ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THANH HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG
BỆNH PHÙ ĐẦU Ở LỢN CON TẠI TỈNH PHÚ THỌ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SỬU
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THANH HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, XÁC ĐỊNH
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN E. COLI TRONG
BỆNH PHÙ ĐẦU Ở LỢN CON TẠI TỈNH PHÚ THỌ
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
THÁI NGUN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác. Các tài liệu
tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn, cùng với sự nỗ lực của
bản thân, tôi ln nhận được sự giúp đỡ tận tình và trực tiếp của các Thầy, Cô
hướng dẫn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
- T.S. Nguyễn Văn Sửu
- Th.S: Nguyễn Thị Kim Oanh
Đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi hồn thành nội dung nghiên cứu đề
tài và mang lại kết quả ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo và tập thể cán bộ Bộ môn Vi trùng, các
phòng ban chức năng của Trung tâm chẩn đốn Thú y Cục thú y, lãnh đạo,
phịng đào tạo và khoa chăn nuôi thú y Trường Trung học Nông lâm nghiệp
Phú Thọ.
Xin chân thành cảm ơn giúp đỡ quý báu của tập thể lãnh đạo và cán bộ
Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ, tập thể Lãnh đạo và cán bộ Trạm Thú y các huyện:
huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh, huyện Đoan Hùng và các anh, chị thú y viên
cơ sở, các hộ chăn nuôi thuộc các xã Khải Xuân, Võ Lao, Đông Thành, Phú Mỹ,
Tiên Phú, Hạ Giáp, Chân Mộng, Minh Phú và Vụ Quan.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh phù đầu ..................................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................ 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ............................................... 5
1.2 Một số hiểu biết chung về bệnh phù đầu lợn con .................................. 7
1.2.1. Khái niệm về bệnh phù đầu lợn con ............................................... 7
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh phù đầu lợn con ........................................ 7
1.2.3. Dịch tễ học .................................................................................... 8
1.2.4. Cơ chế gây bệnh ............................................................................ 8
1.2.5. Triệu chứng ................................................................................... 9
1.2.6. Bệnh tích ..................................................................................... 10
1.2.7. Chẩn đốn .................................................................................... 11
1.2.8. Phịng bệnh .................................................................................. 11
1.2.9. Điều trị ........................................................................................ 12
1.3. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu lợn con ............... 13
1.3.1. Đặc điểm hình thái ....................................................................... 13
1.3.2. Đặc điểm ni cấy ....................................................................... 14
1.3.3. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli ................................... 15
1.3.4. Cấu trúc kháng nguyên E. coli ..................................................... 15
1.3.5. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli ........................................ 18
1.3.6. Vacxin phòng bệnh phù đầu lợn (E. coli dung huyết) .................. 29
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
2.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 30
2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn con tại
tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 30
2.1.2. Xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh phù
đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ ..................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.1.2.6. Xác định độc tố VT2e và kháng nguyên F18 bằng phương pháp PCR. .. 31
2.1.2.7. Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli
phân lập. ...................................................................................... 31
2.1.3. Thử nghiệm phác đồ phòng và điều trị bệnh phù đầu lợn con ...... 31
2.2. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ................................................... 31
2.2.1. Mẫu bệnh phẩm ........................................................................... 31
2.2.2. Các loại hóa chất mơi trường sử dụng trong nghiên cứu .............. 31
2.2.3. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E. coli
phân lập được: Kháng huyết thanh chế theo quy trình của Nhật
bản (JICA) và do Nhật Bản cung cấp. .......................................... 32
2.2.4. Các loại vacxin phòng bệnh phù đầu ............................................ 32
2.2.5. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................... 32
2.2.6. Nguyên liệu dùng cho PCR .......................................................... 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ........................................... 33
2.3.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn E. coli ........................................ 37
2.3.3. Phương pháp giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của các
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được bằng phương pháp thường quy .. 39
2.3.4. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân lập ........ 42
2.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin phòng bệnh phù đầu cho lợn
con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ................................................... 50
2.3.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị phù đầu cho lợn ................... 51
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 51
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 52
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn con tại Phú Thọ.... 52
3.1.1. Kết quả điều tra bệnh phù đầu ở lợn con tại một số huyện của
tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 52
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú
Thọ qua các tháng trong năm ....................................................... 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.1.3. Tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo giai
đoạn tuổi ...................................................................................... 59
3.1.4. Kết quả điều tra tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú
Thọ theo phương thức chăn nuôi.................................................. 62
3.1.5. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh phù đầu ... 66
3.2. Xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh phù đầu ở
lợn con tại tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 70
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trên các loại mẫu bệnh phẩm... 70
3.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hố của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được ......................................................... 72
3.2.3. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được ......................................................... 74
3.2.4. Xác định khả năng gây dung huyết của các chủng E. coli phân
lập được ....................................................................................... 76
3.2.5. Xác định độc tố đường ruột (Enterotoxin) của vi khuẩn E. coli
phân lập được .............................................................................. 78
3.2.6. Xác định độc tố VT2e và kháng nguyên F18 bằng phương pháp PCR ..... 80
3.2.7. Xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli
phân lập ....................................................................................... 82
3.2.8. Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli trên chuột bạch ........... 85
3.3. Thử nghiệm phác đồ phòng và điều trị bệnh phù đầu ở lợn con .................. 87
3.3.1. Kết qủa thử nghiệm vacxin phòng bệnh ....................................... 87
3.3.2. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phù đầu ở lợn con ... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 92
1. Kết luận ............................................................................................. 92
2. Kiến nghị ........................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
olV
: Colicin V
cs
: Cộng sự
ETEC
: Enterotoxigenic Escherichia coli
EMB
: Eosin Methylene Blue Agar
E. coli
: Escherichia coli
Hly
: Heamolyzin
LT
: Heat-Labile enterotoxin
ST (a,b)
: Heat-Stable Enterotoxin (a, b)
Kg
: Kilogram
ml
: Mililit
NXB
: Nhà xuất bản
PCR
: Polymerase Chain Reaction
RR
: Relative Risk
Stx
: Shiga toxin
Stx2
: Shiga toxin 2
Stx2e
: Shiga toxin 2e
SLT
: Shiga-like toxin
SLT1
: Shiga-like toxin 1
SLT2
: Shiga-like toxin 2
n
: Số lượng
tr
: Trang
TSI
: Triple Sugar Iron
%
: Tỷ lệ phần trăm
VTEC
: Verotoxigenic Escherichia coli
VT2e
: Veterotoxin 2e
VP
: Voges Pros Kaver
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng đánh giá kết quả đường kính vịng vơ khuẩn theo tiêu
chuẩn của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ ......................................... 46
Bảng 2.2: Chu trình của phản ứng PCR……………………………………..49
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng bệnh phù đầu bằng
Vacxin…………………………………………………………...50
Bảng 3.1: Kết quả điều tra bệnh phù đầu ở lợn con tại một số huyện của tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................ 52
Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc phù đầu ở lợn con giữa các huyện ............... 54
Bảng 3.3. So sánh nguy cơ chết ở lợn con do mắc phù đầu giữa các
huyện ........................................................................................... 55
Bảng 3.4: Tình hình bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh Phú Thọ qua các tháng
trong năm (1/2009 - 1/2010) ........................................................ 58
Bảng 3.5: Tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo
giai đoạn tuổi ............................................................................. 59
Bảng 3.6. So sánh nguy cơ mắc phù đầu giữa các lứa tuổi lợn..................... 61
Bảng 3.7. So sánh nguy cơ chết ở lợn mắc phù đầu giữa các lứa tuổi lợn ... 62
Bảng 3.8: Kết quả về bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo phương
thức chăn nuôi ............................................................................... 63
Bảng 3.9. So sánh nguy cơ mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi .......... 64
Bảng 3.10. So sánh nguy cơ chết ở lợn mắc phù đầu giữa các phương
thức chăn nuôi ............................................................................. 65
Bảng 3.11: Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của lợn bị phù đầu ................ 66
Bảng 3.12: Bệnh tích chủ yếu của lợn bị bệnh phù đầu ................................. 68
Bảng 3.13. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ bệnh phẩm .............................. 71
Bảng 3.14: Kết quả giám định một số đặc tính sinh hố của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được ......................................................... 73
Bảng 3.15: Kết quả xác định Serotype kháng nguyên O của các chủng
E. coli phân lập được .................................................................. 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
Bảng 3.16: Kết quả xác định khả năng gây dung huyết của các chủng E.
coli phân lập được........................................................................ 77
Bảng 3.17: Kết quả xác định khả năng sản sinh độc tố đường ruột của các
chủng E. coli phân lập.................................................................. 79
Bảng 3.18: Kết quả xác định độc tố Vero (VT2e) và kháng nguyên F18
của vi khuẩn E. coli phân lập được .............................................. 80
Bảng 3.19: Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh
của các chủng E. coli phân lập được ............................................ 83
Bảng 3.20: Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được .............................................................................. 86
Bảng 3.21. Kết qủa thử nghiệm vacxin phòng bệnh phù đầu lợn con ............ 87
Bảng 3.22. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phù đầu ở
lợn con ......................................................................................... 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Chẩn đoán bệnh phù đầu do vi khuẩn E. coli........................................... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1: Triệu chứng bệnh phù đầu lợn con ở Phú Thọ
Ảnh 2: Đàn lợn con ở Phú Thọ mắc bệnh phù đầu
Ảnh 3: Bệnh tích hầu sưng tích dịch phù
Ảnh 4: Bệnh tích ruột non căng phồng, chứa đầy hơi và dịch lỏng, gan sưng
Ảnh 5: Màng treo ruột thuỷ thũng, ruột già viêm sưng, hạch ruột sưng,
thuỷ thũng.
Ảnh 6: Dạ dày chứa đầy thức ăn và căng phồng, mật và gan sưng
Ảnh 7: Vi khuẩn E. coli trên mơi trường Macconkey
Ảnh 8: Hình thái vi khuẩn E. coli trên kính hiển vi
Ảnh 9: Phản ứng sinh hố của vi khuẩn trên mơi trường 4 ống nghiệm
Ảnh 10: Vi khuẩn E. coli trên môi trường thạch máu
Ảnh 11: Tiêm độc tố canh khuẩn nội bì da thỏ
Ảnh 12: Thẩm xuất của Evans Blue
Ảnh 13: Thẩm xuất của Evans Blue trên da thỏ
Ảnh 14: Thẩm xuất của Evans Blue trên da thỏ
Ảnh 15: Các sản phẩm của phản ứng PCR phức hợp sau quá trình điện di.
Ảnh 16: Khả năng mẫn cảm hoặc kháng kháng sinh của chủng E. coli
phân lập được
Ảnh 17: Tiêm canh khuẩn vào phúc xoang
Ảnh 18: Chuột chết do độc lực của vi khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn ở tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây đã trở thành mũi
nhọn trong nền nơng nghiệp, vì lợn là lồi động vật dễ nuôi, hiệu quả kinh tế
cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế của nhiều người dân chăn nuôi.
Tuy vậy, trong chăn nuôi lợn những năm vừa qua nhiều bệnh truyền
nhiễm xảy ra đã làm giảm số lượng và chất lượng đàn lợn, gây thiệt hại
nghiêm trọng kinh tế cho người chăn ni, đáng chú ý đó là các bệnh phù đầu
lợn con (E. coli dung huyết), Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn... Đặc biệt bệnh
phù đầu lợn con là bệnh gây nguy hiểm không chỉ đối với lợn mà cịn đối với
nhiều lồi gia súc, gia cầm khác, những bệnh này xảy ra hầu hết các vùng
chăn nuôi lợn trên thế giới. Tuy đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu nhằm khống chế và thanh toán bệnh, nhưng hiện nay bệnh phù đầu lợn
con vẫn xảy ra khá phổ biến gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho chăn nuôi lợn.
Bệnh phù đầu lợn con xảy ra ở đàn lợn ni tại tỉnh Phú Thọ theo ước
tính hàng năm có tới 25% tổng đàn lợn ni. Việc chẩn đốn, phịng chống
bệnh này tại tỉnh Phú Thọ cịn gặp nhiều khó khăn do những hiểu biết về
nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng trị cũng còn nhiều hạn chế, do
điều kiện kinh tế, trình độ nhận thức của người chăn ni...
Để có cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh phù đầu
lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn E. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ và biện pháp
phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh
Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
- Xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong bệnh phù đầu ở lợn
con tại tỉnh Phú Thọ
- Biện pháp phòng và điều trị bệnh phù đầu lợn con.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Là cơng trình nghiên cứu một cách hệ thống sự liên quan giữa các yếu tố
mùa vụ, tuổi và vai trò của vi khuẩn E. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con.
- Cơng trình chứng minh được vai trò của vi khuẩn E. coli trong bệnh
phù đầu ở lợn con thông qua sự biến động số lượng vi khuẩn giữa trạng thái
bình thường và bị bệnh, đồng thời xác định được độc lực cùng khả năng sản
sinh độc tố của các chủng vi khuẩn phân lập được.
- Những kết quả thu được của đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học phục
vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời góp phần thêm những tư liệu cho
tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy trong các Nhà trường, cán bộ thú y cơ sở
và người chăn nuôi.
- Xây dựng và đề xuất một số biện pháp phòng và trị bệnh phù đầu ở
lợn con đạt hiệu quả cao bằng sự kết hợp giữa việc dùng các loại kháng sinh,
hóa dược và các chất phụ trợ trong điều trị bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh phù đầu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Bệnh phù đầu ở lợn con do vi khuẩn E. coli ngày càng phổ biến ở các
trại chăn nuôi tập trung và trong nông hộ. Với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, bệnh phù đầu ở lợn con đã được khống chế phần nào, nhưng việc loại
trừ nó trong chăn ni cịn rất nhiều khó khăn khơng những ở nước ta mà cịn
ở cả các nước có trình độ khoa học tiên tiến trên thế giới.
Nguyễn Khả Ngự, (2000) [19] nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con ở
Đồng bằng sông Cửu Long thấy rằng, tỷ lệ lợn ốm chiếm 58,78%, tỷ lệ chết
(53,54%). Các chủng E. coli chủ yếu thuộc 2 Serotyp: O26 và O119. Trong đó
các chủng có khả năng gây dung huyết mạnh (38,14%), sản sinh độc tố chịu
nhiệt (83,33%), độc tố không chịu nhiệt (56,66%), cả hai loại độc tố chịu
nhiệt và không chịu nhiệt (50%). Các chủng mang kháng nguyên K88
(90,48%). Dùng vacxin chế từ các chủng phân lập tiêm cho lợn lúc 21-45
ngày tuổi, liều 3ml/con làm giảm 40% lợn ốm và 23,75% lợn chết.
Nguyễn Ngọc Hải và cs, (2000) [8] đã xác định các serotyp kháng
nguyên OK của E.coli gây bệnh gồm: O138: K81; O139: K82; O141: K45ab; O141:
K45ab: K88: K87. Ứng dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu, tác giả này đã xác
định được độc tố verotoxin và chỉ thấy độc tố đường ruột ST, LT ở các chủng
E. coli O141, rất ít thấy ở E. coli O138 và O139.
Bệnh phù đầu lợn con có tỷ lệ chết từ 27-45,6%. Vi khuẩn E. coli gây
bệnh mang kháng nguyên K88 chiếm 88%, K99 (22,2%). Kháng sinh điều trị
bệnh có hiệu quả gồm ampicillin, streptomycin Bùi Xuân Đồng, (2002) [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Nguyễn Thị Kim Lan, (2003) [12] nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con ở
Thái Nguyên cho rằng, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn (45,77%), tỷ lệ lợn tử vong
(61,44%), lứa tuổi mắc bệnh cao nhất từ 45 - 60 ngày. Những biểu hiện lâm
sàng chủ yếu là: Thân nhiệt tăng từ 40oC- 41,5oC, phù mí mắt, tím rìa tai, khó
thở, khản giọng, tiêu chảy, liệt 2 chân trước, 4 chân giãy đạp... Bệnh tích chủ
yếu là thuỷ thủng mặt, mí mắt, gan sưng, tim nhão, phổi sưng, phù đầu, niêm
mạc dạ dày, ruột non căng phồng chứa đầy dịch lỏng và hơi, hạch ruột sưng,
thuỷ thũng, tích nước xoang ngực, bụng.
Phạm Ngọc Thạch và cs, (2004) [23] nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
hoá máu và chỉ tiêu sắc tố mật của lợn bị bệnh phù đầu, cho biết protein tổng
số, globulin, hàm lượng đường huyết Na+, độ dự trữ kiềm trong huyết thanh
giảm. Hàm lượng bilirubin trong huyết thanh, urobilin trong nước tiểu và
stecobilin trong phân tăng. Kháng sinh điều trị có hiệu quả là enrofloxacin,
oxytetracyclin và colistin. Lê Thanh Nghị và cs, (2005) [18] đã nghiên cứu
dịch tễ học bệnh ở Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, lợn thường mắc bệnh vào mùa
hè (24,23%) và mùa đông (19,27%). Nếu cai sữa cho lợn con vào lúc 45 ngày
tuổi có tỷ lệ mắc bệnh là 22,97%, cai sữa lúc 21 ngày tuổi chỉ là 12,65%. Tỷ
lệ mắc bệnh ở lợn ngoại (29,97%) cao hơn lợn nội (19,27%). Phân lập vi
khuẩn E. coli từ bệnh phẩm đạt tỷ lệ cao (72,76%), trong đó 60% số chủng
gây dung huyết và . Kháng sinh enrofloxacin mẫn cảm với vi khuẩn
(90,47%), oytetracyclin (80,95%) và norfloxaxin (71,42%). Dùng kháng sinh
mẫn cảm cao để điều trị lợn mắc bệnh phù đầu có hiệu quả (51,22%).
Trịnh Quang Tuyên, (2006) [31] nghiên cứu xác định các yếu tố gây
bệnh của E. coli trong bệnh tiêu chảy và phù đầu ở lợn con chăn nuôi tập
trung, thấy tỷ lệ mắc bệnh cao từ 22-60 ngày tuổi (77,1%). Các serotyp gây
bệnh chủ yếu là O139, O138, O149 . Tỷ lệ các chủng E. coli có khả năng dung
huyết (55,4%), LT (42,4%), ST (57,6%), ST+LT (39,1%) có kháng nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
bám dính F4 (21,7%), F5 (5,4%), F6 (7,6%), và F18 (40,2%). Sử dụng vacxin
chế từ chủng phân lập tiêm cho lợn trước khi cai sữa tỷ lệ bệnh giảm từ 14,3%
xuống còn 1,5%; tỷ lệ chết từ 8,2% xuống còn 0,7%.
Như vậy, trong thời gian qua ở nước ta, nhiều tác giả đã nghiên cứu về
bệnh phù đầu. Những nghiên cứu tập trung vào xác định các đặc điểm dịch tễ,
mầm bệnh, triệu chứng, bệnh tích và các biện pháp phòng trị bệnh. Đặc biệt
những năm gần đây đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định các yếu tố gây
bệnh của E. coli. Thế nhưng nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung ở một số
tỉnh miền Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông nam bộ. Ở miền Trung,
chưa có cơng trình nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về bệnh phù đầu ở lợn con.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Vi khuẩn E. coli cũng như một số loài vi khuẩn đường ruột khác, trước
đây được coi là những vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột, nhưng chúng là tác
nhân gây bệnh trong các bệnh sinh sản, hô hấp. Sokol A, (1981a) [81] nghiên
cứu cho thấy vi khuẩn E. coli tiếp nhận khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh
như yếu tố gây dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh ColicinV, yếu tố bám
dính (K88, K99), yếu tố độc tố đường ruột (Ent) và yếu tố kháng kháng sinh
(R), các yếu tố này nằm trong DNA ngoài chromosome gọi là plasmid và
được di truyền ngang bằng phương thức tiếp hợp. Vi khuẩn E. coli gây bệnh
bám dính, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột, tế bào nhung mao ruột non, sản sinh
độc tố đường ruột gây tiêu chảy và gây nhiễm độc huyết.
Kyriakis S.C. và cs, (1997) [57] cho thấy bệnh phù đầu xảy ra từ 1- 2
tuần sau cai sữa. Tỷ lệ chết có thể từ 80% hay nhiều hơn trong cùng một lứa,
trung bình từ 30-40%. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là lợn con đi vòng tròn
và triệu chứng thần kinh. Tiêu chảy có thể xảy ra nhưng khơng phải là triệu
chứng điển hình.
Chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu trên lợn sau cai sữa chủ yếu
thuộc các nhóm kháng nguyên O138, O139 và O141 (Imberchets.H và cs, (1992)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
[52]; Parma A.E. và cs, (2000) [70]. Những chủng E. coli sản sinh ra độc tố
Vero VT2e làm huỷ hoại tế bào Vero. Những chủng E. coli này cũng có thể
mang những gen quy định sản xuất ra các độc tố đường ruột (enterotoxin), với
tần xuất thấp hơn (Gannon và cs, 1998 [48]; Mailnil và cs, 1991 [59]).
Brad Bosworth, (1998) [36] cho thấy vi khuẩn E. coli gây dung huyết là
nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn sơ sinh và bệnh phù đầu ở lợn con sau cai
sữa. Sử dụng vacxin phòng bệnh là tạo ra kháng thể ngăn cản sự bám dính của
vi khuẩn ở trong đường tiêu hố. Enterotoxin và verotoxin là hai yếu tố độc
lực quan trọng gây bệnh. Các serotyp gây bệnh phù đầu ở Đan Mạch là O 139,
O149, O138, O139, O141 và O8 (Aarestrup F.M. và cs , 1997 [32]; Frydendahl K,
2002 [46]); Ở Na Uy, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ là O139. Trong số các serotyp
gây bệnh có một số chủng mang các độc tố như: STa, STb, LT, VT2e, F18; Ở
Tây Ban Nha, serotyp E. coli gây bệnh phù đầu là O8, O101, O138, O139, O149 và
O157; Ở Hungary là O139, O141, O157 (Nagy và cs, 1997 [66]). Những chủng vi
khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu ở lợn khơng có những đặc tính sinh hố riêng
biệt, nên khơng thể xác định được nếu chỉ đơn thuần dựa vào các xét nghiệm
sinh hoá (Gannon và cs, 1998 [48]).
Verdonck F và cs, (2003) [87] nghiên cứu sự lưu hành duy trì yếu tố
bám dính F18 của vi khuẩn E. coli trong các trại lợn giống ở Bỉ, cho rằng F18
+ enterotoxin và verotocin của vi khuẩn E. coli phân bố rộng và là yếu tố gây
bệnh tiêu chảy và bệnh phù đầu cho lợn trong trại.
Frydendahl K, (2002) [46], nghiên cứu sự lưu hành các serotyp kháng
nguyên O, các yếu tố di truyền độc tố của vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy
và phù đầu lợn sau cai sữa ở các vùng bằng phương pháp chẩn đoán so sánh.
Sử dụng kháng huyết thanh O để xác định serotyp kháng nguyên O, phản ứng
PCR xác định sự di truyền của yếu tố bám dính, độc tố enterotoxin và
verotoxin 2e (VT2e), thấy rằng tuy tỷ lệ các serotyp kháng nguyên O và yếu
tố gây bệnh có liên quan đến từng vùng nhưng hầu hết đều thuộc O 149
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
(49,9%), O138 (14,9%), O138 (6,9%), O141 (4,1%) và O8 (3,7%) và mang các
yếu tố gây bệnh là F4 (44,7%), F18 (39,3%), F6 (0,9%), STb (77,6%), LT
(61,6%), STa (26,5%) và VT2e (16,4%).
Uemura R. và cs, (2003) [85], (2004) [86] nghiên cứu về phòng, trị
bệnh phù đầu cho rằng, bệnh phù đầu ở lợn con có thể sử dụng các loại kháng
sinh điều trị có hiệu quả như: Gentamycin, colistin, bicozamycin,
enrofloxacin và kháng sinh điều trị hiệu quả thấp là nhóm beta-lactams,
tetracyclin, novobiocin, fosfomycin, trimethoprim và quynolon. Tsiloyiannis
VK. và cs, (2001) [84] cho thấy axit lactic kết hợp với enrofloxacin sử dụng
để phịng và trị bệnh phù đầu có hiệu quả.
Docic M. và cs, (2003) [41], sử dụng vacxin có chứa giải độc tố
VT2e-toxoid tiêm cho lợn con. Vacxin đã làm giảm tỷ lệ chết lợn bệnh phù
đầu xuống còn 0,9%- 6,9%. Verdonck F và cs, (2003) [87], sử dụng vacxin có
F18 với ETEC và VTEC để tiêm phòng cho lợn con.
1.2 Một số hiểu biết chung về bệnh phù đầu lợn con
1.2.1. Khái niệm về bệnh phù đầu lợn con
Bệnh phù đầu lợn con là bệnh nhiễm độc huyết truyền nhiễm gây ra bởi
độc tố của một số Serotype. E. coli có trong đường ruột. Bệnh xuất hiện ở lợn
con trước và sau khi cai sữa với các biểu hiện chính như: Sưng phù mặt, mí
mắt và thanh quản, tai tím, mõm tím, 4 chân tím, rối loạn thần kinh, khó thở,
mệt mỏi, trước khi chết có triệu chứng co giật, tỷ lệ chết cao.
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh phù đầu lợn con
Nguyễn Xuân Bình, (2002) 3 và nhiều nhà khoa học trong, ngoài
nước đều cho biết nguyên nhân gây bệnh phù đầu lợn con là các chủng E. coli
thuộc type kháng nguyên 0138:k18:NM; 0139:k12:H1; 0141:k85; a,b:H4;
0141:k85a,c:H4 gây ra.
Với các yếu tố gây bệnh như yếu tố bám dính F107 và độc tố
Verotoxin, Enterotoxin và yếu tố gây bệnh phù đầu (Haemolytic) mà chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
là 2-haemolytic. Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện ở lợn trước và sau cai
sữa (45-90 ngày tuổi). Thường những lợn lớn và to nhất trong đàn dễ bị
nhiễm. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn có khi tới 80-100%, nhưng thường là 3040%, bệnh thường kéo dài 4-14 ngày, tỷ lệ chết phụ thuộc vào tuổi mắc bệnh
và điều kiện chăm sóc, vệ sinh, có khi rất nhẹ qua nhanh có khi chết tới 5090%. Mầm bệnh được gieo rắc qua khơng khí, thức ăn, xe cộ, lợn, người và
dụng cụ chăn nuôi.
1.2.3. Dịch tễ học
Bệnh phù đầu thường xảy ra ở lợn con, nhất là giai đoạn cai sữa hoặc
sau cai sữa 1-3 tuần, thường lợn lớn nhất trong đàn bị trước sau đó lây sang
các con khác.
Mơi trường chuồng trại hầu như là nguồn lây quan trọng nhất. Chuồng trại
ẩm ướt, phân và nước tiểu không được quét dọn sạch sẽ là môi trường tốt để
mầm bệnh cư trú. Lợn con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh từ trong chuồng đẻ và
mang bệnh sang chuồng nuôi cai sữa. Q trình tẩy uế và sát trùng thơng thường
khơng đủ cắt đứt chu kỳ lây bệnh (Nguyễn Xuân Bình, 2002 3).
Sự phát tán mầm bệnh thường qua môi trường khơng khí, thức ăn, nguồn
nước uống, các phương tiện di chuyển lợn có thể từ con vật này sang con vật
khác. Có thể nói sự phát tán mầm bệnh là rất rộng và khó kiểm sốt. Do vậy khi
vùng nào bị nhiễm mầm bệnh thì tình trạng này có thể kéo dài rất lâu.
1.2.4. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn gây cho động vật dựa vào sự tác động của hai yếu tố:
- Sự tác động cơ học ở ruột non
- Sự nhiễm độc huyết độc tố ruột
Vi khuẩn định vị ở ruột non và tác động vào ruột non nhờ vào sự bám
dính vào màng nhày và sự tăng sinh nhanh. Sự bám dính của vi khuẩn nhờ
các lơng bám F18 bám vào riềm bàn chải của ruột non. Quá trình bám dính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
gây ra loét, viêm. Từ đó gây biến đổi ở niêm mạc ruột, biến đổi này cùng với
tác động cơ giới khác ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ của ruột, gây rối loạn
trao đổi chất đặc biệt khi lượng vi khuẩn tăng lên nhiều.
1.2.5. Triệu chứng
Thể cấp tính thường thấy lợn chết bất ngờ một hay nhiều con trong đàn
mà khơng có những thay đổi bệnh lý.
Thể q cấp tính: Lợn chết đột ngột thường là những con to ham ăn
nhất trong đàn, nhiều khi không kịp quan sát các triệu chứng bên ngoài.
Nhưng khi quan sát được thấy các triệu chứng ăn ít, sau bỏ ăn đến chết trong
vài giờ, đi lại siêu vẹo, thích nằm một chỗ, thở khó, thở thể bụng, co giật 4
chân như bơi thuyền, co giật nhiều lần rồi chết.
Nguyễn Xuân Bình, 2002 3 nhận xét rằng, có một số trường hợp lợn
chết cấp tính ở giai đoạn sau cai sữa (7-9 tuần tuổi) mà khơng có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng. Ở thể quá cấp thường những con to béo nhất, phàm ăn
mắc bệnh trước và chết bất ngờ mà khơng có biểu hiện gì về triệu chứng bên
ngồi (Bùi Xn Đồng, 2002 7).
Một số triệu chứng cũng thường gặp ở lợn bị bệnh Coli dung huyết là
lợn khó thở, xung huyết ở các niêm mạc và xanh tím ở rìa tai, mõm
(Nguyễn Đức Lưu và cs, 2002 15)
Bằng những thực nghiệm gây bệnh với chủng ETEC type 0141:K85a,c
Smith và Halls cũng đã quan sát được những triệu chứng như trên (Dẫn theo
Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002 4). Các tác giả cho biết, sau triệu chứng kém
ăn, triệu chứng tiêu chảy xuất hiện ở ngày thứ 4 sau khi gây bệnh. Thông
thường là tiêu chảy rất nặng nhưng không kéo dài, hầu hết triệu chứng tiêu
chảy đều chấm dứt khi các dấu hiệu về thần kinh càng lúc càng rõ vào ngày
thứ 6 trở đi sau khi gây bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.2.6. Bệnh tích
* Bệnh tích đại thể.
Bệnh tích rõ nhất trên thân lợn có thể quan sát thấy là: Phù mặt, tím tai,
tím mõm và 4 chân, trường hợp bị nặng xác lợn thâm đen vùng bụng, vùng tai
và 4 chân (Bùi Xuân Đồng, 2002 7).
Mổ khám những lợn bị bệnh chết, quan sát thấy ruột non phồng to xung
huyết, phù nề, trống rỗng, có từng đoạn căng phồng chứa khí, màng treo ruột xung
huyết, hạch ruột sưng, xung huyết. Dạ dày chứa thức ăn khô, gần như chưa được
tiêu hóa, phù mơ dưới da, ruột, dạ dày, phổi, hầu, họng, thận, màng tim. Não phù
thũng, nhũn. Ở thể nặng có biểu hiện sưng và xung huyết ở phổi, màng phổi và
phúc mạc (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2002 15).
Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002 4 nhận xét, phù nề ở lớp dưới niêm
mạc dạ dày rất điển hình với chiều dày có thể lên tới 2cm. Dịch phù thường
có gelatin của huyết thanh và đơi khi có cả máu.
* Bệnh tích vi thể.
Theo Clugston và cs, 1974 39, bệnh tích vi thể quan trọng nhất là sự
thối hóa bệnh lý ở động mạch và tiểu động mạch. Những bệnh tích này có
thể bắt gặp ở một số cơ quan và mô, đặc biệt ở vùng rối động mạch ở màng
treo ruột kết (mesocolon) quanh các hạch lympho ruột. Sự thối hóa này thể
hiện là hoại tử ở các tế bào cơ trơn lớp áo giữa với hiện tượng kết đặc nhân và
vỡ nhân.
Ở một số mạch bị thương tổn có thể thấy hiện tượng thấm fibrin, cũng
có thể thấy sự trương lên tế bào nội mô. Ở những lợn có bệnh tích do tác động
lâu ngày của các yếu tố gây bệnh, có thể thấy sự tăng sinh các tế bào trung
gian và tế bào ngoại lai. Ít thấy nghẽn mạch ở những trường hợp lợn bị bệnh
Coli dung huyết khơng biến chứng (Nguyễn Xn Bình và cs, 2002 4).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.2.7. Chẩn đốn
Ở thể cấp tính chẩn đốn bệnh dựa vào đặc điểm dịch tễ và những dấu
hiệu triệu chứng như: Phù đầu, phù mặt, nằm liệt, co giật, 2 chân khua liên tục
như chèo thuyền, thân nhiệt không tăng hoặc hơi tăng.
Chẩn đốn vi khuẩn học như ni cấy, phân lập vi khuẩn E. coli gây
bệnh Coli dung huyết từ ruột non, hạch ruột, gan, lách là biện pháp quan
trọng. Tuy vậy, điều quan trọng là phải định type kháng ngun các chủng
E. coli phân lập được vì có những chủng E. coli không gây bệnh Coli dung
huyết. Các chủng này có thể cư trú nhiều trong đường ruột. Mặt khác, sau khi
lợn chết một số chủng E. coli có thể bị các vi sinh vật đường ruột khác lấn át.
Ngồi ra ta cịn chẩn đốn để phân biệt với một số bệnh như: Bệnh giải dại, bệnh
viêm não tủy, bệnh viêm màng não…
1.2.8. Phòng bệnh
Phòng bệnh là cách chủ động nhất giảm thiệt hại của bệnh Coli dung
huyết. Tăng cường vệ sinh thức ăn, nước uống, tẩy uế chuồng trại định kỳ, vệ
sinh thú y cho lợn sau khi đẻ. Chuồng cao ráo, khô, sạch sẽ, ấm áp, thống
mát…là các biện pháp phịng bệnh có tác dụng.
Cần cho lợn con tập ăn càng sớm càng tốt vào tuần tuổi thứ 2 bằng
những thức ăn thích hợp. Có chế độ ăn hợp lý cho lợn sau cai sữa như giảm
chất tinh bột và khẩu phần đạm, tăng chất xơ, cho ăn tự do chất xơ. Ở lợn cai
sữa phải giảm đến mức tối thiểu stress bằng cách bớt di chuyển, đổi chuồng,
trộn đàn, gió lùa, tiếng ồn…(Nguyễn Xn Bình và cs, 2002 4).
Nguyễn Đức Lưu và cs, 2002 15 đề xuất, có thể dùng kháng sinh đặc
hiệu trong vịng 3 ngày liền sau cai sữa để phịng đón đầu bệnh, như
Hanmycin-100, Tetraberin Vit.BC, Erotril-100, Neo-Te-Sol… do công ty cổ
phần dược và vật tư thú y sản xuất. Các tác giả cho rằng, cho lợn con sơ sinh
uống mỗi con 2-3ml Spectinomycin 5% hoặc Trimethoxasol 24% sau khi đẻ
ra càng sớm càng tốt sẽ là một biện pháp phòng bệnh tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Cần có các biện pháp phịng chủ động và tích cực để hạn chế bệnh xảy
ra như: Vệ sinh thức ăn, nước uống, tẩy uế chuồng trại định kỳ, vệ sinh thú y
cho lợn sau khi đẻ, luôn để chuồng khơ ráo, sạch sẽ, ấm áp, thống mát. Bên
cạnh đó ta có thể dùng vacxin E. coli phịng cho lợn con.
1.2.9. Điều trị
Khi điều trị bệnh Coli dung huyết, cần lưu ý nguyên nhân gây chết
nhanh của bệnh là do độc tố của vi khuẩn E. coli xâm nhập vào máu, vào não
con vật, gây hủy hoại mạch quản và phù nề não. Do vậy, khi con vật đã có
triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nếu chỉ dùng các biện pháp tiêu diệt vi khuẩn
E. coli gây bệnh thì độc tố của chúng vẫn phát huy tác dụng gây bệnh, điều trị
sẽ không hiệu quả. Hướng điều trị này chỉ có thể áp dụng khi con vật đang ủ
bệnh. Đối với những con vật đã biểu hiện rõ triệu chứng thì trong điều trị phải
chú ý làm giảm những tổn thương mạch máu, nhất là mạch quản ở não.
Nguyễn Xuân Bình và cs, (2002) 4 đề xuất một phương án điều trị
nhằm giải quyết được 3 vấn đề sau:
1) Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
2) Chống xuất huyết, phù nề do độc tố.
3) Giảm khả năng bài xuất độc tố khi vi khuẩn bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.
Các tác giả đã đưa ra một số liệu pháp điều trị bao gồm:
- Liệu pháp hỗ trợ chống mất nước và điện giải: Lợn sau cai sữa mắc
bệnh phù đầu nếu kết hợp với tiêu chảy thì việc cung cấp dung dịch điện giải
rất quan trọng. Dung dịch chống mất nước phải được cho uống liên tục hoặc
tiêm thẳng vào khoang bụng nếu lợn bỏ ăn và mất nước. Dung dịch này cần
chứa glucose, glycerin, citric acid và dung dịch muối phot phat.
- Liệu pháp kháng sinh: Liệu pháp dùng kháng sinh để kiểm sốt sự
nhân lên của vi khuẩn thì có hiệu quả ở bệnh tiêu chảy sau cai sữa hơn là phù
đầu bởi vì ở bệnh phù đầu sản xuất độc tố ở ruột là gần như cao nhất khi xuất
hiện các triệu chứng lâm sàng. Việc xuất hiện sự kháng thuốc của vi khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
cho tới nay là không tránh khỏi. Không thể đưa ra con số đồng nhất về kháng
thuốc bởi vì nó rất khác nhau ở những đàn lợn khác nhau và phụ thuộc vào
loại thuốc nào hay được sử dụng. Thuốc phải được chọn lọc và đưa vào tới
khoang ruột. Làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh mẫn cảm dùng điều trị là
tốt nhất.
Điều trị khơng có nhiều kết quả khi lợn xuất hiện có các triệu chứng
như phù nặng dưới da, thở khó, khơng cịn khả năng đứng lên được. Đánh giá
cho liệu pháp điều trị rất khó vì mức độ nghiêm trọng của bệnh không thể
đánh giá hết được. Rất nhiều phương pháp điều trị đã được đưa ra trong thời
gian qua, nhưng việc điều trị bệnh hiện nay ở các trại chăn ni tập trung cịn
gặp nhiều khó khăn.
Liệu pháp kết hợp hộ lý và dùng thuốc điều trị: Tiến hành đồng thời
hai bước sau:
Bước 1: Liệu pháp hộ lý, bao gồm:
Nhốt cả đàn lợn ở chỗ tối, tránh tiếng ồn nhằm hạn chế kích thích thần
kinh. Cho lợn nhịn đói 1 đến 2 ngày, cho uống nước tự do. Cho uống thuốc
nhuận tràng như Mgcalcicum fort, MgSO4, Mg, Ca+B6.
Bước 2: Dùng thuốc điều trị.
Dùng kháng sinh: Lựa chọn tuỳ theo hiệu lực của kháng sinh cho mỗi vùng.
Dùng thuốc để an thần, chống co giật: Vinathazin, Aminazin
Dùng thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin B1.
Khi bị bệnh ta nên kết hợp nhiều biện pháp điều trị để bệnh đạt tỷ lệ
khỏi cao. Trong quá trình điều trị ta cần lưu ý nguyên nhân gây chết nhanh
của bệnh để ta có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
1.3. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu lợn con
1.3.1. Đặc điểm hình thái
E. coli nằm trong giống Escherichia thuộc tộc Escherichia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên