Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 144 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian ba tháng thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên tại đơn vị thực tập và thầy cô giáo
trong bộ môn kế toán của trường Đại Học Nha Trang, giúp em hoàn thành cuốn báo
cáo khóa luận này. Đến hôm nay, khi thời gian thực tập tốt nghiệp khép lại, em xin gửi
lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi người đã luôn giúp đỡ em rất tận tình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến chú Nguyễn Minh Khải- Kế Toán Trưởng
công ty MINEXCO. Cám ơn chú đã giúp con định hướng đề tài, cung cấp số liệu và
chỉ dẫn những chỗ đúng sai trong bài báo cáo của con.
Tiếp đến, em xin gửi lời cám ơn đến cán bộ hướng dẫn đề tài thực tập của em –
cô Nguyễn Trang Dung – kế toán thuế tại công ty MINEXCO. Cám ơn cô Dung đã chỉ
dẫn cho con thực tế tình hình kế toán thuế tại công ty và cung cấp các chứng từ, sổ sách
minh họa, giúp con có cái nhìn tổng quan về kế toán thuế trong tình hình hiện nay, để
con hiểu rõ hơn về vốn kiến thức lý thuyết và dễ dàng tiếp cận công việc sau này.
Tiếp đến nữa, em xin gửi lời cám ơn đến tập thế cán bộ công nhân viên trong
công ty MINEXCO, đặc biệt là các cô phòng kế toán tài vụ. Cám ơn các cô đã cho con
bầu không khí vui vẻ, ân cần, chân tình và thân thiện trong khoảng thời gian con thực
tập tại công ty.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến tất cả các cô thầy trong bộ môn kế
toán tài chính trường Đại Học Nha Trang. Cô thầy là chỗ dựa vững chắc, luôn giải đáp
những vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập tại công ty.
Do thời gian tiếp xúc thực tế còn ít, kiến thức còn hạn chế nên cuốn luận văn
này chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý
thầy cô, các cô chú, anh chị và các bạn để cuốn khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nha Trang, ngày 21 tháng 05 năm 2010.
Lê Thị Bảo Trân
ii
LỜI NÓI ĐẦU
1-Sự cần thiết của khóa luận:


Mỗi doanh nghiệp là môt tế bào của nền kinh tế quốc dân, có nghĩa vụ đóng cho
Nhà Nước một số loại thuế, theo quy định của các luật thuế hiện hành về mức thu và
thời hạn nộp, bằng một phần thu nhập của mình hoặc từ khoản thuế thu hộ Nhà Nước
từ người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bán hoặc cung
cấp cho họ.
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo pháp luật của mỗi người dân đối với Nhà
Nước , không hoàn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng cho các chi phí và lợi ích
chung của toàn dân như: quốc phòng, an ninh, giao thông, bệnh viện, trường học…
Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và tồn tại của Nhà Nước .
Chính sách thuế yêu cầu kế toán doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông
tin (số liệu) về chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản, nợ phải trả
cảu doanh nghiệp là căn cứ để tính, kế khai, miễn, giảm, hoàn và quyết toán các loại
thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động ngày nay, các văn bản pháp quy về
thuế liên tục được đưa ra để giúp các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả mà vẫn
đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với Nhà Nước và xã hội. Vậy kế toán
thuế tại các doanh nghiệp đã thực hiện vấn đề này ra sao? Đó là một câu hỏi đáng quan
tâm.
Xuất phát từ yêu cầu lý luận cũng như thực tiễn của công tác kế toán thuế tại các
doanh nghiệp, em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Thực trạng kế
toán thuế tại Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Đầu Tư Khánh Hòa MINEXCO”.
2-Mục đích nghiên cứu của khóa luận:
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu thực tế công tác kế toán thuế cụ
thể của công ty, so sánh và đối chiếu giữa lý thuyết học trên nhà trường và thực tế
iii
ngoài xã hội. Xem xét việc áp dụng luật thuế, luật quản lý thuế của Nhà Nước ở công
ty như thế nào?
3-Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất nhập
khẩu , thuế tài nguyên, phí môi trường và thuế môn bài tại Công Ty Cổ Phần Khoáng

Sản Và Đầu Tư Khánh Hòa MINEXCO năm 2010. Đây là năm các loại thuế phát sinh
thực tế hình thành nên nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước tại công ty.
4-Phương pháp nghiên cứu của khóa luận:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Cơ sở nghiên cứu là các lý thuyết đã được
thầy cô truyền thụ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường ,các tài liệu tham khảo là các
giáo trình nhũng bộ môn liên quan như: bộ môn kế toán, bộ môn thuế…, cùng với sự
đầu tư học hỏi, nghiên cứu từ sách, báo, internet, tuvi… để bổ sung cho em vốn kiến
thức ban đầu.
Phương pháp tiếp xúc và trao đổi ý kiến: Thông qua các cuộc tiếp xúc, trò
chuyện, trao đổi ý kiến trực tiếp với những nhân kiên kế toán tại công ty thực tập để bổ
sung vốn kiến thức thực tế.
5-Những đóng góp khoa học của khóa luận:
Hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về kế toán các loại thuế tại các doanh
nghiệp ní chung và tại Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Đầu Tư Khánh Hòa
MINEXCO nói riêng.
Từ việc phân tích số liệu thực tế phát sinh tại Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và
Đầu Tư Khánh Hòa MINEXCO sẽ cho biết hơn thực trạng kế toán thuế tại công ty đã
hoàn thành tốt ở mặt nào, còn những mặt hạn chế nào cần khắc phục, để từ đó đưa ra ý
kiến đóng góp để công tác kế toán thuế tại công ty được hoàn thiện hơn, hoạt động hiệu
quả hơn và trở về đúng vai trò đắc lực của mình.


iv
6-Nội dung và kết cấu của khóa luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, các loại danh mục và tài liệu tham khảo,khóa luận
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và kế toán thuế doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế tại Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản Và Đầu
Tư Khánh Hòa MINEXCO.
Chương 3: Một số ý kiến của bản thân và bài học kinh nghiệm sau thời gian

thực tập.



















v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP: Bộ phận.
BPBH: Bộ phận bán hàng
BPXK: Bộ phận xuất khẩu.
BTC: Bộ tài chính.
GTGT: Giá trị gia tăng.
KH: Khách hàng.
KT: Kế toán.
KTT: Kế toán trưởng.

KTVT: Kế toán vật tư.
SCT: Sổ chi tiết.
TNCN: Thu nhập cá nhân.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.













vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ 12
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế GTGT
đầu ra hàng bán nội địa 13
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế thu
nhập doanh nghiệp 20
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp 22
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế xuất
khẩu 25

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế nhập
khẩu 25
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế tài
nguyên 27
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu liên quan thuế nhà
đất, tiền thuê đất, các loại thuế khác, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 29
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty MINEXCO 38.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cát 45
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty MINEXCO 55
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức sổ kế toán tại MINEXCO 58
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế GTGT tại công ty MINEXCO tháng 09 năm
2010 66
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế TNDN tại công ty MINEXCO quý III năm
2010 72
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế xuất khẩu tại công ty MINEXCO tháng 09 năm
2010 79
vii
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế tài nguyên, phí môi trường quý III/2010 84
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất quý III/2010 89
Sơ đồ 2.10: Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế môn bài tại công ty MINEXCO 2010 95
DANH MỤC LƯU ĐỒ
Lưu đồ 2.1: Lưu đồ hạch toán thuế GTGT tại công ty MINEXCO 64
Lưu đồ 2.2: Lưu đồ hạch toán thuế TNDN tại công ty MINEXCO 70
Lưu đồ 2.3: Lưu đồ hạch toán thuế xuất khẩu tại công ty MINEXCO 76
Lưu đồ 2.4: Lưu đồ hạch toán thuế tài nguyên, phí môi trường 82
Lưu đồ 2.5: Lưu đồ hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất tại công ty MINEXCO 88
Lưu đồ 2.6: Lưu đồ hạch toán thuế môn bài tại công ty MINEXCO 93
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian qua 48

Bảng 2.2: Bảng danh mục hàng hóa, dịch vụ và thuế suất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT tại công ty 60
Bảng 2.3: Bảng danh mục hệ thống tài 0án thuế GTGT tại công ty 63
Bảng 2.4: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế TNDN tại công ty 69
Bảng 2.5: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế xuất khẩu tại công ty 75
Bảng 2.6: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế tài nguyên, phí môi trường
tại công ty 81
Bảng 2.7: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất tại
công ty 86
Bảng 2.8: Bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế môn bài tại công ty 91
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Trích mẫu quy định giá tính thuế tối thiểu đơn vị tài nguyên trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa 80

viii
MỤC LỤC

Trang bìa phụ.
Quyết định thực tập.
Giấy xác nhận thực tập.
Nhận xét của cơ sơ thực tập.
Lời cảm ơn. i
Lời mở đầu ii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục sơ đồ. vi
Danh mục lưu đồ vii
Danh mục bảng. vii
Danh mục biểu. vii
Mục lục viii
Chương I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ DOANH

NGHIỆP. 1
1.1. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN LÝ THUẾ 1
1.1.1.Thuế và yếu cầu của chính sách thuế đối với kế toán tài chính 1
1.1.2.Kế toán tài chính phục vụ quản lý thuế 1
1.1.2.1.Phạm vi và chức năng kế toán thuế thuộc kế toán tài chính 1
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo xác định tính trung thực,
khách quan nghĩa vụ nộp thuế: 2
1.1.2.3. Các tài liệu kế toán cung cấp số liệu cho việc xác định
và kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế: 3
1.2. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4
1.2.1. Các căn cứ kế toán thuế giá trị gia tăng 4
Trang
ix
1.2.1.1. Một số vấn đề về thuế GTGT quy định nguyên tắc kế toán thuế GTGT
4
1.2.1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT 5
1.2.1.3. Đối tượng nộp thuế GTGT 5
1.2.1.4. Căn cứ tính thuế GTGT 5
1.2.1.5. Phương pháp tính thuế GTGT 5
1.2.1.6. Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa , dịch vụ 7
1.2.2. Kế toán thuế GTGT 8
1.2.2.1. Chứng từ liên quan kế toán thuế GTGT 8
1.2.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT được khấu trừ 8
1.2.2.3. Kế toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT phải nộp 11
1.2.2.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 13
1.2.2.5. Kế toán thuế GTGT được giảm, trừ 13
1.3. KẾ TOÁN THUẾ TNDN 14
1.3.1 Căn cứ kế toán thuế TNDN 14
1.3.1.1. Đối tượng nộp thuế 14
1.3.1.2. Căn cứ tính thuế 14

1.3.2.Kế toán thuế TNDN 18
1.3.2.1. Chứng từ liên quan đến thuế TNDN 18
1.3.2.2. Kế toán thuế TNDN 18
1.3.2.3. Kế toán chi phí thuế TNDN 20
1.4. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. 22
1.4.1. Các căn cứ kế toán thuế xuất nhập khẩu 22
1.4.1.1. Đối tượng nộp thuế 22
1.4.1.2.Đối tượng chịu thuế 22
1.4.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 23
1.4.1.4. Hàng hóa được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế 23
x
x
1.4.2. Kế toán thuế xuất , nhập khẩu 24
1.4.2.1.Tài khoản sử dụng 24
1.4.2.2.Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3333 24
1.4.2.3.Sơ đồ kế toán 24
1.5.KẾ TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN 25
1.5.1.Các căn cứ kế toán thuế tài nguyên 25
1.5.1.1.Đối tượng nộp thuế 25
1.5.1.2.Đối tượng chịu thuế 25
1.5.1.3.Căn cứ và phương pháp tính thuế 26
1.5.2.Kế toán thuế tài nguyên 27
1.5.2.1 Tài khoản sử dụng 27
1.5.2.2.Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 3336-Thuế TN 27
1.5.2.3.Sơ đồ kế toán 27
1.6. KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT, TIỀN THUẾ ĐẤT , CÁC LOẠI THUẾ KHÁC
, PHÍ ,LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP KHÁC 27
1.6.1 Các căn cứ kế toán nhà đất, tiền thuế đất, các loại thuế khác, phí , lệ phí
và các khoản phải nộp khác 27
1.6.2 Kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất, các loại thuế khác, phí, lệ phí, và các

khoản phải nộp khác 28
1.6.2.1 Các tài khoản sử dụng 28
1.6.2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản 3337-Thuế nhà
đất, tiền thuê đất., tài khoản 3338- Các loại thuế khác ; tài khoản 3339-
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 29
1.6.2.3 Sơ đồ kế toán :các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế
nhà đất , tiền thuế đất , các loại thuế khác , phí, lệ phí và các khoản phải
nộp khác. 29
1.7 .KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ VÀ NỘP CÁC LOẠI THUẾ30
xi
1.7.1. Hồ sơ khai thuế: 30
1.7.2. Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế 31
1.7.2.1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 31
1.7.2.2.Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế 32
1.7.3. Thời hạn nộp thuế 32
1.7.4. Địa điểm nộp thuế 32
1.7.5. Đồng tiền nộp thuế 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TY KẾ TOÁN THUẾ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN VÀ ĐẦU TƯ KHÁNH HÒA. 34
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 34
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát 34
2.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển 35
2.1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ 36
2.1.2 Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại công ty 37
2.1.2.1 Tổ chức quản lý tại công ty 37
2.1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất cát 44
2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
qua 46
2.1.3.1. Các nhân tố bên trong 46

2.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 47
2.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 48
2.1.5. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 52
2.1.5.1. Chiến lược dài hạn 52
2.1.5.2. Kế hoạch đầu tư 2010-2012 53
2.1.5.3. Các biện pháp triển khai kế hoạch kinh doanh 54
2.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY 54
xii
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 54
2.2.1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 54
2.2.1.2. Nhiệm cụ của bộ máy kế toán tại công ty 55
2.2.1.3 Chức năng , nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán 55
2.2.2 Hình thức kế toán 57
2.2.3. Chính sách kế toán áp dụng 59
2.2.4 Tổ chức hệ thống chứng từ và tài khoản liên quan kế toán thuế 59
2.2.4.1Tổ chức hệ thống tài khoản 59
2.2.4.2 Tổ chức hệ thống chứng từ 59
2.3 KẾ TOÁN THUẾ GTGT 60
2.3.1 Những vấn đề chung về thuế GTGT tại công ty 60
2.3.1.1 Đối tượng chịu thuế 60
2.3.1.2 Phương pháp tính thuế 61
2.3.1.3 Kê khai thuế 61
2.3.1.4 Nộp thuế 61
2.3.1.5 Hóa đơn , chứng từ 61
2.3.2 Tài khoản sử dụng 63
2.3.3 Chứng từ , sổ sách và trình tự luân chuyển 63
2.3.3.1Chứng từ sử dụng 63
2.3.3.2 Sổ kế toán thuế GTGT sử dụng 63
2.3.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 63
2.3.4 Trình tự hạch toán 66

2.3.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế GTGT 66
2.3.6 Chứng từ , sổ sách minh họa 67
2.3.7. Nhận xét 67
2.4 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 68
2.4.1 Những vấn đề chung về thuế TNDN tại công ty 68
xiii
2.4.1.1 Đối tượng chịu thuế 68
2.4.1.2 Cách tính thuế 68
2.4.1.3 Kế khai thuế 68
2.4.1.4 Nộp thuế 68
2.4.1.5 Quyết toán thuế 68
2.4.2 Tài khoản sử dụng 69
2.4.3 Chứng từ, sổ sách, trình tự luân chuyển 69
2.4.3.1 Chứng từ sử dụng 69
2.4.3.2 Sổ sách sử dụng 69
2.4.3.3 Trình tự luân chuyển 69
2.4.4 Trình tự hạch toán 72
2.4.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế TNDN 72
2.4.6 Chứng từ, sổ sách minh họa 72
2.4.7 Nhận xét 72
2.5. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 74
2.5.1 Những vấn đề chung về thuế xuất khẩu tại công ty 74
2.5.1.1 Đối tượng chịu thuế 74
2.5.1.2 Cách tính thuế 74
2.5.1.3 Kế khai thuế 74
2.5.1.4 Nộp thuế 74
2.5.2 Tài khoản sử dụng 74
2.5.3 Chứng từ, sổ sách và trình tự luân chuyển chứng từ 75
2.5.3.1 Chứng từ sử dụng 75
2.5.3.2.Sổ sách sử dụng 75

2.5.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 75
2.5.4 Trình tự hạch toán 78
2.5.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế môn bài 78
xiv
2.5.6 Chứng từ, sổ sách minh họa 79
2.5.7. Nhận xét 79
2.6 THUẾ TÀI NGUYÊN 80
2.6.1 Những vấn đề chung về thuế tài nguyên tại công ty 80
2.6.1.1 Đối tượng chịu thuế 80
2.6.1.2 Cách tính thuế 80
2.6.1.3 Kê khai thuế 81
2.6.1.4 Nộp thuế 81
2.6.1.5 Quyết toán thuế 81
2.6.2 Tài khoản sử dụng 81
2.6.3 Chứng từ, sổ sách và trình tự luân chuyển chứng từ 81
2.6.3.1 Chứng từ sử dụng 81
2.6.3.2 Sổ sách sử dụng 81
2.6.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 82
2.6.4 Trình tự hạch toán 84
2.6.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế môn bài 84
2.6.6 Chứng từ, sổ sách minh họa 85
2.6.7 Nhận xét 85
2.7. THUẾ NHÀ ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT 86
2.7.1. Những vấn đề chung về thuế nhà đất, tiền thuê đất . 86
2.7.1.1. Đối tượng chịu thuế 86
2.7.1.2. Cách tính thuế 86
2.7.1.3.Nộp thuế 86
2.7.2. Tài khoản sử dụng 86
2.7.3. Chứng từ, sổ sách và trình tự luân chuyển 87
2.7.3.1. Chứng từ sử dụng 87

2.7.3.2. Sổ sách sử dụng 87
xv
2.7.3.3. Trình tự luân chuyển 87
2.7.4. Trình tự hạch toán 89
2.7.5. Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất 89
2.7.6. Chứng từ, sổ sách minh họa 90
2.7.7. Nhận xét 90
2.8 THUẾ MÔN BÀI 91
2.8.1 Những vấn đề chung về thuế môn bài tại công ty 91
2.8.1.1 Đối tượng chịu thuế 91
2.8.1.2Cách tính thuế 91
2.8.1.3 Kê khai thuế 91
2.8.1.4 Nộp thuế 91
2.8.2 Tài khoản sử dụng 91
2.8.3 Chứng từ , sổ sách và trình tự luân chuyển 91
2.8.3.1Chứng từ sử dụng 91
2.8.3.2 Sổ sách sử dụng 92
2.8.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 92
2.8.4 Trình tự hạch toán 94
2.8.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế môn bài 95
2.8.6 Chứng từ , sổ sách minh họa 95
2.8.7 Nhận xét. 95
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA BẢN THÂN VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM SAU THỜI GIAN THỰC TẬP 96
3.1. Một số ý kiến của bản thân. 96
3.2. Bài học kinh nghiệm 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ DOANH NGHIỆP.
1.1. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ QUẢN LÝ THUẾ
1.1.1 Thuế và các yêu cầu của chính sách thuế đối với kế toán tài chính.
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế quốc dân,có nghĩa vụ đóng
góp cho Nhà Nước một số loại thuế, theo quy định của Luật thuế và Luật quản lý
thuế hiện hành về mức thu và thời hạn nộp, bằng một phần thu nhập của mình hoặc
từ khoản thu hộ Nhà Nước từ người tiêu dùng thông giá cả hàng hóa,dịch vụ của
doanh nghiệp bán hoặc bán cho họ.
Thuế là khoản thu quan trọng của Nhà Nước , là nguồn chi tiêu quan trọng
của bộ máy Nhà Nước , góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đóng
thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Chính sách thuế yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp đủ các thông tin (số
liệu) về các căn cứ để tính, kê khai, kiểm tra, miễn, giảm, hoàn, quyết toán các loại
thuế như: số lượng và giá trị các loại tài sản, nguồn vốn; nội dung, phân loại, xác
định doanh thu, chị phí, xác định kết quả kinh doanh; xác định các khoản điều chỉnh
tăng giảm thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNDN ; Về số thuế được miễn,
giảm, hoàn lại, đã nộp, đã nộp, phải nộp…
1.1.2. Kế toán tài chính phục vụ quản lý thuế:
1.1.2.1. Phạm vi và chức năng kế toán thuế thuộc kế toán tài chính:
Kế toán tài chính phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác
bên ngoài. Kế toán tài chính cung cấp các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, chi phí, các luồng tiền ra vào, xác định kết quả kinh doanh, nghĩa vụ nộp ngân
sách Nhà Nước. Trong đó , nghĩa vụ nộp ngân sách là trách nhiệm của kế toán
thuế. Các thông tin do các kế toán khác cung cấp chính là căn cứ để kế toán thuế
hoàn thành nghĩa vụ của mình.


2

Với chức năng của mình, ngược lại kế toán thuế đã cung cấp các nhóm thông
tin kế toán là căn cứ để doanh nghiệp xác định đúng, đủ nghĩa vụ của mình đối với
Nhà Nước về các loại thuế. Đồng thời kế toán thuế giúp doanh nghiệp xác định giá
trị thuế được miễn, giảm, được hoàn lại , thông qua đó tạo nguồn thu mới cho
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo xác định trung thực, khách quan
nghĩa vụ nộp các loại thuế:
-Nguyên tắc giá gốc: Theo nguyên tắc này tài sản được ghi nhận theo gái
gốc . Đó số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc tính theo giá trị hợp lý
của tài sản đó tài thời điểm ghi nhận.Gía gốc biểu thị giá thị trường hợp lý của tài
sản được mau về ngay tại thời điểm mua, vì nó phản ánh tình hình sử dụng thực tế
một lượng tiền cho việc có được tài sản thông qua giao dịch trên thị trường.
-Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan tài sản, nguồn vốn, nợ phải
trả, doanh thu, chi phí, phỉa được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào
thời điểm thực thu hay thực chi tiền hoặc tương đương tiền.
- Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính được lập dựa trên giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai
gần.
- Phù hợp: Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải
phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời cũng phải ghi
nhận một khoản chi phí tương ứng tạo ra khoản doanh thu đó, để xác định một cách
trung thực kết quả kinh doanh của từng ký kế toán.
- Nhất quán: Theo nguyên tắc này các chính sách và phương pháp kế toán
phải được áp dụng một cách thống nhấ trong một niên độ kế toán .Nguyên tắc này
nhằm đảm bảo tính so sánh của các thông tin trên báo cáo tài chính của các kỳ kế
toán tiếp nhau.Có như vậy người sử dụng báo cáo mới có thể so sánh , phân tích,
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp từ năm này sang năm khác.
- Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để
lập các ước tính cần thiết trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận
3

trọng đòi hỏi: Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn , không đánh
giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn
giá trị của các khoản chi phí và nợ phải trả; Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi
nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí
phải được ghi nhận về khả năng phát sinh chi phí.
- Trọng yếu: Nguyên tắc này yêu cầu khi trình bày báo cáo tài chính, những
thông tin kế toán trọng yếu thì không được phép bỏ qua mà được trình theo một
khoản mục riêng biệt trong báo cáo tài chính. Một thông tin được coi là trọng yếu
nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác , nó có thế làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế. Những thông tin không
trọng yếu không cần trình bày thành các khoản mục riêng biệt mà tổng hợp vào các
khoản mục có cùng tích chất hoặc chức năng.
1.1.2.3. Các tài liệu kế toán cung cấp số liệu cho việc xác định và kiểm tra nghĩa
vụ nộp thuế:
Các tài liệu kế toán cung cấp số liệu cho việc xác định và kiểm tra nghĩa vụ
thuế bao gồm:
-Chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán
hàng thông thường, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước
…Căn cứ vào số liệu ghi trên các chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ trên có liên
quan đến từng loại thuế, doanh nghiệp kê khai và lập báo cáo quyết toán thuế. Cơ
quan thuế sử dụng số liệu trên các chứng từ trên để kiểm tra tính trung thực, khách
quan của các số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai và cung cấp cho cơ quan thuế.
-Tài khoản kế toán: Đấy là căn cứ cung cấp các số liệu tổng hợp về: tài sản,
nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, chi phí và thu nhập khác, là căn cứ cho việc xác
định nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Để kiểm tra tính trung thực và khách
quan các thông tin thuế của các tài khoản này, doanh nghiệp và cơ quan thuế cần
nắm và hiểu ý nghĩa, kết cấu của từng tài khoản.
-Sổ kế toán: Sổ kế toán gồm: sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Nó bao
gồm các tài khoản kế toán được sắp xếp theo thứ tự quy định, là công cụ phản ánh
4

lần hai các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh lần đầu vào chứng từ kế
toán một cách có hệ thống, theo thứ tự thời gian và nội dung kinh tế của nghiệp vụ.
-Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm tra, xác định số
thuế phải nộp và tình hình nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước của doanh nghiệp.
1.2. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
1.2.1. Các căn cứ của kế toán thuế GTGT:
1.2.1.1. Một số vấn đề về thuế GTGT quy định nguyên tắc kế toán thuế GTGT:
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát
sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Thuế GTGT là thuế gián thu, người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ có
trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng: người tiêu dùng chịu khoản thuế này khi
mua sản phẩm với giá đã có thuế. Khi kế toán loại thuế này, có một số điểm doanh
nghiệp cần lưu ý:
Thứ nhất: Khi doanh nghiệp là người mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT sử dụng cho sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì khoản thuế GTGT phải nộp cho người bán ở khâu mua là
khoản thuế nộp cho người tiêu dùng, vì vậy nó có tính chất là khoản nợ phải thu
Nhà Nước và được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra và giá trị hàng hóa mua vào này
được ghi theo giá mua không bao gồm thuế GTGT. Vì vậy, thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ được kế toán thuế ghi trên tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Thứ hai: Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa,
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì không được khấu trừ thuế hoặc hoàn
thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dich vụ mua vào phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh trên mà phải tính vào nguyên giá tài sản hoặc chi phí kinh doanh
khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc không được hoàn lại này.
Thứ ba: Khi doanh nghiệp là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp là người thu hộ
5
thuế cho Nhà Nước , đó là khoản phải trả Nhà Nước nên được kế toán thuế ghi trên

tài khoản 3331-Thuế phải nộp.
Thứ tư: Khi doanh nghiệp có hàng hóa chịu thuế suất GTGT 0%, nghĩa là
doanh nghiêp không phải nộp thuế GTGT cho mặt hàng đó và được hoàn lại toàn bộ
số thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu, lao vụ, dịch vụ để
sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó.
Thứ năm: Căn cứ vào quy định về các đối tượng chịu thuế và không chịu
thuế GTGT, mức thuế suất GTGT khác nhau, doanh nghiệp phân loại hàng hóa,
dịch vụ chiu thuế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế cũng như thuế suất từng
loại mặt hàng để phục vụ tốt cho công tác kế toán thuế GTGT.
1.2.1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT:
Là tất cả hàng hóa, dịch vụ dùng trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Tiêu dùng hiểu theo nghĩa rộng , chung cho toàn xã hội bao gồm tiêu dùng cho sản
xuất kinh doanh, dùng cho các hoạt động không kinh doanh và tiêu dùng cá nhân.
1.2.1.3. Đối tượng nộp thuế GTGT:
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh)và mọi tổ chức, cá nhân có nhập khẩu
hàng hóa chịu thuế ( gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.
1.2.1.4. Căn cứ tính thuế:
Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
Mỗi đối tượng chịu thuế GTGT, giá tính thuế là khác nhau, luật thuế quy
định rất rõ điều này. Luật thuế quy định ba mức thuế suất thuế GTGT là: 0%, 5% và
10%.
1.2.1.5. Phương pháp tính thuế GTGT:
Thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương
pháp sau: khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
a. Phương pháp khấu trừ thuế:
Phương pháp này áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thưc hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn chứng từ và
6
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính

thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào .
Trong đó thuế GTGT đầu ra ( cả trường hợp chịu mức thuế suất GTGT 0%).

Thuế GTGT đầu ra = Gía tính thuế của hàng hóa Thuế suất (%) GTGT của
dịch vụ chịu thuế hàng hóa dịch vụ đó

Thuế GTGT đầu vào bằng(=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT , trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập
khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; trên hóa
đơn đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp được căn
cứ vào giá có thuế và phương pháp tính thuế để xác định giá chưa thuế và thuế
GTGT đầu vào.

Giá tính thuế =


b. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:
Đối tượng áp dụng phương pháp này là: Cá nhân, hộ kinh doanh không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc không đầy đủ chế độ chế kế toán , hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá
quý, ngoại tệ.
Thuế GTGT phải nộp được áp dụng theo công thức sau:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa
dịch vụ chịu thuế
x


Giá thanh toán
1+ Thuế suất thuế GTGT(%)
Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đó
x

7
Trong đó:


Với :
(1): Gía thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải
thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm
mà bên mua phải trả.
(2): Gía thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mau vào tương ứng giá trị hàng hóa , dịch
vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hóa , dịch vụ mua vào( giá mua bao gồm
thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.
1.2.1.6. Hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Cơ sở kinh doanh khi mua hàng hó, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn
GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế TTĐB( trừ
trường hợp được dùng hóa đơn đặc thù, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế GTGT). Còn với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa
đơn bán hàng .
Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các thông tin quy định
trên hóa đơn. Đối với hóa đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa thuế, phụ thu và chi

phí tính ngoài giá bán mà bên mua phải chịu( nếu có), thuế suất thuế GTGT, tiền
thuế, tổng giá thanh toán đã có thuế. Nếu không ghi tách riêng giá bán chưa thuế và
tiền thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên
giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng hóa đơn đặc thù.
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp được sử dụng trong giao dịch là: Hóa đơn do bộ
tài chính (Tổng cục thuế) phát hành, hóa đơn do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ
Giá thanh toán của
hàng hóa, dịch vụ bán
ra (1)
Giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ mua vào
tương ứng (2)
=

_

GTGT của hàng
hóa, dịch vụ chịu
thuế
8
sở kinh doanh, hóa đơn do các cơ sở kinh doanh tự in theo mẫu quy định và được cơ
quan thuế chấp nhận.
Các Thông tư và Nghị định của Chính Phủ quy định rất rõ và cụ thể các
trường hợp lập và không lập hóa đơn.
1.2.2. Kế toán thuế GTGT:
1.2.2.1. Các chứng từ liên quan kế toán thuế GTGT:
Hóa đơn GTGT;Hóa đơn bán hàng; Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa,
dịch vụ mua vào; Bảng kê hóa đơn ,chứng từ hàng hóa,dịch vụ bán ra; Giấy nộp tiền
vào Ngân Sách Nhà Nước.
1.2.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

a. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp .Tài
khoản này có 2 tài khoản cấp 2.
-Tài khoản 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
-Tài khoản 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của tài kho
ản cố định
b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133-Thuế GTGT được khấu
trừ :
Bên nợ :Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ .
Bên có:
 Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
 Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhưng đã trả lại, giảm
giá.
 Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Số dư nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại nhưng Ngân sách
Nhà Nước chưa hoàn lại.


9
c.Một số quy định cần tôn trọng khi hạch toán tài khoản này:
Tài khoản 133 chỉ được mở cho các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế. Không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng
chịu thuế.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế

GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ và không được khấu trừ. Trường hợp không hạch toán riêng
được thì số thuế GTGT được ghi trên tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán thuế xác
định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh số chịu thuế
GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, doanh nghiệp được hạch toán
vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc tính vào nguyên
giá tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào chi phí trong kỳ tương ứng với
doanh thu trong kỳ, số còn lại tính vào chi phí trong kỳ sau.
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh
doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc doanh
nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT đầu vào
đó không được khấu trừ và không được hạch toán vào tài khoản 133, nó được
tính vào giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
10
Đối với cơ sở sản xuất hàng nông-lâm-ngư nghiệp xuất khẩu sản phẩm do
mình trực tiếp nuôi, trồng, đánh bắt, khai thác thì chỉ được khấu trừ số thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng trực tiếp cho giai đoạn khai thác.
Hàng hóa mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn , bị mất, tai nạn bất ngờ
do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào
của hàng hóa này được tính vào giá trị của lô hàng bị tổn thất phải bồi thường,
không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu
trừ.
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kế khai khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn
để trong kho. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT

đầu ra thì khi khấu trừ số thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của
tháng đó, số còn lại được khấu trừ vào tháng sau hoặc được xét hoàn thuế theo
quy định của luật thuế GTGT ( Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ được hoàn lại thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tiếp trở lên có
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết).
Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế,
doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát
sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đối
với hàng hóa, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì không được tính khấu trừ thuế đầu vào.
Theo luật thuế GTGT thì căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ
là số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng
từ nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng thuế GTGT thay cho
nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua ngoài
không có hóa đơn GTGT hoặc có hóa đơn không đúng quy định của pháp luật
thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

×