìn u kén ở ruột. Có khi u kén bị hoại
tử, bên trong có mủ. Có những u kén đã thành chấm sẹo. Niêm mạc ruột già
sung huyết, xuất huyết, trong xoang ruột có nhiều giun kết hạt trưởng thành.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Sau khi nhiễm giun 5 ngày,

ở niêm mạc ruột già lợn thấy những u kén nhỏ. Ở giữa kén này có điểm màu
vàng, bên trong có ấu trùng giun. Tới ngày thứ 7 – 8 thì kết tràng bị viêm có
mủ. Có khi có tới vài nghìn u kén ở trong một đoạn ruột, u kén to bằng hạt
đậu, có khi chỉ dài 0,1 cm.
2.1.4. Chẩn đoán bệnh:
* Với gia súc sống:
Để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng hai phương pháp là chẩn đoán lâm
sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Chẩn
đoán trong phòng thí nghiệm lại gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính nhằm xác định có hoặc không có giun
Oesophagostomum ký sinh. Đây là phương pháp thông dụng để đánh giá tình
hình nhiễm giun Oesophagostomum ở lợn. Nghiên cứu định lượng nhằm xác
định số lượng trứng trong phân để đánh giá mức độ nhiễm và hiệu quả của một
số thuốc tẩy giun.
Phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ: Những
triệu chứng lâm sàng cần chú ý là lợn ăn kém, gầy yếu, da khô, lông xù, ỉa
chảy…
Về đặc điểm dịch tễ học, cần căn cứ vào lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình
trạng vệ sinh thú y… Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những đặc điểm nói trên để
chẩn đoán thì sẽ không chính xác. Bởi vì các bệnh ký sinh trùng thường có những
triệu chứng lâm sàng tương tự nhau (rối loạn tiêu hóa, thể trạng gầy, da khô, lông
xù…). Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành xét nghiệm phân tìm
trứng giun Oesophagostomum (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [5].
Phương pháp xét nghiệm phân:
- Phương pháp phù nổi (Fulleborn):
Nguyên lý: Dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của dung dịch muối
NaCl bão hòa lớn hơn tỷ trọng của trứng giun. Trứng sẽ nổi lên trên, ta có
thể tìm thấy trứng giun dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 hoặc 400.
Cách pha dung dịch muối bão hòa: Cho 380 g muối NaCl vào 1 lít
nước sôi, khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên bề

mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.
Cách xét nghiệm phân: Dùng đũa thủy tinh lấy 1 mẫu phân khoảng 5 - 10
gam của con vật cần xét nghiệm, chẩn đoán. Để phân vào cốc (nên dùng cốc
nhựa) cho tiếp nước muối bão hòa vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối
lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua phễu lọc vào lọ tiêu
bản. Cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được giữ lại.
Sau khi đã để yên từ 15 - 20 phút, dùng vòng vớt lớp váng phía trên
mặt dung dịch để lên phiến kính sạch, đậy lá kính và kiểm tra dưới kính hiển
vi tìm trứng giun tròn.
Để xác định cường độ nhiễm, sử dụng phương pháp đếm trứng giun
kết hạt trên buồng đếm Mc. Master nhằm xác định số trứng giun kết hạt trên
1 gam phân.
Phương pháp Mc. Master được tiến hành như sau: Lấy 4 gam phân
cho vào cốc thủy tinh, cho thêm nước lã sạch, khuấy đều, lọc bỏ cặn bã.
Nước lọc để lắng trong 1 – 2 giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn. Sau đó thêm 56
ml dung dịch NaCl bão hòa khuấy đều, dùng pipet bơm dung dịch vào
buồng đếm Mc. Master, để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi. Đếm
tất cả trứng giun trong buồng đếm, rồi tính theo công thức:
Số trứng có trong 1 gam phân = số trứng có trong 1 buồng đếm*2*15.
* Với lợn chết:
Việc chẩn đoán bệnh giun Oesophagostomum được tiến hành qua
phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích ở ruột già và tìm giun
Oesophagostomum.
2.1.5. Các biện pháp phòng và điều trị.
* Biện pháp phòng bệnh:
Theo S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30], muốn thanh toán bệnh giun
sán, phải phòng bệnh có tính chất chủ động. Dùng tất cả mọi phương pháp
vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), cơ giới, hóa học, sinh vật học… để diệt giun sán
trên cơ thể ký chủ, ở ngoại cảnh, ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, ấu
trùng, giun sán trưởng thành).

Phạm Hữu Doanh và cs (1995) [2] cho biết: Lợn rất mẫn cảm với
bệnh ký sinh trùng, vì vậy chỉ cho lợn ăn rau bèo khi đã rửa sạch sẽ và định
kỳ tẩy giun sán bằng các thuốc đặc hiệu. Thức ăn, nước uống phải luôn luôn
sạch.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16] cho biết: Biện pháp hữu hiệu để
phòng chống bệnh giụn sán ở gia súc là biện pháp phòng trừ bệnh tổng hợp.
Nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện
pháp có hiệu quả đối với các giai đoạn phát triển của giun sán, ở môi trường
cũng như trong cơ thể vật chủ.
Thực chất của bất kỳ chương trình khống chế giun sán nào thì việc
phá vỡ vòng đời của chúng là cần thiết. Và điều này phụ thuộc trước hết vào
sự ô nhiễm nơi đó. Mức độ ô nhiễm cao là những nơi nuôi lợn trong tình
trạng vệ sinh thú y kém, ít sử dụng các thuốc phòng và trị bệnh cho lợn
(Hagsten Dr., 2000) [29].
Công tác phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiêu diệt
bệnh giun sán nói chung và bệnh giun kết hạt nói riêng. Theo Phan Địch Lân
và cs (2005) [15] việc phòng bệnh giun kết hạt cũng như phòng các bệnh ở
giun tròn, gồm các bước sau:
* Diệt trùng ở động vật:
- Chẩn đoán bệnh chính xác để dùng thuốc điều trị.
- Xác định quy mô diệt trùng: Nơi nào nhiễm thấp, diệt trùng hẹp, nơi
nào tỷ lệ nhiễm cao diệt trùng toàn đàn.
- Định kỳ diệt trùng: Căn cứ vào vòng đời của giun, căn cứ vào vụ mùa
để có thể chăm sóc, chăn thả gia súc phù hợp.
- Dự tính hiệu quả diệt trùng: Tính tỷ lệ tẩy giun toàn đàn và tỷ lệ tẩy
sạch trùng (nếu có điều kiện mổ) để dự đoán hiệu quả của biện pháp kỹ
thuật.
* Diệt trùng phân bằng ủ nóng sinh vật học:
Hàng năm số lượng phân chuồng rất lớn và là loại phân bón quý
nhưng trong quá trình thải phân trứng giun được mang theo rất nhiều, do đó

xử lý phân đảm bảo diệt được ấu trùng giun nhưng vẫn giữ được chất lượng
của phân.
Người ta đã lợi dụng hoạt động của vi sinh vật để tiêu độc phân tự
nhiên gọi là phương pháp ủ nóng sinh vật học. Cách ủ phân như sau: Phân
được chuyển đến chỗ chứa, lúc đầu thành từng đống nhỏ 1m
2
, trộn rác lá
cho phân xốp để không khí lưu thông trong đống phân. Qua 3 - 7 ngày nhiệt
độ trong đống phân tăng đến 55 - 70ºC khiến sinh vật đại bộ phận bị tiêu
diệt. Nén chặt đống phân lại lúc đó lượng vi sinh vật còn sống giảm đến
90%. Ở nhiệt độ này trứng giun bị ung, hỏng trong 15 - 25 ngày ủ.
* Tổ chức vệ sinh nơi ăn uống:
Nước uống, máng uống cho lợn phải sạch, sau một ngày uống nước
phải được quét rửa. Các nguồn nước không bị nhiễm hóa chất, xăng dầu độc
hại.
Các biện pháp vệ sinh khu chăn nuôi như sau:
- Vệ sinh bên ngoài: Vệ sinh nền chuồng, sân chơi không để nước tiểu,
nước rửa chuồng, nước phân chảy vào theo thức ăn xanh của lợn, phân lợn
phải được ủ trước khi mang đi sử dụng, xung quanh chuồng lợn nên trồng
nhiều cây xanh, thức ăn xanh cho lợn ăn phải được rửa nhiều lần.
- Định kỳ tẩy giun theo quy định: 2 tháng tuổi tẩy giun lần thứ nhất,
lợn 5 - 6 tháng tuổi tẩy giun lần thứ 2.
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên thế giới là sử dụng vacxin
chế tạo theo phương pháp phóng xạ để phòng bệnh giun tròn cho lợn.
- Tăng cường bồi dưỡng chăm sóc cho lợn là biện pháp tăng cường sức
chống bệnh của con vật, hạn chế tác hại do giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng
của vật nuôi.
- Không nuôi chung lợn ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong một khu vực.
Nếu có lợn ốm phải được cách ly.
Phan Lục và cs (2006) [20], Chu Thị Thơm và cs (2006) [25] cho biết:

Để phòng bệnh giun kết hạt phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi. Phân, rác ủ đúng kỹ thuật để giệt trứng giun. Định kỳ tẩy giun.
Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để gia súc có sức đề kháng cao với bệnh
tật.
* Dùng thuốc:
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [8] chữa bệnh ký sinh trùng phải
nhằm đạt ba yêu cầu sau:
Trước hết phải diệt ký sinh trùng, dùng thuốc tẩy trùng cho con vật
(diệt ký sinh trùng hay tẩy ký sinh trùng còn sống ra ngoài). Phải dùng thuốc
hướng ký sinh trùng, tức là phải độc với nó nhưng không độc với ký chủ. Hệ
số giữa liều lượng độc với con vật và liều lượng chữa bệnh cho nó phải trên
3. Nên chọn thuốc nào có hiệu lực nhất với ký sinh trùng, đồng thời ít nguy
hiểm nhất với ký chủ, rẻ tiền nhất và dễ dùng nhất (dễ dàng dùng cho toàn
dân). Hướng mới trong việc chữa bệnh ký sinh trùng là tìm những thuốc có
hiệu lực chống được nhiều loại ký sinh trùng.
Phải ngăn chặn không cho con vật ốm tái nhiễm: Đưa ngay con vật ra
khỏi nơi có bệnh, tiêu độc nơi đó trước khi đưa con vật vào lại.
Phải làm cho con vật hồi sức: Cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, vitamin
và muối. Có thể dùng thuốc bổ, thuốc kích thích, tiếp máu. Giữ vệ sinh tốt,
chữa các triệu chứng.
Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng phòng trị giun tròn đường tiêu
hóa. Thuốc có tác dụng làm giun bị tê liệt. Làm tăng co bóp ruột, làm ngừng
sự phát triển của trứng và ấu trùng, làm ký sinh trùng bị tê liệt, cộng với tác
động kích thích nhu động ruột của thuốc, từ đó tẩy giun ra ngoài.
Phạm Đức Chương và cs (2003) [1] cho biết, các thuốc thường được
dùng để điều trị bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá là:
Levamisole: Thuốc có tác dụng đối với cả ấu trùng và giun trưởng
thành. Hiệu lực tẩy giun kết hạt là 72 - 99%.
Ivermectin: tác dụng trên phổ rộng đối với nhiều loại giun tròn. Tiêm
dưới da liều 0,3 mg/kg TT cho lợn có tác dụng làm giảm 94 – 100% các giai

đoạn chưa trưởng thành của giun kết hạt.
Dipterex 0,15g/ kg trộn thức ăn đạt hiệu quả 100%. Có thể dùng
Phenothiazin 0,2 – 0,5g/ kg. Nhưng hiệu quả kém Dipterex (Phạm Sỹ Lăng
và cs (2005) [10]).
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) [3] có thể sử dụng: Levamisole: 5mg/
kg TT hay Ivemectin dạng premix: 100μg/ kg TT/ ngày. Trộn vào thức ăn
liên tục 7 ngày.
Ngoài ra, theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] có thể điều trị bằng
một trong các thuốc sau:
- Levamisole: Dùng liều 12 – 15mg/ kg TT lợn, cho uống hoặc tiêm.
- Phenothiazin: Dùng liều 0,2 – 0,3g/ kg TT lợn, cho uống 2 lần vào 2
buổi sáng.
- Ivermectin (Hanmectin): Dùng liều 0,2mg/ kg TT cũng cho kết quả
khả quan và an toàn, cần tiêm thuốc cho lợn 2 lần với liều trên, cách nhau 1
ngày. Tiêm Hanmectin với liều 1ml/ 10kg TT.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Tuổi lợn nhiễm các loài giun tròn nặng nhất là từ 2 – 4 tháng tuổi trên
một tỷ lệ nhiễm chung là 49 – 65,9%. Qua mổ khám thấy các loại giun sán
chính ở lợn có sự xuất hiện của Oesophagostomum (Trịnh Văn Thịnh, Đỗ
Dương Thái 1978 [24]).
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [6] cho biết: lợn bình thường
nhiễm giun kết hạt là 20,86%, tỷ lệ nhiễm tương ứng ở lợn tiêu chảy là
27,02%. Mật độ nhiễm giun kết hạt ở lợn tiêu chảy nặng hơn so với lợn bình
thường.
Bùi Lập (1978) [13] cho biết, lợn dưới 2 tháng tuổi nhiễm 7 loài giun
sán trong đó có giun kết hạt. Các loài nhiễm tăng theo tuổi lợn là:
Fasciolopsis buski, Stephanurus dentatus và O. dentatum.
Nghiên cứu hiệu lực của các thuốc tẩy giun tròn trên lợn, Phan Lục,
Nguyễn Đức Tâm (2000) [18] đánh giá: Thuốc Levamisole, Pyrantel,

Dichlorvos, Febendazole, Ivermectin có hiệu quả rất mạnh (++++) đối với
giun kết hạt; thuốc Piperazine có hiệu quả một phần (+) và thuốc
Thiabendazole không có hiệu quả trong điều trị bệnh giun kết hạt lợn (-).
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010) [26] cho biết: Tỷ lệ lợn nhiễm giun kết
hạt ở Cần Thơ là 53,33% với cường độ nhiễm nhẹ và trung bình. Thuốc
Albendazole với liều 5 mg/kg TT và thuốc Ivermectin 0,3 mg/kg TT cho
hiệu quả tẩy giun kết hạt lợn là 100% sau một lần tẩy duy nhất.
Theo Nguyễn Thị Bích Ngà và cs (2011) [21], lợn ở tỉnh Thái Nguyên
nhiễm giun kết hạt là 33,76%, cường độ nhiễm nặng chiếm 13,69% trong số
lợn nhiễm.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Klexov N.D và Xkulikoe N. (1931) đã chữa bệnh giun kết hạt và cho
rằng, phương pháp hiệu lực hơn cả là dùng dung dịch pha loãng 0,8 – 1g Iod
trong 100ml nước (dẫn theo K.I. Skrjabin, Petrov A.M, 1977) [30].
Theo Miax E.A – Nikova (1937) có thể tẩy giun kết hạt cho lợn bằng
cách thụt 0,5 formalin với liều 2000ml cho 1 lợn nặng 124 – 140kg chữa
bằng formalin nên tiến hành ở nền chuồng nghiêng 30 - 40ºC để đầu thấp
hơn phía sau, làm như vậy thì thuốc ngấm nhiều nhất trong ruột già tức là
ngấm nhiều ở chỗ giun sán ký sinh (dẫn theo K.I. Skrjabin, Petrov A.M,
1977) [30].
Johanes Kafuman (1996) [32] cho biết: Sự nhiễm giun tròn cho lợn
con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ.
Bezimidazole, Febatel và Levamisol có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự
lây nhiễm. Ivermectin (300μg/kg TT) dùng cho lợn trưởng thành, dùng trước
đẻ 1 – 2 tuần có thể kiểm soát được sự lây nhiễm cho lợn con sau khi sinh.
Lai M.và cs (2010) [34] cho biết: Trong tổng số 2971 mẫu phân lợn
lấy từ các trang trại lợn ở Trùng Khánh – Trung Quốc được xét nghiệm có:
362 mẫu (12,18%) nhiễm Ascaris suum, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Trichuris
suis, 301 mẫu (10,13%) nhiễm Oesophagostomum spp., 491 mẫu (16,53%)
nhiễm Eimeria spp., 149 mẫu (5,02%) nhiễm Isopora suis, 677 mẫu

(22,79%) nhiễm Balantidium coli và 196 mẫu (6,60%) nhiễm
Cryptosporidium spp.
Kagira J.M. và cs (2010) [33] đã xét nghiệm phân của 360 lợn từ 135
trang trại ở Kenya cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun Oesophagostomum spp. là
75%, Strongyloides ransomi là 37% và Ascris suum là 18%.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Lợn các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.
- Bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp ở lợn.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.
- Mẫu phân tươi của lợn nuôi ở các lứa tuổi tại một số xã tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Kính hiển vi quang học.
- Buồng đếm Mc. Master và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Dung dịch muối NaCl bão hòa.
- Thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum cho lợn.
- Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.
- Địa điểm triển khai đề tài: Đề tài được thực hiện ở các hộ gia đình và
các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:
Phòng thí nghiệm - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.

Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1. Nghiên cứu về tình hình nhiễm Oesophagostomum spp.
- Điều tra về thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng
cho lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp ở lợn tại một số xã
của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo tuổi lợn.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo giống lợn.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo tháng trong
năm.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo phương thức
chăn nuôi.
- Tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh giun Oesophagostomum.
3.3.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng Oesophagostomum ở ngoại
cảnh.
- Sự ô nhiễm trứng Oesophagostomum spp ở ngoại cảnh.
- Khả năng tồn tại của trứng ở ngoại cảnh.
- Khả năng nở của trứng ở ngoại cảnh.
- Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm ở ngoại cảnh.
3.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh.
- Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun Oesophagostomum spp.
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh Oesophagostomum spp. cho lợn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp điều tra công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói
chung, bệnh Oesophagostomosis nói riêng cho lợn ở địa phương.
- Trực tiếp quan sát.
- Phát phiếu điều tra.
3.4.2. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu.
Bố trí thu thập mẫu: Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu

phân tầng. Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ, trang trại chăn nuôi lợn
ở các xã tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Mẫu phân sau khi lấy
được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo
quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.
Phương pháp thu thập các loại mẫu:
- Mẫu phân: Lấy phân mới thải của lợn ở các lứa tuổi. Để riêng mỗi mẫu
phân vào 1 túi nilon nhỏ và mỗi túi đều có nhãn ghi: Thời gian (ngày, tháng,
năm), địa điểm, tuổi, tính biệt và biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có).
- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng lấy mẫu cặn ở 4 góc và ở giữa ô
chuồng, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 – 100 g/mẫu). Mỗi
mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời
gian lấy mẫu. Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.
- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi: Trong khoảng bán kính 5 m
xung quanh chuồng lợn, cứ 10 – 15 m
2
lấy một mẫu đất bề mặt. Một mẫu có
khối lượng từ 80 – 100 g, được trộn đều bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa.
Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi nhãn: Tên chủ hộ, địa điểm,
thời gian lấy mẫu.
- Mẫu đất ở vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 – 15 m
2
lấy một
mẫu đất bề mặt. Một mẫu có khối lượng từ 80 – 100 g, được phối hợp bởi 4
mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa. Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon có ghi
nhãn: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu.
Phương pháp xét nghiệm các loại mẫu:
- Dùng phương pháp Fulleborn để xác định tỷ lệ nhiễm.
- Dùng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master để xác
định cường độ nhiễm.
- Dùng phương pháp Bearman để kiểm tra ấu trùng.

3.4.3. Tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum theo lứa tuổi lợn.
Tuổi lợn được phân ra theo 4 lứa tuổi:
Lợn dưới 2 tháng tuổi.
Lợn > 2 – 4 tháng tuổi.
Lợn > 4 – 6 tháng tuổi.
Lợn trên 6 tháng tuổi.
3.4.4. Tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum theo các tháng trong năm.
Các tháng được theo dõi gồm: Tháng 12/2013; tháng 1, 2, 3, 4, 5
(2014).
3.4.5. Tỷ lệ nhiễm Oesophagostomum theo giống lợn.
Xác định tỷ lệ nhiễm của các giống lợn: Lợn địa phương, lợn lai, lợn ngoại.
3.4.6.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Oesophagostomum theo phương thức
chăn nuôi.
Phương thức chăn nuôi: Chúng tôi quy định 3 hình thức chăn nuôi
như sau :
+ Nuôi theo phương thức truyền thống (tận dụng): Hộ gia đình chăn
nuôi lợn với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu tận dụng phế phụ phẩm
ngành trồng trọt (cám xát, bột ngô, khoai, sắn, rau xanh).
+ Nuôi theo phương thức bán công nghiệp: Hộ gia đình chăn nuôi lợn,
cho lợn ăn rau, cám nấu và bổ sung thêm thức ăn tổng hợp hàng ngày.
+ Nuôi theo phương thức công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng lớn,
thức ăn cho lợn hàng ngày là thức ăn tổng hợp.
3.4.7. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn Oesophagostomum.
Mẫu phân được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm bằng phương pháp
fulleborn dùng dung dịch muối NaCl bão hòa, tìm trứng giun
Oesophagostomum dưới kính hiển vi (độ phóng đại 100). Những mẫu có
trứng giun đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
3.4.8. Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun Oesophagostomum.
Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp Mc. Master: đếm
số trứng giun Oesophagostomum trong một gam phân bằng buồng đếm Mc.

Master.
Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng như sau :
≤ 500 trứng/ g phân : nhiễm nhẹ.
> 500 – 1000 trứng/ g phân : nhiễm trung bình.
> 1000 trứng/ g phân : nhiễm nặng.
3.4.9. Phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trứng giun
Oesophagostomum spp và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm ở ngoại
cảnh.
Nuôi trứng giun Oesophagostomum trong những mẫu phân ở phòng
thí nghiệm. Mỗi mẫu để trong một khay nhựa kích thước 30 × 20 cm. Mỗi
ngày lấy 5g phân/ mẫu, xét nghiệm bằng phương pháp fullerborn để kiểm tra
trứng, xét nghiệm bằng phương pháp Baerman để kiểm tra ấu trùng. Từ đó
xác dịnh được thời gian trứng nở thành ấu trùng, thời gian ấu trùng phát
triển thành ấu trùng có sức gây bệnh, thời gian sống của ấu trùng có sức gây
bệnh.
3.4.10. Phương pháp xác định độ an toàn và hiệu lực của thuốc trị
Oesophagostomum.
- Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng.
Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc
đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức:
P
kg
= 87,5 × VN
2
× DT.
Trong đó: P: Khối lượng lợn (kg).
VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm).
DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm).
- Xác định hiệu lực của thuốc:
Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số

trứng/ g phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở 15 ngày sau tẩy bằng
cách đếm số trứng/ g phân để xác định hiệu lực của thuốc. Nếu không tìm
thấy trứng giun Oesophagostomum trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực
triệt để. Nếu vẫn thấy trứng giun Oesophagostomum nhưng số lượng trứng
giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun Oesophagostomum nhưng
chưa triệt để.
- Xác định độ an toàn của thuốc trị Oesophagostomum: Độ an toàn
của thuốc được xác định thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng
thuốc (trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống ).
3.4.11. Đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh do Oesophagostomum
gây ra cho lợn.
Từ đặc điểm dịch tễ đề xuất biện pháp phòng bệnh cho lợn.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu.
3.5.1. Một số công thức tính tỷ lệ.
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số lợn kiểm tra
x 100
Cường độ nhiễm (%) =
Số lợn nhiễm ở mỗi cường độ
Số lợn nhiễm
Số lợn nhiễm
x 100
3.5.2. Một số tham số thống kê:
+ Số trung bình cộng (
X
):

X
=
x

1
+ x
2
+ x
3
+…+x
n
n
Với n ≤ 30.
+ Độ lệch tiêu chuẩn (S
x
):
S
x
= ±
1
)(
2
2




n
n
X
X
+ Sai số của số trung bình (m
x
):

m
x
= ±
1

n
s
(với n > 30)

Trong đó:

X
: Số trung bình
m
x
: Sai số trung bình cộng
S
x
: Độ lệch tiêu chuẩn
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh Oesophagostomois ở lợn.
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điểu tra tình
hình thực hiện vệ sinh thú y phòng chống bệnh ký sinh trùng cho lợn ở địa
phương. Khảo sát được thực hiện trên 4 địa bàn là xã Phấn Mễ, Cổ Lũng,
Sơn Cẩm và Vô Tranh.
Hiệu lực tẩy của thuốc (%) =
Số lợn (-) sau khi tẩy
Số lợn được tẩy
x 100

×