Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quan tri tai san co trong ngan hang TM (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.39 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trong các nước đã và đang phát triển hầu như không có
một công dân trưởng thành nào lại không có quan hệ giao dịch với một ngân hàng.
Khi nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động và dịch vụ của các ngân hàng càng đi
sâu vào tận những ngõ ngách của đời sống con người. Bộ phận lớn nhất trong nhóm
các ngân hàng là hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM - Commercial
banking system). Thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước,
trong những năm qua, hệ thống NHTM đã thực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ
các hoạt động của mình, tăng cường huy động mọi nguồn vốn, tích cực cho các
thành phần kinh tế, đổi mới công tác thanh toán, hiện đại hoá ngân hàng đã góp
phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, lạm phát được kiểm
soát, đồng tiền ổn định. Song bên cạnh những thành công và những kết quả đã đạt
được, thì còn có một số mặt tồn tại, yếu kém, một số khó khăn mà để giải quyết nó
không chỉ cần sự nỗ lực của ngành ngân hàng nói chung hay của NHTM nói riêng.
Bài viết này xin được đề cập tới những nghiệp vụ, những nguyên lý cơ bản nhất để
quản lí tài sản có của một NHTM và một số giải pháp cho những vấn đề đang là
bức xúc trong việc quản lý đó ở nước ta hiện nay.
1
I. Ngân hàng thương mại
1.Khái niệm
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các
dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ
thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu
cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, sử dụng tiền gủi để cung cấp các
dịch vụ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán.
2.Chức năng ngân hàng thương mại.
a)Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu
nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương


mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận
là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất
cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
b)Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện
các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu
bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng
nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ
thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức
thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo
tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một
phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô
hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển
vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
c)Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính
Ngân hàng có ưu thế về cơ sở vật chất: Với hệ thống vật chất hình thành trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp ngân hàng dễ dàng cung cấp các dịch vụ tài
chính như phát hành, lưu kí chứng khoán, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, mở tài
khoản và thanh toán..
Tính chuyên nghiệp và chuyên môn hoá của đội ngũ nhân viên: Đội ngũ ngân
hàng có kiến thức chuyên môn cao được đào tạo, có kinh nghiệm trên công việc thực
2
tế lãnh vực tài chính, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cung cấp các dịch vụ
tài chính
Ưu thế về thông tin: Khi ngân hàng thực hiện các dịch vụ cung cấp các dịch vụ
tài chính, hoạt động tín dụng đã thiết lập mối quan hệ với các donh nghiệp tổ chức
kinh tế, làm cho nó trở thành nơi lưu trữ thông tin của khách hàng tương đối đầy đủ
và chính xác, vì vậy càng thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính.

Các dịch vụ của ngân hàng thương mại.
- Tư vấn tài chính
- Môi giới tài chính
- Lưu ký chứng khoán
- Mở tài khoản ký quỹ kinh doanh chứng khoán
- Ngân quỹ và chuyển tiền thanh toán
- Ủy thác bảo quản, thu hộ, chi hộ,… mua bán hộ
- Dịch vụ ngân hàng điện tử
.
II.QUẢN LÝ TÀI SẢN CÓ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ngân hàng thương mại
3
2.Cơ cấu tài sản có ngân hàng thương mại
a)Tài sản bằng tiền hay ngân quỹ:
Tài sản bằng tiền:hình thành từ nghiệp vụ ngân quỹ . Là phần dự trữ của ngân hàng thương
mại.
Tiền mặt,vàng,ngoại tệ tại quỹ: tiền giấy,tiền kim loại,ngoại tệ,vàng có tại kho ngân hàng.
Tiền gửi tại ngân hàng khác:dùng để mua bán chứng khoán, giao dịch ngoại tệ, trung gian
thanh toán(rut tiền trong thẻ atm,…)
Tiền gửi tại ngân hàng trung ương(chiếm 10-35% vốn huy động):tiền gửi dự trữ bắt buộc
theo quy định NHTW và tiền gửi thanh toán.Dự trữ bắt buộc là 1 biện pháp phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng,công cụ điều tiết cung cầu của NHTW.
Tài sản có (Tài sản) Tài sản nợ (Nguồn vốn)
I. Các khoản mục về ngân quỹ
-TM, vàng, ngoại tệ
-Tiền gửi ở NHTW
-Tiền gửi ở NH khác
-Ngân quỹ đang thu …
I. Vốn huy động
1. Tiền gửi

2. Các hình thức huy động
- Chứng chỉ tiền gửi
- Trái phiếu NH …
II.Tín dụng
-Tín dụng CN và TM
-Tín dụng NN
-Tín dụng tiêu dung
II. Vốn vay
-Vay các NH khác
-Vay NH nước ngoài
-Vay NHTW
III. Đầu tư
-Liên doanh
-Chứng khoán
-Đầu tư dưới hình thức khác
III. Vốn tự có ( Vốn CSH)
-Vốn điều lệ
-Các quỹ
-Các loại vốn khác
IV. Tài sản có khác IV. Tài sản nợ khác
TỔNG CỘNG TỔNG CỘNG
4
Và tiền gửi tại ngân hàng trung ương đối với mỗi ngân hàng là khac nhau được quy
định theo bảng dưới đây.
Theo văn bản số 379/QĐ-NHNN . Áp dụng từ ngày 24/02/2009
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009
(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng
theo QĐ 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 2/2010).
Ví dụ: ngân hàng ACB Dự trữ bắt buộc phải được gửi tại NHNN Việt Nam. Số dư
tính trước cho 30 ngày được điều chỉnh mỗi tháng 1 lần và được tính bằng

3% số dư bình quân tiền gửi của khách hàng bằng đồng ViệtNam có kỳ hạn
dưới một năm và 1% số dư bình quân tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ
hạn từ một năm trở lên, bằng 4% số dư bình quân tiền gửi của khách hàng
bằng ngoại tệ có kỳ hạn dưới một năm và 2% số dư bình quân tiền gửi của
khách hàng bằng ngoại tệ có kỳ hạn từ một năm trở lên, tất cả đều được
tính trên số dư bình quân tiền gửi của khách hàng của tháng trước.
Loại TCTD
Tiền gửi VND Tiền gửi ngại tệ
Không kì
hạn và dưới
12 tháng
Từ 12 tháng
trở lên
Không kì
hạn và dưới
12 tháng
Từ 12
tháng trở
lên
Các NHTM Nhà nước (không
bao gồm NHNo & PTNT),
NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng
liên doanh, công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính
3% 1% 4% 2%
Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
1% 1% 3% 1%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng

hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương
1% 1% 3% 1%
TCTD có số dư tiền gửi phải
tính dự trữ bắt buộc dưới 500
triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân
hàng Chính sách xã hội
0% 0% 0% 0%
5

×