Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng day môn công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 20 trang )

Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập –Tự do- Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I/SƠ YẾU LÍ LỊCH
-Họ và tên: MAI VĂN HIỆP
-Ngày tháng năm sinh: 10-03-1961
-Chức vụ,đơn vị công tác:Dạy KTCN(Công nghệ).Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì,
Huyện :Ba Vì,TP:Hà Nội.
-Trình độ chuyên môn:Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội I -Khoa:KTCN.
-Hệ đào tạo: 04 năm –Hệ chính quy(1978-1982)
-Bộ môn giảng dạy: KTCN(Công nghệ).
-Ngoại ngữ: Tiếng Anh(học ở trường ĐHSP)
-Tin học: Chứng chỉ B:Tin học văn phòng và Đồ họa.
-Trình độ chính trị: Sơ cấp.
-Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất):
+Năm học:1996-1997: Giáo viên dạy giỏi cấp trường.
*SKKN:
-1996-1997: Giải C cấp tỉnh
-1998-1999: Giải C cấp tỉnh
-1999-2000: Giải C cấp tỉnh và Sở Giáo Dục &Đào tạo Hà Tây cấp GIẤY KHEN.
-2000-2001: Giải C cấp tỉnh và Sở Giáo Dục &Đào tạo Hà Tây cấp GIẤY KHEN.
-2003-2004: Giải C cấp tỉnh và Sở Giáo Dục &Đào tạo Hà Tây cấp GIẤY KHEN
-2004-2005: Giải C cấp tỉnh và Sở Giáo Dục &Đào tạo Hà Tây cấp chứng nhận
GVGCS.
-2007-2008: Giải C Sở GD&ĐT Hà Nội và được Sở GD&ĐT Hà Nội cấp chứng nhận
CSTĐ cấp cơ sở.
Các năm khác tôi không vi phạm kỉ luật gì, đều đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

II/NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI


-TÊN ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ:
LỚP 11- BÀI 2. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
-LÍ DO CHỌN ĐẾ TÀI:
Ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay và trong tương lai .Việc ứng dụng CNTT nhiều năm qua ở các trường nói
chung và trường THPT Ngô Quyền- Ba Vì nói riêng đã có bước tiến bộ quan trọng. Một
trong các lĩnh vực ứng dụng là :Xây dựng các Bài giảng điện tử, sử dụng máy vi tính,máy
chiếu để giảng dạy - trình chiếu trong hầu hết các môn học, trong đó có môn Công nghệ
lớp 11 và lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình DẠY-HỌC. Nhìn
lại những năm đầu khi mới triển khai áp dụng CNTT vào dạy học, nhiều GV còn bỡ ngỡ,
lúng túng trong soạn giảng, sử dụng thiết bị, còn lạm dụng CNTTvà vô tình biến quá
trình đọc chép thành quá trình nhìn chép; biến một giờ DẠY-HỌC sang buổi xem phim
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
1
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
giải trí dẫn đến không đạt mục tiêu của quá trình dạy-học.Có người còn cho rằng GV còn
nhầm lẫn hai khái niệm ”Giáo án điện tử” với “ Bài giảng điện tử” nên vô tình trở thành
lạm dụng CNTT trong giảng dạy, không những không nâng cao hiệu quả bài lên lớp, có
khi còn phản tác dụng giáo dục.Bộ GD&ĐT liên tiếp tổ chức các buổi tập huấn, biên
soạn chương trình , soạn giảng, dạy thử, dạy mẫu rút kinh nghiệm việc ứng dụng CNTT
trong giảng dạy ở tất cả các cấp học và tất cả các bộ môn dáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH
làm tăng hiệu quả giờ học.Theo tôi khái niệm “Bài giảng điện tử” hay “Giáo án điện
tử”là Dùng phương tiện, thiết bị điện tử để thực hiện các phương án- kế hoạch dạy
học nhằm đạt hiệu quả của quá trình Dạy-học. Hiện nay, GV ở các bậc học dã từng
bước sử dụng CNTT như một phương tiện làm tăng hiệu quả quá trình dạy-học, dáp ứng
yêu cầu đổi mới PPDH. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học có bị trở thành quá trình
đọc chép của HS hay không là cả một nghệ thuật của người lập kế hoạch, sử dụng thiết
bị, ngôn ngữ thuyết trình trong giờ dạy-học đó.Nghệ thuật đạo diễn của người dạy là

không đọc chép với giáo án thường, khi sử dụng CNTT-phương tiện kĩ thuật hiện đại
thực hiện bài giảng, hướng dẫn học sinh ghi chép theo lộ trình hoạt động của GV-
HS.Nhờ cách bố trí thể hiện qua các Slides một cách tổng hợp khoa học để HS hiểu bài
sâu sắc hơn mà vẫn kiểm tra được từ ngữ ghi chép sai khi nghe giảng.Kết quả: HS hiểu
bài, ghi chép được nội dung cơ bản, bổ xung được nội dung kiến thức liên quan,vận
dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề liên quan của chương trình ,trong thực tế
cuộc sống. Vận dụng học phần Vẽ kĩ thuật cơ khí, phần Chế tạo cơ khí được thuận lợi
hơn.Qua đề tài này tôi xin giới thiệu việc ứng dụng CNTT vào dạy học ứng dụng khái
niệm phương pháp hình chiếu vuông góc để vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trên Bản
vẽ kĩ thuật- Bài 2: Hình chiếu vuông góc- Công nghệ 11.
Khi học xong bài này giúp học sinh: +Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp
hình chiếu vuông góc;-Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ;-Phân biệt được
PPCG1 và PPCG3. Trong dó nắm vững kiến thức trọng tâm: -Vị trí tương đối giữa vật
thể và các mặt phẳng hình chiếu;- Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật trong
PPCG1và PPCG3
+Học sinh biết vận dụng để vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể trong tiết thực hành ở
Bài 3: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật và vẽ hình biểu diễn vật thể trong thiết kế
xây dựng, kiến trúc, chế tạo sẽ học trong chương trình Công nghệ 11 dễ dàng hơn.
+Giúp HS thấy được vai trò ứng dụng CNTT, khoa học hiện đại vào tất cả các lĩnh vực
và trong cuộc sống, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
+Gây hứng thú học bộ môn, phát triển tư duy khoa học, hứng thú tìm hiểu ứng dụng
CNTT trong vẽ kĩ thuật, trong thiết kế, chế tạo được học trong chương trình và trong
cuộc sống.
+Góp phần giáo dục HS có ý thức kỉ luật trong rèn luyện, học tập,tiếp thu nắm bắt kiến
thức khoa học hiện đại, định hướng nghề nghiệp để các em trở thành người chủ tương lai
xây dựng đất nước theo đúng nguyên lí giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
- PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Tiết 2: Bài 2- HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT(PPCG1)
II/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ 3(PPCG3)

Thực hiện trong một tiết dạy theo phân phối chương trình.
-Phạm vi thực hiện đề tài trên các lớp dạy.
- Thời gian áp dụng đề tài và luôn hoàn thiện bổ xung từ năm học 2008-2009 đến nay.
Ví dụ: Thực hiện đề tài trên các lớp dạy trong năm học 2009-2010.
III/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
2
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
KHẢO SÁT THỰC TẾ:Năm học 2009-2010.
- Các lớp: 11A5,11A8,11A9 (12 nhóm/lớp) của trường THPT Ngô Quyền-Ba vì giảng
dạy theo: GIÁO ÁN 1
Không sử dụng CNTT, dạy theo phương pháp trực quan-nêu vấn đề. GV nêu vấn đề
theo hệ thống câu hỏi, căn cứ hình vẽ và liên hệ thực tế kết hợp dẫn dắt HS tự xây dựng
nội dung bài học.
-Các lớp: 11A10,11A11,11A12(12 nhóm/lớp) - GIÁO ÁN 2: Giảng dạy theo “Bài
giảng điện tử”-Bài soạn với phần mềm PowerPoint, sử dụng máy vi tính và đèn chiếu để
kết hợp giảng dạy- trình chiếu, kết hợp phương pháp trực quan- nêu vấn đề, lấy học
sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Hướng dẫn học sinh tự
xây dựng nội dung bài học-mỗi bàn là một nhóm(3-4) học sinh(12 nhóm/lớp).GV kết
luận được nội dung kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học.
-So sánh chất lượng tương đương theo từng cặp lớp sau:
11A5< = >11A12: Khá
11A8<= >11A11 : Trung bình khá
11A9< => 11A10: Tb-yếu.
Dạy theo nội dung của đề tài –năm học 2009-2010:
1-Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
Ví dụ : Giảng dạy theo GIÁO ÁN1 trên các lớp:11A5,11A8,11A9.
-Đánh giá chung theo GIÁO ÁN 1:
+Đối với GV: - Phải vẽ hoặc chụp phóng to hình 2.1;Hình 2.2; Hình 2.3; Hình 2.4 sgk
vì không có tranh in. Việc kết hợp sử dụng tranh để so sánh cũng mất thời gian,phương

pháp vẽ bảng là hợp lí, đòi hỏi GV phải có kĩ năng vẽ bảng tốt Đây là khó khăn cho GV.
- Kết hợp PP trực quan hình vẽ với nêu vấn đề HỎI-ĐÁP,dẫn dắt HS xây dựng nội
dung bài giảng gặp khó khăn.
- Mục đích cuối cùng đặt ra là có một bảng so sánh bằng hình vẽ tốt nhất trên
bảng để củng cố bài giảng giữa PPCG1 và PPCG3 để học sinh hệ thống hóa kiến
thức nắm vững bài học, còn nếu sử dụng tranh vẽ thì đây cũng là một khó khăn.
-Nếu không có đủ phòng máy hoặc không đăng kí được giờ dạy bằng ”Bài giảng điện
tử” thì theo tôi đánh giá cách soạn giảng và quá trình DẠY-HỌC này vẫn đạt hiệu quả
nhưng chưa toàn diện.
+ Đối với HS:- Kĩ năng tự vẽ hình, tự ghi chép theo tiến trình bài học chưa cao, GV
mất thời gian vẽ bảng và hướng dẫn HS vẽ, ghi chép.
- Kết quả: các em vẫn hiểu bài:Nắm được trọng tâm của bài, so sánh được sự khác
nhau giữa PPCG1 và PPCG3 như mục tiêu của bài dã đặt ra nhưng đơn điệu trong
phạm vi bài học.
- Không phát huy hết tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển tư duy khoa học của
học sinh.
- Không gợi mở con đường phát huy kiến thức tin học các em đã được học ở trường
để vận dụng học môn Vẽ kĩ thuật cơ khí và Chế tạo cơ khí trong chương trình lớp 11
vì đây là những tiết đầu tiên của chương trình.
2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện(BẢNG-01)
Khảo sát của năm học 2009-2010:
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
3
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
BẢNG-01
Lớp Sĩ
số
Trong giờ dạy (tổng hợp theo nhóm HS) Kiểm tra bài cũ những tiết sau (kiến
thức liên quan - lượt học sinh được
kiểm tra)

SL
KT
K-G TB Y-Kém SL
KT
K-G TB Y-Kém
11A5 45 12 5(41,66%) 4(33,35%) 3(24.99%) 20 5(25%) 10(50%) 5(25%)
11A8 45 12 4(33.35%) 5(41,66%) 3(24.99%) 20 5(25%) 9(45%) 6(30%)
11A9 45 12 2(16,8%) 5(41,66%) 5(41,66%) 20 3(15%) 9(45%) 8(40%)
3/ Những biện pháp thực hiện (tóm tắt nội dung chủ yếu của đề tài):
A-LÍ LUẬN
*ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí luận chung.
Thế kỉ 21-Thế kỉ của Cách mạng CNTT phát triển mạnh mẽ trở thành mạng thông tin
toàn cầu, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống. Nó đã đóng góp
một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy cuộc CMKHKT, CMQHSX, CMTTVH và nâng
cao chất lượng cuộc sống của con người.
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định
đưa CNTT vào trường học, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để các thầy cô giáo có
điều kiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng như trong việc quản lí học sinh.
Việc đưa CNTT vào nhà trường trong những năm đầu gặp không ít khó khăn, như thiết
bị, máy vi tính,phần mềm chuyên dụng, sách, tài liệu chuyên môn, máy chiếu, phòng
máy…yếu và thiếu. Thầy,cô giáo hầu hết chưa hề biết hoặc làm quen chưa nhiều với
CNTT.Bộ GD&ĐT chỉ đạo các Sở GD&ĐT biên soạn tài liệu, cung cấp phần mềm,triển
khai các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đối với giáo viên ở mọi cấp
học, bậc học. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở mọi bậc học nói chung, ở
Trường THPT Ngô Quyền –Ba Vì nói riêng đã có nhiều tiến bộ -phát triển.
Môn Công nghệ lớp 11&12 ở bậc THPT , việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất
cần thiết và không thể thiếu.Nhờ ứng dụng CNTT trong bài giảng học sinh được làm
quen với việc ứng dụng các phần mềm trong vẽ kĩ thuật,thiết kế,chế tạo, sử lí ảnh, (Ví
dụ: các phần mềm AutoCAD, CAM, CAD/CAM,PhôtoShop,Studo…),hoặc các phần

mềm vẽ thiết kế mạch điện,điện tử,công nghệ chế tạo, các mô hình động vv.
Ứng dụng CNTT xây dựng “Bài giảng điện tử”để giảng dạy Bài 2-HÌNH CHIẾU
VUÔNG GÓC có lợi thế hơn dạy thường như thế nào?
*Đáp ứng về lí luận và thực tiễn việc cải tiến PPDH bằng kĩ thuật hiện đại-ứng dụng
CNTT:
- Học sinh hiểu được cách xây dựng các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh trong
không gian. Nhìn nhận thấy vị trí tương đối giữa vật thể với các mặt phẳng hình chiếu
rõ ràng hơn. Hiểu được vị trí tương đối giữa các hình chiếu(hình biểu diễn) của vật
thể trong các phương pháp chiếu. Từ đó so sánh tổng hợp PPCG1 và PPCG3 thuận lợi
hơn rất nhiều so với phương pháp vẽ bảng thông thường.
-Học sinh hiểu một cách chính xác rằng để có bài giảng này là phải có máy vi tính,
soạn bằng các phần mềm chuyên dụng, các thiết bị của CNTT.
-Nhờ CNTT mà các hình vẽ, chữ viết,cách trình bày sinh động, logic khoa học ,sẽ tạo
được sự tập trung chú ý học tập,nghe giảng, ghi chép bài tốt hơn, gây hứng thú học
hỏi và hiểu bài sâu sắc hơn.
-Tiếp thu kiến thức trong chương trình Công nghệ 11 dễ dàng hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
4
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
-Hứng thú học môn tin học và vận dụng nó học môn học khác tốt hơn.
-Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ nhưng tư duy khoa học phải nhanh nhạy, chính sác.
-Góp phần định hướng nghề nghiệp, giáo dục đạo đức học sinh ở môn Công nghệ rất
tốt.
-Vấn đề cốt yếu là người thầy giáo, cô giáo phải tâm huyết với nghề, có kiến thức sử
dụng CNTT, phải chịu khó học hỏi nâng cao trình độ tin học, ứng dụng soạn giảng để
theo kịp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cải tiến PPDH và cải cách giáo dục
trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
*-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
*-1.NỘI DUNG:
BÀI 2. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Những kiến thức cơ bản cần truyền dạt:(Đạt được mục tiêu bài dạy).
I/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT(PPCG1)
II/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ 3(PPCG3)
Nội dung(I+II):
-Nhớ lại khái niệm phép chiếu vuông góc, ứng dụng vẽ hình chiếu vuông góc của vật
thể
-Vị trí tương đối giữa vật thể với các mặt phẳng hình chiếu
-Vị trí tương đối giữa các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật
-Nếu biết 2 hình chiếu, vẽ hình chiếu thứ 3 như thế nào?
-So sánh được giữa PPCG1&PPCG3
-Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập, vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể bất kì
-Làm cơ sở học các bài sau.
*-2. PHƯƠNG PHÁP.
-Dùng trực quan hình vẽ(vẽ bảng, tranh vẽ) với GIÁO ÁN 1 và hình vẽ trên các slides
với GIÁO ÁN 2(Bài giảng điện tử), kết hợp nêu vấn đề, đàm thoại, diễn giảng. Dẫn
dắt HS tư duy hình thành khái niệm, hiểu cách vẽ, biết và nắm vững nội dung bài học.
-Biết ứng dụng làm bài tập, vận dụng học kiến thức mới những bài tiếp sau dẽ dàng
hơn.
*- CHUẨN BỊ.
GIÁO ÁN 1:- Vẽ hoặc chụp phóng to các hình 2.1; hình 2.2; hình 2.3 và hình 2.4
sgk.
- Hướng dẫn tìm hiểu và vẽ hình vẽ sgk vào vở ghi.
- Thiết kế bố trí hệ thống hình vẽ bảng phù hợp với hệ thống hóa kiến thức ,củng cố
bài học và kiểm tra trong giờ học đến hết giờ.
GIÁO ÁN 2:”Bài giảng điện tử”-Giáo án soạn trên phần mềm PowerPoint được
ghi vào USB hoặc đĩa.
-Có phòng máy(máy vi tính, máy chiếu,USB hoặc đĩa đã ghi bài soạn giảng, một Giáo
án văn bản Word theo bài soạn PowerPoint, bút chỉ bảng).
Chú ý: kết hợp phương pháp bảng với Giáo án 2 cho hợp lí.
B- ÁP DỤNG GIẢNG DẠY

-GIÁO ÁN 1: + Thực hiện từ năm học 2007-2008 đến nay- năm học 2009-2010 luôn
được điều chỉnh bổ xung hoàn thiện về nội dung và phương pháp sao cho phù hợp với
đối tượng học sinh từng lớp, trong mỗi lớp -không dùng CNTT để hỗ trợ.
+Năm học 2009-2010 này tiếp tục khảo sát trên các lớp: 11A5, 11A8 và 11A9. Số
liệu điều tra trong BẢNG:01.
-GIÁO ÁN 2:”Bài giảng điện tử”-soạn trên phần mềm PowerPoint thực hiện từ
năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010, luôn được điều chỉnh bổ xung phù hợp
với từng lớp dạy về nội dung, cách trình bày trên các slide và phương pháp vấn đáp,
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
5
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
-hướng dẫn tổng hợp nội dung bài học- Lấy học sinh làm trung tâm – mỗi bàn là
một nhóm(3-4) học sinh - 12 nhóm/lớp. Các lớp được khảo sát trong năm học 2009-
2010 là: 11A10, 11A11 và 11A12. Số liệu điều tra: BẢNG 02 của đề tài.
-NỘI DUNG SO SÁNH:
a/ Nội dung về kiến thức.
+Cơ sở là nội dung kiến thức trong sgk : - Được khai thác chi tiết, khoa học kết hợp
hình vẽ bảng - hình vẽ trên các Slides.
- Chung câu hỏi kiểm tra trong giờ giảng.
- Chung đề kiểm tra(theo12 nhóm /lớp) đánh giá cuối tiết học.
- Căn cứ nội dung kiến thức Bài 2. Hình chiếu vuông góc, đánh giá phần tiếp thu
kiến thức mới liên quan ở toàn bộ những bài tiếp sau của chương trình Công nghệ
lớp 11, mà chủ yếu phần Vẽ kĩ thuật và phần Chế tạo cơ khí, là cơ sở cho việc vẽ
các sơ đồ đơn giản phần Động cơ đốt trong. Những số liệu này đều đã được theo
dõi, thống kê khi thực hiện đề tài- Thể hiện qua GIÁO ÁN 1-BẢNG 01-trang 4 và
GIÁO ÁN 2: BẢNG 02 trang 10 của đề tài.
b/ Thời gian thực hiện:
- Cùng thời lượng một tiết học trên lớp: $2- Bài 2. Hình chiếu vuông góc.
- Cùng câu hỏi kiểm tra nội dung liên quan của những phần tiếp sau của chương
trình.

c/ Nhận thức của các đối tượng học sinh:
- Nhận thức về nội dung kiến thức trọng tâm trong Bài 2 (khởi đầu).
- Nhận thức về nội dung kiến thức liên quan của những phần học sau.
- Nội dung kiến thức vận dụng thực tế đọc Bản vẽ kĩ thuật, vẽ sơ đồ vv.
Thông qua việc phát biểu xây dựng bài, qua điểm số kiểm tra học sinh đạt được(kể cả
số học sinh xung phong xây dựng bài hoặc được gọi phát biểu trong quá trình học
tập).

GIÁO ÁN 1

$2-BÀI 2. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
A/ MỤC TIÊU
1.Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
2.Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.
3.Phân biệt được giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu
góc thứ 3
B/CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1/Chuẩn bị phương tiện dạy học và nội dung.
-Tranh vẽ phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 SGK
-Nghiên cứu kĩ bài dạy trong SGK và tài liệu liên quan đến bài giảng
2/Cấu trúc và phân bố bài giảng:
-Bài giảng gồm 2 nội dung chính:
+Phương pháp chiếu góc thứ nhất(PPCG1).
+Phương pháp chiếu góc thứ ba(PPCG3).
-Trọng tâm của bài:
+Vị trí tương đối giữa vật thể và các mặt phẳng hình chiếu.
+Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
6
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số,bao quát tình hình lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Tại sao phải quy định tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Kể tên 5 loại đường nét và ứng dụng của từng loại đường nét?
Câu 3: Điều kiện ghi kích thước cho vật thể, ý nghĩa các đường gióng,đường
kích thước và con số kích thước?
3/ Hoạt động dạy và học:
ĐVĐ vào bài mới: Ở lớp 8 các em đã được học về các phép chiếu, được biết
khái niệm hình chiếu,các mặt phẳng hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ
thuật.Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng phép chiếu vuông góc để vẽ hình
chiếu vuông góc biểu diễn vật thể. Hình chiếu vuông góc được vẽ theo một trong 2
phương pháp sau đây:Phương pháp chiếu góc thứ nhất(PPCG1) và Phương pháp chiếu
góc thứ 3(PPCG3).
Hoạt động của giáo viên – Học sinh Nội dung học sinh cần ghi chép được vào vở
HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu phương
pháp chiếu góc thứ nhất:H 2.1 SGK:
+ Cho biết vị trí các mặt phẳng hình
chiếu đứng, bằng và cạnh trong không
gian(Hình 2.1 SGK)?
+ Trong PPCG1:vật thể được đặt như
thế nào đối với các mặt phẳng hình
chiếu dứng; mặt phẳng hình chiếu
bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh?
+GV: Vị trí tương đối giữa vật thể và
các mặt phẳng hình chiếu?
+ Hướng chiếu lần lượt như thế nào
với các mặt phẳng hình chiếu?
+ Sau khi chiếu các mặt phẳng hình
chiếu được mở ra như thế nào?

+GV: Trên bản vẽ kĩ thuật quy định:
không vẽ các mặt phẳng hình chiếu,
I/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ
NHẤT(PPCG1).
*vị trí:
-P1: đặt thẳng đứng gọi là mặt phẳng hình
chiếu đứng.
-P2:đặt nằm ngang gọi là mặt phẳng hình
chiếu bằng.
-P3: vuông góc với P1 và P2 gọi là mặt phẳng
hình chiếu cạnh.
Vật thể được đặt trong một góc tạo bởi 3 hình
chiếu.
-Mặt phẳng hình chiếu đứng ở phía sau vật
thể
-Mặt phẳng hình chiếu bằng ở phía dưới vật
thể
-Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở phía phải vật
thể
* Hướng chiếu:Chiếu vuông góc vật thể lần
lượt lên các mặt phẳng hình chiếu(Hướng
chiếu lần lượt vuông góc với các mặt phẳng
hình chiếu):
* Sau khi chiếu:
-Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng P2 góc 90
0

xuống dưới trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P1
-Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh P3 sang

phải góc 90
0
về trùng với mặt phẳng hình
chiếu đứng P1.(Mặt phẳng HCĐ được coi là
MPHC chính của bản vẽ kĩ thuật).
* Trên bản vẽ:
-Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng.
-Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
7
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
không ghi kí hiệu hình chiếu các yếu
tố hình học mà chỉ vẽ các hình chiếu
biểu diễn vật thể.
+Trên bản vẽ các hình chiếu được biểu
diễn như thế nào?(H2.2-SGK)
+GV: Cho 2 hình chiếu, vẽ hình chiếu
thứ 3 như thế nào?

đứng.


Hình 2.2 sgk.
*chú ý: -Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
ở vị trí liên hệ đường gióng với hình chiếu
đứng
-Biết 2 trong 3 hình chiếu ta sẽ tìm
được hình chiếu thứ 3 nhờ đường phụ trợ tạo
với phương ngang góc 45
0

theo nguyên tắc
quay mặt phẳng hình chiếu.
* Việt Nam và nhiều nước Châu Âu dùng
PPCG1
Hoạt động của giáo viên – Học sinh -Nội dung học sinh cần ghi chép được vào vở.
HOẠT ĐỘNG2: Tìm hiểu phương
pháp chiếu góc thứ 3(PPCG3) H 2.3
SGK.
Hình 2.3sgk.
+GV:Trong PPCG3 Vật thể được đặt
như thế nào đối với các mặt phẳng
hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu
bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh?
+GV: Hướng chiếu lần lượt như thế
nào với các mặt phẳng hình chiếu?
II/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ
3(PPCG3)
-PPCG3: Gần như trái ngược với PPCG1(H
2.4 SGK)
*Vị trí: - Vật thể được đặt trong một góc tạo
bởi 3 mặt phẳng hình chiếu vuông góc với
nhau từng đôi một.
-Mặt phẳng hình chiếu đứng ở phía trước vật
thể.
-Mặt phẳng hình chiếu bằng ở phía trên vật thể.
-Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở phía trái vật thể.
*Hướng chiếu: Lần lượt vuông góc với các
mặt phẳng hình chiếu.
* Sau khi chiếu:
- Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng P2 lên trên

góc 90
0
về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P1
- Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh P3 góc 90
0

sang trái về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P1.
*Trên bản vẽ các hình chiếu được sắp xếp:
- Hình chiếu bằng B đặt ở phía trên hình chiếu
đứng A.
-Hình chiếu cạnh C đặt ở phía bên trái hình
chiếu đứng A(như hình vẽ).
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
8
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
+ HS: Hướng chiếu vuông góc lần lượt
với các mặt phẳng hình chiếu.
+GV: Sau khi chiếu, xoay các mặt
phẳng hình chiếu như thế nào?
+GV: Trên bản vẽ các hình chiếu được
sắp xếp như thế nào?
• Nhiều nước Châu Mĩ và một số
nước khác dùng PPCG3.
• TCVN và ISO quy định bản vẽ
được dùng một trong 2 phương
pháp là PPCG1 & PPCG3.
-HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT
ĐÁNH GIÁ.

PPCG1
PPCG3




D/ CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ.
a/ Củng cố bài của giáo viên:
GV đặt câu hỏi củng cố bài giảng yêu cầu học
sinh hệ thống hóa các phương pháp hình chiếu,
trả lời để dánh giá nhận thức của học sinh.
- Hướng dẫn ứng dụng thực tế của các phương
pháp hình chiếu đã học.
b/ Câu hỏi kiểm tra khảo sát cuối giờ:Lập
phiếu trả lời theo nhóm HS(mỗi bàn=1 nhóm,
12 nhóm/lớp). Thời gian làm bài 03 phút. Thu
phiếu đánh giá kết quả.
Chú ý: Có thể số phiếu đủ 12 nhóm, nhưng
câu hỏi có thể chung cho từ 3 đến 4 nhóm.
* Nội dung hệ thống câu hỏi đánh giá nhận
thức của HS về kiến thức tiếp thu được trong
giờ học.
1/ Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu
diễn vật thể?
Trả lời: Để thể hiện toàn bộ hình dạng , kết
cấu, kích thước của vật thể.
2/ Vị trí tương đối giữa vật thể với các mặt
phẳng hình chiếu trong PPCG1?
3/ Vị trí tương đối giữa vật thể với các mặt
phẳng hình chiếu trong PPCG3?

4/ Vị trí tương đối của các hình chiếu trên bản
vẽ, trong PPCG1?
5/ Vị trí tương đối của các hình chiếu trên bản
vẽ, trong PPCG3?
7/ Cho hình chiếu đứng A và hình chiếu bằng
B của một vật thể. Tìm vị trí của hình chiếu thứ
3 trong PPCG1 và PPCG3?
8 / Tổng hợp: Sự khác nhau của PPCG1 và
PPCG3?
c/ Hướng dẫn học ở nhà:
+ Hoàn thiện các hình vẽ vào vở ghi.
+ Học theo câu hỏi 1&2 sgk.
+ Làm bài tập trang 13& 14 trong sgk vào vở
Bài tập riêng.
* Nếu còn thời gian GV gợi ý làm bài tập trong
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
9
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
PPCG1
A3 C1
B2
PPCG3
B2
C1 A3

sgk.
4/ Đọc trước Bài 3- SGK, chuẩn bị giấy A4,
dụng cụ vé để làm bài thực hành tại lớp vào tiết
sau.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIỜ DẠY.

1-Nội dung kiến thức.
-Cơ sở là kiến thức trong sgk được khai thac, bổ xung thêm ví dụ hỗ trợ đơn giản
khác,- GV kết hợp phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh….
-Thực tế: + Lớp 11A5-lực học khá, ý thức kỉ luật tốt, tiếp thu bài mới tốt nhất.Những
kiến thức liên quan ở những bài sau,việc vận dụng có hiệu quả tốt.
+ Lớp 11A8- lực học trung bình khá, tiếp thu bài mới và vận dụng giải
quyết vấn đề liên quan những bài sau khó khăn hơn. Khi được gợi ý HS hiểu ngay và
giải quyết được vấn đề.
+ Lớp 11A9- lực học và ý thức kỉ luật yếu nhất nên kết quả khảo sát cuối
giờ với tiếp thu bài mới liên quan sau này khó khăn hơn.
2- Thời gian thực hiện 1 tiết dạy.
- Lớp 11A5, 11A8 nội dung kiến thức cần truyền đạt trong giáo án là phù hợp.
- Lớp 11A9, giảm bớt phần kiến thức bổ xung và một số câu hỏi kiểm tra khảo sát
cuối giờ. Chỉ yêu cầu HS nắm vững nội dung kiến thức cơ bản trong sgk.
3- Kết quả giảng dạy:- Số liệu thống kê ở BẢNG 01 trang 04 của đề tài
-Số liệu thống kê kết quả thực hành Bài 3.Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản-
BẢNG 02-trang 10.
BẢNG 02.
Lớp Sĩ
số
Điểm TH Bài 3. Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
SLKT G-K TB Y-kém
11A5 45 45 20(44,44) 16(35,56%) 9(20%)
11A8 45 45 16(35,56%) 18(40%) 11(24,44%)
11A9 45 45 14(31,11%) 16(35,56%) 15(33,33%)
Ba Vì, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tác giả đề tài:
MAI VĂN HIỆP
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
10

Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội

GIÁO ÁN 2
$2-BÀI 2. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
A/ MỤC TIÊU
1. Học sinh hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
2. Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ.
3. Phân biệt được giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc
thứ 3
B/CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
1/ Chuẩn bị phương tiện dạy học và nội dung.
-Nghiên cứu kĩ bài dạy trong SGK và tài liệu liên quan đến bài giảng
- Phòng máy( máy vi tính, máy chiếu…)
2/ Cấu trúc và phân bố bài giảng:
-Bài giảng gồm 2 nội dung chính:
+Phương pháp chiếu góc thứ nhất(PPCG1).
+Phương pháp chiếu góc thứ ba(PPCG3).
-Trọng tâm của bài:
+Vị trí tương đối giữa vật thể và các mặt phẳng hình chiếu.
+Cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số,bao quát tình hình lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Tại sao phải quy định tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật?
Câu 2: Kể tên 5 loại đường nét và ứng dụng của từng loại đường nét?
Câu 3: Điều kiện ghi kích thước cho vật thể, ý nghĩa các đường gióng,đường kích
thước và con số kích thước?
3/ Hoạt động dạy và học:
ĐVĐ vào bài mới: Ở lớp 8 các em đã
được học về các phép chiếu, được biết

khái niệm hình chiếu,các mặt phẳng hình
chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ
kĩ thuật.Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ
thuật thường dùng phép chiếu vuông góc
để vẽ hình chiếu vuông góc biểu diễn vật
thể. Hình chiếu vuông góc được vẽ theo
một trong 2 phương pháp sau đây:Phương
pháp chiếu góc thứ nhất(PPCG1) và
Phương pháp chiếu góc thứ 3(PPCG3):
PPCG1
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
11
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
PPCG1
PPCG3
Hoạt động của giáo viên- Học sinh Nội dung- học sinh cần ghi chép
được vào vở
HOẠT ĐỘNG1: Tìm hiểu phương pháp
chiếu góc thứ nhất:
+Cho biết vị trí các mặt phẳng hình chiếu
đứng, bằng và cạnh trong không gian?
+ Trong PPCG1:vật thể được đặt như thế
nào đối với các mặt phẳng hình chiếu dứng;
mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng
hình chiếu cạnh?( Vị trí tương đối giữa vật
thể và các mặt phẳng hình chiếu?).
+ Hướng chiếu lần lượt như thế nào với
các mặt phẳng hình chiếu?
+ Sau khi chiếu các mặt phẳng hình chiếu
được mở ra như thế nào?

I/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC
THỨ NHẤT(PPCG1)
-P1: đặt thẳng đứng gọi là mặt phẳng
hình chiếu đứng.
-P2:đặt nằm ngang gọi là mặt phẳng
hình chiếu bằng.
-P3: vuông góc với P1 và P2 gọi là mặt
phẳng hình chiếu cạnh.
* Vị trí:
Vật thể được đặt trong một góc tạo bởi 3
hình chiếu vuông góc với nhau từng đôi
một.
-Mặt phẳng hình chiếu đứng ở phía sau
vật thể
-Mặt phẳng hình chiếu bằng ở phía dưới
vật thể
-Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở phía phải
vật thể
* Hướng chiếu:
Chiếu vuông góc vật thể lần lượt lên các
mặt phẳng hình chiếu(Hướng chiếu lần
lượt vuông góc với các mặt phẳng hình
chiếu):
* Sau khi chiếu:
-Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng P2
góc 90
0
xuống dưới trùng với mặt phẳng
hình chiếu đứng P1
-Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh P3

Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
12
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội

GV: Vị trí tương đối giữa các hình chiếu?
+GV: Trên bản vẽ kĩ thuật quy định: không
vẽ các mặt phẳng hình chiếu, không ghi kí
hiệu hình chiếu các yếu tố hình học mà chỉ
vẽ các hình chiếu biểu diễn vật thể.
+Trên bản vẽ các hình chiếu được biểu diễn
như thế nào?
+GV: Cho 2 hình chiếu, vẽ hình chiếu thứ 3
như thế nào?
sang phải góc 90
0
về trùng với mặt
phẳng hình chiếu đứng P1.(Mặt phẳng
HCĐ được coi là MPHC chính của bản
vẽ kĩ thuật).
* Trên bản vẽ:
-Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu
đứng.
-Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình
chiếu đứng.

*chú ý: -Hình chiếu bằng và hình chiếu
cạnh ở vị trí liên hệ đường gióng với
hình chiếu đứng
-Biết 2 trong 3 hình chiếu ta sẽ
tìm được hình chiếu thứ 3 nhờ đường

phụ trợ tạo với phương ngang góc 45
0

theo nguyên tắc quay mặt phẳng hình
chiếu.
*Việt Nam và nhiều nước Châu Âu
dùng PPCG1
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
13
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
Hoạt động của giao viên- Học sinh Nội dung học sinh cần ghi chép vào vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiếu
góc thứ 3(PPCG3) H 2.3 SGK.
+GV:Trong PPCG3 Vật thể được đặt như
thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu
đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt
phẳng hình chiếu cạnh?
+GV: Hướng chiếu lần lượt như thế nào
với các mặt phẳng hình chiếu?
+ HS: Hướng chiếu vuông góc lần lượt với
các mặt phẳng hình chiếu.
+GV: Sau khi chiếu, xoay các mặt phẳng
hình chiếu như thế nào?
+GV: Trên bản vẽ các hình chiếu được sắp
xếp như thế nào?
II/ PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC
THỨ 3(PPCG3)
-PPCG3: Gần như trái ngược với
PPCG1(H 2.4 SGK)
*Vị trí: - Vật thể được đặt trong một góc

tạo bởi 3 mặt phẳng hình chiếu vuông góc
với nhau từng đôi một.
-Mặt phẳng hình chiếu đứng ở phía trước
vật thể.
-Mặt phẳng hình chiếu bằng ở phía trên
vật thể.
-Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở phía trái
vật thể.
* Sau khi chiếu:
- Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng P2 lên
trên góc 90
0
về trùng với mặt phẳng hình
chiếu đứng P1
- Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh P3
góc 90
0
sang trái về trùng với mặt phẳng
hình chiếu đứng P1.
*Trên bản vẽ các hình chiếu được sắp
xếp:
- Hình chiếu bằng B đặt ở phía trên hình
chiếu đứng A.
-Hình chiếu cạnh C đặt ở phía bên trái
hình chiếu đứng A(như hình vẽ).
D/ CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ.
a/ Củng cố bài của giáo viên:
GV đặt câu hỏi củng cố bài giảng yêu cầu
học sinh hệ thống hóa các phương pháp
hình chiếu, trả lời để dánh giá nhận thức

của học sinh.
- Hướng dẫn ứng dụng thực tế của các
phương pháp hình chiếu đã học.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
14
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
-Nhiều nước Châu mĩ và một số nước
khác dùng PPCG3.
-TCVN và ISO quy định bản vẽ được
dùng một trong 2 phương pháp là
PPCG1 & PPCG3.
-HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT ĐÁNH
GIÁ.
GV đặt câu hỏi củng cố bài giảng yêu
cầu học sinh trả lời để dánh giá nhận thức
của học sinh.

PPCG1
A3 C1
B2

b/ Câu hỏi kiểm tra khảo sát cuối
giờ:Lập phiếu trả lời theo nhóm HS(mỗi
bàn=1 nhóm, 12 nhóm/lớp). Thời gian
làm bài 03 phút. Thu phiếu đánh giá kết
quả.
Chú ý: Có thể số phiếu đủ 12 nhóm,
nhưng câu hỏi có thể chung cho từ 3 đến
4 nhóm.
* Nội dung hệ thống câu hỏi đánh giá

nhận thức của HS về kiến thức tiếp thu
được trong giờ học.
1/ Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để
biểu diễn vật thể?
Trả lời: Để thể hiện toàn bộ hình dạng ,
kết cấu, kích thước của vật thể.
2/ Vị trí tương đối giữa vật thể với các
mặt phẳng hình chiếu trong PPCG1?
3/ Vị trí tương đối giữa vật thể với các
mặt phẳng hình chiếu trong PPCG3?
4/ Vị trí tương đối của các hình chiếu trên
bản vẽ, trong PPCG1?
5/ Vị trí tương đối của các hình chiếu trên
bản vẽ, trong PPCG3?
6/ Cho hình chiếu đứng A và hình chiếu
cạnh C của một vật thể. Tìm vị trí của
hình chiếu thứ 3(B) trong PPCG1 và
PPCG3?
7/ Tổng hợp: Sự khác nhau của PPCG1
và PPCG3?
c/ Hướng dẫn học ở nhà:
+ Hoàn thiện các hình vẽ vào vở ghi.
Chú ý: Vẽ H 2.2 và H 2.4 trong SGK
vào vở ghi.
+ Học theo câu hỏi 1&2 sgk.
+ Làm bài tập trang 13& 14 trong sgk
vào vở Bài tập riêng.
* Nếu còn thời gian GV gợi ý làm bài tập
trong sgk.
- Đọc trước Bài 3 SGK, chuẩn bị giấy

A4, dụng cụ vẽ để làm bài thực hành tại
lớp vào tiết sau.
PPCG3
B2
C1 A3
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
15
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIỜ DẠY.
1-Nội dung kiến thức.
-Cơ sở là kiến thức trong sgk được khai thác, bổ xung thêm ví dụ hỗ trợ đơn giản
khác thể hiện bằng hình vẽ trên các Slides,- GV kết hợp phương pháp trực quan nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh….
-Thực tế: + Lớp 11A12 -lực học khá, ý thức kỉ luật tốt, tiếp thu bài mới tốt
nhất.Những kiến thức liên quan ở những bài sau,việc vận dụng có hiệu quả tốt.
+ Lớp 11A11 - lực học trung bình khá, tiếp thu bài mới và vận dụng giải
quyết vấn đề liên quan những bài sau khó khăn hơn. Khi được gợi ý HS hiểu ngay và
giải quyết được vấn đề.
+ Lớp 11A10 - lực học và ý thức kỉ luật trung bình - yếu, nên kết quả khảo
sát cuối giờ với tiếp thu bài mới liên quan sau này khó khăn hơn.
2- Thời gian thực hiện 1 tiết dạy.
- Lớp 11A12, 11A11 nội dung kiến thức cần truyền đạt trong giáo án là phù hợp.
- Lớp 11A10, giảm bớt phần kiến thức bổ xung và một số câu hỏi kiểm tra khảo sát
cuối giờ. Chỉ yêu cầu HS nắm vững nội dung kiến thức cơ bản trong sgk.
3- Kết quả giảng dạy:
Số liệu thống kê ở BẢNG 03 và BẢNG 04 trang 17 của đề tài.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
16
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội

BẢNG 03
Lớp Sĩ số Trong giờ dạy(thực hiện theo nhóm học
sinh)
Kiểm tra bài cũ những tiết sau(kiến
thức liên quan - lượt HS được kiểm
tra)
SL
KT
G-K TB Y-kém SLKT G-K TB Y-kém
11A10 44 12 4(33,33%) 4(33,33%) 4(33,33%) 20 4(20%) 9(45%) 7(35%)
11A11 42 12 5(41,67%) 4(33,33%) 3(25%) 20 7(35%) 8(40%) 5(25%)
11A12 44 12 6(50,01%) 4(33,33%) 2(16,66%) 20 9(45%) 7(35%) 4(20%)
BẢNG 04
Lớp Sĩ Số Điểm TH Bài 3. Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
SLKT G-K TB Y-kém
11A10 44 44 12(27,27%) 22(50,08%) 10(22,72%)
11A11 42 42 15(35,73%) 19(45,23%) 8(19,04%)
11A12 44 44 20(45,46%) 19(43,18%) 5(11,36%)
C / KẾT LUẬN CHUNG:
1- Bài giảng điện tử theo nội dung của đề tài.
a) Nội dung:
Với GIÁO ÁN 2 hiệu quả cao hơn GIÁO ÁN 1:
+ Học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, hứng thú vì được dẫn hợp lí, logic-khoa học kết hợp
hình vẽ-lời dẫn với nội dung cơ bản của bài học thông qua trình chiếu
+Thông qua lí thuyết liên hệ thực tế trên hình vẽ được lưu lại trên màn ảnh.
+ Hình vẽ rõ ràng ,có màu đẹp-chuyển biến linh hoạt giúp HS hiểu quy trình vẽ tốt hơn.
+ Vấn đề là không được để xảy ra tình trạng nhìn chép mà căn cứ hình vẽ GV giảng-
hướng dẫn HS nghe, ghi chép, tranh thủ vẽ phác hình biểu diễn theo tiến trình bài giảng.
Khi các nội dung cơ bản hiện ra để HS tự kiểm tra lại việc ghi chép và củng cố nội dung
cần ghi nhớ.

+ Số học sinh xung phong trả lời và các nhóm được gọi bất kì đều hiểu bài –trả lời tốt
hơn.
+ Hoạt động DẠY< = >HỌC giữa THẦY< = >TRÒ hợp lí.
b) Phương pháp:
+ Học sinh học tập được cách trình bày khoa học, cách tư duy khoa học khi tổng hợp
hoặc diễn giải một vấn đề nào đó.
+ Các em nhận thức được học môn Công Nghệ cũng không nhàm chán.
+ Giúp học tốt các môn học khác, biết vai trò to lớn của môn tin học và ứng dụng của
công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống- góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống con người.
2- Kết quả vận dụng kiến thức đã học ở những tiết sau: Toàn bộ phần Vẽ kĩ thuật và
phần Chế tạo cơ khí.
Kết quả thống kê trong BẢNG 03 và BẢNG 04 trang 17 của đề tài.
IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN SO SÁNH ĐỐI CHỨNG.
BẢNG:01- 03 và BẢNG: 02-04 trang 18 của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
17
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
BẢNG :01-03
Lớp Sĩ
số
Trong giờ dạy (tổng hợp theo nhóm HS) Kiểm tra bài cũ những tiết sau (kiến
thức liên quan - lượt học sinh được
kiểm tra)
SL
KT
K-G TB Y-Kém SL
KT
K-G TB Y-Kém
11A5 45 12 5(41,66%) 4(33,35%) 3(24.99%) 20 5(25%) 10(50%) 5(25%)

11A8 45 12 4(33.35%) 5(41,66%) 3(24.99%) 20 5(25%) 9(45%) 6(30%)
11A9 45 12 2(16,8%) 5(41,66%) 5(41,66%) 20 3(15%) 9(45%) 8(40%)
Lớp Sĩ
số
Trong giờ dạy(thực hiện theo nhóm học sinh) Kiểm tra bài cũ những tiết sau(kiến
thức liên quan - lượt HS được kiểm
tra)
SL
KT
G-K TB Y-kém SL
KT
G-K TB Y-kém
11A10 44 12 4(33,33%) 4(33,33%) 4(33,33%) 20 4(20%) 9(45%) 7(35%)
11A11 42 12 5(41,67%) 4(33,33%) 3(25%) 20 7(35%) 8(40%) 5(25%)
11A12 44 12 6(50,01%) 4(33,33%) 2(16,66%) 20 9(45%) 7(35%) 4(20%)
BẢNG: 02-04
Lớp Sĩ số Điểm TH Bài 3. Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
SLKT G-K TB Y-kém
11A5 45 45 20(44,44) 16(35,56%) 9(20%)
11A8 45 45 16(35,56%) 18(40%) 11(24,44%)
11A9 45 45 14(31,11%) 16(35,56%) 15(33,33%)
Lớp Sĩ Số Điểm TH Bài 3. Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
SLKT G-K TB Y-kém
11A10 44 44 12(27,27%) 22(50,08%) 10(22,72%)
11A11 42 42 15(35,73%) 19(45,23%) 8(19,04%)
11A12 44 44 20(45,46%) 19(43,18%) 5(11,36%)
V- NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1- Sách giáo khoa Công nghệ 11 và 12 cần chỉnh lí nội dung chương trình một số bài cho
phù hợp với PPCT vì nội dung dồn ghép nặng.Ví dụ: Công nghệ 11: Bài 1- Tiêu chuẩn
trình bày bản vẽ kĩ thuật; Bài 21- Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong; Bài 33-

Động cơ đốt trong dùng cho Ô tô.vv số tiết cần tăng thêm.
2- Bổ xung tranh in theo bài trong SGK, sách tham khảo chuyên ngành.
3- Để đáp ứng chủ chương cải tiến PPGD ứng dụng CNTT trong nhà trường, cần trang bị
thêm thiết bị như Máy chiếu, máy tính, phòng máy đủ cơ số và đảm bảo chất lượng.
4- Đề nghị Bộ GD&ĐT cùng Sở GD&ĐT cung cấp thêm các phần mềm chuyên dụng và
những chương trình tập huấn chất lượng

Ba Vì, ngày 20 tháng 04 năm 2010
Tác giả kí tên:


MAI VĂN HIỆP
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
18
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
1-Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của hội đồng khoa học cơ sở.
2-Chủ tịch hội đồng
( Kí tên, đóng dấu).

Tài liệu tham khảo:
1- Sách giáo khoa công nghệ 11- Nhà xuất bản giáo dục.
2- Giới thiệu giáo án Công nghệ 11 do Nguyễn Hải Châu-Đỗ Ngọc Hồng-Lê Huy
Hoàng-Lưu Văn Hùng biên soạn-Nhà xuất bản Hà Nội.
3- Phần mềm PowerPoint, Tư liệu tập huấn môn Công nghệ 11 của Bộ GD&ĐT và
của Sở GD&ĐT Hà Nội.
4- Phần mềm Auto CAD và tư liệu tham khảo liên quan khác.
5- Sổ công tác ghi chép, theo dõi quá trình khảo sát thực hiện đề tài.
Lưu ý:
Tôi làm quen với tin học và sử dụng CNTT còn hạn chế nên ứng dụng trong soạn
giảng để xây dựng “Bài giảng điện tử” còn khó khăn-hạn chế nhiều. Trình bày chưa

khoa học lắm, thực hiện các liên kết gặp khó khăn.
Tôi xin ý kiến đóng góp nhiều trong việc dùng CNTT soạn “Bài giảng điện tử” môn
Công nghệ 11&12.
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
19
Tác giả: Mai Văn Hiệp-Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì-Hà Nội
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đóng góp ý kiến xin gửi về địa chỉ:
- Mai Văn Hiệp- GV Trường THPT Ngô Quyền-Ba Vì, Hà Nội.
- E mail:

Ba Vì, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tác giả đề tài:


MAI VĂN HIỆP
Sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ-Lớp 11 -Năm học 2009-2010
20

×