Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

phương pháp xác định chi phí. liên hệ thực tế tại công ty cổ phần hà anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.27 KB, 21 trang )

Phần I: Lý thuyết: Các phương pháp xác định chi phí:
1. Phương pháp xác định chi phí theo công việc
a. Điều kiện vận dụng
Phương pháp áp dụng chi phí theo công việc được áp dụng trong các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc theo từng đơn hang riêng biệt, khác
nhau về quy cách, nguyên liệu,kỹ thuật dung để sản xuất. trong thực tế các doanh
nghiệp thường tiến hành sản xuất theo từng đơn đặt hàng (ĐĐH) của khách
hàng. Mỗi ĐĐH có thể có một sản phẩm, một loạt sản phẩm công trình hạng
mục khác nhau.
Do đặc điểm nói trên, phương pháp xác định chi phí theo công việc được áp
dụng trong các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp (đóng tàu, cơ khí chế tạo…).
Để áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc các sản phẩm phải có ít
nhất một trong số các đặc điểm sau:
 Đơn chiếc sản xuất theo từng đơn đặt hàng của khách hàng( để nhận
diện).
 Có giá trị cao.
 Được đặt mua trước khi sản xuất.
 Có kích thước lớn
b. Đặc điểm của phương pháp
Đặc trưng của phương pháp này là các chi phí sản xuất được tích dồn theo
công việc giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc so sánh giá thành
kế hoạch nhằm kiểm soát kịp thời chi phsi và điều chỉnh, xử lý kịp thời quá trình
chi phí của doanh nghiệp
Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này được thể hiển qua
các đặc diểm chủ yếu sau:
 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất theo từng công việc. đối tượng tính
giá thành là từng công việc đã hoàn thành. Do đặc điểm này kế toán cần
phải lập mỗi công việc một phiếu gọi là phiếu chi phí theo công việc hoặc
phiếu tính giá thành theo công việc. phiếu này được lập khi phòng kế
toán thong báo và lệnh sản xuất được phát ra cho công việc được lưu trữ
trong suốt quá trình sản xuất có lien quan đến công việc đang được tiến


hành khi công việc hoàn thành, các chi phí đã tập hợp được trên phiếu
chi phí công việc là cơ sở để tổng giá thành và giá thành đơn vị của nó.
 Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thường là
những chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí nên
sẽ được tập hợp trực tiếp cho từn đơn đặt hàng trên các phiêu chi phí theo
công việc mở cho từng đơn đặt hàng. Các nhân viên kế toán chỉ cần căn cứ
chứng từ gốc đẻ nhập số liệu vào phiếu chi phí theo công việc. trường hợp
một phân xương trong kỳ đảm nhận nhiều đơn đặt hàng trong kỳ, các chi
phí NVLTT, NCTT trước hết tập hợp cho từng khoản mục từng phân
xưởng, trong mỗi phân xưởng sẽ chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
Đối với chi phí sản suất chung :
 Trường hợp mỗi phân xưởng sản xuất 1 đơn đạt hàng, chi phí sản xuất
chung cũng là chi phí trực tiếp nên cũng được lập cho từng đơn đặt hàng
tương tự đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp.
 Trường hợp một phân xưởng sản xuất cho nhiều đơn đặt hàng , chi phí
sản xuất chung sẽ được tập hợp riêng sau đó tiến hành phân bổ ccho từng
đơn đặt hàng theo từng tiêu thực phư hợp. có 2 cách phân bỏ chi phí sản
xuât chung
 Cách thứ nhất: tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
trong kỳ ,cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí cho từn đối tượng thực
tế. công thức phân bổ:
 Cách thứ hai: ước tính tổng chi phí sane xuất chung của từng phân
xưởng bộ phận sản xuất ngay từ đầu kỳ đẻ xác định đơn giá chi phí
sản xuất chung ước tính cho 1 đơn vị tiêu thức phẩn bổ. công thức
xác định
Khi một trong các đơn đặt hàng đã hoàn thành kế toán sẽ căn cứ vào tỷ lệ phân bổ
chi phí ước tính và tong tiêu thức chọn làm căn cứ phân bổ đơn đặt hàng đó
Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuât chung thường là thời gian lao đọng trực tiếp,tổng
thời gian lao đọng trực tiếp…

Cách thứ 2 thường được các doanh nghiệp áp dụng do đáp ứng kịp thời với số lieeuh
chi phí đơn vị đẻ định giá công việc hoàn thành và sủ dụng vào các quyết định kinh
doanh. Bởi lẽ chi phí SXC gồm nhiều yếu tố tập hợp nên khoản mục chi phí không
chỉ dựa vào các chi phí tập hợp trong doanh nghiệp mà còn phải dụa vào các chi phí
tập hợp bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa chi phí sản xuất chung còn liên quan đén
nhiều dối tượng khác nhau lại không hoàn thành vao 1 thời điểm do vậy khi đén kỳ
tính giá thành doanh nghiệp chưa có đủ thong tin về chi phí sản xuất chung để tính
giá thành cho những công việc đã hoàn thành việc phân bổ chi phí SXC cho các
công việc được ước tính trên là cần thiết nhưng ước tính chi phí SXC phải được tính
dựa trên cơ sở không sai lệch nhiều so với chi phí thực tế phát sinh thì việc cung cấp
thông tin tính giá thành mới đạt hiệu quả và tính kịp thời.
c. Kế toán xác định chi phí theo công việc.
Để tập hợp và xác định chi chí sản xuất theo công việc, kế toán sử dụng các
tài khoản sau:
 TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(TK.Chi phí NVLTT).
 Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp(TK.chi phí NCTT).
 Tài khoản chi phí sản xuất chung(TK.chi phí SXC).
 Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang(TK.chi phí SXKKDD)
hoặc tài khoản giá thành sản xuất(TK.giá thành SX).
 Tài khoản thành phẩm(TK.TP).
 Tài khoản giá vốn hàng bán(TK.GVHB)
Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc theo phương
pháp kê khai thường xuyên được khái quát bằng sơ đồ
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ THEO CÔNG VIỆC

Trường hợp hàng tháng phân bổ chi phí sản xuất chung theo kế hoạch thì việc
phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng sẽ được thực hiện tại thời
điểm đơn đặt hàng hoàn thành hoặc thời điểm cuối kỳ.Như vậy vào thời điểm cuối
kỳ thì tài khoản chi phí sản xuất chung có thể tồn tại số dư nợ hoặc số dư có.Sở dĩ
có điều đó là do bên nợ TK chi phí SXC tập hợp chi phí SXC thực tế phát sinh,còn

bên có TK Chi phí SXC lại phản ánh chi phí SXC phân bổ cho từng đơn đặt hàng
theo mức ước tính.Do đó nếu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh> chi phí sản
xuất chung phân bổ theo mức ước tính thì Tk chi phí SXC cuối kỳ sẽ dư nợ và
TK liên quan
TK thành phẩm
TK CP
SXKDDD
TK CP NVLTT
Kết chuyển CP NVLTT
cho từng ĐH
Tập hợp CP NVLTT
thực tế phát sinh
Xử lý mức phân bổ thừa chi phí sản xuất chung
Tk giá vốn
hàng bán
Tk CF NC trực
tiếp
Giá vốn thành phẩm
xuất kho giao bán
Giá trị sản phẩm hoàn
thành nhập kho
Kết chuyển cp nc trực
tiếp cho từng ĐĐH
Tập hợp cp nc trực tiệp
thực tw ps
TK CP SXC
Giá trị sản phẩm hoàn thành bàn giao ngay
cho khách(giá vốn hang bán)
Tập hợp cp sxc thực tế
phát sinh

Cp sxc ước tính phân bổ
cho từng dđh
Xử lý mức phân bổ thiếu chi phí sản xuất chung
ngược lại sẽ dư có.Khoản chênh lệch này tồn tại là không phù hợp,nên cần phải
được xử lý.Thông thường,khoản chênh lệch này được xử lý bằng 2 cách:
 Phân bổ toàn bộ vào GVHB .Nếu khoản chênh lệch là số tiền nhỏ thì
có thể lựa chọn cách này đơn giản hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến
tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính.
 Phân bổ cho các tài khoản chi phí SXKDDD,TK TP và TK.GVHB .Trường
hợp mức chênh lệch là số tiền lớn ,nếu phân bổ hết vào TK.GVHB sẽ
làm ảnh hưởng đến tính trung thực của kết quả kinh doanh trong
kỳ,thì phải lựa chọn cách 2.Phương pháp phân bổ thường được áp
dụng là dựa trên cơ sở tỷ lệ số dư(hoặc luỹ kế) của các TK này trước
khi phân bổ mức chênh lệch chi phí sản xuất chung.Cách này đảm bảo
độ chính xác hơn cách thứ nhất,bởi lẽ chi phí sản xuất chung liên
quan đến cả số sản phẩm còn sản xuất dở dang ,cả sản phẩm hoàn
thành nhập kho chưa tiêu thụ được và cả số sản phẩm hoàn thành đã
được tiêu thụ trong kỳ.Tuy nhiên nó ít khi sử dụng vì tốn nhiều công
sức và phức tạp trong quá trình phân bổ.Đa số các nhà quản lý cho
rằng chỉ vì độ chính xác cao mà phải cố gắng và tốn kém để đáp ứng
yêu cầu của việc phân bổ là không cần thiết,nhất là khi khoản chênh
lệch là một số tiền nhỏ.
d. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành
Theo phương pháp này phiếu chi phí theo công việc hay tính giá thành theo
đơn đặt hàng được sử dụng như một báo cáo chi phí sản xuất và giá thành để cung
cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị kiểm soát, điều hành quá trình sản xuất và đề
ra các quyết định kinh doanh có liên quan.
2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình.
a. Điều kiện vận dụng
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất được áp dụng trong các

doanh nghiệp sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm, quá trình sản xuất phải trải qua
nhiều công đoạn khác nhau, sản phẩm hoàn thành ở bước này sẽ là đối tượng được
tiếp tục chế biến ở bước sau. Do đặc điểm trên phương pháp xác định chi phí theo
quá trình thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất gạch, xi măng, giày
dép, chế biến thực phẩm,… Sản phẩm được tập hợp chi phí và tính giá thành theo
quá trình thường có đặc điểm sau:
 Đồng nhất.
 Giá trị đơn vị không cao,
 Được khách hàng đặt mua sau khi hoặc trong khi sản xuất
b. Đặc điểm của phương pháp
Trong phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, các chi phí sản
xuất hầu hết được tập hợp trực tiếp theo từng phân xưởng (công đoạn) sản xuất hoặc
nếu phát sinh những khoản chi phí chung thì cũng phải phân bổ cho một số ít phân
xưởng sản xuất thay vì phải phân bổ cho rất nhiều công việc khác nhau như trong
phương pháp xác định chi phí theo công việc. Điều đó có nghĩa là các chi phí sản
xuất có thể tập hợp trong cả kỳ hạch toán và chỉ phải phân bổ vào thời điểm cuối kỳ
Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình thể hiện ở một số đặc điểm
sau:
 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phương pháp này là từng phân
xưởng (từng công đoạn) sản xuất khác nhau của quá trình sản xuất cúa
doanh nghiệp. đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoàn thành ở
từng phân xưởng (công đoạn) và thành phẩm hoàn thành ở phân xưởng
(công đoạn) cuối cùng của quy trình sản xuất. Các chi phí sản xuất thường là
chi phí trực tiếp nên được tập hợp theo phương pháp trực tiếp cho phân
xưởng (công đoạn) có liên quan. Trường hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát
sinh liên quan đến nhiều phân xưởng (công đoạn) thì tập hợp riêng cuối kỳ
tiến hành phân bổ cho các phân xưởng (công đoạn) theo những tiêu thức
hợp lý.
 Đối với chi phí sản xuất chung: do đặc điểm của phương pháp xác định chi
phí theo quá trình là sản phẩm thường được đặt mua sau khi sản xuất nên

việc tính giá thành sản phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành thường được
thực hiện vào cuối kỳ. vì vậy chi phí sản xuất chung cũng thường được phân
bổ vào giá thành sản phẩm hoang thành ở thời điểm cuối kỳ theo số liệu chi
phí thực tế. tuy nhiên nếu vào thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp chưa tập
hợp được đầy đủ só liệu về chi phí sản xuất chung thực tế thì có thế phân bổ
chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo mức ước
tính như ở phương pháp xác định chi phí theo công việc.
 Chi phí sản xuất ở mỗi phân xưởng (công đoạn) sau bao gồm giá trị bán
thành phẩm của phân xưởng (công đoạn) trước chuyển sang và các chi phí
sản xuất phát sinh tại phân xưởng (công đoạn) đó, vì bán thành phẩm hoàn
thành ở phân xưởng (công đoạn) sau và cứ tuần tự như vậy cho đến khi tạo
thành sản phẩm ở phân xưởng (công đoạn) cuối cùng của quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, việc
tính giá thành thành phẩm (bán thành phẩm) hoàn thành được thực hiện vào cuối kỳ.
do đó vào thời điểm doanh nghiệp tính giá thành sản phẩm (bán thành phẩm) hoàn
thành, sẽ có một số sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất chưa hoàn thành gọi
là sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang cuối kỳ này sẽ được chuyển tiếp sang kỳ
sau để tiếp tục chế biển. Vì vậy, để tính được giá thành sản phẩm (bán thành phẩm)
hoàn thành, doanh nghiệp phải xác định giá trị của số sản phẩm dở dang này
c. Kế toán xác định chi phí theo qua trình.
Để tập hợp và xác định chi phí sản xuất theo quá trình kế toán sử dụng các tài
khoản kế toán sau:
 TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621
 TK chi phí nhân công trực tiếp 622
 TK chi phí sản xuất chung 627
 TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154
 TK thành phẩm 155
 TK Giá vốn hàng bán 632
Khác với phương pháp xác định chi phí theo công việc thì phương pháp này cần
phải mở cho mỗi phân xưởng, mỗi công đoạn một TK Chi phí SXKDD để tập hợp

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của phân xưởng (công đoạn)
đó.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quá trình
sản xuất (theo phương pháp KKTX) được khái quát bằng sơ đố sau:
Sơ đồ 1: Kế toán chi phí sản xuất theo quá trình
TK CF NVLTT
TK CF SXKD DD-PX1
TK CF SXKD-PX2
TK CF SXKD-PXn
TK Thành phẩm
(2)
TK CF NCTT
TK CF SXC
(1)
TK liên quan
(1)
(2)
(2)
(3)
(4)
(1)
Giải thích:
(1): Tập hợp chi phí SX phát sinh ở từng phân xưởng sản xuất
(2): Tổng hợp chi phí SX từng phân xưởng
(3): Kết chuyển chi phí ở phân xưởng trước sang phân xưởng sau
(4): Giá thành sản phẩm ở phân xưởng cuối nhập kho
d. Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành.
 Nội dung báo cáo sản xuất
Mục đích của báo cáo sản xuất là tóm tắt toàn bộ hoạt động sản xuất diễn ra
tại phân xưởng trong một kỳ nhằm cung cấp thong tin giúp các nhà quản trị doanh

nghiệp trong việc kiểm soát chi phí sản xuất và đánh giá hoạt động sản xuất của
từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng cần lập một báo cáo sản xuất riêng để báo cáo về
hoạt động sản xuất trong kỳ tại phân xưởng đó. Đây là tài liệu chủ yếu của phương
pháp xác định chi phí theo quá trình, nó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực
hiện phương pháp.
Nội dung báo cáo sản xuất từng phân xưởng gồm 3 phần:
Phần 1: Kê khối lượng bao gồm việc kê khối lượng sản phẩm hoàn thành và
tính toán xác định khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Phần 2:Tổng hợp chi phí tính giá thành và giá thành đơn vị.
Phần 3: Cân đối chi phí.
 Phương pháp lập báo cáo sản xuất.
Phần 1: Kê khai khối lượng và khối lượng tương đương.
Như đã phân tích ở trên, phương pháp này được áp dụng trong những doanh
nghiệp sản xuất hàng loạt một sản phẩm với số lượng lớn, quá trình sản xuất diễn ra
liên tục từ kỳ này sang kỳ khác, việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính toán xác định
giá thành, giá thành đơn vị được thực hiện vào cuối kỳ. Như vậy vào thời điểm tính
giá thành quá trình sản xuất của doanh nghiệp vẫn tiếp diễn, nên sẽ có một số sản
phẩm vẫn còn đang trong quá trình chế biến (gọi là sản phẩm dở dang). Và các chi
phí sản xuất (Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung) đã tập hợp được trong kỳ theo từng phân xưởng là chi phí cho cả sản phẩm
đã hoàn thành và sản phẩm dở dang, vì vậy để tính toán chính xác giá thành và giá
thành đơn vị của sản phẩm, phải xác định được toàn bộ khối lượng công việc mà
doanh nghiệp đã thực hiện được trong kỳ bao gồm khối lượng thuộc sản phẩm đã
hoàn thành và khối lượng thuộc sản phẩm dở dang. Việc xác định khối lượng thuộc
các sản phẩm dở dang được thực hiện bằng cách quy đổi số sản phẩm dở dang thành
sản phẩm hoàn thành tương đương.
Có 2 phương pháp để xác định khối lượng tương đương của một phân xưởng:
 Phương pháp trung bình:
 Theo phương pháp trung bình, khối lượng tương đương của một
phân xưởng được xác định theo công thức sau:

Khối lượng tương
đương của PX
=
Khối lượng sản phẩm hoàn
thành trong kỳ tại PX
+
Khối lượng hoàn thành tương
đương của sản phẩm dở dang
cuối kỳ tại PX
Trong đó:
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương của sản phẩm dở
dang cuối kỳ tại PX
=
Khối lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ tại PX
+
Tỷ lệ hoàn thành
Cần chú ý tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương khối lượng sản
phẩm dở dang cuối kỳ phải tính riêng cho từng khoản mục chi phí (NVL trực tiếp,
nhân công trực tiếp và sản xuất chung) vì tỉ lệ hoàn thành của chúng có thể khác
nhau.
Như vậy, với phương pháp trung bình, sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ
luôn được coi như là chúng đã được hoàn thành trong kỳ hiện hành không cầ qui đổi
về khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, mà chỉ qui đổi khối lượng sản
phẩm dang dở cuối kỳ về sản phẩm hoàn thành tương đương. Đây là nhược điểm
chủ yếu của phương pháp này vì nó làm giảm tính khoa học của phương pháp. Tuy
nhiên nó vẫn được áp dụng, bởi nó đơn giản rất nhiều trong việc chuẩn bị báo cáo
sản xuất của các phân xưởng
Phương pháp FIFO

Theo phương pháp FIFO, khối lượng tương đương của một phân xưởng được
xac định theo công thức sau:
Khối lượng
tương dương của
PX
=
Khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương
của sản phẩm dang dở
đầu kỳ tại PX
(1)
+
Khối lượng sản phẩm
bắt đầu đưa vào sản
xuất và hoàn thành
trong kỳ tại PX
(2)
+
Khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương
đương của sản phẩm
dang dở cuối kyg tại
PX
(3)

Trong đó:
Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương của sản phẩm dang dở đầu kỳ (1) là
khối lượng công việc mà phân xưởng phải thực hiện trong kỳ hiện hành để hoàn
thành phần chưa hoàn thành ở kỳ trước và được tính cho từng khoản mục phí theo
công thức sau:

(1) =
Khối lượng sản
phẩm dang dở đầu
kỳ
x
Tỷ lệ chưa hoàn
thành
Trong đó: Tỷ lệ chưa hoàn thành = 1– tỷ lệ đã hoàn thành
Khối lượng sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và đã hoàn thành trong kỳ (2)
được xác định:
(2) =
Khối lượng sản
phẩm hoàn thành
trong kỳ

Khối lượng sản phẩm dở dang
đầu kỳ
Hoặc
(2) =
Khối lượng sản
phẩm bát đầu đưa
vào sản xuất đầu
kỳ
-
Khối lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành tương đương của khối lượng sản phẩm
dang dở cuối kỳ (3) được xác định tương tự phương pháp trung bình.
Như vậy theo phương pháp FIFO, khối lượng sản phẩm hoàn thành chuyển đi được
chia 2 phần: Một phần, là những sản phẩm dang dở kỳ trước chuyển sang và được

hoàn thành chuyển đi trong kỳ này và một phần, là những sản phẩm đưa vào sản
xuất và hoàn thành chuyển đi tròng kỳ này. Phương pháp FIFO quan tâm như nhau
đến cả khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và khối lượng sản phẩm dở dang cuối
kỳ. Cả 2 khối lượng sản phẩm này đều được chuyển đổi thành một đơn vị tương
đương chung – tương đương sản phẩm hoàn thành. Đối với sản phẩm dở dang đầu
kỳ ccaanf tính khối lượng công việc phải thực hiện để hoàn thành lượng sản phẩm
này, còn sản phẩm dở dang cuối kỳ cần tính khối lượng công việc đã kết tinh trong
đó.
Phươn pháp FIFO phức tạp hơn so với phương pháp trung bình, song kết quả
tìm được sẽ là chính xác hơn
Phần 2: Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị ( giá thành đơn vị)
Phần này bao gồm việc xác định tổng chi phí phải tính trong kỳ ở từng phân
xưởng và chi phí đơn vị (giá thành đơn vị) cho thành phẩm (bán thành phẩm) đã
hoàn thành nhập kho hoặc chuyển sang giai đoạn sau. Phương pháp lập phần này
phụ thuộc vào phương pháp lập phần này phụ thộc vào phương pháp xác định sản
lương tương đương ở phần một của báo cáo sản xuất.
Theo phương pháp trung bình:
Tổng chi phí của phân xưởn gồm 2 bộ phận:
 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ ( kỳ trước chuyển sang)
 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí đơn vị ( giá thành đơn vị phân xưởng) được xác định theo công thức
sau cho từng khoản mục chi phí:
Tổng chi phí đã tổng hợp trong kỳ (2)
Chi phí đơn vị =
Khối lượng sản phẩm tương đương (1)
.Trong đó:
(1)Là kết quả tính được ở phần 1 của báo cáo sản xuất
(2)Là kết quả của nội dung thứ nhất ở phần 2 của báo cáo sản xuất.
Theo phương pháp FIFO:
Tổng hợp chi phí của phân xưởng chỉ bao gồm một bộ phận là chi phí phát

sinh trong kỳ.
Chi phí đơn vị phân xưởng được xác định như phương pháp trung bình.
Phần 3: Cân đối chi phí của phân xưởng.
Phần cân đối cần nhằm phản ánh 2 nội dung:
- Chỉ rõ những khoản chi phí được tính trong kỳ ( nguồn chi phí)
- Chỉ rõ những khoản chi phí trong kỳ đã được phân bổ như thế nào cho sản
phẩm hoàn thành chuyển đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Nội dung quá tình cân đối chi phí được tiến hành dựa trên mối quan hệ cân
đối giữa nguồn chi phí đầu vào và chi phí đầu ra ( chi phí phân bổ) của từng phân
xưởng.
Nguồn chi phí = Chi phí phân bổ
Suy ra:
Chi phí sản xuát
dở dang
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong
kỳ
=
Chi phí sản xuất của
sản phẩm hoàn
thành chuyển đi (giá
thành sản phẩm)
+
Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ
Quá trình cân đối chi phí của báo cáo sản xuất cũng được thực hiện tương
ứng với phương pháp xác định khố lượng sản phẩm tương tương.
- Theo phương pháp trung bình:
+ Nguồn chi phí: gồm 2 bộ phận:

• Chi phí dở dang đầu kỳ.
• Chi phí phát sinh trong kỳ.
+ Phân bổ chi phí: cho 2 bộ phận:
• Cho bộ phận sản phẩm thành chuyển đi, được xác định:
Chi phí (giá thành) của khối
lượng sản phẩm hoàn thành
=
Khối lượng sản phẩm
hoàn thành
x Chi phí đơn vị

• Cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, được xá định cho từng yếu tố chi
phí theo công thức
Chi phí của khối lượng
sản phẩm dở dang cuối
kỳ
=
Khối lượng tương đương của
sản phẩm dở dang cuối kỳ
x Chi phí đơn vị
- Theo phương pháp FIFO:
+ Nguồn chi phí: cũng bao gồm 2 bộ phận:
• Chi phí dở dang đầu kỳ
• Chi phí phát sinh trong kỳ
+ Phân bổ chi phí: cho 3 bộ phận
• Cho khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ: Chi phí cho khối lượng sản phẩm
dở dang đầu kỳ được phân bổ theo 2 bộ phận:
• Chi phí của kỳ trước được kết tinh trong sản phẩm dở dang đầu kỳ được
chuyển sang kỳ này. Mặc dù tổng chi phí trong kỳ được tổng hợp ở 2 phần
của báo cáo ( theo phương pháp FIFO) không bao gồm bộ phận chi phí này,

nhưng nguồn chi phí lại bao gồm cả bộ phận chi phí này, nên để đảm bảo cân
đối chi phí giữa đầu vào và đầu ra tại phân xưởng khi phân bố chi phí phải
phân bố cho bộ phận này.
• Chi phí của kỳ này để hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Bộ phận chi phí này được xá định cho từng yếu tố chi phí theo công thức sau:
Chi phí hoàn thành khối
lượng sản phẩm dở dang
đầu kỳ
=
Khối lượng tương đương của sản phẩm
dở dang đầu kỳ
x Chi phí đơn vị
Cho khối lượng sản phẩm bắt đầu vào sản xuất hoàn thành trong kỳ, được xá định:
Chi phí của khối lượng sản phẩm bắt
đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành
trong kỳ
=
Khối lượng sản phẩm bắt đầu
đưa vào sản xuất và hoàn thành
trong kỳ
x Chi phí đơn vị
Cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, được xác định như phương pháp trung
bình.
2.5. So sánh ưu nhược điểm của 2 phương pháp: trung bình và FIFO
 Phương pháp trung bình
- Ưu điểm: phương pháp trung bình coi khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ như
các sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ hiện hành không cần
qui đổi về khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Do đó quá trình tính toán
được đơn giản hóa và giảm nhẹ. Trong thực tế phương pháp này được áp dụng khá
phổ biến.

- Nhược điểm: coi khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ như được hoàn thành trong
kỳ hiện hành lại bao gồm cả một phần chi phí của kỳ trước nên kết quả chi phí đơn
vị sản phẩm không đảm bảo độ chính xác và có xu hướng bình quân hóa chi phí
giữa các kỳ.
 Phương pháp FIFO:
- Ưu điểm: Phương pháp FIFO phân biệt giữa khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ
và khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Phương pháp
FIFO quan tâm như nhau đến cả khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và khối
lượng sản phẩm dở dàn cuối kỳ nên tổng chi phí của kỳ hiện hành chỉ bao gồm
những chi phí phát sinh trong kỳ, do đó kết quả tìm được sẽ chính xác hơn, đảm bảo
tính khoa học hơn phương pháp trung bình.
- Nhược điểm: Quá trình phức tạp gây khó khăn và tốn kém cho việc chuận bị các
báo cáo sản xuất.
Phần 2: Áp dụng phân tích cách cách xác định chi phí của một doanh nghiệp cụ thể.
II. Liên hệ thực tế phương pháp xác định chi phí theo công việc tại công ty cổ
phần Hà Anh
Công ty Hà Anh trong tháng 9/2010 bắt đầu sản xuất 2 đơn đặt hàng #R35 và
J15KF41
Đầu tháng 9 vật liệu chính sản xuất trực tiếp của 2 đơn hàng theo bảng tổng hợp sau
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho ĐĐH #R35 là 623.000.000 J15KF41 là
350.350.000
Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp cho #R35 là 36.800.000 và J15KF41 là
60.200.000
 Chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào số giờ công theo đơn hàng #R35 là 7250/h,
J15KF41 là 6500/h.
Tổng tiền lương #R
Đơn đặt hàng Số giờ công Đơn giá CP nhân công trực tiếp
#R35 31.500 7.250 228.375.000
J15KF41 25.000 6.500 162.500.000
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Lương của công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ TK 622 (#R35) 228.375.000
Nợ TK 622 (J15KF41) 162.500.000
Có TK 334 390.875.000
Nợ TK 622 (#R35) 50.242.500
Nợ TK (J15KF41) 35.750.000
Có TK 338 85.992.500
 Chi phí sản xuất chung gồm
- Chi phí nhân công phân xưởng TK6271
- Chi phí nguyên vật liệu TK6272
- Chi phí công cụ dụng cụ TK6273
- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK6274
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác TK6278
Ghi Có các TK, đối ứng với
Nợ TK này
Nợ TK 627
TK111 221.131.019
TK112 42.916.504,17
TK1421 64.995.17
TK141 400.000
TK152 44.523.752
TK153 28.877.148
TK214 198.301.502
TK311 51.575.428
TK334 63.861.229,83
TK338 11.728.484,7
Tổng 669.814.584,7
Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
Tổng chi phí sản xuất chung phân bổ là 669.814.584,7

STT Tên mã hàng
∑ CPNCTT
Mức CPSXC phân bổ
1 #R35 228.375.000 391.349.934,8
2 J15KF41 162.500.000 278.464.649,9
Cộng 390.875.000 669.814.584,7
 Căn cứ ước tính chi phí sản xuất chung là số giờ công của công nhân sản xuất trực
tiếp: ĐĐH #R35 là 12.200/h, J15KF41 11.000/h
Cuối kỳ hoàn thành đơn hàng #R35 với 30.000 cái và giao luôn cho khách hàng,
J15KF41 vẫn đang sản xuất
Phiếu chi phí theo công việc
Phiếu chi phí theo công việc
Phiếu chi phí theo công việc.
Loại sản phẩm: áo sơ mi
Mã công việc: #R35
Số lượng sản xuất: 30.000
Ngày đặt hàng: 30/08/2010
Ngày bắt đầu sản xuất: 01/09/2010
Tháng CP NVLTT CPNCTT CPSXC Tổng
9 659.800.000 228.375.000 384.300.000 1.266.175.000
Ngày hoàn thành: 30/09/2010
Phiếu chi phí theo công việc
ntoan
ham
mai
Loại sản phẩm: áo sơ mi
Mã công việc: J15KF41
Số lượng sản xuất: 30.000
Ngày đặt hàng: 30/08/2010
Ngày bắt đầu sản xuất: 01/09/2010

Ngày hoàn thành: 10/10/2010
Tháng CP NVLTT CPNCTT CPSXC Tổng
9 410.550.000 162.500.000 275.000.000 823.050.000
Sơ đồ : kế toán chi phí sản xuất theo công việc của Công ty Hà Anh
Nguyên, vật liệu CP NVLTT CF SXKD DD Thành phẩm
659.800.000 659.800.000 659.800.000 659.800.000 659.800.000
1266.175.000 1266.175.000
(#R35 ) 410.550.000 410.550.000 410.550.000
410.550.000
(J15KF41)
PT CNV CP NCTT
Giá vốn228.375.000 228.375.000
228 000 375 228.375.000 228.375.000
162.500.000 162.500.000 162.500.000 162.500.000 126.175.000
PT, PN khác CP SXC
11.728.484,7 11.728.484.7
Hao mòn TSCĐ
198.301.502 198.301.502
659.300.000 659.300.000 384.300.000
Tiền mặt 823.050.000
221.131.019 221.131.019
Tiền gửi NH
42.916.504,17 42.916.504,17
Tạm Ứng
400.000 400.000
CP TT ngắn hạn
64.995.17 64.995.17
Công cụ,dụng cụ
28.877.148 28.877.148
Nguyên, vật liệu phụ

44.523.752 44.523.752
Phải trả CNV
63.861.229,83 63.861.229,83
Vay ngắn hạn
51.575.428 51.575.428
10.514.584,7
*Phân bổ số dư của TK CP SXC
Theo tài liệu trên TK 627 có số dư nợ là 10.514.584,7. Đây là số chi phí sản xuất
chung thực tế lớn hơn số chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ vào 2 đơn đặt hàng
trên. Cuối tháng số dư TK chi phí sản xuất chung được xử lý như sau:
• Phân bổ vào TK “sản xuất kinh doanh dở dang” :
= 10.514.584,7 x 823.050.000/( 823.050.000 + 1.266.175.000)
= 4.142.219,7
• Phân bổ vào TK “ giá vốn hàng bán”
= 10.514.584,7 x 1.266.175.000/( 823.050.000 + 1.266.175.000)
= 6.372.365
Kế toán ghi:
Nợ TK 154 4.142.219,7
Nợ TK 632 6.372.365
Có TK 627 10.514.584,7

×