Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

công tác kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh ô tô sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.12 KB, 60 trang )

Trang 1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Những vấn đề chung về doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm: Kết quả hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch bằng tiền giữa
các khoản doanh thu và chi phí tương ứng của các hoạt động trong doanh nghiệp sau
một kỳ nhất định nào đó.
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần
về bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
 Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
Lợi nhuận doanh nghiệp = Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận
hoạt động tài chính + Lợi nhuận hoạt động khác.
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán –
(Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp).
1.1.2 Nguyên tắc kế toán
 Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” phản ánh đầy đủ chính xác kết
quả kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính.
 Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng hoạt động.
Trong từng hoạt động có thể cần hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm, từng ngành
hàng, từng loại từng khâu, từng lao vụ dịch vụ…
Trang 2


Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911 là doanh
thu thuần và thu nhập thuần.
1.1.3 Nhiệm vụ
 Phản ánh chính xác kịp thời các khoản thu nhập thuần, các khoản chi phí của
từng hoạt động trong doanh nghiệp ở từng thời kỳ, trên cơ sở đó xác định kết quả của
từng hoạt động.
 Cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
lợi nhuận từ đó đề ra biện pháp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
1.2 Kế toán doanh thu
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.1.1 Khái niệm
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán thành phẩm hàng hóa, tiền cung cấp
dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
Số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc trên các
chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng, giá thỏa thuận giữa người mua và
người bán mà khách hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
1.2.1.2 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
 Cơ sở dồn tích:doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh các nghiệp
vụ kinh tế,không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
 Phù hợp: khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
 Thận trọng: doanh thu và chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
1.2.1.3 Điều kiện ghi nhận doanh thu
 Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa.
 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Trang 3

 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng.
 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
1.2.1.4 Chứng từ sử dụng
 Hóa đơn GTGT ( Mẫu số: 01 GTGT- 3LL- 01)
 Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu số: 02 GTGT- 3LL)
 Phiếu thu (Mẫu số: 01- TT)
 Giấy báo có (Mẫu số: Sổ lệnh 0662866)
1.2.1.5 Kế toán chi tiết
Kế toán mở sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để theo dõi doanh
thu của từng sản phẩm hàng hóa và các dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện.
1.2.1.6 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ kế toán về giá trị của sản phẩm,hàng hóa ,lao vụ, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã bán ,đã cung cấp cho khách hàng được ghi trên hợp đồng kinh tế và trên
hóa đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặc là sự
thỏa thuận về giá bán giữa người mua và người bán.
Kết cấu tài khoản
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Trang 4
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tính
trên doanh thu bán hàng thực tế của sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho
khách hàng và đã được xác định là đã
bán trong kỳ kế toán.
Số thuế GTGT phải nộp của doanh
nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.

Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Doanh thu bán sản phẩm, hàng
hóa, bất động sản đầu tư và cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực
hiện trong kỳ kế toán.
Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tk 511 có các tài khoản cấp 2:
Tk 5111-doanh thu bán hàng hóa
Tk 5112-doanh thu bán thành phẩm
Tk 5113-doanh thu cung cấp dịch vụ
Tk 5118-doanh thu khác
 Trình tự kế toán




Các khoản thuế phải
nộp cho nhà nước
Doanh thu thu bằng tiền
Kết chuyển doanh
thu thuần
Doanh thu chuyển từ nợ vay
Doanh thu chưa thu tiền
Thuế GTGT phải nộp
131
911
311

111,112511333
111,112,1313331
Trang 5





1.2.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
1.2.2.1 Khái niệm:
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính
hoặc về vốn mang lại.
Doanh thu hoạt động tài chính gồm các khoản như sau:
 Thu nhập về góp vốn tham gia liên doanh.
 Thu nhập về hoạt động đầu tư,mua,bán chứng khoán.
 Thu nhập về cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê tài chính.
 Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng do mua thanh toán tiền trước hạn.
 Các khoản thu về lãi tiền gởi,lãi cho vay vốn,trả lãi chậm của việc bán hàng trả
góp.
TK 515 phản ánh các thu nhập thuộc hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Chứng từ sử dụng
 Giấy báo có (Số lệnh: MP 00662866)
 Giấy báo lãi
1.2.2.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết doanh thu hoạt động tài chính theo dõi từng khoản thu
nhập để giúp cho việc hạch toán được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang bên Có TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh cuối kỳ.
1.2.2.4 Kế toán tổng hợp
Kết cấu tài khoản

Trang 6
TK 515 “Doanh thu hoạt động đầu tư tài chính”
- Kết chuyển doanh thu hoạt động
đầu tư tài chính sang TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh.
- Các khoản doanh thu hoạt động
đầu tư tài chính phát sinh trong
kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Tk 515 không có số dư lúc cuối kỳ
 Trình tự kế toán
1.2.3 Kế toán thu nhập khác
1.2.3.1 Khái niệm
Thu nhập khác là những khoản thu khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của
doanh nghiệp.
Nội dung thu nhập khác gồm có:
 Thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ;
 Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư; hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn
liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
 Thu nhập từ nghiệp vụ bán thuê lại tài sản;
 Thu nhập các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
 Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
 Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
 Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa;
 Thu nhập quà biếu tặng bằng tiền hiện vật của các tổ chức cá nhân;
112515
911
Lãi tiền gởi
ngân hàng
Kết chuyển doanh thu

hoạt động
Trang 7
 Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản trên.
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng
 Phiếu thu (MS: 01 –TT)
 Giấy báo có ( MP:00662866)
 Hợp đồng đánh giá lại tài sản cố định (MS:04- VT)
 Biên bản thanh lý TSCĐ (MS:02 – TSCĐ).
1.2.3.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết thu nhập khác để theo dõi từng đối tượng hàng hóa dịch
vụ.
1.2.3.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng: TK 711 “ Thu nhập khác”.
Kết cấu tài khoản
TK 711 “Thu nhập khác”
- Các khoản thu nhập khác phát sinh
trong kỳ
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu
nhập khác trong kỳ sang TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán



Thu nhập,thanh lý, nhượng
bán TSCĐ
Các khoản nợ phải trả
không xác định được chủ

Được tài trợ biếu tặng vật tư,
hàng hóa TSCĐ
Các khoản hoàn thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt được tính vào
thu nhập khác
Thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp
trực tiếp
Cuối kỳ, kết chuyển
các khoản thu nhập
khác phát sinh trong
kỳ
711
911
3331 111,112,131
333
152
334,338
111,112
Trang 8


1.3 Kế toán chi phí
1.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.1.1 Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thành thực tế xuất kho hàng hóa, thành phẩm hoặc giá
thành thực tế lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ.
1.3.1.2 Chứng từ sử dụng
 Phiếu xuất kho (MS: 02- VT).

 Phiếu nhập kho (MS: 01- VT).
 Bảng kê hàng hóa (MS: 06- VT).
1.3.1.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết giá vốn hàng bán để theo từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
1.3.1.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng: TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Kết cấu tài khoản
TK 632 “giá vốn hàng bán”
Trang 9
- Trị giá vốn của sản phẩm,hàng
hóa,lao vụ,dịch vụ phát sinh trong kỳ
đã xác định tiêu thụ.
- Khoản trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
- Khoản hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
- Kết chuyển giá vốn sản
phẩm,hàng hóa,lao vụ,dịch vụ
vào TK 911 lúc cuối kỳ.
Tổng nợ phát sinh Tổng có phát sinh
Tk 632 không có số dư cuối kỳ
 Trình tự kế toán





1.3.2 Kế toán chi phí bán hàng
1.3.2.1 Khái niệm

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm:
Xuất kho nguyên vật liệu
để bán
Cuối kỳ kết chuyển giá
thành dịch vụ hoàn thành
trong kỳ
Cuối kỳ, kết chuyển
giá vốn hàng bán của
nguyên vật liệu đã
tiêu thụ
Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
632
911152
159 154
Trang 10
 Chi phí nhân viên bán hàng: tiền lương, bảo hiểm xã hội ( BHXH), bảo hiểm y
tế (BHYT), kinh phí công đoàn ( KPCĐ),bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tiền
lương nhân viên đóng góp, bảo quản sản phẩm, vận chuyển hàng hóa đi tiêu
thụ…
 Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm bảo quản sản phẩm,
nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ…
 Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) ở bộ phận bán sản phẩm hàng hóa, bộ
phận bán hàng như: khấu hao nhà kho…
 Chi phí phục vụ mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng như: chi phí sửa chữa tài
sản cố định,
1.3.2.2 Chứng từ sử dụng

 Chứng từ thanh toán (MS:05TT)
 Bảng tính lương (MS:02- LĐTL)
 Phiếu xuất kho (MS: 02 – VT)
 Phiếu chi (MS: 02- TT)
 Bảng phân bổ khấu hao (MS:06- TSCĐ)
1.3.2.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết chi phí bán hàng để theo dõi từng khoản chi phí để
giúp cho việc đánh giá, phân tích chi phí này.
1.3.2.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng: TK 6421- “Chi phí bán hàng”
Kết cấu tài khoản:
TK 6421 “Chi phí bán hàng”
- Tập hợp chi phí bán hàng thực
tế phát sinh trong kỳ
- Các khoản làm giảm chi phí bán
hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng vào bên
nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh .
Trang 11
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 6421 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán





Hoàn nhập phòng
phải trả

Kết chuyển chi
phí bán hàng
Chi phí nguyên vật liệu xuất
dùng cho bộ phận bán hàng
Trích trước vào chi phí bán hàng
6421
352
911
152
111,112,131
111,112,138
Chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương
334,338
335
Các khoản làm giảm
chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng phát sinh
trong kỳ

Trích khấu hao TSCĐ dùng
cho bán hàng
214
Trang 12




1.3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.3.1 Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí có liên quan đến
hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung
của toàn doanh nghiệp, bao gồm:
 Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: tiền lương và các khoản phụ cấp,
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN.
 Chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác, hoạt động quản lý
doanh nghiệp
 Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho toàn doanh nghiệp
 Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất, lệ phí khác.
 Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, tiền điện thoại, tiền đặt báo chí, phí
chuyển tiền,thuê ngoài sửa chữa TSCĐ …thuộc văn phòng doanh nghiệp.
 Chi phí khác bằng tiền: đào tạo cán bộ, tiếp khách….
1.3.3.2 Chứng từ sử dụng
 Phiếu thu (MS:01- TT)
 Phiếu chi (MS:02 –TT)
 Tạm ứng (MS:03- TT)
 Đề nghị thanh toán tạm ứng (MS:04 - TT)
 Bảng tính lương (MS:02 –LĐTL)
Trang 13
 Phiếu xuất kho (MS: 02 –VT)
 Hóa đơn tiền điện, tiền nước (MS:01 –GTGT)
 Bảng phân bổ khấu hao (MS: 06 –TSCĐ)
1.3.3.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp để theo dõi cho từng nội
dung chi phí theo quy định.
Tùy theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, tài khoản này có thể được mở thêm
một số tài khoản cấp 3 để phản ánh một số nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 để xác
định kết quả kinh doanh.

1.3.3.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản 6422 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Kết cấu tài khoản
6422 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Tập hợp chi phí quản lý doanh
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp sang bên Nợ TK 911 để xác định kết
quả kinh doanh .
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có

Tài khoản 6422 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán



139
Hoàn nhập dự phòng phải
trả
Kết chuyển chi phí quản
lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ
Tiền lương ,các khoản trích theo
lương và trích trước lương cho
QLDN
Chi phí khấu haoTSCĐ
Thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ nếu tính vào CPQL

Dự phòng phải thu khó đòi
Hoàn nhập số chênh lệch
phải thu khó đòi đã trích lập
năm trước chưa sử dụng hết
lớn hơn số trích lập năm nay
Các khoản làm giảm chi
phí QLDN
111,112,131
911
111,112,1386422
352 334,338,335
214
131
139
Trang 14





1.3.4 Kế toán chi phí khác
1.3.4.1 Khái niệm
Chi phí khác là những khoản chi phí không thường xuyên xảy ra của các hoạt động
sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, những khoản lỗ do các sự kiện
hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra.
Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:
 Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý,
nhượng bán TSCĐ ( nếu có);
 Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên
doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

 Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
 Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
 Các khoản chi phí khác.
Trang 15
1.3.4.2 Chứng từ sử dụng
 Phiếu chi (MS: 02 – TT)
 Giấy báo nợ (MS: 07 NHCT 10)
 Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế
 Giấy nộp phạt do vi phạm hợp đồng hoặc phạt thuế, truy nộp thuế
 Biên bản giao nhận TSCĐ (MS: 01 – TSCĐ).
1.3.4.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết chi phí khác để theo dõi từng nội dung chi phí theo quy
định.
1.3.4.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng: TK 811 “ Chi phí khác”
Kết cấu tài khoản
Tài khản 811 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán


TK 811 “chi phí khác”
Các khoản chi phí khác phát sinh
trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi
phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Các chi phí khác bằng
tiền (chi thanh lý nhượng
bán TSCĐ)

Cuối kỳ, kết chuyển chi
phí khác phát sinh trong
kỳ
Các khoản phạt do vi
phạm hợp đồng
111,112 811 911
111,112,338
Trang 16

1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.4.1 Khái niệm:
 Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tài chính cuối cùng phản ánh một cách tổng hợp
nhất hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là khoản chênh lệch của doanh nghiệp
,thu nhập và chi phí phát sinh để đạt được doanh thu,thu nhập đó trong các hoạt
động của doanh nghiệp.
1.4.2 Chứng từ sử dụng
 Bảng cân đối số phát sinh (MS: S06- DN)
 Bảng tổng hợp chứng từ chi tiết
1.4.3 Kế toán chi tiết
Kế toán cần mở sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh để theo dõi doanh thu từng
sản phẩm hàng hóa dịch vụ cụ thể.
1.4.4 Kế toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng: TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Kết cấu tài khoản
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Trị giá vốn của sản phẩm hàng hóa,
bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp;

Chi phí khác;
Kết chuyển lãi
Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa,
bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong
kỳ;
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản
thu nhập khác
Kết chuyển lỗ.
Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
 Trình tự kế toán
Kết chuyển doanh thu thuần
hoạt động sản xuất kinh doanh
511
911
632
Kết chuyển giá vốn của hàng
đã bán
Kết chuyển chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp
6421,6422
Lãi

421
Lỗ
421
Kết chuyển chi phí khác
811
Kết chuyển thu nhập khác
711

Kết chuyển doanh thu tài chính
515
Trang 17
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ SÀI GÒN
2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH Ô TÔ SÀI GÒN
2.1.1 Các thông tin chung về công ty TNHH Ôtô Sài Gòn
Công ty TNHH ô tô Sài Gòn thành lập năm 2000. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 073814 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp, đăng ký lần đầu
ngày 04/01/2000, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 03/11/2003.
 Tên chính của công ty: Công ty TNHH Ô tô Sài Gòn
 Tên giao dịch: SAS
 Địa chỉ trụ sở chính: ấp Hiệp Thắng, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình
Dương
 Vốn điều lệ: 8.067.850.000 VNĐ
 Mã số thuế: 3700329162
 Tên tổ chức cá nhân nộp thuế: Công ty TNHH Ô tô Sài Gòn
 Điện thoại: 065.03.774.120- 065.03.774.121
 Fax: 065.03.774.122
 Email:
 Website: www.saigonauto.com.vn
 Số TK 102010000270153 mở tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương
Trang 18
 Với tổng diện tích 3081.39 m
2
 Với sự góp vốn của 3 thành viên:
Thành viên góp vốn Tỷ lệ vốn góp
Bùi Văn Cang 44,6%
Phạm Thị Thu Thủy 39,7%
Bùi Thị Huệ 15,7%

Người đại diện theo pháp luật của công ty với chức danh giám đốc điều hành: Bùi
Công Hiệp
Công ty là tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh
tế độc lập, mở tài khoản ngân hàng, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
 Ngành nghề kinh doanh:
Công ty chuyên sản xuất những thiết bị chuyên dùng trong ngành ô tô và sản xuất
vật liệu xây dựng nhưng việc sản xuất trên chỉ là hoạt động phụ của công ty, ngành
nghề hoạt động chính là mua bán, sửa chữa và cho thuê trang thiết bị như: máy móc,
nhà xưởng, xe các loại… chuyên dùng trong ngành ô tô.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội trong lĩnh vực mua bán và cung
cấp dịch vụ về phương tiện cơ giới và ô tô như bao công ty mới thành lập khác, ban
đầu công ty cũng gặp khó khăn như: vốn, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên,… Nhưng
với nỗ lực và cố gắng giờ đây qua những năm hoạt động công ty đã khẳng định vị trí
của mình trên thương trường và không ngừng mở rộng thị trường.
2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty:
2.1.2.1 Quy trình kinh doanh và sửa chữa tại công ty:
Bảng 1. Sơ đồ kinh doanh và sửa chữa tại công ty
 Sau khi công ty và khách hàng thỏa thuận về việc sửa chữa xe, hai bên đồng ý
sẽ lập hợp đồng sửa chữa một bản giao cho khách hàng,một bản công ty giữ.
Nhận xe
Giám
định xe
Sửa chữa hoặc thay
thế từng bộ phận
chi tiết
Kiểm tra Giao xe
Trang 19
 Bộ phận kỹ thuật giám định xem xe trong tình trạng nào sau đó lên kế hoạch nên
sửa chữa hay thay thế từng bộ phận chi tiết.
 Bộ phận kỹ thuật đưa bản vẽ các thiết bị máy móc cần sửa chữa,thay thế và

hướng dẫn đội ngũ công nhân sửa chữa thực hiện theo đúng bản vẽ.
 Xe sửa chữa hoàn thành đội ngũ kỹ thuật kiểm tra lại nếu đạt yêu cầu sẽ tiến
hành lập giấy báo giá sửa chữa đưa cho bộ phận kế toán,bộ phận kế toán tiến
hành lập hóa đơn giao cho khách hàng cuối cùng bộ phận kỹ thuật làm biên bản
nghiệm thu giao xe cho khách hàng.
2.1.2.2 Chức năng-nhiệm vụ:
 Chức năng:.
 Kiểm định kỹ thuật ô tô bằng hệ thống vi tính chuyên dùng.
 Thiết kế mới hệ thống lạnh ô tô.
 Gia công cơ khí,khai thác ,chế biến kinh doanh khoáng sản,sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng (không khai thác khoáng sản,sản xuất vật liệu xây dựng tại
tỉnh Bình Dương).
 Nhiệm vụ:
 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, nghĩa vụ này
một mặt thực hiện đóng góp vào ngân quỹ cho hoạt động quản lý của nhà nước,
mặt khác nó là sự bồi hoàn lại cho xã hội khi công ty sử dụng các cơ sở vật chất
phúc lợi xã hội.
 Tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm hợp đồng kinh tế đã ký
với khách hàng.
 Chịu trách nhiệm về các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.
 Phải quan tâm đến an toàn cho người lao động, tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho
người lao động, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật nghiệp
vụ chuyên môn cho người lao động trong công ty.
Trang 20
 Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của công ty,
cơ quan thuế và chịu trách nhiệm tính xác thực của báo cáo.
 Bên cạnh đó, công ty phải nổ lực tìm ra các biện pháp để tạo ra dây chuyền sản
xuất, sửa chữa mới và hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,

giảm chi phí, hạ thấp giá thành.
2.1.2.3 Thị trường của công ty:
Hiện giờ thị trường của công ty chỉ là thị trường trong nước, đặc biệt là những
vùng đang phát triển như khu công nghiệp. Còn thị trường nước ngoài thì công ty chưa
nghĩ đến vì phần lớn thiết bị máy móc và xe chuyên dùng thì công ty phải nhập từ nước
ngoài về nên công ty chưa có kế hoạch.Công ty chỉ hy vọng vào thị trường trong nước,
vì nước ta là nước đang phát triển nên sức tiêu thụ cũng như nhu cầu là rất lớn, hy vọng
công ty đủ sức đáp ứng nhu cầu trong nước và có điều kiện để mở rộng thị trường ra
nước ngoài.
2.1.2.4 Quy mô hoạt động hiện tại:
Công ty hiện có 1 nhà xưởng sửa chữa, 1 nhà kho, 1 showroom trưng bày xe các loại, 5
phòng ban, … Tổng TSCĐ theo nguyên giá sổ sách lên đến 6.060.277.724 VNĐ. Tổng
số lao động 24 người làm việc theo giờ hành chính.
Doanh thu của công ty ngày càng tăng. Ví dụ: doanh thu thuần bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2010 đạt 5.698.056.779 VNĐ và năm 2011 đạt 5.986.344.736 VNĐ
tăng 5.06% so với năm 2010.
2.1.2.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty:
2.1.2.5.1 Thuận lợi:
 Với tình hình kinh tế cả nước phát triển theo hướng CNH- HĐH thì nhu cầu đi
lại ngày càng đa đạng, đặc biệt là ô tô ngày càng được dùng phổ biến hơn. Do
vậy, sửa chữa mua bán và cho thuê các loại phương tiện cơ giới, trang thiết bị
chuyên dùng cho ngành ô tô là điểm chính mà công ty hướng đến. Để thích ứng
với cơ chế thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty đã xây dựng một cơ
chế nhân lực vững chắc có trình độ tay nghề và kinh nghiệm lâu năm. Công ty
Trang 21
cũng đầu tư mở rộng quy mô, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng
tổng tài sản của công ty năm sau cao hơn năm trước.
 Mô hình bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, có sự chỉ đạo xuyên
suốt giữa giám đốc và các phòng ban trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình. Với bộ máy tổ chức như vậy thì thông tin, các quyết định của cấp trên

chỉ thị cho cấp dưới luân chuyển nhanh, đúng người đúng việc và mang lại hiệu
quả cao.
 Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có ý thức
trách nhiệm cao.
 Công ty đã và đang trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, phương tiện quản lý phục
vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
 Công ty luôn tìm kiếm nguồn nhân công và nguồn nguyên liệu dồi dào.
2.1.2.5.2 Khó khăn:
Bên cạnh nhiều thuận lợi công ty còn gặp nhiều khó khăn sau:
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ phát triển mạnh nên
các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, sửa chữa, mua bán và cho thuê các
phương tiện cơ giới, trang thiết bị dùng cho ngành ô tô; gia công cơ khí cũng rất
nhiều và đa dạng. Công ty TNHH Ô tô Sài gòn là doanh nghiệp chưa lớn mạnh
nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp lớn trong
nước. Công ty muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn thì công ty cần phải thay
đổi, cải tiến hệ thống sản xuất, sửa chữa theo hướng hiện đại.
 Giá nguyên liệu thường xuyên biến động gây khó khăn trong việc quản lý giá
thành.
 Do hiện trạng của đất nước không cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất
cũng như đời sống. Tỉnh Bình Dương cũng nằm trong tình trạng cúp điện diễn
ra thường xuyên gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của công ty.
 Đặc biệt đầu năm 2012 tình hình đất nước có nhiều biến động nhiều doanh
nghiệp trên đà phá sản,trong đó công ty cũng có ảnh hưởng gián tiếp trong đợt
khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trang 22
2.1.2.5.3 Phương hướng pháp triển công ty trong thời gian tới:
Để phát huy được lợi thế của mình, đồng thời khắc phục được những khó khăn
trước mắt. Vì thế phải xây dựng phương hướng phát triển để đưa công ty đi vào hoạt
động có hiệu quả nhất, những phương hướng cụ thể đó là:
 Tập trung đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Khắc phục

những mặt yếu kém, luôn cập nhập thông tin trên thị trường, đào tạo nguồn
nhân lực có tay nghề cao .
 Tăng cường công tác quản lý về mọi lĩnh vực quan trọng nhất là lĩnh vực quản
lý kinh tế nhằm làm giảm bớt chi phí, tiến tới giảm giá thành, tăng thu nhập cho
người lao động. Trên cơ sở ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
mà công ty cung cấp.
 Luôn giữ uy tín, tạo tâm lý thoải mái với khách hàng khi mua sản phẩm hay
dùng dịch vụ của công ty cũng như trong mối quan hệ trên thị trường.
 Đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng một quy trình sản xuất sửa chữa theo
hướng hiện đại.
2.1.3 Tổ chức quản lý tại công ty:
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:
Giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Đội ngũ
nhân viên
nhân sự
Đội bảo vệ
Tổ tạp vụ
Thủ kho
Thủ quỹ
Đội ngũ nhân
viên kế toán
Phòng kế toán-
tài chính
Đội ngũ
nhân viên
kinh doanh
Phòng kinh

doanh
Đội ngũ
nhân viên-
kỹ thuật
Phòng dịch
vụ- kỹ thuật
Trang 23
Bảng 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
 Giám đốc:
 Là người đại diện hợp pháp của công ty, có quyền hạn cao nhất trong hoạt động
kinh doanh hằng ngày của công ty.
 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
 Phòng tổ chức hành chính:
 Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty: phụ trách công tác cán bộ,
tuyển dụng và quản lý lao động. Tham mưu cho giám đốc về công tác bảo vệ
lao động.
 Xây dựng các quy chế: nội quy về kỷ luật lao động, xây dựng định mức lao
động, tham gia quản lý quỹ lương, đề xuất các phương án trả lương cho cán bộ
công nhân viên của công ty, điều phối lao động, quản lý giờ lao động, giải quyết
các chế độ theo quy định của nhà nước.
 Hàng tháng lập bảng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty,
lập và đối chiếu việc thu nộp BHXH.
 Thực hiện công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ và quản lý công văn tổng hợp.
 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của công ty để có kế hoạch mua
sắm, sửa chữa, tu bổ hoặc thanh lý tài sản.
 Quản lý các bộ phận trực thuộc như: đội ngũ nhân viên, đội ngũ bảo vệ, tổ tạp
vụ.
 Phòng kinh doanh:
 Có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh mua và bán hàng hóa. Đàm phán, quan hệ với

các nhà cung cấp để nhập hàng hóa, quản lý hàng hóa ở kho và cửa hàng. Trực
tiếp chỉ đạo bộ phận cửa hàng và công tác sắp xếp hàng hóa, nghiệp vụ bán
hàng. Theo dõi và đôn đốc việc thu hồi công nợ của người mua.
 Phân tích các yếu tố môi trường, nguồn lực của công ty để xác định chiến lược
kinh doanh ngắn hạn và dài hạn nhằm đưa công ty vào vị thế kinh doanh ổn
định và phát triển.
Trang 24
 Soạn thảo hợp đồng kinh tế ký kết với các đối tác kinh doanh trong việc mua
bán giao dịch.
 Phòng kế toán- tài chính:
Tổ chức toàn bộ công tác kế toán và hạch toán kinh tế của công ty:
 Lập kế hoạch các nguồn vốn, kế hạch chi phí, đề xuất các phương án xử lý,
phương án hạch toán và sử dụng tốt nhất mọi nguồn vốn để đưa vào sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
 Tổ chức phân phối và tích lũy lợi nhuận, cấp phát vốn đầy đủ kịp thời để tiến
hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
 Lập báo cáo quyết toán định kỳ, chính xác và đúng thời hạn, xây dưng hệ thống
sổ sách chứng từ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
 Kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc hạch toán của công ty.
 Thống kê theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh cho lãnh đạo công ty.
 Lưu trữ chứng từ sổ sách theo đúng quy định của nhà nước.
 Phòng dịch vụ- kỹ thuật:
 Có nhiệm vụ theo dõi quy trình sửa chữa xem có đạt tiêu chuẩn không, nếu
không thì phải điều chỉnh sao cho đạt yêu cầu.
 Kiểm tra máy móc thiết bị của công ty và tài sản của bên mua để bảo hành theo
đúng yêu cầu của khách hàng.
 Kiểm tra kỹ thuật các phương tiện bên ngoài đưa vào sửa chữa và lên báo giá
thực hiện.
 Điều động công nhân tiến hành sửa chữa phương tiện cho khách hàng.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.4.1 Tổ chức hệ thống chứng từ
Các chứng từ sử dụng tại công ty phù hợp với tình hình kinh doanh tại công ty và đúng
theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC.
 Các chứng từ sử dụng tại công ty
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Phiếu thu
Phiếu chi
Trang 25
Giấy báo nợ
Giấy báo có
Thẻ kho
Báo cáo xuất-nhập-tồn
Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương
Giấy tạm ứng
Giấy đề nghị thanh toán
2.1.4.2 Tổ chức hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng các tài khoản theo quy định của Bộ Tài Chính ngoài ra công ty còn
mở một số tài khoản chi tiết để quản lý tại công ty nhưng vẫn đảm bảo đúng theo yêu
cầu.
Các tài khoản sử dụng chủ yếu tại công ty:
111,112,131,133,138,152,154,211,214,311,331,333,334,335,338,341,411,421,511,515,
632,642,711,811,911.
2.1.4.3 Hình thức kế toán :
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung với sự hỗ trợ của máy vi tính.
Mọi nghiệp vụ kinh tế ,tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà
trọng tâm là sổ nhật ký chung,theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế
(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi sổ cái
theo từng nghiệp vụ phát sinh.

2.1.4.3.1 Hệ thống sổ sách:
 Sổ kế toán tổng hợp:
 Sổ nhật ký chung
 Sổ cái các tài khoản
 Sổ quỹ tiền mặt
 Sổ chi tiết:
 Sổ chi tiết tiền mặt
 Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
 Sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào, đầu ra

×