Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại hải phòng – chi nhánh hà nội sang đài loan một cách bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 50 trang )

MỤC LỤC
Official Development Assistance 4
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG
LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG
ĐÀI LOAN 3
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng số Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Số dân trong độ tuổi lao động từ năm 2004 – 2010 7
2 Bảng 1.2
Lao động nước ngoài phân theo quốc gia tại Đài Loan từ
năm 1990 – 1994
15
3 Bảng 1.3
Số liệu XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan từ 2006
– 2011
18
4 Bảng 1.4
Số liệu XKLĐ của Công ty HALASUCO – Chi
nhánh Hà Nội sang Đài Loan từ năm 2006 – 2011
20
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Biều đồ số Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 1.1 Số dân trong độ tuổi lao động 8
2 Biểu đồ 1.2 Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan 11
3 Biểu đồ 1.3 Số lao động nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực
kinh tế
12
4 Biểu đồ 1.4 Số lao động các nước tại Đài Loan từ năm 2000 -
2004
15


5 Biểu đồ 1.5 Cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan phân theo
lĩnh vực sản xuất
16
6 Biểu đồ 1.6 Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan từ
2005 – 2011
18
7 Biểu đồ 1.7 Số lao động xuất khẩu sang Đài Loan của công ty
HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 -
2011
21
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
ASEAN Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
VCCI Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
HALASUCO Công ty cổ phần cung ứng lao
động và Thương mại Hải Phòng
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội
APEC Asian – Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dương
ODA Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
XKLĐ Xuất khẩu lao động
WB World Bank Ngân hàng thế giới
INTERSERCO Công ty dịch vụ lao động hợp
tác quốc tế
NXB Nhà xuất bản
SONA Công ty cung ứng nhân lực quốc
tế và thương mại
SOVILACO Công ty xuất khẩu lao động –
Thương mại và du lịch
TRACIMEXCO Công ty xuất nhập khẩu – hợp
tác đầu tư giao thông vận tải
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là xu thế chung của toàn
thế giới và cũng là nhu cầu bức thiết của các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia
muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội…
thì bắt buộc phải tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã bắt đầu
công cuộc hội nhập từ năm 1992, mở đầu bằng việc nối lại quan hệ với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như WB, IMF… Vào năm 1995, Việt Nam gia
nhập vào khối ASEAN, năm 1996 gia nhập khối AFTA, năm 1998 là thành viên
chính thức của khối APEC và tới năm 2007 Việt Nam là thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới WTO. Với những mốc quan trọng trên, Việt Nam
đã từng bước hội nhập trên cả ba phương diện: Đơn phương, song phương và đa
phương.
Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang thực
hiện chuyển đổi và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong quá trình hội

nhập, Việt Nam cũng đang cố gắng phát huy tiềm năng, nội lực để sản xuất ra
những mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thương trường quốc tế
cũng như tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Với kết cấu dân số trẻ, hàng
năm nước ta có một lượng lớn lao động và lao động bổ sung tham gia vào nền
kinh tế, song nền kinh tế Việt Nam lại chưa đủ khả năng hấp thụ hết toàn bộ lực
lượng này. Rất nhiều biện pháp của Đảng và Nhà nước đã được đưa ra để giải
quyết tình trạng thất nghiệp và một trong số đó là xuất khẩu lao động sang các
nước khác. XKLĐ không chỉ đem lợi ích cho người dân nói riêng mà còn cho
toàn nền kinh tế nói chung.
Thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống của lao
động Việt Nam. Với kinh tế phát triển, đặc điểm văn hóa, xã hội, khí hậu tương
đồng, yêu cầu lao động nước ngoài không quá khắt khe, khó tính như thị trường
Hàn Quốc, Nhật Bản… Đài Loan đã, đang và sẽ là điểm đến hấp dẫn của lao
động các nước nói chung và lao động Việt Nam nói riêng.
Công ty Cổ phần cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng là một trong
những công ty đi đầu về hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Từ khi thành lập đến
nay, mỗi năm công ty đã đưa được hang ngàn lao động sang làm việc ở các thị
trường khác nhau đem lại nguồn thu to lớn cho người lao động đồng thời đóng
góp vào ngân sách nhà nước. Mặc dù hoạt động ở nhiều thị trường như Đài
Loan, Malaysia, Nhật Bản… nhưng Đài Loan là thị trường chủ lực của công ty,
là thị trường công ty đưa lao động sang làm việc nhiều nhất. Trong điều kiện
1
kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho rất nhiều công ty
XKLĐ ra đời cùng với đó là những khó khăn từ nền kinh tế, chính trị của thế
giới đã và đang tác động tiêu cực đến công ty. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế
nào để nâng cao hoạt động XKLĐ của công ty trước mọi khó khăn nảy sinh khi
XKLĐ sang thị trường truyền thống là Đài Loan.
Xuất phát từ tính cấp thiết trên được đặt ra trong thực tiễn, em đã lựa chọn
đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần Cung ứng lao
động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan một

cách bền vững” làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của
công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà
Nội trước những biến động to lớn của thị trường này.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Chỉ rõ thành tựu to lớn mà lĩnh vực XKLĐ của công ty HALASUCO đã đạt
được trong thời gian qua, những tồn tại và nguyên nhân của nó. Đồng thời, đề
xuất hệ thống giải pháp để nâng cao hoạt động XKLĐ của công ty HALASUCO
từ đó góp phần nâng cao năng lực XKLĐ trong công cuộc cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tình hình xuất khẩu lao động của Công
ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: bài viết tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu lao động
của Công ty Cổ phần Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng – Chi nhánh
Hà Nội.
- Về thời gian: giai đoạn từ năm 2005 - 2011
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
tổng hợp cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như lời nói đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ
lục, đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng XKLĐ của công ty HALASUCO - Chi nhánh Hà
Nội sang Đài Loan

Chương 2: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ của công ty
HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang Đài Loan
2
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG –
CHI NHÁNH HÀ NỘI SANG ĐÀI LOAN
1.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHÒNG (HALASUCO) – CHI
NHÁNH HÀ NỘI.
1.1.1.Giới thiệu chung
Công ty cổ phần Cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng là một trong
những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động XKLĐ trên cả nước.
Tên giao dịch là HALASUCO được thành lập năm 1993 theo mô hình công
ty Nhà nước, theo quyết định số 1227/QĐUB của UBND Thành phố Hải Phòng,
giấy phép hoạt động số 25/LĐTBXH-GP của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội. Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, HALASUCO đã không ngừng mở
rộng và lớn mạnh về mọi mặt.
Địa chỉ: 21 Lương Khánh Thiện – Quận: Ngô Quyền – TP Hải Phòng
Điện thoại: 031.921.591 – 031.921.227
Fax: 031.921.897
Email:
Website: halasuco.com.vn
Văn phòng đại diện tại nước ngoài : Địa chỉ: 81, Lầu 9, P1, Đoàn 4, Đường
Văn Tâm, Khu Bắc Đồn, TP. Đài Trung
Năm 2005 HALASUCO chuyển đổi thành công ty cổ phần, theo quyết định
số 416/QĐ-UB của UBND Thành phố Hải Phòng. Giấy phép hoạt động số
140/LĐTBXH-GPXKLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cùng với đó, công ty đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh trên cả
nước với việc thành lập chi nhánh HALASUCO tại Hà Nội đã góp phần lớn vào
việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường của công ty. Chi

nhánh HALASUCO tại Hà Nội được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 0113008099 cấp ngày 09/06/2005.
HALASUCO chi nhánh Hà Nội.
Địa chỉ: Số 2 – Ngõ tuổi trẻ - Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.755.3381
Fax: 04.755.3382
3
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
HALASUCO là doanh nghiệp hàng đầu trong XKLĐ với chức năng, nhiệm
vụ chính là chuyên hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Cụ thể là:
- Tư vấn chọn thị trường (nước đi XKLĐ) và ngành nghề phù hợp. Tùy
thuộc vào đặc điểm, tay nghề, trình độ của lao động mà công ty có những tư vấn
cụ thể về thị trường lao động phù hợp cũng như ngành nghề phù hợp nhất cho
lao động.
- Đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động tham gia
XKLĐ. Công ty có các trung tâm đào tạo ngoại ngữ giúp cho các lao động có
một lượng ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với mọi người cũng như đáp ứng
được nhu cầu làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra công ty còn giáo dục định
hướng cho lao động ngay từ đầu. Những việc nên và không nên làm khi đi làm
việc tại nước ngoài, tạo một nền tảng cơ bản để người lao động có thể dễ dàng
hòa nhập với cuộc sống và công việc tại nước ngoài.
- Hướng dẫn làm thủ tục xuất cảnh: Làm hộ chiếu, khám sức khỏe, làm thủ
tục vay vốn ngân hàng… Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có thể xuất cảnh
và nhập cảnh dễ dàng và thuận lợi
Ngoài ra HALASUCO còn tham gia vào hoạt động du lịch lữ hành quốc tế,
tư vấn dịch vụ du học, đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm trong nước, kinh
doanh hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất, dịch vụ vận tải thủy bộ.
1.1.3.Phương hướng hoạt động
Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:

- Mở rộng thị trường XKLĐ sang các nước trong khu vực và các châu lục
khác như: Bruney, Quatar, Czech, Australia, Jordan, UAE, Macau…
- Tích cực triển khai các dự án tư vấn, dịch vụ du học
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc đào tạo tại chỗ
- Nâng cao năng lực hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động, các tổ chức
giáo dục ngoài nước để đẩy mạnh XKLĐ, du học
- Kiện toàn hệ thống cung ứng lao động chuyên nghiệp hiệu quả
- Đầu tư và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
- Thực hiện các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, nâng cao hình ảnh và
thương hiệu HALASUCO
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.2.1.Nhân tố thuộc về Đài Loan
- Đài Loan có nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng
4
tốc độ tăng dân số thấp, do đó dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực. Số lao động
trong nước không đủ để đáp ứng cho nhu cầu lao động trong khi đó nền kinh tế
càng phát triển nhu cầu về lao động càng lớn. Điều này làm cho Đài Loan có
nhu cầu về nhập khẩu lao động khá cao. Đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn
đến việc nhập khẩu lao động nước ngoài của Đài Loan cũng như là một cơ hội
lớn cho các nước thực hiện hoạt động XKLĐ sang Đài Loan.
- Đài Loan có môi trường chính trị ổn định, không xảy ra bãi công, bạo
động, nội chiến, đồng thời là nơi có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.
- Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý vĩ mô khá hoàn thiện, có hành
lang pháp lý khá thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ sang
thị trường này mà không gặp trở ngại gì.
- Đài Loan có khí hậu, phong tục tập quán không khác gì so với phong tục
chung của phương Đông. Người Đài Loan khá thân thiện điều này khiến cho lao
động nước ngoài nhất là lao động châu Á dễ dàng thích nghi hơn với cuộc sống
tại Đài Loan.
- Đài Loan có khá nhiều công ty môi giới hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ nên

việc nhập cảnh của lao động nước ngoài cũng khá dễ dàng cũng như việc giải quyết
các trường hợp vi phạm, bỏ trốn cũng được giải quyết kịp thời và triệt để.
- Với tỷ giá hối đoái NT/USD là 34, Đài tệ cũng trở thành đồng tiền có mức
giá khá cao điều này đã tạo điều kiện cho người lao động cớ mức lương cao hơn
do đó sẽ thu hút được nhiều lao động hơn vào thị trường này.
- Lương cơ bản của lao động đã tăng lên 18.780 NT. Điều này đã tạo động
lực cho người lao động nước ngoài sang làm việc tại Đài Loan. Mức lương cơ
bản tăng sẽ làm cho thu nhập của người lao động nước ngoài tăng lên. Đồng thời
đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước xuất khẩu.
1.2.2. Nhân tố thuộc về nhà nước Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng dân số cao.
Nhiều lao động trở nên dư thừa do không có việc làm nhất là lao động ở nông
thôn. Tận dụng được lợi thế so sánh của quốc gia hơn nữa do nhu cầu đầu tư mở
rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách nên
Việt Nam rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
- Đang dần hoàn thiện các chính sách quản lý đối với lao động xuất khẩu ra
nước ngoài một cách thống nhất và đồng bộ.
- Việt Nam có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực Cung ứng lao động
- Chính phủ Việt Nam có những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp,
người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
- Các văn phòng đại diện của các công ty tại nước ngoài kết hợp với Đại sứ
5
quán Việt Nam luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động Việt Nam ở
nước ngoài.
1.2.3.Nhân tố thuộc về bản thân công ty và người lao động.
- Uy tín của công ty với người lao động trong nước cũng như đối với các
bạn hàng quốc tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy XKLĐ của chính công ty.
- Chất lượng nguồn lao động:
Ngày nay các nước nhập khẩu lao động truyền thống đang đổi mới đầu tư và
hiện đại hoá công nghệ sản xuất, chuyển dịch đầu tư tư bản sang các nước có giá

nhân công và dịch vụ thấp, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ
chuyên môn và kỹ thuật cao, tăng dần tỉ trọng lao động chất xám cao trong tổng
số lao động nhập cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước
đang thiếu lao động có trình độ và đang tìm cách cải thiện chính sách nhằm thu
hút lao động chất lượng cao.Với Việt Nam, mỗi năm có hơn 1 triệu người bổ
sung vào lực lượng lao động trong đó phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Do
đó Việt Nam chấp nhận xu hướng XKLĐ đi làm việc giản đơn, không qua đào
tạo hoặc ít đào tạo. Thêm vào đó là nhu cầu tiếp nhận lao động phổ thông tiếp
tục có nhu cầu lớn tại một số nước trong khu vực, nhất là đối với một số ngành
nghề lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế - xã
hội của việc sử dụng lao động phổ thông trên thị trường lao động quốc tế có
nhiều hạn chế do: thu nhập thấp, khả năng tiếp thu công nghệ mới có hạn, điều
kiện làm việc kém, giá nhân công thấp…
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM.
1.3.1. Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam
Xét về nhiều yếu tố, lao động Việt Nam được giới chủ đánh giá khá cao so
với lao động của các quốc gia khác, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm nổi bật
cũng như hạn chế sau:
Ưu điểm:
- Lao động Việt Nam khá thông minh, nhanh nhẹn, cần cù, chịu khó, ham
hiểu biết.
- Khả năng thích nghi nhanh, nắm bắt công việc nhanh.
Nhược điểm:
- Mang nặng tác phong nông nghiệp
- Với thể lực yếu lao động Việt Nam chưa thích nghi được với cường độ lao
động công nghiệp.
- Trình độ ngoại ngữ chưa cao.
- Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật còn yếu.
6
- Trình độ lao động chủ yếu hạn chế trong những lĩnh vực nhất định.

1.3.2. Đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam
Cùng với những thay đổi trong đời sống kinh tế- xã hội sau gần 30 năm đổi
mới, thị trường lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thống thị trường các yếu tố sản xuất đã và đang được chính thức công nhận và
thể chế hóa bằng luật pháp. Tuy được công nhận cách đây không lâu nhưng thị
trường lao động nước ta đã và đang có những bước phát triển tích cực, tạo công
ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn
phải chịu những áp lực lớn về dân số và tăng cung lao động.
Theo quy định của Luật Lao Động Việt Nam độ tuổi lao động là từ 15 đến
60 đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ. Theo thống kê của Bộ lao động
thương binh và xã hội, tính đến hết năm 2010, dân số của Việt Nam là 86,9277
triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là
1,2%/năm, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 – 1,6 triệu người bổ sung vào lực
lượng lao động. Ước tính đến năm 2015, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt
giá trị cực đại, chiếm tới 68,2% dân số, theo đó có 63,4 triệu người trong độ tuổi
lao động trên tổng số 94,3 triệu dân. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê,
đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người,
tăng 1,04% so với năm 2010. Theo dự báo dân số 2009 - 2049 với phương án
mức sinh trung bình, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019;
102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Bảng 1.1: Số dân trong độ tuổi lao động từ năm 2004 – 2010
(đơn vị: triệu người)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số dân
trong độ tuổi
lao động
43,009 44,905 46,239 47,160 48,209 49,322 50,393 51,39
Nam 21,948 23,493 24,614 23,946 24,709 25,655 25,897 26,008
Nữ 21,061 21,411 21,625 23,215 23,501 23,666 24,496 25,382
Nguồn: Tổng cục thống kê

7
Biểu đồ1.1: Số dân trong độ tuổi lao động
Nguồn: Tổng cục thống kê
Những con số trên cho thấy Việt Nam hiện có một lực lượng lao động lớn và
tỉ lệ tăng hằng năm của số người trong độ tuổi lao động là rất cao. Việt Nam
đang trong thời kì “cơ cấu vàng” về dân số nghĩa là số người trong độ tuổi lao
động cao hơn số người phụ thuộc. Đây thực sự là một cơ hội “vàng” cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ
lệ thất nghiệp. Trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn nhiều so
với thành thị. Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi của
nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tuy
nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
năm 2010 là 4,43%, giảm 0,17%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 2,27%,
tăng 0,02% so với năm ngoái. Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm
năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%, giảm 1,11% so với 2009. Trong
đó, khu vực thành thị là 2,04%, giảm 1,29%, khu vực nông thôn là 5,47%, giảm
1,04% so với 2009.
Cũng theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham
gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010.
Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm
2009 xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên
22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 là 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 3,6%,
khu vực nông thôn là 1,71%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là
3,96% .
8
Với những số liệu trên, vấn đề dân số thực sự trở thành một sức ép lớn đối
với nền kinh tế. Điều này làm cho nhiều lao động nhất là ở nông thôn không tìm

được việc làm.
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đang thiếu lao động nhưng không sao
tuyển được đủ được. Nguyên nhân chính là xuất phát từ chất lượng nguồn lao
động. Thực tế cho thấy, lực lượng lao động chủ yếu của Việt Nam vẫn là lao
động giản đơn, khi có đến 65,3 % lao động không qua bất kỳ một trường lớp đào
tạo nào. Bên cạnh đó, những lao động có trình độ, tay nghề cao đã được đào tạo
hiện nay cũng chỉ đáp ứng được 15 - 20% yêu cầu của doanh nghiệp nhưng phải
tiếp tục đào tạo thêm 2-3 năm nữa, ngay cả đội ngũ sinh viên cũng chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và hội
nhập kinh tế quốc tế. Thiếu khả năng tư duy, sáng tạo và tính chủ động trong
công việc là một trong những nhược điểm lớn nhất của lao động hiện nay. Hiện
nay Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản
lý giỏi, công nhân lành nghề có tay nghề cao. Theo Tổng cục Dạy nghề, trong cơ
cấu lực lượng lao động của Việt Nam từ 2005 - 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề tuy có tăng qua các năm từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-
32% năm 2010 (dự kiến); 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5
triệu) vào năm 2020 nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị
trường.
Năng suất lao động của người lao động Việt Nam thấp hơn các nước trong
khu vực rất nhiều. Năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá thực tế
chia cho một lao động làm việc) của nước ta còn thua xa so với năng suất lao
động của nhiều nước khác. Cụ thể, hiện nay năng suất lao động của lao động
Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, và
Nhật Bản tới 135 lần. Dựa trên chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế
thế giới, năm 2009 - 2010, Việt Nam chỉ xếp thứ 75/133 quốc gia về năng suất
lao động, trong khi đó vị trí của Singapore là 3, Malaysia 24, Thái Lan 36.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổng số việc làm chỉ
đáp ứng được cho 75% tổng số lao động. Như vậy nghĩa là một phần tư số lao
động không thể tìm được việc làm ở trong nước. Thêm vào đó là khủng hoảng
kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay đã khiến cho hàng loạt người lao động bị

thất nghiệp.
Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động, cung luôn vượt
quá cầu, vì vậy giá cả sức lao động của nước ta nói riêng và hầu hết các nước
đang phát triển nói chung là thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.
Chúng ta vẫn thường xem việc giá nhân công rẻ là một lợi thế tốt để cạnh tranh
và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó cũng là một bất lợi cho người
lao động trong nước khi giá cả sức lao động của mình luôn ở mức thấp hơn so
với lao động nước khác.
9
1.4. THỰC TRẠNG XKLĐ CỦA CÔNG TY HALASUCO SANG ĐÀI LOAN
1.4.1. Tình hình thị trường lao động của Đài Loan
Đài Loan là vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc nằm ở khu vực Thái Bình
Dương với diện tích là 36000 km2, đứng thứ 136 trên thế giới. Dân số Đài Loan
khoảng 23 triệu người đứng thứ 49 trên thế giới. Tiếng Hoa phổ thông và tiếng
bản địa (tiếng Phúc Kiến) là ngôn ngữ chính thức được dùng tại Đài Loan.
Đồng tiền giao dịch của Đài Loan là Đài tệ, 1 USD tương đương khoảng 34
Đài tệ.
Phật giáo là tôn giáo thịnh hành ở Đài Loan với khoảng 4,9 triệu phật tử.
Bên cạnh đó còn có Thiên chúa giáo, Đạo tin lành và Đạo Hồi.
Đài Loan có vị trí khá gần Việt Nam chỉ mất 3 giờ bay từ Hà Nội hay Thành
phố Hồ Chí Minh. Do đó mà thời tiết, khí hậu cũng khá gần gũi với thời tiết Việt
Nam. Hơn thế nữa do đều thuộc nền văn hóa Á Đông nên Đài Loan và Việt
Nam cũng có nhiều nét tương đồng về phong tục tập quán và sinh hoạt.
Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển nhất
châu Á. Cùng với đó, Đài Loan có nền công nghiệp phát triển hiện đại, có nhiều
tập đoàn công nghiệp lớn ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ
chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí nghiệp vừa và nhỏ là
nhân tố đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40
năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất ở Đài Loan.

GDP danh nghĩa của Đài Loan là 423 tỷ USD xếp thứ 23 trên thế giới. Tốc độ
tăng trưởng GDP năm 2010 là 10,5%, GDP bình quân đầu người là
18.700USD/người. Bước sang năm 2011, nền kinh tế Đài Loan vẫn trên đà phát
triển nhanh chóng với mức GDP bình quân đầu người là 21.592USD/người.
(Nguồn: IMF). Dự kiến Trong năm 2015, GDP bình quân đầu người của Đài
Loan theo giá hiện hành dự kiến sẽ là 731.040,74 Đài Tệ, thị phần của Đài Loan
trong tổng GDP của thế giới được dự báo là 1,02%.
10
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu ngành kinh tế của Đài Loan
Nguồn: CIA World Factbook
Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ tháng 10 năm 1989, Đài Loan đã
nhận lao động từ bốn nước Indonesia, Thái Lan, Philippine, Malaysia,
Mongolia. Đến cuối năm 2004 tại Đài Loan có tổng số 314 034 lao động nước
ngoài làm việc tại ĐL nhiều hơn 13 882 người so với năm trước. Trong đó,
người lao động Thái Lan chiếm 33.53% (105,281 lao động) trong tổng số lao
động nước ngoài, người lao động Philippine chiếm 29.03% (91.150 lao động),
Việt Nam chiếm 28.74 % ( 90.241 lao động), Indonesia chiếm 8.69% (27,281
người). Nhiều hơn 32.628 lao động Việt Nam tăng 56.66%, lao động Philippine
tăng 9.795 người (tăng 12.04%, lao động Thái Lan tăng 553 người (tăng 0.53%)
so với năm 2003. Trong khi đó, số lao động Indonesia lại giảm 51.66% (tương
đương với 29,150 người). (Nguồn: CLA)
11
Biểu đồ 1.3: Số lao động nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh tế
(đơn vị: vạn người)
Nguồn: The Council of Labour Affairs (CLA)
Từ biểu đồ trên ta thấy số lao động nước ngoài vào làm việc tại Đài Loan
chủ yếu là ở lĩnh vực công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ - Hội
đồng đào tạo nghề, từ năm 1992, lao động nước ngoài chủ yếu tập trung trong
sản xuất, chiếm tỷ lệ lao động nước ngoài tại hơn 40%. Ngoài ra, hàng chục
ngàn lao động nước ngoài làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng, hàng

ngàn lao động nước ngoài trên tàu cá như phi hành đoàn. Đồng thời, các công
nhân nước ngoài khác đã được giới thiệu cho Đài Loan đa số là phụ nữ Đông
Nam Á. Từ biểu đồ trên cho thấy rằng một số lượng lớn lao động nước ngoài
làm việc trong các dịch vụ xã hội từ năm 1995, đến năm 2005, số lượng của họ
đã đạt đến 14 triệu, gần bằng số lượng của các ngành công nghiệp sản xuất.
Đài Loan là một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng của Việt Nam.
Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam cùng với các đối tác
Đài Loan đã thường xuyên qua lại để tìm hiểu, gặp gỡ, đàm phán và ký kết hợp
đồng. Tuy nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao nhưng chính quyền giới hạn
trong số 300.000 người lao động nước ngoài. Khác với thị trường Nhật Bản và
Hàn Quốc, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngoài chính thức, có hệ
12
thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng và khá chặt chẽ đối với lao động nước
ngoài.
Lao động nước ngoài tập trung nhiều nhất ở huyện Đào Viên, sau đó là
huyện Đài Bắc, Chương Hóa, Đài Trung, Cao Hùng. Hiện nay ở Đài Loan lao
động nước ngoài chiếm vị trí lớn nhất là lao động từ Indonesia, đứng thứ 2 là
Việt Nam.
Sau khủng hoảng kinh tế 2009, chính phủ Đài Loan đã có những biện pháp
hạn chế nhập cảnh đối với lao động. Cùng với những biện pháp để khắc phục
những hậu quả của khủng hoảng Đài Loan đã từng bước đẩy lùi được khủng
hoảng và tiếp tục trên đà phát triển. Do đó trong thời gian tới nhu cầu về lao
động nước ngoài của Đài Loan sẽ tăng mạnh. Đây là cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp XKLĐ các nước nói chung và các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nói
riêng.
1.4.2. Chính sách của Đài Loan với lao động nước ngoài
Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ
thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất và đồng bộ.
1.4.2.1. Thời hạn được lưu trú và làm việc tại Đài Loan
Theo quy định của Pháp luật Đài Loan, chủ thuê được ký hợp đồng với lao

động nước ngoài mỗi lần là 2 năm; khi hết hạn nếu muốn thuê tiếp, chủ được xin
gia hạn thêm 1 năm. Nếu những lao động làm việc tốt, không vi phạm pháp luật
trong 3 năm qua có thể được ký hợp đồng làm việc ở Đài Loan thêm 3 năm nữa
nhưng phải xuất cảnh về nước sau đó mới được tái nhập cảnh để làm việc.
1.4.2.2. Tiền lương
Tiền lương cơ bản cho mỗi lao động được tuyển dụng là 18.780 NT$/tháng
Tiền làm thêm giờ: Đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường làm
thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ, làm thêm
các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ. Làm thêm ngày chủ nhật,
ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường. Lao động giúp
việc gia đình và khán hộ công thì không được áp dụng chế độ trên. Nếu làm việc
thêm ngày chủ nhật sẽ được trả thêm theo thoả thuận ghi trong hợp đồng lao
động thường ở mức 528 Đài tệ/ngày.
1.4.2.3. Thời gian làm việc
a. Lao động trong nhà máy, công trường
Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn lao động của Đài Loan thì lao động trong
các cơ quan, công trường, xí nghiệp đều được áp dụng chế độ làm việc mỗi ngày
8 giờ và hưởng các quyền lợi theo quy định chung của luật này.
13
b. Lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người già, người bệnh
Trong lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công trong bệnh viện và các
khu điều dưỡng, do tính chất đặc thù của công việc này là phải phục vụ nên
không thể áp dụng chế độ l mà 8 giờ/ngày. Thời gian làm việc, xin nghỉ, làm
thêm giờ (vào ngày chủ nhật) đều phải căn cứ theo hợp đồng do người lao động
ký với chủ thuê. Người lao động phải hoàn thành các công việc được chủ thuê
giao cho, hết việc trong ngày thì mới được nghỉ.
1.4.2.4. Bảo hiểm lao động
Đối với lao động làm việc tại nhà máy, công trường, xí nghiệp được chủ lao
động chịu tiền Bảo hiểm lao động 100%. Lao động giúp việc gia đình và khán
hộ công thì không bắt buộc tham gia bảo hiểm lao động. Đối với các trường hợp

khác thì chủ lao động chịu 70%, người lao động chịu 20% và chính quyền trợ
cấp 10%.
Bảo hiểm y tế: Chủ sử dụng lao động trả 60%, người lao động trả 30% và
chính quyền trợ cấp 10%.
Bảo hiểm tai nạn đột xuất: người lao động tham gia tự nguyện, với những
người không tham gia bảo hiểm lao động nhưng có tham gia bảo hiểm tai nạn
đột xuất sẽ rất có lợi khi gặp tai nạn rủi ro khi làm việc.
1.4.2.5. Thuế thu nhập
Được áp dụng đối với người lao động nước ngoài và được xác định theo thời
gian làm việc trong năm của lao động.
1.4.3. Thực trạng XKLĐ vào thị trường Đài Loan
Việt Nam bắt đầu XKLĐ vào thị trường Đài Loan từ năm 1999. Trong điều
kiện cạnh tranh với các quốc gia khác nhưng tổng số lao động vẫn bị giới hạn
như cũ, lao động Việt Nam đã phải gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh
thị trường cho mình, phải cạnh tranh với lao động các nước khác để thay thế lao
động của họ. Cũng chính vì vậy mà trong thời gian đầu, tốc độ đưa lao động
Việt Nam sang Đài Loan còn chậm vì phải đợi thời hạn lao động của lao động
các nước khác hết mới có thể thay thế được họ.
14
Bảng 1.2: Lao động nước ngoài phân theo quốc gia tại Đài Loan
từ năm 1990 – 1994
Năm
Tổng lao
động
Indonesia Malaysia Philippine Thái Lan Việt Nam
2000 326515 77.830 113 98.161 142.665 7.746
2001 304605 91.132 46 72.779 127.732 12.916
2002 303684 93.212 35 69.426 111.538 29.473
2003 300150 56.437 27 81.355 104.728 57.603
2004 314034 27.281 22 91.150 105.281 90.241

Nguồn: Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Biểu đồ 1.4: Số lao động các nước tại Đài Loan từ năm 2000 - 2004
Nguồn: Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Theo bảng số liệu trên, trong những năm đầu tiếp nhận lao động nước ngoài
vào Đài Loan thì Thái Lan là quốc gia xuất khẩu lao động nhiều nhất qua các
năm. Kế đến là Philippine và Indonesia. Việt Nam do mới bắt đầu khai thác thị
trường Đài Loan nên số lượng là không lớn. Qua các năm kế tiếp Việt Nam
không ngừng tăng cường XKLĐ sang Đài Loan cả về chất và lượng. Qua biểu
15
đồ ta thấy năm 2003, 2004 Việt Nam đã vượt Indonesia về số lượng, và thu hẹp
khoảng cách một cách đáng kể với nước dẫn đầu là Thái Lan.
Trong hơn10 năm qua, Việt Nam đã đưa gần 200.000 lượt lao động sang làm
việc tại Đài Loan. Tính đến hết tháng 6/2011, số lao động Việt Nam có mặt tại
Đài Loan là 85.650 người, tăng 6.269 lượt người kể từ đầu năm 2011 và chiếm
21,43% trong tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan. Lao
động Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 2 trong tổng số 6 nước XKLĐ tại Đài Loan
(chỉ đứng sau Indonesia).
Cho tới nay đã có 158 doanh nghiệp Việt Nam chuyên doanh trong lĩnh vực
XKLĐ được phép cung ứng lao động cho Đài Loan. Trong số lao động Việt
Nam tại Đài Loan hiện nay thì số lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế
tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,70% (44.594 người); tiếp đến là chăm sóc
người bệnh và giúp việc gia đình 41,02% (31.706 người); xây dựng 0,72% (554
người) và thuyền viên 0,56% (435 người).
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu lao động Việt Nam tại Đài Loan phân
theo lĩnh vực sản xuất
Nguồn: Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
Phần lớn lao động Việt Nam tập trung nhiều nhất ở Huyện Đào Viên là
14.683 người (19,00%); kế đến là Huyện Đài Bắc 10.840 người (14,03%);
Huyện Chương Hoá 8.143 người (10,54%); Huyện Đài Trung 7.845 người
(10,15%). Thu nhập của người lao động làm việc tại thị trường Đài Loan khoảng

500 USD/tháng (giúp việc gia đình) và từ 650 USD – 700 USD (lao động công
xưởng, hộ lý). Sau khi đã trừ đi các chi phí sinh hoạt tại Đài Loan số tiền trung
bình lao động có thể gửi về nhà từ 300 USD – 350 USD. Nhìn chung, người lao
16
động làm việc tại Đài Loan có việc làm và thu nhập tốt được chủ sử dụng đánh
giá cao về khả năng làm việc, tính cần cù và chịu khó.
Thị trường Đài Loan có một đặc điểm khác biệt so với các thị trường khác,
thông thường các chủ sử dụng lao động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm
tuyển lao động. Tại Đài Loan có trên 800 công ty môi giới lao động hợp pháp,
các doanh nghiệp của nước ta đã tiếp xúc và ký được hợp đồng cung ứng lao
động với trên 500 công ty môi giới Đài Loan để đưa lao động ra nước ngoài làm
việc. Các công ty dịch vụ việc làm đó thường thu của người lao động một khoản
phí rất cao về các công việc này. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi cho người lao động
và dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế của Việt Nam, chính phủ Việt Nam kết
hợp với Uỷ ban lao động Đài Loan đã có những quy định cụ thể hợp lý về mức
phí này nhằm tránh tình trạng các Công ty môi giới Đài Loan và Việt Nam tự ý
nâng mức phí lên cao gây thiệt hại cho người lao động. Theo quy định cho phép
các công ty XKLĐ được phép thu của người lao động 30.000 NT$ (khoảng hơn
900 USD) phí môi giới và mỗi tháng 1.000 USD phí quản lý để trả cho công ty
dịch vụ Đài Loan. Từ đầu năm 2005, Đài Loan đã tạm dừng tiếp nhận lao động
từ Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình do tình trạng lao động tự
ý bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm việc. Chính vì thế Việt Nam đã đánh mất thị
phần tại thị trường truyền thống này, điều đó đã khiến không ít nhiều doanh
nghiệp lao đao. Mặc dù vậy cho đến nay chúng ta đã đưa được hơn 90.000 lao
động sang làm việc ở Đài Loan với nhiều loại ngành nghề khác nhau trong đó
chiếm phần lớn là lao động nữ giúp việc gia đình.
Với khoảng cách gần với Việt Nam, khí hậu và điều kiện sinh hoạt không có
gì khác biệt nhiều, Đài Loan là một thị trường đầy tiềm năng của lao động Việt
Nam. Mặc dù mức thu nhập ở thị trường này không cao như các nước Nhật Bản,
Hàn Quốc, yêu cầu về tay nghề và chuyên môn ở mức vừa phải, điều đó làm cho

thị trường này khá phù hợp cho đại bộ phận lao động khu vực nông thôn Việt
Nam. Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 14.000 lao động sang Đài Loan, số
lượng này được tăng dần qua các năm tiếp theo. Tuy nhiên do vấp phải cuộc
khủng hoảng tài chính kinh tế, Đài Loan đã phải chịu không ít những hậu quả do
nó để lại nên lượng lao động của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này giảm
mạnh vào năm 2009. Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 vừa qua thị
trường này chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giớilàm
cho một bộ phận lớn lao động nói chung và lao động Việt Nam nói riêng rơi vào
tình trạng thiếu việc làm (trong đó một bộ phận phải về nước mà không tiếp tục
gia hạn làm việc hoặc chưa hết hợp đồng lao động, một bộ phận bị chuyển sang
làm việc ở các cơ sở sản xuất và dịch vụ khác). Cùng với đó là một số nhà máy
hoạt động cầm chừng tuần làm 3 đến 4 ngày do thiếu việc làm, còn một số nhà
máy luôn trong tư thế sẵn sàng đưa lao động về nước nếu hoạt động sản xuất
kinh doanh không duy trì được ở mức tối thiểu. Tại một số nhà máy có mức thu
17
nhập khá, người lao động đành phải chấp nhận mức lương cơ bản trong những
tháng khó khăn để chờ thời cơ khi nhà máy có thêm những đơn đặt hàng mới.
Tuy nhiên đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, gia công hàng hóa
cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão tài
chính, vì vậy số lao động làm việc tại những cơ sở sản xuất này vẫn có việc làm
và thu nhập tương đối ổn định.
Nền kinh tế Đài Loan dần được phục hồi vào năm 2010 và từng bước thu hút
nhiều lao động của các nước vào làm việc trở lại trong đó có Việt Nam. Đầu
năm 2011, với sự kiện Việt Nam phải đưa 10.000 lao động đang làm việc tại
Libya về nước, tiếp đến là hàng loạt thị trường XKLĐ khu vực châu Phi và
Trung Đông cũng bị thu hẹp dần. Do đó Việt Nam sẽ tăng cường chú trọng hơn
vào các thị trường truyền thống như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt
là Đài Loan.
Bảng 1.3: Số liệu XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan từ 2006 – 2011
(Đơn vị tính: Người)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số lao động
XKLĐ
22784 14127 23640 31,631 21,677 28.449 38.796
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước)
Biểu đồ 1.6: Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan từ 2005 – 2011
(Nguồn: Phòng quản lý lao động - Cục quản lý lao động ngoài nước)
Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường truyền thống
của Việt Nam thì đó cũng là thị trường mà công ty HALASUCO đẩy mạnh hoạt
18
động xuất khẩu. Đặc biệt là thị trường Đài Loan là thị trường chính mà công ty
hướng đến. Hơn 80% lao động được xuất cảnh của công ty là vào thị trường
này. Công ty có hẳn một văn phòng đại diện tại Đài Bắc – Đài Loan để giúp đỡ
và giải quyết những vấn đề phát sinh của lao động một cách trực tiếp tại Đài
Loan. Do đó mà số lượng lao động mà công ty đưa đi XKLĐ tại Đài Loan
không ngừng tăng lên.
Năm 2005 với sự thành lập của Chi nhánh Hà Nội của HALASUCO đã làm
tăng số lượng XKLĐ vào thị trường này. Cùng với những biến động của thị
trường XKLĐ chung của Việt Nam. Công ty HALASUCO chi nhánh Hà Nội đã
và đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường chính này. Năm 2005 mới bắt đầu thành lập và đưa vào hoạt động chi
nhánh Hà Nội do đó mà số lượng XKLĐ của chi nhánh chưa cao chỉ đạt 231
người. Trong đó các công ty XKLĐ khác đã xuất cảnh được một số lượng khá
lớn lao động đi Đài Loan như SONA, TRAENCO, VINACONEC. Cũng nhờ đó
mà XKLĐ chung của cả Việt Nam trong năm 2005 là 22.784 người. Nếu so
sánh lượng người của công ty với số liệu của cả nước ta có thể thấy được rằng
công ty đã XKLĐ đi chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số lao động XK đi
Đài Loan (khoảng 1%).
Sau khi Chi nhánh Hà Nội của công ty HALASUCO được thành lập đã mở
rộng phạm vi hoạt động của Tổng công ty ra các tỉnh và trong cả nước. Chỉ sau

1năm thành lập năm 2006 số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan là 685
người. Chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phụ cận quanh Hà Nội như: Phú
Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên Trong khi đó cả nước
có 14.127 người được xuất khẩu sang Đài Loan. Chiếm khoảng 4,8% lao động
xuất khẩu sang Đài Loan của cả nước. Cùng với sự phát triển và kinh nghiệm
tích lũy được trong các năm tiếp theo, hoạt động công tác XKLĐ, HALASUCO
- Chi nhánh Hà Nội đã đưa được số lượng lớn lao động sang làm việc tại Đài
Loan đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu
sang Đài Loan. Cũng nhờ đó mà tạo ra không ít công ăn việc làm cho người lao
động, nâng cao thu nhập của hộ và giúp họ có một tiềm lực kinh tế vững chắc
hơn khi trở về nước. Tiếp tục trong các năm 2007, 2008 công ty đã không ngừng
tăng số lượng người lao động đi làm việc ở Đài Loan. Cụ thể năm 2007 công ty
đưa được 872 người trong khi cả nước là 23.640 người (chiếm 3.7%). Năm 2008
số lao động của công ty đi làm việc tại Đài Loan là 1017 người trong đó cả nước
là 31.631 người ( chiếm khoảng 3.2%)
Năm 2009, khủng hoảng kinh tế xảy ra, hoạt động XKLĐ của Chi nhánh Hà
Nội cũng theo xu thế của các công ty khác. Đài Loan ít tiếp nhận lao động nước
ngoài để tập trung phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Chính điều đó đã làm cho
số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan giảm mạnh, cụ thể là giảm đi 29%
so với cùng kỳ năm 2008. Bất chấp mọi khó khăn của cuộc khủng hoảng, công
19
ty đã đưa đưa được 729 người sang Đài Loan. Trong khi đó cả nước là 21.677
người (chiếm khoản 3.3%). Số lượng lao động xuất khẩu năm 2009 này giảm
mạnh so với các năm trước đặc biệt là còn thấp hơn cả mức lao động năm 2007.
Mặc dù vẫn còn tác động xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, dưới nỗ lực hết mình của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp và cá nhân
tại Đài Loan, nền kinh tế Đài Loan năm 2010 dần hồi phục và đi vào tăng
trưởng trở lại, do đó nhu cầu về nguồn lao động là rất lớn. Điều này đã tạo cơ
hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty
HALASUCO chi nhánh Hà Nội nói riêng Xuất khẩu lao động sang nước này.

Năm 2010 số lượng lao động xuất sang đã vượt chỉ tiêu đề ra đồng thời sắp đuổi
được mức xuất khẩu năm 2008. Cụ thể năm 2010 công ty xuất khẩu được 993
lao động sang Đài Loan. Số lượng lao động của cả nước xuất khẩu sang Đài
Loan là 28.449 người (chiếm khoảng 3.5%).
Mặc dù tình hình thị trường và công tác tuyển nguồn lao động năm 2011 gặp
nhiều khó khăn, hơn nữa cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya đã buộc chúng ta
phải sơ tán khẩn cấp hơn 10 ngàn lao động về nước, các đơn vị hoạt động xuất
khẩu lao động trong cả nước đã năng động, khắc phục mọi khó khăn đưa 88.298
người đi làm việc ở nước ngoài so với chỉ tiêu kế hoạch 87.000 lao động. Với số
người xuất khẩu sang Đài Loan đạt 38.796 người. Cùng với nỗ lực của doanh
nghiệp cũng như chính phủ Việt Nam và Đài Loan, công ty đã đưa được 1159
người xuất khẩu sang Đài Loan. Đây là một thành công trong hoạt động xuất
khẩu lao động của công ty mà đáng được ghi nhận.
Cũng trong năm 2010 Cả tổng Công ty đã xuất khẩu được 1307 lao động
đứng thứ 8 trong tổng số 16 doanh nghiệp XKLĐ nhiều nhất của Việt Nam được
Bộ lao động Thương binh và xã hội khen tặng. Trong khi đó công ty SONA,
SONAVICO chỉ xếp hạng thứ 10 và 11 trên bảng xếp hạng này. Năm 2011 công
ty cũng đứng thứ 9 trên tổng số 18 doanh nghiệp XKLĐ. Đây là một bằng chứng
cho thấy công ty HALASUCO đang phát triển nhanh và bền vững cũng như
từng bước khẳng định được vị thế của mình đối với các doanh nghiệp Việt Nam
và các bạn hàng quốc tế.
Bảng 1.4: Số liệu XKLĐ của Công ty HALASUCO – Chi nhánh Hà Nội sang
Đài Loan từ năm 2006 – 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Số lao động XKLĐ 685 872 1017 729 993 1159
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh (phòng Hành chính – Kế toán)
20

×