Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

kinh doanh ngành giày da tại brazil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.39 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL
1.1 Điều kiện tự nhiên và nhân khẩu học………………………………….……………3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………3
1.1.1.1 Vị trí địa lí…………………………………………… ………3
1.1.1.2 Khí hậu……………………………………………………… 3
1.1.1.3 Môi trường…………………………………………….………4
1.1.2 Nhân khẩu học………………………………………………………….….4
1.2 Văn hóa………………………………………………………………………….….4
1.2.1 Một số nát văn hóa chung…………………………………………….……4
1.2.1.1 Văn học………………………………………………….…… 4
1.2.1.2 Ẩm thực……………………………………………….……….5
1.2.1.3 Âm nhạc………………………………………………….……5
1.2.1.4 Lễ hội ở Brazil………………………………… …………… 5
1.2.1.5 Thể thao……………………………………………………… 5
1.2.2 Văn hóa tiêu dùng………………………………………………………….6
1.3 Chính trị và Pháp luật……………………………………………………….………6
1.3.1 Thể chế chính trị……………………………………………………….… 6
1.3.2 Luật pháp……………………………………………………………….….6
1.3.3 Chính sách thương mại…………………………………………………….7
1.3.4 Rào cản thương mại……………………………………………………… 7
1.4 Kinh tế………………………………………………………………………………8
1.4.1 Liên kết kinh tế…………………………………………………………….8
1.4.2 GDP…………………………………………………………………….….8
1.4.3 Lạm phát……………………………………………………… ………….9
1.4.4 Tỷ giá……………………………………………………………….…….10
1.4.5 Phân tích các ngành kinh tế………………………………………………10
1.4.5.1 Ngành nông nghiệp………………………………… ……… 10
1.4.5.2 Công nghiệp……………………………………………… ….10
1.4.5.3 Dịch vụ……………………………………………… ……… 11
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ BRAZIL


1
2.1 Vị thế kinh tế hiện nay của Brazil…………………………… …………………12
2.2 Thế mạnh của Brazil……………………………………………………… …… 12
2.3 Tiềm năng phát triển kinh tế Brazil……………………………………….………13
3. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY DA VIỆT NAM VÀ BRAZIL
3.1 Tổng quan tình hình giày da Việt Nam và xu hướng phát triển………… ………14
3.1.1 Sức mạnh ngành giày da Việt Nam……………………………… …….14
3.1.2 Khó khăn mà ngành đang gặp phải……………………………… …….17
3.1.2.1 Trong nội bộ ngành …………………………………… …… 17
3.1.2.2 Môi trường bên ngoài…………………………………… … 18
3.2 Tổng quan về thị trường giày da tại Brazil…………………………………….….19
3.3 Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brazil trong mặt hàng giày da hiện nay…… 20
3.4 Thuận lợi dành cho các doanh nghiệp giày da Việt Nam…………………… ….21
3.5 Các thách thức phải đối mặt………………………………………………….……22
3.6 Triển vọng hợp tác trên thị trường da giày giữa Việt Nam và Brazil……… ……22
4. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CHO NGÀNH DA GIÀY TRÊN THỊ
TRƯỜNG BRAZIL
4.1 Đánh giá môi trường cạnh tranh……………………….……………….…………24
4.2 Đánh giá môi trường bên trong……………………………………………………26
4.2.1 Nguồn tài lực…………………………………………………….………26
4.2.1.1 Nguồn lực vật chất………………………………….………… 27
4.2.1.2 Nguồn nhân lực………………………………………… …….28
4.2.2 Phân tích chuỗi giá trị……………………………………………………28
4.3 Phân tích SWOT………………………………………………………………… 29
4.4 Đề xuất các phương thức kinh doanh tại thị trường Brazil cho ngành giày da …31
4.4.1 Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu…………………………… ………… 31
4.4.1.1 Chiến lược sản xuất……………………………………….……31
4.4.1.2 Chiến lược Marketing quốc tế……………….…………………32
4.4.1.3 Chiến lược quản trị nguồn nhân lực……………………… ….34
4.4.2 Chiến lược liên minh…………………………………………….……….34

4.4.2.1 Cơ hội…………………………………………………….…… 35
4.4.2.2 Thách thức………………………………………………… ….35
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………… ……36
2
1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA BRAZIL
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHÂN KHẨU HỌC
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lí:
Brazil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.511.965 km², chiếm tới
một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Diện tích Brazil đứng thứ 5 trên thế giới, sau Nga,
Canada, Mỹ và Trung Quốc.
Brazil tiếp giáp với rất nhiều nước trong khu vực Mỹ Latinh như Argentina, Bolivia,
Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela.
Đồng thời đất nước này còn có bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.
1.1.1.2 Khí hậu
90% lãnh thổ Brazil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất
nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brazil
chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa Brazil có tổng
cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt
đới.
3
Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng
5 đến tháng 11. Brazil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương
đổ vào.
1.1.1.3 Môi trường
Brazil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong mấy thập
kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mứcđang có nguy cơ gây ảnh
hưởng đến môi trường tự nhiên của Brazil.
Điều đáng mừng là Brazil đang trở nên ngày càng nhận thức và giáo dục về các vấn đề môi
trường. Một cuộc khảo sát quốc gia tiến hành của TNS toàn cầu (2008) cho thấy rằng 65%

người tiêu dùng ở Brazil đã thay đổi hành vi của họ trong những năm gần đây để giúp đỡ
môi trường, và 73% nhận xét rằng môi trường đáng kể hoặc chủ yếu ảnh hưởng đến quyết
định mua thực phẩm của họ. Phần lớn (80%) đã đồng ý rằng đất nước của họ nên quan tâm
nhiều hơn của môi trường và mối quan tâm đặc biệt đến việc ô nhiễm nguồn nước ngày
càng lớn dần lên.
1.1.2 Nhân khẩu học:
Đặc điểm chung về dân số
Đặc điểm dân số Giá trị
Tổng số dân 203.429.773
Cấu trúc dân số theo độ tuổi
0 – 14 tuổi
15 – 64 tuổi
trên 65 tuổi
26.2%
67%
6.7%
Độ tuổi trung bình 29.3 tuổi
Tốc độ tăng dân 1.134%
Tỷ lệ sinh 1.779%
Tỷ lệ tử 0.636%
Số trẻ được sinh/1 phụ nữ 2.18
Nhận xét: Brazil là một quốc gia đông dân đứng thứ năm trên thế giới với dân số trẻ, tốc độ
tăng dân cao. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn.
1.2 VĂN HÓA
1.2.1 Một số nét văn hóa chung
1.2.1.1 Văn học :
Nền Văn học Brazil mang đậm dấu ấn của các trường phái và tư tưởng văn học tiếng Bồ
Đào Nha. Được xuất hiện cùng với các hoạt động thời kỳ khám phá Brazil trong thế kỷ
4
XVI, theo dòng thời gian, nền Văn học Brazil dần dần khẳng định vị thế, phát triển độc lập

riêng vào thế kỷ XIX với các dòng văn học hiện thực và lãng mạn. Môn văn học là một bộ
môn chính được dạy ở bậc giáo dục trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.2.1.2 Ẩm thực :
Ẩm thực Brazil mang nhiều dấu ấn của nghệ thuật nấu ăn và gia vị từ châu Âu, Châu Phi và
của người bản địa Brazil. Nhiều món ăn và gia vị là sản phẩm địa phương, được cải biến
cho phù hợp với khẩu vị của người nhập cư từ châu Phi và người Bồ Đào Nha tới đây. Đồ
uống có cồn được chưng cất cũng rất đa dạng, nổi tiếng nhất là Cassaxa. Rượu vang được
dùng nhiều trong bữa ăn, được hoà với nước và đường thành một loại rượu gọi là sangria.
Bia được bắt đầu sử dụng vào cuối thế kỷ thứ XVIII, ngày nay đã thành một đồ uống ưa
chuộng của quảng đại dân chúng.
1.2.1.3 Âm nhạc :
Cùng với quá trình khám phá thuộc địa và buôn bán nô lệ, nền âm nhạc Brazil cổ điển, hay
dân tộc là tổng hoà của các dòng âm nhạc có nguồn gốc từ châu Âu, châu Phi. Đến thế kỷ
XIX, Bồ Đào Nha khi đó còn thịnh hành trào lưu âm nhạc mới, các nhạc cụ, đàn gió của
châu Âu đã truyền bá ảnh hưởng tới nền âm nhạc Brazil ngày nay. Những giai điệu âm nhạc
châu Phi như bộ gõ, điệu nhảy lễ hội đã hình thành nên nét văn hoá âm nhạc ngày nay.
Những vũ điệu và dân ca của Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Italia, địệu Valsơ và Polca
Đức, nhạc Jazz ở bắc Mỹ đã được du nhập và nhân dân rất ưa chuộng. Thanh phố Rio de J.
là quê hương điệu múa Samba, vũ hội Carnaval (tháng 02 hàng năm).
1.2.1.4 Lễ hội ở Brazil
Brazil có tới 54 ngày lễ hội lớn trong một năm, được trải ra khắp các vùng miền của toàn
quốc. Một số lễ hội quan trọng là Lễ hội Cà phê “ Andradas Cafe Show”, Lễ hội Rượu
vang “ Festa Nacional do Vinho”, Lễ hội hạt điều trong đó Lễ hội Carnaval nổi tiếng là
một hoạt động văn hoá quần chúng kéo dài liên tục mấy ngày đêm vào tháng hai hàng năm,
thu hút hàng triệu người tham gia, được các kênh truyền hình hầu hết của mọi nước trên thế
giới đưa tin.
1.2.1.5 Thể thao
Brazil là đất nước hâm mộ bóng đá, là quê hương của "vua" bóng đá Pele, của các ngôi sao
"người ngoài hành tinh" Ronaldo, cầu thủ tài giỏi được hâm mộ năm 2006 Ronaldinho
Gaucho, cầu thủ trẻ Kakà được nhiều người hâm mộ nhất thế giới năm 2007.Đất nước năm

lần vô địch giải bóng đá thế giới, là nước chủ nhà đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất để
tổ chức thành công giải bóng đá thế giới vào năm 2014. Sân vận động Maracana có mái
che bê tông cốt thép lớn nhất thế giới, có 140.000 chỗ ngồi được xây dựng năm 1950 để tổ
chức trận trung kết bóng đá thế giới. Ngoài ra, các môn thể thao khác được ưa chuộng như
bóng đá trên cát, bóng chuyền trên bãi biển, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, tenis, bơi
lội Người dân Brazil coi hoạt động pinic cuối tuần vào các khu nghỉ dưỡng sinh thái
hoặc đi tắm biển vào mùa hè là hoạt động không thể thiếu được.
5
1.2.2 Văn hóa tiêu dùng:
Với dân số 205,7 triệu người và mức GDP đầu người là 11.600 USD (2011), Brazil xếp thứ
3 về doanh số bán lẻ tính trên đầu người trong số các nước đang tiến hành tham gia khảo
sát, cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế lớn, Brazil đứng số một trong danh sách các thị
trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2012.Báo cáo của tổ chức này cho biết Brazil đứng
đầu trong danh sách này trong 2 năm liền nhờ tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ
tiêu dùng cao, cư dân thành thị đông và ít rủi ro về tài chính, chính trị. Thêm vào đó, dân số
tương đối trẻ và chi tiêu trên đầu người vào hàng xa xỉ lớn khiến quốc gia nam Mỹ này là
điểm đến hàng đầu của các bán lẻ.hãng
Thị trường hàng cao cấp ở Brazil đang bùng nổ nhưng 2/3 dân số Brazil vẫn chiếm lĩnh thị
trường có thu nhập thấp. Những người trong phân khúc thu nhập thấp thích những mức giá
rẻ và tiện lợi cho cả gia đình. Tuy nhiên, họ cũng rất quan tâm đến chất lượng. Họ thích
mua sắm tại các của hàng địa phương và mua những sản phẩm có thương hiệu. Họ luôn tìm
kiếm những lời khuyên từ bạn bè và họ hàng trước khi mua hàng.
Hiện nay, 80 % dân số đang sinh sống ở thành thị. Người dân dù sinh sống ở đâu cũng coi
trọng sản phẩm giày, dép, là một phần không thể thiếu được trong bộ trang phục hàng ngày.
1.3 CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT
1.3.1 Thể chế chính trị:
Cộng hoà liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là liên bang, bang, các chính
quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Chính quyền Brazil được chia thành các nhánh:
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Brazil là một quốc gia Mỹ Latinh điển hình với tỉ lệ tham nhũng và tội phạm vẫn rất cao.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ những gốc rễ sâu xa trong
lịch sử. Cũng như phần lớn các nước trong khu vực, những lĩnh vực sản xuất hay kinh
doanh có lợi nhuận cao đều thuộc về các tầng lớp riêng biệt, cho tới giờ vẫn có nhiều ảnh
hưởng quyết định lên chính quyền. Hậu quả của tình trạng "kín cổng cao tường" này đương
nhiên dẫn tới tỉ lệ tham nhũng cao. Đặc điểm quan liêu của chính quyền luôn có xu hướng
cưỡng lại bất kỳ một thay đổi nào, do tình trạng trên làm hài lòng phần lớn các quan chức
cũng như thương gia.Cảnh sát tại Brazil hiện nay đã bớt bị tha hóa vì nạn tham nhũng hơn.
Những chuyển biến tích cực đã được ghi nhận nhờ chính sách chọn lọc nhân sự kỹ càng.
1.3.2 Luật pháp:
Luật pháp của Brazil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang,
được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brazil.
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc
biệt Hiến pháp Brazil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định
về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brazil là Tòa án
Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brazil bị chỉ trích làm việc kém hiệu
6
quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ
kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.
1.3.3 Chính sách thương mại:
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Brazil (APEX) là cơ quan điều phối chính sách về
xúc tiến thương mại của Chính phủ Brazil, kết hợp lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút
đầu tư nước ngoài. Cơ quan có 5 văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon,
Frankfurt, Varsovi và Dubai. Ngoài ra, ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những
đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân
hàng Trung ương.
Để được xét, cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào cần có hồ sơ dự án đầu tư, nêu
rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, trình
độ công nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chất lượng sản phẩm, thị
trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chu chuyển vốn, tác động đến
môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ

Brazil phải đặt dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước thông qua một số cơ quan đầu
mối như Ngân hàng Trung ương, và sự phối hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc
Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính và Bộ Môi trường. Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp
nước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh
quốc gia.
1.3.4 Rào cản thương mại:
Tổng thống Brazil Dilma Rousseff ngày 4-8-2011 tiếp tục đưa ra kế hoạch giúp các ngành
công nghiệp nội địa tăng cường tính cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.Kế hoạch mang tên
“Bigger Brazil”, được công bố vài giờ sau khi Cục thống kê Brazil đưa ra số liệu cho thấy
sản lượng công nghiệp tháng 6-2011 của Brazil giảm 1,6% so cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch
bao gồm các biện pháp tăng cường kiểm soát thương mại qua biên giới, chống bán phá giá
đối với hàng nhập khẩu, miễn giảm thuế và khuyến khích doanh nghiệp sản xuất trong nước
xuất khẩu.
Brazil đã sẵn sàng ban hành các biện pháp chống bán phá giá, chủ yếu tập trung vào hàng
hóa sản xuất tại Trung Quốc. Chính phủ Brazil cũng kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề sở hữu
trí tuệ và sẽ hủy bỏ giấy phép nhập khẩu nếu các sản phẩm có nhãn hiệu không đúng với
nguồn gốc xuất xứ - nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh rào cản thương mại của các công ty
nước ngoài bằng cách xuất sản phẩm sang các nước Nam Mỹ khác rồi tiếp tục xuất sang thị
trường Brazil.
Đối với Việt Nam:
Brazil đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách điều tra chống bán phá giá giầy, thông qua danh
sách 74 doanh nghiệp Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hàng thuỷ sản sang thị trường
Brazil và hiện Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 6 vào nước này.
Hai nước cũng đã trao đổi về khả năng hợp tác trên một số lĩnh vực như sản xuất và sử dụng
cồn etanol, sản xuất thép, chế tạo máy, nông nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác kinh tế,
7
thương mại còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước chủ yếu là do
khoảng cách địa lý xa xôi, thiếu thông tin…
1.4 KINH TẾ
1.4.1 Liên kết kinh tế:

Bra-xin có vai trò quan trọng tại khu vực và ngày càng tăng trên trường quốc tế. Chính phủ
của Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đề cao độc lập chủ quyền và quyền tự quyết; chủ
trương củng cố và phát triển mọi mặt khối MERCOSUR; thúc đẩy liên kết, hội nhập khu
vực, tích cực thúc đẩy thành lập Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) theo mô hình
EU; quan tâm đẩy mạnh quan hệ với các nước ở các khu vực khác, trong đó chú trọng châu
Á-Thái Bình Dương. Bra-xin đóng vai trò lãnh đạo Nhóm G20, bảo vệ quyền lợi của các
nước đang phát triển tại Vòng đàm phán Doha.
Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội và chính sách hội nhập tích cực, Brazil ngày càng
đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột hàng
đầu của khối các nước đang phát triển và nhóm 4 nước BRIC (Brazil-Nga- Ấn Độ- Trung
Quốc).
Bra-xin là thành viên của LHQ, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), nhóm BRIC
(Bra-xin, Nga, Ấn Độ, TQ), IBSA (Ấn Độ, Bra-xin, Nam Phi), Tổ chức các nước Châu Mỹ
(OEA), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Hệ thống Kinh tế Mỹ Latinh
(SELA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Nghị viện Mỹ Latinh (PARLATINO),
Nhóm 77, G20, Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)
1.4.2 GDP
Từ năm 2001-03, nền kinh tế Brazil tăng trưởng chậm, trung bình chỉ tăng 2,2%/năm khi
nước này liên tục chịu nhiều biến động trong kinh tế ngoại thương và nội thương. Brazil đã
vượt qua những biến động này mà không làm bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tài chính nhờ
sự hồi phục nhanh của nền kinh tế Brazil và chương trình kinh tế của cựu Tổng thống
CARDOSO và được củng cố thêm bởi Tổng thống LULA DA SILVA. Từ năm 2004, nền
kinh tế Brazil tiếp tục tăng trưởng, nhiều việc làm được tạo thêm và thu nhập của người dân
cũng tăng thêm.
Theo báo cáo kinh tế của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc CEPAL, từ năm
2000 đến 2008, quy mô kinh tế GDP của Brazil đã tăng 4,4 điểm phần trăm từ 30,9 % lên
35,3%, đạt 1,435 ngàn tỷ USD trong tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả
Mexico).
Do ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP Brazil tăng trưởng âm
nhưng bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng trưởng dương mạnh mẽ.

GDP: 2,194 nghìn tỷ USD (2010)
 Tăng trưởng GDP: 7,5% (2010)
 GPD theo đầu người: 10.900 USD (2010)
8
 GDP theo cơ cấu: (2010)
o Nông nghiệp: 6,1%
o Công nghiệp: 26,4%
o Dịch vụ: 67,5
Tăng trưởng GDP (%) 2010 2011 2012* 2013*
Brazil 7,5 2,9 3,0 4,0
Nguồn: IMF; *Số liệu dự báo được công bố vào 24/01/2012
1.4.3 Lạm phát:
Ba cột trụ của chương trình kinh tế của Brazil là tỷ giá hối đoái đang thả nổi, chế độ đang
hướng tới lạm phát, chính sách tiền tệ chặt, ban đầu được củng cố bởi các chương trình của
IMF. Đồng tiền bị sụt giá mạnh trong năm 2001-02, hiện tại đã được điều chỉnh; từ năm
2003 đến 2006, Brazil đã thặng dư mậu dịch, được ghi nhận là giai đoạn thặng dư mậu dịch
đầu tiên kể từ năm 1992.
Bảng 1 : Tỷ lệ lạm phát từ năm 1998 đến năm 2007
Nãm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tỷ lệ lạm
phát %.
1,65 8,94 5,97 7,67 12,53 9,30 7,60 6,02 4,00 4,5
Ngân hàng trung ương Brazil đang tiến hành nâng lãi suất để kìm chế lạm phát.
1.4.4. Tỷ giá:
Tiền tệ: 1 Brazil Real (BRL)=100 centavos
Tỷ giá hối đoái: BRL/1 USD 1,77 (2010); 2,0322 (2009), 1,8644 (2008), 1,85 (2007)
Đầu năm 2011, đồng Real của Brazil tăng giá lên mức cao nhất so với USD kể từ năm 1999.
Ngân hàng Trung ương Brazil đã chi khoảng 36 tỉ đô la Mỹ để can thiệp vào các thị trường
trong nỗ lực làm chậm đà tăng giá nội tệ. Nhưng kết quả chưa đáng kể.
1.4.5 Phân tích các ngành kinh tế:

1.4.5.1 Ngành nông nghiệp:
Brazil là một trong số không nhiều nước trên thế giới có khí hậu, công nghệ, hoạt động
nông nghiệp và quy mô đất đai lớn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực
9
toàn cầu trong những thập kỷ sắp tới. Brazil đang trên đường trở thành một thế lực lớn về
nông nghiệp.
Trong 20 năm qua, sản lượng ngũ cốc của Brazil đã tăng 152%, trong khi diện tích trồng
trọt chỉ tăng 25%. Sản lượng ngũ cốc tăng một phần do đầu tư nước ngoài vào các mùa vụ,
như đậu nành.
Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) ước tính đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông
nghiệp của Brazil khoảng 14 tỉ đô la Mỹ trong năm 2010 và có thể tăng gấp ba trong 5 năm
tới.
Trong thập kỷ qua, tổng giá trị xuất khẩu trong ngành nông nghiệp của Brazil đạt 76,4 tỉ đô
la Mỹ, có mức độ tăng trưởng trung bình 14%/năm. Ước tính, mức tăng trưởng trong năm
nay sẽ đạt 10%.
Những điều trên tạo cho Brazil có một vị trí riêng biệt để kiếm tiền từ tình trạng thiếu lương
thực hiện nay trên thế giới.
i. Trồng trọt:
Brazil cũng là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng từ 35 - 55
triệu bao cà phê mỗi năm (1 bao tương đương 60kg), chủ yếu là arabica chất lượng cao. Họ
kiểm soát tới 30% thị trường cà phê nhân thế giới.
Brazil đứng đầu thế giới về sản xuất mía đường. Đồng thời, Brazil cũng là nước sản xuất
ethanol từ mía đường hàng đầu thế giới.
Xét mặt hàng trái cây, Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu nước cam lớn nhất thế giới. Cứ
hai cốc nước cam tiêu thụ trên thế giới mỗi ngày thì có một cốc đến từ quốc gia này.
Ngoài ra Brazil còn là một trong những nước đứng đầu thế giới về bắp, ca cao, bông, đậu
tương, thuốc lá…
ii. Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của Brazil phát triển nhất Nam Mỹ.
Brazil có lượng bò nuôi thương phẩm lớn nhất thế giới, khoảng 200 triệu con. Mặc dù họ

tiêu thụ tới 80% sản lượng bò nuôi được, song vẫn là nước xuất khẩu bò lớn nhất thế giới.
Brazil nuôi chủ yếu các giống bò Indicus như Zebu và Nelore - phù hợp với khí hậu nhiệt
đới và chủ yếu sống thành bầy trên các đồng cỏ.
Với sản lượng ngũ cốc tăng trưởng nhanh, Brazil có đủ ngô và đậu tương để trở thành nước
xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới, xuất khẩu thịt heo cũng đang tăng nhanh. Thức ăn
chiếm khoảng 70% chi phí nuôi heo và gia cầm.
Tuy nhiên sự phát triển nông nghiệp của Brazil chủ yếu dựa vào mở rộng diện tích.
1.4.5.2 Công nghiệp:
i. Cơ cấu GDP
Brazil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh. Chiếm một phần ba GDP.
10
GDP theo cơ cấu: (2010)
Nông nghiệp: 6,1%
Công nghiệp: 26,4%
Dịch vụ: 67,5%
Ngành công nghiệp đa dạng của Brazil từ
hàng dệt, giày dép và các hàng tiêu dùng khác đến hóa chất, xi măng, gỗ quặng, thiếc, máy
bay, sắt, thép, xe hơi và linh kiện rời, máy móc, thiết bị
ii. Kim ngạch Xuất nhập khẩu
• Xuất khẩu. 199,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng xuất khẩu: cà phê, đỗ tương, đường mía, nước cam, thịt bò, gà, giầy dép, ô tô, vật
tư vận tải, nồi hơi, sắt thép và kim loại, máy bay quân- dân sự, vũ khí và thiết bị quân sự
Các bạn hàng chính: Trung Quốc 12,49%, Mỹ 10,5%, Argentina 8,4%, Hà lan 5,39%, Đức
4,5%
• Nhập khẩu: 187,7 Tỷ USD (2010)
Mặt hàng nhập khẩu: máy móc, phương tiện vận chuyển, hoá phẩm, dầu thô, linh kiện ô tô,
đồ điện tử.Các bạn hàng chính: Mỹ16,12%, Trung Quốc 12,61%; Argentina 8,77%; Đức
7,65%, Nhật 4,3%.
iii. Tình hình nền công nghiệp hiện tại
Theo thống kê, sản lượng công nghiệp tháng 6-2011 của Brazil giảm 1,6% so cùng kỳ năm

ngoái. Brazil đổ lỗi cho Mỹ và Trung Quốc định giá thấp đô la Mỹ và nhân dân tệ, đẩy đồng
real lên cao, ngoài ra còn một nguyên nhân khác là do lạm phát tăng cao, Đồng real tăng giá
tới 6% so đô la Mỹ trong năm 2010. Tổng thống Dilma Rousseff cho rằng chính phủ Brazil
phải bảo vệ “khẩn cấp” nền công nghiệp sản xuất và việc làm của đất nước khỏi cuộc cạnh
tranh không công bằng. Một số hoạt động đã được thực hiện đối với hai bạn hàng là Mỹ và
Trung Quốc.
1.4.5.3 Dịch vụ:
Brazil đi theo hướng phát triển ngành dịch vụ, với 71% trong số lực lượng lao động 100
triệu người hoạt động ở ngành dịch vụ, đóng góp 66,8% GDP.
Brazil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm
đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái
cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều
công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước
ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán Sao Paulo và
Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất.
11
2. ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ BRAZIL
2.1 Vị thế kinh tế hiện nay của Brazil:
Trong khi khủng hoảng nợ công Châu Âu chưa dứt và kinh tế Mỹ đang chậm chạp
thoát khỏi suy thoái, các quốc gia trong khu vực Mỹ Latin đã và đang vươn lên khẳng định
vị thế của mình trong trật tự thế giới đa phương. Trong đó, chúng ta không thể không nói
đến đất nước Brazil xinh đẹp. Đất nước Brazil không chỉ được biết đến với vũ điệu Samba
nóng bỏng, những cô siêu mẫu và bóng đá cùng với những lễ hội hóa trang lớn nhất hành
tinh mà gần đây, Brazil còn được biết đến như một nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc,
trên đường trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Trong bức tranh kinh tế thế giới u tối hiện nay, Brazil chính là một điểm sáng, một người
khổng lồ kinh tế đang trưởng thành. Đất nước có diện tích lớn thứ 5 thế giới này đang có địa
vị ngày càng gia tăng trên thế giới và có nhiều tiền đề phát triển kinh tế bền vững. Do ảnh
hưởng của khủng khoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, GDP Brazil tăng trưởng âm nhưng
bước sang năm 2010 Brazil đã hồi phục tăng trưởng dương mạnh mẽ.Theo báo cáo kinh tế

của Uỷ ban Kinh tế Mỹ La tinh của Liên Hiệp Quốc CEPAL, từ năm 2000 đến 2008, quy
mô kinh tế GDP của Brazil đã tăng 4,4 điểm phần trăm từ 30,9 % lên 35,3%, đạt 1,435 ngàn
tỷ USD trong tổng số GDP của tất cả các nước Mỹ La tinh (kể cả Mexico). Trong năm
2010, tăng trưởng của Brazil đạt 7,5%, mạnh nhất trong vòng gần 25 năm qua, và gấp đôi
tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Thực tế, kinh tế Brazil tăng trưởng khá nhanh, trung bình
5%/năm, điều làm cho các chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil đang phát triển
quá nóng và đã đạt đến đỉnh và đang dần tụt dốc. Năm 2011, kinh tế Brazil tăng trưởng
2,7%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng khá ấn tượng 7,5% trong năm 2010. Dự báo tăng
trưởng kinh tế năm 2012 đạt dưới mức 2%. Cán cân thương mại có thể bị thâm hụt và suy
giảm so với năm trước. Tuy nhiên, mức độ suy thoái của Brazil có lẽ sẽ không nghiêm trọng
như Mỹ cách đây mấy năm bởi chỉnh phủ Brazil đã bắt đầu quan tâm và áp dụng những
biện pháp để ngăn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Brazil đang thăng tiến ngày càng vững
chắc trên cương vị cường quốc kinh tế số 1 của Mỹ La tinh, thứ 6 thế giới , một vị trí mà
trong bối cảnh hiện nay cả Achentina cũng như Mexico, hai nền kinh tế hàng đầu khác của
khu vực khó lòng soán vị kể cả trong trung hạn.
2.2 Thế mạnh của Brazil:
Với tiềm năng hiện là nước khai thác quặng sắt xếp thứ 2 thế giới, xếp thứ 3 về chế
tạo máy bay, xếp thứ 4 về sản xuất ô tô và xếp thứ 8 về sản xuất thép Đất nước của vũ
điệu Samba này hiện có 2 triệu km xa lộ, 70 sân bay và có trữ lượng dầu khí trên biển lớn
nhất thế giới. Ngoài ra, Brazil còn đang trên đường trở thành nước xuất khẩu lương thực
thực phẩm lớn nhất thế giới, khi nước này có khả năng tăng gấp 3 lần diện tích canh tác 60
triệu hécta hiện nay mà không cần chặt phá rừng nguyên sinh Amazon.
Giá trị xuất khẩu của Brazil đạt 19,9 tỷ USD vào tháng Chín năm 2012. Trong lịch
sử, từ năm 1997 đến năm 2012, giá trị xuất khẩu trung bình của Brazil là 10.219,6 triệu
USD, đạt được đỉnh cao 26.158,0 triệu USD vào tháng Tám năm 2011 và mức thấp kỉ lục
2949,2 triệu USD trong tháng một năm 1999. Giá trị xuất khẩu của Brazil từ tháng 1/2011
đến 7/2012 được thể hiện qua biểu đồ sau :
12
Brazil có một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, xuất khẩu chiếm đến 14% GDP. Các mặt
hàng xuất khẩu chính là thiết bị vận tải, quặng sắt, đậu nành, giày dép, cà phê, ô tô, phụ

tùng ô tô, máy móc. Brazil chiếm 25% xuất khẩu mía nguyên liệu và đường tinh luyện toàn
cầu, dẫn đầu thế giới về xuất khẩu đậu tương và là nơi cung cấp 80% lượng cam của hành
tinh. Lượng dự trữ sắt và mangan khổng lồ là cơ sở quan trọng của công nghiệp nguyên liệu
và kim ngạch xuất khẩu. Brazil có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là sản phẩm công
nghiệp, quặng sắt, cà phê, cam và hàng nông sản khác.Thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Brazil hiện nay là Liên minh châu Âu, Mỹ , Argentina, Trung Quốc và Venezuela. Song
song với xuất khẩu, những mặt hàng nhập khẩu chính của Brazil gồm máy móc, điện và
thiết bị vận tải, sản phẩm hóa chất, dầu, phụ tùng ô tô, điện tử với các đối tác nhập khẩu
chính: Mỹ (16,12% tổng nhập khẩu), Trung Quốc (12,61%), Argentina (8,77%), Đức
(7,65%), Nhật Bản (4,3%).Cùng với sự thăng tiến vượt bậc về kinh tế, Brazil cũng ngày
càng nổi bật hơn trong các sự kiện mang tính toàn cầu. Brazil giành quyền đăng cai World
Cup 2014, Thế vận hội 2016 tổ chức ở Rio de Janeiro.
2.3. Tiềm năng phát triển của nền kinh tế Brazil:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Brazil có những bước tiến đáng ghi nhận khi
vượt qua GDP của Anh, vươn lên thành nền kinh tế thứ 6 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc,
Nhật Bản, Đức và Pháp.Theo các chuyên gia, đây quả là một thành tích đáng ghi nhận đối
với Brazil. Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình nền kinh tế thế giới đang từng bước thoát
khỏi suy thoái,nhưng nền kinh tế Brazil vẫn giữ được vị thế của mình. Thời gian gần đây,
tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff tuyên bố Brazil lo ngại, nhưng không hoảng sợ trước
cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sản
xuất và việc làm của người lao động. Trong đó, việc áp dụng gói kích cầu bằng cách chi
hơn 8.400 tỷ real, tương đương 4,1 tỷ USD để mua sắm công nhằm góp phần đưa nền kinh
tế tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, Brazil cũng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các
nước khác trong khối BRICs và trên thế giới. Qua đó, cũng có thể thấy rằng tiềm lực kinh tế
Brazil hoàn toàn đủ mạnh để đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế bắt nguồn từ khủng
hoảng nợ công ở châu Âu. Không chỉ thế, trong 2 năm liền Brazil còn được bầu chọn là
nước có thị trường bán lẻ tốt nhất thế giới. Các chuyên gia cũng đánh giá rất cao môi trường
13
kinh doanh của Brazil, cho rằng đây là một thị trường tiềm năng với tiềm lực kinh tế vững
mạnh.

3. TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY DA VIỆT NAM - BRAZIL
3.1Tổng quan tình hình giày da Việt Nam và xu hướng phát triển trong tương lai
3.1.1 Sức mạnh ngành giày da Việt Nam
Đồ thị 1C: Châu Á là khu vực tập trung nhiều các nước có chi phí sản xuất thấp nhất, với
thị phần tương đối ổn định, 85% tổng xuất khẩu giày dép của các nước có chi phí sản xuất
thấp trên toàn cầu.
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được Việt Nam nằm trong khu vực châu Á và có được tiềm
năng to lớn cho ngành giầy da khi chi phí sản xuất thấp nhờ có một lực lượng nhân công dồi
dào và giá nhân công thấp.Và nhờ vào sức mạnh to lớn đó mà giầy da Việt Nam đã và đang
tiến hành các hoạt động xuất khẩu rất tốt ra thị trường nước ngoài.Cụ thể như sau:
Năm 2009, xuất khẩu da giày của Việt Nam mặc dù đạt 4,1 tỉ USD, nhưng vẫn giảm 14% so
với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm sút này vẫn thấp so với nhiều quốc gia láng giềng, bởi
hầu hết các nước tụt giảm tới 20% trở lên. Nguyên nhân là hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế khiến người tiêu dùng "thắt lưng buộc bụng" hạn chế chi tiêu. Điển hình chính là
Hoa Kỳ: năm 2008, Việt Nam xuất vào thị trường này 1,5 tỉ USD sản phẩm da giày; năm
2009 chỉ còn 1,1 tỉ USD.
Năm 2010, kinh tế thế giới trên đà hồi phục, ngành da giày Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
khá mạnh. Tính đến tháng 11 tháng năm 2010, ngành da giày xuất khẩu đạt kim ngạch 4,5 tỉ
USD, vượt qua mốc thực hiện của cả năm 2009.
Ngành da giày có sức phát triển khá tốt, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu da giày đứng thứ
hai thế giới (sau Trung Quốc), có sản lượng gấp tới 2,5 lần so với nước xuất khẩu thứ 3 là I-
ta-li-a. Người ta ước tính cứ 100 đôi giày trên thế giới sản xuất, thì có 4,14 đôi được sản
xuất tại Việt Nam.
Trong ngành hàng, đặc biệt trong bối cảnh giày mũ da Việt Nam vẫn chịu mức thuế xuất
khẩu vào EU 10% và không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), từ tháng
5/2010, ngành da giày đã có bước điều chỉnh đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ,
14
thị trường này chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu da giày Việt Nam. Hai thị trường EU và
Nhật Bản tiếp tục được giữ vững. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng này vẫn là
giày thể thao, giày da, giày vải, giày thời trang, túi xách, cặp da…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, từ năm 2010 đến 2015 là "thời kì vàng" của ngành da
giày, bởi Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh tốt hơn một số nước trong khu vực. Trước
hết, đó là chi phí nhân công rẻ hơn.
Lợi thế thứ 2 của Việt Nam là đang có "cơ cấu dân số vàng", mà tỉ lệ người có độ tuổi lao
động hằng năm tăng cao, tạo nguồn lao động dồi dào cho ngành sử dụng nhiều lao động như
da giày. Mặt khác, lao động Việt Nam khéo léo, có tay nghề cao nên cũng là một lợi thế
trong cạnh tranh.
Hiện tại, ngành da giày Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng tập trung
vào 50 doanh nghiệp có từ 10.000 lao động trở lên, có dây chuyền sản xuất hiện đại, có bạn
hàng, có thị trường. Riêng 50 doanh nghiệp này đã chiếm tới ¾ sản lượng. Trong thời gian
tới, cùng với việc nắm bắt cơ hội vàng, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự liên kết, từng
bước tập trung để hình thành những doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao nhằm tạo dựng
thương hiệu Việt có uy tín, thoát khỏi tình trạng gia công như hiện nay.
Hiện nay các sản phẩm giày da của nước ta chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường chủ lực
như EU, Nhật Bản và Mỹ.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 ngành da giày đã đạt 3,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng
25% so vớicùng kỳ. Theo khẳng định ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội da giày
Việt Nam (Lefaso) thì mục tiêu đạt 7-7,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm
2012 là hoàn toàn khả quan.
Bên cạnh đó, giá trị thặng dư của ngành từ đầu năm tới nay cũng đã có sự tăng trưởng đáng
kể, nếu như năm 2011 giá trị thặng dư của ngành đạt mức 38-40% thì 6 tháng đầu năm 2012
đã tăng lên 40-45%, cá biệt có những DN đạt tới 50%, điều này chứng tỏ chiến lược gia
tăng giá trị cho sản phẩm của ngành đang đi đúng hướng và đã cho “quả ngọt”.
Tính đến tháng 9 / 2012 thì mặt hàng giày da đã lọt vào bảng 10 mặt hàng có mức xuất
khẩu nhiều nhất . Cụ thể như sau:
Những điểm vượt trội của xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012
Stt Tên hàng Kim ngạch từ
01/1-15/9/2012
So với cùng kỳ năm 2011
Tổng kim ngạch 78.553 12.753 19,4

Trong đó:
Doanh nghiệp
FDI
43.122 12.217 39,5
15
1 Hàng dệt, may 10.459 770 8,0
2 Điện thoại các
loại và linh kiện
7.977 4.399 123,0
3 Dầu thô 5.947 750 13,4
4 Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và
linh kiện
5.037 2.277 82,5
5 Giày dép các
loại
4.972 574 13,1
6 Hàng thủy sản 4.186 139 3,4
7 Máy móc, thiết
bị, dụng cụ phụ
tùng khác
3.895 1.246 47,0
8 Phương tiện vận
tải và phụ tùng:
3.211 1.568 95,5
9 Gỗ và sản phẩm
gỗ
3.184 533 20,1
10 Cà phê 2.762 594 27,4
Để đạt những thành công nói trên thì rõ ràng mặt hàng giày da Việt Nam có những thế

mạnh nhất định mà chính những thế mạnh đó đã thúc đẩy ngành phát triển.Đó là:
- Năng lực sản xuất giày dép lớn, đứng thứ tư trong số những nhà sản xuất lớn trên thế giới;
- Các trung tâm giày dép tập trung gần cảng biển;
- Lao động khéo tay và chi phí nhân công thấp.
- Năng lực sản xuất của ngành đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng
mạnh ở 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại.
- Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51%
năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng củathị
trường xuất khẩu.
16
3.1.2 Khó khăn mà ngành đang gặp phải
3.1.2.1 Trong nội bộ ngành
Ngành da giày nước ta đang phải đối mặt với những điểm yếu lớn và tồn tại dai dẳng, đó là
phương thức sản xuất gia công không toàn diện, gia công là chủ yếu; lợi nhuận gia công
thấp; khả năng cung ứng nguyên phụ liệu kém; chưa có đội ngũ thiết kế giày dép và thiếu
lao động quản lý có trình độ cao; thiếu liên kết giữa các DN trong ngành. Bên cạnh đó
ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất
được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày nhưng lại “bỏ ngỏ” những loại
phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí
trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước
ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn
toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế.
Không những thế, các doanh nghiệp phần lớn sản xuất theo phương thức gia công, phía
nước ngoài thực hiện tất cả những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản
phẩm, do đó phụ thuộc nhiều vào khách hàng và hiệu quả thu được thấp.
Không những thế, da giày xuất khẩu do Việt Nam sản xuất phần lớn đều thông qua đối tác
thứ ba, hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nước.
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung
bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và

chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu
biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn
chế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn
đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường
quốc tế.
Theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu, lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ của ngành đang mất
dần đi và đến năm 2030 lợi thế này sẽ không còn là một trong những yếu tố cạnh tranh của
ngành nữa.
Cùng với dệt may, da giày là ngành sử dụng rất nhiều lao động, theo số liệu thống kê của
Hiệp hội Da giày Việt Nam, hiện có hơn 700.000 lao động làm việc trong ngành da giày, số
lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo bài bản. Với đặc
điểm là ngành hàng xuất khẩu sản phẩm là chủ lực, ngành da giày đã không chỉ góp phần
đảm bảo an sinh xã hội mà còn là một trong những điểm sáng về xuất khẩu sản phẩm mang
lại lượng ngoại tệ đáng kể về cho đất nước.Tuy nhiên sự biến động về nguồn lao động
những năm gần đây cũng là một trong những yếu tố gây trở ngại lớn cho các DN trong
ngành. Cùng với đó, trong 3 năm gần đây lương tối thiểu của lao động ngành da giày đã
tăng trên 100%, hiện nay đang dao động từ 3,8 - 5,5 triệu đồng/người/tháng tùy theo từng
17
vùng miền. Tuy nhiên, chất lượng lao động mới là vấn đề đáng quan tâm khi hầu hết lao
động của ngành là lao động phổ thông, với những lao động đã qua đào tạo khi vào làm việc
DN cũng phải đào tạo lại. Vì vậy, mặc dù giá nhân công tăng nhưng năng suất lao động của
ngành không tăng. Hơn nữa, ngành thực sự đang thiếu lao động chất lượng cao như: nhân
viên thiết kế, quản trị viên, nhân viên kinh doanh…
3.1.2.2 Môi trường bên ngoài
* Trong nước:
Điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn nhiều hạn chế, giá thành chi phí sản
xuất cao, ưu thế về nhân công lao động tuy vẫn là nhân tố cạnh tranh, nhưng không còn
thuận lợi như trước đây.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì dù có đến 90% sản

lượng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25% giá trị gia tăng, vì
ngành này chủ yếu vẫn ‘bán” sức lao động là chính và chất lượng lao động của Việt Nam
hiện nay cũng còn chưa cao, năng suất là việc và tác phong làm việc vẫn còn hạn chế.
Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó
ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc năm 2007
của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt
Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu
cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.
Ngành giày da đang và tiếp tục đối mặt với tình trạng sản phẩm thuộc phân khúc thị trường
giá rẻ ở các nước phát triển giảm, xu hướng tiêu dùng thay đổi, rào cản kỹ thuật được dựng
lên tại nhiều nước nhập khẩu, yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội.
* Thế giới
- Sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép.
Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn gìay dép xuất khẩu của Việt
Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng
hơn.
- Ở khía cạnh khác, ngành da giầy xuất khẩu của nước ta cũng đang chịu sức ép rất lớn về
khả năng cạnh tranh. Hiện các sản phẩm giày thể thao, giày nữ, giày vải của Việt Nam là có
khả năng cạnh tranh, một số sản phẩm còn lại sức cạnh tranh yếu do công nghệ sản xuất lạc
hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của nhiều thị trường xuất khẩu
- Phải đối mặt với khá nhiều rào cản, đặc biệt là các rào cản chống bán phá giá và trợ cấp
xuất khẩu
- Do khủng hoảng nợ công châu Âu, ngoài ra, trước đó ngành da giày cũng đã đối mặt với
việc áp thuế chống bán phá giá từ Ủy ban châu Âu (EC) và tuy thị trường EU đã dỡ bỏ lệnh
áp thuế này từ tháng 5/2011 nhưng sản phẩm da giày Việt Nam vẫn đối mặt với một năm
kiểm soát sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất
da giày, bởi thị trường này chiếm khoảng 49% thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam. Các
chuyên gia kinh tế hy vọng cuối tháng 3/2012, việc giám sát của EU đối với giày mũ da
18
nhập khẩu từ Việt Nam sẽ chấm dứt, giúp cho nhiều doanh nghiệp giày da quay trở lại thị

trường này.
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng thị phần của
Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 2,1% về số lượng. Ngoài ra, đối với các thị trường xuất khẩu
khác như Liên Bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao
về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị
trường các nước này.
3.2Tổng quan về thị trường giày da tại Brazil
Đã từ lâu, ngành sản xuất da giày của Brazil chiếm một vị trí khá quan trọng trong nền thị
trường da giày thế giới với lợi thế về đất đai và khí hậu thuận lợi, ngành nông nghiệp và
chăn nuôi phát triển cùng với ngành công nghiệp da giầy truyền thống, có bề dầy và kỹ
thuật của châu Âu đưa sang. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, tổ chức quản lý chất lượng
sản phẩm da giày đạt trình độ cao, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính và có bề
dày truyền thống như EU, Nhật Bản, Mỹ…Theo số liệu thống kê năm 2005, trong số
những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất giày gồm Trung Quốc sản xuất 9,0 tỷ đôi (chiếm
61,9 % tổng sản lượng thế giới), xuất khẩu 6,914 tỷ đôi, tiêu thụ trong nước 2,286 tỷ đôi.
Tiếp đến là Ấn Độ sản xuất 909,0 triệu đôi, xuất khẩu 65,0 triệu đôi, tiêu dùng nội địa
852,4 triệu đôi. Và Brazil đứng vị trí thứ ba, sản xuất 762,0 triệu đôi, xuất khẩu 217,0 triệu
đôi, tiêu dùng 138,0 triệu đôi. Đứng thứ tư là Inđônêxia sản xuất 580,0 triệu đôi, xuất khẩu
đạt 165,0 triệu đôi, tiêu dùng nội địa đạt 480,0 triệu đôi. Việt Nam đứng thứ năm về sản
xuất (525,0 triệu đôi), xuất khẩu 472,7 triệu đôi (đứng hai), tiêu dùng 53,3 triệu đôi. Kim
ngạch xuất khẩu da giày của Brazil phát triển nhanh, năm 1970 đạt 8 triệu USD, 10 năm sau
đã đạt 387 triệu USD , năm 1990 đạt 1,107 tỷ USD, năm 2006 đạt 1,863 tỷ USD với 180
triệu đôi, giá xuất khẩu trung bình là 10,33 USD/ đôi.
Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều giày dép, nhưng năm 2006, Brazil vẫn
phải nhập khẩu một khối lượng lớn 18,561 triệu đôi, với kim ngạch nhập khẩu 140,733 triệu
USD để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường nội địa. Giày dép của Trung
Quốc được nhập khẩu nhiều nhất vào Brazil đạt 14,61 triệu đôi, với kim ngạch 87,85 triệu
USD, chiếm thị phần 62,4%. Thứ nhì, giày dép các loại của Việt Nam đạt 1,949 triệu đôi,
với kim ngạch 30,79 triệu USD, chiếm thị phần 21,9 %. Tiếp đến là giày dép của Inđônêxia
đạt 621,3 ngàn đôi, với kim ngạch 6,54 triệu USD, chiếm thị phần 4,7 %. Tiếp theo là giày

dép nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan,
Uruguay, Achentina, Italia, Hàn Quốc
Bảng: Nhập khẩu giầy dép từ một số nước và vùng lãnh thổ vào Brazil trong năm 2006
Nhập khẩu giầy từ các
nước vào Brazil Kim ngạch USD
Chiếm
tỷ lệ (%) Đôi
Đơn giá
(USD/đôi)
Trung Quốc 87.852.554 62,4 14.610.282 6,01
Việt Nam
30.793.245
21,9
1.949.659
15,79
Inđônêxia
6.545.759
4,7
621.364
10,53
19
Italia
5.421.916
3,9
69.051
78,52
Thái Lan
3.167.621
2,3
218.259

14,51
Hồng Kông
2.491.156
1,8
432.067
5,77
Achentina
836.706
0,6
72.731
11,5
Đài Loan
587.031
0,4
200.344
2,93
Hàn Quốc
530.792
0,4
58.071
9,14
Tây Ban Nha
415.936
0,3
19.951
20,85
Uruguai
143.718
0,1
98.512

1,46
Đức
139.667
0,1
14.484
9,64
Pháp
159.488
0,1
13.533
11,79
Chilê
144.234
0,1
12.739
11,32
Malaxia
102.829
0,1
7.788
13,2
Pakistan
122.942
0,1
6.623
18,56
Mỹ
112.854
0,1
6.089

18,53
Rômêni
126.311
0,1
3.455
36,56
Marốc
111.354
0,1
2.108
52,82
Croatia
111.223
0,1
1.309
84,97
Ấn Độ
53.827
-
32.016
1,68
CHDCND Triều Tiên
38.813
-
19.804
1,96
Nhật Bản
976
-
913

1,07
Singapore
15
-
1
15
Các nước khác
720.620

89.986
Tổng số 140.733.587 100 18.561.139 7,58
Ghi chú : Tỷ lệ biến đổi nhỏ hơn 0,1%; Nguồn : MDIC / SECEX
Theo số liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, trong 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu giày
dép các loại của Việt Nam vào thị trường Brazil đạt hơn 121 triệu USD. Có thể thấy, giày
dép Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội đối với thị trường Brazil rộng lớn bởi nhu cầu vô cùng
đa dạng của người dân.
3.3Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brazil trong mặt hàng giày da hiện nay
Theo số liệu của Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil, năm 2008, tổng kim
ngạch hai chiều đạt 534,59 triệu USD, tăng 65,35% so với năm 2007.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil đạt 200,07 triệu USD, tăng
87,25% so với cùng kỳ năm trước (207 triệu USD/106,95 triệu USD). Kim ngạch nhập khẩu
của Việt Nam từ Brazil cả năm 2008 đạt 334,52 triệu USD, tăng 54,62% so với cùng kỳ
năm trước.
Trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong năm 2008 thì tỉ trọng nhóm
hàng cơ khí, máy móc, điện tử, tin học đã vươn lên vị trí thứ nhất, đạt kim ngạch 75,8 triệu
USD, chiếm 37,51% tỉ trọng hàng hoá Việt Nam xuất sang Brazil, tăng 367,26% so với
cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là mặt hàng giày dép giữ vị trí thứ hai, đạt kim ngạch xuất
khẩu 47,65 triệu USD, chiếm tỉ trọng 23,82% (tăng 59% so với năm 2007) giá trị kim ngạch
hàng hoá xuất sang Brazil.
20

Năm 2008, Brazil nhập khẩu giày dép từ Việt Nam đạt 3,214 triệu đôi, kim ngạch 47,099
triệu USD, chiếm thị phần 15,3%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị kim ngạch nhập khẩu
tăng 61,1%, số lượng (đôi) tăng 60%. Giá nhập khẩu bình quân hàng giày dép của Việt Nam
là 14,65 USD/đôi. Trong khi giá nhập khẩu bình quân hàng giày dép của Trung Quốc là
6,51 USD/đôi.
Theo thống kê của Brazil, giày dép của Việt Nam nhập khẩu vào Brazil qua các năm như
sau: 2006 Việt Nam xuất khẩu 1.949.659 đôi, kim ngạch đạt 30.793.245 USD, đơn giá
15,79 USD/đôi, thị phần đạt 21,9%; năm 2007, xuất khẩu 2.009.236 đôi, giá trị 29.240.025
USD, đơn giá 14,55 USD, thị phần chiếm 14%, trong 11 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu đạt
3.077.287 đôi, kim ngạch đạt 45.182.089 USD, đơn giá 14,68 USD/đôi, thị phần đạt 15,7%.
Cả năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 3.213.898 đôi giày sang Brazil, đạt kim ngạch xuất khẩu
47.089.722 USD giá FOB, chiếm thị phần xuất khẩu 15,3%, đơn giá trung bình 14,65
USD/đôi.
Năm 2008, Brazil nhập khẩu 39,321 triệu đôi giày dép các loại, kim ngạch đạt 307,462
triệu USD-giá FOB. So với cùng kỳ năm trước: giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng 46,8%, số
lượng (đôi) tăng 37,2%, giá trung bình 7,82 USD/đôi.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam vào
Brazil đang tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2009 chỉ xuất khẩu được xấp xỉ 45,5
triệu USD thì đến năm 2011 đã tăng lên 181,5 triệu USD, tăng hơn 30%. Một con số mà
khó có thị trường nào sánh kịp, điều mà không lâu trước đây nhiều người đánh giá sẽ khó có
thể tăng trưởng được ở thị trường này. Bước sang năm 2012, cho dù nhiều thị trường gặp
khó nhưng xuất khẩu vào Brazil vẫn có tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 đạt
22,1 triệu USD tăng 14,5% so với tháng 5/2012. Tính chung 6 tháng đầu năm 2011 đạt
121,4 triệu USD tăng 55% so với cùng kỳ. Theo nhiều chuyên gia, việc giày dép trong nước
ngày càng thâm nhập sâu vào Brazil sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các thị trường còn lại tại
châu Mỹ, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp giày dép trong nước tích cực cải tiến mẫu mã,
chất lượng, giá bán cạnh tranh so với các đối thủ đến từ bên ngoài thậm chí từ chính quốc
gia nhập khẩu.
3.4Thuận lợi dành cho các doanh nghiệp giày da Việt Nam
Như đã phân tích ở trên thì thị trường Brazil khá tiềm năng và có nhu cầu nhập khẩu giầy da

rất lớn.
-Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển
thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế giúp cho
các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm với hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình và phát
triển sang nước ngoài dễ dàng hơn.
- Hiện nay công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có
những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da
giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng
lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận
dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các
doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia
21
vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại
điện tử. Từ những hoạt động ngành này đã giúp không ít các doanh nghiệp giầy da Việt
Nam có thêm kiến thức, kinh nghiệp bước vào thị trường quốc tế.
-Nước ta có mối quan hệ tốt đẹp trong giao lưu buôn bán với Brazil từ trước nên các doanh
nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng hơn trong kinh doanh và hợp tác với người Brazil.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành giày da: gia tăng
các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hoá, trí
tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, phát triển văn minh vật chất và tinh thần tạo
ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế
- Ngành giày da thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát
triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an
toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan
dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt
Nam đã trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày. Thuận lợi khi
có được vốn FDI phát triển ngành giày da và có được sự ủng hộ của chính phủ trong hoạt
động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
-Quá trình toàn cầu hóa , mở cửa thị trường đang diễn ra mạnh mẽ, giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường này

- Hiện nay Brazil chính thức đưa ra kết luận các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt
Nam vào Brazil không lẩn tránh thuế chống bán phá giá, trong khi đó đối thủ cạnh tranh
Trung Quốc đang gặp khó khăn, thời hạn áp thuế chống bán phá giá với Trung Quốc (đến
hết tháng 3/2015) giày Việt Nam sẽ phải tranh thủ, tận dụng cơ hội để thâm nhập sâu hơn,
đặc biệt vào ngày 4/7/2012 phía Brazil lại quyết định áp thuế các nguyên phụ liệu giày dép
nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 182% để hạn chế gần như mọi cửa ngõ giày dép từ phía
Trung Quốc. Đây là cơ hội không phải lúc nào Việt Nam cũng có được.
3.5Các thách thức phải đối mặt
-Từ vụ kiện chống bán phá giá mà Brazil khởi kiện Việt Nam cho thấy được nguy cơ to lớn
mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt , đó là các rào cản thương mại mà Brazil dựng
lên để bảo vệ ngành giầy da của mình.
-Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn không chỉ có Trung Quốc , mà còn có cả các
doanh nghiệp nội địa của Brazil và các doanh nghiệp nước ngoài khác buộc các doanh
nghiệp Việt phải có hướng đi đúng đắn để giữ vững lợi thế cũng như vị trí của mình ở
ngành giầy da quốc tế
-Khi toàn cầu hóa diễn ra thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn ở thị trường
nội địa Việt Nam , chính vì vậy các doanh nghiệp phải có biện pháp vừa có thể ổn định
trong nước thì mới yên tâm cho kinh doanh hay xuất khẩu hàng sang nước ngoài.
3.6Triển vọng hợp tác trên thị trường da giày giữa Việt Nam và Brazil:
Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường
quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc.
22
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm
16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Trong mấy
năm gần đây, sản xuất ngành da giầy của Việt Nam đã phát triển mạnh, đạt được thành tựu
đáng trân trọng với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3, 59 tỷ USD, đảm bảo hàng triệu
công ăn việc làm cho người dân. Năm 2006, ta xuất khẩu chiếm thị phần 21,9 % lượng giày
dép nhập khẩu vào Brazil, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, cụ thể
là trong 9 tháng đầu năm 2012, da giày Việt Nam chiếm thị phần cao nhất (48,3%), đứng
sau là Indonesia (18,8%), Trung Quốc (18,1%), Pagaguay (4,4%), hơn 20 nước khác còn

lại, mỗi nước chỉ chiếm thị phần chưa tới 1%. Những gì đạt được nêu trên cho thấy ngành
da giày Việt Nam không chỉ có sức bật rất cao mà còn có triển vọng phát triển tốt trong
tương lai. Ngành da giày thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước
đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn
định và an toàn. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào
thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính
phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giày.
Cùng với đó, Việt Nam và Brazil đã giành cho nhau điều kiện tối huệ quốc trong
thương mại. Thị trường da giày của Brazil vẫn đang mở cửa cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Chúng ta có thể hợp tác với ngành da giầy Brazil để trao đổi về kinh nghiệm, chuyên
gia kỹ thuật, thiết kế, sản xuất, tiêu thụ, cung cấp nguyên phụ liệu. Thực tế cũng cho thấy,
Brazil rất coi trọng đối tác Việt Nam ta trong việc giao thương, đặc biệt là mặt hàng da
giày.Có thể thấy, quan hệ thương mại Việt Nam –Brazil ngày một phát triển. Vào năm hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD.
Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Brazil tăng cường nhập khẩu
gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2002, thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm
1996 giảm xuống còn 47 triệu, năm 1998 còn 37,3 triêu, năm 2000 tăng lên 26,2 triệu. Vào
năm 2002, kim ngạch tăng trở lại, đạt 42,9 triệu và năm 2003 đạt 47,1 triệu, năm 2007 đạt
hơn 300 triệu, năm 2008 đạt 557 triệu và năm 2009 đạt 573 triệu, năm 2010 đạt hơn 1 tỷ
USD.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Brazil gồm có : máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện, da giày, sắt thép các loại…Và chiếm tỉ trọng cao nhất trong
23
số các mặt hàng xuất khẩu sang Brazil là da giày. Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 2010
trong bảng sau.
Gần đây, Brazil cũng đã loại bỏ giày dép Việt Nam ra khỏi danh sách những mặt
hàng bị áp thuế chống bán phá giá. Và trong sáu tháng đầu năm nay Việt Nam xuất khẩu
trên $ 121,000,000 giá trị của sản phẩm giày dép sang Brazil, tăng 55% so với cùng kỳ năm
ngoái.Theo các chuyên gia kinh tế, mức độ giày dép Việt Nam đã thâm nhập thị trường
Brazil sẽ tạo ra một cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam để mở rộng hoạt động tại các

thị trường khác trong khu vực Nam Mỹ. Các nhà bình luận cũng nhấn mạnh cơ hội và tiềm
năng để Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sản phẩm giày dép của Brazil trong tương lai.
4 Chiến lược kinh doanh quốc tế cho ngành gia dày tại thị trường Brazil
4.1. Đánh giá môi trường cạnh tranh
Những nhà xuất khẩu khác
Giày dép của Trung Quốc được nhập khẩu nhiều nhất vào Brazil đạt 14,61 triệu đôi, với
kim ngạch 87,85 triệu USD, chiếm thị phần 62,4%. Thứ nhì, giày dép các loại của Việt
Nam đạt 1,949 triệu đôi, với kim ngạch 30,79 triệu USD, chiếm thị phần 21,9 %. Tiếp đến
là giày dép của Inđônêxia đạt 621,3 ngàn đôi, với kim ngạch 6,54 triệu USD, chiếm thị phần
4,7 %. Tiếp theo là giày dép nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Thái
Lan, Đài Loan, Uruguay, Achentina, Italia, Hàn Quốc
* Trung Quốc
24
Những thế mạnh của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp da giày là có giá thành rẻ, mẫu
mã đẹp. Do đó Trung Quốc cạnh tranh với ta về cả 2 mặt là giá cả và chất lượng. Hơn nữa,
Trung Quốc lại có nguồn nhân công dồi dào, nguyên liệu sẵn có, rất nhiều thế mạnh trong
việc sản xuất giày da. Mặc dù có nguồn nhân công dồi dào nhưng mức lương ở Trung Quốc
không còn rẻ như trước kia vì những cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân. Với xu
hướng lương nhân công ngày càng tăng như ở Trung Quốc hiện nay, ta có thể cạnh tranh về
giá vì lương nhân công ở Việt Nam vẫn được xem là thấp.
Tuy nhiên, do việc trốn thuế chống bán phá giá nên Trung Quốc đã bị áp thuế chống bán
phá giá tuyệt đối 13,85 USD/đôi với thời hạn là 5 năm kể từ tháng 3/2010. Kết quả là, năm
2010, sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, xuất khẩu của Trung Quốc vào
Brazil đã giảm 16% , trong khi xuất khẩu của Việt Nam tăng 30% và chiếm 22% tổng giá trị
nhập khẩu giày vào Brazil. Trong giai đoạn này các hãng giày lớn như Nike, Adidas,
Reebok đã có những kế hoạch dịch chuyển các đơn hàng của Brazil sản xuất tại Trung
Quốc sang sản xuất tại Việt Nam.
Trong 9 tháng năm 2012, giày dép là mặt hàng xuất khẩu chính với giá trị xuất khẩu đạt
221,3 triệu USD, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm tỷ trọng 37% trong cơ cấu
hàng xuất khẩu, tăng 30% về lượng so với cùng kỳ, chiếm 48,3% thị phần giày dép nhập

khẩu vào thị trường Brazil. Giày dép Việt Nam chiếm thị phần cao nhất trong số các nước
xuất khẩu giày dép sang thị trường Brazil chiếm 48,3%; tiếp đến là Inđônêxia chiếm 18,8
%; Trung Quốc chiếm 18,1%; Pagaguay 4,4%; hơn 20 nước khác còn lại, mỗi nước chỉ
chiếm thị phần chưa tới 1%.
Việc bị áp thuế chống bán phá giá đã khiến cho Trung Quốc rớt xuống ngôi vị thứ hai trong
xuất khẩu sang Brazil. Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên nắm cơ hội này để tấn công thị
trường Brazil trong những năm mặt hàng Trung Quốc bị đánh thuế cao.
* Indonesia
Là nơi có chi phí sản xuất và nhân công giá rẻ, thậm chí rẻ hơn Việt Nam, năm 2006 nhiều
đơn đặt hàng đã chuyển qua sản xuất tại Indonesia do có sự so sánh giữa chi phí sản xuất ở
Trung Quốc và Việt Nam. Như vậy ta thấy rõ một đất nước Đông Nam Á có một số nét
tương đồng với Việt Nam (điểm mạnh là nhân công giá rẻ, các công ty sản xuất phần lớn
cũng là các công ty liên doanh) thì Indonesia được nhiều nhà đầu tư ưu ái hơn, những đơn
hàng cũng tăng lên nhưng chủ yếu là ở EU và Hoa Kỳ. Cho nên đối với thị trường Brazil,
Indonesia không cạnh tranh quyết liệt mà vẫn đứng vững ở vị thế thứ 3 trong xuất khẩu vào
nước này.
Tuy giá trị xuất khẩu của Indonesia theo sau Việt Nam nhưng ta cũng không nên lơ là với
đối thủ khá “tương đồng” này.
Những nhà sản xuất nội địa
Theo thống kê của Hiệp hội công nghiệp giày dép Brazil (Brazilian Footwear Industries
Association) thì năm 2010 có khoảng 8027 doanh nghiệp sản xuất giày dép. Trong đó, đa
phần là các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất những mặt hàng giá thấp nhờ vào thế mạnh về
nguồn nguyên vật liệu.
25

×