Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

khảo sát tình hình nuôi ếch thái lan trong bể lót bạt quy mô hộ gia đình ở cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 54 trang )

vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN
(Rana rugulosa) TRONG BỂ LÓT BẠT
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Hoa
MSSV: 1053040007
Lớp: NTTS K5
Cần Thơ, 2014
vii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI ẾCH THÁI LAN
(Rana rugulosa) TRONG BỂ LÓT BẠT
QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH Ở CẦN THƠ
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên thực hiện:
Ths Nguyễn Hữu Lộc Nguyễn Thị Hồng Hoa
MSSV: 1053040007
Lớp: NTTS K5
Cần Thơ, 2014
viii
LỜI CẢM TẠ


Con xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ! những người đã sinh thành, dạy dỗ và
nuôi dưỡng con ăn học đến ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Sinh Học Ứng Dụng cùng quý thầy cô trong và ngoài khoa Sinh Học Ứng Dụng
đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại
trường cho tôi hoàn thành cuốn khóa luận này.
Tôi xin biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Lộc đã tận tình dạy bảo, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và truyền đạt những kiến thức quý giá để tôi hoàn thành tốt cuốn luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các cô chú đang công tác tại Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn, Chi cục Thủy Sản Ôn Môn, sự nhiệt tình của bà con nông
dân ở Tp. Cần Thơ đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi trong quá trình phỏng vấn
và thu thập số liệu, cùng các bạn sinh viên trong và ngoài lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 5
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô – Khoa Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Tây
Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
ix
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) quy mô hộ gia đình ở
Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2014 ở ba huyện Thới Lai,
huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh – Tp. Cần Thơ. Đề tài phỏng vấn trực tiếp 30 hộ
nuôi Ếch trong bể lót bạt theo mẫu soạn sẵn với những nội dung về kết cấu mô hình
nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình
nầy. Qua kết quả khảo sát cho thấy nghề nuôi Ếch đang được phát tiển mạnh ở Tp -
Cần Thơ. Diện tích đất trung bình sử dụng cho mô hình nuôi Ếch trong bể lót bạt là
79,47 ± 177,63 m
2
/hộ. Mùa vụ chủ yếu vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hằng
năm. Năng suất bình quân của mô hình nuôi Ếch trong bể lót bạt là 23 ± 5 kg/m

2
. Tổng
chi phí cho mô hình nuôi Ếch trong bể lót bạt là 849.952±208.377 đồng/m
2
và lợi
nhuận trung bình của mô hình nuôi Ếch trong bể lót bạt là 182.054 ± 184.875 đồng/m
2
.
Khi thực hiên mô hình nuôi Ếch trong bể lót bạt người nuôi thường gặp nhiều khó
khăn nhất về chi phí và giá Ếch thương phẩm. Cần đề ra giả pháp khắc phục nhằm
phát triển nghề nuôi ếch bền vững về lâu dài như nâng cao chất lượng con giống, nâng
cao trình độ kỹ thuật, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hỗ trợ vốn cho người nuôi.
Từ khóa: Ếch Thái Lan nuôi trong bể lót bạt quy mô hộ gia đình.
x
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày…tháng… năm 2014
(chữ ký)
Nguyễn Thị Hồng Hoa
xi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Phân biệt Ếch đực
cái……………………………………………………… 7
Bảng 4.1: Giá Ếch giống bình quân theo từng kích cỡ (đồng/con)………………….28
Bảng 4.2: Các loại thức ăn công nghiệp và giá trung bình của từng loại………… 30
Bảng 4.3: Tỷ lệ sống bình quân trong ao nuôi Ếch ở Cần Thơ………………………33
Bảng 4.4: Thời gian nuôi Ếch……………………………………………………… 35
Bảng 4.5: Các chi phí trong ao nuôi Ếch (đơn vị: đồng)…………………………… 36

Bảng 4.6: Hiệu quả của mô hình nuôi Ếch quy mô hộ gia đình…………………… 37
xii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài Ếch Thái Lan
(Rana rugulosa)……………………………… 3
Hình 2.2 Vòng đời phát triển của Ếch (Bùi Anh Tuấn, 2003)…………………………………6
Hình 2.3 Chu kỳ phát triển của phôi và hậu phôi của Ếch…………………………….8
Hình 3.1 Các địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại –TP. Cần Thơ……………….15
Hình 4.1 Cơ cấu các nhóm tuổi của các hộ
nuôi………………………………………20
Hình 4.2 trình độ học vấn hộ nuôi
Ếch……………………………………………… 21
Hình 4.3 Trình độ chuyên môn nuôi
Ếch…………………………………………… 22
Hình 4.4 Kinh nghiệm nuôi Ếch của hộ
nuôi………………………………………….23
Hình 4.5 Mô hình nuôi Ếch Thái Lan trên bể lót bạt…………………………………24
Hình 4.6 Diện tích ao nuôi Ếch ở Cần Thơ
(m
2
)………………………………………25
Hình 4.7 Số vụ nuôi Ếch (năm)…………………………………………………….…26
Hình 4.8 Tỷ lệ phần trăm mặt độ thả nuôi (con/m
2
)………………………………….27
Hình 4.9 Các bệnh chủ yếu xuất hiện trên Ếch trong quá trình nuôi… …………….31
Hình 4.10 Tỷ lệ phần trăm các loại thuốc dung trị bệnh cho Ếch……… ………… 32
Hình 4.11 Sự tương quan giữa trọng lượng giống với tỷ lệ
sống………………… 34
Hình 4.12 chi phí ao nuôi

Ếch…………………… ………………………………….36
xiii
xiv
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ………………………………………………………………………… i
TÓM TẮT…………………………………………………………………………… ii
CAM KẾT KẾT QUẢ……………………………………………………………….iii
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………………………………iv
DANH SÁCH HÌNH………………………………………………………………… v
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan về Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Hình thái 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố 4
2.1.4 Dinh Dưỡng 5
2.1.5 Sinh trưởng 5
2.1.6 Sinh Sản 7
2.2 Sơ lược về thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của Ếch 8
2.2.1 Thức ăn tự nhiên (mồi di động) 8
2.2.2 Moina 8
2.2.3 Trùn chỉ 9
2.2.4 Thức ăn công nghiệp 9
2.3 Các mô hình nuôi Ếch Công Nghiệp 9
2.3.1 Nuôi Ếch trong bể lót bạt 10
2.3.2 Nuôi Ếch trong hồ xi măng 10
2.3.3 Nuôi Ếch trong ao đất 11

xv
2.3.4 Nuôi Ếch trong giai (vèo), đăng quầng 11
2.4 Tình hình nuôi Ếch trên Thế Giới 12
2.5 Tình hình nuôi Ếch ở Việt Nam 13
2.6 Tình hình nuôi thủy sản ở Cần Thơ đến 2020 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Vật liệu nghiên cứu 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
3.2.1 Thời gian và địa điểm 15
3.2.2 Thu nhập thông tin thứ cấp 16
3.2.3 Thu nhập thông tin sơ cấp 16
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
4.1 Thông tin chung về hộ nuôi Ếch 20
4.1.1 Độ tuổi và giới tính 20
4.1.2 Trình độ học vấn 21
4.1.3 Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn 22
4.1.4 Lao động tham gia thủy sản 23
4.2 Thông tin về kỹ thuật của mô hình nuôi Ếch ở Cần Thơ 24
4.2.1 Bể lót bạt 24
4.2.2 Chuẩn bị bể nuôi 25
4.2.3 Mùa vụ 26
4.2.4 Giống và mật độ thả giống 27
4.2.5 Nguồn nước 28
4.2.6 Thức ăn sử dụng trong nuôi Ếch 29
4.2.7 Những bệnh chủ yếu trên Ếch và các loại thuốc, hóa chất được sử dụng
trong phòng và trị bệnh trên Ếch 31
4.2.8 Tỷ lệ sống và năng suất nuôi 33
4.2.9 Sự tương quan giữa trọng lượng giống với tỷ lệ sống 34
xvi

4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình 35
4.3.1 Chi phí bể nuôi Ếch 35
4.3.2 Lợi nhuận và thu nhập 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
5.1 KẾT LUẬN 39
5.2 Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
17
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Giới thiệu
Trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh mẽ. Cùng
với sự phát triển của cả nước, ngành thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả nước. Bên cạnh những loài tôm, cá
có giá trị kinh tế đang được nuôi phổ biến thì hiện nay một số hộ dân ở ĐBSCL đang
có xu hướng chuyển sang nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị như rắn ri voi, baba, Ếch,
lươn,…Trong đó, Ếch cũng đang là đối tượng được nhiều người quan tâm.
Theo Lê Thanh Hùng (2004), hiện nay có nhiều quốc gia ương nuôi theo quy mô hộ gia
đình và trang trại như Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam. Ếch không những là
thực phẩm ngon, bổ dưỡng mà Ếch còn là đối tượng rất hữu ích trong nông nghiệp như
tiêu diệt côn trùng, sâu bọ phá hại cây trồng (Nguyễn Chung, 2007). Ếch là loài tương
đối nhạy cảm với thời tiết, Ếch có thể báo hiệu mùa mưa đến giúp cho công việc sản
xuất nông nghiệp được thuận lợi (Phạm Thanh Liêm và Dương Nhựt Long, 2000).
Ngoài ra, Ếch còn được dùng trong các phòng thí nghiệm và góp phần quan trọng trong
việc nghiên cứu lĩnh vực thần kinh học, thịt Ếch cũng dùng để chữa một số bệnh
(Nguyễn Hữu Đảng, 2004), mỡ Ếch được dùng điều chế thuốc rất quý (Ngô Trọng Lư,
2002). Những kết quả ban đầu cho thấy Ếch Thái Lan có khả năng thích ứng với điều
kiện ở ĐBSCL.
Mặc dù ở nước ta đã có nhiều mô hình nuôi Ếch đồng với phương pháp thủ công dân
gian nhưng không phổ biến do tỷ lệ sống thấp, tốn nhiều thời gian, không mang lại hiệu

quả kinh tế. Bên cạnh đó, việc khai thác Ếch ngoài tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái, tạo điều kiện cho côn trùng phá hại mùa màng và làm ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong vài năm gần đây, nước ta du nhập, thuần
dưỡng và nhân giống Ếch Thái Lan (R. rugulosa) với tập tính lớn nhanh và tỷ lệ sống
cao, thích hợp cho việc nuôi ở quy mô công nghiệp so với Ếch đồng Việt Nam (Rana
tigerina). Hiện nay Ếch Thái Lan được nuôi ở một số địa phương ở ĐBSCL và đem lại
kết quả khả quan. Trong đó Cần Thơ là một trong những vùng phát triển mô hình nuôi
Ếch Thái Lan. Nhờ nuôi Ếch đã giúp được người dân cải thiện đời sống, giảm hộ nghèo,
18
tận dụng diện tích, đồng thời giúp giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa
phương. Chính vì vậy đề tài “ Khảo sát tình hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
quy mô hộ gia đình ở Cần Thơ” đã được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài tìm hiểu tình hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) ở Cần Thơ
qua đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế của mô hình nuôi, để giúp nghề nuôi phát
triển một cách hiệu quả và bền vững.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng nghề nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) quy mô hộ gia đình tại
Cần Thơ.
Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
trong bể lót bạt tại Cần Thơ.
Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nuôi Ếch Thái Lan (Rana
rugulosa) tại Cần Thơ phù hợp cho đối tượng nuôi.
19
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về Ếch Thái Lan (Rana rugulosa)
2.1.1 Phân loại
Theo Lê Thanh Hùng (2004), Trần Kiên và Nguyễn Thái Tự (1992), Ếch Thái Lan
được phân loại như sau:

Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglosa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana rugulosa (Wiegmann, 1834).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.500 loài Ếch nhái thuộc lớp lưỡng thê và được chia
làm 3 bộ: bộ lưỡng thê có đuôi (280 loài), bộ lưỡng thê không chân (60 loài), bộ lưỡng
thê không đuôi (2.100 loài). Ếch là loài lưỡng thê không đuôi sống được trên cả 2 môi
trường: cạn và nước (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005)
2.1.2 Hình thái
Hình thái cấu tạo của Ếch Thái Lan (Rana rugulosa) tương tự như Ếch đồng ở Việt
Nam (Rana tigerina). Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt hai loài dựa vào những đặc
điểm như sau: Ếch Thái Lan có kích thước lớn hơn và màu sắc nhạt hơn Ếch đồng, trên
vành miệng Ếch Thái Lan có viền xanh nhạt, Ếch đồng không có đặc điểm này.
Hình 2.1 Hình dạng ngoài Ếch Thái Lan
(Rana rugulosa)
20
Ếch Thái Lan có mình ngắn, không phân cách với đầu. Chiều dài thân trung bình 7 -
13cm, nặng 100 - 200g. Chân trước có 4 ngón rời nhau, chân sau dài hơn chân trước và
có 5 ngón dính liền nhau bằng màng mỏng (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005).
Các tuyến nhầy được tìm thấy trên da Ếch Thái Lan bởi hormone tuyến giáp (Dent et
al., 1973) giúp cơ thể chúng luôn ẩm ướt do được cấu tạo bởi nhiều lớp, lớp thượng bì
có nhiều lớp tế bào và tuyến nhờn. Lớp hạ bì tiêu giảm và chỉ dính với cơ bên dưới làm
thành những vách ngăn giữa các túi bạch huyết. Do đó da Ếch Thái Lan chỉ dính với cơ
thể một số đường nhất định. Miệng Ếch rộng, mắt lồi, mi trên không cử động được, mi
dưới có thể che đậy mắt. Hai mũi ở gần mõm đầu (Dương Nhựt Long và ctv, 2007).
Phần lưng Ếch Thái Lan có màu đất xám nâu nhạt, phần da bụng có màu trắng bạt, hai
đùi có phần hoa văn sắc tố màu xanh pha trắng bạt (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005).
Mắt Ếch Thái Lan to nhưng kém phát triển, chỉ phân biệt được các vật di động. Chúng
không thể nhận biết được các vật bất động hay di động chậm. Ếch Thái Lan chỉ phân

biệt được 2 màu đỏ và xanh da trời. Khứu giác Ếch Thái Lan cũng kém phát triển
nhưng thính giác lại rất tốt, có thể phát hiện tiếng động ở khoảng cách rất xa (Bùi Minh
Tâm và ctv., 2005).
Ếch Thái Lan trao đổi khí chủ yếu qua da. Ngoài ra phổi Ếch Thái Lan cũng là bộ máy
hô hấp riêng là thanh quản. Da Ếch Thái Lan là một bộ phận đặc biệt và có vai trò quan
trọng đối với đời sống của chúng. Vì Ếch Thái Lan là loài lưỡng cư nên da giữ chức
năng hô hấp trong nước và môi trường ẩm ướt còn phổi chỉ giúp Ếch thở trên cạn.
(Dương Nhựt Long và ctv., 2007).
Hệ cơ của Ếch Thái Lan đã hình thành những bó cơ riêng biệt (Trần Kiên, 1996). Hệ
xương của Ếch Thái Lan vẫn chưa hoàn chỉnh đối với đời sống trên cạn. Các chi đã
phát triển nhưng chưa đủ sức nâng đỡ cơ thể lên khỏi mặt đất. Sọ có khớp nối với đốt
sống cổ đầu tiên (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005).
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Ếch Thái Lan có tên khoa học là Rana rugulosa và nguồn gốc từ Thái Lan, trong tự
nhiên sinh sống ở các ao hồ, đầm lầy, kinh rạch…(Việt Chương, 2003).
Hiện nay có nhiều quốc gia ương nuôi theo quy mô hộ gia đình và trang trại như Ấn
Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam (Lê Thanh Hùng, 2004).
Những kết quả ban đầu cho thấy Ếch Thái Lan có khả năng thích ứng với điều kiện ở
21
ĐBSCL. Nhiệt độ thích hợp để Ếch sinh trưởng và phát triển trong khoảng 25 - 32
0
C;
pH thích hợp khoảng 6,5 - 8,5; độ mặn không quá 5‰ (Lê Thanh Hùng, 2004).
Khi đến mùa sinh sản, sau khi chọn được Ếch bố mẹ tốt, ta thả chúng vào nơi cho đẻ đã
được chuẩn bị từ trước với tỷ lệ ghép đôi là 1 đực cho 1 cái, mật độ thả 1 đôi/m2. Nơi
Ếch đẻ phải thật yên tĩnh, Ếch thường đẻ trứng ở vùng ven bờ, các đám bèo, cạnh các
mô đất, rãnh nước hoặc ao nhỏ….Trứng dính theo từng mảng. Sau khi nở nòng nọc
sống hoàn toàn trong nước thức ăn trong 10 ngày đầu của nòng nọc chủ yếu gồm các
loại động vật phù du, giáp xác. Khi nòng nọc biến thái thành Ếch con thì chúng có thể
vừa sống dưới nước và trên cạn. Ếch thường có tập tính đào hang để ẩn nấp trốn tránh

kẻ thù cũng như để giữ ẩm cho da (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005)
2.1.4 Dinh Dưỡng
Trong tự nhiên, Ếch Thái Lan là loài ăn động vật sống, có khe miệng rộng và khoang
miệng lớn, với cấu tạo miệng rộng, Ếch Thái Lan có thể nuốt con mồi có kích thước
lớn như các loài côn trùng, giun, ốc… Răng Ếch Thái Lan nhỏ, hình nón có tác dụng
giữ con mồi, lưỡi có thể cử động được có tác dụng bắt con mồi (Nguyễn Văn Kiểm và
ctv., 2005).
Đối với Ếch Thái Lan do được thuần dưỡng nên chúng có thể sử dụng được thức ăn
tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến. Nòng nọc mới nở sống chủ yếu bằng
noãn hoàng, giai đoạn nòng nọc thức ăn chủ yếu là động vật phù du, cá bột. Từ giai
đoạn Ếch con đến Ếch trưởng thành cho ăn thức ăn công nghiệp, cua, ốc, côn trùng.
Ếch có đặc tính ăn lẫn nhau khi thiếu thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2004).
Ếch bắt mồi chậm chạp, chúng bắt mồi nhờ lưỡi dài, khi bắt mồi Ếch mở miệng rộng
tới mang tai, sau đó phóng đầu lưỡi ra tới và dính con mồi, khi nuốt mồi chúng nhắm
hai mắt (Nguyễn Chung, 2007).
2.1.5 Sinh trưởng
Vòng đời của Ếch có thể chia làm 4 giai đoạn: trứng, nòng nọc, Ếch con và Ếch trưởng
thành.
22
Hình 2.2 Vòng đời phát triển của Ếch (Bùi Anh Tuấn, 2003)
Theo Nguyễn Văn Kiểm và ctv., (2005), trứng Ếch Thái Lan có cực động vật có màu
đen nữa trên và cực thực vật màu trắng ở nữa dưới. Trong điều kiện nhiệt độ 25 - 30
0
C
thời gian phát triển phôi là 18 - 24h. Sự biến thái của nòng nọc thành Ếch con có thể
chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ I: Nòng nọc mới chỉ có đầu, thân và đuôi.
Khi mới nở nòng nọc chưa có mắt, đuôi đơn giản nằm trong khối chất nhầy. Sau 3 - 4
ngày nòng nọc xuất hiện mang ngoài, có đường bên chưa có miệng mà chỉ có các giác
bám hình chữ V giúp chúng bám vào cây cỏ thủy sinh.

Sau 4 - 6 ngày mang ngoài tiêu biến, mang trong hình thành. Cơ quan bám tiêu biến và
xuất hiện miệng phểu có răng môi và lổ thở, đuôi kéo dài, lổ hậu môn và mắt xuất hiện.
Thời kỳ II: Xuất hiện các chi.
Chi trước xuất hiện trước ẩn dưới da, tiếp theo chi sau xuất hiện. Đuôi và mang tiêu
biến đồng thời xuất hiện mi mắt, lưỡi, phổi, cơ. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, da cũng biến
đổi. Sau đó nòng nọc trở thành Ếch con.
Khi tới thời kỳ biến thái các tuyến nội tiết hoạt động rất mạnh, kích thích tố giáp trạng
có tác dụng quyết định đến sự biến thái của Ếch. Ngoài ra nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến
quá trình này, nhiệt độ dưới 22
0
C nòng nọc biến thái rất chậm.
23
Thời gian biến thái của nòng nọc là 28 - 36 ngày sẽ thành Ếch con. Thời gian nuôi
thương phẩm là 4 - 5 tháng đạt khối lượng trung bình 300 - 400g/con (Hương Cát,
2010).
2.1.6 Sinh Sản
Trong tự nhiên khi tới mùa sinh sản Ếch đực khoảng 1 năm tuổi và Ếch cái khoảng 6 -
8 tháng tuổi thì có khả năng tham gia sinh sản. Tuy nhiên, Ếch có khả năng sinh sản
cao nhất khoảng 2 - 3 năm tuổi (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005).
Mùa sinh sản của Ếch thường bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 3 - 8 âm lịch. Thời gian
bắt cặp và đẻ trứng thường vào lúc nửa đêm đến gần sáng (Nguyễn Chung, 2007). Đến
mùa sinh sản, Ếch đực phát tiếng kêu báo hiệu. Dựa vào tín hiệu âm thanh phát ra của
con đực, con cái tìm đến tiến hành bắt cặp (Kelley, 2004).
Cấu trúc hình thái học và đặc điểm sinh lý của Ếch thay đổi theo chu kỳ sinh sản. Chu
kỳ thay đổi được kiểm soát bởi tuyến androgen trong huyết tương (Lofts et al., 1972;
Kao et al., 1994; Emerson et al., 1999).
Ếch thường đẻ và bắt thành từng cặp ở những nơi có nhiều thực vật thủy sinh và có
mực nước thấp từ 5 - 15cm. Thời gian bắt cặp có thể kéo dài 2 - 3 giờ (Nguyễn Văn
Kiểm và ctv., 2005).
Theo Nguyễn Văn Kiểm và ctv., (2005), Ếch đực và cái được phân biệt như sau:

Bảng 2.1 Phân biệt Ếch đực cái
Ếch đực
Ếch cái
Màng nhĩ lớn hơn mắt
Khối lượng thân nhẹ
Có chai sinh dục ở gốc ngón chi trước
Dưới cằm có hai túi phát âm
Màng nhĩ nhỏ hơn mắt
Khối lượng thân nặng hơn
Không có chai sinh dục
Không có túi phát âm
Ếch đẻ trứng trong nước và thụ tinh ngoài, tùy theo trọng kích cỡ mà số lượng trứng đẻ
ra khác nhau và có thể đẻ 2 - 3 lần trong năm.
Trứng Ếch đẻ ra được bao bọc trong khối màng nhầy nổi trên mặt nước, khối nhày có
tác dụng bảo vệ trứng tránh va chạm, tránh bị con vật khác ăn và tăng độ hội tụ ánh
sáng giúp trứng nở nhanh hơn (Nguyễn Văn Kiểm và ctv., 2005).
24
Hình 2.3 Chu kỳ phát triển của phôi và hậu phôi của Ếch
2.2 Sơ lược về thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn của Ếch
Trong giai đoạn đầu khi tiêu hết noãn hoàng, nòng nọc bắt đầu ăn Moina tiếp đó là trùn
chỉ với lượng trùn chỉ tăng dần rồi được bổ sung bột cám; sau đó cho ăn thức ăn viên
hoặc mồi di động.
2.2.1 Thức ăn tự nhiên (mồi di động)
Do thị lực kém nên Ếch có thói quen ăn mồi ở dạng di động nghĩa là mồi phải chuyển
động như bay, nhảy trước mắt nó thì mới thấy mà bắt mồi. Còn những mồi chết nằm
bất động dù ngay trước miệng Ếch cũng không ăn.
Trong tự nhiên các loài như: châu chấu, cào cào, dế, cuốn chiếu, tôm, cua, giun đất…là
loại thức ăn ưa thích của Ếch, có thành phần dinh dưỡng và đạm cao.
2.2.2 Moina
Moina là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, kích cỡ phù hợp với miệng nòng nọc ở

những ngày đầu. Moina là mồi động nên rất thích hợp cho sự bắt mồi của nòng nọc.
Càng về sau thì kích cở nòng nọc càng lớn nên Moina không còn là thức ăn phù hợp
nữa, lúc này cần chuyển sang thức ăn khác thích hợp hơn.
Thành phần dinh dưỡng của Moina (dạng thô 10%), như sau (Nguyễn Quốc Đạt và ctv.,
2003): Protein: 45%, Lipid: 6,3%, Xơ thô: 0,9% và Tro: 15,3%.
2.2.3 Trùn chỉ
Cơ thể trùn chỉ có màu hồng, hình sợi chỉ mảnh, dài; sống chung thành tập đoàn gồm
nhiều cá thể liên kết lại với nhau thành búi, tỏa tròn, hoạt động uốn lượng trong tầng
25
nước để trao đổi khí và bài tiết. Chúng sống ở nền đáy các thủy vực giàu chất hữu cơ
như các nhánh sông nhỏ, các vùng đầm lầy, các mương nước thải,
Trùn có khả năng sống rất cao nên nếu giữ trong môi trường sống thích hợp; ngược lại
cũng rất dễ chết trong môi trường nước thiếu oxy.
Trùn chỉ là thức ăn ưa thích của các loài cá đặc biệt là Ếch, do đó có giá trị dinh dưỡng
rất cao, phù hợp với kích cở nòng nọc và không gây ô nhiễm môi trường bể ương.
Thành phần dinh dưỡng của trùn chỉ như sau (Tô Thị Thảo Lil, 2005): Protein: 56,6%,
Lipid: 4,5%, Xơ thô: 9%, Tro: 8,25%.
2.2.4 Thức ăn công nghiệp
Thường sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao. Lúc Ếch còn nhỏ cho ăn
thức ăn có hàm lượng đạm 40%, sau đó hàm lượng đạm giảm khoảng 30% đến 25%
đồng thời kích cở thức ăn tăng dần tùy thuộc vào cỡ miệng Ếch.
Hiện tại thị trường Việt Nam chưa có thức ăn chuyên cho Ếch. Có thể sử dụng thức ăn
viên nổi cho cá da trơn hay cá rô phi của các Công ty Cargill, Greenfeed, Jumbo, để
nuôi Ếch.
2.3 Các mô hình nuôi Ếch Công Nghiệp
Ngày nay, do trữ lượng Ếch hoang dã trên thế giới còn quá ít vì con người đánh bắt
bằng nhiều phương tiện. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thịt Ếch ngày càng tăng nên
đầu thế kỷ XX các bậc thầy về lưỡng cư này đã bắt tay vào việc nghiên cứu phương
pháp nuôi Ếch công nghiệp và hiện nay các mô hình đó đang được phổ biến rộng trên
thế giới.

Nuôi Ếch công nghiệp là nuôi giống Ếch đã được tuyển chọn và thuần hóa với nhiều
đời để chúng có đủ những ưu điểm như: sinh sản tốt, tăng trọng nhanh và có phẩm chất
thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng và là cách nuôi phù hợp có tính khoa học để
có lợi nhiều về số lượng và chất lượng. Sau đây là một số mô hình nuôi Ếch công
nghiệp.
2.3.1 Nuôi Ếch trong bể lót bạt
Thịt Ếch thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi, lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, sử dụng
thức ăn công nghiệp, có thể nuôi được với nhiều hình thức như: nuôi vèo, nuôi bể xi
măng hay bể lót bạt, nuôi trong ao đất. Với những lợi thế trên, căn cứ vào kế hoạch
năm 2012 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Phòng nghiệp vụ Khuyến ngư phối
26
hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư và Phòng Nông nghiệp các huyện Châu
Thành, Bình Đại, Chợ Lách, Giồng Trôm triển khai mô hình “Nuôi Ếch trong bể lót
bạt” (Nguyễn Thị Thụy Vũ, 2014).
Tổng diện tích nuôi là 240m
2
, nhà nước hỗ trợ hỗ không thu hồi 100% con giống
(12.000 con giống) và 30% thức ăn (860 kg thức ăn). Trong quá trình nuôi, cán bộ
Trung tâm và Trạm khuyến nông - Khuyến ngư thường xuyên: 2 tuần/lần đến theo dõi,
kiểm tra hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, giải đáp thắc mắc, khó khăn mà hộ nuôi
gặp phải (Nguyễn Thị Thụy Vũ, 2014).
2.3.2 Nuôi Ếch trong hồ xi măng
Ưu điểm của mô hình nuôi này là rất dễ chăm sóc và quản lý, kiểm soát nhanh chóng
được dịch bệnh, có thể sử dụng trong suốt quá trình từ sinh sản, ương sang nòng nọc,
nuôi dưỡng Ếch con đến Ếch bố mẹ. Hồ xi măng thường có hình chữ nhật hay hình
vuông, có kích thước phổ biến là 12m
2
(3x4), tường cao 1,2m, đáy hồ phải nghiêng
khoảng 5
0

C về một góc để thoát nước, gom cặn bã thức ăn dư thừa và vệ sinh dễ dàng.
Đáy hồ nên phủ bạt nhựa trên nền xi măng, cần bố trí cấp thoát nước phù hợp để thao
tác dễ dàng và nhanh chóng (Nguyễn Chung, 2007).
Xung quanh vách xi măng, phía sát đáy hồ nên xây bệ thấp sao cho cao hơn mực nước
trong hồ 2cm. Bệ này là nơi Ếch lên nằm nghỉ ngơi. Ở đáy hồ nên đặt ống 3cm để tháo
nước mỗi khi thay nước (Việt Chương, 2012).
Hiệu quả kinh tế:
Qua nhiều lần tìm tòi học hỏi, anh Nguyễn Văn Hiệp, ngụ tại khu vực Thới Thuận,
phường Thới An đã phát hiện giống Ếch Thái Lan khá thích nghi với điều kiện tự nhiên
của địa phương và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Tận dụng đất không sử
dụng quanh nhà để xây bể xi măng nuôi Ếch Thái Lan. Anh Hiệp quyết định đầu tư làm
hồ và nuôi thử nghiệm vụ đầu khoảng 3.000 con Ếch giống, sau thời gian nuôi 80 ngày
là thu hoạch. Với trọng lượng trung bình mỗi con từ 250g đến 300g. Ở ngay lứa đầu,
anh Hiệp đã thu lãi trên 8 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư (Ngọc
Hoa, Ô Môn, 2013).
2.3.3 Nuôi Ếch trong ao đất
Ở nông thôn ao đất thường dùng nuôi Ếch từ lâu. Diện tích ao rộng hay hẹp tùy thuộc
vào điều kiện sẵn có của nông hộ, thông thường kích thước khoảng 4x8m hay 5x10m.
27
Xung quanh ao được xây tường gạch hay dùng tôn kẽm có chiều cao 1,2m bao xung
quanh. Trong ao đào những rãnh nước xung quanh tường và giữa ao nuôi rộng 1- 1,5m,
sâu 0,3m, rãnh phải chứa được nước và trồng lục bình hay rau muống giúp Ếch trú ẩn
khi bị địch hại. Đáy ao phần không ngập nước nên để giá thể để Ếch trú ẩn (Nguyễn
Chung, 2007).
Giữa ao nên đắp cù lao cao hơn mặt nước 20cm. Diện tích cù lao khoảng 1/10 diện tích
của ao. Trên cù lao trồng cỏ hay bạt hà tạo bóng mát cho Ếch trú ẩn. Ngoài ra xung
quanh ao cần có bờ đất rộng khoảng 1m và trồng cây tạo bóng mát cho Ếch (Việt
Chương, 2012).
Hiệu quả kinh tế:
Nguyễn Văn Quang, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, với quy mô 1.000m

2
nuôi trong ao
đất, tường được che bằng ngói fibrôximăng và lưới cước cao 1,2m, đào mương trong
ao rộng 1,5m, sâu 0,3m. Khâu chuẩn bị ao nuôi cần sử dụng 12kg vôi sống rải đều lên
100m
2
ao, mật độ thả 27 con/m
2
, cỡ 170 – 120 con/kg. Trong 4 đến 5 tháng nuôi Ếch
thương phẩm đạt trung bình 200g/con, tỷ lệ sống 60%. Mỗi vụ nuôi đã thu lãi trên 30
triệu đồng, sau khi trừ các khoảng chi phí đầu tư (Trương Huy Dũng, 2004).
2.3.4 Nuôi Ếch trong giai (vèo), đăng quầng
Vèo lưới ương cá giống có thể dùng được để nuôi Ếch, kích thước mỗi vèo khoảng
2x6m hay 3x4m, cao 1m phía trên mặt vèo nên may lưới che chắn để tránh Ếch thoát ra
ngoài. Nên đặt vèo cạnh bờ ao để thuận tiện chăm sóc theo dõi và cho ăn. Vèo nuôi
Ếch đặt trong ao nuôi cá là cách nuôi tốt nhất ít tốn chi phí đầu tư (Nguyễn Chung,
2007).
Hiệu quả kinh tế:
Theo tính toán của người nuôi, bình quân 1,2 - 1,3 hệ số thức ăn cho ra 1kg Ếch thương
phẩm. Giá mỗi ký thức ăn dao động từ 13.000 - 23.000 đồng/kg. Như thế nếu nuôi đạt,
người nuôi vần lấy làm phấn khởi. Với cách làm hiệu quả như trên, trong đợt thu hoạch
gần đây nhất, người nuôi đã xuất được 25 tấn Ếch thương phẩm. Sau khi trừ hết các chi
phí còn lời 130 triệu đồng. Hy vọng vụ này sẽ lãi gần 600 triệu đồng trên 35 vèo Ếch.
Nếu so với nuôi cá trê, cá lóc, nuôi Ếch vẫn lời cao hơn và tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn
(Lê Hoàng Vũ, 2013).
2.4 Tình hình nuôi Ếch trên Thế Giới
28
Ếch bò (Rana catesbeina) được nuôi ở Mỹ tập trung nhiều ở phía Đông và vùng núi
Rockey. Ngoài Mỹ còn có một số nước nuôi Ếch bò phổ biến như Mexico, Canada,
Brazil, Ecudo. Ếch được nuôi trong các bể xi măng với phương pháp ước hay phương

pháp khô và sử dụng thức ăn viên. Năng suất đạt từ 4 - 6 kg/m
2
/vụ cho phương pháp bể
khô, 10 - 15 kg/m
2
/vụ cho phương pháp bể ướt. Gần đây một số nước nhập khẩu và
nuôi hiệu quả Ếch bò như Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Ấn Độ và một số nước phía
đông Châu Á ( John Backer, 1998; trích bởi Phạm Trí Hảo và ctv., 2005).
Ở Đài Loan đã phát triển nghề nuôi Ếch công nghiệp từ năm 1990. Với loài Ếch bản
địa Rana tigrina pan therina, Figzinger. Người ta thu gom Ếch bố mẹ trưởng thành từ
tự nhiên và cho sinh sản. Nòng nọc nở ra được tập cho ăn thức ăn chế biến đến khi
thành Ếch giống. Ếch giống bán ra được nuôi trong bể xi măng hay ao đất có lưới bao
quanh. Thức ăn được sử dụng là thức ăn viên dạng nổi với hàm lượng protein 30 - 35%,
lipit 3%, để sử dụng nuôi đến thu hoạch. Hệ số sử dụng thức ăn là 1,5 - 2,0 (Lo Chen,
1990). Ngoài ra Đài Loan còn nhập giống Ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana) để nuôi.
Nhưng do khí hậu mùa đông thấp không thích hợp cho sự phát triển của Ếch nên chỉ có
thể nuôi được 8 - 9 tháng trong năm.
Thái Lan cũng phát triển nghề nuôi Ếch trong những năm qua với 2 loài bản địa Rana
tigerina tigrina, Rana rugulosa. Gần đây Thái Lan cũng nhập thêm Ếch bò Nam Mỹ
(Rana catesbeiana) nuôi thử nghiệm. Năm 1995, Thái Lan có trên 300 trại nuôi Ếch
quy mô công nghiệp. Ếch được nuôi chủ yếu trong các bổ xi măng với kích cỡ
3x4x1,2m, mức nước từ 20 - 30 cm. Trong các bể đặt giá thể để Ếch nhảy lên khỏi mặt
nước và cũng là nơi cho Ếch ăn. Mật độ nuôi 60 - 80 con/m
2
nòng nọc và Ếch thịt đều
được cho ăn bằng thức ăn viên với hàm lượng protein dao động từ khoảng 40 - 28%.
Trọng lượng 300 - 400g cho lài Ếch bò sau khi nuôi 4 -5 tháng, còn với Ếch bản địa thì
phải mất 6 - 8 tháng nuôi (Putsate and ctv., 1995).
2.5 Tình hình nuôi Ếch ở Việt Nam
Ở Việt Nam loài Ếch bản địa Rana tigerina (hay còn gọi là Ếch đồng) được nuôi từ lâu

ở một số địa phương miền Bắc như: Đông Anh (Hà Nội), Hiệp Hà, Yên Phong (Hà
Bắc), Tử Lộc (Hải Hưng), Thanh Tất (Hà Tây). Theo Trần Kiên (1996) có một số hộ
nông dân nuôi Ếch thành công như: Ông Lại Văn Trung ở Đông Anh (Hà Nội), ông
29
Phan Bá Thìn ở Hiệp Hà (Hà Bắc), ông Phan Ngọc Xứng ở Tứ Lộc (Hải Hưng). Gần
đây một số nơi vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long cũng bắt đầu nuôi Ếch đồng và Ếch Thái Lan.
Nhưng hình thức nuôi còn theo phương pháp nuôi thủ công dân gian. Giống Ếch được
thu bắt từ tự nhiên đem về nuôi chủ yếu trong ao đất, thức ăn sử dụng là côn trùng và
cá tạp. Với phương pháp nuôi này thì năng suất thấp, tỷ lệ hao hụt cao, hiệu quả kinh tế
chưa tốt. Mặt khác, con giống nuôi còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhưng với mức
độ khai thác Ếch thịt như hiện nay thì nguồn giống ngày càng cạn kiệt, khan hiếm.
2.6 Tình hình nuôi thủy sản ở Cần Thơ đến 2020
Dự kiến đến năm 2014, Cần Thơ đạt sản lượng 221.000 tấn và nâng lên 269.000 tấn
vào năm 2016 để đến năm 2020 đạt 335.000 tấn. Thành phố Cần Thơ đang thực hiện
dự án phát triển nuôi thủy sản đến năm 2020 thành ngành kinh tế mũi nhọn phục vụ
xuất khẩu.
Theo kế hoạch, Cần Thơ phân vùng nuôi thành hai tiểu vùng chính. Tiểu vùng 1 bao
gồm huyện Thốt Nốt, một phần huyện Vĩnh Thạnh và các cồn trên sông Hậu sẽ chuyên
nuôi tôm càng xanh, cá tra, ba sa, cá đồng, cá lồng bè trên diện tích 16.000 ha.
Tiểu vùng 2 bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và một số quận sẽ
chuyển sang nuôi cá da trơn, Ếch, lươn, cá đồng trên diện tích 10.000ha.
Hiện dẫn đầu về sản lượng thủy sản là các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt.
Để đáp ứng nhu cầu giống, từ nay đến năm 2015, Cần Thơ xây dựng xây dựng trung
tâm giống thủy sản cấp 1 tại xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, có khả năng cung cấp từ
2 tỷ con giống mỗi năm gồm cá tra, ba sa, Ếch, rô đồng, bống tượng, rô phi, sặc rằn, trê
lai, tôm càng xanh cùng hàng chục trại giống khác, có năng lực cung ứng 1,8 tỷ con
giống mỗi năm cho người nuôi tại địa phương và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cần Thơ đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong thâm
canh nuôi thủy sản, sản xuất giống sạch, thực hành công nghệ nuôi sạch theo quy định

của Bộ Thủy sản; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chế biến, bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm và thương hiệu mặt hàng thủy sản; chuyển giao các công nghệ tiên tiến
trong xử lý chất thải trong nuôi trồng.
Cần Thơ thực hiện chương trình tập huấn, mô hình trình diễn đến tận xã, ấp, hướng dẫn
nông dân nuôi theo quy định GAP, SGF 1000 CM, bảo đảm an toàn thực phẩm theo
30
tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO.
Đến thời điểm này tổng công suất chế biến của địa phương là 192.000 tấn/năm. Sản
lượng chế biến xuất khẩu đến năm 2015 đạt 120.000 tấn, năm 2020 đạt 160.000 tấn.
Sản phẩm cá xuất khẩu là cá dạng thỏi đông IQF, cá xẻ bướm đông, cá phi lê dán bột,
cá phi lê tẩm bột, khô cá tra phồng và nhiều sản phẩm chế biến từ cá rô phi, thác lác,
mực, Ếch
Cần Thơ phấn đấu đến năm 2015 xuất khẩu thủy sản đạt 800 - 900 triệu USD. Thị
trường tiêu thụ chủ yếu là châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. ()

×