Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng minh khai, thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.52 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
XNK & ĐTXD: Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng
HĐQT: Hội đồng quản trị
NSNN: Ngân sách nhà nước
TM: Thương mại
CP: Chính phủ
BQ: Bình quân
Dcf: Doanh lợi theo chi phí
D: Doanh lợi theo doanh thu
Dv: Doanh lợi theo vốn
TCMN: Thủ công mỹ nghệ
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động thương mại kinh tế quốc tế ngày
càng phát triển mở rộng, mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh
mẽ. Đặc biệt sự hình thành, tồn tại và phát triển các liên minh kinh tế thương
mại khu vực và các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã đánh dấu
một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế-thương
mại quốc tế. Tình hình này làm cho các quốc gia không chỉ bó hẹp hoạt động
kinh tế-thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải tham gia vào các hoạt động
kinh tế-thương mại trong khu vực hoặc toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế so sánh
của nhau.Với sự khuyến khích và đầu tư thích đáng của Nhà Nước, hàng loạt
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã ra đời và phát triển, nhưng cũng có không ít
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản. Điều này thể hiện
sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường. Do vậy mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì đòi hỏi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải hiệu quả.


Hiệu quả kinh doanh càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát
triển các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì
2
vậy hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh
mà còn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hoạt
động xuất nhập khẩu đó lại là câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp đang
tham, gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường. Để trả lời câu
hỏi này đòi hỏi mỗi công ty phải có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một cách
khách quan khoa học từ đó giúp cho công ty có các giải pháp hữu hiệu cho các
hoạt động kinh doanh của mình.
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu cũng như trước những đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: với phạm vi kiến thức được
trang bị trong nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại
Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai-Thái Bình, em lựa chọn đề
tài:“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai, Thái Bình.” làm báo cáo
chuyên đề thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá
thực trạng kinh doanh của công ty và từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinhm doanh xuất nhập khẩu tại Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như là
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và
phương pháp dự báo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
của doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của
công ty cổ phần XNK và đầu tư xây dựng Minh Khai, Thái Bình
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận thì kết cấu nội dung của Chuyên đề
gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai
Thái Bình
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình từ 2005 đến nay
3
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty Cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai Thái Bình
trong thời gian tới.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CUẤT NHẬP KHẨU
VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MINH KHAI
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh Khai Thái
Bình - tiền thân là công ty Xuất khẩu Thị xã Thái Bình, được thành lập tháng 6
năm 1982 để phục vụ công tác xuất nhập khẩu của ngành Ngoại thương tỉnh
Thái Bình. Tháng 1/1993 thì đổi tên thành Xí nghiệp sản xuất gia công hàng
xuất khẩu Thái Bình theo quyết định só 16/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình.
Đến tháng 4/1995 đổi tên thành Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Minh Khai
theo quyết định số 142/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Bình.
Năm 2004, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc Cổ phần hóa
Doanh nghiệp Nhà Nước nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động
kinh doanh đồng thời tăng sức cạnh tranh tạo ra sức mạnh mới cho doanh
nghiệp, Công ty sản xuất xuất nhập khẩu Minh Khai đã thực hiện chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp vốn Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định

3043/QĐ-UB ngày 06/12/2004 của UBND Tỉnh Thái Bình. Việc chuyển giao tài
chính sang công ty cổ phần tính từ ngày 15/3/2005 hoạt động sản xuất kinh
doanh theo luật Doanh nghiệp loại hình công ty cổ phần
Công ty được Sở kế hoạch Đầu tư Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0803000179 ngày 4/3/2005 (đăng ký lần đầu). Vốn điều lệ của
công ty là 3.200.000.000 VNĐ, trong đó vốn Nhà nước là 960.000.000VNĐ
chiếm 30% vốn điều lệ do tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
quản lý, còn lại 70% là vốn của cá nhân.
Tháng 4/2010 thực hiện quyết định thoái vốn Nhà nước tại công ty cổ
phân, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần 100% vốn cá nhân
Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư
xây dựng Minh Khai
Tên công ty bằng tiếng Anh: Minh Khai Thai Binh Import-Export and
Contruction Investment Joint Stock. Company
Tên viết tắt: MINHKHAI JSC
Mặt bằng đất đai của công ty có 3 khu vực:
- Số 72, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bồ Xuyên, Thành phố
Thái Bình (625m2)
5
- Số 140, đường Quang Trung, phường Quang Trung, Thành phố Thái
Bình (128m2)
- Số 290, đường Trần Thái Tông, phường Tiền Phong, Thành phố Thái
Bình (8200m2)
• Trụ sở chính
Địa chỉ: Số 72, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bồ Xuyên, Thành
phố Thái Bình
Điện thoại: (+84) 36 3831 739
Fax: (84) 363 833 264
Email:
• Chi nhánh

Tên: Xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà Thái Bình
Địa chỉ: Số 140 phố Quang Trung, phường Quang Trung, Thành phố Thái Bình.
Điện thoại: (84) 363848 258
Fax: (84) 363 840 491
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY.
1.2.1. Chức năng của công ty
Tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh
doanh của công ty theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và theo hợp đồng kinh tế nhằm
phục vụ có hiệu quả nhu cầu thị trường
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt động của
công ty.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của công ty, không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát
triển vốn.
- Kinh doanh - sản xuất có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường; cải
tiến ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; thực hiện đúng cam kết đã ký kết
hợp đồng với các bạn hàng.
6
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ nộp thuế
cho nhà nước.
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong công ty.
- Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của công ty
và của nhà nước.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tổ chức quản lý tiền bán cổ phần: Thực hiện theo mục V, phần thứ hai
trong thông tư số 1041998/TT-BTC ngày 18-7-1998 của Bộ Tài chính
hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ
phần và mục 6 văn bản số 3138/TC-TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
1.2.3. Quyền hạn của công ty
 Công ty hoạt động kinh doanh được quyền sở hữu với nhãn hiệu hàng
hoá, cụ thể là:
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá
- Có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng
nhãn hiệu hàng hoá
- Có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người thứ
ba xâm phạm các quyền nói trên của mình
 Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thương mại
 Giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của - pháp luật
 Quyền được sử dụng thương phiếu.
 Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại.
 Quyền quảng cáo thương mại.
 Quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng nếu khi nhận
thấy phát hiện thấy hàng bị hư hỏng có 1 khuyết tật và chỉ thanh toán khi người
bán đã khắc phục nhưng hư hỏng khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợp đồng
có thoả thuận khác.
1.3. CƠ CẤU BỘ MÁY NHÂN SỰ CÔNG TY
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy nhân sự của công ty
Xuất phát từ tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu của thị
trường và để phù hợp với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng nâng
7
cao, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý. Đến nay bộ máy tổ chức quản lý của
Công ty được chia làm hai cấp: Bộ máy điều hành và các đơn vị sản xuất kinh

doanh. Hệ thống lãnh đạo của Công ty bao gồm ban giám đốc và các phòng ban
nghiệp vụ giúp cho giám đốc trong việc tiến hành chỉ đạo quản lý. (hình 1.1)
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Nguồn: Phòng nhân sự Công ty
8
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
Phòng bán hàng
Phòng kế hoạch
Phòng nhân sự
Phòng kỹ thuật
Đại lý xe máy, bảo
dưỡng, phụ tùng
xe
Cửa hàng ô tô
Unilever
Xưởng lưỡi câu
Xưởng thêu, thủ
công mỹ nghệ
Đại lý vé máy bay
Đại lý phân bón
Xí nghiệp
xây dựng
Chú thích
Chỉ đạo
Báo cáo

Qua lại
* Theo hình 1.1, Ban giám đốc của Công ty XNK & ĐTXD Minh Khai
đứng đầu là Giám đốc, tiếp đến là 2 Phó giám đốc, mỗi Phó giám đốc phụ trách
mỗi mảng kinh doanh riêng nhưng chịu sự chi phối của Giám đốc. Giám đốc
Công ty là người đại diện theo pháp luật của CTy, đóng vai trò chỉ đạo điều
hành mọi hoạt động của CTy theo Điều lệ , nghị quyết của Đại hội cổ đông
và quyết định của HĐQT .Các phó giám đốc liên quan đến công tác đều phải
báo cáo cho Giám đốc. Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm chịu trách
nhiệm trước HĐQT và pháp luật về quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Bùi Thanh Tú
- Giới tính: Nam
- Chức danh: Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty
- Sinh ngày: 24/1/1962 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 150725080
- Ngày cấp: 26/02/2009, Nơi cấp Công an Thái bình
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 113 phố Phạm Ngũ Lão, tổ 45,
phường Bồ xuyên , thành phố Thái bình, tỉnh Thái bình
- Chỗ ở hiện tại: 113 phố Phạm Ngũ Lão, tổ 45, phường Bồ xuyên ,
thành phố Thái bình, tỉnh Thái bình
Sau đây, bảng 1.1 đưa ra danh sách Hội đồng quản trị của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Minh khai Thái Bình. Hội đồng quản
trị: HĐQT gồm có 5 thành viên đều mang quốc tịch Việt Nam. Đứng đầu là Chủ
tịch HĐQT do các thành viên trong HĐQT bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu và
tỷ lệ vốn góp. Nhiệm vụ của HĐQT là định hướng hoạt động kinh doanh; đề ra
chiến lược kinh doanh cho công ty, bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong công ty
như Phó giám đốc, Kế Toán trưởng và kiểm tra đánh giá của cán bộ quản trị
và hoạt động của doanh nghiệp.
9
Bảng 1.1: Danh sách hội đồng quản trị của Công ty
Số

TT
Họ và tên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
trú đối với cá nhân địa chỉ trụ
sở chính đối với tổ chức
Chức danh
1 Đặng Đức Riên
Phường Đề Thám , Thành phố
Thái bình
Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Phó Giám đốc CTy
2 Bùi Thanh Tú
Phường bồ xuyên, Thành phố
Thái bình
Uỷ viên Hội đồng quản trị
kiêm Giám đốc CTy
3
Nguyễn Thị
Kim Dung
Phường kỳ bá, Thành phố
Thái bình
Uỷ viên Hội đồng quản trị
kiêm Kế toán trưởng CTy
4 Nguyễn Quốc lịch
Phường bồ xuyên, Thành phố
Thái bình
Uỷ viên Hội đồng quản trị
kiêm Phó GĐ CTy, Giám
đốc Xí nghiệp Xây dựng
5 Đỗ Văn Dũng

Phường bồ xuyên, Thành phố
Thái bình
Uỷ viên Hội đồng quản trị
Nguồn: Phòng Kế hoạch
Theo bảng 1.1, chủ tịch hội đồng quản trị là ông Đặng Đức Riên
- Giới tính: Nam
- Sinh ngày: 11/4/1958 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
- Chứng minh thư nhân dân: 150125689
- Ngày cấp: 15/03/2007 Nơi cấp: Công an Thái Bình.
- Nơi đang ký hộ khẩu thường trú: SN 11 tổ 22 phường Tiền Phong,
thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Chố ở hiện tại: SN 11 tổ 22 phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình.
Các Ủy viên Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thị Kim Dung, ông Nguyễn
Quốc Lịch và ông Đỗ Văn Dũng.
* Ban kiểm soát gồm 3 người
* Kế toán trưởng hiện nay là Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đồng thời là Ủy
viên Hội đồng quản trị.
* Hệ thống các phòng ban bao gồm:
10
1.Phòng nhân sự
2.Phòng tài kế toán
3.Phòng Kỹ thuật
4.Phòng bán hàng
5.Phòng kế hoạch
* Các đơn vị sản xuất kinh doanh: Công ty có 9 đơn vị kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Thái Bình (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Công ty
STT Nội dung Địa chỉ kinh doanh
1 Trung tâm kinh doanh xe máy Honda Việt Nam số 1 72 Minh Khai TPTB

2 Trung tâm kinh doanh xe máy Honda Việt Nam số 2 140 Quang Trung, TPTB
3 Đại lý vé máy bay 72 Minh Khai, TPTB
4 Trung tâm kinh doanh xe ô tô 140 Quang Trung, TPTB
5 Trung tâm kinh doanh phụ tùng xe máy 140 Quang Trung, TPTB
6
Chi nhánh xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà
Thái Bình
140 Quang Trung, TPTB
7 Phòng kinh doanh hóa mỹ phẩm và hàng tiêu dùng
290 Trần Thái Tông,
TPTB
8 Tổng đại lý nhập khẩu phân bón
290 Trần Thái Tông,
TPTB
9 Xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
290 Trần Thái Tông,
TPTB
Nguồn: Số liệu của Công ty
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần XNK & ĐTXD Minh Khai đang sử dụng
mạng nội bộ để quản lý tất cả các lĩnh vực, các công việc có liên quan đến quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, tổng số cán bộ công
nhân viên trong công ty là 220 người. Trong đó, nhân viên văn phòng và quản lý
điều hành chiếm 11,4%; nhân viên phát triển thị trường chiếm 4,5%; nhân viên
sản xuất chiếm 51,4%; còn lại là bộ phân kinh doanh chiếm 22,7% (chi tiết ở
bảng 1.3)
11
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần XNK và ĐTXD Minh Khai (2011)
STT Bộ phận Số người Tỷ lệ (%)
1 Nhân viên văn phòng và quản lý điều hành 25 11,4
2 Phát triển thị trường 10 4,5

3
Bộ phận sản xuất:
- Sản xuất trực tiếp
- Sản xuất gián tiếp
105
30
47,7
13,7
4 Bộ phận kinh doanh 50 22,7
Tổng cộng 220 100,0
Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty
Hiện nay công ty sử dụng 220 lao động trong đó có
- 115 lao động có hợp đồng đóng bảo hiểm xã hội. Cán bộ có trình độ
Đại học và trên Đại học là 29 người, cán bộ có trình độ Trung cấp, Cao đẳng là
20 người, công nhân kỹ thuật 32 người, lao động khác là 34 người.
- Có 105 lao động hợp đồng thời vụ.
Ngoài ra còn khoảng trên 1000 lao động vệ tinh tại các làng nghê nông
thôn gia công hàng xuất khẩu thông qua trên 10 tổ hợp gia công với công ty.
1.1.2. Chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban.
• Chức năng của Ban giám đốc
Đưa ra các phương hướng và các chính sách hoạt động của công ty. Giám
sát bao quát các hoạt động của công ty và lắng nghe các ý kiến phản hồi. Phê
duyệt các báo cáo và chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty. Thường
xuyên báo cáo tình hình hoạt động của công ty với tập đoàn.
• Chức năng của phòng nhân sự
Quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty. Có trách nhiệm báo cáo với Ban
giám đốc về những thay đổi trong vấn đề nhân sự và tiến hành tuyển chọn thêm
nhân sự nếu công ty có nhu cầu.
• Chức năng của phòng Kế toán
Quản lý vấn đề tài chính của công ty, các vấn đề thu chi cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của công ty, trả lương cho cán bộ công nhân viên trong
công ty. Sau mỗi giai đoạn hoạt động của công ty thì kế toán có trách nhiệm báo
12
cáo tài chính, xác định mức doanh thu mà doanh nghiệp đạt được và mức lợi
nhuận của doanh nghiệp sau các năm tài chính.
• Phòng Kế hoạch gồm có các bộ phận sau :
Bộ phận lập kế hoạch : Là bộ phận lập kế hoạch chung cho các hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
Bộ phận mua bán : Là bộ phận chuyên trách về vấn đề mua, nhập khẩu
các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của công ty.
Bộ phận giao nhận : Là bộ phận có chức năng nhận nguyên vật liệu đầu
vào dùng cho sản xuất và chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu, lượng hàng hoá xuất
khẩu và tiến hành xuất khẩu hàng hoá cho công ty.
• Chức năng của phòng kỹ thuật
Có chức năng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống máy móc của công ty hoạt
động tốt để duy trì và nâng cao năng suất sản xuất của công ty. Đây là bộ phận
hết sức quan trọng trong công ty vì nếu hệ thống máy móc của công ty không
hoạt động tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, bộ
phận này cũng có trách nhiệm đảm bảo các thông tin cho công ty được cập nhật
liên tục để công ty hoạt động có hiệu quả. Đảm bảo liên lạc giữa các phòng ban
được thông suốt.
• Chức năng của phòng bán hàng
Phòng bán hàng : Có chức năng tìm kiếm khách hàng cho công ty trong
việc tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện ký kết các hợp đồng với các khách hàng để
bán sản phẩm. Liên tục tăng cường mối quan hệ với các khách hàng và tìm ra
những thiếu sót trong sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty thông qua các thông
tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh cho hợp lý. Mục tiêu là doanh số
hàng bán liên tục tăng lên.
• Mối quan hệ giữa các phòng ban
Các phòng ban trong công ty được kết nối với nhau thông qua mạng

internet và mạng điện thoại trong nội bộ công ty. Giữa các bộ phận có thể liên
lạc với nhau nhanh chóng và thuận tiện bằng cách gửi email hoặc gọi điện. Mỗi
nhân viên ở các phòng ban đều có 1 máy vi tính và 1 điện thoại bàn phục vụ cho
quá trình làm việc.
Tất cả các phòng đều phải có liên lạc thường xuyên với nhau, kết hợp với
nhau trong công việc. Phòng Bán hàng sẽ tìm kiếm khách hàng cho công ty, sau
đó sẽ thông báo với phòng Kế hoạch để kết hợp lên kế hoạch xuất nhập khẩu và
sản xuất cho phù hợp. Tiếp đó, Bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất các sản
phẩm, các sản phẩm này khi hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng thông qua
phòng Kỹ thuật của công ty để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá đạt tiêu chuẩn
13
quốc tế. Những hàng hoá đạt tiêu chuẩn sẽ được xuất khẩu, bán cho khách hàng
hoặc lưu kho chờ tiêu thụ. Toàn bộ hoạt động này được Kế toán ghi bút toán để
cuối mỗi giai đoạn hoạt động tổng kết và báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban
giám đốc. Từ đó, Ban giám đốc sẽ có những điều chỉnh cụ thể trong kinh doanh
hoặc đề ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn tiếp theo.
1.4. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, NĂNG LỤC VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY
1.4.1. Ngành nghề kinh doanh.
Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty cổ
phần số 1000214035 đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 01 tháng 4 năm 2012 của
sở Kế hoạch đầu tư Thái Bình, ngành nghề kinh doanh của Công ty như sau:
• Bán buôn, bán lẻ
- Bán buôn, bán lẻ các loại phân bón
- Bán buôn, bán lẻ hàng điện tử, gia dụng và văn phòng
- Bán buôn, bán lẻ hóa mỹ phẩm và hàng tiêu dùng.
- Bán buôn, bán lẻ vật tư ngành dệt, ngành hàng thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng
- Bán buôn, bán lẻ hàng kim khí, điện máy và vật liệu chất đốt.
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý các loại ô tô
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý các loại xe máy

- Bán buôn, bán lẻ nông sản thực phẩm
- Bán buôn, bán lẻ phụ tùng ô tô
- Bán buôn, bán lẻ phụ tùng xe máy.
• Đại lý kinh doanh và dịch vụ
- Đại lý kinh doanh xăng dầu và gas
- Đại lý vé máy bay
- Dịch vụ bãi đỗ xe.
- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô
• Sản xuất
- Sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng
- Sản xuất và gia công hàng lưỡi câu xuất khẩu
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
• Xây dựng
14
- Xây dựng các công trình dân dung, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật.
- Kinh doanh bất động sản.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: San lấp, giải phóng mặt bằng xây dựng.
- Khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư.
- Tư vấn đấu thầu, giám sát thi công các công trình xây dựng
Trong đó ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là buôn bán nhập
khẩu phân bón, là đại lý phân phối bán buôn bán lẻ xe máy, xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ.
1.4.2. Năng lực, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của công ty.
Kể từ khi thành lập (năm 1982), trải qua 30 năm hình thành và phát triển
với rất nhiều biến động của chế độ chính sách quản lý Nhà nước, cơ chế thị
trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu khắc nghiệt, song Ban lãnh đạo cùng đội
ngũ cán bộ công nhân viên của Công tu đã không ngừng trau dồi kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, luôn năng động sáng tại tìm hiểu học hỏi trên mọi lĩnh

vực hoạt động, năng động trong mọi hoạt động của công ty. Do vậy trong nhiều
năm qua công ty luôn phát triển từng bước mở rộng các ngành nghề kinh doanh:
từ 1 doanh nghiệp đơn thuần chỉ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu (thảm đay,
thảm len, mây tre đan) thời bao cấp cho các nước Đông Âu, đến năm 1995 đã
chuyển hướng kinh doanh mở mang thêm kinh doanh nội địa các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu. Năm 2003, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xây
dựng dân dụng và là chủ đầu tư đầu tiên thực hiện các dự án bất động sản xây
dựng các khu đô thị mới, mở rộng địa lý của thành phố Thái Bình. Hiện nay,
Công ty đang là 1 trong những doanh nghiệp dẫn đầu và có thương hiệu mạnh
tại Thái Bình.
Như vậy, Công ty cổ phần XNK & ĐTXD Minh Khai đã không ngừng
lớn mạnh cả về lượng và chất, là đơn vị kinh doanh đa ngành nghề, có đội ngũ
cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, có đội ngũ cán bộ
chuyên môn được đào tạo chính quy theo kịp với sự phát triển mới của Tỉnh
cũng như của toàn đất nước
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty CP XNK & ĐTXD Minh Khai với hoạt động kinh doanh tương
đối đa dạng, đa lĩnh vực nhưng thế mạnh của Công ty là kinh doanh các mặt
hàng nhập như: kinh doanh xe máy, nhập khẩu phân bón và xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ. Kể từ khi cổ phần hoá tới nay, hoạt động kinh doanh sản xuất
15
của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện làm ăn có lãi, tình hình cuộc sống
của công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. (Bảng 1.4)
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2005-2006)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu 82.324 155.537 229.543
176.10
0
247.816

287.75
3
297.498
% DT tăng
so với năm
trước
- +89 +47.6 -23.3 +40.7 +16.1 +3.3
Lợi nhuận 1.116 3.039 3.385 6.537 11.854 6.333 4.798
% LN tăng
so với năm
trước
- +172.3 +11.4 +93.1 +81.3 -46.5% -24.2
Nộp NSNN 494 1.847 2.978 2.985 6.035 4.454 3.211
% Nộp
NSNN tăng
so với năm
trước
- +274 +61 +0.3 +102.2 -26.2 -28
Nguồn: Phòng kế hoạch
Bảng 1.4 đã phản ánh rõ thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong 7
năm từ 2005 đến 2011.
Doanh thu của Công ty trong các năm hầu như đều tăng nhưng tỷ lệ tăng
không ổn định, mạnh nhất là năm 2006 doanh thu tăng 89%, năm 2011 doanh
thu chỉ tăng 3,3%. Theo số liệu từ năm 2005 đến 2011, chỉ có năm 2008, doanh
thu giảm 23,3%. Có thể thấy doanh thu năm 2011 (297.498 triệu đồng) tăng gấp
3,6 lần so với doanh thu năm 2005 (82.324 triệu đồng)
Trong khi đó, lợi nhuận từ năm 2005- 2009 tăng liên tục, đặc biệt là năm
2006 tăng trưởng 172.3% tương ứng 3.039 triệu đồng. Năm 2007, lợi nhuận
Công ty chỉ tăng 11,4% trong khi năm 2008, doanh thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh giảm thì lợi nhuận lại tăng 3.152 triệu đồng (93%). Lợi nhuận của

Công ty tiếp tục tăng trong năm 2009 với 83%. Từ năm 2010 đến nay, tuy doanh
thu các mặt hàng đều tăng nhưng lợi nhuận thu về giảm rõ rệt, từ 11.854 triệu
16
đồng (2009) giảm xuống 6.333 triệu đồng (năm 2010) và 4.798 triệu đồng(năm
2011).
Đi đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không quên thực
hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước đó là nộp ngân sách nhà nước. Với sự
nỗ lực cố gắng của toàn bộ công nhân viên, Công ty luôn là đơn vị thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Cụ thể là, đóng góp của Công ty vào
NSNN từ 2005 đến nay, trung bình bằng 60% lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được. Năm 2005 Công ty chỉ nộp 494 triệu đồng tiền thuế (=45% lợi nhuận) do
được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp của sản xuất kinh doanh (trừ thuế
dự án nhà). Sau đó, năm 2006-2009, lợi nhuận và doanh thu của Công ty tăng
vọt, làm tăng số tiền nộp NSNN của Công ty lên 6.035 triệu (năm 2009). Tỉnh
Thái Bình cũng tạo điều kiện hỗ trợ, kích thích sản xuất của công ty khi từ năm
2006-2008, miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp của sản xuất kinh doanh (trừ
thuế dự án nhà vẫn phải nộp đầy đủ). Tương ứng với lợi nhuận, năm 2010 và
2011, tiền thuế nộp NSNN giảm 26,2% và 28%. Có thể thấy, tình hình hoạt
động của Công ty bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008,
kéo theo sự trì trệ của nên kinh tế tới bây giờ. Tuy nhiên, công ty đang nỗ lực
phục hồi sản xuất kinh doanh.
17
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG MINH KHAI THÁI BÌNH TỪ 2006 ĐẾN NAY
2.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG THÔNG QUA CÁC
CHỈ TIÊU.
2.1.1 Chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Để đánh giá tổng quát hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty,

sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp chủ yêu như:
(1) Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
(2) Lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu
(3) Doanh lợi theo chi phí (Dcf)
(4) Doanh lợi theo doanh thu (D)
(5) Doanh lợi theo vốn (Dv)
Trong đó:
Dcf = 100% x
D = 100% x
Dv = 100% x
Hiệu quả kinh doanh =
Căn cứ vào số liệu của công ty từ năm 2006 -2011 ta tính được bảng 2.1:
18
Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh doanh (2006-2011)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 BQ năm
Doanh thu
Triệu
đồng
155.537 229.543 176.100 247.816 287.753 297.498 232.374,5
Tổng chi phí
Triệu
đồng
152.498 226.158 169.563 235.962 281.420 292.700 226.383,5
Lợi nhuận
Triệu
đồng
3039 3385 6537 11854 6333 4798 5991
Hiệu quả
KD XNK
1,02 1,015 1,04 1,05 1,02 1,016 1,026

Dcf % 2 1,5 3,9 5 2.3 1,64 2,65
D % 1,9 1,47 3,7 4,8 2,2 1,61 2,58
Dv % 7,08 5,75 10,44 16,27 15,8 8,2 10,59
Nguồn: số liệu công ty Minh Khai SJC
Qua bảng 2.1 cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty từ
2006 đến 2011 tương đối ổn định. Doanh lợi theo vốn luôn lớn hơn doanh lợi
theo doanh thu và doanh lợi theo vốn. Trung bình, đầu tư 1000 đồng chi phí tạo
ra 1026 đồng doanh thu, có nghĩa là 1000 đồng chi phí tạo ra được 26 đồng lợi
nhuận.
 Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí (Dcf) cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong chi phí. Nghĩa là để làm ra 1 đồng lợi nhuận cần bao
nhiêu đồng chi phí. Tỷ số này dương nghĩa là doanh nghiệp có lãi, bên cạnh đó,
tỷ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Tuy chi phí thực
hiện kinh doanh của công ty qua các năm không đều nhau, nhưng đang có xu
hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, chi phí là 292.700 triệu đồng, là lớn
nhất trong cả giai đoạn 2006-2011. Nhưng xét về tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi
phí thì mức tăng trưởng mạnh đến năm 2009 rồi giảm dần. Trong cả giai đoạn
nghiên cứu, doanh lợi theo chi phí của Công ty trung bình là 2,65%, ở mức thấp
hơn so với chỉ tiêu này trung bình với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh
 Doanh lợi theo doanh thu (D) cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần
trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh
có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công
ty kinh doanh thua lỗ. Doanh lợi theo doanh thu của Công ty tăng dần và đạt
đỉnh điểm vào năm 2009 với 4,8%, sau đó giảm dần trong năm 2010, 2011.
Trung bình doanh lợi theo doanh thu của công ty đạt 2,58%, nghĩa là cứ 10.000
đồng doanh thu, doanh nghiệp sẽ thu được 258 đồng lợi nhuận.
19
 Doanh lợi theo vốn (Dv) cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng vốn. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi,
tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh

doanh thua lỗ. Chỉ số này của công ty có sự tăng giảm giống chỉ số doanh lợi
theo doanh thu và doanh lợi theo chi phí. Tuy nhiên phần trăm lợi nhuận trên
tổng vốn luôn cao hơn phần trăm lợi nhuận trên doanh thu và chi phí bởi vốn
của Công ty luôn nhỏ hơn doanh thu và chi phí bỏ ra. Năm 2006, 100 đồng vốn
công ty bỏ ra thu được 7,08 đồng lợi nhuận. Đây là một kết quả phản ảnh hiệu
quả kinh doanh của công ty đạt được ở mức trung bình. Năm 2007, doanh lợi
theo vốn kinh doanh đạt 5,75% giảm 18,8 % , là mức thấp nhất trong giai đoạn
nghiên cứu. Năm 2008, 2009, chỉ tiêu này tăng gấp đôi, gấp ba năm 2007 bởi lợi
nhuận của Công ty tăng cao mà Tổng vốn thì không tăng nhiều. Năm 2010,
2011, chỉ tiêu này giảm nhẹ, chứng tỏ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Công ty
đã chậm lại. Nhưng nhìn chung, doanh lợi theo vốn hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2006-2011 trung bình đạt 10,59%, là mức cao thể hiện sự hiệu quả trong
việc sử dụng vốn của CÔng ty
 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thể hiện tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí,
nếu hệ số này dương nghĩa là tổng chi phi nhỏ hơn tổng doanh thu, doanh
nghiệp có lãi và ngược lại. Chỉ số này ở công ty từ 2006 – 2011 trung bình là
1,026 và đều dương, trong đó cao nhất là năm 2005 với 1,05
Hình 2.1: Hiệu quả KD XNK của Công ty (2006-2011)
Nguồn: Số liệu của Công ty
Tuy nhiên, so với các công ty cũng địa bàn Tỉnh, Công ty XNK và ĐTXD
Minh Khai là một trong những công ty giữ được mức lợi nhuận cao, mở rộng
kinh doanh ra nhiều mặt hàng, tạo được vị thế vững chắc ở Tỉnh Thái Bình
20
Nhìn chung, Công ty phát triển mạnh giai đoạn 2005-2009 nhưng 2 năm
gần đây tốc độ phát triển gia tăng lợi nhuận của Công ty có xu hướng chậm lại.
2.1.2. Các chỉ tiêu tài chính tại công ty XNK và ĐTXD Minh Khai
Thái Bình.
Để tồn tại, đứng vững và nang cao sức cạnh tranh đồng thời tăng hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã điều chỉnh định mức, xây dựng
được quy chế bán hàng, nhờ vậy, hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, hiệu quả

kinh doanh tăng rõ rệt. Căn cứ vào số liệu thực tế tại công ty, kết quả tính toán
câc chỉ tiêu tài chính như sau: (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty (2006-2011).
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu tài chính 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng tài sản bình quân 42.900 58.888 62.610 72.827 39.984 42.567
Tài sản lưu động 40.914 57.419 61.623 70.637 33690 35.296
Tài sản cố định 1.986 1.469 987 2.190 6.294 7.271
Vốn chủ sở hữu
bình quân
6.680 9.332 12.686 22.724 13.850 14.227
Doanh thu thuần 131.521 229.543
176.100
247.816 287.706 297.498
Lợi nhuận sau thuế 3039 3385 6537 11854 6333 4798
Nợ ngắn hạn 36.171 49.507 49.819 49.998 26.028 30.201
Nợ dài hạn BQ 48 48 105 105 105 72
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính Công ty (2006-2011)
Theo bảng 2.2, em rút ra được một số nhận xét sau:
 Tổng tài sản bình quân và tài sản lưu động có sự tăng giảm giống nhau.
Từ năm 2006 đến 2009 các chỉ tiêu này tăng lên hơn 30.000 triệu đồng. Tuy
nhiên đến năm 2010, tổng tài sản bình quân và tài sản lưu động sụt giảm mạnh
xuống mức thấp hơn cả năm 2006. Tài sản bình quân năm 2010 còn 39.984 triệu
đồng; tài sản lưu động năm 2011 còn 35.296. Nguyên nhân của sự sụt giảm
mạnh này là vì trước đó (2006-2009) Công ty là chủ đầu tư xây dựng nhà ở, khu
đô thị tại thành phố Thái Bình. Vì vậy, Công ty đã phải gia tăng nguồn vốn bằng
21
cách đi vay và huy động thêm nên Tổng tài sản và tài sản lưu động tăng nhanh.
Năm 2010, Công ty quyết toán dự án xây dựng khu đô thị nhà ở nên tổng tài sản
giảm mạnh. Trong khi đó, từ năm 2006-2011, tài sản cố định của công ty đã

tăng gấp 3,5 lần và chỉ có duy nhất năm 2008, tài sản cố định giảm xuống 987
triệu; các năm còn lại đều tăng mạnh. Đặc biết năm 2010, 2011 khi mà tổng tài
sản bình quân và tài sản lưu động đều giảm mạnh thì xu hướng ngược lại lại
đúng với tài sản cố định. Trong 2 năm này, Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây
dựng thêm phân xưởng, cửa hàng ô tô , mua thêm các máy móc thiết bị để phục
vụ nhu cầu phát triển của Công ty.
 Giai đoạn 2006-2009, tình hình phát triển của Công ty tương đối ổn
định, lợi nhuận tăng nhanh nên nợ ngắn hạn của Công ty cũng tăng theo, cao
nhất là năm 2009, nợ ngắn hạn là gần 50 tỷ VNĐ. Trong đó, tỷ lệ nợ dài hạn
bình quân chỉ bằng 0,1% nợ dài hạn. Mức nợ dài hạn năm 2006, 2007 chỉ là 48
triệu đồng; sau đó năm 2008-2010 ổn định ở mức 105 triệu đồng. Năm 2011
giảm xuống còn 72 triệu đồng. Đây là tỷ lệ nợ an toàn thể hiện hầu như tất cả
các kế hoạch kinh doanh của Công ty đều sử dụng vốn tự có và vốn vay ngắn
hạn. Điều này cũng giúp Công ty chủ động về nguồn vốn và định hướng phát
triển của Công ty.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty một cách
đầy đủ ở mọi khía cạnh, ngoài các chỉ tiêu chung đã phân tích ở hình trên, cần
dùng chỉ tiêu tài chính để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản công ty.
Thực tiễn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản tốt thì hiệu quả kinh doanh
cao và ngược lại. Do vậy cần sử dụng chỉ tiêu sau đây:
(1) Hệ số thanh toán ngắn hạn
(2) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
(3) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
(4) Hệ số sinh lợi của doanh thu thuần
(5) Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Qua bảng số liệu 2.2 trên cùng công thức tính toán các chỉ tiêu tài chính ta
có bảng kết quả sau: (bảng 2.3)
22
Bảng 2.3: Kết quả đạt được trên 1 số chỉ tiêu tài chính chủ yếu (2006-2011)
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình quân năm
Hệ số thanh toán
ngắn hạn
1,1 1,16 1,2 1,4 1,3 1,17 1,22
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định
66 156 178 113 45,7 41 100
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
3,1 3,9 2,8 3,4 7,2 7 4,6
Hệ số sinh lời của
doanh thu
0,02 0,01 0,04 0,05 0,02 0,02 0,026
Hệ số sinh lời của vốn
chủ sở hữu
0,45 0,36 0,51 0,52 0,46 0,34 0,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo quyết toán của Công ty.
 Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện khả năng đáp ứng việc thanh toán
nợ ngắn hạn của công ty. Thông thường khả năng thanh toán của Công ty được
đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ
ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán hàng. Hệ số thanh
toán ngắn hạn bình quân năm của Công ty 1,22 là một chỉ số tốt, chứng tỏ khả
năng thanh toán của Công ty được đảm bảo. Cụ thể, từ năm 2006 -2012, chỉ số
này tăng từ 1,1 đến 1,4 chứng tỏ Công ty quan tâm đến khả năng thanh toán,
không để mất khả năng thanh toán.
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng trưởng không ổn
định. Lý do chính là do kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ổn định và
công ty cũng thường xuyên đầu tư trang thiết bị tài sản cho việc kinh doanh.
Hàng năm tốc độ đầu tư tăng nhanh và tốc độ tăng thường xuyên không ổn định
làm cho hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty không tăng trưởng một

cách ổn định. Mặc dù chỉ số này không ổn định nhưng giá trị đạt được ở mức
cao cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vẫn có hiệu quả. Năm 2008, 2009
là 2 năm có hiệu suất tài sản cao vượt trội so với các năm còn lại trong giai
đoạn, bởi năm 2007 là năm gặp nhiều thuận lợi, thị trường xe máy xe ô tô phát
triển mạnh mẽ thu về nhiều lợi nhuận. Cuối năm 2008, công ty đầu tư thêm xây
dựng cơ sở vật chất, mở rộng nhà xưởng, thêm vào đó đầu năm 2009 đã xảy ra
23
khủng hoảng kinh tế làm tê liệt hệ thống kinh tế, lợi nhuận thu về cũng giảm
nặng nề
 Hệ số sinh lời của doanh thu bình quân là 0,026 (1000 đồng doanh thu
đem lại 26 đồng lợi nhuận). Hệ số này là khá cao so với mặt bằng doanh nghiệp
tỉnh (Các doanh nghiệp địa phương Thái Bình năm 2008, 1000 đồng doanh thu
đem lại 18 đông lợi nhuận - Nguồn: Báo cáo tổng kết tài chính doanh nghiệp
năm 2008 của Sở Tài chính Thái Bình)
 Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân càng cao thì doanh nghiệp
càng sử dụng vốn hiệu quả. Mức độ đầu tư tốt thường trên 0,2. Ở bảng 2.3, hệ
số sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân là 0,44, là một chỉ số cao cho thấy
Công ty sử dụng vốn khá hiệu quả. Có nghĩa là cứ 1000 đồng vốn bỏ ra sẽ đem
lại trung bình 440 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đạt cao nhất trong năm 2008,
2009 – trên 0,5, các năm còn lại thì giảm dần, đặc biệt năm 2011, sụt giảm còn
0,34.
2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI MỘT
SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU.
Công ty XNK Minh Khai là đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp,
bao gồm nhiều mặt hàng, nhiều cửa hàng, chi nhánh, kho, nhưng có 3 nhóm mặt
hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu, lợi nhuận của công ty. Đó là
nhóm mặt phân bón nhập khẩu gồm phân Ure, phân DAP, SA, Kali, NPK; nhóm
mặt hàng dịch vụ xe máy Hon da; nhóm mặt mỹ nghệ xuất khẩu. Sau đây là
doanh số và lợi nhuận của 3 nhóm mặt hàng chính của Công ty qua các năm như
sau:

Bảng 2.4: Doanh thu, lợi nhuận của một số mặt hàng chủ yếu của Công ty
(2006-2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 155.537 229.543 176.100 247.816 287.753 297.498
Tổng lợi nhuận 3.039 3.385 6.537 11.854 6.333 4.798
1 Các loại phân bón NK
Doanh thu 29.552 47.745 34.340 50.306 53.234 53.847
Tỷ trọng so tổng doanh thu 19% 21.8% 19,5% 20,3% 18,5% 18,1%
Lợi nhuận 583 711 1.307 2.537 1.172 878
24
Tỷ trọng so tổng lợi nhuận 19,2% 21% 20% 21,4% 18,5% 18,3%
2
Xe máy và phụ tùng
xe máy
Doanh thu 60.231 81.977 98.533 120.193 138.663 140.138
Tỷ trọng so tổng
doanh thu (%)
38,7 35,7 56 48,5 48,2 47,1
Lợi nhuận 1.063 1.222 3.791 5.868 2.939 2351
Tỷ trọng so tổng
lợi nhuận (%)
35 36,1 58 49,5 46,4 49
3 Hàng mỹ nghệ xuất khẩu
Doanh thu 12.287 18.545 18.372 19.262 21.435 22.174
Tỷ trọng so tổng
doanh thu (%)
7,9 8,1 10,4 7,8 7,4 7,5
Lợi nhuận 243 288 621 877 481 374
Tỷ trọng so tổng

lợi nhuận (%)
8 8,5 9,5 7,4 7,6 7,8
4 Mặt hàng khác
Doanh thu 53.504 78.963 24.830 57.989 74.528 81.217
Tỷ trọng so tổng
doanh thu (%)
34,4 34,4 14,1 23,4 25,9 27,3
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính của Công ty từ 2006-2011.
Qua số liệu bảng 2.4 về cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng
kinh doanh chủ yếu của Công ty XNK & ĐTXD Minh Khai từ năm 2006 đến
2011 cho thấy:
Doanh thu và lợi nhuận của Công ty từ năm 2006 đến nay do mặt hàng xe
máy Honda đem lại, chiếm từ 38%-56% trong tổng số. Doanh thu xe máy và các
phụ tùng xe máy qua các năm đều tăng hơn 20%, năm 2006 chỉ là 60.231 triệu
đồng thì đến nay đã tăng hơn gấp đôi với 140.138 triệu đồng. Tỷ trọng lợi nhuận
25

×