Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn e. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.04 KB, 101 trang )





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o


TRẦN TRUNG MỸ

Tên đề tài:
“PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA E.COLI TRONG
HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON DƢỚI 2 THÁNG TUỔI
TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Ngọc Thúy
(Bộ môn vi trùng - Viện Thú y quốc gia)


2. GS-TS. Nguyễn Quang Tuyên
(Viện Khoa học sự sống – ĐHTN)

THÁI NGUYÊN - 2010



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin đảm bảo rằng các thông tin, trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn


Trần Trung Mỹ

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo
khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Bộ môn Vi trùng - Viện Thú y Quốc gia đã dành nhiều thời gian và
công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tiến hành đề tài nghiên cứu
của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Đỗ Ngọc Thúy phó trưởng Bộ môn Vi
trùng - Viện Thú y Quốc gia, GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên - Viện Khoa
học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ và tận tình
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên chức Bộ môn Vi
trùng - Viện Thú y Quốc gia, cán bộ công nhân viên Chi cục Thú y tỉnh Thái
Nguyên, cán bộ công nhân viên Trạm Thú y huyện Định Hóa, Phú Lương và
Đồng Hỷ đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn này.


Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn


Trần Trung Mỹ





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số biểu hiện bệnh lý và nguyên nhân chủ yếu của hội chứng
tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi 4
1.1.1. Bệnh lý tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi 4
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi 7
1.2. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con 15
1.2.1. Vi khuẩn Escherichia coli (E .coli) 15
1.3. Biện pháp phòng trị tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi do vi khuẩn 26
1.3.1 Phòng bệnh 26
1.3.2. Điều trị bệnh 29
Chƣơng 2: NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2. Nguyên liệu 35

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 35
2.2.3. Mẫu bệnh phẩm 35
2.2.4. Môi trường, hóa chất, dụng cụ, động vật thí nghiệm 35
2.2.5. Thời gian nghiên cứu. 36
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học 36
2.3.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở
lợn từ sơ sinh đến dưới 2 tháng tuổi tại Thái Nguyên 46
3.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên 46



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
3.1.2. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ 49
3.1.3. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo ph-ơng thức
chăn nuôi 53
3.2. Biến động số lượng vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn E. coli trong phân
lợn con dưới 2 tháng tuổi 55
3.2.1. Biến động số lượng vi khuẩn hiếu khí 56
3.2.2. Biến động số lượng của vi khuẩn E. coli 57
3.3. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm 59
3.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân 59
3.3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu là phủ tạng 62
3.4. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn

E. coli phân lập 63
3.5. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập 65
3.6. Kết quả xác định các serotyp kháng nguyên O của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập 66
3.7. Kết quả xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập
trên chuột bạch 69
3.8. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn E. coli phân lập được 71
3.9. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con
dưới 2 tháng tuổi 74
3.10. Một số biện pháp phòng bệnh 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, từ viết tắt
Ý nghĩa
APEC
: Asia-Pacific Economic Cooperation
BHI

: Brain Heart Infusion
CS
: Cộng sự
ColV
: Colicin V
Cl. perfringens
: Clostridium perfringens
CFU
: Colony Forming Unit
DHL
: Deoxycholate Hydrogensulfide Lactose
DNA
: Deoxyribonucleic Acid
E. coli
: Escherichia coli
EDTA
: Ethylene Diamine Tetraacetic Acid
ETEC
: Enterotoxigenic Escherichia coli
FAO
: Food and Argriculture Oganization
KL
: Khuẩn lạc
LD50
: Lethal Dose 50
LT
: Heat Labile Toxin
MR
: Methyl Red
NCCLS

: National Committee of Clinical Laboratory : Standards
NXB
: Nhà xuất bản
OMPs
: Outer Memberance Proteins
PBW
: Buffered Pepton Water
PCR
: Polymera Chain Reaction
ST
: Heat Stable Toxin
Tr
: Trang
UV
: Ultraviolet
VP
: Voges Proskauer
VTEC
: Verotoxin Producing E. coli
WTO
: World Trade Organization




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh
theo NCCLS (1999) 45
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện 47
Bảng 3.2: Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 50
Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức
chăn nuôi 53
Bảng 3.4: Số lượng vi khuẩn hiếu khí ở lợn con dưới 2 tháng tuổi 56
Bảng 3.5: Biến động số lượng vi khuẩn E. coli trong phân lợn con dưới
2 tháng tuổi 57
Bảng 3.6: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trong phân lợn con dưới 2
tháng tuổi ở 2 trạng thái 59
Bảng 3.7: Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng lợn con dưới 2
tháng tuổi chết do tiêu chảy 62
Bảng 3.8: Đặc tính sinh hóa của một số chủng E. coli phân lập được 63
Bảng 3.9: Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang các yếu tố gây bệnh 65
Bảng 3.10: Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được từ lợn bệnh 67
Bảng 3.11: Kết quả xác định độc lực trên chuột bạch của một số
chủng E. coli phân lập 69
Bảng 3.12: Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn E. coli 72
Bảng 3.13: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy
lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi 76




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Quy trình phân lập vi khuẩn đường ruột (Bộ môn Vi trùng - Viện
Thú y Quốc gia) 39
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện . 49
Hình 3.2: Biểu đổ tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ 52
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức
chăn nuôi 54







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đã từ lâu chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm chủ yếu phục vụ đời
sống con người. Cùng với nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng cao,
chăn nuôi cũng đạt nhiều thành tựu nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Đặc biệt trong
thời kỳ hội nhập APEC, WTO… như hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta cũng
phải chuyển mình cho phù hợp với yêu cầu của thời đại, trong ngành chăn
nuôi, nghề chăn nuôi lợn chiếm vị trí rất quan trọng. Theo thống kê của FAO
(2006) tổng sản lượng thịt trên toàn thế giới là 232,1 triệu tấn, trong đó thịt
lợn là 103 triệu tấn (chiếm gần 44%); thịt bò là 52,9 triệu tấn (chiếm 22,79%)

, thịt gà là 48,6 triệu tấn (chiếm 20,93%). Ở nước ta, nghề chăn nuôi lợn đã có
từ lâu đời và ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên
hầu hết các lĩnh vực như chọn tạo giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi quy
trình vệ sinh và thú y… Do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi
lợn không ngừng được nâng cao, số lượng đầu lợn tăng ngày càng nhanh.
Theo số liệu của Cục thống kê năm 2007, tổng đàn lợn ở Việt Nam năm 2005
đạt 27,434 triệu con, năm 2006 đạt 26,85 triệu con, đã sớm đạt và vượt mục
tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt 25 triệu con.
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng và nạc hoá đàn lợn cũng như
chuyển sang hướng chăn nuôi tập trung, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
nhiều dự án, chương trình nhằm cải tạo đàn lợn, tăng dần tỉ lệ đàn nái ngoại
và nái lai trong cơ cấu đàn nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm có chất lượng cao
ở trong nước, cũng như hướng tới xuất khẩu.
Cùng với xu thế của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các dự án
nạc hoá đàn lợn, đưa nái ngoại vào chăn nuôi ở các nông hộ từ những năm 90




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
của thế kỷ XX. Đến nay, đã có rất nhiều cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại quy
mô từ 50 - 100 - 150 nái/trại. Đây thực sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi
lợn của tỉnh Thái Nguyên, góp phần cung cấp thực phẩm với tỷ lệ nạc cao cho
người tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh
cũng đang diễn biến hết sức phức tạp (dịch tai xanh, dịch lở mồm long
móng…) hàng năm làm chết nhiều đầu lợn. Một trong những bệnh gây thiệt
hại lớn về kinh tế, hay gặp và phổ biến ở lợn con dưới 2 tháng tuổi là bệnh

tiêu chảy. Bệnh được gọi là hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây
nên và nhiều yếu tố bất lợi khác tác động như sự thay đổi đột ngột của thời
tiết, khí hậu, kết hợp với những sai sót trong chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý
cùng với điều kiện môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, vệ sinh kém, tạo điều
kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi được nhiều tác giả
trong và ngoài nước nghiên cứu và đề cập tới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vi
khuẩn E. coli là một trong những vi khuẩn thường gây tiêu chảy cho lợn con
dưới 2 tháng tuổi. Việc nghiên cứu về vi khuẩn này giúp có được những hiểu
biết sâu hơn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng và điều trị bệnh bằng các phác
đồ thích hợp và hiệu quả, làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phân lập và xác định vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu
chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên và
biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập và xác định một số đặc tính gây bệnh của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được từ các lợn tiêu chảy của lợn con dưới 2 tháng tuổi tại
một số huyện của tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc tuyển chọn các chủng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
đủ điều kiện để phục vụ cho việc chế các chế phẩm phòng bệnh và đề xuất
biện pháp phòng trị.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với

thực tiễn sản xuất;
- Xác định được mối liên quan giữa các yếu tố ngoại cảnh và vai trò của
vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đóng góp thêm tư liệu cho nghiên cứu và
giảng dạy, cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi;
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác bào chế các chế phẩm sinh
học phòng bệnh và thuốc điều trị hội chứng tiêu chảy có hiệu quả.


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số biểu hiện bệnh lý và nguyên nhân chủ yếu của hội chứng tiêu
chảy ở lợn con dƣới 2 tháng tuổi
1.1.1. Bệnh lý tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi
Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước
và mất các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý
(Lê Minh Chí, 1995) [3]. Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây
chết nếu không được điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp
nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống
và bù nước trong điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt ra (Archie, 2000) [60].
1.1.1.1. Sự mất nước trong tiêu chảy ở gia súc
Ống tiêu hóa là nơi vận chuyển nước và điện giải rất mạnh. Lượng
nước tiết ra và tái hấp thu ở đây mỗi ngày rất lớn, không kể nước từ thức ăn
và nước uống. Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), cơ thể không
những không hấp thu được nước do ăn, uống mà còn mất thêm dịch tiết; trong
dịch ruột có nhiều muối kiềm, do đó khi mất nước sẽ kéo theo mất các chất
điện giải.
Cơ thể gia súc, gia cầm đòi hỏi sự cân bằng giữa xuất và nhập nước.
Hàng ngày cơ thể phải đào thải nhiệt và nhiều chất dưới dạng dung dịch. Vì
vậy, lượng nước xuất ra khỏi cơ thể tới vài lít trong một ngày đêm qua hơi
thở, mồ hôi, nước tiểu và phân. Bởi vậy, cơ thể cần được bổ xung một lượng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
nước tương đương. Nếu mất cân bằng sẽ gây tình trạng bệnh lý mất nước
hoặc tích nước.
Nguyễn Hữu Nam (2002) [25] cho biết khi bị tiêu chảy do khối thức ăn
không tiêu ở ruột làm tăng áp lực thẩm thấu gây hút nước vào trong lòng ruột;
hoặc khi viêm ruột, ngộ độc thức ăn, dịch nhầy của ruột với nước có thể tăng
gấp 80 lần so với bình thường, lượng dung dịch trong ruột tăng lên sẽ kích
thích ruột tăng co bóp sinh ra tiêu chảy và mất nước.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2003) [15] cho biết dịch tiêu hoá tiết ra 8
lít mỗi ngày, kèm theo nhiều chất điện giải, phần lớn là đẳng trương (trừ nước
bọt). Dịch tiêu hoá sẽ được hấp thu toàn bộ, cùng với lượng nước của thức ăn.
Khi cần ống tiêu hoá có thể hấp thu 30 lít mỗi ngày. Ngược lại, khi bị viêm
hoặc ngộ độc ống tiêu hoá có thể “tiết phản ứng” tới 30-40 lít. Vì vậy mất
nước do ỉa lỏng có thể diễn ra nhanh với lượng nước mất rất lớn. Đồng thời
với lượng mất dịch ruột, dịch mật, dịch tụy, làm hao hụt nhanh chóng lượng
kiềm của cơ thể, gây nhiễm toan rất nặng. Từ đó gây rối loạn tuần hoàn, tụt
huyết áp, thận không bài tiết, rối loạn chuyển hoá nặng làm cơ thể nhiễm toan
và nhiễm độc nặng.
Theo Trần Thị Dân (2006) [4] ảnh hưởng rõ rệt nhất của sinh lý tiêu
chảy là mất dịch ngoại bào. Mất 15% làm xuất hiện triệu chứng lâm sàng như
giảm huyết áp, tim đập nhanh… và mất 30% sẽ gây chết. Cung cấp dịch là
biện pháp ưu tiên trong điều trị tiêu chảy. Dịch cấp nên đẳng trương với huyết
tương và chứa đủ K
+
, HCO
3
-
để thay thế các phần đã mất, đồng thời nên thêm
Na
+

và glucose với lượng phân tử bằng nhau.
Theo Nguyễn Quang Tuyên và cs (2007) [57] mất nước xảy ra khi mất
cân bằng giữa lượng nước nhập và xuất do cung cấp không đủ hoặc do mất ra
ngoài quá nhiều. Mất nước mà trọng lượng cơ thể giảm 5% thì các dấu hiệu




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
rối loạn bắt đầu xuất hiện. Khi mất 20-25% lượng nước thì rất nguy hiểm vì
các rối loạn huyết động và chuyển hoá đều rất nặng và đã hình thành vòng
bệnh lý vững chắc.
Có thể xảy ra những thay đổi trong huyết tương. Tuy nhiên, thể tích
huyết tương và hàm lượng của các chất biến dưỡng có thể không phản ánh
những thay đổi trong tế bào. Giảm thể tích huyết tương làm giảm huyết áp
trong động mạch. Điều này kích thích co mạch ngoại biên, thiếu máu cục bộ,
giảm hoạt động biến dưỡng và giảm thân nhiệt ở mô ngoại biên. Do đó, khi
gia súc bị tiêu chảy thì khi sờ ngoài da thường lạnh và nhiệt độ trong trực
tràng giảm xuống khi con vật gần chết.
1.1.1.2. Sự mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể
Các chất điện giải chính trong cơ thể là Na
+
, K
+
và chúng giữ vai trò
cân bằng toan kiềm trong máu và dịch ngoại bào, duy trì áp suất thẩm thấu.
Do đó, khi gia súc bị tiêu chảy, cơ thể mất một lượng lớn các chất điện giải
này làm hoạt động của cơ thể bị rối loạn nặng.

Theo Lê Văn Tạo (2005) [43], vi khuẩn E. coli xâm nhập vào trong lớp
tế bào biểu mô ruột, tại đây vi khuẩn phát triển nhân lên lần thứ nhất làm phá
huỷ lớp tế bào gây ra viêm ruột. Cũng tại đây, vi khuẩn sản sinh độc tố đường
ruột (Enterotoxin). Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối,
nước ở ruột làm cho nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào cơ
thể mà ngược lại được thẩm xuất từ cơ thể vào ruột.
+ Rối loạn cân bằng Na
+
: Na
+
là ion chủ yếu ở khu vực ngoại bào, nó
liên quan chặt chẽ với các ion Cl
-
và HCO
3
-
. Vai trò chủ yếu là cân bằng áp
suất thẩm thấu và cân bằng acid-bazơ qua cặp đệm bazơ H
2
CO
3
/NaHCO
3
. Khi
bị tiêu chảy thì Na
+
huyết tương giảm đi rất nhiều, ngoài ra, nó còn bị giảm
khi cung cấp thiếu trong khẩu phần ăn. Hậu quả là gây nhược trương gian bào





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
nước sẽ vào tế bào, giảm dự trữ kiềm, giảm khối lượng máu, vỡ hồng cầu và
làm giảm huyết áp.
+ Rối loạn cân bằng K
+
: K
+
là ion chủ yếu trong khu vực tế bào nhưng
ngoài tế bào nó cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính chịu kích
thích của sợi cơ. Cân bằng K
+
liên quan chặt chẽ với Na
+
huyết tương cũng
như ở thận. Giảm K
+
thường gặp trong cung cấp thiếu hoặc do đào thải quá
nhiều như nôn, tiêu chảy. Hậu quả của giảm K
+
thường rất nguy hiểm, nó có thể
làm tim ngừng đập và gây chết gia súc.
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi
Tiêu chảy là hội chứng bệnh lý thường xảy ra với lợn con dưới 2 tháng
tuổi, đặc biệt là lợn con theo mẹ. Đây là quá trình bệnh lý đặc thù của đường
tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất
diễn biến, tùy thuộc độ tuổi mắc bệnh, yếu tố được coi là nguyên nhân chính

mà nó được gọi theo nhiều tên bệnh khác nhau như bệnh lợn con phân trắng,
bệnh tiêu chảy sau cai sữa, chứng rối loạn tiêu hóa, chứng khó tiêu…
Theo Radostits và cs (1997) [74]: với bất kỳ cách gọi nào thì tiêu chảy
luôn được đánh giá là triệu chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường
tiêu hóa, xảy ra ở mọi lúc, ở mọi nơi và đặc biệt là ở gia súc non với biểu hiện
triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất điện giải, suy kiệt, có thể dẫn đến
chết do trụy tim mạch.
Theo Trương Quang và cs (2007) [37]: tiêu chảy là một hội chứng gây
ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có các yếu tố là nguyên nhân nguyên phát
hoặc thứ phát. Nhưng dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì đều
gây hậu quả là viêm nhiễm, tổn thương đường tiêu hóa và cuối cùng là một
quá trình nhiễm trùng.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Trong hội chứng tiêu chảy, bên cạnh những tác động bất lợi của điều
kiện ngoại cảnh, của ký sinh trùng, sự không phù hợp của khẩu phần ăn của
lợn mẹ cũng như lợn con thì vai trò của các vi khuẩn, virus gây bệnh đường
ruột cũng là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành bệnh.
* Rối loạn tiêu hóa do thức ăn
Trong chăn nuôi lợn con dưới 2 tháng tuổi, để tăng cường sức khỏe và
khả năng sinh trưởng cho lợn con thì việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc,
nuôi dưỡng là rất quan trọng. Thức ăn cho lợn con là vấn đề rất quan trọng,
khi thức ăn kém phẩm chất, thành phần dinh dưỡng không cân đối… đều có
thể làm cho lợn con bị tiêu chảy.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [6] thức ăn kém phẩm chất, bị ôi

thiu, nấm mốc, tạp khuẩn và các chất độc khác, khẩu phần ăn mất cân đối
giữa các thành phần protid, glucid, lipid, nguyên tố vi lượng và các vitamin,
thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men tiêu hóa của
lợn con không đáp ứng kịp và không tiêu hóa được thức ăn, chế độ nghỉ ngơi,
ăn uống không hợp lý hoặc lợn con sau khi sinh ra không được bú sữa mẹ kịp
thời, hay sữa mẹ kém phẩm chất do lợn mẹ không được nuôi dưỡng, chăm
sóc, khai thác hợp lý cũng gây ra cho lợn con mắc bệnh tiêu chảy.
Thức ăn chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hóa… là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ
thể gia súc; đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề
kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu
chảy (Laval A, 1997) [61].
* Rối loạn tiêu hóa do nước uống
Nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở gia súc.
Nguồn nước dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây tiêu chảy như E. coli và




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Salmonella do môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó,
nguồn nước mà bị ô nhiễm trứng một số loài ký sinh trùng đường tiêu hóa
như giun đũa (Ascaris suum), sán dây (Taenia solium)… và khi những ký sinh
trùng này xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn con và hoàn thành vòng đời
của chúng thì gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Ngoài ra, vào mùa đông và đầu mùa xuân, nhiệt độ môi trường thường
thấp và khi lợn con uống nước quá lạnh cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa
và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [33] lợn con từ 5 ngày tuổi trở lên
hàng ngày cần cung cấp lượng nước khoảng 10% so với khối lượng cơ thể.
Trong chuồng cần có máng hoặc vòi uống tự động dành riêng cho lợn con và
nước uống cần đảm bảo sạch sẽ, nếu cho uống nước bằng máng, mỗi ngày
nên thay 2 lần. Không nên cho lợn con uống nước lạnh có nhiệt độ dưới 15
0
C.
* Mối liên quan giữa môi trường và hội chứng tiêu chảy ở lợn con dưới 2
tháng tuổi
Môi trường cũng là một yếu tố gây tiêu chảy lợn con. Môi trường chăn
nuôi bao gồm chuồng nuôi, khu vực phụ cận, nhiệt độ môi trường, ẩm độ môi
trường… Khi môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm thì lợn con dễ mắc hội chứng
tiêu chảy. Đặc biệt là khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột mà cơ năng
điều tiết thân nhiệt của lợn con đang còn hạn chế, làm cho lợn con bị stress
nhiệt dẫn đến rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Theo Trương Lăng (2004) [17] thời tiết, tiểu khí hậu chuồng nuôi, chế
độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại, sự điều hòa tốt giữa độ ẩm và nhiệt độ… đều
ảnh hưởng đến tỷ lệ cảm nhiễm bệnh.
Trần Văn Phùng và cs (2004) [33] cho biết tiểu khí hậu chuồng nuôi
khô, ấm, không có gió lùa là quan trọng trước hết để giảm tỷ lệ tiêu chảy. Vệ




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con. Tẩy
uế và khử trùng cẩn thận chuồng lợn đẻ sau mỗi lô lợn đẻ cũng giúp cho việc
phòng ngừa. Nên nhớ rằng nếu chỉ để dính vài gam phân bẩn cũng làm cho

quá trình sát trùng không đạt mức độ triệt để và giúp cho một chủng vi khuẩn
nào đó hoạt động và nhiễm bệnh cho lứa lợn tiếp theo, đặc biệt quan tâm đến
việc sát trùng tẩy uế chuồng trại nếu lợn nuôi trước đó đã bị tiêu chảy.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [18], bệnh phát sinh ở nơi chăn nuôi
tập trung, thiếu nơi vận động, nhất là khi chuồng ẩm ướt, khi thời tiết thay đổi
đột ngột, tạo ra stress làm giảm sức đề kháng của lợn.
* Một số vi sinh vật gây tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi
- Tiêu chảy do vi khuẩn
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn con nói riêng có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi
cho cơ thể của vật chủ. Dưới một tác động bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng
của hệ vi sinh vật đường ruột này bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một và loài nào đó
sinh sản quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn
và hậu quả là lợn con bị tiêu chảy.
Nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn, cho đến nay đã
có rất nhiều công trình và các tác giả đã đề cập đến rất nhiều về vai trò của vi
khuẩn E. coli.
Cũng theo Radostits và cs (1997) [74], E. coli gây bệnh cho lợn là các
chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan
trọng và phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.
Trương Quang và cs (2005) [38] khi nghiên cứu yếu tố gây bệnh, vai
trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi gia đình trước và sau khi




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
xuất chuồng cho biết: E. coli cũng như nhiều vi khuẩn đường ruột khác sống

thường trực trong đường tiêu hóa nói chung và của lợn nói riêng. Trong điều
kiện bình thường, giữa chúng với các loại vi khuẩn khác và cơ thể vật chủ ở
trạng thái cân bằng, ổn định, cùng tồn tại, có lợi cho cơ thể vật chủ. Khi các
tác nhân bất lợi hoặc ngay từ ngoại cảnh, hoặc trong đường tiêu hóa tác động
thì sức đề kháng của lợn giảm xuống, trạng thái cân bằng trên bị phá vỡ. Nhân
cơ hội này, một số vi khuẩn, trong đó có E. coli độc nhân lên về số lượng,
tăng lên về độc lực và gây bệnh.
Đỗ Ngọc Thúy và cs (2008) [51] khi nghiên cứu về đặc tính của một số
chủng E. coli phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên cho biết số
chủng mang kháng nguyên bám dính ở lợn trước cai sữa chiếm tỷ lệ 16,7%,
sau cai sữa là 93,8%.
Bên cạnh E. coli thì vi khuẩn Salmonella cũng là một loại vi khuẩn gây
ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con.
Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [46] cho biết sự xuất hiện của Salmonella
phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Mỗi yếu tố bất lợi làm
giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên nhân tiên phát của sự
xuất hiện bệnh.
Theo Phan Thanh Phượng (1988) [34] vi khuẩn Salmonella thường
xuyên có trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý
làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành
độc và phát triển mạnh mẽ gây nên viêm ruột, ỉa chảy.
Theo Radostits và cs (1997) [74] thì Salmonella là vi khuẩn có vai trò
quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa
học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotyp Salmonella và chia ra 67 nhóm
huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [35] vi khuẩn yếm khí Cl.
perfringens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng
tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1 - 120 ngày. Ở lợn con theo mẹ, tỷ lệ mắc
bệnh có thể đến 100% và tỷ lệ chết là 60%. Lượng vi khuẩn Cl. perfringens
chứa trong 1g phân lợn tiêu chảy ở lứa tuổi 1 - 60 ngày tuổi dao động từ 10
6
-
10
10
CFU (Colony Forming Unit); số mẫu có chứa lượng vi khuẩn cao (10
8
,
10
9
, 10
10
) chiếm tỷ lệ 37 - 45%. Ở lợn con từ 60 - 120 ngày tuổi bị tiêu chảy,
số lượng vi khuẩn trong 1g phân ở mức 10
8
, 10
9
chiếm tỷ lệ 27,14 - 37,51%.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [24] khi nghiên cứu biến động nhiễm
Salmonella ở lợn qua các lứa tuổi cho biết: Ở lợn con từ sơ sinh đến 2 tháng
tuổi có tỷ lệ nhiễm Salmonella là 26,02%. Lợn 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm
cao nhất 34,03%. Sau đó, ở những lợn lớn tuổi hơn tỷ lệ nhiễm lại giảm dần.
Lợn 5 - 6 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm khuẩn là 16,17%; lợn 9 - 12 tháng tuổi
12,02%. Khi bị tiêu chảy, lợn bị bội nhiễm Salmonella khá rõ, vi khuẩn xuất

hiện cả trong máu, tim, thận.
Khi nghiên cứu vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở
lợn, Trương Quang và cs (2007) [37] cho biết Salmonella đóng vai trò
quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Tỷ lệ các chủng
Salmonella có các yếu tố gây bệnh (yếu tố bám dính, thành phần độc tố
thẩm xuất) và có độc lực mạnh phân lập từ lợn con tiêu chảy cao hơn rất
nhiều so với lợn không tiêu chảy.
Cl. perfringens cũng là loài vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con.
Đây là một vi khuẩn yếm khí và cũng thường có trong đường tiêu hóa của lợn
con như E. coli và Salmonella.
Theo Nguyễn Văn Sửu và cs (2008) [42] khi xác định tỷ lệ tiêu chảy do
viêm ruột hoại tử tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết số




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở phân lợn con tiêu chảy trung bình là 21,58
triệu trong 1g phân và ở lợn bình thường là 7,98 triệu.
Như vậy, ba loại vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. perfringens là 3
loại vi khuẩn thường gặp trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở
lợn con nói riêng.
- Tiêu chảy do virus
Bên cạnh các vi khuẩn thì virus cũng là một nguyên nhân quan trọng
gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Vai trò của virus trong hội chứng tiêu
chảy của gia súc đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm và đã có nhiều công
trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của một số virus như Rotavirus, Enterovirus,
Transmissible Gastro Enteritis (TGE) là những nguyên nhân chủ yếu gây

viêm dạ dày - ruột và gây triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn con. Cơ chế
gây tiêu chảy của các virus này là: chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa và
gây viêm ruột từ đó gây rối loạn tiêu quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn và
nước của lợn cuối, cùng gây ra hiện tượng ỉa chảy.
Theo Đào Trọng Đạt, 1996 [6]) trong số những mầm bệnh thường gặp
ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 20,9% lợn
bệnh phân lập được Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày ruột truyền
nhiễm; 2% có Enterovirus; 0,7% có Parvovirus.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (2006) [36] khi lợn mắc bệnh dịch tả
cổ điển cũng thường có triệu chứng bỏ ăn, ủ rũ, viêm kết mạc, tiêu chảy và
bại liệt, thân nhiệt bình thường. Đa số những triệu chứng trên là do nhiễm
virus thể có độc lực yếu gây nên.
- Tiêu chảy do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường tiêu hóa cũng là một nguyên nhân gây ra hội
chứng tiêu chảy ở gia súc. Chúng cướp chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc
tố đầu độc hệ thần kinh… qua đó làm cho sức đề kháng của vật chủ bị giảm




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
xuống nên dễ mắc các bệnh khác. Ngoài ra ký sinh trùng trong các cơ quan
nội tạng khác như sán lá gan, sán lá tuyến tụy, ký sinh trùng đường máu…
cũng có tác động xấu đến sức đề kháng và khả năng tiêu hóa của của gia súc
và gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12], chính phương thức sống ký
sinh trong đường tiêu hóa của các loài giun sán đã làm tổn thương niêm mạc
ruột, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập, gây viêm ruột, gây rối loạn quá

trình tiêu hóa hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng
nhiễm trùng.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [13] khi nghiên cứu về một số đặc
điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở Thái Nguyên đã kết luận cầu trùng và một
số giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân
gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.
Khi nghiên cứu về tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ
nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(2009) [14] đã nhận xét giun sán đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội
chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy
đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc, giun kết hạt và sán lá ruột,
nhưng ở lợn tiêu chảy tỷ lệ nhiễm cao hơn và mức độ nặng hơn.
- Tiêu chảy do nấm mốc
Nấm mốc trong thức ăn cũng gây ra hiện tượng tiêu chảy ở gia súc nói
chung và ở lợn con nói riêng. Nấm mốc phát triển trên lương thực, thực phẩm
và làm suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng của cơ chất, còn sản sinh ra
các độc tố. Một số ngũ cốc như ngô, lạc, đậu, các loại hạt có dầu thường rất
thích hợp cho sự sinh sản độc tố của nấm mốc.
Lê Hồng Mận (2004) [21] cho biết lợn bị ngộ độc aflatoxin cấp tính thì
bỏ ăn, tiêu hóa rối loạn, loạng choạng, lúc đầu nhiệt độ tăng, rồi giảm, da




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
vàng, co giật, yếu mệt rồi bị liệt. Lợn bị ngộ độc ở thể thứ cấp tính sốt cao đến
41,5
0

C, nôn mửa, tiêu chảy, ở bẹn có kết ban đỏ, cũng co giật rồi liệt và chết.
Theo Đậu Ngọc Hào (2007) [10] hàm lượng aflatoxin có thể từ
1000ppb tới vài nghìn ppb. Sự có mặt của độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi
đã làm dẫn đến tăng chi phí thức ăn/1kg tăng trọng, giảm trọng lượng thu
được do chậm lớn, tỷ lệ ốm và chết do các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp
cao, giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là Salmonella và
cầu trùng (Coccidiosis)…
Tống Vũ Thắng và cs (2008) [49] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ô
nhiễm nấm mốc, E. coli, Salmonella, Cl. perfringens trong thức ăn hỗn hợp
và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô và mùa mưa ở thành phố Hồ Chí Minh
đã kết luận tỷ lệ lợn bị tiêu chảy mùa khô là 13,96% và mùa mưa là 14,8%.
Phân tích tương quan chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm nấm
mốc và vi khuẩn trong thức ăn và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là chặt chẽ (R>0,9).
1.2. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con
1.2.1. Vi khuẩn Escherichia coli (E .coli)
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli trước đây còn có tên là Bacterium
coli commune, Bacillus coli communis do Escherich phân lập năm 1885 từ
phân trẻ em.
Những chủng E. coli phổ thông về mặt huyết thanh học được chia
thành một số typ, trong đó, một số typ đóng vai trò quan trọng trong việc gây
ra một số bệnh ở động vật và người. Việc phân chia vi khuẩn E. coli thành các
typ được căn cứ vào cấu trúc kháng nguyên.
Lê Văn Tạo (2006) [44] cho biết cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn
E. coli gồm kháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H
(Flagellar), kháng nguyên vỏ K (Capsular) hoặc còn gọi là kháng nguyên
OMP (Outer Memberance Protein), và kháng nguyên bám dính F (Fimbriae).





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 170 typ kháng nguyên O, 80
typ kháng nguyên H, 56 typ kháng nguyên K và một số kháng nguyên F.
Kháng nguyên H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám dính,
nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường ruột, tránh sự tiêu diệt của đại thực
bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong
đại thực bào (Weinstein và cs, 1984) [78].
1.2.1.1. Một số đặc điểm của vi khuẩn E. coli
Bình thường E. coli là vi khuẩn cộng sinh, thường trực trong đường
ruột gia súc, gia cầm và người. E. coli là trực khuẩn thuộc họ
Enterobacteriaceae, là vi khuẩn bắt màu Gram âm, 2 đầu tròn, kích thước 2 -
3 x 0,6 m, có lông ở xung quanh nên vi khuẩn có khả năng di động. Vi
khuẩn E. coli không hình thành nha bào nên sức đề kháng yếu, dễ bị diệt ở
nhiệt độ 55
0
C trong vòng 1 giờ, ở 60
0
C sống được 15 - 30 phút. Các chất sát
trùng như acid phenic, clorua thủy ngân (HgCl
2
), formol có thể diệt E. coli
trong vòng 5 phút, nhưng vi khuẩn đề kháng mạnh với sự sấy khô (Lê Văn
Tạo, 2006) [44].
* Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [56] thì E. coli là trực khuẩn hiếu
khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15 - 24
0
C và nhiệt độ

thích hợp là 37
0
C, pH thích hợp là 7,4. Vi khuẩn dễ dàng phát triển trên các
môi trường nuôi cấy thông thường như:
- Môi trường nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng
xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt. Canh trùng mùi
phân hôi thối;
- Môi trường thạch thường ở 37
0
C sau 24 giờ hình thành những khuẩn
lạc hình tròn ướt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2 - 3mm. Để lâu




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng
R (Rough) và M (Mooth);
- Môi trường Endo hình thành khuẩn lạc màu đỏ;
- Môi trường EMB (Eosin Methyl Blue) hình thành khuẩn lạc màu
tím đen;
- Môi trường Muler Kauffman không mọc;
- Môi trường gelatin không làm tan chảy gelatin.
* Đặc tính sinh hóa
- Đặc tính chuyển hóa đường:
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [48] vi khuẩn E. coli lên men
sinh hơi các loại đường fructoza, glucoza, levuloza, galactoza, xyloza,
ramnoza, manitol, mannit, lactoza. Trừ andonit và inozit, E. coli không lên

men, trong khi đó Klebsiella lại lên men các loại đường này. Tất cả các E. coli
đều lên men đường lactoza nhanh và sinh hơi, đó là một đặc điểm quan trọng,
người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy nhiên, một vài
chủng E. coli không lên men lactoza. E. coli không lên men dextrin, amidin,
glycogen, xenlobioza.
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [56], vi khuẩn E. coli còn còn một
số đặc tính sinh hóa như:
- E. coli làm sữa đông sau 24 - 37 giờ ở 37
0
C;
- Phản ứng sinh Indol: dương tính;
- Phản ứng sinh H
2
S: âm tính;
- Phản ứng M.R (Methyl Red): dương tính;
- Phản ứng V.P (Voges Proskauer): âm tính;
- Hoàn nguyên nitrat thành nitrit.
1.2.1.2. Các serotyp E. coli thường gặp trong tiêu chảy ở lợn con

×