Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.06 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng, mục tiêu
Đất nước đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước ngày một lớn, trong khi nguồn lực thì có hạn, huy động vốn bổ xung
cho NSNN, tăng đầu tư phát triển và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một
vấn đề cấp thiết. Các nhà kinh tế cho rằng, lượng vốn nhàn rỗi nằm trong dân
chúng còn rất lớn. Đây là tiềm năng sẵn có trong nội lực nền kinh tế, Nhà nước cần
có biện pháp thu hút được số vốn tiền tệ đó để thực hiện những mục đích của mình,
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững:
Thứ nhất : Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân góp phần đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của NSNN.
Thực hiện đường lối chiến lược của Đảng, để đáp ứng nguồn tài lực cho
NSNN nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tiếp theo, công tác huy động vốn bằng việc
phát hành TPCP càng không ngừng được cải thiện và hoàn thiện, đa dạng hoá, mở
rộng phạm vi và tăng cường hiệu quả.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, NSNN thường xuyên bị thiếu hụt đã ảnh
hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý kinh tế- xã hội. Để đảm bảo một nền tài
chính Quốc gia lành mạnh phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống
KBNN cần phải tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế phát hành và thanh toán TPCP
để huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của NSNN, với mức lãi suất
hợp lý, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Thứ hai : Huy động vốn nhằm thực hiện mục tiêu điều hoà lưu thông tiền tệ.
Trái phiếu Chính phủ phát hành để thế chỗ cho những đồng tiền “ đóng băng”
trong nền kinh tế, thông qua huy động vốn có thể điều hoà được dòng chảy của
đồng tiền, ổn định giá cả, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Nó phải được tính toán dựa
vào tiềm năng thực tế trong dân, nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế, đảm bảo
hiệu quả vốn vay và có phương án chủ động chi trả nợ đúng hạn. KBNN phải thực
hiện huy động vốn cho NSNN dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài Chính.


Thứ ba: Lãi suất TPCP trong tương lai là lãi suất thị trường, lãi suất cạnh
tranh .
Hiện nay lãi suất trái phiếu còn dựa chủ yếu vào lãi suất huy động vốn của
Ngân hàng thương mại. Nhà nước cần nghiên cứu , tính toán và đưa ra mức lãi suất
dựa vào quan hệ cung cầu vốn, dựa vào thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh giữa các
hình thức tín dụng. Có như vậy, lãi suất mới trở thành công cụ để Nhà nước có thể
tham gia vào điều tiết thị trường chứng khoán.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn thông
qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian tới:
Từ khi hệ thống KBNN ra đời đến nay, luôn nỗ lực hết mình, hoàn thành sứ
mệnh mà ngành Tài Chính giao phó và trở thành công cụ đắc lực trong tay Nhà
nước, đảm bảo phát huy sức mạnh của nó đối với sự phát triển nền kinh tế. Trong
suốt quá trình hoạt động hệ thống KBNN luôn làm tốt mọi công việc, đặc biệt là
công tác huy động vốn, mặc dù vậy công tác huy động vốn thông qua phát hành
TPCP vẫn còn một số vấn đề bất cập ví như: Tiềm năng chưa khai thác hết, quá
trình thực hiện còn quá nhiều rào cản...Vậy làm thế nào để giải quyết những khó
khăn đó và hoàn thành tốt công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP ? Tôi
xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chỉ mong TPCP có vị trí xứng đáng trong
nền kinh tế với đầy đủ ý nghĩa và tác dụng mà bản thân nó mang lại.
3.2.1. Đối với công tác huy động vốn nói chung của Kho bạc Nhà nước.
3.2.1.1. Xây dựng một cơ chế lãi suất hợp lý, linh hoạt:
Lãi suất TPCP là giá cả của vốn vay mà Nhà nước phải trả cho người đầu tư
sau một thời gian nhất định. Giá cả này sẽ quyết định rất lớn đến sự lưu thông của
hàng hoá này. Giá cả hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận cho người cho vay ( Người
mua trái phiếu) và vừa đáp ứng nhu cầu của người đi vay ( Nhà nước) thì quan hệ
cung cầu này mới được hoàn thiện và hàng hoá này mới có cơ may tồn tại và phát
triển trên thị trường vốn.
Trả lời một cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Hưng- tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ huy
động vốn KBNN TW nói: “ Lãi suất Trái phiếu Chính phủ phải là lãi suất chuẩn
mực. Các Ngân hàng thương mại phải căn cứ vào đó để xây dựng lãi suất cho vay

và lãi suất tiền gửi của các ngân hàng”. Vì vậy trong việc xây dựng TPCP không
nên phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi ngân hàng, mà phải đưa ra những căn cứ có tính
sát thực để hình thành một mức lãi suất hợp lý nhất, bảo toàn vốn cho người vay,
hạn chế rủi ro sức mua của đồng tiền và điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ trượt giá
hay tỷ lệ lạm phát. Nói như thế không có nghĩa là việc xác định lãi suất TPCP
không cần tham khảo lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại. Vì dẫu
sao, ngân hàng cũng đã có bề dầy lịch sử, với mạng lưới rộng khắp, huy động vốn
thường xuyên từ tầng lớp dân cư với nhiều hình thức huy động.
Thiết nghĩ rằng: Giữa ngành kho bạc và ngành ngân hàng cần hoạch định cơ
cấu lãi suất phù hợp, từ đó hạ dần mặt bằng lãi suất chung và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn. Tránh tình trạng làm rối loạn dòng chảy vốn. Lợi ích của việc di chuyển
dòng chảy vốn thì chưa thấy, chỉ thấy tốn kém chi phí và đồng vốn liên tục bị “lôi”
từ vòng quany này sang vòng quay khác dù các vòng quay đều chưa kết thúc và
chưa khẳng định được khả năng sinh lời của đồng tiền.
Khi xác định lãi suất TPCP, phải dựa vào nguyên tắc, thông lệ quốc tế và dựa
vào thực tiễn của Việt Nam. theo thông lệ quốc tế, lãi suất vay ngắn hạn bao giờ
cũng phải thấp hơn lãi suất vay dài hạn, lãi suất trả cho người vay bao giờ cũng
đảm bảo lãi suất thực dương, còn mức bao nhiêu thì phải căn cứ vào thị trường và
nhu cầu của người sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, tuỳ vào từng loại trái phiếu cụ thể, với điều kiện thích hợp, có
thể áp dụng các phương thức xác định lãi suất khác nhau:
- Lãi suất cố định: Giữ lãi suất ban đầu tính trên mệnh giá phát hành trong
suốt thời gian của trái phiếu.
Lãi suất cố định đòi được nhiều điều kiện đó là nền kinh tế đã phát triển khá
bền vững, TPCP có uy tín và trở nên thân thuộc với dân chúng. Có như vậy, người
dân mới đầu tư mà không cần đảm bảo theo sự biến động của lạm phát. Áp dụng
được mức lãi suất này, Nhà nước sẽ có kế hoạch trả nợ gắn liền với quá trình sử
dụng vốn vay, đảm bảo vốn sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn không phát
sinh nợ mới. Đồng thời, nếu như loại trái phiếu với mức lãi suất cố định được bán
theo phương thức chiết khấu,đảm bảo cho các loại trái phiếu này có cùng một

ngày đáo hạn sẽ tạo diều kiện cho các loại trái phiếu này có thể niêm yết ,giao dịch
trên thị trường chứng khoán.
-Lãi suất điều chỉnh: Lãi suất ban đầu sẽ được điều chỉnh hàng năm theo sự
biến động của lãi suất thị trường. Nó được xác định trên cơ sở lãi suất gốc tại thời
điểm vay, cộng với độ chênh lệch về tốc độ lạm phát và các yếu tố kích thích nếu
có. Bởi vì lãi suất huy động đưa ra luôn đảm bảo một lãi suất thực dương cho nhà
đầu tư, cộng với tốc độ trượt giá của đồng tiền, tính ở thời điểm huy động. Nếu tỷ
lệ lạm phát tăng lên, lãi suất huy động sẽ điều chỉnh tăng tương ứng. Nhưng nếu tỷ
lệ lạm phát giảm, thông thường lãi suất trái phiếu không thay đổi để khuyến khích
các nhà đầu tư, những người giám chấp nhận rủi ro, bỏ vốn cho nhà nước vay. Lãi
suất này có thể áp dụng trong thời gian tới đây, khi nền kinh tế mới phát triển và
chưa ổn định, đồng tiền chưa được đảm bảo, đặc biệt với những trái phiếu dài hạn
5 năm, 10 năm để nhà đầu tư yên tâm khi mua chúng. Nhưng khi sử dụng lãi suất
này sẽ gây khó khăn cho nhà nước trong việc thanh toán vì nợ lớn khó trả hơn nợ
bé nhất là khi lạm phát biến động lớn qua các năm.
Như vậy, việc điều chỉnh tạo ra một mức lãi suất hợp lý không chỉ có ý nghĩa
trong công tác phát hành: hấp dẫn các nhà đầu tư vốn vào trái phiếu chính phủ,
tăng khả năng huy động vốn của nhà nước, kéo theo một loạt các hiệu quả tích cực,
đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình thanh toán. Nhà nước chủ động vào ngày đáo
hạn, không bị căng thẳng về tài chính, tăng tính thanh khoản của trái phiếu, khuấy
tan sự “đóng băng” của TPCP trên thị trường chứng khoán.
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về huy động vốn thông
qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Nghị định số 01/2000 NĐ- CP ngày 13/1/2000 ra đời thay thế nghị định
72/CP ngày 26/07/1994 về quy định phát hành TPCP song còn nhiều bất cập mà
Bộ Tài Chính cùng với Ngân hàng nhà nước, uỷ ban Chứng khoán phải phối hợp
chặt chẽ để ban hành các văn bản thực hiện, bảo đảm tính kịp thời và đồng bộ, tạo
điều kiện cho các đơn vị triển khai thuận lợi.
Việc phát hành TPCP được thự hiện trên phạm vi rộng- cả nước, do đó chính
sách huy động, các văn bản hướng dẫn phải cụ thể, chi tiết để đảm bảo tính thống

nhất cho TPCP, chẳng hạn nếu trái phiếu đến hạn vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật thì
coi là quá hạn vào thứ 2 tuần sau và thanh toán bình thường, hoặc nên đơn giản
hoá thủ tục, trong trường hợp người sở hữu trái phiếu muốn mua bán, cho tặng,
thừa kế...Vì theo như quyết định số 28/2000 QĐ-BTC ngày 25/02/2000 về việc
phát hành trái phiếu kho bạc 2 năm đợt tháng 3/2000 thì trong những trường hợp
như vậy cả hai bên liên quan đều phải đến kho bạc để làm thủ tục chuyển giao

×