Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các chuyên đề trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.25 KB, 11 trang )

PHÒNG GD-ĐT NINH HẢI
TRƯỜNG TH TRI THỦY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ñeà taøi:
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua
các chuyên đề trong nhà trường
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị: Trường Tiểu học Tri Thủy.
Bồi dưỡng là một công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo
dục tiểu học nói riêng. Bồi dưỡng là nhiệm vụ được tiến hành trong suốt quá
trình công tác của người giáo viên. Bồi dưỡng nhằm thường xuyên bổ sung, cập
nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho người giáo
viên. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp
cho người giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của
cấp học. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường luôn xác định công
tác bồi dưỡng là việc làm thường xuyên suốt năm học của hoạt động dạy và học.
I/ Hoàn cảnh nảy sinh đề tài:
Mối quan tâm hàng đầu của giáo viên là dạy được các lớp theo chương trình
tiểu học mới. Tuy giáo viên đã được tập huấn để dạy theo chương trình và SGK
1
mới tiến hành thay SGK hàng năm, vẫn có hơn 80% giáo viên muốn được bồi
dưỡng tiếp tục về phương pháp dạy SGK mới. Điều này cho thấy tuy việc bồi
dưỡng thay SGK hàng năm đã được cải tiến và tổ chức đạt hiệu quả cao nhưng
để giáo viên nắm vững nội dung, đặc biệt là phương pháp dạy học mới thì việc
bồi dưỡng nhiều lần thông qua các chuyên đề nhà trường, mỗi lần đi vào một
chuyên đề khác nhau vẫn rất cần thiết và là nguyện vọng của đông đảo giáo
viên.
Là Hiệu phó phụ trách chuyên môn của nhà trường, công tác bồi dưỡng giáo


viên được đưa vào kế hoạch rất cụ thể. Qua nhiều năm thực hiện công tác bồi
dưỡng theo chuyên đề, tôi đã găp một số thuận lợi và khó khăn sau:
1/ Thuận lợi:
- Đội ngũ GV nhiệt tình, chiệu khó học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong việc
đổi mới phương pháp dạy học.
- Đội ngũ tổ trưởng vững chuyên môn, nhiệt tình có tinh thần công tác với
đồng nghiệp, không sợ khó khăn.
- Nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, tạo tâm lý thoải
mái cho người dạy và người học.
- Học sinh học tập có nề nếp, tự tin, năng động trong các hoạt động do giáo
viên tổ chức.
2/ khó khăn:
- Trình độ giáo viên không đồng đều.
- Đội ngũ giáo viên bố trí đa số chỉ chuyên một lớp trong nhiều năm nên tình
độ chuyên môn toàn cấp còn hạn chế.
- Thiết bị dạy học chưa đầy đủ phục vụ cho các môn học nhất là môn Tiếng Việt.
- Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã đề ra một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên thông qua các chuyên đề trong nhà trương.
II/ Quá trình thực hiện các giải pháp:
1/ Điều tra trình độ giáo viên:
2
Trình độ giáo viên không đồng đều dẫn đến chất lượng học tập của học sinh
cũng hạn chế. Cho nên, ngay từ đầu năm học , tôi đã tiến hành điều tra trình độ
chuyên môn của giáo viên và xếp loại giảng dạy của năm qua, đồng thời dự giờ
một số giáo viên để kiểm tra mức độ xếp loại giảng dạy cuối năm so với đầu
năm có gì thay đổi.
Sau khi nắm rõ trình độ chuyên môn của từng giáo viên, tôi lên kế hoạch tổ
chức chuyên đề trong năm để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thể vững vàng
chuyên môn lớp mình đang dạy, đồng thời hiểu được phương pháp, nội dung
chương trình các lớp khác để có thể dạy không sai nếu được phân công.

2/ Tập trung ý kiến của giáo viên về các chuyên đềcần mở trong năm
học:
Công tác bồi dưỡng có thành công hay không phần lớn là có sự hợp tác của
người học. Do đó nội dung bồi dưỡng phải xuất phát từ thực tế nhu cầu người
học. Cho nên lấy ý kiến giáo viên về các chuyên đề cần mở là việc làm cần thiết.
Giáo viên sẽ đề xuất các chuyên đề mà họ thấy chưa vững trong quá trình tiếp
thu phương pháp dạy SGK mới.
Để thực hiện tốt nội dung này, tôi đã đề nghị tổ trưởng họp tổ lấy ý kiến của
giáo viên. Từ những chuyên đề của tổ đưa lên, tôi xem xét sắp xếp đề tài cho
hợp lý để 3 tổ cùng trao đổi, học tập lẫn nhau trong quá trình triển khai chuyên
đề, cụ thể như:
Chuyên đề:
Tháng 9 + 10:
Khối 1: Rèn kỹ năng phát âm đúng âm, vần trong môn Học vần.
Khối 2 + 3: Tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học toán như thế nào để đạt hiệu quả?
Khối 4 + 5: Tổ chức trò chơi học toán như thế nào để đạt hiệu quả?
Tháng 11:
Khối 1: Phát huy tính tích cực của HS trong phần luyện nói môn Học vần.
Khối 2 + 3: Rèn kỹ năng đọc đúng câu, đoạn trong môn Tập đọc.
Khối 4+5: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong môn Tập đọc.
3
Tháng 12:
Khối 1: Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp qua môn tập viết.
Khôi 2+ 3: Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn.
Khối 4+ 5: Đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn.
Tháng 1+ 2:
Khối 1: Cách sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán.
Khối 2+3: Hướng dẫu HS cách giải toán.
Khối 4+5: Hướng dẫu HS cách giải toán.
Tháng 3:

Khối 1: Đổi mới phương pháp dạy Tập đọc.
Khối 2+ 3: Phát huy tính tích cực của HS qua môn Luyện từ & câu.
Khối 4+ 5: Phát huy tính tích cực của HS qua môn Luyện từ & câu.
Tháng 4:
Khối 1: Cách tổ chức dạy ngoài lớp học trong phân môn TN-XH.
Khối 2+ 3: Cách tổ chức dạy ngoài lớp học qua môn TN- XH.
Khối 4+ 5: Cách tổ chức dạy ngoài lớp học qua môn sử- địa.
Ngoài các chuyên đề của tổ nêu trên, truờng còn tổ chức 1 chuyên đề cho 1
học kì. Cụ thể chuyên đề:
Học kì 1: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Học kì 2: Một số biện pháp nâng chất lượng học sinh.
Các đề tài chuyên đề tổ và trường được thay đổi theo nguyện vọng bồi dưỡng
của giáo viên hàng năm. Cụ thể như năm học 2008- 2009, các chuyên đề tập
đọc, toán TN-XH…. đều có lồng ghép dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Năm
học 2009 -2010 do chương trình tập huấn của Sở GD-ĐT về chuẩn kiến thức kỹ
năng và lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nên các chuyên đề của trường
cũng đề cập đến nội dung trên thông qua thao giảng các môn học.
3/ Tổ chức thao giảng chuyên đề:
Đây là trọng tâm của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vì giáo viên được
nghe, thảo luận lý thuyết mà không được thực hành thì không đạt kết quả. Cho
4
nên học đến đâu, thực hành đến đó và thông qua hành để tự học, tự kiểm tra
củng cố kiến thức đã học.
Việc tổ chức thao giảng chuyên đề được tổ chức mỗi tháng 1 đến 2 tiết trong
phạm vi tổ. Khi tổ tiến hành thao giảng, tôi đều đến dự và hướng dẫn giáo viên
nhận xét tiết dạy dựa vào chuyên đề để tránh lan man, đồng thời thông qua tiết
dạy học được kinh nghiệm gì?
* Qui trình thực hiện tổ chức chuyên đề:
- Tổ trưởng hoặc Hiệu phó đặt mục đích yêu cầu cần thiết phải mở chuyên đề
và nội dung, phương pháp thực hiện đề tài chuyên đề.

- Dự thao giảng 1-2 tiết.
- Thảo luận góp ý tiết thao giảng dựa trên đề tài chuyên đề.
- Tổ trưởng hoặc Hiệu phó tổng hợp ý kiến, rút bài học kinh nghiệm qua chuyên
đề.
- Khi thảo luận chuyên đề, tôi thường nêu một số câu hỏi gợi ý để giáo viên
tập trung nêu ý kiến có trọng tâm, cụ thể như đề tài dạy học “Lấy học sinh lam
trung tâm”. Câu hỏi thảo luận như sau:
- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học theo cách tiếp cận lấy học
sinh làm trung tâm?
- Vai trò của học sinh trong hoạt động dạy học theo cách tiếp cận lấy học
sinh làm trung tâm?
- Qua dự sinh hoạt, tiết học đã đạt được mục tiêu bài học chưa?
- Việc chia nhóm đã hợp lý chưa? giáo viên có quản lý được nhóm hoạt động
không?
- Giáo viên chỉ dẫn các hoạt động có rõ ràng, dễ hiểu không?
- Cách đặt câu hỏi có kích thích học sinh suy nghĩ không? có dễ hiểu không?
- Có sử dụng đồ dùng dạy học không?
- Thời gian cho mỗi hoạt động có hợp lý không?
- Giáo viên có sáng tạo không?
* Đối với học sinh:
5
- Học sinh có hiểu bài không?
- Nhóm đã tạo cơ hội cho học sinh trao đổi với nhau chưa?
- Kết quả thảo luận nhóm của học sinh?
- Học sinh có hứng thú trong giờ học không?
- Học sinh có tích cực trong giờ học không?
- Học sinh có tự giác, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập không?
- Ý kiến của học sinh có được tôn trọng không?
- Những học sinh yếu có cơ hội tham gia vào các hoạt động không?
- Sau khi giáo viên trình bày ý kiến của mình dựa trên câu hỏi trên, tôi đã

thống nhất những ý kiến hay, phù hợp thực tế nhà trường để giáo viên áp dụng.
Cần lưu ý cho giáo viên là thiết kế bài dạy phải theo đối tượng học sinh của lớp
mình, bám sát mục tiêu tổ chức hoạt động phù hợp để học sinh học tập thoải
mái, tự nhiên đạt hiệu quả. Không gò ép học sinh làm theo giáo viên như người
máy.
Vì yêu cầu thiết kế bài dạy theo đối tượng học sinh của lớp nên khi giáo viên
thao giảng chuyên đề, tôi để giáo viên tự thiết kế bài dạy, không cần tổ phải góp
ý như trước đây. Vì khi tổ xây dựng giáo án thao giảng thì không còn gì là sáng
tạo của người dạy nữa. Khi đó học sinh sẽ chạy theo các câu hỏi và câu trả lời
của giáo án tập thể. Mà mục tiêu đặt ra là dạy để học sinh hiểu.
Sau các tiết thao giảng chuyên đề, tôi đề nghị giáo viên ghi chép bài học kinh
nghiệm vào sổ nhật ký chuyên môn và bổ sung vào bài dạy của mình.
Để kiểm tra việc vận dụng chuyên đề của giáo viên vào bài dạy như thế nào,
tôi thường dự giờ các giáo viên không thao giảng chuyên đề và góp ý dựa vào đề
tài chuyên đề để giúp giáo viên bết cách vận dụng điều đã học vào thực tế ở lớp
mình.
- Ví dụ: Dự 1 tiết Toán lớp 2, thấy cách tổ chức trò chơi của giáo viên chưa khoa
học tôi đã chất vấn giáo viên: Trò chơi này có phù hợp nội dung bài không? học sinh
chơi có hào hứng không? số lượng học sinh chơi có đông không? có thể thay trò chơi
này bằng trò chơi khác nhưng không thay nội dung bài để cả lớp cùng chú ý vào trò
6
chơi. Cụ thể như tổ chức cho học sinh điền kết quả vào bảng nhân 2, học sinh sẽ
chạy lên bảng điền, em chạy lên, em chạy xuống va vào nhau mất trật tự. Thay vào
đó là trò chơi “Truyền điện” một học sinh đứng tại chỗ đọc két quả:
2 x 1 = 2 rồi gọi bạn khác đọc kết quả tiếp. Lần lượt bảng nhân 2 được điền đủ (phần
củng cố bài học), sẽ tạo không khí phấn khởi cả lớp, em nào cũng ở tư thế quan sát
bảng nhân trên bảng và lắng nghe xem bạn có gọi mình đọc kết quả tiếp theo.
Từ cách bồi dưỡng giáo viên theo qui trình: Mở chuyên đề thao giảng, rút
kinh nghiệm, dự giờ góp ý, chất lượng giáo viên theo nhu cầu giáo viên của
trường tôi ngày càng vững vàng về chuyên môn. Không những vững chuyên

môn lớp mình đang dạy mà còn nắm được phương pháp dạy các lớp khác vì tôi
đã tổ chức cho giáo viên toàn trường dự thao giảng một lần 3 tiết của 3 khối lớp
mỗi học kỳ 2 lần.
Để phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong qúa trình thiết kế bài dạy và tập
thể giáo viên trường có bài học kinh nghiệm trong chuyên môn, tôi thường
hướng dẫn giáo viên thảo luận, góp ý tiết thao giảng theo hướng đặt vấn đề và
cùng giải quyết vấn đề. Cụ thể như chuyên đề khối 2+3 của tháng 4: Cách tổ
chức dạy ngoài lớp học qua môn Tự nhiên và xã hội.
Khi dự thao giảng xong, tôi thường hỏi giáo viên dự:
Cách tổ chức các hoạt động của giáo viên hợp lý chưa? theo anh (chị) còn có
cách nào khác, vừa đảm bảo mục tiêu, vừa đảm bảo thời gian tiết dạy? các giáo
viên đã trình bày quan điểm mình, để rồi mỗi người có thể chọn hoạt động thích
hợp cho đối tượng học sinh lớp mình.
Trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nếu không đưa ra đề tài chuyên đề
thì giáo viên sẽ góp ý tiết dạy một cách chung chung như tiết dạy truyền thụ
đúng nội dung kiến thức bài, sử dụng phương pháp hợp lý, đảm bảo thời gian,
sau đó xếp loại tốt hoặc khá.
Còn góp ý tiết thao giảng dựa vào đề tài chuyên đề thì giáo viên đi sâu bàn
bạc về cách tổ chức từng hoạt động trên lớp của giáo viên và sự tham gia của
học sinh có tích cực không?
7
Cho nên việc bồi dưỡng giáo viên thông qua các chuyên đề trong nhà trường
là việc làm thường xuyên của hoạt động dạy và học trong nhà trường.
III/ Đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua mở
chuyên đề, chất lượng giáo viên của trường tôi ngày càng vững vàng về chuyên
môn.
Kết quả đạt được qua 3 năm tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi:
- Năm học 2005 – 2006: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 04, giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh: 01.

- Năm học 2006 – 2007: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 04, giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh: 01.
- Năm học 2007 – 2008: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 06, giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh: 01.
- Năm học 2008 – 2009: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 06, giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh: 01.
- Năm học 2009 – 2010: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 07, giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh: 02.
Kinh nghiệm này tôi đã trao đổi với các trường trong huyện khi đi thanh tra
toàn diện các trường học và được sự đồng tình cao của BGH và đội ngũ giáo
viên trường. Các trường đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này để bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên như: trường Tiểu học Phương Cựu, trường Mĩ Tường, trường
Thái An, trường Mỹ Phong, trường Vĩnh Hy.
IV/ Kết luận:
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do
vậy, giáo viên tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng. Giáo viên tiểu học là người
góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng
thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Trường tiểu học gắn liền với cộng đồng,
hoạt động của giáo viên tiểu học ở trong và ngoài nhà trường có ảnh hướng trực
tiếp đến sinh hoạt văn hóa và đời sống ở địa phương. Do giáo viên tiểu học có vị
8
trí vai trò quan trọng như vậy nên muốn nâng cao chất lượng hiệu quả giao dục
tiểu học thì trước hết phải chăm lo nâng cao đội ngũ giáo viên tiểu học.
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các chuyên
đề trong nhà trường, các thành viên trong nhà trường cần thực hiện những vấn
đề sau:
1/ Đối với BGH:
- Nắn kỹ trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của giáo viên trong
trường.
- Lấy ý kiến của giáo viên về nguyện vọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

thông qua chuyên đề trường.
- Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thông qua chuyên
đề trong từng học kỳ và cả năm học với các hình thức đa dạng, phong phú.
- Đề tài chuyên đề đưa ra phải cụ thể mới đạt hiệu quả cao. (cụ thể từng khối lớp).
- Khi mở chuyên đề phải có dạy minh họa. Các tiết dạy minh họa nên để giao
viên đó tự thiết kế, tự lên lớp, không nên xây dựng trước. Vì dạy theo đối tượng
học sinh thì giáo viên đó sẽ tự chọn phương pháp thích hợp cho đối tượng học
sinh mình. Tiết dạy sẽ có ưu, khuyết mà tập thể giáo viên sẽ ghi nhận và làm bài
học kinh nghiệm cho mình.
- Sau khi mở chuyên đề, nên tiến hành dự giờ giáo viên để kiểm tra mức độ vận
dụng chuyên đề của giáo viên. Từ đó rút kinh nghiệm và chỉ đạo cho chuyên đề sau.
2/ Đối với tổ chuyên môn:
- Thu thập ý kiến giáo viên đi đến thống nhất đề xuất chuyên đề cần mở trong
năm cho BGH biết để chỉ đạo.
- Phân công giáo viên thao giảng chuyên đề, phải để giáo viên tự thiết kế bài
dạy, tổ không xây dựng giáo án mẫu.
- Sau chuyên đề, tổ trưởng dự giờ giáo viên chưa thao giảng để cùng trao đổi
kinh nghiệm về vận dụng chuyên đề cho đối tượng học sinh của lớp.
- Đề xuất với BGH những thay đổi hợp lý về nội dung chuyên đề.
3/ Đối với giáo viên:
9
- Tự học là chính vì có học tập, nghiên cứu mới biết mình thiếu sót chuyên
môn như thế nào để đề xuất chuyên đề cho trường bồi dưỡng.
- Tự thiết kế bài giảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đối tượng học sinh
lớp mình, xem sách giáo viên chỉ là tài liệu tham khảo.
- Có sổ ghi chép các bài học kinh nghiệm sau thao giảng hoặc dự giờ để bổ
sung vào bài soạn.
Tóm lại: Với sự đổi mới giáo dục hiện nay thì việc bồi dưỡng giáo viên là
việc làm thường xuyên của nhà trường trong từng năm học với những hình thức,
nội dung phù hợp nhu cầu của giáo viên và sự chỉ đạo các cấp quản lý ngành

Giáo dục.
Ý KIẾN HĐKH NHÀ TRƯỜNG
Tri Hải, ngày 07 tháng 5 năm 2010
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Hoa
Ý KIẾN HĐKH PHÒNG GD-ĐT NINH HẢI
10
11

×