Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.75 KB, 45 trang )

Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
MUC LỤC
DANH MỤC HÌNH 1
Hình 2.2.Cơ sở dữ liệu trong GIS 2
DANH MỤC BẢNG 3
MỞ ĐẦU 4
2.Mục tiêu của đề tài 5
3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng 5
5. Nội dung nghiên cứu 5
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
1.1.2 Địa hình 7
1.1.4 Thủy văn 11
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 12
1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế 12
1.2.2 Tình hình phát triển dân số và đô thị hóa 16
1.3 Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường phía tây tỉnh Ninh Bình 23
1.3.1 Hiện trạng tài nguyên môi trường khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình 23
d)Tài nguyên khoáng sản 24
Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình đến năm
2010, 2020: 31
CHƯƠNG II : XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI 35
2.1 Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý GIS 35
2.1.1 Giới thiệu tổng quan GIS 35
Hình 2.2.Cơ sở dữ liệu trong GIS 37
2.1.2 Các chức năng cơ bản của hệ thông tin địa lí 38
a. Phép phân tích vùng đệm 42
b. Phân tích chồng xếp các lớp thông tin 42
DANH MỤC HÌNH
HÌNH TRANG
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần


SVTH : Đoàn Mai Hiếu 1
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Hình 1.1 Bản đồ hành chính phía tây tỉnh Ninh Bình
6
Hình 2.1 Các thành phần của GIS
35
Hình 2.2.Cơ sở dữ liệu trong GIS
36
Hình2.3. Giao diện của phần mềm Arc view 3.3
41
Hình 2.4 .Các dạng vùng đệm ( Find Distance )
42
Hinh 2.5. Minh họa chồng xếp Raster
43
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 2
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
DANH MỤC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 1.1 Bảng thành phần địa chính
7
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình ba huyện Nho Quan, Gia
Viễn, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
8
Bảng 1.3 Số giờ nắng trung bình ba huyện Nho Quan, Gia
Viễn, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
9
Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn,
Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010
10

Bảng 1.5 Độ ẩm trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
11
Bảng 1.6: Hiện trạng sử dụng từ năm 2010 của khu vực
22
Bảng 1.7 Phân loại rác thải sinh hoạt theo các thành phần chất
thải
29
Bảng 1.8 Tổng hợp khối lượng rác thải công nghiệp và y tế
30
Bảng 2.1. Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn
44
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 3
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai cung cấp cho con người những tài nguyên và đồng thời cũng làm ảnh
hưởng chức năng chứa đựng những phế thải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và
phát triển của con người. Nhưng số lượng phế thải này vượt quả một mức độ nhất
định thì việc chứa đựng chúng trở thành một vấn đề rất phức tạp. Lượng chất
thải phát sinh lớn nhưng con người không quản lý và tổ chức thu gom, xây
dựng bãi chôn lấp, lúc đó đường phố, sông hồ sẽ tràn ngập rác, thành phần
ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và
sức khoẻ con người. Vấn đề rác thải là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý đất
đai và bảo vệ môi trường. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý CTR, trong
đó chôn lấp là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn vị
trí bãi chôn lấp CTR là một bài toán rất phức tạp đối với các nhà quy hoạch vì nó
yêu cầu phải tính đến tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế,
xã hội và môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì phương pháp đánh giá, phân

tích đa chỉ tiêu và hệ thống thông tin địa lý – GIS là công cụ hiệu quả. GIS cho phép
phân tích, xử lý dữ liệu không gian, tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp
thông tin phục vụ cho việc xác định vị trí bãi chôn lấp.
Phía tây tỉnh Ninh Bình bao gồm các huyện: Nho Quan, Gia viễn, Hoa Lư.
Với địa hình bán sơn địa trong những năm gần đây đã trở thành điểm sáng trong
thu hút đầu tư ,tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, đời sống của nhân dân được cải
thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày
càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải sinh hoạt ở các khu vực nông
thôn. Theo Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình trên địa bàn tỉnh mỗi ngày đêm thải ra
khoảng gần 600 tấn rác sinh hoạt và khoảng 2 tấn rác thải y tế. Nếu không có biện
pháp xử lý thích hợp, lượng rác thải khổng lồ này sẽ trở thành thảm họa của đô
thị.
Đề tài “Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình
bằng Gis” góp phần giúp các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu, sở TN & MT
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 4
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
tỉnh Ninh Bình cùng với chính quyền địa phương quy hoach vị trí một bãi chôn
lấp đồng thời việc áp dụng công nghệ thông tin đặc biệt là GIS vào trong vào
trong việc quy hoạch sẽ làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, đánh giá và cho
ta những vị trí tiềm năng nhất để đặt bãi chôn lấp hợp lí.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn phía tây tỉnh Ninh Bình.
Xây dựng quy hoạch, lựa chọn điạ điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn trên cơ
sở ứng dụng GIS .
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại địa bàn phía tây tỉnh Ninh Bình
(huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập được

bao gồm giáo trình, báo chí, internet, các báo cáo…sẽ được nghiên cứu, phân tích
và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra thực nghiệm, khảo sát : Để biết thực tế của khu vực
nghiên cứu và thu thập các nguồn dữ liệu cần cho đề tài
- Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên-xã hội của phía tây tỉnh Ninh Bình
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào trong GIS
- Ứng dụng GIS để xác định vị trí bãi chôn lấp hợp lý
- Xây dựng bản đồ quy hoạch bãi chôn lấp cho phíá tây tỉnh Ninh Bình
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 5
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
#
#
#
#
#
#
#
#
#
#
#
#
#

r
$T
Nho Quan
Gia Vien
Hoa Lu
TP Ninh B×nh
ThÞ X· Tam §iÖp
Yªn M«
Yªn Kh¸nh
Thanh hãa
Hßa B×nh
Hµ nam
Nam §Þnh
Hình 1.1 Bản đồ hành chính phía tây tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 190 50’ đến 200 27’
độ Vĩ Bắc, 105 032’ đến 106 027’ độ Kinh Đông, có diện tích đất tự nhiên là
1.388,7 km
2
, dân số 922.582 người; mật độ dân số trung bình: 664 người/km
2
(Niên
giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010).
Phía tây Ninh Binh bao gồm ba huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, với tổng
diện tích đất tự nhiên là 740 km
2
. Có vĩ độ từ 190 50’ đến 201 73’ độ Vĩ Bắc, từ 105
519’ đến 106 027’ độ Kinh Đông. Trong đó huyện Nho Quan có diện tích lớn nhất
458,6 km
2
, tiếp đó là Gia Viễn với diện tích 178,5 km

2
và cuối cùng là Hoa Lư có
diện tích 102.9 km
2
.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 6
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
- Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam
và một phần tỉnh Nam Định và TP Ninh Bình.
- Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình .
- Phía Nam giáp với ba huyện Tam Điệp, Yên Mô và Yên Khánh.
- Phía Tây giáp với Thanh Hóa.
Phía tây Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ
sông Hồng và Bắc Trung Bộ.Khu vực này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà
Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung. Quốc lộ 1A, Quốc lộ
10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua khu vực.
Bảng 1.1 Bảng thành phần địa chính
Tên Diện tích Mật độ Dân Số
Nho Quan 458.6 326 149.322
Gia Viễn 178.5 668 119.284
Hoa Lư 102.9 655 67.435
(Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km². Nguồn: Niên giám thông
kê Ninh Bình năm 2010.)
1.1.2 Địa hình
Khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình có địa hình chủ yếu là đồi núi và bán sơn địa,
đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ. Diện tích khu vực này là 740 km
2
, chiếm 52%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi đá

có độ cao trên 200, vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng
của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật
liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn
nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công
nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.
1.1.3 Khí hậu
Phía tây Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thể hiện kiểu khí hậu
núi rừng và nửa núi rừng: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa
đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa
xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới.
Mưa
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 7
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm và lượng bốc hơi trung
bình năm: 22mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700
giờ; Độ ẩm trung bình năm 81%( thấp nhất: 72%, cao nhất: 90%). Số ngày mưa
trong năm trung bình khoảng 140-150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn
chiếm khoảng 60-65 ngày.
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư
thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
(ĐV : mm )
2006 2007 2008 2009 2010
Bình quân năm 154.6 159.3 159.0 126.5 116.7
Tháng 1 0.9 6.2 12.0 1.5 0.7
Tháng 2 10.3 41.7 22.3 26.9 56.0
Tháng 3 51.1 132.6 21.4 40.3 35.5
Tháng 4 113.9 23.8 69.1 19.5 40.2
Tháng 5 82.2 220.7 68.4 303.0 168.9
Tháng 6 114.9 122.1 103.0 153.7 125.5

Tháng 7 364.7 206.0 296.8 272.0 215.0
Tháng 8 165.6 368.7 404.0 374.1 277.5
Tháng 9 709.9 200.5 681.0 235.7 213.1
Tháng 10 235.6 482.8 31.3 53.2 250.4
Tháng 11 4.4 57.5 180.6 38.4 10.8
Tháng 12 2.0 48.7 18.5 0.1 6.9
Nguồn :
Nắng
Quy luật diễn biến số giờ trong năm phức tạp. Tháng II nắng ít, tháng V và
tháng VII nhiều nhất. Số giờ nắng bình quân 1730 giờ/năm. Thời gian chiếu sáng
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 8
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
trung bình nhiều năm khoảng 1.640- 1.650 giờ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10,
số giờ nắng chiếm khoảng 1080- 1100 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau số giờ nắng chiếm khoảng 500-520 giờ. Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối
268 giờ (tháng 5 năm 1974). Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ (tháng 2
năm 1988).
Bảng 1.3 Số giờ nắng trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư
thuộc tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
(ĐV: Giờ)
2006 2007 2008 2009 2010
Bình quân năm 121.9 119.6 107.9 117.3 109.1
Tháng 1 62.4 58.7 41.2 72.8 49.5
Tháng 2 39.2 36.1 9.1 24.3 51.8
Tháng 3 45.6 63.9 29.4 26.7 11.7
Tháng 4 109.3 75.2 84.8 127.3 77.9
Tháng 5 151.0 145.3 211.2 185.2 144.7
Tháng 6 165.0 159.8 132.3 187.4 226.6
Tháng 7 204.9 209.1 201.9 145.6 252.2

Tháng 8 171.2 169.5 130.2 105.7 113.1
Tháng 9 141.2 157.7 150.4 175.9 119.8
Tháng 10 134.7 97.5 117.6 130.5 81.1
Tháng 11 147.1 193.1 131.9 150.4 146.6
Tháng 12 91.6 69.4 54.4 75.4 34.4
Nguồn :
Nhiệt độ
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khu vực tây Ninh Bình quanh năm được
tiếp nhận một lượng bức xạ rất dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí
hàng năm dao động trong khoảng từ 23,9 - 24,4
0
C (tính trung bình theo Niên giám
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 9
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
thống kê 2010). Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 2 (nhiệt độ từ 17,9 -
18,8
0
C), tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất là tháng 6, 7, 8 (nhiệt độ từ 28,7 -
29,6
0
C) .Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0
o
C.
Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư thuộc
tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010
(ĐV:
0
C)
2000 2001 2005 2006 2007

Bình quân năm 23.7 23.7 23.7 24.2 24.0
Tháng 1 18.2 18.3 16.3 17.9 16.6
Tháng 2 16.3 17.2 17.7 18.3 21.2
Tháng 3 19.3 20.7 18.7 19.6 20.9
Tháng 4 24.7 24.1 23.3 24.8 22.9
Tháng 5 26.8 26.7 28.6 27.1 26.3
Tháng 6 28.2 28.5 29.8 29.3 29.7
Tháng 7 29.2 29.0 29.1 29.3 29.6
Tháng 8 28.6 28.3 28.1 27.6 28.3
Tháng 9 26.6 27.4 27.6 27.3 26.6
Tháng 10 24.9 25.4 25.7 26.2 25.1
Tháng 11 21.2 21.1 22.5 24.5 20.9
Tháng 12 20.1 17.5 17.0 18.5 20.1
Nguồn :
Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình năm từ 80-90%.
- Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2.
- Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 10
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Bảng 1.5 Độ ẩm trung bình ba huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư thuộc
tỉnh Ninh Bình năm 2006-2010.
(ĐV : %)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Bình quân năm 83 85 87 83 83
Tháng 1 72 84 83 79 77
Tháng 2 86 86 90 89 88
Tháng 3 91 89 87 89 93
Tháng 4 88 90 89 86 85

Tháng 5 85 84 87 82 83
Tháng 6 80 85 84 82 80
Tháng 7 82 83 87 82 82
Tháng 8 86 86 90 87 87
Tháng 9 85 85 90 79 84
Tháng 10 85 87 87 85 83
Tháng 11 76 77 89 81 71
Tháng 12 76 84 83 75 87
Nguồn :
1.1.4 Thủy văn
Hệ thống sông ngòi ở phía tây tỉnh Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy,
sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Lạng, sông chanh với tổng chiều dài 496km,
phân bố rộng khắp trong toàn khu vực, Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km
2
, các
sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển Đông.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 11
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Chế độ thủy chiều: Thời gian triều lên ngắn (khoảng 8 giờ) và triều xuống
dài (gần 16 giờ). Biên độ triều trung bình từ 1,6 m đến 1,7 m và đạt cực đại tới
trên 3 m. Do kết hợp dòng chảy của sông Đáy và chế độ thuỷ triều đã tạo nên bãi
bồi tại vùng cửa sông với tốc độ phát triển khá nhanh nhưng ít xảy ra hiện tượng
sụt lở đất.
Độ mặn: Vùng cửa sông bị nhiễm mặn do nước biển sâm nhập khi nước biển
dâng cao, dòng chiều chảy ngược gây khó khăn cho sản xuất vụ chiêm xuân của
tỉnh.
Nhìn chung, hệ thống sông, ngòi của khu vực được nối với nhau thành một
mạng lưới và đổ ra biển. Nguồn nước trên hệ thống sông, ngòi phục vụ tưới, tiêu
chủ yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài mục đích tưới tiêu phục vụ

sản xuất, nông nghiệp, nước sông Đáy còn là nguồn nước cung cấp cho hầu hết các
nhà máy nước phục vụ sinh hoạt của các đô thị thuộc lưu vực sông.
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
 Tốc độ phát triển:
Khu vực phía tây Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình nên chịu sự chi phối và
phát triển chung về kinh tế của toàn khu vực nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nói
chung. Phát huy những thành quả đạt được, từ năm 2009 đến năm 2012 tình hình
kinh tế xã hội khu vực tiếp tục ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 18%. Trong đó; CN-XD : 34,8%/năm;
DV-TM : 60,8%; NN : 4,4%
Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 400 tỷ đồng. Thu ngân sách theo
nhiệm vụ giao đạt hàng năm vượt 53,7%/năm.
Gía trị ngành nông nghiệp thu được là 46 triệu đồng ha/năm.
a) Sản xuất nông nghiệp
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 12
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Do thời tiết và đất đai không ủng hộ nên việc mở rộng diện tích sản xuất gặp
nhiều khó khăn; tổng diện tích cây trồng 2011 - 2012 đạt 13,5 nghìn ha, giảm 35%
(7,2 nghìn ha) so với năm 2010 – 2011. Do các địa phương làm tốt công tác thủy
lợi, đảm bảo đủ nước, nông dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên lúa và
các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Sản lượng thủy sản quý 1/2012 đạt trên 6,5 nghìn tấn, tăng 14% so cùng kỳ
(riêng nuôi nước lợ đạt 600 tấn, khai thác đạt 620 tấn). Các hộ nuôi trồng đang tích
cực chuẩn bị các điều kiện nuôi thả vụ mới.
b) Công nghiệp tăng trưởng cao, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ
trợ bước đầu hình thành, khu vực làng nghề và các khu công nghiệp tiếp tục
phát triển

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 15 nghìn tỷ đồng (giá so sánh
1994) vượt 11,4% mục tiêu, tăng bình quân 27,9%/năm đưa công nghiệp phía tây
Ninh Bình từ vị trí thứ 19 (năm 2004) lên vị trí thứ 14 (năm 2009) trong toàn quốc.
Sản phẩm công nghiệp chiếm 98% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhiều sản phẩm có
khả năng cạnh tranh như: thức ăn gia súc, giấy, thép, gỗ, kính, thiết bị điện, điện tử.
Khu vực làng nghề tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 34,7%/năm. Khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài duy trì tăng trưởng cao, năm 2010 chiếm 49,8% tổng giá
trị sản xuất công nghiệp, tăng bình quân 61,6%/năm. Toàn tỉnh đã quy hoạch 15
khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích 7.525ha, trong đó 10 khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy so với diện tích quy hoạch đạt 42,4%, so với diện
tích thu hồi đạt 61%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng 20,5%, cảnh
quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể.
c) Thương mại và dịch vụ
Thương mại của khu vực trong thời gian qua có bước phát triển, hàng hóa
phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
ngày một tốt hơn. Mạng lưới thương mại được mở rộng.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 13
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Tổng doanh thu dịch vụ tăng 17,7%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội tăng bình quân 25,9%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010
ước đạt 1.250 triệu USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu
năm 2010 ước đạt 1.150 triệu USD, tăng bình quân 48,1%/năm.
 Cơ cấu kinh tế :
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp xây dựng
năm 2010 đạt 64,8% vượt 9,8% so với mục tiêu đề ra, dịch vụ 24,2% không đạt
mục tiêu, nông nghiệp 11,0%. Nhóm ngành chế biến tăng bình quân 31,3%/năm, tỷ
trọng giá trị trồng trọt giảm từ 56,6% năm 2005; năm 2010 còn 50,5%, tỷ trọng
chăn nuôi tăng từ 39,4% lên 43,3%, dịch vụ tăng từ 14,84% năm 2005 lên 16% năm

2010.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 63,3% năm 2005, năm 2010 xuống
42%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,3% năm 2005, năm 2010 lên 33%; dịch
vụ tăng từ 14,4% năm 2005, năm 2010 lên 24,2%.
 Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành
- Ngành công nghiệp của khu vực có điểm xuất phát thấp. Trong những năm
gần đây, nhịp độ phát triển công nghiệp tăng lên, hình thành các dự án công nghiệp
và khu sản xuất công nghiệp với quy mô lớn .Số lượng lao động trong sản xuất công
nghiệp cũng tăng cao.
Theo tài liệu số 5618/BC-BKHĐT ngày 31 tháng 07 năm 2012 của Bộ Kế
hoạch và đầu tư : Tuy sản xuất công nghiệp có chuyển biến nhưng vẫn gặp nhiều khó
khăn: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 3,2% so với tháng trước và tăng
6,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số IIP7 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ
năm 2011, bằng 54,5% mức tăng 7 tháng đầu năm 2011 (8,8%). Chỉ số tồn kho
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước đã giảm dần từ mức
34,9% tại thời điểm 01/3, xuống 32,1% vào 01/4, 29,4% vào 01/5, 26% vào 01/6 và
21% vào 01/7. Tuy nhiên, nhìn chung, sản xuất công nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 14
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
khăn: sức mua giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tuy có xu hướng giảm dần nhưng vẫn
còn ở mức cao.
Hiện nay trên địa bàn khu vực hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp như : công nghiệp cơ khí ,công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất phân
phối điện nước. Trong đó , nhóm ngành công nghiệp phân phối điện nước là ngành
công nghiệp chiếm ưu thế về chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu do
phát huy được thế mạnh nguồn nhân lực của địa phương. Tuy nhiên song song với
phát triển công nghiệp là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất hiện nay
tại các khu có cơ sở sản xuất công nghiệp. Mặc dù trên địa bàn khu vực đã được
quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng hiện nay số lượng các cơ

sở sản xuất công nghiệp vẫn mang tính tự phát ,nằm rải rác trong các khu dân cư,
hình thành không theo quy luật tổng thể vẫn còn khá nhiều, công nghệ sản xuất cũ
kỹ, lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải hầu như không có hoặc có nhưng không đạt yêu
cầu, đang gây áp lực lớn lên môi trường
Hậu quả của ô nhiễm công nghiệp là vô cùng to lớn, việc khắc phục ô nhiễm
môi trường rất phức tạp và tốn kém, do đó ngay từ bây giờ các cấp, các ngành, các
cơ sở sản xuất phải có biện pháp hữu hiệu trong phát triển công nghiệp đi đôi với
bảo vệ môi trường.
- Sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có quy
mô lớn. Các loại cây trồng chính chủ yếu là cây lương thực như: khoai, lạc, đậu
tương, ngô, lúa chiếm vị trí quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc
dân. Sự phát động của chính phủ về chuyển đổi cây trồng đã được hưởng ứng tích
cực một số diện tích trồng lúa đã được chuyển đổi sang làm trang trại chăn nuôi. Sự
phát triển của ngành chăn nuôi theo quy mô lớn sẽ dẫn tới gây ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh bởi mùi hôi thối của chất thải chăn nuôi. Hiện nay vấn đề
này đã được các ngành khắc phục bằng biện pháp xử lý sinh học bằng các bioga vừa
giảm tác động tới môi trường vừa làm nguyên liệu đốt. Bình quân mỗi ha canh tác
cho thu nhập được 46 triệu đồng/ha Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục
phát triển khá ổn định: Tính đến ngày 15/7/2012, cả nước gieo cấy 961,3 nghìn ha
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 15
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
lúa mùa, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước; riêng miền Bắc gieo cấy đạt 769,2
nghìn ha, tăng 35,7%. Các tỉnh miền Nam đã thu hoạch được 622,5 nghìn ha lúa hè
thu, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2011.
- Thương mại của thành phố trong thời gian qua có bước phát triển, hàng hóa
phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân
ngày một tốt hơn. Mạng lưới thương mại được mở rộng.
Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán
lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm tăng 18,7% so với cùng kỳ năm

2011. Các hoạt độngdu lịch, vận tải, bưu chính viễn thôngtiếp tục phát triển, phục vụ
tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
1.2.2 Tình hình phát triển dân số và đô thị hóa
Động lực dân số
- Với quy mô dân số năm 2010 là gần 120 nghìn người. So với dân số khu vực
đồng bằng Sông Hồng, dân số phía tây tỉnh Ninh Bình chiếm 3.2% và bằng 0.5%
dân số cả nước. Tỷ lệ sinh trung bình: 13,77‰, tỷ lệ chết: 5,07‰, tỷ lệ tăng tự
nhiên: 8,70‰. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số thành thị: 9,21‰, tỷ lệ tăng tự nhiên dân
số nông thôn: 8,61‰. Số người trong độ tuổi lao động: 563.042 người. Mật độ dân
số của tỉnh (khoảng 675 người/km
2
) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến
dưới 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế
không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức
ép lớn đối với phát triển kinh tế.
Nguồn lao động
- Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với
tổng lao động năm 2008 chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người). Khu vực
phía tây tỉnh Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất
lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng Đồng Bằng Sông Hồng cũng
như cả nước. Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là
đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 16
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
động. Cơ cấu dân số khu vực thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm
15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Năm 2010, dân số trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, trung bình mỗi năm
lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 3.002 ngàn người, tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm.

Trình độ học vấn của nguồn nhân lực khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình cao
hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của ĐB
Sông Hồng và vùng Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp
tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ
27,2%. Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của khu vực là
45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy,
chất lượng nguồn nhân lực khu vực cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% &
12,4%).
Cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Lao động
từ khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) được đào tạo ngành
nghề để chuyển sang làm việc cho khu vực khác, chủ yếu là trong Công nghiệp -
Xây dựng. Qua 4 năm, sự chuyển dịch này diễn ra khá nhanh. Năm 2005, cơ cấu lao
động tương ứng 3 khu vực Nông nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ là
63,9% - 21,8% - 14,3%.
Phát triển cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông đường bộ:Toàn tỉnh hiện có 7.390 km đường. Trong đó:
đường do Trung ương quản lý dài 35 km, chiếm 0,79%; đường do tỉnh quản lý dài
155 km, chiếm 2,09 %; đường do huyện quản lý dài 2.880 km, chiếm 38,97%;
đường do xã quản lý dài 4.320 km, chiếm 60%. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường
sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Chất lượng đường: Ðường nhựa, đường bê tông
chiếm 60%, đường cấp phối chiếm 20%, còn lại đường đất chiếm 20%.
Mạng lưới viễn thông:Tổng số lượng bưu cục trên địa bàn 32 đơn vị; số máy
điện thoại là 18.014 chiếc, trong đó vùng dân tộc chiếm 10%. Bình quân có 02
máy/100 dân; 100% số xã có điện thoại.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 17
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
Mạng lưới điện quốc gia:100% số xã trong toàn khu vực có lưới điện quốc gia,
đạt tỷ lệ trên 85% số hộ được sử dụng điện.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ người được sử dụng nước sạch chiếm

57%.
1.2.3 Hiện trạng môi trường đất khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được chỉ đạo thực hiện tương
đối đồng bộ; Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số
1047/QĐ-TTg ngày 23/10/2000; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh đến năm
2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) đã được phê duyệt tại Nghị quyết số
04/2007/NQ-CP ngày 23/01/2007 của Chính phủ .
 Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp phân bố ở huyện Nho Quan 34.653,24 ha, Gia Viễn
12.491,46 ha. Đất nông nghiệp chủ yếu sử dụng ở các mục đích sau:
Đất lúa nước
Diện tích đất lúa nước toàn tỉnh là 46.306,63 ha, chiếm 48,08% diện tích đất
nông nghiệp. Trong đó huyện Nho Quan 10.188,63 ha, Gia Viễn 7.515,87 ha.
Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm là 7.741,01 ha, chiếm 8,04% diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó huyện Nho Quan có 2.498,85 ha.
Đất rừng phòng hộ
Diện tích đất rừng phòng hộ toàn tỉnh là 10.964,83 ha, chiếm 11,93 % diện tích
đất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất rừng phòng hộ phân bố không đồng đều, tập
trung chủ yếu ở 5 huyện trong đó huyện Nho Quan 5.835,38 ha, huyện Gia Viễn
779,96 ha, huyện Hoa Lư 1,35 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh là 5.771,30 ha, chiếm 5,99% diện
tích đất nông nghiệp. Đất nuôi trồng thuỷ sản phân bố đồng đều ở các huyện, thị,
thành phố trong tỉnh trong đó huyện Gia Viễn 617,38 ha, huyện, huyện Nho Quan
341,48 ha và huyện Hoa Lư 235,93 ha.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 18
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
 Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào các mục đích sau:
Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng, đất an
ninh, đất khu công nghiệp, đất cho hoạt động khoáng sản…
 Đất chưa sử dụng
Toàn tỉnh có 9.687,13 ha chiếm 6,96 % diện tích đất tự nhiên; Trong đó diện
tích đất bằng chưa sử dụng 4.904,15 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 2.739,32 ha; núi
đá không có rừng cây 2.043,66 ha. Diện tích đất chưa sử dụng được phân bố ở khắp
các huyện, thị xã, thành phố nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, Kim Sơn,
Gia Viễn và huyện hoa Lư.
a) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
 Về kinh tế:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2009, các mục tiêu,
chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2000-2010 cơ bản đã đạt được. Đặc biệt là bốn năm 2006, 2007, 2008, 2009
đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội rất khích lệ. Đây chính là
tiền đề quan trọng để tỉnh bước vào giai đoạn đột phá tăng trưởng nhanh và phát
triển bền vững.
 Về xã hội:
- Giáo dục đào tạo : Cơ bản đã đáp ứng đủ diện tích đất xây dựng trường học ở
các cấp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong tỉnh
đã quy hoạch trường Đại học Hoa Lư đi vào hoạt động, các cơ sở dạy nghề có chất
lượng đang hoạt động hiệu quả như trường Cao đẳng dạy nghề Lilama, trường Cao
đẳng dạy nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hệ thống trung tâm dạy
nghề và truyền nghề tại làng nghề.
- Công tác y tế: Cơ sở vật chất, hệ thống y tế được quan tâm đầu tư xây dựng
như: bệnh viên đa khoa tỉnh với quy mô 700 giường, các trung tâm y tế tuyến huyện
được đầu tư xây dựng mới đã đưa vào sử dụng góp phần đáp ứng được nhu cầu khám,
chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh. Hiện tại 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế .
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 19

Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
- Văn hóa, thông tin, mạng lưới văn hoá, thông tin phát triển đều khắp, đáp
ứng yêu cầu công tác tuyên truyền, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã
hội ở địa phương. Nhiều công trình văn hoá ở cơ sở được cải tạo, nâng cấp và đầu
tư xây dựng mới. Hệ thống thư viện, đặc biệt là thư viện tỉnh được xây dựng và đi
vào hoạt động, phục vụ nhân dân. 100% các xã đều có nhà văn hóa - bưu điện .
- Giải quyết việc làm, do phát triển gần 500 ha đất khu cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế và kết hợp công tác giáo dục - đào
tạo đạt. Nên trong giai đoạn vừa qua đã giải quyết cơ bản được vấn đề việc làm cho
người lao động trong huyện.
 Về môi trường:
Tỷ lệ che phủ của rừng tăng nhanh, đạt 19,8%; môi trường, đa dạng sinh học,
đất đai và nguồn nước được bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt khu du lịch trọng điểm như
vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và
khu Tam Cốc - Bích Động, khu cố Đô Hoa Lư v.v, công tác bảo vệ môi trường đều
đạt được nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên vấn đề phát triển công nghiệp, đặc biệt là sản xuất xi măng, làng
nghề và phát triển du lịch đang có những thách thức mà trong thời gian quy hoạch
cần có chiến lược giải quyết tổng thể, hài hoà và rất cụ thể trong từng trường hợp.
Mặt khác ô nhiễm không khí có chiều hướng gia tăng, nguồn nước, nhất là tại các
đô thị đang bị ô nhiễm, mực nước ngầm đang hạ xuống thấp. Hơn nữa cần tiến hành xem
xét, đánh giá môi trường chiến lược đối với công tác quy hoạch nói chung.
b) Hiệu quả sử dụng đất
Việc khai thác hiệu quả sử dụng đất có những ưu điểm sau đây:
- Quỹ đất đai được khai thác đạt tỷ lệ rất cao (chiếm hơn 95% diện tích tự
nhiên);
- Tỷ lệ đất sử dụng cho nông nghiệp cao, phù hợp với điều kiện đất đai của
huyện phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả.
- Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đã khai thác được còn có những hạn chế:

GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 20
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
- Đất khai thác cho các mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn hạn
chế;
- Tiềm năng đất đai về một số lĩnh vực mức độ khai thác còn bị hạn chế như
du lịch sinh thái, đất bị bạc màu . . .
Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất
Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề về môi trường đất cần quan tâm giải quyết:
- Hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Do điều kiện
địa hình không bằng phẳng thì xói mòn và rửa trôi vẫn là nguyên nhân chính đang
làm suy thoái tài nguyên đất của tỉnh hiện nay.
- Trong sản xuất nông nghiệp, do áp lực của việc sử dụng các loại hoá chất
nhằm tăng năng suất, sản lượng của cây trồng như sử dụng phân hoá học, thuốc
kích thích, thuốc trừ sâu Không theo quy trình, đặc biệt là vấn đề chỉ quan tâm tới
lợi nhuận, ít quan tâm đầu tư bồi bổ cho đất và hạn chế kinh phí trong việc đầu tư
thuỷ lợi và cải tạo tạo đất là những nguyên nhân gây hậu quả xấu cho môi trường
đất, dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, chai lì đất Trong tương lai, sản xuất nông
nghiệp phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, gắn với biện pháp cải tạo, bồi bổ đất như
bón phân xanh, phân chuồng làm tăng độ phì cho đất; nâng cao năng lực thuỷ nông,
khai thác cần có quy hoạch, kế hoạch.
c) Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc
phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất
Đất đai của tỉnh được khai thác chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
sản xuất kinh doanh, công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng đất chưa hợp lý
và hiệu quả chưa cao, giá trị thu được trên 1 ha đất canh tác và hệ số sử dụng đất
còn thấp.
Trong thời gian qua đất sử dụng cho các mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng,
xây dựng cơ bản, đất ở tăng đáng kể nhưng so với yêu cầu phát triển theo hướng
công nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa thì chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tế cho

thấy các loại đất này tăng lên chủ yếu là do chuyển từ đất nông nghiệp sang (nhất là
đất trồng lúa) đã tạo nên những mâu thuẫn trong việc sử dụng đất. Người dân mất
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 21
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
dần đất canh tác dẫn đến việc dư thừa lao động, thiếu việc làm. Việc chuyển đổi
ngành nghề, đào tạo nguồn nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi
nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề trong khi đó
tình hình đầu tư chuyển đổi ngành nghề mới chỉ ở mức bước đầu của giai đoạn phát
triển nên hiệu quả lao động chưa cao.
- Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc
bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, suy thoái đất.
- Một số địa phương công tác quản lý đất đai vẫn còn lỏng lẻo, công tác thanh tra,
kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai chưa được làm thường xuyên, liên tục.
- Nhận thức của người dân về chính sách đất đai không đồng đều, ý thức của
người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp Luật Đất đai.
Bảng 1.6: Hiện trạng sử dụng từ năm 2010 của khu vực
STT Loại đất
Diện
tích (ha)

cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 139.033,75 100
1 Đất nông nghiệp 96.305,22 69,27
1.1 Đất lúa nước 46.306,63 48,08
1.2 Đất trồng cây lâu năm 7.741,01 8,04
1.3 Đất rừng phòng hộ 10.964,83 11,39
1.4 Đất rừng đặc dụng 16.564,38 17,20
1.5 Đất rừng sản xuất 1.806,83 1,88
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.771,30 5,99

2 Đất phi nông nghiệp 33.041,40 23,77
2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, CTSN 188,76 0,57
2.2 Đất quốc phòng 1.106,16 3,35
2.3 Đất an ninh 413,29 1,25
2.4 Đất khu công nghiệp 729,94 2,21
2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 93,21 0,28
2.6 Đất di tích danh thắng 800,20 2,42
2.7 Đất để xử lý, chân lấp chất thải nguy hại 28,39 0,09
2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 245,92 0,74
2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.401,00 4,24
2.10 Đất phát triển hạ tầng 14.045,17 42,51
2.11 Đất ở đô thị 1.026,96 3,11
3 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 16.565,62 11,90
4 Đất khu du lịch 23.899,88
17,17
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 22
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
1.3 Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường phía tây tỉnh Ninh Bình
1.3.1 Hiện trạng tài nguyên môi trường khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 740km2 với các loại đất phù sa, đất
Feralitic.
b) Tài nguyên nước
Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm:
Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất
nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống
sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km,
chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21
hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước, năng lực

tưới cho 4.438 ha.
Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho
Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan) đạt
361.391m3/ngày. Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.
c) Tài nguyên rừng.
So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn
nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu m
3
, tập
trung chủ yếu ở huyện Nho Quan. Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng
nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú.
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 23
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
d) Tài nguyên khoáng sản
Tài ngyên đá vôi
Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những
dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho
Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40
km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 24
Xây dựng quy hoạch vị trí bãi chôn lấp tại phía tây tỉnh Ninh Bình bằng GiS
triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây
dựng và một số hóa chất khác.
Tài nguyên đất sét
Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã
Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu
ngành đúc.

Tài nguyên nước khoáng
Nước khoáng ở khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ
yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ
sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn,
thường xuyên ở độ nóng 53÷540C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần
Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
Tài nguyên than bùn
Trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà
(Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi
sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.3.2 Hiện trạng chất thải rắn khu vực phía tây tỉnh Ninh Bình
 Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng tạo ra nhiều áp lực lên môi trường.
Hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, chất lượng môi
trường ở nhiều nơi có xu hướng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, suy thoái môi
trường có biểu hiện ngày càng gia tăng; đặc biệt tại các khu vực làng nghề, khu
công nghiệp vừa và nhỏ, đô thị và lưu vực sông.
a) Môi trường nước
Nước thải khu vực đô thị của các thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và
một số thị trấn chưa được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn môi trường đã thải thẳng
xuống lòng sông và kênh mương, kể cả nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh gây
ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng. Hệ thống cống, rãnh thoát nước tại 1
số khu vực đô thị (Ninh Bình) chưa đồng bộ nên khả năng tiêu thoát nước kém, còn
GVHD : ThS. Tạ Đăng Thuần
SVTH : Đoàn Mai Hiếu 25

×