Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

một vài phương pháp giúp học sinh học tốt môn tiếng anh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.84 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề t ià :
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN TIẾNG ANH LỚP 3
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của
thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ
thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện.
Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư
duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh
vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo
nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà
phát triển cho các em sau này. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra làm thế nào để học sinh học
tập tốt chương trình này đòi hỏi người dạy phải làm thế nào để giờ dạy đạt chất
lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn thiện
mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà cả về phương pháp dạy học và thủ
thuật dạy học.
Là một giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tôi luôn trăn trở làm thể nào để dạy cho
học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi
phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên.
Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu
nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Trong các
phương pháp dạy học hay của các bạn đồng nghiệp mà tôi đã học hỏi và qua thực
tiễn dạy học tôi muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong phương pháp dạy
học Tiếng Anh đối với học sinh khối 3 cùng với các bạn đồng nghiệp rất mong sự
đón nhận và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
1
Sáng kiến kinh nghiệm
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN


Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học
sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 3 nói riêng hơn nữa đối với học sinh
nông thôn mọi điều kiện tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Vì
vậy, làm thế nào để các em học tốt bộ môn này đây và vấn đề luôn là câu hỏi lớn
mà giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học đều muốn tìm ra câu trả lời .
Thực tế cho thấy ở một số tiết học trên lớp, nếu như người thầy áp dụng
phương pháp dạy học theo cách áp đặt, thì số lượng học sinh suy nghĩ và làm việc
tích cực rất ít số học sinh còn lại chỉ lắng nghe và ghi bài một cách thụ động máy
móc và không hiểu nội dung của bài.
Cho nên, muốn học sinh học được môn Tiếng Anh một cách có hiệu quả đòi
hỏi người giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh phải sử dụng nhiều phương pháp
thiết thực nhằm giúp học sinh làm quen với môn học trước và từ đó tiếp thu bài một
cách sâu sắc.
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy và những kinh nghiệm được học hỏi từ
đồng nghiệp, tôi rút ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tiếng Anh
mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy của mình để trao đổi học tập không ngừng nâng
cao tay nghề với mục đích cuối cùng là làm sao để nâng cao chất lượng học tập cho
học sinh một cách có hiệu quả.
III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi :
- Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ
trong quá trình học tập.
- Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi
hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề.
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
2
Sáng kiến kinh nghiệm
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và
đồng nghiệp.
2. Khó khăn :

- Học sinh lớp 3 chưa thành thạo Tiếng Việt, phát âm của các em chưa chuẩn,
chưa hiểu hết nghĩa của các từ trong Tiếng Việt.
- Các em chưa ý thức được việc học của mình dẫn đến tinh thần học tập chưa
cao, chưa dành thời gian nhiều cho việc ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Giáo viên chưa thể sử dụng các phần mềm Tiếng Anh tiểu học cho học sinh.
IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÚP
HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH LỚP 3
1. Phương pháp gây hứng thú cho cho học sinh thông qua đồ dùng
trực quan :
Theo tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, cát-sét và các phương tiện
trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong
học tập. Trong đó phương pháp dùng đồ dùng trực quan là phương pháp hữu hiệu
áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 3. Bởi lẽ phương tiện trực quan đóng vai trò
quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học
sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu
mà không cần phiên dịch. Bên cạnh đó đồ dùng trực quan đặc biệt gây sự chú ý của
học sinh. Với các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo khoa
Tiếng Anh Let’s go giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua
các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.
Ví dụ : Khi dạy Unit 1, phần Let’s learn để giới thiệu từ mới :
a book : một quyển sách
a desk : một cái bàn
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
3
Sáng kiến kinh nghiệm
a chair : một cái ghế
a ruler : một cây thước

Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu : “It is a
book” .

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ.
Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo
viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa
đối với các em.
Qua đó ta có thể áp dụng cấu trúc câu : “What’s this ? It is a (book).” để học
sinh thực hành hỏi và trả lời.
Bên cạnh những đồ vật, bản thân của người giáo viên cũng là “một đồ dùng
trực quan”, người giáo viên còn là một diễn viên, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt hay hành động của mình để minh hoạ tình huống, trình bày nghĩa của từ, nhóm
từ .
Ví dụ : Trong bài Unit 1 – Let’s go 1A phần Let’s move để dạy các câu mệnh
lệnh lớp học như :
1. Six down : ngồi xuống
2. Stand up : đứng lên
3. Open your book : mở sách ra
4. Please be quiet : hãy im lặng
Giáo viên dùng hành động hay ký hiệu để giới thiệu nghĩa của các nhóm từ từ
này.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên
có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế. Trong bộ sách Let’s go hình ảnh đưa ra để
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
4
Sáng kiến kinh nghiệm
giới thiệu rất đẹp và sống động rất giống với hình ảnh thật trong cuộc sống. Vì vậy,
trong khi giảng dạy giáo viên không những biết khai thác và sử dụng một cách tối
đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là cách dạy nhẹ nhàng
nhưng đem lại hiệu quả rất cao phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.
Ví dụ : Khi dạy Unit 2 phần Let’s lean some more : để dạy các từ
apple : quả táo
cat : con mèo


Giáo viên không có quả táo thật hay con mèo thật để giới thiệu cho các em
giáo viên có thể dùng những tranh trong sách. Hoặc phóng to tranh treo lên bảng ;
sau đó gợi mở cho các em đoán nghĩa của từ. Giáo viên yêu cầu học sinh nói về tên
các đồ vật, con vật ở trong tranh bằng Tiếng Việt. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách
đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng.
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay
tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp
cho học sinh khắc sâu kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm giờ học
sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học.
2. Phương pháp khêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh :
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp ba sự tò muốn khám
phá nhiều hơn nữa những vật xung quanh, những vốn từ vựng mà mình chưa biết
rất lớn nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.
Vì vậy khi biên soạn chương trình Let’s go 1A các nhà biên soạn đã tập trung
vào những chủ đề rất gần gũi, sát thực với học sinh, phù hợp với trình độ, tâm lý
lứa tuổi, nhu cầu, sở thích như vốn sống của các em như : những đồ dùng học tập,
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
5
Sáng kiến kinh nghiệm
các con vật, những câu mệnh lệnh trong lớp, những từ giới thiệu bạn bè, những
người trong gia đình Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và
khêu gợi tính tò mò rất cao. Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống
để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động trên lớp.
Ví dụ : Khi dạy bài Unit 4 phần Let’s talk
Giáo viên có thể dùng một tấm ảnh gia đình của mình và giới thiệu với cả lớp
bằng Tiếng Anh “This is my mother. This is my father ” . Sau đó giáo viên cung
cấp một số từ chỉ về những người có quan hệ với bản thân như : mother, father,
sister, brother, friend học sinh sẽ dễ dàng hiểu được các nghĩa của từ. Để thực

hành tốt bài này yêu cầu học sinh mang theo ảnh chụp những người có trong gia
đình mình hay vẽ một bức tranh về những người trong gia đình và giới thiệu cùng
với các bạn trong lớp .
3. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
Như đã nói ở trên, các em học sinh tiểu học chưa có ý thức cao trong học tập,
chưa có ý thức tự giác vì vậy giáo viên cần tạo cho học sinh có được động cơ để
học tập tốt. Có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn
học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống
thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên
còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Để giúp các em nhận thấy
được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy
học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với học sinh. Ngoài ta giáo
viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận
mắc lỗi trong quá trình thực hành.
Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì các em còn
rụt rè, sợ mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các
bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lý mà giáo viên dạy ngoại
ngữ cần xem xét để giúp các em được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
6
Sáng kiến kinh nghiệm
trong các giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắc khe với
những lỗi mà học sinh mắc phải như lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp để cho
các em tránh tâm lý sợ mắc lỗi mỗi khi thực hành. Thay vì ngắt lời khi các em sửa
lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các
em bằng những câu như “good”, “very good” hoặc “no bad” Sau đó giáo viên gọi
học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho
các em nhụt chí, mất hứng thú học tập. Giáo viên cần quan tâm đặc biệt đối với
học sinh yếu. Trong quá trình thực hành hay làm bài tập giáo viên có thể gọi những
học sinh khá giỏi làm trước các bài mẫu sau đó gọi những học sinh yếu làm những

bài tương tự, từ bài dễ đến khó. Khi các học sinh học chậm môn này khi các em giơ
tay phát biểu ta nên ưu tiên gọi các em này lên bảng thực hành.
4. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong giảng dạy :
Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí . Thực ra nó có thể
sử dụng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài học theo một phương pháp hấp
dẫn học sinh một cách có tổ chức và vui vẻ. Vì vậy giáo viên cần phải biết vận
dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh vừa học vừa chơi để bài học
được diễn ra nhẹ nhàng bớt căng thẳng. Tuy nhiên tuỳ vào bài cụ thể mà giáo viên
có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.
Ví dụ 1 : Để củng cố vốn từ vựng đã học trong Unit 1 phần l Let’ learn-
Practice giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Board race- chạy đua lên bảng”
- Chia học sinh thành 3 đội mỗi đội khoản 8 học sinh đứng xếp thành từng
hàng. Giáo viên yêu cầu mỗi đội lên bảng viết các từ vựng chỉ đồ dùng học tập đã
học. Mỗi lượt lên bảng mỗi đội chỉ được phép lên 1 người, khi người đứng trước lên
viết xong 1 từ và chạy về cuối hàng thì người kế tiếp chạy lên bảng viết thêm từ, đội
nào viết được nhiều từ và nhanh hơn sẽ thắng.
Ví dụ 2 : Thể hiện nghĩa từ bằng điệu bộ : Để củng cố các câu mệnh lệnh lớp
học trong bài “Unit 2-phần Let’s move” . Đặt phiếu tranh chứa nội dung các câu
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
7
Sáng kiến kinh nghiệm
mệnh lệnh đã học ở Unit 1 và Unit 2 úp mặt xuống thành từng chồng. Chia lớp
thành 2 đội, lần lượt mỗi đội cử một học sinh nhặt một phiếu trên cùng, nhưng
không thông báo cho các đội biết câu mệnh lệnh đó là gì. Học sinh đó phải dùng cử
chỉ để diễn tả nghĩa của câu mệnh lệnh ấy để cho đội mình đoán nếu đội mình đoán
không đúng thì nhường cho đội bạn và lần lượt hai đội thay phiên nhau nhặt phiếu
và diễn tả nội dung đội nào trả lời đúng được nhiều câu mệnh lệnh thì sẽ thắng .
Ví dụ 3 : Trong Unit 1 phần Let’s talk giáo viên có thể áp dụng trò chơi để
luyện cấu trúc câu :
Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 10 học sinh đứng thành 2 hàng

đối diện nhau luyện, một hàng các học sinh đứng im tại chỗ, một hàng lần lượt các
học sinh sau khi thực hiện hội thoại theo mẫu :
HS1 : Hello, I am + tên của mình. What’s your name ?
HS2 : Hi, My name is + tên của mình

Thì bước sang phải một bước để tiếp tục thực hiện đoạn hội thoại với một bạn
khác cứ như vậy đến bạn cuối cùng trong hàng.
Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như :
Chiếc nón kỳ diệu để đoán từ, đoán câu ; trò chơi vẽ tranh-đoán từ, đúng sai, trò
chơi làm theo tôi nói để cho giờ học thêm sinh động và thu hút sự chú ý của học
sinh.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Sau thời gian thử nghiệm những phương pháp trên đối với chương trình Tiếng
Anh lớp 3 tôi thấy những biện pháp trên mang tính khả thi, căn cứ vào kết quả cuối
tháng 9/2008 và kết quả đến thời điểm cuối kì 1 thấy chất lượng giảng dạy đã được
nâng lên, học sinh có sự thay đổi về thái độ học tập theo hướng tích cực. Cụ thể như
sau :
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
8
Sáng kiến kinh nghiệm
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG TRƯỚC
VÀ SAU KHI ÁP DỤNG CÁC PPDH

Số
HS
yếu
Số
HS
TB
Số

HS
khá
Số
HS
giỏi
TSHS
C.lượng
đầu năm 17 20 16 13 66
C.lượng
cuối kì 1 0 26 22 18 66
BẢNG THỐNG KÊ ĐƯỢC BIỂU
DIỄN BẰNG BIỂU ĐỒ THEO TỈ
LỆ PHẦN TRĂM (% )
Từ số liệu thống kê và biểu đồ ta thấy số lượng hay tỉ lệ học sinh sau khi áp
dụng các biện pháp dạy học được tăng lên đáng kể. Tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn,
trung bình tăng 9%, khá tăng 9% , giỏi tăng 8%.
VI/ KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để giúp các em học tốt môn tiếng Anh lớp 3 giáo viên phải sử dụng những
phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng đồ dùng học tập có hiệu quả, tổ chức các
trò chơi phù hợp với nôi dung của từng bài. Trong khi giảng dạy giáo viên nên
dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tạo môi trường thân thiện gần gũi giữa
thầy và trò, thi đua học tốt giữa các tổ, nhóm.
Trong quá trình nghiên cứu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Trước khi vào bài mới, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, nắm rõ
mục đích, yêu cầu của bài học để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
- Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò
phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những thuật ngữ
đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài.
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
9

Sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên phải có tác phong đàng hoàng, mẫu mực, ứng xử khéo léo, nhiệt
tình với công việc.
- Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong
trường tiểu học.
- Nắm rõ đặc điểm về tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi.
- Sưu tầm các phần mềm dạy học Tiếng Anh, kết hợp rèn kỹ năng nghe-nói-
đọc-viết trong các tiết học.
- Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp
những kinh nghiệm trong giảng dạy.
Trên đây là một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh lớp 3 mà
tôi đã nghiên cứu.
Do thời gian thực nghiệm còn ít, năng lực có hạn nên bài viết không tránh
khỏi những hạn chế nhất định rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp.
Đại Quang, ngày 28 tháng 02 năm 2009
Người viết
Đoàn Thị Ngọc Linh
Thực hiện : Đoàn Thị Ngọc Linh
10

×