Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Lập Dự Án Nhà Máy Gạch TuyNen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 157 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ 7
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 9
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................................................12
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ – DỰ ÁN ĐẦU TƯ ....12
1.1 Lý luận chung về hoạt động đầu tư .....................................................................12
1.1.1 Khái niệm hoạt động đầu tư................................................................................12
1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư ...............................................................13
1.1.3 Mục đích của việc đầu tư ....................................................................................13
1.1.4 Nguồn vốn đầu tư ...............................................................................................14
1.1.4.1 Khái niệm vốn đầu tư ..................................................................................14
1.1.4.2 Thành phần vốn đầu tư ................................................................................14
1.1.4.3 Các nguồn huy động vốn đầu tư ..................................................................15
1.2 Lý luận chung về dự án đầu tư ............................................................................17
1.2.1 Dự án đầu tư ......................................................................................................17
1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư...........................................................................17
1.2.1.2 Sự cần thiết phải lập dự án ..........................................................................18
1.2.1.3 Phân loại dự án đầu tư .................................................................................18
1.2.2 Lập dự án đầu tư ................................................................................................19
1.2.2.1 Lập dự án đầu tư .........................................................................................19
1.2.2.3 Những yêu cầu của dự án đầu tư..................................................................22
1.2.2.4 Các giai đoạn và nội dung các giai đoạn của dự án ......................................23
1.2.2.5 Trình tự của quá trình lập dự án đầu tư ........................................................23
1.2.2.6 Phương pháp soạn thảo dự án đầu tư ...........................................................24
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KINH
DOANH ..............................................................................................................................27
2.1 Lập dự án đầu tư sản xuất kinh doanh ...............................................................27


2.1.1 Sản phẩm và thị trường ......................................................................................27
2.1.1.1 Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án ........................................................27
2.1.1.2 Phân tích thị trường .....................................................................................28
2.1.2 Giải pháp kỹ thuật và công nghệ.........................................................................30
2

2.1.2.1 Hình thức đầu tư .........................................................................................30
2.1.2.2 Chọn công suất của nhà máy .......................................................................30
2.1.2.3 Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào ...........................................................31
2.1.2.4 Chọn khu vực địa điểm. ..............................................................................32
2.1.2.5 Các giải pháp kiến trúc ................................................................................32
2.1.2.6 Các giải pháp xây dựng nhà xưởng ..............................................................33
2.1.2.7 Chọn công nghệ, thiết bị..............................................................................34
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy .........................................................................................35
2.1.3.1 Nguyên tắc bố trí .........................................................................................35
2.1.3.2 Dự kiến số lượng, chất lượng, lương của cán bộ, công nhân ........................35
2.1.3.3 Phương pháp tính số lượng công nhân trực tiếp ...........................................36
2.1.4 Tổng mức đầu tư ................................................................................................36
2.1.4.1 Khái niệm tổng mức đầu tư .........................................................................36
2.1.4.2 Thành phần tổng mức đầu tư .......................................................................37
2.1.4.3 Phương pháp lập tổng mức đầu tư ...............................................................41
2.2 Nội dung phân tích đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư ...........................46
2.2.1 Khái niệm ..........................................................................................................46
2.2.2 Nội dung ............................................................................................................46
2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả tài chính đầu tư ..........................................47
2.2.4 Phương pháp phân tích .......................................................................................47
2.2.4.1 Chọn năm gốc để tính toán ..........................................................................47
2.2.4.2 Nhân tố thời gian trong phân tích đánh giá dự án đầu tư ................................47
2.2.4.3 Suất chiết khấu ............................................................................................48
2.2.4.4 Hiện giá thu hồi thuần (NPV) ......................................................................49

2.2.4.5 Thời gian hoàn vốn (ThV) ...........................................................................50
2.2.4.6 Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) .......................................................................52
2.2.4.7 Tỷ lệ sinh lời B/C ........................................................................................54
2.2.5 Phân tích độ an toàn về mặt tài chính của dự án ..................................................55
2.2.5.1 Khái niệm ...................................................................................................55
2.2.5.2 Đánh giá độ an toàn của dự án .....................................................................56
2.2.5.3 Phân tích độ nhạy của dự án ........................................................................56
2.2.5.4 Đánh giá khả năng trả nợ vay ......................................................................58
2.2.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội ....................................................................................58
2.2.6.1 Sự cần thiết của phân tích kinh tế - xã hội ...................................................58
2.2.6.2 Khái niệm ...................................................................................................59
3

2.2.6.3 Đánh giá tác động môi trường .....................................................................59
PHẦN II: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL LONG
LƯƠNG II .............................................................................................................................61
CHƯƠNG 3: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL LONG
LƯƠNG II – TỈNH BR-VT ................................................................................................61
3.1 Sự cần thiết phải đầu tư dự án và cơ sở pháp lý .................................................61
3.1.1 Thông tin khái quát về dự án ..............................................................................61
3.1.1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................61
3.1.1.2 Giới thiệu chủ đầu tư ...................................................................................61
3.1.1.3 Mục tiêu của dự án ......................................................................................62
3.1.1.4 Hình thức thực hiện .....................................................................................62
3.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư ......................................................................................62
3.1.2.1 Nhu cầu của thị trường ................................................................................62
3.1.2.2 Khả năng nội tại Công ty DIC Long Hương: ...............................................68
3.1.2.3 Môi trường đầu tư .......................................................................................69
3.1.3 Các cơ sở pháp lý của dự án ...............................................................................71
Tóm tắt sự cần thiết phải đầu tư dự án ..............................................................................72

3.2 Hình thức đầu tư – Công suất nhà máy – Các yêu cầu đáp ứng ........................73
3.2.1 Lựa chọn hình thức đầu tư và công suất nhà máy................................................73
3.2.1.1 Hình thức đầu tư .........................................................................................73
3.2.1.2 Công suất nhà máy ......................................................................................74
3.2.2 Giới thiệu công suất nhà máy và quy cách sản phẩm ..........................................75
3.2.2.1 Công suất ....................................................................................................75
3.2.2.2 Quy cách sản phẩm .....................................................................................75
3.2.2.3 Chất lượng sản phẩm ...................................................................................75
3.2.3 Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo .........................................................77
3.2.2.3 Nguyên liệu sản xuất: ..................................................................................77
3.2.2.3 Nguyên liệu sử dụng ( đốt lò) ......................................................................78
3.2.3.3 Cung cấp điện .............................................................................................79
3.2.3.4 Nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt ......................................................81
3.2.3.5 Thông tin, liên lạc .......................................................................................81
3.2.3.6 Phòng cháy chữa cháy và hệ thống thu lôi chống sét ...................................82
3.2.3.7 Vận chuyển .................................................................................................82
3.3 Phương án, địa điểm xây dựng nhà máy.............................................................83
4

3.3.1 Lựa chọn phương án, địa điểm cụ thể xây dựng nhà máy ....................................83
3.3.1.1 Tiêu chí lựa chọn địa điểm cụ thể ................................................................83
3.3.1.2 Lựa chọn khu vực địa điểm .........................................................................84
3.3.2 Mô tả địa điểm xây dựng nhà máy ......................................................................88
3.3.2.1 Vị trí ...........................................................................................................88
3.3.2.2 Đặc điểm địa hình .......................................................................................88
3.3.2.3 Điều kiện khí hậu thủy văn ..........................................................................88
3.4 Công nghệ sản xuất ..............................................................................................90
3.4.1 Đặc điểm công nghệ sản xuất .............................................................................90
3.4.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất..........................................................................90
3.4.3 Mô tả khái quát công nghệ sản xuất ....................................................................92

3.4.3.1 Khai thác nguyên liệu ..................................................................................92
3.4.3.2 Chế biến- tạo hình .......................................................................................92
3.4.3.3 Phơi, sấy, nung:...........................................................................................93
3.4.3.4 Cân đối năng lực dây chuyền thiết bị công nghệ ..........................................94
3.4.4.1 Phòng thí nghiệm ........................................................................................95
3.4.4.2 Xưởng sửa chữa cơ khí, điện, mộc ..............................................................95
3.4.5 Lựa chọn thiết bị công nghệ ...............................................................................95
3.4.6 Ưu thế cạnh tranh sản phẩm ...............................................................................99
3.4.6.1 Lợi thế đầu ra của sản phẩm ........................................................................99
3.4.6.2 Lợi thế về vị trí Nhà máy ............................................................................99
3.5 Tổ chức xây lắp và tổ chức quản lý, bố trí lao động ......................................... 100
3.5.1 Đặc điểm mặt bằng xây dựng – Tổng mặt bằng ................................................ 100
3.5.2 Giải pháp kiến trúc, kết cấu, xử lý nền móng .................................................... 101
3.5.3 Cấp công trình – Các hạng mục công trình, kết cấu hạ tầng .............................. 104
3.5.4 Quản lý sản xuất và bố trí nhân lực................................................................... 106
3.5.4.1 Sơ đồ tổ chức Nhà máy ............................................................................. 106
3.5.4.2 Bố trí nhân sự ............................................................................................ 107
3.5.5 Tổ chức và tiến độ thực hiện dự án ................................................................... 107
3.5.5.1 Phương thức thực hiện .............................................................................. 107
3.5.5.2 Thời gian thực hiện đầu tư......................................................................... 108
3.6 Lập tổng mức đầu tư - Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhà máy sản
xuất gạch Tuynel Long Hương II ................................................................................ 108
3.6.1 Tổng mức đầu tư .............................................................................................. 108
5

3.6.1.1 Những điều kiện xác định tổng mức đầu tư ............................................... 108
3.6.1.2 Tổng mức đầu tư ....................................................................................... 110
3.6.2 Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel Long
Hương II ..................................................................................................................... 125
3.6.2.1 Nguồn vốn dự án ....................................................................................... 125

3.6.2.2 Phương án kinh doanh ............................................................................... 127
3.7 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch tuynel
Long Hương II .............................................................................................................. 150
3.7.1 Lợi ích về mặt xã hội ........................................................................................ 150
3.7.2 Lợi ích về mặt nhà nước ................................................................................... 151
3.8 Đánh giá tác động môi trường ........................................................................... 153
3.8.1 Yếu tố tác động tới môi trường ......................................................................... 153
3.8.2 Biện pháp bảo vệ môi trường............................................................................ 153
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 155
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 155
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 157


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung
Bảng 3.1
Dự báo công suất thiết kế và sản lượng vật liệu xây dựng đến năm
2020
Bảng 3.2
Dự báo nhu cầu gạch xây dựng Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 3.3 Thị phần của 03 nhà cung cấp chính
Bảng 3.4 Bảng cân đối năng lực sản xuất và nhu cầu tấm lợp đến 2020
Bảng 3.5 Tỷ lệ sản phẩm phân loại trong sản xuất
Bảng 3.6 Chỉ tiêu chất lượng nhà máy sản xuất
Bảng 3.7 Phân loại sản phẩm
Bảng 3.8 Công suất sản xuất của nhà máy

Bảng 3.9 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, năng lương hàng năm
Bảng 3.10 Các phương án vị trí dự án
Bảng 3.11
Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương
án vị trí
Bảng 3.12
Đánh giá có trọng số các yếu tố tác động đến việc lựa chọn phương án
vị trí
Bảng 3.13 Cân đối năng lực dây chuyền thiết bị
Bảng 3.14 Các phương án công nghệ dây chuyền của dự án
Bảng 3.15 Đánh giá các phương án công nghệ (có trọng số)
Bảng 3.16 Danh mục thiết bị công nghệ chính
Bảng 3.17 Quy mô kết cấu khu nhà sản xuất chính và phụ trợ
Bảng 3.18 Bảng khái toán phần xây dựng
Bảng 3.19 Bảng khái toán chi phần thiết bị, máy móc
Bảng 3.20 Chi phí quản lý dự án
Bảng 3.21 Chi phí tư vấn
Bảng 3.22 Bảng tổng hợp chi phí khác
Bảng 3.23 Tổng hợp chi phí dự phòng
Bảng 3.24 Tổng hợp vốn lưu động của dự án
Bảng 3.25 Bảng phân kỳ đầu tư
Bảng 3.26 Kế hoạch trả nợ vay
Bảng 3.27a Tổng mức đầu tư có lãi vay
Bảng 3.27b Tổng mức đầu tư chưa có lãi vay
Bảng 3.28 Bảng cơ cấu vốn đầu tư
Bảng 3.29 Hệ số chiết khấu của dự án
Bảng 3.30a Bảng dự trù chi phí nguyên vật liệu tính cho 1000 sản phẩm
7

Bảng 3.30b Bảng dự trù chi phí nguyên vật liệu dự tính cho 1 năm

Bảng 3.31 Bảng dự trù chi phí nhân công tính cho 1 năm
Bảng 3.32 Bảng dự trù chi phí sản xuất chung
Bảng 3.33 Bảng dự trù chi phí bán hàng
Bảng 3.34 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Bảng 3.35a Bảng dự trù sản lượng sản xuất và doanh thu tính cho 1 năm
Bảng 3.35b Bảng dự trù doanh thu và chi phí sản xuất tính theo các năm hoạt động
Bảng 3.36 Chi phí khấu hao
Bảng 3.37 Bảng dự trù lợi nhuận của dự án
Bảng 3.38 Bảng ngân lưu của dự án theo quan điểm TIP
Bảng 3.39 Tổng hợp các chỉ tiêu của dự án theo quan điểm TIP
Bảng 3.40
Bảng ngân lưu của dự án theo quan điểm EPV
Bảng 3.41 Bảng đánh giá khả năng trả nợ vay
Bảng 3.42a Đánh giá độ nhạy NPV (tuyệt đối – theo TIP)
Bảng 3.42b Đánh giá độ nhạy NPV (tương đối – theo TIP)
Bảng 3.43a Đánh giá độ nhạy IRR (tuyệt đối – theo TIP)
Bảng 3.43b Đánh giá độ nhạy IRR (tương đối – theo TIP)
Bảng 3.44a Đánh giá độ nhạy NPV (tuyệt đối – theo EPV)
Bảng 3.44b Đánh giá độ nhạy NPV (tương đối – theo EPV)
Bảng 3.45a Đánh giá độ nhạy IRR (tuyệt đối – theo EPV)
Bảng 3.45b Đánh giá độ nhạy IRR (tương đối – theo EPV)
Bảng 3.46 Điểm hòa vốn của dự án
Bảng 3.47 Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1 Thị phần cung cấp sản phẩm gạch ngói xây dựng
Hình 3.2 Dây chuyền công nghệ
Hình 3.3 Tiến độ thực hiện dự án
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy gạch ngói Long Hương 2
Hình 3.5 Cơ cấu nguồn đầu tư
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐS Bất động sản
BR-VT Bà Rịa - Vũng Tàu
BTCT Bê tông cốt thép
CTCP Công ty cổ phần
8

GTGT Giá trị gia tăng
IRR Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return)
MARR Chi phí cơ hội của nhà đầu tư (Minimum Attractive Rate of Return)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
Thv Thời gian hoàn vốn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng

9

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn lớn
nhất là chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao (chủ yếu do chi phí nguyên nhiên vật liệu
và giá vốn cao) và khó khăn về thị trường tiêu thụ thu hẹp (do sức mua giảm mạnh),
lượng hàng tồn kho lớn và tập trung chủ yếu ở một số ngành như bất động sản, xây dựng
và vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại, vận tải kho bãi… Như
vậy, đầu tư một dự án sản xuất vật liệu xây dựng mới hiện nay có vẻ là một phương án
đầu tư không khả thi. Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp có chiến lược phát triển kinh
doanh đúng đắn, đã lướt sóng thành công trong thời điểm kinh tế sụt giảm như Tổng
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) thì một dự án đầu tư xây mới
dây chuyền sản xuất đang năm trong kế hoạch thực hiện của công ty trong năm 2012.
Bằng việc chủ động dự báo, phân tích, lường trước những thuận lợi, khó khăn

của nền kinh tế, DIC Corp đã đưa ra các chính sách hợp lý cho lĩnh vực sản xuất công
nghiệp VLXD. Cụ thể trong năm 2011, DIC Corp chủ trương tạm dừng đầu tư các dự án
mới, chờ thời cơ thuận lợi sẽ tiếp tục tái đầu tư vào các dự án sản xuất gạch, ngói, đá, xi
măng, bê tông, cũng như mua sắm thêm thiết bị chuyên dùng để tăng cường năng lực
sản xuất. Công ty đã tập trung vào khai thác, tăng công suất thiết bị, dây chuyền hiện có,
nâng cao năng lực, công suất thiết kế. Tăng cường chất lượng, thẩm mỹ sản phẩm; thực
hiện tốt khâu tiêu thụ, để sản phẩm tồn kho ở mức thấp nhất. Những tháng cuối năm
2012, nhận thấy kinh tế đất nước đang có những bước phục hồi, lượng gạch xây dựng
trong địa bàn tỉnh được dự báo thiếu hụt trong thời gian sắp tới, đây chính là thời điểm
thích hợp để công ty đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất mới, đón đầu cho nhu cầu
gạch ngói của công ty và địa phương trong tương lai, khi các dự án xây dựng được khởi
động lại.
Dự án xây dựng nhà máy gạch Tuynel Long Hương II nhằm đáp ứng cho nhu cầu
vật liệu xây dựng trên địa bàn, nhu cầu của Tổng công ty, tạo công ăn việc làm cho hàng
trăm lao động, đồng thời là cơ hội để Công ty CP DIC Long Hương mở rộng quy mô,
10

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho dự án hoàn toàn cần thiết khách
quan và khả thi cần phải phân tích, tính toán các chi phí đầu vào của dự án, lựa chọn
công suất và kế hoạch sản xuất thích hợp cho nhà máy và thông qua các phương pháp
tính toán để xác định hiệu quả tài chính, mức độ khả thi của dự án và để làm cơ sở thực
hiện dự án, đáp ứng những kỳ vọng ban đầu của công ty.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung phân tích các số liệu của dự án, áp dụng các phương pháp tính
toán, để thành lập và xây dựng một dự án hoàn chỉnh, xác định hiệu quả tài chính mang
lại từ dự án nhà máy gạch Tuynel Long Hương II. Đầu tư vào một nhà máy sản xuất
trong thời điểm hiện tại liệu có thích hợp hay không? Phân tích những yếu tố chính đảm
bảo cho tính khả thi của dự án.
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: của luận văn là cách thức thiết lập dự án, tình toán hiệu

quả tài chính của dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel Long Hương II của công
ty DIC Long Hương. Cách thức lựa chọn công suất, địa điểm nhà máy…xác định tổng
mức đầu tư, dự báo doanh thu của dự án, khả năng huy động vốn và trả nợ, hiệu quả tài
chính…
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được đặt trong trong bối cảnh ngành xây dựng
đang trải qua một thời kỳ khó khăn, các dự án xây dựng đang dần được khởi động lại,
các dự án đầu tư mới bị hạn chế cấp phép và việc việc tiếp cận nguồn vốn giá rẻ vẫn còn
hạn chế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân tích: Phân tích các số liệu kỹ thuật, tài chính của dự
án, được thu thập từ thông tin thực tế của công ty DIC Long Hương. Thông qua nhu cầu
vật liệu của công ty, thông số kỹ thuật dây chuyền sản xuất, các tiêu chuẩn đầu tư và xây
dựng để làm căn cứ tính toán chi phí đầu tư dự án. Sử dụng các công cụ tính toán hiệu
quả tài chính để xác định thông số tài chính dự án mang lại.
11

Phương pháp so sánh đối chiếu: Dự vào các thông số tài chính sau khi tính toán,
so sánh với các chỉ tiêu hiệu quả trong lý thuyết. So sánh giữa hiệu quả của việc tự sản
xuất nguyên vật liệu đầu vào với việc thu mua từ các nguồn cung cấp độc lập. Đưa ra
kết luận.
Ngoài ra trong quá trình làm luận văn còn vận dụng phương pháp thống kê, thu
thập và phân tích số liệu để làm rõ những nội dung liên quan.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần danh mục bảng biểu, từ viết tắt, tài liệu tham khảo…, thì bố cục
nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương và phần kết luận, kiến nghị.
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động đầu tư – dự án đầu tư
Chương 2: Phương pháp luận về lập dự án đầu tư
Chương 3: Lập dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuynel Long Hương II
Kết luận và kiến nghị
12


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ – DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Lý luận chung về hoạt động đầu tư
1.1.1 Khái niệm hoạt động đầu tư
Theo ngân hàng thế giới – Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một
lĩnh vực nhất định (như thăm dò, khai thác, sản xuất – kinh doanh, dịch vụ…nào đó) và
đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu
hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước được đầu
tư.
Theo luật đầu tư – Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, đầu tư là một hoạt động nhằm sử dụng các nguồn vốn, tài nguyên vào
một mục đính nhất định nào đó trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được lợi nhuận
và lợi ích kinh tế xã hội.
 Khái niệm hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư trong xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư được tiến hành bằng
cách xây dựng các tài sản cố định.
Quá trình đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ hoạt động của chủ đầu tư từ khi bỏ
vốn đến khi thu được kết quả từ việc tạo ra và đưa vào hoạt động các tài sản cố định.
Như vậy quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chính là toàn bộ quá trình hoạt động để
chuyển vốn đầu tư từ dạng tiền sang dạng tài sản phục vụ mục đích đầu tư, tạo ra các tài
sản cố định có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đính đầu tư. Kết quả
13

của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo ra dưới dạng vật
chất.

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư
Là hong b vn: chính là việc quyết định sử dụng các nguồn vốn khác nhau,
được biểu hiện dưới các dạng khác nhau. Dù việc bỏ vốn đầu tư dưới dạng nào thì đều
có thể quy đổi về theo giá trị tiền tệ. Vì vậy bỏ vốn đầu tư thường xuyên được xem xét
từ phương diện tài chính.
Là ho ng có tình cht lâu dài: hoạt động đầu tư luôn là hoạt động có tính
chất lâu dài, từ 2 năm trở lên và không quá 70 năm, cho nên mọi sự tính toán đều là dự
tính, phải chịu những tác động nhất định của nhiều nhân tố khác nhau.
Là hong luôn phi cân nhc gia lc mt và li ích lâu dài: Đầu tư
là một sự hy sinh lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài trong tương lai. Vì vậy chỉ
quyết định đầu tư khi mà lợi ích trong tương lai phải lớn hơn lợi ích hiện tại hoặc tạm
thời phải hy sinh lợi ích hiện tại. Ngoài ra phải xác định lợi ích xã hội mà dự án mang
lại.
Là hong mang nng tính ri ro: Bản chất của hoạt động đầu tư là làm cho
lợi ích trong tương lai phải lớn hơn lợi ích hiện tại, nhưng lại phải thực hiện trong một
thời gian dài và chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy nhà đầu tư không thể
tính hết và chính xác những sự thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so
với dự tính ban đầu. Do vậy việc chấp nhận rủi ro trong hoạt động đầu tư là điều không
thể tránh khỏi của các nhà đầu tư.
1.1.3 Mục đích của việc đầu tư
Mục đích của đầu tư thể hiện mục đích của chủ đầu tư; xét về mặt ích lợi thì mục
đích của việc đầu tư thể hiện trên các mặt sau:
- Lợi ích kinh tế xã hội
- Lợi ích chính trị - xã hội
- Lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp, lợi ích trong ngành, lợi ích ngoài ngành
14

- Lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài
Nếu chủ đầu tư là tư nhân, hoặc tổ chức sản xuất kinh doanh thì mục đích đầu tư
là lợi ích kinh tế là chính. Còn nếu chủ đầu tư là Nhà nước thì mục đích đầu tư thường là

nhằm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
1.1.4 Nguồn vốn đầu tư
1.1.4.1 Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí dự kiến cho quá trình đầu tư nhằm đạt được mục
đích đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án.
Hiệu quả vốn đầu tư là kết quả của việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào của quá trình đầu tư.
Hiệu quả vốn đầu tư được thể hiệu ở nhiều mặt : chính trị, kinh tế, môi trường, xã
hội…khi đưa dự án vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu.
1.1.4.2 Thành phần vốn đầu tư
Nội dung của 3 bộ phận cấu thành nên vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:
Vốn đầu tư cơ bản là vốn đầu tư để tạo ra tài sản cố định. Nó bao gồm đầu tư xây
dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định.
Về nội dung chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài
sản cố định bao gồm:
- Chi phí cho việc thăm dò. Khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu
tư.
- Chi phí thiết kế công trình.
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, và những chi phí khác thuộc nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chi phí cho việc sữa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa
chữa lớn các loại máy móc thiệt bị khác.
15

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư cơ bản được sử dụng
để xây dựng cơ sở vật chất như đã nêu trên.
Vốn lưu động bổ sung vào gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu
động trong kỳ nghiên cứu của toàn xã hội.
Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng

năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố làm tăng tài sản cố
định, tài sản lưu động cần phải làm tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí; hoàn
thiện môi trường xã hội; cải thiện môi trường sinh thái; hỗ trợ các chương trình phòng
chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác. Như vậy, nội dung của “ vốn
đầu tư phát triển khác” rất phong phú. Nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư tăng thêm
cho:
- Chi phí cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế quy hoạch nghành, quy hoạch
vùng, lãnh thổ;
- Chi phí cho việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm
nâng cao sức khỏe cộng động: chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình
nước sạch nông thôn, chương trình phòng chống và thanh toán bệnh phong, bệnh
lao, chương trình sử dụng muối I ốt,…
- Chi phí cho việc thực hiện bảo vệ môi trường.
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục.
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi
dưỡng nguồn nhân lực.
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình liên quan đến kế hoạch hóa gia đình.
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình
135…
1.1.4.3 Các nguồn huy động vốn đầu tư
a) Vốn trong nước

16

Vốn trong nước là nguồn vốn hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế
quốc dân.

Nguồn vốn đầu tư trong nước có ý nghĩa quyết định trong công cuộc phát triển
Quốc gia.
+ Các thành phn vc

- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
- Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
- Các nguồn vốn khác
b) Vốn nước ngoài
+ 
Vốn nước ngoài là vốn hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh
tế quốc dân.

Nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước của
một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế mở.
Dù dưới hình thức nào, việc sử dụng vốn nước ngoài đều đòi hỏi chi phí vốn
trong nước kèm theo, do đó việc sử dụng có hiệu quả vốn nước ngoài là một đòi hỏi cấp
thiết.
+ Các thành phn vc ngoài
- Vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc
tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA).
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment).
- Vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác
đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam.
17

- Vốn vay nước ngoài do nhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp nhà nước.

1.2 Lý luận chung về dự án đầu tư
1.2.1 Dự án đầu tư
1.2.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải
tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời

gian xác định.
Những đề xuất cho tương lai nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của dự án là
:
- Lựa chọn sản phẩm dịch vụ, phân tích thị trường .
- Lựa chọn công suất của dự án, xác định chương trình sản xuất kinh doanh .
- Lựa chọn công nghệ thiết bị .
- Lựa chọn khu vực, địa điểm cụ thể .
- Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trị thực hiện dự án .
- Phân tích đánh giá hiệu qủa đầu tư, an toàn đầu tư .
Để có những đề xuất đúng đắn, phải xem xét các yếu tố sau :
- Đầu vào : là tài nguyên hoặc các nguồn nhân lực .
- Đầu ra : gồm các sản phẩm cụ thể, sản phẩm trừu tượng .
- Hoạch định : cần nêu ra được các phương án khả năng, phân tích tính toán, so
sánh và chọn lựa phương án tối ưu nhất .
- Luật pháp : Tất cả các đề xuất được đưa ra đều phải phù hợp với luật pháp hiện
hành .
- Thời hạn đầu tư : Thời hạn đầu tư do chủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt và
dự án phải được hoàn thành trong thời hạn đầu tư .

18

1.2.1.2 Sự cần thiết phải lập dự án
a) Xét về mặt pháp lý:
Lập dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thẩm định
để ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho các dự án đó.
Đối với chủ đầu tư thì dự án đầu tư được phê duyệt là tài liệu pháp lý để xin
phép đầu tư và giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu vật tư, thiết bị, xin vay vốn…
b) Xét về mặt nội dung:
Lập dự án đầu tư là việc tính toán trước một cách toàn diện những giải pháp kinh
tế – kỹ thuật về kế hoạch bỏ vốn, huy động vốn, kỹ thuật triển khai đầu tư … nhằm đạt

được mục đích đầu tư của chủ đầu tư.
1.2.1.3 Phân loại dự án đầu tư
a) Phân loại theo nguồn vốn và về mặt pháp lý
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn.
b) Phân loại theo tính chất và quy mô dự án
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu
tư.
- Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A , B, C theo quy định tại phụ lục 1
Nghị định số 112/2009/NĐ – CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ.


19

1.2.2 Lập dự án đầu tư
1.2.2.1 Lập dự án đầu tư
Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ sự
cần thiết phải đầu tư và hiệu qủa đầu tư xây dựng công trình, trừ những trường hợp sau:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo.
- Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng
mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm cả tiền sử dụng đất).
- Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 điều
35 của Luật Xây Dựng.
Do tính chất phức tạp và đầy tính rủi ro của hoạt động đầu tư, cho nên khi lập dự
án đầu tư phải tính toán, cân nhắc để đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao về tất cả
các mặt: tài chính, kỹ thuật, công nghệ, thị trường… đảm bảo khi đưa dự án vào khai

thác đạt được mục tiêu của chủ đầu tư và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước, của ngành hoặc của địa phương, vùng lãnh thổ. Vì vậy khi lập dự án
đầu tư cần phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản:
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của các
cơ quan quản lý Nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
- Đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác cần thiết của các thông số phản ánh các
yếu tố kinh tế kỹ thuật trong quá trình tính toán lập dự án trong từng giai đoạn
đầu tư.
- Đánh giá được tính khả thi của dự án trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính, kinh tế -
xã hội. Từ đó phân tích, so sánh, lựa chọn phương án có tính khả thi tốt nhất.
1.2.2.2 Một số nội dung chính của dự án đầu tư
a) Xác định sự cần thiết và quy mô đầu tư
Xác định quy mô đầu tư là bước rất quan trọng có ảnh hưởng tới tất cả các nội
dung trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Quy mô dự án được thực hiện bằng các đơn vị đo
khác nhau tùy thuộc vào loại hình và tính chất của dự án đầu tư, chẳng hạn: Công suất
20

sản xuất sản phẩm, năng lực phục vụ; Diện tích đất đai, mặt nước; Phạm vi của dự án,
khu vực ảnh hưởng.
Đối với dự án sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ thì yếu tố thị trường là điều
kiện quyết định quy mô dự án. Xác định nhu cầu thị trường hay nhu cầu phục vụ của dự
án lại phụ thuộc vào sự đúng đắn và dự chuẩn xác của dự báo phát triển nhu cầu dài hạn.
b) Xác định địa điểm của dự án
Xác định địa điểm của dự án được nghiên cứu, lựa chọn theo từng giai đoạn lập
dự án.
Việc xác định khu vực địa điểm phải đảm bảo các yêu cầu như: Phải phù hợp với
chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể phát triển của ngành, vùng hoặc địa phương;
phải có các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế đáp ứng được yêu cầu công nghệ và kỹ
thuật của dự án; Đảm bảo hiệu quả tổng thể về mặt tài chính, kinh tế, xã hội và an ninh
quốc phòng.

c) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tốt là yếu tố cơ bản để bảo đảm hiệu quả đầu tư
của công trình. Các giải pháp kỹ thuật nêu trên phải lựa chọn trên cơ sở đưa ra các
phương án và phân tích , so sánh về các mặt kỹ thuật, kinh tế tài chính… để lựa chọn.
d) Xác định nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn
Xác định đúng và đủ nhu cầu kinh phí để thực hiện dự án là điều kiện cơ bản để
đảm bảo thực hiện thành công dự án. Nhu cầu chi phí để thực hiện dự án phải tính tới
các điều kiện thực tế thực hiện dự án, đảm bảo phát huy tối đa sức mạnh nội lực ,sự
tham gia của dân trong đóng góp nguồn lực để thực hiện dự án.
Đối với hạng mục đầu tư thuộc dự án, căn cứ để xác định nhu cầu vốn đầu tư là
thiết kế sơ bộ và các điều kiện thực hiện xây dựng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và kinh
nghiệm thực tế của địa phương. Để xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác định 2 yếu
tố: thành phần và khối lượng công việc và mức chi phí cho từng loại công việc.
e) Kế hoạch khai thác vận hành dự án
21

Kế hoạch khai thác vận hành dự án nhằm đảm bảo cho việc khai thác dử dụng
công trình đầu tư có hiệu quả, kế hoạch này phải phản ánh các yếu tố vận hành của dự
án trong quá trình sử dụng công trình.
Kế hoạch hoạt động cần nêu trong các yếu tố liên quan đến việc xác định lợi ích
và chi phí trong quá trình vận hành công trình. Kế hoạch hoạt động là cơ sở để tính toán
lợi ích thu được từ việc khai thác, vận hành công trình cũng như các chi phí cần thiết
cho quá trình này.
f) Kế hoạch thực hiện dự án
Kế hoạch thực hiện đầu tư là lịch trình thực hiện các công việc cần thiết đối với
một công trình nào đó.
Kế hoạch thực hiện dự án là cơ sở để xác định nhu cầu thời gian thực hiện dự án,
xác định thời điểm đưa dự án vào sử dụng, bố trí kế hoạch vốn đầu tư.
Kế hoạch thực hiện dự án còn là cơ sở để xác định nhu cầu vốn hàng năm và chi
phí tài chính trong trường hợp sử dụng vốn vay.

g) Đánh giá tác động môi trường
Báo cáo nội dung dự án phải có phần đánh giá tác động môi trường. Tùy giai
đoạn nghiên cứu mà mức độ nghiên cứu và đánh giá về tác động môi trường khác nhau,
tuy nhiên phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau: Tác động của dự án đến môi trường;
Biện pháp giảm thiểu hay khắc phục ảnh hưởng của dự án đến môi trường.
h) Phân tích đánh giá hiệu quả dự án
Đánh giá hiệu quả dự án trên tất cả các phương diện: tài chính, kinh tế, xã hội.
i) Kết luận, kiến nghị
Nêu những kết luận chung về tính khả thi của dự án, trong đó nêu rõ những vấn
đề đã được khẳng định, những vấn đề còn cần hoàn thiện thêm trong quá trình triển khai
dự án.
22

Nêu các kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc người có
thẩm quyền về những vấn đề có liên quan tới việc thực hiện đầu tư, quá trình vận hành
để đảm bảo tính khả thi của dự án.
1.2.2.3 Những yêu cầu của dự án đầu tư
Để một dự án có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
 Tính pháp lý:
Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh quốc phòng, môi
trường, thuần phong mỹ tục cũng như Luật pháp của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời các
dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án.
 Tính khoa hc:
Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phài hoàn toàn
khách quan.
Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực khách quan.
Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so
sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh.
Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự

án.
 Tính kh thi:
Dự án đầu tư có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và
khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải
phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định đúng trong những hoàn
cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn…
 Tính hiu qu:
Được phàn ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính
khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả KT-XH mà dự án đem lại.
23

Thông thường các dự án đảm bảo tính khoa học và tính khả thi thì sẽ đảm bảo
tính hiệu quả kinh tế.
1.2.2.4 Các giai đoạn và nội dung các giai đoạn của dự án
Các dự án đầu tư đều khác nhau về nội dung, quy mô và tính chất nhưng đều
trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đọan chuẩn bị đầu tư.
- Giai đọan thực hiện đầu tư.
- Giai đọan khai thác vận hành dự án.
Nội dung các giai đoạn của mỗi dự án đầu tư không giống nhau, các bước
công việc được tiến hành như sau:
- Nội dung giai đoạn chuẩn bị đầu tư
 Nghiên cứu cơ hội chuẩn bị đầu tư để hình thành dự án.
 Điều tra khảo sát và dự kiến chọn địa điểm xây dựng.
 Lập và thẩm định dự án đầu tư.
 Quyết định đầu tư, làm các công việc chuẩn bị triển khai dự án.
- Nội dung giai đoạn thực hiện dự án
 Đàm phán ký kết hợp đồng.
 Thiết kế và thẩm định thiết kế.
 Thi công xây dựng và giám sát thi công.

 Kết thúc xây dựng, bàn giao sử dựng.
- Nội dung giai đoạn khai thác vận hành dự án
 Khai thác vận hành công trình đến khi dự án chấm dứt hoạt động
1.2.2.5 Trình tự của quá trình lập dự án đầu tư
Trình tự : Quá trình lập dự án đầu tư trải qua ba giai đoạn nghiên cứu như sau:
24

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư để xác định sự cần thiết phải đầu tư và hình thành dự
án (giai đoạn này áp dụng cho tất cả các dự án).
- Đối với dự án có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thật giản đơn thì chỉ cần lập Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật .
- Đối với dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây
dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
- Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập Dự án đầu tư và
trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt.
1.2.2.6 Phương pháp soạn thảo dự án đầu tư
 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Là tìm kiếm những điều kiện để đầu tư thuận lợi, phù hợp với khả năng mong
muốn đầu tư của chủ đầu tư, các kết quả và hiệu quả đạt được nếu tiến hành đầu tư.
Do đó nhà đầu tư phải hiểu, nắm bắt vận dụng các chính sách của nhà nước, các
quy hoạch và chương trình phát triển tại nơi dự kiến đầu tư. Xem xét các nguồn tài
nguyên và sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường có đáp ứng theo nhu cầu, đồng thời đảm
bảo lợi ích đối với chủ đầu tư và nhà nước. Qua đó đánh giá khả năng của chủ đầu tư về
vốn, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý dự án …
 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
Khi đầu tư xây dựng công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư
xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình
người quyết định đầu tư phê duyệt:
- Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo
- Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu

tư dưới 15 tỷ (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Ni dung:
- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư.
- Tên dự án và hình thức đầu tư.
25

- Chủ đầu tư.
- Địa điểm và mặt bằng.
- Khối lượng công việc.
- Vốn đầu tư và nguồn vốn.
- Thời gian khởi công và hòan thành.
 Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
Đối với dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Đối với dự án khác,
chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư.
Ni dung
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các thuận lợi, khó khăn.
- Dự khiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng…
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp
vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng…
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án,
phương án huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân
kỳ đầu tư nếu có.
 Nghiên cứu lập dự án xây dựng công trình
Đây là bước cuối cùng trong việc sọan thảo dự án đầu tư, đòi hỏi nghiên cứu
một cách tòan diện, sâu sắc, triệt để và cụ thể trên các mặt : pháp lý, thị trường, kỹ
thuật, quản trị, tài chính và kinh tế xã hội nhằm kết luận lần cuối cơ hội đầu tư là khả
thi
Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Những căn cứ, xác định sự cần thiết đầu tư.

- Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư.
- Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng .
- Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình .
- Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ .

×