Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.78 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu
nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi
nước đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã ra nghị quyết các địa phương
trên cả nước thực hiện quá trình thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế văn hoá
xã hội 2010-2015. Theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu đều cố gắng hoà vào
xu thế chung của cả nước đồng thời đưa ra những kế hoạch mới nhằm phát
triển những thị trường xuất khẩu cũ cũng như tìm kiếm những thị trường mới.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Liên kết Á Đông đang là một
trong những doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong xuất khẩu mặt hàng thủ
công mỹ nghệ. Phát huy thế mạnh xuất khẩu của thủ công mỹ nghệ trong thời
gian qua, công ty đã có mặt trên rất nhiều thị trường lớn đồng thời luôn phát
hiện những thị trường mới để bắt kịp với thị trường trong và ngoài nước. Với
thị trường lớn nhất của công ty là thị trường EU nên công ty đang tích cực
xây dựng những phương hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu trên thị trường này.
Thị trường châu Âu luôn là thị trường lớn để xuất khẩu các mặt hàng
trong đó thủ công mỹ nghệ cũng không phải là một ngoại lệ (bao gồm: thêu
ren, gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, đá trang trí, ). Những mặt hàng này đã
và đang có được những chỗ đứng nhất định trên thị trường này. Với sức mua
rộng lớn của thị trường EU gồm hơn 501.259.840 dân sống trên 27 quốc gia
(theo số liệu ước lượng năm 2010), cùng với GDP/ đầu người đạt $36.812
(Nguồn: Wikipedia), những điều kiện đó đem đến cho Việt Nam nói chung và
công ty nói riêng những cơ hội vô cùng lớn để phát triển ngành thủ công mỹ
nghệ truyền thống của Việt Nam. Công ty đã có những chủ trương cụ thể hết
sức sát thực đó là phát triển bền bỉ ở những thị trường cũ đồng thời đẩy mạnh
thâm nhập vào các thị trường tiềm năng do đó việc phát triển thị trường EU
luôn được đặt lên hàng đầu, đồng thời không thể bỏ qua việc mở rộng các thị
trường mới như Hoa Kỳ, Nhật Bản…
1


Nhận thấy những tiềm năng nhất định về nhu cầu mặt hàng thủ công
mỹ nghệ cũng như những yếu tố cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của Công ty
trong giai đoạn 2011 – 2015. Em đã lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH liên kết Á Đông sang thị trường
EU” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài chuyên đề với mục đích tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất
khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Liên kết Á Đông
sang thị trường EU trong giai đoạn 2012 – 2015 trên cơ sở đã nghiên cứu các
bước hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong các giai đoạn trước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra các thị
trường của công ty TNHH Liên Kết Á Đông mà trong đó chủ yếu là thị
trường EU.
Phạm vi nghiên cứu:
Một là, về mặt thời gian: nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2007 –
2011đồng thời đề xuất phương hướng cho giai đoạn 2012 – 2015.
Hai là, về mặt không gian: nghiên cứu về các thị trường xuất khẩu
của công ty trong đó đề tài chủ yếu nghiên cứu về thị trường EU.
Ba là, định hướng để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty có những bước tiến mới trong giai đoạn mới.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, mục lục, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt
động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Liên Kết Á
Đông .
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH
Liên Kết Á Đông trong thời gian qua.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy

xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty giai đoạn 2012 – 2015.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG
Chương một bắt đầu với những trình bày tổng quát về công ty TNHH Liên
kết Á Đông. Ngoài mục tiêu giới thiệu về lịch sử hình thành công ty, quá trình
hoạt động, cơ cấu tổ chức danh mục các sản phẩm; trong phần trình bày tổng
quan này sẽ giới thiệu sơ lược những nét chính về những thị trường xuất khẩu
của công ty.
Trong chương này, còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường EU giai
đoạn 2007 – 2011. Phần phân tích nhân tố ảnh hưởng sẽ xác định rõ từng
nhân tố thay đổi ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi với các hoạt động xuất khẩu
và thúc đẩy xuất khẩu của công ty. Các nhân tố ảnh hưởng sẽ trình bày theo
hai hướng chính là những nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp.
1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Liên kết Á Đông
- Tên giao dịch: Link Orient Co.Ltd
- Thương hiệu: LINKORIENT
- Trụ sở chính: Nhà A khu Vĩnh Phúc- phố Vĩnh Phúc- Ba Đình – Hà
Nội – Việt Nam
- Website:
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103006546 đăng kí lần đầu
tiên ngày 18/02/2005, đăng kí thay đổi lần thứ nhất ngày 08/06/2005,
do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

- Cơ sở vật chất: Hệ thống máy vi tính hiện đại thuận tiện cho việc giao
dịch quốc tế.
3
- Số lượng nhân viên: Khoảng 60 nhân viên chính thức.
- Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động xuất nhập
khẩu của mình để khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước để đẩy
mạnh xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ, góp phần xây dựng và phát
triển đất nước.
1.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Công ty được thành lập từ cuối năm 2003 với tư cách là một đơn vị
chuyên trách về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cho đến nay, công ty đã
tồn tại được 10 năm, cùng theo bước với nền kinh tế Việt Nam. Đó là một quá
trình phát triển đầy gian nan và thử thách để khẳng định một thương hiệu bền
vững, tên tuổi – thương hiệu LINKORIENT.
Ngày 23 tháng 12 năm 2003, Công ty được thành lập theo Quyết định
số 634/BNgT-TCCB. Công ty đã sớm ổn định được tổ chức và bước đầu đã
thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản
xuất, thu mua, đóng gói, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ. Ngoài
thị trường xuất khẩu chính lúc ấy là châu Âu, Úc ,công ty còn tiếp cận một số
thị trường tư bản khác như Nhật Bản, Hồng Kong, Singapo Đến năm 2007,
công ty bước đầu thành công, sản phẩm đã được giới thiệu đến các nước và
người tiêu dùng nước ngoài nhận được sự quan tâm. Đây cũng là thời kỳ nhà
nước, các cán bộ ngành quan tâm hơn đến ngành thủ công mỹ nghệ. Nhiều
chính sách, chủ trương, nghị quyết được ban hành để trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.2.1. Chức năng- nhiệm vụ của công ty:
Theo định hướng phát triển của công ty đã được thông qua vào ngày
28-12-2003, qua đó chức năng của công ty đã được thể hiện qua lĩnh vực kinh
doanh chính của công ty.

Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ
nghệ để xuất khẩu và các mặt hàng khác được nhà nước cho phép.
Nhiệm vụ của công ty được xây dựng trên phương diện quản lý để thực
hiện tốt các chức năng đã được ban giám đốc đặt ra
- Xây dựng và tổ chức thực hiện theo các chức năng của mình.
4
- Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu của thị trường.
- Quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Liên kết Á Đông:
Tại công ty TNHH Liên kết Á Đông, mỗi phòng chức năng được coi
như một đơn vị kinh doanh độc lập với chế độ hạch toán riêng. Mỗi phòng
bổ nhiệm một quản lý để điều hành công việc kinh doanh của phòng.
Chính nhờ cơ cấu hoạt động độc lập nhưng có sự quản lý chung của
ban giám đốc với quy chế xác định do bộ phận quản lý đề ra mà hoạt động
của các phòng kinh doanh cũng như các bộ phận khác rất có hiệu quả. kinh
doanh của Công ty và tránh được việc quản lý chồng chéo chức năng. Cơ
cấu tổ chức của công ty như sau:
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Nguồn: linkorient.com
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
5
Giám đốc
Phó Giám đốc
Các bộ phận
kinh doanh
Các bộ phận
quản lý
Phòng
tổ chức

hchinh
Phòng
Nghiệp
vụ 1
Phòng
thị
trường
Phòng
kế toán
Phòng
Nghiệp
vụ 2
Phòng
Nghiệp
vụ 3
Phòng
Nghiệp
vụ 4
Để chúng ta có thể tìm ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của công ty, ngoài việc phân tích thực trạng hoạt động của
công ty, chúng ta cần phải đặt lại doanh nghiệp trong hoàn cảnh của doanh
nghiệp, và môi trường doanh nghiệp đã hoạt động trong khoảng thời gian
nghiên cứu để có được những đánh giá tổng quát về chính xác nhất về hoạt
động của doanh nghiệp. Những tác động có thể là những rủi ro đã được dự
đoán trước về tỉ giá, về kinh tế nhưng cũng có thể là những yếu tố có tính bất
ngờ. Đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu tức là trong gian đoạn 2007 –
2011 là khoảng thời gian mà Việt Nam có nhiều sự kiện kinh tế và hợp tác
quốc tế lớn và gây những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Hơn nữa, cũng trong khoảng thời gian này thế giới nói chung và thị trường
EU nói riêng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, với những

biến động về chính trị.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc
đẩy xuất khẩu là một yếu tố rất quan trọng để ta có thể hiểu rõ hơn được
những ảnh hưởng lúc đó là tác động thuận lợi hay bất lợi tới mục tiêu thúc
đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp, và các tác động đó diễn ra như thế nào và
tác động thế nào tới doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2011 với mục tiêu
thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU.
1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.2.1.1. Nhân tố về nguồn nhân lực của công ty
Nhân lực được coi là nhân tố cơ bản quyết định mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt hơn là việc hoạt động của công
ty trong ngành thủ công mỹ nghệ, yếu tố con người tồn tại trên từng sản phẩm
vì sản phẩm là đứa con tinh thần của những nghệ nhân. Việc chất lượng lao
động trong các làng nghề đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong quản lí chất lượng nguồn hàng.
Thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề đặc thù, yêu cầu của công việc
với lực lượng sản xuất ngoài việc dựa trên kỹ thuật, những kinh nghiệm tích
luỹ được và sự khéo léo, tình yêu nghề là một trong những nhân tố quan trọng
không thể thiếu đối với các nghệ nhân. Với đội ngũ lao động sản xuất trực
tiếp lành nghề, chăm chỉ và yêu nghề đã trở thành một yêú tố tác động thuận
lợi đến chất lượng nghệ thuật của sản phẩm. Qua đó các nghệ nhân đã sang
6
tạo ra được những mẫu mã sản phẩm mới, lạ mắt, chất lượng cao. Nhân tố về
nguồn nhân lực sản xuất sẵn có của công ty đã tạo nên bước đà vững chắc để
xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ngày càng thuận lợi hơn
đối với Á Đông.
Công ty có đội ngũ nhân viên khá đông đảo với khoảng 60 nhân viên
chính thức, rất thành thạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, với trình độ chuyên
môn tương đối cao, rất hiểu biết về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực
hiện những đối tác lớn. Các nhân viên đã thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu

100% có trình độ đại học sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, nhiều
nhân viên nghiệp vụ xuất khẩu có học vị thạc sỹ trong đó có cả những cử
nhân được đào tạo ở nước ngoài về. Với việc sử dụng thông thạo Incoterms,
am hiểu về luật hàng hải và nghiệp vụ hải quan, đội ngũ nhân viên xuất khẩu
là một trong những nhân tố quan trọng tác động thuận lợi đến hoạt động thúc
đẩy thủ công mỹ nghệ của công ty.
1.2.1.2. Nhân tố nguồn vốn của công ty
Là một công ty TNHH nên nguồn vốn của công ty không thực sự là
điểm mạnh của công ty, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công
ty trên rất nhiều phương diện trong đó tồn tại về phương diện vốn: tự chủ về
vốn hoạt động, công khai kết quả hoạt động kinh doanh trên phương diện tài
chính. Nhân tố về nguồn vốn này là một nhân tố tác động bất lợi của công ty
do giảm sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước, đồng thời gặp thời kỳ suy thoái kinh
tế toàn cầu và việc công khai kết quả hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến
khó khăn trong huy động vốn qua đó tác động bất lợi tới hoạt động thúc đẩy
xuất khẩu của công ty.
1.2.1.3. Nhân tố về trình độ quản lí của công ty
Công ty TNHH Liên kết Á Đông là một công ty hoạt động trên nhiều
thị trường, hoạt động trên nhiều châu lục với trên 12 quốc gia. Việc này đặt ra
một yêu cầu cao trong việc quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động của các
đầu mối trên các nước. Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, việc hoạt
động với nhiều chi nhánh trên thị trường quốc tế không phải là điểm mạnh,
đặc biệt khi công ty mới chỉ thành lập vào năm 2003, nghĩa là cơ cấu hoạt
động của bộ máy lãnh đạo công ty cần có thời gian để thích nghi. Trình độ
quản lí doanh nghiệp của các cấp lãnh đạo cũng như mô hình kinh doanh và
7
phương thức kinh doanh của công ty là một nhân tố tác động bất lợi đến hoạt
động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty.
1.2.1.4. Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 đã được đổi

mới theo quy trình hiện đại hóa cơ sở vật chất trong các làng nghề truyền
thống. Tuy nhiên, so với những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành đặc biệt
là Trung Quốc cơ sở vật chất của chúng ta vẫn không hiện đại và hợp lý bằng.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc hiện đại hóa lò nung tại Gốm sứ Bát
Tràng giai đoạn 2000 – 2005 đã làm tăng 20% chất lượng sản phẩm, và tăng
45% công suất dự kiến của mỗi lò nung. Điều này cho thấy rằng việc hiện đại
hóa cơ sở vật chất là một công tác cần thiết cần được lên kế hoạch có tính lâu
dài để có thể từng bước tiến tới những công nghệ tiên tiến mà các nước trong
khu vực đang sở hữu cũng như tiến gần tới những công nghệ cao được sử
dụng ở Nhật và các nước châu Âu. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố tác
động bất lợi tới sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thúc đẩy xuất
khẩu của công ty.
1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.2.2.1. Các nhân tố kinh tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tại Mỹ lan rộng trên toàn thế giới.
Tình trạng giảm phát xuất hiện ở khắp các nền kinh tế trên thế giới. Nền kinh
tế châu Âu nói chung đối đầu với hiện tượng giảm phát 4% vào năm 2008.
Các nền kinh tế lớn khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Kim ngạch ngoại
thương của các quốc gia đều có hiện tượng giảm theo các năm. Việc xuất
khẩu vào các thị trường mới đều gặp nhiều khó khăn. Tất cả các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam nói chung đều đứng trước nguy cơ bị trì trệ và không
đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Hơn thế nữa, khủng hoảng kinh tế
dẫn đến hàng loạt các khủng hoảng về tài chính về nợ công. Khủng hoảng tài
chính đã tác động bất lợi nghiêm trọng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của
công ty trong những năm 2007-2010.
Các doanh nghiệp châu Âu trong giai đoạn 2007 – 2011 tăng cường
đẩy mạnh việc tìm kiếm các đối tác có giá cả hợp lí, hấp dẫn. Việt Nam là
một trong những nước xuất khẩu các mặt hàng với giá khá thấp, Việt Nam có
nguồn lao động ổn định, có trình độ và chi phí không cao. Asean cũng trở
8

thành một trong những đối tác tiềm năng cho các đối tác EU. Đây là một nhân
tố tác động thuận lợi tới thúc đẩy xuất khẩu của ngành nghề thủ công mỹ
nghệ của các nước trong khối Asean nói chung và công ty nói riêng.
Giá xăng dầu tăng đột biến trong giai đoạn 2007 – 2011. Dẫn đến sự
lên giá của hàng loạt các phương thức vận chuyển toàn cầu. Đặc biệt với
ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Yêu cầu diện tích vận chuyển lớn, không gian
xung quanh hàng hóa để bảo quản việc vận chuyển đường dài với nhiều lộ
trình. Giá thành vận chuyền cùng một lô hàng cùng một kích cỡ với một lộ
trình đã tăng lên từ 35% - 45%. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá
thành sản phẩm, đặc biệt với những sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bởi giá
thành. Nhân tố này thực sự tác động bất lợi không nhỏ tới hoạt động thúc đẩy
xuất khẩu xuất khẩu của công ty.
1.2.2.2. Các nhân tố chính trị
Trong giai đoạn 2007 – 2011 là giai đoạn nhà nước ta khuyến khích
phát triển các làng nghề truyền thống, do đó các doanh nghiệp thủ công mỹ
nghệ được hỗ trợ cho vay vốn, được giúp đỡ nhiều mặt về khâu kỹ thuật, vốn
dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hơn nữa, một số
ngành thủ công mỹ nghệ bị mai một đã được khôi phục và đi vào hoạt động
ổn định và trở một trong những ngành nghề giúp các địa phương phát triển
kinh tế nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía ủy ban nhân dân các cấp
địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đây là một tác động thuận
lợi tới nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp sản phẩm xuất khẩu.
Năm 2007 đánh dấu một sự kiện rất lớn của Việt Nam. Đó là việc Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Với sự kiện đáng chú ý này, hàng rào thuế quan của các nước trong tổ chức
thương mại thế giới WTO với mặt hàng thủ công Việt Nam đã giảm từ 68% -
26% tùy theo các mặt hàng. Ngoài ra, những hạn chế phi hải quan như hạn
ngạch, kiểm định cũng được lới lỏng hơn, công tác hải quan trở nên thuận lợi
đã tác động thuận lợi tới thúc đẩy xuất khẩu sang các nước đã gia nhập WTO
Hợp tác Việt Nam – EU có nhiều bước tiến nhất định. Quan hệ chính

trị - ngoại giao song phương cơ bản tốt. Trong đó nhiều quan hệ đã đạt tới độ
trưởng thành, có truyền thống hữu nghị, hợp tác tốt. Điều đó giúp cho các
9
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có được những thuận
lợi trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
1.2.2.3. Các nhân tố văn hóa xã hội
Những năm gần đây, công cuộc đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ
và ảnh hưởng rất lớn đến các miền quê, nơi có các làng nghề truyền thống.
Giới trẻ bị thu hút vào làm việc ở các khu công nghiệp hoặc di cư lên thành
thị tìm kiếm những công việc khác. Tuy nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía
địa phương, tổ chức nhưng thủ công mỹ nghệ không phải là một ngành nghề
có thể nhanh chóng làm giàu cũng như không phải là một ngành nghề đơn
giản mà ai cũng có thể trở thành một nghệ nhân giỏi. Di cư lên thành thị đang
trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối tác động tới nhiều mặt của kinh tế, văn
hóa xã hội. Đây là một nhân tố tác động bất lợi tới nguồn nhân lực sản xuất
trực tiếp sản phẩm, gây ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ của công ty từ phía nguồn cung.
Khủng hoảng kinh tế đã lan rộng ra khắp thế giới, thế giới phải đối mặt
với tình trạng thất nghiệp gia tăng đột biến. Thất nghiệp ở châu Âu lan rộng,
kết hợp với tình trạng nhập cư từ châu Phi sang châu Âu liên tục tăng làm
giảm phúc lợi xã hội ở châu Âu. Tình trạng thắt lưng buộc bụng, giảm thiểu
tiêu dùng diễn ra khắp châu Âu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mặt
hàng. Thất nghiệp thực sự tác động bất lợi tới thói quen tiêu dùng từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói
chung và thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng.
Cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu tương đối đông, dẫn đến nhu
cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam tương đối lớn. Hơn nữa mặt hàng thủ
công mỹ nghệ truyền thống luôn khiến những người xa xứ cảm thấy một mối
gắn kết với quê hương. Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được bày bán luôn
được sự chào đón của cộng đồng người Việt tại châu Âu và chiếm ưu thế vượt

trội so với các mặt hàng cùng tính chất và chất lượng. Nhắm tới cộng đồng
người Việt tại châu Âu là một nhân tố ảnh hưởng thuận lợi tới thúc đẩy xuất
khẩu sang châu Âu.
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG TRONG
THỜI GIAN QUA
Nội dung của chương hai sẽ đi tìm hiểu thực trạng khi công ty thực
hiện nhiệm vụ này trong giai đoạn 2007 – 2011, qua đó tổng quan đánh giá
được những hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2007–
2011. Kết hợp với cách thức đánh giá thúc đẩy xuất khẩu để có được những
nhận định chính xác về những ưu điểm mà công ty đã làm được trong giai
đoạn 2007 – 2011 về thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Qua quá trình
nghiên cứu thực trạng, chúng ta cũng tìm ra được những điểm chưa đạt trong
quá trình thúc đẩy xuất khẩu và nguyên nhân của những tồn tại đó.
2.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA EU:
Các nước châu Âu không có những nguyên liệu đặc thù để sản xuất ra
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng như tre, nứa…. do đó việc tự sản
xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ những nguyên liệu
thô như vậy rất khó khăn. Do đó nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ của EU từ các nước có nền khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Trung
Quốc, Indonesia, Lào… luôn có xu hướng tăng lên. Đó chính là cơ hội thuận
lợi cho ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta.
EU ưa thích sản phẩm này của Việt Nam do chúng có tính cổ điển và
độc đáo, nhất là những sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên như tre, cói, thảm,
song, mây
Xu hướng sử dụng các sản phẩm trên của Việt Nam để thay thế
những sản phẩm đồ nhựa hoặc kim loại rất phổ biến ở châu Âu. Người tiêu
dùng tại EU sẵn sàng trả giá cao hơn để có những sản phẩm mang tính đặc

trưng riêng và đó là những lợi thế riêng của Việt Nam cho hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu sang EU nói chung và của công ty Liên kết Á Đông nói riêng.
11
2.2. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG
2.2.1.Hàng thêu ren
Hàng thêu ren là một trong những mặt hàng khá phổ biến của công ty
được bắt đầu xuất khẩu từ rất sớm. Những mặt hàng thuộc nhóm hàng này là
ga trải giường, gối, khăn trải bàn, khăn tay, rèm…
Trong giai đoạn 2007 – 2011, đây là một trong những mặt hàng khá
được chú trọng. Được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: EU, Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thêu ren
của công ty trong giai đoạn 2007-2011 như bảng sau:
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thêu ren của công ty liên kết Á
Đông giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: 1000 USD
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng kim ngạch 795 865 716 588.4 815.8
Thị trường EU 374.4 403.4 353 306.4 375.8
Nhật 91.4 102.4 86.2 90.4 134.2
Trung Quốc 58.6 59.6 57.8 58 58.2
Ấn Độ 39.6 40.2 37.6 31.2 44
Mỹ 126.4 139.6 80.6 40.6 91.8
Các thị trường
khác
104.6 129.8 101 61.8 111.8
Nguồn: báo cáo hoạt động thường niên các tháng của phòng XNK Công ty
TNHH Liên Kết Á Đông.
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy: EU, Nhật và Mỹ là ba thị trường
xuất khẩu chủ lực của công ty. Trong giai đoạn 2007 – 2011, mặc dù tình hình
kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường EU vẫn chiếm khoảng

45% trong tổng kim gạch xuất khẩu của công ty, thị trường Nhật Bản có xu
hướng tăng nhập khẩu các mặt hàng của công ty, năm 2007 là 11,5 % sang
đến năm 2011 đã tăng lên 16,5%. Tuy nhiên, thị trường Mỹ có xu hướng giảm
dần năm 2007 là 16% sang đến năm 2011 đã giảm xuống còn 11%. Còn một
12
số thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ…thì kim gạch xuất khẩu của công
ty không có sự biến nhiều.
2.2.2.Hàng gốm
Sản phẩm gốm sứ, đất nung của nước ta là một trong những sản phẩm
gốm sứ có tên tuổi và nổi tiếng trên thế giới với lịch sử hình thành và phát
triển khá lâu đời.
Sản phẩm gốm sứ Việt Nam là những sản phẩm tinh xảo, nổi tiếng với
những lớp men tráng và được nung ở nhiệt độ đặc biệt.
Đã được chú trọng xuất khẩu từ những ngày đầu thành lập, gốm sứ
luôn là một trong các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu với tỷ trọng xuất khẩu
lớn trong những mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Bảng 2.2:Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Công ty liên
kết Á Đông giai đoạn 2007 -2011
Đơn vị: 1000 USD
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm 2011
Tổng kim ngạch 306.4 426.8 284.6 287.8 319.6
Thị trường EU 145.2 208.8 142.6 143.8 148.8

Nhật 39.6 48.6 37.6 39.2 43.2
Trung Quốc 19 19.4 15.6 15.4 17.8
Ấn Độ 13.4 17.4 10.8 11.4 15.8
Mỹ 50.6 58.6 43.6 43.6 47.4
Các thị trường
khác
38.6 73 34.4 44.4 46.6
Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên các tháng của phòng XNK Công ty
TNHH Liên Kết Á Đông.
Chúng ta có thể bắt gặp các sản phẩm gốm sứ qua các nhóm hàng: đồ
thờ cúng, đồ gia dụng hoặc đồ trang trí gia đình. Các sản phẩm như: chén, đĩa,
bát, lọ hoa, bình hoa, nồi niêu, ấm trà
13
2.2.3.Hàng cói, mây tre đan
Hàng mây tre đan cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền
thống của công ty từ những ngày đầu thành lập, hiện tại mặt hàng này vẫn
chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Mây tre
đan là một trong những mặt hàng truyền thống đặc trưng và độc đáo riêng của
Việt Nam. Sử dụng các nguyên liệu đơn sơ như tre, nứa, vỏ dừa, Do đó các
sản phẩm được sản xuất từ mây tre đan cũng rất phong phú và độc đáo như:
thảm, ghế, bàn, giỏ, túi Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu về kim
gạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan giai đoạn 2007 - 2011:
Bảng 2.3:Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty liên
kết Á Đông giai đoạn 2007 – 2011
Đơn vị: 1000 USD
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng kim ngạch 280.2 346.8 246.8 237.8 304.4
Thị trường EU 122.4 164.2 115.8 108.6 146.4
Nhật 42 48.6 38.8 39.8 43.8
Trung Quốc 19.6 19.4 16.4 16 15.6

Ấn Độ 14.6 18.2 11.8 11 18
Mỹ 51.8 61.8 44.8 41.8 46.8
Các thị trường
khác
29.8 34.6 19.2 20.6 38.8
Nguồn: báo cáo hoạt động thường niên các tháng Công ty Liên Kết Á Đông.
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng kim gạch xuất khẩu mặt hàng mây tre
đan của công ty tăng không ổn định, năm 2008 tăng 23,5% so với năm 2007
nhưng sang năm 2009, 2010 kim gạch xuất khẩu mặt hàng này của công ty lại
giảm mạn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hoá sang các
thị trường chủ lực của công ty giảm mạnh. Sang đến năm 2011, tình hình kinh
tế của các nước đối tác nhập khẩu có nhiều diễn biến khả quan lên xuất khẩu
của công ty đã tăng trở lại. Trong giai đoạn 2007 – 2011, EU vẫn là thị trường
xuất khẩu chủ yếu của công ty.
2.2.4.Hàng gỗ mỹ nghệ và gỗ gia dụng
14
Hàng gỗ mỹ nghệ và gỗ gia dụng là một trong những mặt hàng được quan
tâm xuất khẩu của công ty. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ và gỗ gia dụng thường
được công ty xuất khẩu với các sản phẩm bộ bàn ghế, hoành phi, phù điêu, tủ,
kệ, giá treo. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng của Artexport hiện
đang được xuất khẩu tới hơn hai mươi thị trường và trở thành một sản phẩm thủ
công độc đáo mang đậm bản sắc thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
2.3. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY
TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG
2.3.1.Thực trạng thâm nhập thị trường mới trong khu vực EU
Kế hoạch thâm nhập thị trường mới là một trong những kế hoạch dài
hạn được công ty đặt ra trong giai đoạn 2007 – 2011.Ngoài những thị trường
đã có từ trước như Đức, Anh, Pháp… thì việc tìm kiếm các thị trường mới
đang là mục tiêu mới của công ty. Sau quá trình nghiên cứu các nước trong

liên minh châu Âu mà công ty chưa có chi nhánh, kết hợp với quan hệ hữu
nghị giữa Việt Nam – Ba Lan, Việt – Bỉ và những đặc tính về kinh tế xã hội
phù hợp cho việc mở rộng thị trường tới hai quốc gia này.
Ba Lan là một đất nước nằm ở phía Trung của châu Âu với diện tích
312,685 km
2.
với dân số khoảng 38 triệu người. Ba Lan vốn là nước xã hội
chủ nghĩ nên có quan hệ với Việt Nam từ lâu, do đó việc mở rộng thị trường
sang Ba Lan là có cơ sở. Với các chỉ tiêu tăng trưởng tốt, chính trị ổn định,
việc mở rộng thị trường tại Ba Lan diễn ra khá thuận lợi.
Vương quốc Bỉ nằm ở phía Tây châu Âu phía Đông giáp Đức và Luc-
xăm-bua, phía Tây giáp biển Bắc, phía Nam giáp Pháp, phía Bắc giáp Hà Lan.
Là một khu vực mà công ty đã tập trung đặt thị trường của mình trong liên
minh châu Âu. Với diện tích 30.528 km
2
, dân số khoảng 10.403.951 người
(năm 2007), GDP theo đầu người đạt 35.300 USD/năm (năm 2007), Bỉ không
phải là một nền kinh tế mạnh trong liên minh châu Âu nhưng lại là một quốc
gia có quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp với Việt Nam. Nằm trong khu vực thị
trường tập trung mạnh của công ty, việc tiếp cận thị trường Bỉ gặp nhiều
thuận lợi và trong giai đoạn sau thâm nhập thị trường, công ty đã thuận lợi
tiếp thị và bày bán sản phẩm của mình.
2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu
15
Để biết được việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp có đạt
được kết quả tốt hay không thì phải nhìn vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu của doanh nghiệp đó qua các thời kì nhất định. Tăng trưởng kim ngach
xuất khẩu là sự tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu trong một thời gian nhất
định. Ta có bảng sau:
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty

giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: 1000 USD
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng kim ngạch 2216.4 2550.2 2236.8 2042.6 2306.4
Thị trường EU 902.4 1164.8 884.6 815.6 964.6
Nhật 364.6 397.8 368.2 364.4 408.2
Trung Quốc 208.6 213 215.6 1813 217.4
Ấn Độ 193.4 206.2 191.6 171.2 234
Mỹ 410 433.8 380.6 377.8 397.8
Các thị trường
khác
137.4 136.8 196.2 100.6 84.4
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011của công ty TNHH Liên Kết Á
Đông
Tỷ trọng kim ngạch của hàng thủ công mỹ nghệ so với tổng kim ngạch
của công ty luôn đạt khá cao trong giai đoạn 2007-2011, trong khoảng 40% -
41.8%. Và tỉ lệ này tuy không tăng dần mà có xu hướng tăng giảm không đều,
nhưng rõ ràng kết quả đạt được chứng minh mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu vào
thị trường EU đạt được một hiệu quả nhất định so với mục tiêu thúc đẩy xuất
khẩu chung.
Qua bảng số liệu, chúng ta có thể quan sát thấy mức tăng rất mạnh
trong khoảng 2007 – 2008. Và sau đó giảm mạnh đột ngột xuống dưới mức
đầu giai đoạn nghiên cứu. Sau khi ta nghiên cứu chương 1 về các nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, ta thấy năm 2007là những năm có nhiều
nhân tố tác động thuận lợi tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên,
khủng hoảng kinh tế thế giới và hệ lụy của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới
16
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2009. Mức giảm mạnh tới
31% trong năm 2009 cũng chính là mức giảm phát kỉ lục của doanh nghiệp
trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo báo cáo cuối năm 2011, công ty đã tăng

vượt mức khởi điểm đầu giai đoạn vào năm 2006.
Tuy rằng lượng tăng là 311.000 USD và không phải là một con số lớn.
Tuy nhiên nơi bắt đầu cuộc khủng hoảng là Hoa Kỳ cũng chưa thể có những
tuyên bố lạc quan về nền kinh tế. Châu Âu tăng trưởng không đều ở các quốc
gia. Đặc biệt là trong liên minh EU có nhiều nước vẫn đối mặt với mức tăng
trưởng xấp xỉ bằng 0 sau khủng hoảng. Mức tăng trưởng bất ngờ trở lại năm
2010 là một thành tựu đáng khen ngợi cho doanh nghiệp với mục tiêu thúc
đẩy xuất khẩu.
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường EU từ 2007 – 2011
Nguồn: linkorient.com
0
100
200
300
400
500
năm
2007
năm
2008
năm
2009
năm
2010
năm
2011
Gỗ
Mây tre
Gốm sứ
Đá

Thêu ren
Đơn vị: 1000USD

17
Hình 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào một số
thị trường năm 2011
Nguồn:linkorient.com
Qua bảng và biểu đồ trên để chỉ ra rằng: mục tiêu kim ngạch xuất khẩu
tăng qua mỗi năm là không đạt được. Thời điểm tăng trưởng đột biến vào
năm 2008 tuy nhiên năm 2009 và 2010 có hiện tượng giảm phát và tăng trở
lại vào năm 2010.
Qua biểu đồ, ta cũng có thể thấy mức tăng kim ngạch của các mặt hàng
là không giống nhau. Hai mặt hàng duy nhất đã đạt tăng trưởng nếu xét trên
cả giai đoạn là mặt hàng gỗ mỹ nghệ - gỗ gia dụng và mặt hàng mây tre đan.
Ta có thể dễ dàng thấy, đây cũng là hai mặt hàng với doanh số thấp nhất nếu
xét vào thời điểm bắt đầu giai đoạn. Tuy nhiên, đây cũng là những mặt hàng
có nhiều thay đổi nhất.
2.3.3.Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Thị trường EU là một thị trường rộng lớn cho tất cả các sản phẩm bao
gồm cả ngành sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy dòng sản phẩm của VIệt Nam
xuất ra là lớn so với các doanh nghiệp nhưng đó vẫn là con số nhỏ đối với thị
trường thủ công mỹ nghệ của châu Âu. Ngoài chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu dùng để đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh
18
nghiệp thì chỉ tiêu số lượng thị trường mà doanh nghiệp đang năm giữ cũng
rất quan trọng.
Kết thúc giai đoạn 2007 – 2011, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
đã tiến được những bước tiến mới. Thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam
trên thị trường EU đã tiến vững chắc trên thị trường châu Âu, chiếm trên 5%
tổng số nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên toàn thị trường EU

Đánh giá về thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại bốn thị trường
Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp.
Hình 2.3 Tỉ lệ thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Anh, Tây Ban
Nha, Đức, Pháp giai đoạn 2007 – 2011.
Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty Liên kết Á Đông

Sự phát triển về thị phần chung của thủ công mỹ nghệ Việt nam trong
giai đoạn 2007 – 2011 là không lớn. Trên đây chỉ là số liệu về 4 quốc gia điển
hình mà thủ công mỹ nghệ Việt Nam chú trọng và có kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất tại thị trường EU. Sự tăng trưởng về thị phần chiếm lĩnh là rất thấp từ
0.1% - 0.35%.
Cũng khẳng định thêm một lần nữa, đây là số liệu gia tăng về thị phần
của thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU. Với việc VIệt Nam có
hang chục doanh nghiệp chọn châu Âu làm mục tiêu chiến lược thì có thể
khẳng định là việc phát triển về thị phần sản phẩm của các doanh nghiệp là rất
thấp. Hay có thể nói là các doanh nghiệp của Việt Nam hầu như không có sự
tự chủ trong việc phát triển thị phần trên thị trường mục tiêu.
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
Anh Tây
Ban
Nha
Đức Pháp
tháng 1/2007
tháng 12/2011

19
Công ty Liên kết Á Đông đã thâm nhập thành công 2 thị trường mới là
thị trường Ba Lan và thị trường Bỉ vào năm 2008.
Trong các năm sau công ty không tiến hành các hoạt động mở rộng và
thâm nhập vào thị trường mới trong khu vực EU.
2.3.4. Cơ cấu về sản phẩm xuất khẩu
Thay đổi về mẫu mã, hình thức, giá cả sản phẩm là một trong những
biện pháp phổ biến mà công ty đã thực hiện nhiều lần trong các hoạt động
nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Chúng ta cũng biết, đặc trưng của dòng
sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự độc đáo. Vì ngoài mục đích sử dụng, tính
mỹ quan của sản phẩm rất quan trọng quyết định đến doanh thu của sản
phẩm.
2.3.4.1.Thực hiện thay đổi và phát triển sản phẩm gốm sứ
Đây là một dòng sản phẩm có nhiều lần thay đổi nhất là những thay đổi
này cũng phục vụ những nhu cầu mang tính chất riêng biệt của từng thị
trường nhất. Đối thủ lớn của dòng sản phẩm này gồm Trung Quốc, Đài Loan.
Thay đổi về màu sắc
Hình 2.4: Sản phẩm gốm sứ Hình 2.5: Gốm sứ xuất khẩu
truyền thống của Việt Nam
Nguồn: linkorient.com
Có thể nhận thấy sản phẩm gốm sứ nhiều màu sắc không phải là thế
mạnh của gốm sứ Việt Nam. Công ty Á Đông đã nhanh chóng bắt kịp xu thế
thị trường thay đổi màu sắc sản phẩm sang những màu sắc qua những lớp
men nổi tiếng của Việt Nam.
20
Hình 2.6: Sản phẩm gốm sứ công ty xuất khẩu sang EU giai đoạn 2007 - 2011

Nguồn:
Với lớp men trắng, đơn giản đã chiếm lĩnh được thị trường lớn của
châu Âu như Đức, Pháp Ngoài ra lớp men màu gây ra nghi ngờ có lớp chì

bên ngoài, đồng thời không tốt cho sức khoẻ. Lớp men tráng có thể nói là linh
hồn của các sản phẩm gốm sứ, lớp men tráng chính là những nét độc đáo nhất
làm nên hình ảnh và thương hiệu cho một làng nghề gốm sứ truyền thống như
Bát Tràng, Xuân Quang.
Phong phú về kích cỡ sản phẩm
Hình 2.7: Gốm sứ xuất khẩu của công ty phong phú về kích cỡ
Nguồn:
Do nắm bắt được thị hiếu của ngườ dân châu Âu nên công ty đã có
được những bước đột phá mới trong việc thâm nhập thị trường EU. Người
Châu Âu quen sử dụng những chiếc đĩa to để đựng thức ăn bất kể kích thước
của thức ăn, đồng thời họ cũng thích sử dụng những chiếc đĩa to để đựng đồ
21
khô trang trí trong nhà nên công ty thay vì sản xuất những chiếc đĩa có đường
kính nhỏ như trước để xuất khẩu như 12,5cm-15cm-18cm thì giờ đây những
chiếc đĩa có đường kính to hơn như 28cm-30cn-35cm đã được đưa vào để
xuất khẩu.
Phong phú về hình dáng sản phẩm
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường có từ rất lâu đời nên thường
mang được những hình dáng, đặc điểm riêng được đúc rút qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên những mẫu mã hình dáng đó thường chỉ phù hợp với thị hiếu người
Việt Nam. Để đáp ừng nhu cầu xuất khẩu, công ty đã đi sâu vào nghiên cứu
thị trường nước ngoài để cho ra mắt sản phẩm có mẫu mã độc đáo, phù hợp
với người nước ngoài.
Hình 2.8: Gốm sứ Bát Tràng với những hình dáng mới
Nguồn: linkorient.com
Thay đổi hoa văn họa tiết
Nếu lớp men sứ là linh hồn của những sản phẩm gốm sứ thì những họa
tiết hoa văn là bộ mặt của những sản phẩm gốm sứ này. Những văn hoa tiêu
thụ trong nước thường có nhiều chi tiết đẹp mắt nhưng lại thiếu về màu sắc.
Tiếp cận thị trường châu Âu – một thị trường yêu thích sắc màu, việc phải

thay đổi màu sắc sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu để thâm nhập vào thị
trường khó tính này. Như chúng ta đã biết, châu Âu nổi tiếng với rất nhiều sản
phẩm gốm sứ với hoa văn lạ mắt và tương đối sắc sỡ. Chứng tỏ khách hàng
châu Âu chú trọng màu sắc sặc sỡ hơn là những hoa văn mộc mạc giản dị của
gốm sứ Việt Nam. Hầu như các sản phẩm mới đều có ấn tượng tốt đối với
22
khách hàng quốc tế song để đem ra để so sánh với các đối thủ thì cần phải có
một thời gian dài nữa để lấy được long tin tuyệt đối của người tiêu dung.
Hình 2.9: Sản phẩm gốm sứ với hoa
văn truyền thống
Hình 2.10: Sản phẩm gốm sứ
phong phú về hoa văn họa tiết
Nguồn:
2.3.4.2. Dòng sản phẩm mây tre đan
Sản phẩm mây tre đan là những sản phẩm từ mây, tre được ngâm mềm
sau đó bôi những hoá chất bóng. Những sản phẩm mây tre đan thường có màu
vàng, màu trắng ngả vàng. Tuy nhiên những màu sắc này lại kém tính cạnh
tranh hơn những sản phẩm tương tự như ghế da, ghế gỗ quý – luôn phong phú
về màu sắc và hình dánh. Nếu muốn các sản phẩm mây tre đan tiếp tục tồn tại
và phát triển, yêu cầu phải có những thích ứng để bắt kịp được với những sản
phẩm cùng mục đích khác kết hợp với những điểm mạnh riêng của sản phẩm
mây tre. Công ty đã có những bước tiến đáng kể trong việc tạo ra những sản
phẩm có tính cạnh tranh hơn so với thời kỳ trước.
Thay đổi về màu sắc: ngoài màu vàng và màu trắng ngà, màu ngà vàng
truyền thống. Với việc sử dụng tinh màu được pha vào lớp sơn bóng nhằm tạo
những màu sắc đặc biệt trước khi sơn. Bước cải tiến mới là việc phun trực
tiếp sơn lên các sản phẩm làm phong phú thêm màu sắc của sản phẩm.
Hình 2.11: Sản phẩm mây tre đan truyền thống
23
Nguồn: />Phong phú về kiểu dáng

Hình 2.12: Sản phẩm mây tre đan mới – phong phú về kiểu dáng
Nguồn:
Kiểu dáng cũng là một trong những điểm cần thiết cho mây tre đan
Việt Nam. Với đặc tính trông nhẹ nhàng thanh thoát, thường được đặt ở vườn
hay những không gian hẹp. Những sản phẩm mây tre đan đơn điệu truyền
thống trước kia đã được thay đổi thành những sản phẩm mây tre đan lạ mắt có
thể nói là chưa từng được sản xuất trước đây, đó là một trong những bước đi
táo bạo và thành công của công ty trong thiết kế và thay đổi sản phẩm.
2.3.4.3.Dòng sản phẩm gỗ mỹ nghệ - gỗ gia dụng
Có thể nói rằng đây chính là điều khác biệt của ngành gỗ mỹ nghệ trong
nước và ngành gỗ mỹ nghệ dùng để xuất khẩu. Đối với sản phẩm trong nước thì
màu gỗ và vân gỗ là hai yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên với người châu Âu
24
thì màu gỗ nguyên bản không thể giành được chỗ đứng so với sự cạnh tranh của
những sản phẩm cùng mục địch khác. Hơn nữa, người châu Âu không thích sử
dụng nhiều vật dụng gỗ như người Việt Nam. Nên các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của
Việt Nam yêu cầu phải có sự thích ứng, đặc biệt là về màu.
Hình 2.13: Sản phẩm gỗ với màu truyền thống
Nguồn: linkorient.com
Hình 2.14: Sản phẩm gỗ phong phú về màu sắc
Nguồn:
Tương tự dòng sản phẩm mây tre đan, đồ gỗ truyền thống của thủ công
mỹ nghệ Việt Nam được điêu khắc, trạm trổ từ gỗ tự nhiên, sau đó sử dụng
một lớp phủ bên ngoài với tên gọi là “véc ni”. Những sản phẩm từ gỗ thường
rất ấn tượng, có đọ bền cao và không thiếu tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, để phù
hợp với phong cách đa dạng về màu sắc trong trang trí nội thất ở châu Âu,
cũng như việc xuất hiện những tinh màu giúp thay đổi về màu sắc trong lớp
véc ni, hoặc đơn giản hơn là sơn màu trực tiếp lên gỗ.
25

×