Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng du lịch thể thao vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.81 KB, 97 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế
Việt Nam cũng ngày một phát triển mạnh hơn để hòa nhập với nền kinh tế của thế giới
và trong khu vực. Đặc biệt, năm 2006 Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới
WTO đã mở ra nhiều cơ hội để nền kinh tế nước ta phát triển toàn diện hơn, đồng thời
cũng phải đối diện với nhiều thách thức mới trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy
đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước ngày càng đổi mới không ngừng, nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả sản xuất…để cạnh tranh với không chỉ các doanh
nghiệp trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Với
những thuận lợi và khó khăn như vậy thì kế toán cũng phải không ngừng phát triển và
ngày một hoàn thiện hơn về nội dung cũng như phương pháp để đáp ứng được với yêu
cầu của nền kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính nên kế toán cung
cấp các thông tin kinh tế tài chính có độ tin cậy cao, có giá trị pháp lý, nhanh gọn, là
cơ sở để từ đó giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp đưa ra những quyết định, chiến
lược kinh tế phù hợp nhất. Vì vậy, kế toán có vai trò rất quan trọng trong hệ thống
quản lý sản xuất của công ty. Đặc biệt là đối với kế toán xác định kết quả hoạt động
kinh doanh vô cùng quan trọng vì đây chính là khâu cuối cùng xác định lãi hay lỗ
trong quá trình họat động kinh doanh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh đối với mỗi công ty và được sự đồng ý Ban giám hiệu Trường Đại học Bà rịa
Vũng Tàu, sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Võ Thị Thu Hồng cùng với sự giúp đỡ tận
tình của Ban Giám đốc và Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch
Thể thao Vũng Tàu, tôi đã chọn đề tài “ Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch Thể thao Vũng Tàu” làm
chuyên đề thực tập. Bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch Thể thao Vũng Tàu.
Chương 3: Một số giải pháp về kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Du lịch Thể thao Vũng Tàu và kiến nghị.
Vì thời gian thực tập ngắn và lượng kiến thức có hạn nên không tránh khỏi


những sai sót nhất định, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh
chị trong công ty và bạn bè để tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1.1 Vai trò của xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Việc xác định kết quả kinh doanh chính là xác định phần chênh lệch giữa một
bên là doanh thu thuần và một bên là các chi phí đã bỏ ra và được biểu hiện thành lãi
1
hoặc lỗ bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Xác định đúng kết quả hoạt động
kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của quá trình sản xuất của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định, các nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thực hiện theo
quy định của nhà nước. Đồng thời xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh là cơ
sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định, các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất
cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, xác định kết quả hoạt động kinh doanh
còn là số liệu tin cậy để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, các cổ đông, ngân hàng…
Vì vậy, xác định kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp.
1.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, hoạt động
tài chính và các hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ đi
giá vốn hàng bán, trừ chi phí bán hàng và trừ chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
Kết quả hoạt
động kinh
doanh
=

Doanh thu
thuần
-
Chi phí bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
1.2.2 Kết quả hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập từ
hoạt động tài chính và các khoản chi phí hoạt động tài chính như mua bán chứng
khoán, chênh lệch tỷ giá…
Kết quả hoạt động
tài chính
=
Doanh thu từ hoạt động
tài chính
-
Chi phí hoạt
động tài chính
1.2.3 Kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động khác là các khoản thu nhập khác sau khi trừ đi các khoản chi
phí khác như thanh lý, nhượng bán tài sản…
Kết quả hoạt
động khác
= Thu nhập khác - Chi phí khác
1.3 Nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2
1.3.1.1 Các khái niệm
- Bán hàng là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hóa mua vào.
- Cung cấp dịch vụ là cung cấp hàng hóa phi vật chất như dịch vụ, tư vấn, thiết kế…
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được từ các giao
dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch
vụ cho khách hàng bao gồm cả các các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán
(nếu có).
- Ngoài ra doanh thu từ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các khoản phí thu thêm
ngoài giá bán nếu có trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước được hưởng đối với
hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ , giá trị của các sản phẩm hàng
hóa đem biếu trao tặng, tiêu dùng nội bộ trong kỳ.
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động
kinh doanh theo giá bán trả một lần không bao gồm lãi trả chậm.
- Đối với hàng hóa dùng để trao đổi thì doanh thu tính theo giá bán cùng loại tương
đương tại cùng một thời điểm.
- Tài khoản sử dụng: 511, 512
1.3.1.2 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 511
- TK 511 được dùng để phản ánh doanh số của khối lượng sản phẩm dịch vụ đã được
xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- TK 511 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm
xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng.
- Khi trao đổi hàng hóa, dịch vụ để lấy hàng hóa hặc dịch vụ tương tự về bản chất, giá
trị thì không nghi nhận doanh thu.
- Các khoản giảm trừ doanh thu thì được hoạch toán riêng.
1.3.1.3 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
- Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện
sau:
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa.
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán hàng.
 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu bán hàng gồm doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội
bộ.

3
1.3.1.4 Kết cấu tài khoản 511
TK511
- Trị giá hàng bán bị trả lại
- Khoản chiết khấu bán hàng
- Khoản giảm giá hàng bán
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế
xuất khẩu hoặc thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài
khoản 911- Xác định kết quả kinh
doanh.
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
- Tài khoản 512: doanh thu nội bộ dùng để phản ánh doanh thu của một số sản phẩm

hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một
công ty.
Kết cấu và nội dung: tương tự tài khoản 511.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
521 511 111,112,131
Kết chuyển CKTM

531
Kết chuyển hàng Giá trị KH
bị trả lại thanh toán

4
532 3331
Kết chuyển giá trị VAT
giảm giá hàng bán
333
Kết chuyển thuế
TTĐB, XK
911
Kết chuyển doanh
thu thuần
1.3.2 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu
1.3.2.1 Chiết khấu thương mại
- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối lượng
từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng
lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy thuộc vào chính
sách chiết khấu thương mại của bên bán.
- Tài khoản sử dụng: 521
- Nguyên tắc hạch toán: Chi phí phản ánh các khoản chiết khấu thương mại người

mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thuong mại
của doanh nghiệp. Trường hợp giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm (giá đã trừ các
khoản chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu này không được hạch toán vào tài
khoản 521.
- Kết cấu tài khoản:
TK 521
- Số chiết khấu thương mại đã chấp
nhận thanh toán cho khách hàng.
- Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu
thương mại sang tài khoản 511.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ
1.3.2.2 Giảm giá hàng bán
5
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một phần hàng
hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Nguyên tắc hạch toán: Phản ánh các khoản giảm giá hàng bán so với giá bán ghi trên
hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường phát sinh trong kỳ.
- Tài khoản sử dụng: 532
- Kết cấu tài khoản 532:
TK 532
- Số tiền giảm giá hàng bán so với giá
bán ghi trong hóa đơn
- Kết chuyển toàn bộ số tiền được giảm
giá sang tài khoản 511
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
1.3.2.3 Hàng bán bị trả lại
- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng hóa đã xác định tiêu thụ bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế,

vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, hàng bị mất, hàng không đúng chủng loại, quy
cách…
- Nguyên tắc hạch toán:
+ Phản ánh trị giá bán của sản phẩm hàng hóa đã bị khách hàng trả lại.
+ Khi doanh nghiệp ghi nhận hàng bán bị trả lại đồng thời phải ghi giảm giá vốn hàng
bán tương ứng.
- Kết cấu tài khoản 531:
TK 531
- Giá tri số hàng mà khách hàng đã trả
lại, chấp nhận thanh toán lại cho khách
hàng.
- Kết chuyển toàn bộ số tiền hàng hóa
bị trả lại sang tài khoản 511.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán TK 521, 531, 532
111, 112, 131… 521, 531, 532 511
6
Số CKTM đã chấp nhận thanh Kết chuyển CKTM,
toán, hàng bán bị trả lại, hàng bán bị trả lại,
giảm giá hàng bán giảm giá hàng bán

3331
VAT được ghi giảm
1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán
- Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua
hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là
giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành và đã xác định là tiêu thụ.
- Nguyên tắc hạch toán:
+ Phải theo dõi, phản ánh thường xuyên và hệ thống tình hình nhập, xuất ,tồn kho

hàng hoá trên sổ kế toán.
+ Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hoá phải phản ánh theo giá thực tế.
+ Phải ghi rõ phương pháp tính giá hàng xuất kho.
- Tài khoản sử dụng: 632
- Kết cấu tài khoản:
+ Tài khoản giá vốn hàng bán dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ,
bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp
xây lắp) bán trong kỳ.
+ Ngoài ra, tài khoản 632 còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động
kinh doanh bất động sản đầu tư như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp
vụ cho thuê bất động sản đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp
phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư…
TK 632
7
- Trị giá vốn hàng bán đã xác định tiêu
thụ trong kỳ.
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí sản xuất chung vượt trên
mức bình thường tính vào giá vốn hàng
bán tiêu thụ trong kỳ
- Chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố
định vượt trên mức bình thường không
được tính vào nguyên giá.
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho sau khi trừ đi tiền bồi thường
trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho.
- Trị giá vốn của thành phẩm đã được
xác định là tiêu thụ trong kỳ nhưng do

một số nguyên nhân khác nhau bị
khách hàng trả lại và từ chối thanh
toán.
- Kết chuyển trị giá vốn của thành
phẩm thực tế đã được xác định là tiêu
thụ trong kỳ vào bên nợ tài khoản 911.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
154 632 155
(1) (2)
627 159
(3) (4)
155 911
157
(5) (6) (7)
Chú thích:
(1): Khoản chi phí tự chế TSCĐ
(2): Nhập lại kho hàng bán bị trả lại
(3): Chi phí sản xuất chung không phân bổ
(4): Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(5): Xuất kho gửi bán
(6): Sản phẩm gửi bán xác định tiêu thụ
8
(7): Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng bán
1.3.4 Kế toán chi phí bán hàng
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
như chi phí chào hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo

sản phẩm, chi phí hao hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt
động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói…
- Tài khoản sử dụng 641: tài khoản này gồm 7 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên
bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoóa bao gồm
tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn…
+ Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì
xuất dùng cho việc giữ gìn, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí
đóng gói sản phẩm, hàng hóa; chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác,
vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ,vật liệu dùng sửa chữa, bảo
quản tài sản cố định,… dùng cho bộ phận bán hàng.
+ Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ
phục cụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện
tính toán, làm việc…
+ Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu hao tài
sản cố định ở bộ phận bán hàng, bảo quản như nhà kho, bến bãi, của hàng, phương tiện
bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng…
+ Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành: Phản ánh khoản chi phí bảo hành sản phẩm,
hàng hóa; riêng chi phí bảo hànhvà sửa chữa công trình xây lắp phản ánh ở tài khoản
627 – Chi phí sản xuất chung mà không phản ánh ở tài khoản này.
+ Tài khoản 6416 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ chho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định phục vụ
trực tiếp cho khâu bán hàng, tiền thuê kho, bến bãi, tiền thuê bốc vác, vận chuyển sản
phẩm, hàng hóa đi bán, tiền trả cho hoa hồng đại lý bán hàng cho đơn vị nhận ủy thác
xuất khẩu…
+ Tài khoản 6417 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền khác phát
sinh trong khâu bán hàng ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận
bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, chi phí quảng cáo, chào hàng, chi phí
hội nghị khách hàng…

- Nguyên tắc hạch toán TK 641: Mở sổ theo dõi nội dung chi phí. Đối với những
khoản chi phí bán hàng lớn phải được kết chuyển toàn bộ hoặc một phần vào tài khoản
142 hoặc 242 và theo dõi quá trình phân bổ trên.
9
- Kết cấu TK 641
TK 641
- Các chi phí bán hàng thực tế phát sinh
trong kỳ.
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK
142,242, để chờ phân bổ.
- Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK
911.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
111, 112, 214, 331 641 111, 112, 138, 142, 242…
Chi phí bán hàng Các khoản làm giảm chi phí,
phát sinh trong kỳ kết chuyển chi phí BH lớn
chờ phân bổ
334, 338, 142, 242 911
Lương, các khoản trích Kết chuyển chi phí BH
theo lương, phân bổ chi
phí đã trích trước
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý
doanh nghiệp, quản lý hành chính và điều hành chung toàn bộ doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng: TK 642 gồm 8 tài khoản cấp 2:
10
+ Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán

bộ quản lý doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
+ Tài khoản 64212 – Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng
cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho sửa
chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ…
+ Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí, đồ dùng văn
phòng cho công tác quản lý.
+ Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Phản ánh chi phí khấu hao tài
sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như máy móc thiết bị quản lý dùng trong
văn phòng…
+ Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như
thuế môn bài, thuế đất… và các khoản phí và lệ phí khác.
+ Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó
đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho công tác quản lý.
+ Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phi khác thuộc quản lý
chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí đã kể trên như chi phí hội nghị, tiếp
khách…
- Nguyên tắc hạch toán TK 642: Mở sổ theo dõi nội dung chi phí. Đối với những
khoản chi phí quản lý doanh nghiệp lớn phải đượckết chuyển toàn bộ hoặc một phần
vào tài khoản 142 hoặc 242 và theo dõi quá trình phân bổ trên.
- Kết cấu TK 642
TK 642
11
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp
thực tế phát sinh trong kỳ.
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự
phòng phải trả ( chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự
phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng

hết).
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó
đòi, dự phòng phải trả ( chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhiều
hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa
sử dụng hết).
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp sang TK 142,242, để chờ phân
bổ.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp sang TK 911.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
111, 112, 214, 331 642 111, 112, 138,142,242
Chi phí QLDN Các khoản làm giảm chi phí,
phát sinh trong kỳ kết chuyển chi phí
chờ phân bổ QLDN
334, 338, 142, 242 911
Lương, các khoản trích Kết chuyển chi phí QLDN
theo lương, phân bổ chi
phí đã trích trước
12
139, 352, 351 352, 139
Trích lập phải thu khó đòi,
dự phòng phải trả, Hoàn nhập phải thu khó đòi,
trợ cấp mất việc dự phòng phải trả
1.3.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
- Là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp sử

dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư ra ngoài nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: lãi vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm,
trả góp, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng
hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ; lãi từ hoạt động cho thuê tài sản cố định; cổ tức lợi
nhuận được chia.
- Thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán, chênh lệch do bán ngoại tệ, hoặc các
khoản chênh lệch tỷ giá.
- Tài khoản sử dụng: TK 515, gồm 2 tài khoản cấp 2:
TK 5151: Doanh thu hoạt động tài chính – Lãi tiền gửi
TK 5152: Doanh thu hoạt động tài chính – Khác
TK 515
- Kết chuyển doanh thu thuần sang TK
911 để xác định kết quả kinh doanh
.
- Doanh thu thu tài chính phát sinh trong
kỳ
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
1.3.7 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.
- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lãi chi phí vay vốn.
+ Chi phí góp vốn liên doanh
+ Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
+ Chiết khấu thanh toán phát sinh khi thu nợ của khách hàng.
13
+Các chi phí phát sinh khi thanh lý nhượng bán các khoản đầu tư tài chính.
+Trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
-Tài khoản sử dụng 635

TK 635
- Các khoản chi phí hoạt động tài chính
phát sinh
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán
- Doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ
- Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911
để xác định kết quả kinh doanh
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
- Nguyên tắc hạch toán TK 515 và 635: chỉ dùng để phản ánh các khoản thu nhập và
chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp, gồm các hoạt động sau:
+Hoạt động cho vay, mua bán hàng trả chậm, trả góp đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết
khấu thanh toán, cho thuê tài chính.
+Hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+Hoạt động cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh.
+Hoạt động chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng.
+Hoạt động mua bán ngoại tệ, các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.
+Hoạt động khác.
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổng hợp kết quả hoạt động tài chính
111, 112, 331 635 911 511 111, 112, 131
(1) (2) (3) (4) (5)
133 3331
(6) (6)
129, 229 129, 229
(7) (8)
Chú thích:
14
(1): Chi phí hoạt động tài chính
(2): Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

(3): Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính
(4): Thu nhập hoạt động tài chính
(5): Tổng phát sinh hoạt động tài chính
(6): VAT
(7): Trích dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
(8): Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
1.3.8 Kế toán doanh thu khác
- Doanh thu khác là các khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được, hoặc
có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện. Hoặc là những khoản thu không mang tính
thường xuyên.
- Các khoản thu nhập khác bao gồm:
+ Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản.
+ Thu tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay thu hồi được.
+ Thu tiền đền bù từ cơ quan bảo hiểm.
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước miễn giảm.
+ Các khoản thu tù quà biếu, quà tặng.
+ Các khoản nợ phải trả nhưng chủ nợ không đòi.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh năm trước bị bỏ sót nay phát hiện ra
- Tài khoản sử dụng: 711
TK 711
- Thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập
khác trong kỳ sang tài khoản 911.
- Tập hợp các khoản thu nhập khác
phát sinh trong kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
1.3.9 Kế toán các khoản chi phí khác

- Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng ít xảy ra, hoặc xảy ra nhưng doanh nghiệp không lường trước
được.
15
- Chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí từ thanh lý nhượng bán tài sản.
+ Chi phí phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản thuế bị phạt, bị truy thu.
+ Các khoản chi phí để khắc phục những rủi ro trong kinh doanh.
+ Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm bỏ sót hay quên ghi sổ nay phát hiện ra.
+ Các khoản chi phí khác
-Tài khoản sử dụng: 811
TK 811
- Các khoản chi phí khác phát sinh - Kết chuyển chi phí khác sang tài khoản
911 để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán các khoản thu nhập khác, chi phí khác
111, 112 811 911 711 111, 112
Chi phí khác Kết chuyển Kết chuyển Thu nhập khác
421 421
LÃI LỖ
1.3.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước,
được tính dựa trên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác vói mức thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm
16
làm căn cứ xác định kết quả hoạt đọng kinh doanh của doanh nghieepji trong năm tài
chính hiện hành.

- Tài khoản sử dụng 821
TK 821
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
phát sinh.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp bổ sung do sai sót không trọng
yếu năm trước.
- Chênh lệch giữa số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp < Số thuế thu
nhập doanh nghiệp tạm tính.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
được ghi giảm năm nay do sai sót
khong trọng yếu năm trước.
- Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
3334 821 911
Chi phí thuế TNDN tạm nộp, Kết chuyển chi phí
chênh lệch giữa số thuế TNDN thuế TNDN
tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp
Ghi giảm thuế TNDN hiện hành
1.3.11 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Kết quả kinh doanh bao gồm Kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài
chính và kết quả hoạt động khác.
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định như sau:
+ Doanh thu thuần = Doanh thu trong kỳ - Các khoản giảm trừ
+ Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
17
Lợi

nhuậ
n
thuần
=
Lợi
nhuận
gộp
+
Doanh
thu tài
chính
-
Chi phí
tài
chính
-
Chi
phí
bán
hàng
-
Chi phí
QLDN
+ Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
+ Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
+ Thuế TNDN hiện hành = Lợi nhuận trước thuế × Thuế suất thuế TNDN
+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN hiện hành
- Tài khoản sử dụng 911
- Nguyên tắc hạch toán TK 911
+ Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán

theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động
như hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thuong mại, hoạt động tài chính….
Trong từng loại hoạt động kinh doanh nếu cần thiết có thể hạch toán chi tiết cho từng
loại sản phẩm, từng ngành hàng…
+ Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản doanh thu thuần
và thu nhập thuần.
TK 911
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,
bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán.
- Chi phí hoạt động tài chính, thuế thu
nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp.
- Kết chuyển lãi.
- Doanh thu thuần về số sản phẩm,
hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch
vụ đã bán trong kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính, các
khoản thu nhập khác và ghi giảm thuế
TNDN.
- Kết chuyển lỗ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
- Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
* Trình tự hạch toán:
1/ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ:
Nợ TK 511
Có TK 521, 531, 532
2/ Kết chuyển doanh thu thuần:
18

Nợ TK 511, 512, 515, 711
Có TK 911
 Tổng doanh thu
3/ Kết chuyển giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí lãi vay, chi phí
khác:
Nợ TK 911
Có TK 632, 641, 642
Có TK 635
Có TK 811
 Tổng chi phí
4/ Xác định kết quả kinh doanh:
a/ Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: (Tổng doanh thu – Tổng chi phí) * thuế
suất thuế TNDN
Nợ TK 8211
Có TK 3334
=> Khi nộp ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Nợ TK 911
Có TK 8211
- Kết chuyển lợi nhuận sau thuế:
Nợ TK 911
Có TK 421

b/ Nếu tổng thu bé hơn tổng chi:
Nợ TK 421
Có TK 911
=> Tổng doanh thu – Tổng chi phí

19
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh
632 911 511, 512
K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu thuần
641 515
K/c chi phí bán hàng K/c doanh thu hoạt động
tài chính
642 711
K/c chi phí QLDN K/c doanh thu khác
635 421
K/c chi phí tài chính
Lỗ
811
K/c chi phí khác
821
Thuế TNDN
421
Lãi
Chương 2
20
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DU LỊCH THỂ
THAO VŨNG TÀU
2.1 Tổng quan về công ty CP Đầu tư Phát triển Xây Dựng Du lịch Thể thao Vũng
Tàu
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Đầu tư Phát triển Xây Dựng Du
lịch Thể thao Vũng Tàu
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Development Investment Construction Sport
Tourist Joint Stock Company
Tên công ty viết tắt: DIC Sport

Địa chỉ trụ sở chính: B12 Khu trung tâm đô thị Chí Linh, Phường Nguyễn An Ninh,
TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: 064.3211825 Fax: 064.3586083
Webside:
Email:
MST: 3500773194
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây Dựng Du lịch Thể thao Vũng Tàu được
thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 2006, Giấy chứng nhận kinh doanh và dăng ký
thuế công ty cổ phần số 3500773194 đăng ký lần thứ 03 ngày 10 tháng 12 năm 2008 (
đăng ký lần đầu số 4903000313 ngày 29 tháng 11 năm 2006) do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp.
Công ty kinh doanh lĩnh vực sau: Tổ chức các giải thể thao, kinh doanh sân
golf, tư vấn lập dự án đầu tư, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp…
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với việc Việt Nam ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng quan
hệ quốc tế nhưng đồng thời cũng phải cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ các
doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Với môi trường cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp ngày càng nhạy bén trong kinh
doanh, có uy tín, nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức kinh doanh kịp thời, có
chiến lược kinh doanh phù hợp thì sẽ phát triển lớn mạnh. Các doanh nghiệp không
đáp ứng được các yếu tố trên thì sẽ bị loại bỏ dần trong nền kinh tế thi trường này. Với
quyết tâm cố gắng phấn đấu, nỗ lực của ban Giám đốc và nhân viên để công ty phát
triển lên từng ngày thì công ty đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Trải qua gần
8 năm thành lập từ một công ty còn non trẻ đến nay công ty đã đi vào hoạt động ổn
định hơn và ngày càng đạt hiệu quả và khẳng định được uy thế trên thị trường.
2.1.2 Thuận lợi và khó khăn tại Công ty
2.1.2.1 Thuận lợi
21
- Được sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc công ty Công ty đã xây dựng

cho mình uy tín trên thị trường
- Đội ngũ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn cao, có ý thức, trách nhiệm
cao trong công việc, sự đoàn kết cao trong công ty và môi trường làm việc thuận lợi và
thoải mái.
2.1.2.2 Khó khăn
- Sự cạnh tranh ngày một gay gắt của thị trường.
- Hiện nay sự khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra ở một vài nước mà đã ảnh
hưởng đến cả thế giới. Chính vì vậy mà kinh doanh nói chung và kinh doanh ở lĩnh
vực vui chơi giải trí lại càng khó khăn hơn.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
Công tác tổ chức nhân sự tại công ty dựa trên nguyên tắc tuyển chọn chặt chẽ
và bố trí lao động một cách hợp lý cho từng vị trí tương ứng với từng công việc cụ thể
để tạo được hiệu quả lao động cao nhất hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của công
ty. Tổng giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo và phân công lao động.
Công ty có quy định phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc để
phát huy năng lực, sở trường và trách nhiệm cá nhân của từng thành viên đề cao sự
phối hợp công tác, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc làm việc, tăng cường trao đổi
thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ công tác giũa các phòng ban và các đơn vị
trong ty.
Công ty hoạt động theo quy chế của Ban Tổng Giám đốc gồm các thành viên
Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng. Ban tổng Giám đốc hoạt
động theo chế độ thủ trưởng.
22
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây Dựng Du lịch
Thể thao Vũng Tàu
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng tổng hợp
Phòng Kế toán
Phòng thương mại, dịch vụ
Sân golf
Đội thi công
Đội tư vấn, thiết kế, giám sát
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
2.1.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận
a. Hội đồng quản trị
- Quyết định các chiến lược kế hoạch của công ty đề ra
23
- Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty
b. Tổng giám đốc
- Là người do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và đồng thời Hội đồng quản trị cũng quyết
đinh khen thưởng, nâng lương hay miễn nhiệm hoặc kỷ luật nếu vi phạm các quy định
của công ty.
- Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng Giám đốc thực hiện
quyền hanjn nhiệm vụ của mình phù hợp với luật pháp, với các quy định của điều lệ và
các quy chế của công ty
- Tổng Giám đốc có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư đã được
Hội đồng quản trị quyết định.
- Phối hợp cùng với các thành viên trong Ban Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm hoặc các dự án, phương án đầu tư của công ty trình Hội
đồng quản trị quyết định, phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong Ban Tổng Giám đốc quản lý toàn bộ vốn,

tài sản của công ty và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn theo đuungs thẩm
quyền mà công ty đã quy định
- Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, sa thải đối với
các bộ nhân viên trong thẩm quyền.
- Tổng Giám đốc đại diện cho công ty ký,ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế theo
quy định của pháp luật, ký các loại văn bản phục vụ việc điều hành, quản lý công ty.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho công ty.
- Thực hiện chế độ phân công trách nhiệm cho các Phó Tổng Giám đốc.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức và điều hành quản lý công ty.
- Tổng Giám đốc phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, hệ chính quy, thuộc các ngành kinh tế - Kỹ
thuật có liên quan đến hoạt động chủ yếu của công ty.
+ Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiểu biết pháp luật.
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành ngheefmkinh doanh chủ yếu của công
ty
+ Có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.
+ Không thuộc các đối tượng cấm của pháp luật và không được là người đại diện
pháp luật tại các tổ chức kinh tế khác.
c. Ban kiểm soát
24
- Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chínhh công ty.
d. Phó Tổng Giám đốc
- Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc, được Tổng Giám đốc phân công phụ trách
quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty.
- Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc thông qua việc ủy
quyền toàn bộ hoặc từng vụ việc cụ thể trong trường hợp được Tổng Giám đốc ủy
quyền.

- Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự
phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về kết quả
hoạt động.
- Ký các loại văn bản, hợp đồng và giao dịch theo sự phân công , ủy quyền của Tổng
Giám đốc.
- Tham gia, thảo luận và biểu quyết các vấn đề tại các phiên họp của ban Tổng Giám
đốc.
- Thường xuyên báo cáo Tổng Giám đốc về công việc thực hiện được Tổng Giám đốc
phân công. Có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo của các đề án, hợp đồng, quyết định, văn
bản, tài liệu liên quan đến lĩnh vực mà mình được phân công phụ trách trình lên Tổng
Giám đốc theo lịch phân công công việc hoặc theo thời gian yêu cầu của Tổng Giám
đốc.
- Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách
để Tổng Giám đốc ký quyết định. Có trách nhiệm giải trình, thảo luận với Tổng Giám
đốc các vấn đề được đề cập trong các văn bản mà mình phụ trách.
- Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, năng
lương, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc và phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên, hệ chính quy, thuộc các ngành kinh tế - Kỹ
thuật có liên quan đến hoạt động chủ yếu của công ty
+ Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiểu biết pháp luật
+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
+ Có sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết
+ Không thuộc các đối tượng cấm của pháp luật
- Nhiệm kỳ của Phó tổng Giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số
nhiệm kỳ không hạn chế.
e. Phòng Tổng hợp
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc về tổ chức, sắp xếp, tuyển dụng nhân sự và điều
hành cán bộ, công nhân viên công ty.
25

×