Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

phân tích chiến lược kinh doanh của ibm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.33 KB, 40 trang )

Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang
từng bước đi vào sự phát triển tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế
dựa tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp của thành tựu khoa học công nghệ
vào phục vụ sản xuất đời sống. Đó là điều mà Các Mác đã tiên đoán cách đây hơn
150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo
đánh giá của các nhà tương lai học, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri
thức, trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt là công nghệ thông tin và
viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội.
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là ngành ứng dụng công nghệ
quản lý và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển vũ bão của công nghệ làm cho việc
luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày
càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT-TT đã
nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và
quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Chính do tốc độ tăng trưởng và đặc điểm của CNTT-TT nó mà đã có tác động to
lớn và toàn diện đến xã hội loài người, và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
Internet đã nối mạng toàn cầu với số lượng lớn thông tin đã được số hoá, con
người có thể tìm kiếm, trích lọc, tổng hợp thông tin trong những “kho kiến thức”
khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý
giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng.
Internet đã hỗ trợ điều kiện để các nhà quản trị chủ động tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lý, hỗ trợ cho nhà quản trị đưa ra
các quyết định hiệu quả của mình.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Mỹ là quốc gia có nền công nghệ thông tin rất phát triển, trong đó có sự góp sức
của không ít những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Apple, Geteway, Dell, …


trong đó không thể không kể đến IBM. IBM là một tập đoàn công nghệ máy tính đa
quốc gia và là công ty tin học lớn nhất thế giới, IBM được biết đến là một thương
hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin. Với những lợi ích mà công nghệ
thông tin mang lại cho chúng ta, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu
chiến lược của IBM sẽ giúp cho nhóm chúng tôi có được những kinh nghiệm quý
báu trong hoạt động kinh doanh của mình thông qua đề tài này. Tên đề tài: “Phân
tích chiến lược kinh doanh của IBM”, nội dung đề tài có ba phần:
Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ IBM
Chương 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IBM
Chương 3: NHỮNG KẾT QUẢ IBM ĐẠT ĐƯỢC
Phần III. KẾT LUẬN
Do thời gian hạn chế về thời gian và nguồn lực, nhóm chúng tôi chỉ nghiên cứu
chiến lược kinh doanh của IBM trong thế kỷ 21 trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu,…Trong
quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi sẽ gặp phải những khó khăn nhất định, rất
mong Thầy (Cô) và các độc giả chia sẽ góp ý cho nhóm chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ IBM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia và là công ty tin học lớn nhất
thế giới, IBM được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ
thông tin, IBM có hơn 350.000 kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. Hiện

nay, trụ sở chính của IBM đặt tại New York - Mỹ.
- Năm 1910: Khởi đầu của IBM như là một công ty sản xuất máy lập bảng gần
Herman Hollerith và nó được hợp nhất thành Computing Tabulating Recording
Corporation (CTR) vào năm 1911
- Năm 1914: Thomas Watson cha được chọn làm giám đốc của hãng máy tính
CTR
- Năm 1924: CTR đổi tên hãng này thành IBM (International Business
Machines). IBM liên tục phát triển với những phát minh mới trong lĩnh vực điện tử,
bắt đầu bằng việc chế tạo thiết bị sản xuất và đọc các phiếu đục lỗ, IBM chuyển
dần sang chế tạo máy chữ, sau đó là máy tính điện cơ.
- Vào những năm 1950 IBM chuyển sang sản xuất máy vi tính. Số lượng nhân
viên của hãng lúc này khoảng hơn 40 ngàn người, các nhà máy và chi nhánh của
hãng được mở ra khắp châu Âu, châu Á và Nam Phi.
- Năm 1956, Watson - cha nhường ngôi vị chủ tịch hãng IBM cho người con trai
40 tuổi của mình. Watson - con là người đầu tiên chú trọng đến việc đào tạo chuyên
gia vi tính và ông đã chọn trường công nghệ Massachuset danh tiếng, nhờ đó mà
hãng đã có nhiều kỹ sư giỏi.
- Năm 1961: Công ty cho ra mắt hệ thống máy tính Stretch
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
- Năm 1970: Công ty giới thiêu đĩa mềm đầu tiên và đã có vị trí vững chắc trên
thị trường máy tính. Những chiếc máy IBM là loại thiết bị không thể thiếu trong
các trung tâm khoa học và các xí nghiệp công nghiệp, chúng phục vụ cho quốc
phòng cả trên mặt đất, dưới nước và trên không
- Năm 1975: IBM giới thiệu máy tính cá nhân đầu tiên
- Năm 1980: Máy scan 3687 cho phép chụp ảnh la de được cho ra đời
- Năm 1992: IBM tung ra phiên bản mới của máy tính xách tay ThinkPad và lập
tức nhận được hơn 1000 giải thưởng về thiết kế mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
- Năm 1998: IBM thông báo các công cụ Thương mại điện tử. Tháng 5 năm
1998, IBM thông báo kế hoạch hỗ trợ dịch vụ Net 2 phone Internet - phone của

hãng IDT. Dịch vụ này cho phép những cuộc gọi đường dài được thực hiện thông
qua máy tính. Phần mềm sẽ được đi kèm với các thiết bị tiếp cận Internet của IBM.
- Năm 2005 IBM đứng thứ 23 trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và
dẫn đầu trong số các nhà sản xuất thiết bị phần cứng máy tính.
- Năm 2006, IBM đứng thứ 3 trong danh sách các thương hiệu có giá trị lớn
nhất thế giới, với giá trị là 53,4 tỷ, đứng sau hàng Microsoft (59,9 tỷ USD) và Coca
- Cola (67,5 tỷ USD).
- Năm 2008 Với giá trị thương hiệu 59,031 tỉ đô la, tăng 3% so với năm 2007,
IBM đã vượt qua Microsoft để xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Có thể khẳng định, cùng với sự phát triển cao của khoa học công nghệ IBM đã
khẳng định được vị thế thống trị của mình trong làng các đại gia máy tính trên toàn
cầu cả về giá trị thương hiệu lẫn quy mô về doanh thu.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Hệ thống các logo của IBM qua các thời kỳ
1.2. SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Các loại sản phẩm của IBM
- Phần cứng
- Phần mềm
- Dịch vụ tin học
Là một trong những nhà sản xuất đầu tiên trong ngành máy vi tính, IBM đã trải
qua một chặng đường dài đầy khó khăn để đạt được sự thành công cho đến ngày
hôm nay, trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin -
một lĩnh vực mà môi trường cạnh tranh rất gay gắt với sự đòi hỏi cao của khoa học
công nghệ và đổi mới kỹ thuật.
Ngay từ khi thành lập, với nguyên tắc kinh doanh: “Thành công của khách
hàng chính là thành công của chúng ta”, IBM đã chọn ngành kinh doanh của
mình theo định hướng phục vụ khách hàng, tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, đây cũng chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của IBM
Phân tích CLKD Công ty IBM 38

Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh. IBM đã thay đổi việc cung cấp chuỗi
các giá trị liên quan đến công nghệ thông tin từ sản xuất và lắp ráp sang dịch vụ và
tư vấn.
IBM đã chuyển đổi bất ngờ từ nhà bán lẻ máy tính cá nhân (PC) sang nhà cung
cấp các giải pháp tin học và định vị cho mình là một phần tất yếu của các lựa chọn
cho công việc kinh doanh xuyên quốc gia. Vị trí này đã và đang được IBM củng cố
thông qua một số chiến lược thông minh, chẳng hạn như việc Lenovo hủy bỏ nhãn
hiệu IBM khỏi dòng sản phẩm ThinkPad sớm hơn dự định đã tạo sự cách biệt cần
thiết giữa IBM với các nhà sản xuất máy tính trong tâm trí khách hàng.
1.2.2 Thị trường tiêu thụ của IBM
Là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia và là công ty tin học lớn nhất
thế giới, IBM được biết đến là một thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ
thông tin, IBM có hơn 350.000 kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. Hiện
nay, trụ sở chính của IBM đặt tại New York - Mỹ
IBM sớm chiếm lĩnh một thị trường khá lớn trên thế giới so với các hãng HP,
Sony, Intel Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, IBM đã được cả thế giới biết đến
với những sản phẩm máy vi tính với công nghệ cao.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
1.3. VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH
1.3.1. Viễn cảnh
a. Tư tưởng cốt lõi
IBM luôn tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, củng cố lại tổ chức
với dịch vụ kinh doanh toàn cầu, đầu tư đúng hướng, đưa công nghệ mới đến với
khách hàng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Giá trị cốt lõi: Chúng ta biết rằng giá trị cốt lõi là những nguyên lý thiết yếu
của một công ty, đó là nhóm những nguyên lý hướng dẫn đường hướng của công
ty. Chẳng hạn, giá trị cốt lõi của HP là công ty của sáng tạo, kinh doanh và luôn
chịu trách nhiệm trong các vấn đề về quyền lợi công nhận. Thay vì thay đổi giá trị

cốt lõi, một công ty lớn sẽ thay đổi về thị trường - tìm kiếm khách hàng khác -
nhằm duy trì giá trị cốt lõi. Qua việc nghiên cứu lí thuyết cùng với việc tìm hiểu
tình hình hoạt động của hãng IBM, chúng tôi nhận thấy rằng, giá trị cốt lõi của
hãng IBM:
+ Thứ nhất, chia sẻ mọi điều trong công ty và đội ngũ IBM của các chi nhánh là
một phần của IBM
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Thị trường tiêu thụ của IBM
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
+ Thứ hai, luôn chú trọng vào sự thành công của khách hàng
+ Thứ ba là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
- Mục đích cốt lõi: Đó là những lý do cơ bản nhất để tổ chức tồn tại. Qua nghiên
cứu chúng tôi nhận thấy rằng, đối với IBM mục đích cốt lõi là “thành công của
khách hàng chính là thành công của IBM”
b. Hình dung về tương lai
- Những mục tiêu táo bạo, thách thức lớn
+ Tầm nhìn thương hiệu của IBM thể hiện vị thế dẫn đầu của mình trong
ngành công nghệ cao: “Tại IBM, chúng tôi phấn đấu để luôn giữ vị trí một công
ty dẫn đầu về sáng tạo và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ cao,
bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ, và vi
điện tử. Chúng tôi truyển tải công nghệ cao sang giá trị thiết thực cho khách
hàng thông qua các giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới”. Đây
là tầm nhìn được vị chủ tịch mới của IBM, Low Gerster lập ra vào đầu thập niên 90
khi IBM gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. “ Điều đầu tiên tôi cần làm ngay
lập tức là xây dựng một tầm nhìn mới cho IBM”.
+ Tích cực xây dựng một đội ngũ nhân viên tại các quốc gia là đối tác và
thuê nhân công tại các nước đối tác làm việc trong đội ngũ của mình.
+ Tiếp tục đưa đội ngũ của mình vào thị trường và sát cánh với khách hàng, tìm
hiểu sâu hơn họ cần gì và IBM có thể giúp gì để họ có thể thành công trong công
việc kinh doanh. Và những gì mà IBM thực sự chú tâm đó là hệ thống chăm sóc

khách hàng, hệ thống thanh toán tiền cước, dịch vụ mạng, dịch vụ IP, trung tâm
điều hành, trung tâm dịch vụ khách hàng, hay các công nghệ cơ bản như ERP…
Điều quan trọng là IBM có khả năng và sẵn sàng tìm hiểu cũng như đi sâu xem
khách hàng cần gì từ IBM.
- Mô tả sống động
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
IBM là công ty công nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới, với bề dày hơn 90
năm dẫn đầu trong việc hỗ trợ khách hàng thực hiện đổi mới. Công ty IBM đã tạo
ra, phát triển và sản xuất những công nghệ thông tin hàng đầu bao gồm hệ thống
máy vi tính, phần mềm, hệ thống mạng lưới, các thiết bị lưu trữ và vi điện tử.
Trong thị trường CNTT toàn cầu, IBM là một trong những công ty với nhiều tiềm
năng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT thông qua môi trường web đồng thời
là nhà cung cấp máy chủ và dịch vụ lưu trữ - nền tảng hạ tầng cho lĩnh vực điện
toán đám mây. Bên cạnh đó, chúng tôi đang chiếm giữ phần lớn thị trường phần
mềm quản lý cơ sở dữ liệu. Trong các công ty đang nỗ lực đưa mã mở vào môi
trường doanh nghiệp, chúng tôi tỏ ra tích cực nhất với các trọng tâm dịch vụ và đào
tạo. Đây là hướng đi khá khả thi, nên IBM đã bắt tay vào xây dựng các trung tâm
toàn cầu "Centers of Competency" để đào tạo khách hàng về mã nguồn mở từ nhiều
năm nay. Hiện nay, chúng tôi có 6 trung tâm tại các quốc gia quan tâm đến Linux,
bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản.
1.3.2. Sứ mệnh
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo định hướng phục vụ khách hàng, tạo ra
sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của khách hàng. Với phương
châm “thành công của khách hàng chính là thành công của chúng tôi” từ phương
châm này, IBM đã cụ thể hóa bằng những hành động:
 Coi trọng ý kiến của khách hàng hơn ý kiến của cấp trên
 Đầu tư lớn để xây dựng một kiểu mẫu quản lý
 Tiếp tục tìm những phương sách thoả mãn nhu cầu của khách hàng
 Hợp nhất các phần mềm của các nhà cung cấp vào một bộ công cụ ứng dụng

và tham gia vào một thị trường ứng dụng trên mạng.
 Thành lập các trung tâm sáng tạo toàn cầu nhằm giúp các nhà cung cấp phần
mềm tiêu chuẩn hoá các ứng dụng của họ theo bộ công cụ hợp nhất ứng dụng
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Chương 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA IBM
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1. Môi trường kinh tế
Là công ty đa quốc gia, hoạt động trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nên
những biến động của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.
Trong năm 2008, suy giảm kinh tế toàn cầu, nhất là khủng hoảng tài chính đã tác
động khá mạnh đến thị trường công nghệ. Suy giảm kinh tế, cùng với lạm phát tăng
cao đã làm giảm tiêu dùng của người tiêu dùng đối với máy tính. Khi nền kinh tế bị
suy giảm thì các doanh nghiệp, người tiêu dùng thường không mua sắm máy mới
nên kinh doanh phần cứng sẽ bị giảm sút, tuy nhiên các hoạt động dịch vụ và phần
mềm thì vẫn phải duy trì. Do đó, Công ty IBM đã chuyển từ việc cung cấp máy
tính sang mũi nhọn chiến lược là dịch vụ và gia công phần mềm nên đã hạn chế
được tốc độ của suy giảm kinh tế.
Theo kết quả tài chính của IBM thì trong năm 2008, IBM đã đạt lợi nhuận 12,3
tỷ USD, tương đương 8,93 USD/cổ phiếu, tăng 18% so với năm 2007. Như vậy,
IBM đã vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế so với các đối thủ cạnh tranh như: Intel,
Microsoft, Dell,… và IBM đã chứng minh được lợi thế cạnh tranh trong ngành
công nghệ là phần mềm và dịch vụ làm đầu tàu chủ lực.
Mức lãi suất cao và tỷ giá hối đoái tăng cao cũng sẽ là một thách thức, nguy cơ
đe doạ đối với ngành công nghệ thông tin, khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm đầu tư
của các doanh nghiệp và khi tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá USD diễn biến thất
thường sẽ làm cho giá cả sản phẩm tăng cao, như vậy đã làm giảm nhu cầu tiêu
dùng. Do đó sẽ là một thách thức đe doạ đến hoạt động của ngành công nghệ thông
tin.

Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
2.1.2. Môi trường công nghệ
Ngành công nghệ thông tin là ngành năng động, có khuynh hướng cải tiến sản
phẩm rất cao. Tức là chu kỳ sản phẩm ngắn và lợi thế cạnh tranh có thể chuyển
dịch rất nhanh. Một công ty hôm nay có vị thế thị trường mạnh nhưng ngày mai có
thể bị đánh bại bởi sự cải tiến của một đối thủ cạnh tranh mạnh. Do đó, yếu tố công
nghệ tác động đến rào cản nhập ngành và cấu trúc ngành công nghệ thông tin.
Trong quá trình phát triển, IBM đã xây dựng được uy tín vững chắc trong lĩnh vực
khoa học đáp ứng nhu cầu của con người, IBM luôn nắm bắt công nghệ để tạo thế
mạnh và lợi thế cạnh tranh cho mình. Mới đây, IBM đã đưa ra chiến lược mới về
sản phẩm và đối tác kinh doanh nhằm nắm lấy cơ hội từ những thay đổi của môi
trường công nghệ và cạnh tranh toàn cầu. IBM đã đưa ra chiến lược phát triển các
sản phẩm công nghệ mở và giải pháp công nghệ thông tin giá trị cao. Do đó, sự
thay đổi của công nghệ vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh
nghiệp.
2.1.3. Môi trường văn hoá - xã hội
Hành tinh này đang nóng lên từng giờ dưới sức nặng của xe cộ, sự lãng phí năng
lượng, phát thải khí độc, sự phân phối yếu kém về lương thực và nước sạch, hệ
thống y tế kém hiệu năng… Palmisano nghĩ rằng tất cả những tình trạng khó xử đó
có liên hệ với nhau, là kết quả của những “mạng lưới” trì trệ đang tiềm ẩn trong
cuộc sống.
Xe cộ bị “tắc đường” vì nhu cầu đi lại tăng vọt vào giờ cao điểm. Hệ thống
chăm sóc y tế khốn khổ vì thiếu những cơ sở dữ liệu phổ quát về triệu chứng bệnh
và phác đồ điều trị. Nếu thêm sự thông minh vào các mạng lưới, những vấn nạn kể
trên sẽ biến mất – đó là quan điểm của người lãnh đạo IBM.
Nhưng giải quyết những vấn nạn của thế giới không phải là việc làm “từ thiện”
mà mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đã có những lời đồn đoán quanh việc
Chính phủ Mỹ dưới quyền tân Tổng thống Barack Obama sẽ đầu tư lớn vào những
Phân tích CLKD Công ty IBM 38

Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
dự án hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, năng lượng, trường học… để kích
thích tăng trưởng kinh tế. Ông Palmisano tin rằng tập đoàn IBM sẽ là doanh nghiệp
dẫn đầu trong nỗ lực này
Sự thay đổi nhận thức và phát triển xã hội sẽ tạo cơ hội phát triển dịch vụ và
công nghệ phần mềm. IBM đã tạo lợi thế cạnh tranh trong việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. IBM luôn nhận thức được trách nhiệm mang lại cơ hội và thịnh vượng
cho thương mại, công nghiệp, xã hội và thế giới.
Với khẩu hiệu: Con người quan trọng hơn lợi nhuận, IBM luôn tạo môi trường
thuận lợi, tâm lý thoả mái để phát huy lòng nhiệt tình, sáng tạo của nhân viên.
Không chỉ nghĩ đến lợi nhuận, IBM luôn tìm mọi cách để giữ chân nhân viên, IBM
là một trong những công ty đầu tiên ở Hoa Kỳ áp dụng hệ thống bảo hiểm suốt đời
và nghỉ phép có lương. Đây chính là điểm mạnh của IBM trong việc thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp kinh doanh.
2.1.4. Môi trường nhân khẩu học
Sự thay đổi của của dân số ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng máy tính và dịch
vụ công nghệ thông tin, đây sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh. Đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới.
Phân bố dân cư về mặt địa lý sẽ tạo ra những lợi thế để phát triển dịch vụ công
nghệ thông tin, con người có thể ở nhà và thực hiện trao đổi với người khác trên
toàn cầu thông qua mạng Internet. Đây sẽ là cơ hội trong việc nắm bắt chiến lược
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.1.5. Môi trường chính trị, pháp luật
Xu hướng của các nước trên thế giới tập trung ứng dụng công nghệ thông tin và
dịch vụ trong quản lý, điều hành bằng công nghệ thông tin. Nhiều quốc gia trên thế
giới đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử nên sẽ tạo thuận lợi cho việc phát
triển phần mềm máy tính và dịch vụ tin học.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Một số nước áp dụng chính sách rào cản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các

sản phẩm, dịch vụ hay có những quy định riêng về pháp luật hay những tranh chấp
thương mại, cũng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh toàn cầu.
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô sẽ giúp cho các doanh
nghiệp trong ngành có những quyết định và chính sách kinh doanh đúng đắn, một
doanh nghiệp thành công là biết nắm bắt thế mạnh của bản thân để tận dụng cơ hội
từ bên ngoài cũng như khắc phục những rủi ro, đe doạ nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh từ chính nguồn lực và năng lực của bản thân. Như vậy, có thể thấy những vấn
đề chủ yếu từ môi trường bên ngoài tác động đến ngành công nghệ thông tin là:
môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa xã hội, môi trường
chính trị - pháp luật và môi trường nhân khẩu học.
2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
2.2.1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động cũng vì mục tiêu cơ bản là tối đa hoá
lợi nhuận, lợi nhuận mà công ty kiếm được trong một ngành phụ thuộc vào ba yếu
tố: Giá trị của sản phẩm với khách hàng, mức độ cạnh tranh và thương lượng giữa
nhà sản xuất và nhà cung cấp .
Tính hấp dẫn của ngành thể hiện ở tỷ lệ lợi nhuận trung bình của ngành (ROA
trung bình). Mức độ lợi nhuận của ngành phụ thuộc vào cấu trúc ngành, đối với
những ngành có tỷ lệ lợi nhuận cao thường là những ngành bị độc chiếm bởi một
công ty duy nhất, là ngành có mức độ rào cản cao. Tỷ lệ lợi nhuận bình quân ngành
cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thâm nhập ngành và áp l ực cạnh
tranh.
Qua kết quả thống kê lợi nhuận của các ngành Mỹ giai đoạn 1999 - 2005 cho
thấy ngành thiết bị vi tính, văn phòng là 11,7%/năm là quá cao về cấu trúc ngành.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Lợi nhuận là một trong những yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh, khi mà lợi nhuận
bình quân của ngành cao thì sẽ thu hút các lực lượng tham gia.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

Tỷ lệ lợi nhuận của các ngành ở Mỹ, giai đoạn 1999 - 2005
TT Ngành ROE trung bình
1999 -2005 (%)
Những công ty dẫn đầu
1 Sản phẩm gia đình và cá nhân 22,7 Procter&Gamble, Colgate-
Palmolive
2 Thiết bị khoa học, máy ảnh và thiết bị 15,0 Eastman Kodak, Danaher,
Aligent
3 Phần mềm vi tính 13,9 Microsoft, Oracle, CA
4 Phát hành, in ấn 13,5 R.R. Donnelley & Sons,
Gannett
5 Dịch vụ tin học 13,5 EDS, Computer Science,
Science
6 Thiết bị điện tử 13 Emerson Electric,
Whirlpool
7 Thiết bị vi tính, văn phòng 11,7 IBM, Hewlett-Packard,
Dell Computer
8 Thiết bị điện tử và bán dẫn 5,9 Intel, Texas Instrunents,
Sanmina-SCI
9 Viễn thông 4,6 Verizon, AT&T, Sprint-
Nextel
10 Thiết bị liên lạc viễn thông và mạng 1,2 Motorola, Cisco Systems,
Lucent
Tuy nhiên, so với phạm vi toàn thế giới thì tỷ lệ ROA trung bình trong giai
đoạn 1963 -2003 thì ngành y dược đạt cao nhất 18,4%, ngành phần mềm và dịch vụ
máy tính đứng thứ ba đạt 15%/năm. Từ đó có thể thấy được tính hấp dẫn của
ngành.
2.2.2. Phân tích cạnh tranh (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh)
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter

Năng lực
thương lượng
của người
cung cấp
Nguy cơ của các đối thủ
tiềm tàng
Đe dọa của sản phẩm
thay thế
Năng lực
thương lượng
của người mua
Sự ganh đua
các công ty
hiện có
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
a. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Một ngành mà có tỷ lệ lợi nhuận cao sẽ thu hút các công ty bên ngoài ngành,
nhất là những ngành có sự tương đồng về trình độ kỹ thuật, công nghệ, lao động,
Đối với ngành thiết bị máy tính, phần mềm và dịch vụ tin học, hiện nay là ngành có
tỷ lệ lợi nhuận khá cao đạt bình quân 15%, chỉ thấp hơn so với 2 ngành sản phẩm
gia dụng và cá nhân là 15,2% và y dược là 18,4%. Do đó, nếu xét về tỷ lệ lợi nhuận
hay tính hấp dẫn của ngành kinh doanh thì các lĩnh vực kinh doanh thiết bị máy
tính, phần mềm và dịch vụ tin học là có tính hấp dẫn cao, sẽ thu hút các doanh
nghiệp trong các ngành khác tham gia như: dịch vụ điện thoại (6,5%), thiết bị và
phần cứng kỹ thuật (10,3%), thiết bị điện, điện tử (13%),…
Tuy nhiên, đối với ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật và có nhiều thương hiệu nổi
tiếng, vững mạnh như: IBM, Dell, Microsoft, Hewlett-Packard,… thì các doanh
nghiệp mới nhập ngành sẽ bị các rào cản và khó đạt được lợi thế cạnh tranh so với
các doanh nghiệp trong ngành. Cụ thể như:
Phân tích CLKD Công ty IBM 38

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
- Yêu cầu về vốn: Chi phí vốn để đầu tư một ngành sản xuất máy vi tính hay là
nghiên cứu phần mềm, dịch vụ tin học là rất lớn, các doanh nghiệp trong ngành đã
tốn rất nhiều chi phí cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm để tạo lợi thế cạnh
tranh. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập ngành sẽ rất khó cũng như cần
phải tốn một nguồn kinh phí rất lớn mới có thể tạo được lợi thế cạnh tranh.
- Sự trung thành của nhãn hiệu: Ngành công nghệ máy tính, phần mềm và dịch
vụ tin học là ngành đòi hỏi cao về uy tín, chất lượng và sự trung thành của nhãn
hiệu sản phẩm. Các công ty lớn như Microsoft, IBM, Dell, HP,… đã có thương
hiệu trên thị trường và đã tạo được sự tin cậy của khách hàng. Do đó, sẽ là một rào
cản đối với các doanh nghiệp muốn nhập ngành. Hiện nay, trong ngành có các công
ty có giá trị thương hiệu lớn. Theo kết quả thống kê thì trong ngành có đến 3 doanh
nghiệp nằm trong top 10 giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới đó là: IBM lĩnh vực
dịch vụ tin học (59,031 tỷ USD), Microsoft lĩnh vực phần mềm tin học (59,007 tỷ
USD), Intel - phần cứng máy tính (31,26 tỷ USD), Google - dịch vụ internet (25,9
tỷ USD). Do đó sẽ giảm đi mối đe doạ nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng, các
công ty muốn nhập cuộc cũng cần nghiên cứu, xem xét năng lực của mình so với
các đối thủ đã vững mạnh trong ngành.
- Lợi thế chi phí tuyệt đối: Là một ngành đòi hỏi yêu cầu cao của sự đổi mới và
phát triển công nghệ, do đó đòi hỏi một nguồn lực mạnh về vốn, nghiên cứu, tiếp
thị,… tức là hoạt động ở quy mô lớn thì mới có thể đạt được hiệu quả.
- Tính kinh tế của quy mô: Các doanh nghiệp trong ngành đã có nhiều lợi thế
trong việc tận dụng tính hiệu quả về quy mô nhờ việc nắm những bản quyền, sở
hữu tiêu chuẩn ngành mà các doanh nghiệp muốn cạnh tranh thì rất khó và tốn chi
phí cho việc nghiên cứu, phát triển. Cụ thể các doanh nghiệp nắm tiêu chuẩn ngành
và hầu như đã trở thành người cung cấp chính như: Microsoft (hệ điều hành máy vi
tính), Intel (bộ vi xử lý máy tính), Sony, Phillips (đĩa compact), Sun (ngôn ngữ lập
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm

trình web),… do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc giữa chi phí và hiệu
quả trong việc nhập cuộc.
- Chi phí chuyển đổi: Nét đặc trưng của ngành là có chi phí chuyển đổi cao sẽ
là rào cản cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Cụ thể như nếu khách hàng
đang sử dụng hệ điều hành Window của Microsoft và có các thư viện phần mềm
ứng dụng liên quan. Nếu muốn chuyển sang hệ điều hành khác như Macintosh OS
của Apple thì phải chịu chi phí rất lớn do phải mua một bộ các phần mềm ứng dụng
mới tương thích với hệ điều hành mới. Đây cũng chính là lý do vì sao các doanh
nghiệp trong ngành lại nắm độc quyền và có giá trị thương hiệu cao.
- Rào cản nhập cuộc và sự cạnh tranh: Hiện nay, các công ty trong ngành đã tạo
dựng được lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, có được lợi thế về
chi phí tuyệt đối, tính hiệu quả về quy mô rất cao,… nên có thể thấy nguy cơ nhập
cuộc của các đối thủ là rất thấp. Bên cạnh đó, chưa kể đến sự trả đũa của các doanh
nghiệp trong ngành thì sẽ là một rủi ro, bất lợi cho các doanh nghiệp muốn nhập
ngành.
b. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
- Cấu trúc cạnh tranh: Là một ngành tập trung nhưng công ty lớn mạnh, có giá
trị thương hiệu cao trên phạm vi toàn cầu và sự cạnh tranh rất là cao. Là một ngành
năng động, có khuynh hướng cải tiến sản phẩm rất cao tức là chu kỳ sống sản phẩm
ngắn lại và lợi thế cạnh tranh chuyển dịch rất nhanh. Một công ty có vị thế cạnh
tranh ngày hôm nay nhưng ngày mai có thể bị đánh bại bởi sự cải tiến của một đối
thủ cạnh tranh. Năm 1981, IBM chiếm lợi thế cạnh tranh trong việc đưa ra máy tính
cá nhân, tuy nhiên đến giữa năm 1981 IBM lại bị mất lợi thế cạnh tranh vào tay nhà
chế tạo nhân bản cao là Compaq đã đánh bại IBM trong việc đưa ra máy tính dựa
trên chip Intel 386. Nhưng vào năm 1990 Compaq lại để mất lợi thế cạnh tranh vào
công ty Dell, Gateway, những người đi tiên phong về phương thức giao hàng, chi
phí thấp, sử dụng internet như một công cụ bán hàng trực tiếp.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Tuy nhiên, trong cấu trúc cạnh tranh của ngành vẫn độc chiếm bởi một số nhà

cung cấp độc quyền - vừa là đối thủ cạnh tranh. Trong ngành máy vi tính thì những
nhà cung cấp phần mềm là những người có quyền quyết định, cụ thể hiện nay
Microsoft đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp phần mềm. Do đó, sẽ hạn
chế sự cạnh tranh về giá bởi Microsoft có thể thực hiện thay đổi về giá và sẽ ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành.
- Các điều kiện về nhu cầu: Tức là mức cân bằng cung - cầu trên thị trường, đây
là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh trong ngành. Khi nhu cầu vượt mức cung thì
tiềm năng thị trường sẽ mở rộng cho các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên khi
nhu cầu giảm thì các công ty chỉ có thể tăng trưởng nhờ vào việc giành thị trường
của các công ty khác do đó sẽ tạo nên sức ép đối với các công ty trong ngành.
Trong thời gian qua, tình hình lạm phát tăng cao, nhu cầu mua máy tính, thiết bị
phần cứng giảm nên mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao.
- Rào cản rời ngành: Đối với các doanh nghiệp trong ngành thì việc rào cản rời
ngành rất cao. Bởi nguồn lực, năng lực của các công ty tập trung vào đầu tư nhà
xưởng, thiết bị sản xuất lớn nên rất tốn chi phí khi rời ngành. Do đó, sẽ tạo nên tình
trạng dư thừa năng lực sản xuất, tạo nên sự cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, đối với
lĩnh vực dịch vụ tin học thì chi phí rời ngành rất thấp, tuy nhiên hiện nay là ngành
hấp dẫn, có tỷ lệ lợi nhuận cao.
- Sự khác biệt về sản phẩm: Nét đặc trưng trọng cạnh tranh của ngành đòi hỏi
cao ở sự đổi mới, tức là tạo sự khác biệt về sản phẩm. Khi sự đổi mới thành công sẽ
tạo nên lợi thế cạnh tranh. Để đạt được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp trong
ngành luôn tập trung nghiên cứu để tạo ra giá trị lợi nhuận từ sự đổi mới. Sự đổi
mới về công nghệ sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty.
c. Năng lực thương lượng của người mua
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu và sự phát triển khoa học
công nghệ đã tạo nên sự cạnh tranh trong việc nâng cao uy tín, khả năng thương
lượng với khách hàng cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Sự phát triển mạnh của khoa học công nghê làm vòng đời sản phẩm máy

tính ngày càng rút ngắn, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn nghiên cứu, phát triển
sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, điều đó làm gia tăng sự
lựa chọn sản phẩm của khách hàng và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng
lực thương lượng với người mua. Đối với đặc trưng của ngành thì yêu cầu về sản
phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng: Công nghệ vượt trội, chất lượng tốt- uy
tín của sản phẩm và giá cả hợp lý.
Yếu tố quan trọng quyết định năng lực đối với người mua là sự nhạy cảm với
giá của người mua. Điều này phụ thuộc 4 yếu tố sau:
- Giá cả vật tư quan trọng làm nên sản phẩm càng cao thì người mua sẽ càng
nhạy cảm với giá mà họ phải trả.
- Trong một ngành mà có các sản phẩm ít khác biệt thì người mua sẽ càng có xu
hướng chuyển sang những nhà cung cấp có giá rẻ hơn.
- Sự cạnh tranh giữa những người mua càng mạnh thì họ càng mong chờ sự cắt
giảm giá từ người bán. Sự cạnh tranh trong ngành máy vi tính thì những doanh
nghiệp phải đối mặt với áp lực trong việc giảm giá bán.
- Sự yêu cầu về chất lượng của sản phẩm máy tính và dịch vụ tin học càng cao
thì người mua thường không nhạy cảm với giá cả. Sức mua của nhà sản xuất máy
tính cá nhân so sánh tương đối với các nhà sản xuất bộ vi xử lý (Intel và AMD) bị
giới hạn do sự quan trọng của những linh kiện này đối với hệ thống chức năng máy
tính.
d. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Trong lĩnh vực máy tính cá nhân là ngành rất phụ thuộc vào nhà cung cấp,
chẳng hạn như nhà cung cấp intel là một nhà chế tạo cho bộ vi xử lý máy tính cá
nhân lớn nhất thế giới. Trong trường hợp này nhà cung cấp Intel là một nhà chế tạo
bộ vi xử lý X86 của Intel như hệ vi xử lý pentium hiện được bán trong hầu hết các
PC. Như vậy các nhà chế tạo PC có ít lựa chọn, buộc phải xử dụng một bộ vi xử lý
của Intel như là bộ não cho các máy tính của họ. Mặc dù một vài công ty đã cố
gắng sản xuất để nhân bản bộ vi xử lý Intel, thành công của họ vẫn còn bị hạn chế,

hiện nay Intel vẫn giữ 85% thị phần. Điều này đặt Intel vào vị thế rất có thế lực so
với các nhà chế tạo PC. Sản phẩm mà nó cung cấp ít có khả năng thay thế và chi
phí chuyển đổi đối với người mua là quá cao, điều đó cho phép Intel tăng giá trên
mức mà có thể phổ biến nếu như ở một thị trường cung cấp cạnh tranh hơn.
Khi 2 sản phẩm bổ sung cho nhau, lợi nhuận sẽ dồn về phía nhà cung cấp.
Microsoft vừa là nhà cung cấp, vừa là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong ngành trong việc cung cấp phần mềm độc quyền. Do đó, để đạt được lợi thế
cạnh tranh cao trong việc sản xuất sản phẩm bổ sung, IBM đã thực hiện chiến lược
nâng cao sức mạnh của mình thông qua việc quảng cáo hệ điều hành Linux và các
chương trình phần mềm mã nguồn khác, bằng cách tạo ra những khác biệt trong
sản phẩm phần cứng, đồng thời bán các phần mềm, IBM có thể làm giảm sức mạnh
của microsoft và kiếm được phần lợi nhuận cao hơn từ hệ thống phần cứng và phần
mềm.
e. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
hoặc các ngành hoạt động kinh doanh cùng thực hiện chức năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Sự hiện hữu của sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng tạo nên
nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
Phần lớn các sản phẩm thay thế mới là kết quả của cải tiến và bùng nỗ công
nghệ. Do đó các công ty trong ngành luôn nỗ lực tập trung nghiên cứu và phát triển
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
để đạt lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên lợi nhuận của sự đổi mới trong ngành phụ
thuộc vào giá trị của sự đổi mới đã tạo ra và phụ thuộc vào phần chia giá trị mà
người tiến hành đổi mới có thể nhận được. Cụ thể như những công ty tiến hành sự
đổi mới trong lĩnh vực máy tính cá nhân như MITS, Tandy, Apple, Xerox chỉ kiếm
được lợi nhuận khiêm tốn từ sự đổi mới của họ. Những công ty bắt chước IBM,
Dell, Compad, Acer, Toshiba, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Qua phân tích ngành và tính hấp dẫn của ngành trên, có thể xác định các yếu tố
dẫn đến thành công trên các lĩnh vực như sau:

Bảng xác định các yếu tố chính dẫn đến thành công
LĨNH
VỰC
KHÁCH HÀNG
MUỐN GÌ ?
(Phân tích nhu cầu)
CÔNG TY VƯỢT QUA
CẠNH TRANH NHƯ
THẾ NÀO ?
(Phân tích sự cạnh tranh)
CÁC YẾU TỐ CHÍNH
TẠO NÊN THÀNH
CÔNG
Thiết bị
phần cứng
- Giá thấp
- Chất lượng sản phẩm
tốt
- Độ tin cậy cao
- Rào cản vào và ra
ngành cao
- Tận dụng hiệu quả của
quy mô để giảm chi phí
sản xuất
- Tập trung đầu tư công
nghệ để tạo nên sự vượt
trội về chất lượng sản
phẩm
- Khai thác hiệu quả chi
phí: nhà xưởng, công

nghệ, mặt bằng,…
- Sự khác biệt trong đặt
tính kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm
- Nghiên cứu sự đổi
mới để tạo nên sản
phẩm vượt trội
Thiết bị
phần mềm
- Tiện ích trong việc sử
dụng sản phẩm
- Khách hàng sẵn sàng
trả tiền cao cho sản
- Đáp ứng nhu cầu của
khách hàng trong từng
phân đoạn thị trường
- Tập trung vào nghiên
- Kết hợp sự khác biệt
với chi phí thấp
- Sự vượt trội trong đáp
ứng nhu cầu của khách
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
phẩm đáp ứng nhu cầu
- Giá cả linh hoạt
cứu và phát triển để tạo
nên những sản phẩm chất
lượng tốt
hàng
Dịch vụ tin

học
- Đáp ứng đa dạng nhu
cầu của khách hàng
- Chất lượng tốt, dịch
vụ cao
- Giá thấp
- Định hướng theo nhu
cầu của khách hàng
-Chú trọng nâng cao chất
lượng phục vụ khách
hàng
- Chất lượng dịch vụ
tốt, độ tin cậy cao
- Phục vụ tốt nhu cầu
của khách hàng
2.3. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY IBM
2.3.1. Phân tích chiến lược
Ngành công nghệ thông tin là một ngành kinh doanh năng động, lợi thế cạnh
tranh tập trung vào sự đổi mới và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ. Chu kỳ sống của
sản phẩm rất ngắn và lợi thế cạnh tranh chuyển dịch rất nhanh. Một công ty hôm
nay có lợi thế cạnh tranh mạnh nhưng ngày mai có thể bị đánh bại bởi sự cải tiến
của một đối thủ cạnh tranh.
IBM là một công ty đa quốc gia, có vị thế cạnh tranh cao trên thị trường. Sự linh
hoạt trong chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố giúp công ty thành
công trên thị trường. IBM đã lựa chọn chiến lược kinh doanh theo định hướng phục
vụ khách hàng, tư tưởng chủ đạo đã trở thành nguyên tắc của công ty đó là: Thành
công của khách hàng chính là thành công của chúng tôi IBM đã tạo được vị thế
cạnh tranh và trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Các chiến lược của IBM trong thời gian qua là:

Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
* Chiến lược Công ty
- Chiến lược đổi mới: Chiến lược đổi mới sản phẩm đòi hỏi nhiều kỹ năng R
&D nhất, công ty phải có khả năng thực hiện nghiên cứu cơ bản, khai thác kết quả
nghiên cứu để triển khai những sản phẩm mới. Công ty IBM đã phát triển dây
chuyền lắp ráp mới với chi phí thấp để sản xuất máy vi tính PS/2 là ví dụ về chiến
lược đổi mới tiến trình.
- Chiến lược phát triển sản phẩm:
+ Kế hoạch phát triển bộ vi xử lí 28nm:
IBM và nhiều đối tác sẽ thiết kế bán dẫn 28nm, cải thiện hiệu suất, giảm kích
thước, thời gian dùng pin lâu hơn, và tất cả những gì quan trọng dành cho thiết bị di
động và điện tử tiêu dùng, kể cả thiết bị Internet.
Liên minh này đang sử dụng công nghệ 32nm, và cũng đang tạo điều kiện thuận
lợi để chuyển từ 32nm sang 28nm, cho phép các nhà thiết kế đưa ra các sản phẩm
trên nền tảng 32nm, và sau đó dễ dàng đưa những thiết kế đó sang công nghệ
28nm.
Liên minh này có tên gọi là IBM Joint Development Alliance, bao gồm
Chartered Semiconductor Manufacturing, Global Foundries, Infineon
Technologies, Samsung Electronics và STMicroelectronics, họ thông báo sẽ phát
triển công nghệ bộ xử lí CMOS HKMG (high -k metal gate) 28 nm, tiết kiệm năng
lượng.
Phân tích CLKD Công ty IBM 38
Bài tập nhóm GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Công nghệ này sẽ cho thời gian sử dụng pin lâu hơn và hiệu suất cao hơn so
với công nghệ 32nm trước đây, đó là tất cả những gì cần thiết đối với phần lớn các
thiết bị di động , kể cả thị trường thiết bị Internet di động MID (mobile Internet
device) đang tăng trưởng. Nền tảng 28nm theo dự đoán sẽ có mặt vào đầu nửa đầu
năm 2010. Công nghệ “high-k metal gate” (HKMG) giúp giảm kích thước và tăng
hiệu quả sử dụng năng lượng. Kết quả là các chip ra đời sẽ có hiệu suất cao hơn,

kích thước nhỏ hơn và tiết kiệm điện hơn.
+ Hãng IBM sắp ra mắt dàn siêu máy tính cực nhanh
Phân tích CLKD Công ty IBM 38

×