TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ – CHIÊM HOÁ – TUYÊN QUANG
GIÁO ÁN
SINH HỌC
Năm học
2009 - 2010
PHẠM VĂN AN
Giáo viên giảng dạy: Phạm Văn An
Trường THPT Hoà Phú – Chiêm Hoá – Tuyên Quang
Câu 1: Phân biệt cách li sinh sản trước hợp tử và cách li sinh
sản sau hợp tử?
Câu 2: Hãy xác định hình thức cách li hợp lí nhất trong các ví
dụ sau?
Ví dụ Các hình thức sinh sản
1. Các loài ruồi giấm khác nhau có cách
ve vãn bạn tình khác nhau.
2. Cừu lai với dê hình thành hợp tử
nhưng hợp tử chết.
3. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác
nhau nên không thụ phấn được với nhau.
4. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la
hoặc bac đô không có khả năng sinh sản.
- Cách li tập tính
- Cách li cơ học
- Cách li sau hợp tử
- Cách li sau hợp tử
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
1. Khái niệm cách li địa lí:
- Là những trở ngại về mặt Địa lí (Sông, núi, biển ) ngăn cản các
cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
2. Diễn biến quá trình hình thành loài mới:
Quần thể A
QT A
1
QT A
2
Nòi địa lí A
1
Nòi địa lí A
2
Loài A
1
Loài A
2
Cách li địa lí
Trở ngại địa lí
M
T
A
1
M
T
A
2
NTTH
NTTH
NTTH
NTTH
Cách li sinh sản
- Do điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố tiến hóa
khác tích lũy các đột biến, biến dị theo các hướng khác nhau dần
dần làm xuất hiện sự cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài mới.
- Điều kiện địa lí khác nhau là do:
+ Loài mở rộng khu phân bố.
+ Khu phân bố của loài bị chia nhỏ.
VÍ DỤ 1 - SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
LOÀI CHIM SẺ
NGÔ CÓ 3 NÒI
- Nòi Châu Âu
- Nòi Ấn Độ
- Nòi Trung Quốc
VÍ DỤ 1 - SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
CÓ
DẠNG LAI
CÓ
DẠNG LAI
KHÔNG CÓ
DẠNG LAI
LOÀI CHIM SẺ
NGÔ CÓ 3 NÒI
- Nòi Châu Âu
- Nòi Ấn Độ
- Nòi Trung Quốc
ĐÂY LÀ DẤU HIỆU
CHO BIẾT ĐÃ CÓ
SỰ CHUYỂN TIẾP
TỪ NÒI ĐỊA LÝ SANG
LOÀI MỚI
VÍ DỤ 2 - SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝVÍ DỤ 3 - SỰ HÌNH THÀNH LOÀI BẰNG CON ĐƯỜNG ĐỊA LÝ
Hình thành loài khác khu vực địa lí
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
2. Diễn biến quá trình hình thành loài mới:
1. Khái niệm cách li địa lí:
3. Vai trò của cách li địa lí:
- Ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao
phối với nhau.
- Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và
thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân
tố tiến hoá.
4. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách
li địa lí.
- Cách li địa lí không nhất thiết hình thành loài mới.
- Cách li địa lí hay xảy ra với loài có khả năng phát tán mạnh.
- Quá trình hình thành loài xảy ra chậm chạp qua nhiều dạng
trung gian chuyển tiếp.
- Quá trình hình thành loài thường gắn với hình thành quần thể
thích nghi.
5.Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí
- Đối tượng nghiên cứu:Ruồi giấm
- Môi trường thí nghiệm:
Đường mantôzơ và tinh bột
- Tiến trình thí nghiệm:
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
2. Diễn biến quá trình hình thành loài mới:
1. Khái niệm cách li địa lí:
3. Vai trò của cách li địa lí:
4. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí
Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí
Trình bày thí nghiệm
chứng minh qúa trình
hình thành loài bằng
cách li địa lí?
- Từ 1 quần thể ruồi giấm
Chia thành nhiều quần thể
nhỏ và nuôi bằng các môi
trường nhân tạo khác nhau
- Một số quần thể nuôi
bằng môi trường có chứa
tinh bột, một số quần thể
nuôi bằng môi trường có
chứa đường mantôzơ.
- Sau nhiều thế hệ sống trên 2 môi trường khác nhau, từ 1 quần
thể ban đầu hình thành 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hóa
tinh bột và tiêu hóa đường mantôzơ.
Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí
=> Cách li về mặt địa lí và sự khác biệt về môi trường sống đã
làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li
sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.
2. Diễn biến quá trình hình thành loài mới:
1. Khái niệm cách li địa lí:
3. Vai trò của cách li địa lí:
- Giải thích thí nghiệm:
+ Các gen quy định sự tiêu hóa các loại đường nhất định cũng
đồng thời ảnh hưởng đến việc quy định thành phần hóa học của
vỏ kitin và do đó quy định tập tính giao phối.
5.Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí
- Đối tượng nghiên cứu:
- Môi trường thí nghiệm:
- Tiến trình thí nghiệm:
4. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí
+ CLTN làm phân hóa về tần số alen giữa 2 quần thể làm cho
chúng thích nghi với việc tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau =>
Tích lũy thành phần hóa học khác nhau trong vỏ kitin => các mùi
khác nhau dẫn đến sự giao phối có chọn lọc và sự cách li sinh sản
được hình thành.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
Câu 1: Nhân tố giúp phân biệt quá trình hình thành loài
mới với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là:
A. Quá trình giao phối.
B. Quá trình cách li.
C. Quá trình CLTN.
D. Quá trình đột biến.
Câu 2: Đặc điểm của hệ động vật và thực vật ở đảo là bằng
chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình CLTN
và nhân tố nào sau đây?
A. Cách li địa lí.
B. Cách li sinh thái.
C. cách li sinh sản.
D. Cách li di truyền.
CỦNG CỐ BÀI HỌC
3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình
thành loài mới bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu
vực địa lí)
a. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm
chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
b. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên
đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo các hướng khác
nhau.
c. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp cả ở
động vật và thực vật.
d. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến
đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới
4. Hình thành loài mới bằng cách li địa lí là phương thức
thường gặp ở:
a. Thực vật bậc thấp b. Thực vật bậc cao
c. Động vật ít di động d. Động vật phát tán mạnh
CỦNG CỐ BÀI HỌC
5. Câu nào sau đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá
trình hình thành loài mới là đúng nhất?
a.Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
b. Cách li địa lí có thể hình thành loài mới qua nhiều giai
đoạn trung gian chuyển tiếp
c. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản
d. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến
phân hóa kiểu gen của các quần thể cách li
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc trước bài 30 “Quá trình hình thành loài
(tiếp)”.