Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nghiên cứu vấn đề di dân và tái định cư vùng lòng hồ thủy điện – trường hợp thủy điện tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 98 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN





TẠ THỊ THU HUYỀN



VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ TÁI ĐỊNH CƢ
VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN
TRƢỜNG HỢP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ



Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC
Mã số: 60.31.95
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THU HOA








THÁI NGUYÊN – 2011
- 2 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập chƣơng trình cao học tại trƣờng Đại học Sƣ phạm
Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy nghiêm túc và tận tình của các thầy
cô giáo. Các thầy cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức cần thiết về chuyên
môn và xã hội, mà thành quả ngày hôm nay là luận văn thạc sĩ.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS. Lê Thu Hoa - cô giáo hƣớng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hƣớng
dẫn, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Các GS, PGS, TS, các thầy cô giáo ở Khoa sau đại học, Khoa Địa lí đã
giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận
văn.
Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ ở UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang, Ban Quản lý dự án thủy điện Tuyên
Quang, Ban di dân thủy điện Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều
tra, thu thập tài liệu cho luận văn.
Những ngƣời thân trong gia đình đã động viên, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2011
Học viên



Tạ Thị Thu Huyền



Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 15 năm qua, nhiều công trình thủy điện thủy lợi Quốc gia đã và
đang đƣợc xây dựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lƣợng và
nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân, nhằm
phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Công tác di dân, tái
định cƣ luôn gắn với việc xây dựng công trình đã và đang là thách thức trong
thực hiện các loại công trình này.
Tuy nhiên nhƣ nhận định của Hội nghị toàn quốc nói chung và của tỉnh
Tuyên Quang nói riêng, việc tổ chức di dân tái định cƣ phần lớn không đạt
đƣợc mục tiêu đề ra. Nhiều ngƣời dân trong trƣờng hợp di dân, tái định cƣ
còn sống trong cảnh nghèo nàn, cuộc sống nơi ở mới không phù hợp, cuộc
sống còn bấp bênh không ổn định. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chất lƣợng cuộc
sống bị suy giảm… ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân nói
riêng và ảnh hƣởng đến xã hội nói chung. Vì vậy cần thiết phải đánh giá lại
chính sách và hoạt động di dân, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của
công cuộc di dân tái định cƣ của tỉnh và đƣa ra giải pháp hợp lí.
Xuất phát từ những lí do cấp thiết trên, tôi lựa chọn đề tài“Nghiên cứu
vấn đề di dân và tái định cư vùng lòng hồ thủy điện – trường hợp thủy
điện Tuyên Quang”

2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Phân tích và đánh giá thực trạng di dân và tái định cƣ vùng thủy điện
Tuyên Quang thời kì từ 2004đến 2010, làm rõ những thành tựu, tồn tại và

nguyên nhân,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện di dân, tái
định cƣ ổn định và nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân trong thời gian
đến năm 2015.

- 2 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lí luận và thực tiễn về di dân, TĐC để
vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động di dân, TĐC tại Tuyên Quang.
- Phân tích thực trạng di dân, tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên
Quang từ năm 2004 đến 2010.
- Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện di dân,
tái định cƣ của tỉnh đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp theo.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu thực tiễn, luận văn chỉ xem
xét những vấn đề trong công tác di dân trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của các
hộ dân TĐCdự án thủy điện Tuyên Quang.
- Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện ở một số điểm TĐCdự án
thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2004 -2010,
đề xuất định hƣớng và giải pháp cho thời kỳ đến năm 2015.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều đề tài,
nghiên cứu vần đề di dân, tái định cƣ nhƣ:
- Giải pháp và chính sách về di dân, phát triển kinh tế xã hội ở các
tỉnh miền núi phía Bắc của TS Ngô Thị Ngọc Anh và Hoàng Thị
Tây Ninh (Vụ Gia đình - Ủy ban DSGĐTE)

- Thực trạng di dân, tái định cƣ thủy điện Sơn La. Định hƣớng và giải
pháp. ( luận văn thạc sĩ năm 2006 – Nguyễn Văn Hoàng)…
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các phóng viên, nhà báo…
nghiên cứu về vấn đề di dân và tái định cƣ tự do hay có tổ chức. Vấn đề di
dân và tái định cƣ của tỉnh Tuyên Quang đã đƣợc nghiên cứu nhƣng ở góc độ
khác, đó là những bài báo, tiểu luận của sinh viên trƣờng đại học thủy lợi…
- 3 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Tại Việt Nam đã có một số báo cáo, đề tài nghiên cứu về vấn đề đánh giá
về thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các
công trình phục vụ lợi ích quốc gia (chủ yếu là khu công nghiệp, khu đô thị, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội) thông qua số liệu điều tra trên địa bàn một số tỉnh
thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo đánh giá chung về tình
hình thực hiện công tác di dân, tái định cƣ các công trình thủy điện, thủy lợi giai
đoạn 1992 - 2006. Trên giác độ cơ quan quản lý Nhà nƣớc, báo cáo đánh giá về
những thuận lợi, khó khăn, những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác di dân,
tái định cƣ các công trình thủy điện, thủy lợi, chứ chƣa đề cập nhiều đến ảnh
hƣởng của công tác di dân, tái định cƣ đến cuộc sống của ngƣời dân TĐC.
Ngoài ra cũng có đề tài nghiên cứu về đời sống của ngƣời dân tái định cƣ
trên góc nhìn tác động của chính sách tái định cƣ với cách đánh giá nghiêng
về mặt đời sống xã hội của ngƣời dân. Đề tài đƣợc nghiên cứu ở một dự án cụ
thể là dự án thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá đƣợc
những mặt tích cực và tiêu cực trong quá trình thu hồi đất hiện nay để xây
dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia nói chung và công trình thủy
điện nói riêng. Qua đó đã phản ánh đƣợc phần nào cuộc sống của ngƣời dân
bị thu hồi đất đang sống tại các khu tái định cƣ, đời sống của họ đa số còn gặp
rất khó khăn về vật chất và tinh thần. Mặc dù vậy hiện nay chƣa có một

nghiên cứu nào đi sâu phân tích, đánh giá một cách toàn diện về đời sống của
đối tƣợng bị thu hồi đất là đồng bào dân tộc thiểu số tại các điểm tái định cƣ
miền núi phía Bắc, đặc biệt là một số lƣợng lớn ngƣời dân phải tái định cƣ
trong Dự án thủy điện Tuyên Quang. Về mặt chính sách, các cơ chế về bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cho ngƣời dân bị thu hồi đất ở dự án này có thể nói
là tốt nhất so với các dự án cùng loại khác. Vì vậy những khuyến nghị, giải
pháp đƣợc nêu ra sau khi nghiên cứu đề tài sẽ là những kinh nghiệm thiết thực
- 4 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

cho việc lập và thực hiện các dự án tái định cƣ công trình thủy điện khác nói
riêng và dự án tái định cƣ các công trình công cộng nói chung ở nƣớc ta.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống – lãnh thổ
Đây là một trong những quan điểm đƣợc sử dụng rộng rãi trong di dân
và TĐC do tính chất tổng thể của đối tƣợng nghiên cứu. theo quan điểm này,
khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tƣơng quan
với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp
hơn. Di dân và TĐC tỉnh Tuyên Quang đƣợc coi là bộ phận có ý nghĩa quan
trọng trong hệ thống di dân, TĐC của cả nƣớc, nên chúng có mối liên hệ gắn
bó mật thiết với nhau. Tuyên Quang là một lãnh thổ có những mối quan hệ
qua lại với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của toàn hệ thống.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Vấn đề di dân, TĐC đƣợc xêm là một vấn đề có đặc điểm tổng hợp nhƣ
bất kì vấn đề nào, là một vấn đề đƣợc tạo thành bởi các nhân tố: tự nhiên,
kinh tế, lịch sử, con ngƣời có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau
một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề di dân, TĐC
đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định
để đạt đƣợc những giá trị đồng bộ về các mặt KT- XH và môi trƣờng. Để

mang lại hiệu quả đối với vấn đề di dân, TĐC cần tìm hiểu kĩ mối quan hệ
giữa các yếu tố trong lãnh thổ.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Thủy điện hiện nay là một nmgành kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao,
phục vụ trực tiếp cho đời sống của nhân dân. Tuy nhiên để công trình thủy
điện xây dựng đƣợc thành công, đạt mục đích phải gắn liền với vấn đề di dân
và TĐC, phát triển bền vững. Từ đó có những kế hoạch và biện pháp phù hợp
để thực hiện di dân, TĐC có hiệu quả.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu
- 5 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Phƣơng pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong
phòng, dựa trên co sở các số liệu, tƣ liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và
từ thực tế. Các tƣ liệu có thể là những công trình nghiên cứu trƣớc đó, các bài
viết, các báo cáo…Phƣơng pháp này giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, tiền bạc
mà vẫn có đƣợc một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài
liệu. Các bảng biểu với những số liệu tƣơng đối cũng nhƣ tuyệt đối chính là
nguồn tài liệu nói lên thực trạng hoạt động cũng nhƣ phát triển của đối tƣợng.
số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc lấy từ: cục thống kê tỉnh Tuyên
Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang…
4.2.2. Phương pháp thực địavà điều tra xã hội học.
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang
tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phƣơng pháp thu thập,
xử lí số liệu trong phòng. Các hoạt động chính khi tiến hành phƣơng pháp này
bao gồm: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn… tại các điểm
nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan quản lí, các nhà hoạch định
chính sách và những ngƣời dân tại các điểm TĐC.

4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Để kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp
dụng phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu
định lƣợng, định tính. Đây là phƣơng pháp quan trọng xác định sự phân bố,
mức độ tập trung theo lãnh thổ của đối tƣợng.

5. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và
phụ lục. nội dung chính của luận văn đƣợc chia lam 3 chƣơng:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân, tái định cƣ trong quá
trình xây dựng hồ thủy điện.
Chương II: Thực trạng di dân và tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện
Tuyên Quang.
- 6 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Chương III: Định hƣớng và các giải pháp di dân, tái định cƣ vùng lòng
hồ thủy điện Tuyên Quang đến năm 2015.
Chƣơng I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN,
TÁI ĐỊNH CƢ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG HỒ THỦY ĐIỆN

1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề di dân
1.1.1. Khái niệmdi dân
Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con ngƣời trong
một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú tạm
thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cƣ.
Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cƣ từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cƣ trú mới trong một khoảng
thời gian nhất định. Định nghĩa này đƣợc Liên Hợp Quốc sử dụng nhằm

khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua
một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cƣ trú.
Sự vận động và phát triển của xã hội loài ngƣời luôn gắn liền với các
cuộc di chuyển dân cƣ. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, do sự phân bố
dân cƣ không đồng đều nên Chính phủ mỗi nƣớc đều có những biện pháp khác
nhau để phân bố lại dân cƣ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có. Tại
Việt Nam, trong suốt 4.000 năm lịch sử, trải qua các triều đại khác nhau, đặc
biệt là triều đại nhà Nguyễn, đã tổ chức nhiều cuộc di dân về phía Nam để phát
triển kinh tế, xã hội và củng cố Nhà nƣớc của mình. Từ sau khi giành đƣợc
chính quyền năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chú ý
đặc biệt đến vấn đề phân bố lại lao động và dân cƣ để phát triển kinh tế - xã
hội. Do vậy trong bốn thập kỷ qua, di dân đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế -
xã hội quan trọng với quy mô và thành phần ngày càng phức tạp.
1.1.2. Một số loại hình di dân
Tại Việt Nam, di dân giữa các vùng hay nội vùng/ nội tỉnh từ năm 1960
đến nay có các hình thức nhƣ sau :
a. Di dân có tổ chức
- 7 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Là hình thái di chuyển dân cƣ theo kế hoạch và các chƣơng trình, dự án
do nhà nƣớc, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện với sự
tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
b. Di dân tự do
Là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản thân ngƣời di chuyển
hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch
và sự hỗ trợ của nhà nƣớc và các cấp chính quyền.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức di dân có
tổ chức và là di dân nội vùng, cụ thể là di dân để thực hiện dự án xây dựng nhà
máy thủy điện, phục vụ mục tiêu quốc gia về an ninh năng lƣợng. Di dân có tổ

chức gắn liền với quá trình tái định cƣ không tự nguyện (hay TĐC bắt buộc).
1.1.3. Định nghĩa điểm tái định cư, khu tái định cư và vùng tái định cư.
+ Điểm TĐC là điểm dân cƣ đƣợc xây dựng theo quy hoạch bao gồm:
đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình
công cộng để bố trí dân TĐC.
+ Khu TĐC là địa bàn đƣợc quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ
thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu TĐC có
ít nhất một điểm TĐC.
+ Vùng TĐC là địa bàn các huyện, thị xã đƣợc quy hoạch để tiếp nhận
dân TĐC. Trong vùng TĐC có ít nhất một khu TĐC.
1.1.4. Các hình thức di dân, tái định cư.
+ TĐC tập trung: Là hình thức di chuyển các hộ TĐC đến nơi ở mới tạo
thành một điểm dân cƣ mới.
Những hộ TĐC theo hình thức tập trung sẽ đƣợc cấp nhà, đất ở, đất canh
tác cũng nhƣ đƣợc cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đầu ổn
định cuộc sống. Điểm TĐC tập trung đƣợc nhà nƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng,
mạng lƣới giao thông, các công trình công cộng nhằm đảm bảo điệu kiện tốt
nhất cho ngƣời dân TĐC.
Ƣu điểm cơ bản của phƣơng thức này là chủ động trong việc sắp xếp,
quy hoạch, thiết kế các điểm dân cƣ phù hợp với nguyện vọng ngƣời dân, có
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Tuy nhiên một khó khăn lớn khi
- 8 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

thực hiện phƣơng thức di dân tập trung này là việc định hƣớng sản xuất cho
ngƣời dân tại nơi ở mới.
+ TĐC xen ghép: Là hình thức mà các hộ TĐC đƣợc quy hoạch di
chuyển đến ở xen ghép với hộ dân sở tại tại một điểm dân cƣ đã có trƣớc.
Cái lợi lớn nhất của phƣơng thức di dân này là giữ đƣợc tính cộng đồng
nhƣng đòi hỏi phải có sự thông cảm chia sẻ quyền lợi.

Hộ TĐC tự nguyện di chuyển: Đây là những hộ gia đình di chuyển
không theo quy hoạch TĐC mà tự thu xếp đến nơi ở mới.
+ Di vén: tức là hình thức di chuyển lên cốt địa hình cao hơn mực nƣớc
hồ nhƣng vẫn bám lấy vùng lòng hồ.
Điểm mạnh của di vén là ngƣời dân không phải chuyển đi xa, đồng thời
có thể tận dụng vùng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp bằng các tập đoàn
cây ngắn ngày. Ngoài ra, ngƣời dân vùng di vén có thể chuyển sang làm các
nghề nhƣ: đánh bắt, nuôi thủy sản; làm dịch vụ trên hồ (du lịch, giao thông,
phân phối hàng hóa ). Đặc biệt, còn góp phần quản lý, đảm bảo giữ gìn trật
tự, an ninh xã hội v.v Hạn chế lớn nhất của hình thức di vén là thiếu mặt
bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, đi lại khó khăn, giao lƣu hạn chế vv.

1.2. Nội dung công tác di dân, tái định cƣ.
Trong việc xây dựng hồ thủy điện, công tác đƣợc quan tâm đầu tiên và
quan trọng nhất là công tác di dân và tái định cƣ cho ngƣời dân. Để thực hiện
đƣợc công tác này thành công, Ban chỉ đao, đầu tƣ phải xây dựng và thực
hiện kế hoạch theo sơ đồ nhƣ sau:

Sơ đồ 1.1: Nội dung công tác di dân, tái định cƣ

- 9 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



1.2.1. Công tác đầu tư xây dựng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nơi có
hộ tái định cư
1.2.2.1. San nền
Công tác san nền để xây dựng nhà ở đƣợc thực hiện theo quy hoạch
nhà ở điểm tái định cƣ.

1.2.2.2. Thủy lợi và giao thông, điện, nƣớc
+ Thủy lợi: Căn cứ vào tình hình cụ thể tại khu tái định cƣ mà quyết
định xây mới hoặc nâng cấp các công trình thủy lợi theo quy hoạch nhằm khai
thác hiệu quả tối đa đất sản xuất nông nghiệp. Khi thiết kế quy mô công trình
phải xem xét đến việc điều tiết nƣớc cho sản xuất của dân sở tại.
- Đối với vùng có khả năng về nguồn nƣớc đƣợc nghiên cứu xây dựng
hoặc nâng cấp hệ thống thủy lợi nhƣ hồ, đập, kênh mƣơng, trạm bơm Hệ
thống kênh mƣơng (nếu có) phải xây dựng theo hƣớng cứng hóa, bảo đảm
bền vững, ít chiếm đất và giảm tổn thất nƣớc.
- Đối với vùng không có điều kiện xây dựng hệ thống thủy lợi để khai
thác nguồn nƣớc mặt thì cần nghiên cứu đầu tƣ xây dựng hệ thống khai thác
nƣớc ngầm và dự trữ nƣớc mƣa.
Giải phóng
mặt bằng
Di dân, tái định cƣ
Xây dựng
cơ sở vật
chất, cơ sở
hạ tầng
Bồi thƣờng
thiệt hại
Hỗ trợ
đời sống
nhân dân
Ổn định đời sống nhân
dân
- 10 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Giao thông nội đồng:

Hệ thống đƣờng giao thông nội đồng đƣợc quy hoạch và xây dựng phù
hợp với quy hoạch sản xuất chung của vùng.
+ Giao thông khu dân cư:
Điểm tái định cƣ đƣợc xây dựng đƣờng nội bộ và đƣờng nối từ điểm tái
định cƣ với đƣờng vào trung tâm xã. Hệ thống đƣờng giao thông khu tái định
cƣ đƣợc xây dựng phù hợp với quy hoạch giao thông chung của địa phƣơng,
cụ thể nhƣ sau:
- Đƣờng nội bộ trong điểm tái định cƣ đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn
đƣờng loại B giao thông nông thôn.
- Đƣờng nối các điểm tái định cƣ, khu tái định cƣ với đƣờng vào trung
tâm xã, đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn loại A giao thông nông thôn có mặt đá
gia cố chất kết dính láng nhựa.
- Đƣờng nối điểm tái định cƣ, khu tái định cƣ với đƣờng vào trung tâm
xã đồng thời là đƣờng nối các xã đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN-4054
với cấp kỹ thuật 20, mặt đá dăm láng nhựa.
- Đối với những vùng ven hồ có đƣờng giao thông chính là đƣờng thủy
thì đƣợc xem xét xây dựng bến đò.
+ Cấp, thoát nước sinh hoạt:
Nếu khu tái định cƣ không có điểm cấp nƣớc chung bằng đƣờng ống thì
cứ 4-5 hộ đƣợc đầu tƣ một giếng khoan kèm theo một máy bơm tay cùng hệ
thống bể lắng, bể lọc. Nếu việc sử dụng giếng đào đạt tiêu chuẩn về chất
lƣợng thì đầu tƣ mỗi hộ một giếng đào.
Mỗi hộ đƣợc xây dựng một bể trữ nƣớc ăn có dung tích từ 2m
3
-5m
3
tuỳ
theo nhân khẩu trong hộ và yêu cầu dự trữ nƣớc ăn, sân bể, rãnh thoát nƣớc.
+ Cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất:
- Về điện sinh hoạt: đầu tƣ xây dựng đƣờng dây và trạm biến áp, điện

sinh hoạt cấp đến đầu nhà từng hộ tái định cƣ.
- 11 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Đối với công trình công cộng: Phụ tải đầu vào đƣợc tính toán trên cơ sở
nhu cầu sử dụng điện cụ thể của công trình.
Đối với những điểm chƣa có điện lƣới quốc gia thì sẽ đƣợc đầu tƣ xây
dựng hệ thống cấp điện cho từng hộ dân TĐC theo tiêu chuẩn nhƣ trên.
- Về điện sản xuất: đƣợc tính toán trên cơ sở nhu cầu sử dụng điện cho
từng hộ TĐC.
+ Thoát nước và môi trường:
- Hệ thống thoát nƣớc cho điểm tái định cƣ đƣợc tính chung cho việc
thoát nƣớc mƣa và nƣớc sinh hoạt bằng hệ thống rãnh hở, bố trí dọc đƣờng
giao thông. Riêng rãnh thoát nƣớc trong phạm vi khu dân cƣ là rãnh xây, hở.
- Các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi phải cách ly khu nhà ở,
nguồn nƣớc theo quy định.
+ Khu nghĩa địa, nghĩa trang:
Tại khu tái định cƣ đƣợc xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa địa, nghĩa
trang hiện có phù hợp với quy hoạch của địa phƣơng.
1.2.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cƣ tập
trung tại đô thị
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng khu tái định cƣ tập
trung đô thị thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị thực hiện theo quy hoạch
xây dựng đô thị và quy hoạch khu tái định cƣ đô thị cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.2. Bồi thường thiệt hại
1.2.1.1. Thiệt hại về đất đai.
Có hai phƣơng thức bồi thƣờngthiệt hại về đất cho các hộ dân phải di
dời:
- Giao đất tại điểm TĐC, khu TĐC tập trung hoặc xen ghép.
- Cấp tiền cho các hộ TĐC tự nguyện di chuyển để thực hiện chuyển

nhƣợng quyền sử dụng đất tại nơi đến.
a. Hộ di chuyển đến điểm tái định cư tập trung
Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở nông thôn: đƣợc bồi thƣờng
thiệt hại về đất bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có
- 12 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng theo quy hoạch điểm TĐC
đƣợc duyệt và theo quỹ đất của điểm TĐC.
Đối với hộ TĐC chuyển đến điểm TĐC ở đô thị: đƣợc bồi thƣờng thiệt hại
về đất bằng việc giao đất ở và đất chuyên dụng the quỹ đất của điểm TĐC. Trong
trƣờng hợp điểm TĐC theo quy hoạch đƣợc duyệt có xây nhà chung cƣ thì các hộ
TĐC đƣợc bồi thƣờng bằng việc bố trí diện tích nhà ở chung cƣ tại điểm TĐC đó.
b. Hộ di chuyển đến điểm tái định cư xen ghép.
Đối với hộ đến điểm TĐC xen ghép đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất
bằng việc giao đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nƣớc nuôi
trồng thuỷ sản và đất chuyên dụng khác phù hợp với quỹ đất của điểm tái
định cƣ xen ghép nhƣng tối thiểu đảm bảo diện tích đất cho mỗi hộ TĐC
tƣơng đƣơng với mức trung bình của hộ sở tại.
c. Hộ tái định cư tự nguyện di chuyển
Hộ TĐC tự nguyện di chuyển sẽ đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về đất bằng
tiền theo giá trị của đất mà hộ đã bị thu hồi.
1.2.1.2. Bồi thƣờng thiệt hại tài sản.
Việc bồi thƣờng thiệt hại về nhà ở, công trình phụ đối với hộ đến điểm
TĐC tập trung và xen ghép các theo hình thức:
- Chủ đầu tƣ xây dựng và cấp cho hộ TĐC.
- Cấp tiền cho hộ TĐC tự tổ chức xây dựng.
- Chủ đầu tƣ cùng hộ TĐC xây dựng.
1.2.1.3. Bồi thƣờng thiệt hại về cây trồng, vật nuôi.
- Bồi thƣờng kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản vƣờn cây.

- Bồi thƣờng thu nhập từ vƣờn cây tính bằng thu nhập trung bình một
năm của vƣờn cây nhân với số năm xây dựng cơ bản vƣờn cây.
Sau khi nhận bồi thƣờng hộ tiếp tục đƣợc thu hoạch sản phẩm cho đến
khi dự án chính thức thu hồi đất để sử dụngquy định.
- 13 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2.3. Công tác hỗ trợ ổn định đời sống kinh tế xã hội cho các hộ TĐC.
1.2.3.1. Hỗ trợ lƣơng thực
Mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ TĐC đƣợc hỗ trợ lƣơng thực bằng tiền
có giá trị tƣơng đƣơng 30kg gạo/ngƣời/tháng trong 02 năm. Giá gạo tính theo
giá gạo tẻ trung bình tại địa phƣơng ở thời điểm hỗ trợ.
- Hộ không phải di chuyển: hộ không bị thu hồi đất ở nhƣng bị thu hồi đất
sản xuất nếu đƣợc giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi nhân
khẩu hợp pháp của hộ đƣợc hỗ trợ lƣơng thực bằng tiền. Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để quy định cụ thể về mức và thời gian hỗ trợ.
1.2.3.2. Hỗ trợ y tế
Hộ tái định cƣ đƣợc hỗ trợ về y tế để phòng, chống dịch bệnh tại nơi mới.
1.2.3.3. Hỗ trợ giáo dục
Học sinh phổ thông các cấp thuộc hộ tái định cƣ đƣợc cấp 1 bộ sách
giáo khoa theo giá quy định của nhà nƣớc và miễn tiền học trong năm học đầu
tiên ở nơi mới; miễn tiền đóng góp xây dựng trƣờng trong 03 năm học liên tục
tính từ khi bắt đầu học tập tại nơi ở mới.
1.2.3.4. Hỗ trợ tiền sử dụng điện
Hộ tái định cƣ đƣợc hỗ trợ tiền sử dụng điện hoặc dầu thắp sáng (với
nơi chƣa có điện) trong 1 năm đầu kể từ ngày chuyển đến nơi ở mới.
1.2.3.5. Hỗ trợ chất đốt.
Đối với khu tái định cƣ có khó khăn về chất đốt, đƣợc hỗ trợ về chất
đốt trong 1năm đầu.
1.3. Kinh nghiệm về di dân, tái định cƣ một số nƣớc châu Á và Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm di dân, TĐC một số nước châu Á
Thực tiễn thực hiện chính sách đền bù và tái định cƣ đối với ngƣời dân
bị ảnh hƣởng của các dự án phát triển, nhất là dự án thủy điện ở một số nƣớc
Châu Á rất đa dạng. Yêu cầu cơ bản cần thực hiện trong chính sách này là
- 14 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

nhận thức đúng tầm quan trọng của chính sách, trách nhiệm của Nhà nƣớc,
chủ dự án và các cấp chính quyền trong việc thực hiện tái định cƣ. Những
điều đó nhằm đảm bảo những lợi ích của những ngƣời dân bị di chuyển và cả
ngƣời dân bản địa của các vùng đƣợc chuyển đến trong việc đảm bảo những
điều kiện môi trƣờng sống, sản xuất và ổn định cuộc sống.
Mọi nỗ lực để giảm thiểu bất lợi, có kế hoạch và phƣơng án hợp lý cho
tái định cƣ, xây dựng các chính sách hỗ trợ đồng bộ, phát triển kinh tế xã hội,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm cải thiện cách kiếm sống cho toàn bộ những
ngƣời bị ảnh hƣởng để từng bƣớc ổn định cuộc sống,… hiện tại đang là mối
quan tâm, trách nhiệm của Nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng nƣớc
ta. Do đó, việc tìm hiểu những kinh nghiệm tái định cƣ, đặc biệt là tái định cƣ
các công trình thủy điện ở một số nƣớc Châu Á có điều kiện tƣơng đồng với
Việt Nam là rất cần thiết để rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần tổ chức và
thực hiện công tác tái định cƣ các công trình thủy điện ở nƣớc ta đƣợc tốt hơn.
- Trung Quốc là nƣớc có số ngƣời bị di chuyển là khá lớn. Từ năm
1980 nƣớc này đãđƣa ra nhiều luật và quy định ở các cấp khác nhau về gần
nhƣ mọi khía cạnh của công tác tái định cƣ. Luật Quản lýđất đai của Trung
Quốc năm 1986 và các điều sửa đổi, bổ sung năm 1988 đã làm rõ quyền vềđất
vàđảm bảo quyền sử dụng đất thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Cá nhân không thể
mua hay bán quyền sở hữu đất. Luật này hƣớng dẫn các tỉnh, thành phố, quận,
huyện và thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện chiếm dụng đất và tái định cƣ,
chính thức hóa các thủ tục, tham khảo ý kiến và giải quyết khiếu nại của
những ngƣời bịảnh hƣởng.

Trong quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã xây dựng rất nhiều công
trình thủy lợi, thủy điện lớn, trong đó phải kể đến việc xây dựng đập chắn nƣớc
Tam Hiệp. Bên cạnh lợi ích mà công trình tạo ra nhƣ tăng công suất điện, kiểm
soát lũ…, việc xây dựng công trình này cũng có những tác động kinh tế, xã hội
trực tiếp và gián tiếp mà điển hình là việc di dời dân bởi xây dựng đập và hồ
chứa lớn cần rất nhiều đất. Việc di dân có liên quan chặt chẽ tới vấn đề TĐC.
- 15 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Từ năm 1950-1990, theo ngân hàng Thế giới, Trung Quốc có tới 10,2
triệu ngƣời phải di dời, trong đó riêng dự án đập Tam Hiệp phải di dời tới 1,3
triệu ngƣời. Dự án này kéo dài 13 năm với hơn 3.000 công nhân tham gia. Đây
là công trình bao gồm 3 đập chắn nƣớc lớn bắc qua sông Hoàng Hà, đó là đập
Xiaolangdi, đập Shuikou và đập Yantan. Trong đó đập Xiaolangdi đƣợc xem là
đập có số lƣợng ngƣời TĐC lớn nhất và thành công nhất lên tới 180.000 ngƣời.
Số lƣợng ngƣời TĐC của đập Xiaolangdi đƣợc giải quyết trong giai đoạn 1992
- 2012, phần lớn nguồn kinh phí này sẽ đƣợc WB tài trợ. Mục đích là giải quyết
thu nhập và đảm bảo mức sống tối thiểu cho ngƣời dân tái định cƣ thông qua
việc xây dựng mới khoảng 10 thị trấn và 276 làng tái định cƣ. Để tạo công ăn
việc làm cho ngƣời TĐC khi chuyển từ nghề nông sang làm tại các vùng công
nghiệp, Chính phủ đã khuyến khích phát triển ngành nghề kinh doanh địa
phƣơng. Các ngành nghề này sẽ đƣợc miễn thuế trong vòng 3 - 5 năm. Các
doanh nghiệp công nghiệp tại các vùng TĐC đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi.
Đến nay, theo báo cáo của WB, trong số 2.000 ngƣời đầu tiên đƣợc di dời
thành công thì có tới 60% đã có mức thu nhập cao hơn. Tại các vùng TĐC đã
hoàn thành có 766 ngƣời đã đƣợc làm việc trong các nhà máy.
Có thể nói, chƣơng trình TĐC Đập Tam Hiệp đƣợc xem là chƣơng trình
TĐC lớn nhất từ trƣớc đến nay ở Trung Quốc và cũng tốn kém nhất. Trong đó
ngoài nguồn vốn ngân sách, nguồn tài trợ WB, còn bao gồm vốn vay ngân hàng,
vốn huy động từ các doanh nghiệp địa phƣơng và các nguồn khác. Những giải

pháp đƣa ra trong quá trình tổ chức thực hiện TĐC đƣợc dựa trên đặc điểm sau:
Những khó khăn của vùng TĐC sẽ tăng lên do một tỷ lệ lớn ngƣời chuyển cƣ đa
số là dân làm nông nghiệp; Do phần lớn ngƣời chuyển đến vẫn tiếp tục làm nông
nghiệp, vì vậy cần chú trọng đa dạng hóa nông nghiệp phù hợp với nguyện vọng
của dân; Dân cƣ vùng tiếp đón thông thƣờng không hợp tác với các kế hoạch
TĐC nên phải có các giải pháp tìm kiếm sự hợp tác của dân vùng tiếp đón.
Một kinh nghiệm của Tam Hiệp là thông thƣờng các nhà lập kế hoạch
TĐC đánh giá thấp các chi phí cho TĐC, thƣờng bỏ qua các dự tính cho phát
- 16 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

triển, vì thế rất cần phải lập các Quỹ phát triển, những quỹ này cần thiết cho
mục tiêu phát triển trƣớc khi các hộ dân TĐC có thể có lãi ròng từ sản xuất. Để
chƣơng trình TĐCthành công, cần có quy hoạch tổng thể về giải phóng mặt
bằng, xây dựng các thị trấn, các làng TĐC (trong đó bao gồm cả quy hoạch
phát triển ngành nghề) trƣớc khi tiến hành TĐC. Tránh tình trạng các khu TĐC
xây xong, nhƣng dân TĐC không thể ổn định cuộc sống do thiếu các công trình
hạ tầng cơ sở nhƣ điện, nƣớc…, thiếu đất sản xuất… Để tạo cuộc sống ổn định
cho ngƣời dân trong diện TĐC, điều quan trọng là tạo việc làm cho họ tại nơi
TĐC. Bên cạnh việc cấp tiền bồi thƣờng cho ngƣời dân, Trung Quốc đặc biệt
chú trọng tới việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời TĐC thông qua việc quy
hoạch lại các ngành nghề, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thuộc các
vùng tiếp nhận dân TĐC, gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công
nghiệp, tạo điều kiện cho ngƣời dân TĐC mà phần lớn là nông dân có thể tìm
đƣợc việc làm phù hợp. Một kinh nghiệm rất đáng tham khảo đó là sự phối hợp
giữa hỗ trợ của chính quyền sở tại với đóng góp kinh phí của chính những
ngƣời dân TĐC.
- Tại Indonexia, theo quy định số 1/1994 của Bộ trƣởng Các vấn đề
ruộng đất và cơ quan Đất quốc gia hƣớng dẫn thực thi Nghị định 55/1993 về
Chiếm dụng đất vì sự phát triển lợi ích công cộng. Thống đốc mỗi tỉnh sẽ thành

lập một Ban Chiếm dụng đất theo từng cấp (I hoặc II). Ban này có quyền kiểm
kê đất đai và các tài sản khác trên đất bị chiếm dụng, kiểm tra tình trạng pháp
lý của đất, thông báo và thƣơng lƣợng với những ngƣời bị ảnh hƣởng và cơ
quan sử dụng đất, ƣớc tính đền bù, ghi lại và chứng kiến việc trả đền bù.
- Tại Philipin, Hiến pháp năm 1997 định ra chính sách cơ bản vềđất đai
vàđòi hỏi đền bù công bằng cho đất tƣ nhân bị Nhà nƣớc xung công. Lệnh
Hành pháp 1035 (1985) của Chính phủ, hƣớng dẫn việc thu hồi tài sản tƣ
nhân vì mục đích phát triển, theo đó Chính phủ có thể sử dụng biện pháp mua
theo thỏa thuận hoặc trƣng dụng. Việc đền bù hoa màu bị thiệt hại của ngƣời
- 17 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

thuêđất, các cộng đồng văn hóa và ngƣời dân phải chuyển cƣ do Bộ Cải cách
ruộng đất và các cơ quan chiếm dụng đất tiến hành.
- Đối với Thái Lan và Malaixia, cả hai nƣớc này đều không có luật tái
định cƣ, nhƣng việc tổ chức, thực hiện công tác di dân, tái định cƣ trong
ngành điện của cả hai nƣớc tỏ ra rất hiệu quả. Trong dựán thủy điện Batang
Ai ở Malaixia, các chính sách và kế hoạch di chuyển ngƣời bản địa đƣợc
nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng. Cơ quan sản xuất điện ở Thái Lan, khu vực
Nhà nƣớc, đã liên tục cải tiến các hoạt động tái định cƣ ngay từ khi thành lập
(năm 1968), chính sách tái định cƣ cho mỗi dựán đều dựa trên các bài học từ
những dựán trƣớc. Chiến lƣợc tái định cƣ của nhà cầm quyền dựa trên cơ sở
thƣơng lƣợng trực tiếp với các cộng đồng bịảnh hƣởng vàđền bù trọn gói.
Tóm lại, các nguyên tắc chung cần phải tuân thủ khi tổ chức, thực hiện
công tác tái định cƣ nói chung và tái định cƣ các công trình thủy điện nói
riêng đƣợc các nƣớc áp dụng là:
- Đền bùđất đai và tài sản bị mất theo giá trị thay thế. Đền bù các công
trình kiến trúc bao gồm cả chi phí tháo dỡ, vật liệu hƣ hỏng, vận chuyển đến
nơi mới, lắp đặt theo phong tục tập quán văn hóa dân tộc.
- Coi trọng đặc biệt việc giải quyết đất sản xuất cho hộ tái định cƣ trong

nông nghiệp. Việc chuyển đổi nghề nghiệp chỉ thực hiện khi không thể tìm đƣợc
đất canh tác. Các tổ chức Tài chính nhƣ WB, ADB cũng khuyến khích chủ trƣơng
“đất đổi đất” trong các dự án cho vay cũng nhƣ các dự án phát triển nói chung.
- Các chƣơng trình di dân, tái định cƣ phải chú trọng việc đầu tƣ khai
hoang, chuyển nhƣợng hoặc trƣng thu đất, đầu tƣ các công trình thủy lợi, thâm
canh đa dạng hóa sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp là
giải pháp căn bản để phục hồi thu nhập cho hộ gia đình sau tái định cƣ.
Nhận thức việc phục hồi thu nhập cho hộ tái định cƣ là quá trình trong
nhiều năm, Chính phủ Trung Quốc đã lập ra quỹ phục hồi thu nhập sau tái
định cƣđể hỗ trợ cho ngƣời dân 10 năm, thậm chí 20 năm cho hộ gia đình sau
- 18 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

tái định cƣ. Nguồn vốn hỗ trợ cho tái định cƣđƣợc trích từ thuế tài nguyên của
các công trình thủy điện.
1.3.2. Kinh nghiệm di dân, TĐC Việt Nam
Một kinh nghiệm đáng lƣu tâm là từ thực tiễn và kết quả công tác tái
định cƣ dựán thủy điện Hòa Bình.
Công tác di chuyển và tái định cƣ ngƣời dân vùng lòng hồ sông Đà
Hòa Bình là một công việc rất quan trọng trong tiến trình xây dựng nhà
máy thủy điện, lại đƣợc tiến hành trong những năm đất nƣớc gặp nhiều khó
khăn về kinh tế và ở một tỉnh miền núi có nền kinh tế chậm phát triển, cơ
sở hạ tầng chƣa phát triển, đời sống nhân dân đa số rất khó khăn. Đây là
lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình phải tổ chức di chuyển dân với số lƣợng lớn nên
chƣa có kinh nghiệm và gặp nhiều lúng túng. Địa bàn di chuyển và tái định
cƣ các hộ dân diễn ra trong phạm vi 25 xã, phƣờng ven hồ và sát ven hồ
cùng 18 điểm đón nhân dân di chuyển ra ngoài vùng. Phƣơng thức di dân,
tái định cƣ đƣợc áp dụng là: chuyển đến xen ghép với các điểm dân cƣ cũ;
tổ chức hình thành những điểm dân cƣ mới theo quy hoạch trong nội bộ
tỉnh; di vén dân tại chỗ lên khu vực cao hơn (hình thức này chiếm gần 50%

số hộ phải di chuyển).
Sau khi di chuyển và tái định cƣ thực trạng đời sống của đồng bào đa
số còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn hộ dân đƣợc di vén tại chỗ sống co cụm
tạo ra nhiều chòm xóm rải rác dọc 2 bên ven hồ (khoảng 140 điểm), nhiều
điểm mật độ dân quáđông, thiếu đất bằng đểở, không cóđất sản xuất, địa hình
chia cắt, độ dốc lớn đã làm hàng ngàn hộ dân lâm vào cảnh cực kỳ khó khăn,
thu nhập đầu ngƣời năm 1990 - 1991 bình quân 70 kg lƣơng thực/ngƣời, nạn
đói diễn ra triền miên trên diện rộng, vấn đề nƣớc sinh hoạt, phƣơng hƣớng
sản xuất cho dân ven hồđặt ra hết sức nóng bỏng, do đói nghèo nên nạn phá
rừng làm nƣơng rẫy rất gay gắt và ngày càng phức tạp trực tiếp đe dọa an toàn
của hồ thủy điện.
- 19 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Trƣớc tình hình đó, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức điều tra cơ bản hiện
trạng dân sinh vùng chuyển dân sông Đà và từ đó xác định nhiệm vụ cấp
bách là giải quyết những vấn đề tồn đọng sau khi chuyển dân, tiếp tục hình
thành và củng cố các điểm dân cƣ. Sau khi đã di chuyển, tập trung xây dựng
cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân
dân nhất là các xã ven hồ.
Tóm lại, từ thực tiễn di dân, tái định cƣ công trình thủy điện Hòa Bình
cho thấy di dân và quy hoạch phát triển, tổ chức lại sản xuất phải tiến hành
đồng bộ, bảo đảm chính sách thỏa đáng, kịp thời trong đền bù, di dân và tái
tạo sản xuất thì ngƣời dân tái định cƣ mới sớm ổn định cuộc sống và phát
triển tốt hơn nơi ở cũ.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ thực tế chỉ đạo và tổ chức thực hiện chƣơng trình bố trí dân cƣ, Việt
Nam rút ra những bài học kinh nghiệm:
- Coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt nhận thức vị trí, vai trò của
công tác bố trí dân cƣ đối với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo,

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến mọi cấp chính quyền, mọi ngƣời dân
nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện chƣơng trình.
- Xây dựng chiến lƣợc dài hạn về bố trí dân cƣ, nâng cao chất lƣợng quy
hoạch và chất lƣợng lập dự án đầu tƣ của từng vùng, từng tỉnh; đồng thời có sự
tham gia của ngƣời dân từ khi lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Có biện pháp huy động lồng ghép nguồn vốn của các chƣơng trình
dự án và các nguồn vốn hợp pháp trên địa bàn để hỗ trợ đầu tƣ các hộ gia đình
về chỗ ở, dất đai, di chuyển, xây dựng kết cấu hạ tầng khu TĐC. Thực hiện
đầu tƣ tập trung đồng bộ, hoàn thành dứt điểm từng dự án. Đồng thời chú
trọng hỗ trợ công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật giúp
các hộ phát triển sản xuất, sớm ổn định đời sống ở khu TĐC.
- 20 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền trong chỉ
đạo, hƣớng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phân bổ đầu tƣ, giải phóng
mặt bằng, giải quyết chính sách đất đai đảm bảo tiến độ đầu tƣ xây dựng khu
TĐC để tổ chức di dân đến theo quy hoạch và kế hoạch.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra việc thực hiện các dự án, kịp thời phát
hiện, điều chỉnh những bất hợp lí và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền tháo
gỡ những khó khăn vƣớng mắc về cơ chế, chính sách thực hiện chƣơng trình.

1.4. Bài học kinh nghiệm cho di dân và tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện
Tuyên Quang.
Lợi ích của các công trình thủy điện là rất lớn, nhƣng cái giá phải trả
cũng không nhỏ, một phần do chƣa nhận thức đầy đủ "mặt trái" của công
trình. Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó, di dân tái định cƣ đã trở
thành một "vấn đề bức xúc", thậm chí có công trình để lại hậu quả khá nặng
nề vì tính chất phức tạp, nhạy cảm của vấn đề.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực có thể xảy ra

trong quá trình thực hiện di dân tái định cƣ, khi xây dựng thủy điện Tuyên
Quang cần quan tâm làm tốt những vấn đề sau đây:
Từ trƣớc đến nay, di dân tái định cƣ đƣợc thực hiện trong phạm vi của
dự án xây dựng công trình thủy điện. Chính vì vậy, nhiều vấn đề hết sức quan
trọng nhƣng đã không đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: Tìm hiểu nguyện vọng
của ngƣời dân trong việc lựa chọn nơi đến, xác định giá trị tài sản đƣợc đền bù,
nhu cầu về xây dựng hạ tầng cơ sở (điện, đƣờng, trƣờng, trạm), đặc biệt là định
hƣớng phát triển sản xuất cho ngƣời dân tại vùng mà họ sẽ đến lập nghiệp
Sự hình thành hồ chứa đã buộc một bộ phận dân cƣ phải rời bỏ quê
hƣơng, làng bản, mồ mả tổ tiên đến nơi mới gần nhƣ hoàn toàn xa lạ. Sự phân
chia dòng họ, sắc tộc, là điều khó tránh khỏi. Không loại trừ khả năng phải thay
đổi phƣơng thức sản xuất, tập tục truyền thống, đời sống tâm linh đã đƣợc hình
thành, phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ. Hoàn toàn đúng khi cho rằng,
những ngƣời dân ở vùng lòng hồ phải làm lại cuộc đời sau khi di chuyển. Nhân
dân ta có câu: "Ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy". Rõ ràng, những điều
- 21 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

vừa nêu chƣa phải là tất cả những gì đang chờ đợi ngƣời dân vùng lòng hồ,
nhƣng cũng cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Đại bộ phận ngƣời dân vùng
lòng hồ thủy điện Tuyên Quang là đồng bào các dân tộc, có mức sống còn
tƣơng đối thấp so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Khó khăn đến với họ sẽ
càng lớn hơn. Vì vậy, muốn đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi
trƣờng vùng Đông Bắc, một địa bàn trọng yếu của cả nƣớc về kinh tế, đặc biệt
về an ninh quốc phòng thì cần phải đảm bảo mức sống cho ngƣời dân ít nhất là
bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Đƣơng nhiên không để ngƣời dân tự bƣơn trải. Càng
không thể bỏ qua những nghiên cứu về đặc thù, bản sắc truyền thống văn hóa
vật chất, phi vật chất của nhân dân các dân tộc địa phƣơng. Việc thiếu kiến
thức và tri thức về những tác động kinh tế - sinh thái nhân văn vùng hồ cũng sẽ
là trở ngại cho sự phát triển kinh tế vùng tái định cƣ ven hồ theo phƣơng thức

di vén, một giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái nếu biết sử dụng hợp lý.
Từ những điều đã trình bày cho thấy, hơn bao giờ hết cần phải có dự án
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dự kiến di dân tái định cƣ
gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phƣơng dựa trên cơ sở nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập tục, truyền thống dân tộc từ đó
vạch ra phƣơng hƣớng sản xuất trƣớc mắt và lâu dài.
Đông Bắc là vùng đất rộng, thƣa ngƣời, địa hình phức tạp, là địa bàn
chiến lƣợc trọng yếu. Mỗi điểm dân cƣ ở vùng Đông Bắc đều là một cứ điểm
phòng thủ trong trận tuyến quốc phòng toàn dân. Sẽ là hợp lý nếu việc di dân
tái định cƣ đƣợc thực hiện tại chỗ trong từng huyện, từng tỉnh hoặc giữa các
tỉnh trong vùng Đông Bắc. Đây chính là sự gắn kết giữa nhiệm vụ kinh tế và
quốc phòng trong chiến lƣợc chiến tranh nhân dân của Đảng.
Tính hợp lý trong việc kết hợp các phƣơng thức di dân.
Cho đến nay, việc di dân nhiều công trình thủy điện đều thực hiện theo
ba phƣơng thức: di vén, di xen ghép và di tập trung. Thực tế công tác di dân ở
nƣớc ta cho thấy, cả 3 phƣơng thức đều có những điểm mạnh và điểm yếu.
Việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các phƣơng thức di dân, một mặt tránh đƣợc
những chi phí không cần thiết, mặt khác còn tận dụng đƣợc những tiềm năng
to lớn do hồ thủy điện tạo nên.
- 22 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Một trong những vấn đề cần đƣợc cảnh báo là tác động của các khu tái định
cƣ đến môi trƣờng nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Bài học của thủy điện
Hòa Bình về hình thức di vén cho thấy, nếu không giải quyết tốt định hƣớng sản
xuất lâu dài, có hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu là nâng cao mức sống cho ngƣời
dân thì không phải ai khác mà chính họ sẽ là ngƣời góp phần làm bồi lắng lòng hồ
do đốt rừng làm nƣơng rẫy dẫn đến xói mòn đất, đƣợc mô tả bằng hình ảnh: cuốc
đất lấp hồ. Tất nhiên đây chƣa phải là tất cả những hậu quả cần quan tâm.
Ngƣợc lại, bài học của thủy điện Hòa Bình và ngay cả thủy điện Yaly

về định hƣớng phát triển sản xuất bền vững là hết sức quan trọng, có ý nghĩa
quyết định sự thành công hay không thành công của công tác này.
Theo phƣơng án bố trí nhƣ trên, tỉnh Tuyên Quang là địa bàn chịu ảnh
hƣởng lớn nhất từ công trình thủy điện Tuyên Quang. Số hộ dân phải di dời
lớn nhất, và thiệt hại về đất ngập cũng là lớn nhất.

Chƣơng II: THỰC TRẠNG DI DÂN VÀ TÁI ĐỊNH CƢ
VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG

2.1. Giới thiệu chung về Tuyên Quang và công trình thủy điện Tuyên
Quang.
2.1.1. Giới thiệu chung về Tuyên Quang
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tuyên Quang là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ,
có toạ độ địa lý 21030‟ - 22040‟ vĩ độ Bắc và 104053‟ - 105040‟ kinh độ
Đông: Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Phía Đông giáp tỉnh Bắc
Cạn và Thái Nguyên, Phía Đông Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phía Tây giáp tỉnh
Yên Bái, Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, phân theo địa giới hành chính gồm:
Thị xã Tuyên Quang 4.369 ha, huyện Na Hang 147.166 ha, huyện Chiêm Hoá
145.575 ha, huyện Hàm Yên 89.769 ha, huyện Yên Sơn 120.996 ha và huyện
Sơn Dƣơng 78.925 ha.
- 23 -
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

Tuyên Quang phần lớn là đồi núi và bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi
cao, thung lũng và sông suối. So với các tỉnh miền núi phía Bắc thì Tuyên
Quang có độ cao trung bình không lớn với 3 dạng địa hình đặc trƣng: phía
Bắc bao gồm toàn bộ huyện Na Hang, vùng cao của huyện Chiêm Hoá và một
phần phía Bắc của huyện Yên Sơn. Tỉnh Tuyên Quang nằm trong vùng khí

hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc á trung hoà, có
hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.
Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dày đặc với mật độ
900m/km2, hình thành lên 3 hệ thống chính: Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam
Trung Quốc ở độ cao trên 1000 m chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang;
Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang và xuống
Tuyên Quang.; Sông Phó Đáy bắt nguồn từ núi Tam Tạo (Bắc Thái) chảy qua
Yên Sơn xuống Sơn Dƣơng và hợp với sông Lô trên đất Vĩnh Phúc.

×