Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Nghiên cứu thị trường xăng dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.59 KB, 19 trang )

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG “ XĂNG DẦU”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sơ lược về ngành công nghiệp “ hóa chất” Việt Nam
- Với đặc điểm là một nước đi lên từ nông nghiệp, đang thực hiện công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp
nặng đang được nhà nước quan tâm, chú trọng. Một trong số đó không thể
không nhắc tới đó là ngành công nghiệp hóa chất - một ngành công nghiệp
nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ thế kỷ XIX do nhu cầu cung cấp
nguyên liệu cho các ngành kinh tế, và do sự phát triển mạnh mẽ của tiến độ
khoa học- kĩ thuật.
- Ngày nay, công nghiệp hóa chất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế, đảm bảo cung cấp nguên liệu và sản phẩm phục vụ cho
các ngành sản xuất, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Công nghiệp hoá chất Việt Nam phân bố ở ba vùng tập trung: Hà Nội – Hải
Phòng; TPHCM – Đồng Nai; Vĩnh Phúc – Lào Cai.
- Các nhóm sản xuất phục vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiêu
dùng gồm:
Hoá chất phục vụ nông nghiệp:
• Phân bón: phân lân (lân nung chảy, DAP…), phân đạm (urê,…), phân NPK,
• Hoá chất bảo vệ thực vật;
Hoá chất vô cơ cơ bản:
• Xút, soda, axit sulfuric, axit clohydric, axit photphoric,…
Hoá chất công nghiệp
• Đất đèn (CaC2), oxy (O2), cacbonic (CO2), than hoạt tính (C), amoniac,
phụ gia sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa (PVC, DOP…)…
Hoá chất tiêu dùng:
• Xăng dầu, chất tẩy rửa, cao su, pin ắc quy, sơn…
II. Tổng Quan Về Ngành Xăng Dầu
- Trong sự phát triển đa dạng của ngành hóa chất Việt Nam, công nghiệp xăng
dầu là một ngành công nghiệp thiết yếu, thuộc hóa chất tiêu dùng. Một thực


tế rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn
của ngành xăng dầu. Khi giá xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt
hàng khác cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của
nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
- Xăng dầu là một trong những sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Từ khi phát
hiện tới nay, xăng dầu vẫn dữ được vị trí độc tôn trong các ngành năng
lượng trên thế giới. Ngày nay, gần như toàn bộ các phương tiện giao thông
vận tải, máy mocx công nghiệp đều sử dụng nhiên liệu xăng dầu. Hiện nay,
đã có rất nhiều năng lượng mới được phát minh như điện, gió, hạt nhân,…
nhưng chưa năng lượng nào đủ khả năng thay thế cho xăng dầu.
- Tuy nhiên nguồn năng lượng này lại có giới hạn, nó không được tái tạo
thêm mà ngược lại nó lại được sử dụng ngày càng nhiều. Theo dự đoán thì
nguồn năng lượng này chỉ có thể đáp ứng trong vài chục năm nữa. Vì vậy
giá cả của nó ngày càng tăng lên là điều khó tránh khỏi. Khi giá xăng dầu
tăng thì nó ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành nghề sử dụng nhiều xăng
dầu để hoạt động cũng như đời sống của người dân. Trong những năm gần
đây nhất là đầu năm 2008 giá dầu thô thế giới tăng một cách nhanh chóng
làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc tăng giá xăng liên tục
trong nhưng năm gần đây tác động lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời
- sống của người dân. Mà nhất là tăng giá xăng dầu cũng bộc lộ nhiều “ vấn
đề ” trong thị trường xăng dầu vốn đã rất nhạy cảm như cơ chế quản lý của
Nhà nước, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu liên tục “ đòi” tăng giá theo giá thị trường thế giới tuy nhiên lại
không giảm theo khi giá thế giới giảm Sự “bất ổn” của thị trường xăng dầu
trong thời gian gần đây gây nhiều bức xúc với người tiêu dùng cũng như các
doanh nghiệp cũng như tác động lớn đến nền kinh tế. Bình ổn thị trường
xăng dầu sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định, phát triển kinh tế xã hội.
Lễ khánh thành nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất

III. Tính Cấp Thiết Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Phạm vi nghiên cứu: bài thảo luận nghiên cứu về biến động ngành xăng dầu
trong nước và thế giới, tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Cung, cầu
thị trường xăng trong nước, cách thức quản lý giá xang dầu của quốc gia và
từ đó đề xuất mô hình phù hợp góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong
nước.
- Tính cấp thiết: Công nghiệp xăng dầu ngày càng đóng một vai trò quan
trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, nó tác động
tới toàn bộ nền kinh tế của một nước. Vì thế việc khai thác và phát triển một
cách hợp lý ngành công nghiệp này đang là mối quan tâm của các nhà lãnh
đạo.
B. NỘI DUNG
I. Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Thị Trường Xăng Dầu
- Thị trường xăng dầu được hình thành khi các sản phẩm từ dầu mỏ được giao
dịch mua bán. Đó là nơi các sản phẩm lọc hóa dầu được mua bán, chuyển
nhượng.
- Từ những hành vi mua bán thông thường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
các ứng dụng xăng dầu, thị trường xăng dầu ngày càng đạt đến những bước
phát triển như vũ bão. Với lượng tiền giao dịch hàng năm lên tới hàng nghìn
tỷ đôla Mỹ, thị trường xăng dầu thế giới đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế thế giới. Nó không chỉ mang lại nguồn thu ngân sách khổng lồ
cho các quốc gia mà còn là mặt hàng chiến lược trong chính sách phát triển
kinh tế của các nhà nước. Chính vì vậy, bản than thị trường luôn bất ổn định,
một biến động trong giá dầu có thể gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
- Thị phần thị trường xăng dầu Việt Nam: Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết
yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, thuộc độc
quyền Nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc quyền của mình đối với
xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân đối nhu
cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch

nhập khẩu cho 11 doanh nghiệp đầu mối, nhưng ở đây nhóm 6 chỉ đề cập
đến một vài doanh nghiệp trong ngành. a. Petrolimex: Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu và các sản phẩm
hóa dầu tại khâu hạ nguồn lớn nhất ở Việt Nam. Kinh doanh xăng dầu là
lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng năm, Tổng công ty nhập
khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội địa. Doanh thu
xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu
toàn ngành. Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho
bể với sức chứa trên 1.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất
nước đảm bảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường
như: Tổng kho Xăng dầu Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (HảI Phòng),
Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh), Cụm kho Xăng dầu
miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An), miền Tây Nam
bộ, Cụm kho xăng dầu B12 (Quảng Ninh) . b. Comeco: Công ty Cổ phần
Vật tư-Xăng dầu, được hình thành từ Phòng quản lý xăng dầu thuộc Sở Giao
thông Vận tải TP HCM. Hiện nay, COMECO đã có 29 cửa hàng xăng dầu,
tăng 10 cửa hàng so với năm 2000. Sau khi Nhà nước mở cửa cho các công
ty kinh doanh xăng dầu nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh, COMECO đã
chủ động đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu tại Nhơn Trạch-Đồng Nai với
diện tích 20 ha, sức chứa giai đoạn 1 trên 40.400m3 và cầu cảng 25.000
DWT. Đến nay, COMECO đã thực hiện xong việc san lấp mặt bằng giai
đoạn 1. Trong quý 1/2008 vừa qua, Comeco đã đạt 695 tỷ đồng doanh thu,
tăng 231,3 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng, tăng 920 triệu đồng so
với cùng kỳ năm 2007. Quý I/2009 COMECO đã đạt được kết quả sản xuất
kinh doanh khả quan: LN sau thuế đạt 44,8% kế hoạch năm 2009 và tăng
156,78% so với cùng kỳ. Nhiên liệu được công ty nhập khẩu từ các thị
trường quốc tế lớn như: Singapore, Trung Quốc
II. Cung thị trường xăng dầu.
♦ Nhằm giúp ổn định thị trường xăng dầu. Các công ty, các cơ sở
kinh doanh phải công khai giá xăng dầu.

- Dự thảo Nghị định quy định rõ về việc công khai, minh bạch trong điều
hành giá và kinh doanh xăng dầu. Theo đó, quy định cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (Bộ Tài chính) và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng
dầu có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoặc
phương tiện thông tin đại chúng về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán hiện hành,
Quỹ Bình ổn giá… qua đây, người dân, nhà nghiên cứu có thể nắm bắt
thông tin, kiểm tra, giám sát công tác điều hành của nhà nước, hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức tiêu thụ năng lượng thương mại của Việt Nam hiện vào khoảng 36 triệu
tấn dầu quy đổi, trong đó nhu cầu xăng dầu khoảng 17 triệu tấn.
- Trong năm 2013,lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng 11 là 823 nghìn
tấn, tăng 11,7%, trị giá 728 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 11/2013, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước
đạt 7,76 triệu tấn, giảm 10,5% và kim ngạch đạt 6,7 tỷ USD, giảm
13,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản: 2,17
triệu tấn, giảm 14,3%; sang Australia: 1,78 triệu tấn, tăng 7%; sang
Malaysia: hơn 1 triệu tấn, giảm 6,1%, sang Hàn Quốc: 796 nghìn tấn,
tăng 4,9% và Trung Quốc: 784 nghìn tấn, giảm 30,7% so với cùng kỳ
năm trước.
- Lượng xăng dầu nhập khẩu trong tháng 11 là 544 nghìn tấn, trị giá hơn
520 triệu USD, giảm 19,2% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với
tháng 10/2013.
- Tính đến hết tháng 11/2013, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả
nước là gần 6,69 triệu tấn, giảm 22,6%. Đơn giá nhập khẩu bình quân
của nhóm hàng này giảm 3,1% nên trị giá nhập khẩu đạt 6,32 tỷ USD,
giảm 2,1 tỷ USD tương đương giảm giảm 25%.
- Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
an ninh năng lượng trong điều kiện giá dầu mỏ biến động khó lường, Việt
Nam đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau như đẩy nhanh tiến độ các

dự án đầu tư năng lượng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, thăm dò và đầu tư phát triển
các mỏ ở nước ngoài.
- Bước sang năm 2014, trước những yêu cầu bức thiết của việc tái cơ cấu nền
kinh tế đất nước và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch năm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam rất to lớn, cụ thể là gia tăng trữ lượng dầu khí 35-40 triệu tấn; khai thác
dầu khí 26 triệu tấn (quy đổi); sản xuất xăng dầu các loại 4,8 triệu tấn.
- Do nguồn cung khó khăn. Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu
mối vì lỗ quá lớn đã hạn chế việc nhập khẩu và cung ứng cho các đại lý dẫn
tới việc căng thẳng cung, cầu. Riêng Petrolimex, với vai trò của một doanh
nghiệp Nhà nước cam kết: Tất cả các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu thuộc
hệ thống sẽ vẫn bán hàng thường xuyên, cung ứng đầy đủ lượng hàng ra thị
trường.
- Cầu về xăng dầu ngày càng tăng nhưng cung về nó lại tăng rất chậm hay
thậm chí là không tăng. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong người tiêu
dùng, từ đó dẫn đến sự tăng giá liên tục của mặt hàng này trong thời gian
qua.
- Trước đây,Việt Nam là nước nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, dĩ nhiên
sự gia tăng giá trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự tăng giá xăng dầu tại
thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhờ nhiều biện pháp can thiệp kịp thời của
chính phủ nên sự biến động xăng dầu chưa đến mức cao như mức bình quân
trên thế giới.
- Việc khánh thành và đi vào hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng
đã đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước, giảm thiểu nhập
khẩu, tiến tới xuất khẩu (Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó
345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5
triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng
khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam).
- Việc quy định một mức giá trần thấp hơn so với mức giá thị trường của

chính phủ có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường trong nước vì
một số ngành hiện nay của chúng ta sử dung xăng là nguyên liệu đầu vào.
Nếu giá xăng dầu tăng sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, điều này dẫn
đến giảm khả năng cạnh tranh. Mặt khác áp dụng giá trần giúp chính phủ
duy trì lạm phát ở mức thấp va giúp kiềm chế lạm phát.
- Trong những dịp lễ, tết, cầu xăng dầu tăng do nhu cầu đi lại của người dân
tăng, tuy nhiên cung không đổi dẫn đến việc tăng giá nhanh chóng của mặt
hang này.
- Cũng giống như các mặt hang khác, xăng dầu cũng tuân theo quy luật cung
cầu trên thị trường. một khi giá quá cao trong khi thu nhập của người dân có
hạn thì họ sẽ ưu tiên chuyển đổi sang các mặt hàng thay thế khác nhằm đáp
ứng nhu cầu đi lại và tiêu dùng của mình.
III. Cầu thị trường xăng dầu
1. Thực trạng nhu cầu chung về xăng dầu
- Công nghiệp xăng dầu là một ngành đóng vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. . Hiện nay, đã có rất nhiều năng lượng
mới được phát minh như điện, gió, hạt nhân,… nhưng chưa năng lượng nào
đủ khả năng thay thế cho xăng dầu.
- Với khả năng cạnh tranh cao và chiếm ưu thế trên thị trường trong nước
cũng như thế giới, nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng cao. Không chỉ
phục vụ trong nhu cầu giao thông đi lại của các phương tiện mà các nhà
máy, xí nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng xăng dầu rất cao.
- Khi các ngành công nghiệp năng lượng khác ra đời, tưởng chừng như nhu
cầu sử dụng xăng dầu sẽ giảm, nhưng thực tế cho thấy nhu cầu ấy không hề
giảm mà còn có xu hướng tăng nhẹ khi nền kinh tế của các quốc gia ngày
càng phát triển.
- Kinh tế thế giới vẫn còn khủng hoảng, nhiều nước phát triển tiêu thụ dầu
giảm đi (nhất là các nước châu Âu và Nhật), các nước như Trung Quốc, Ấn
Độ, Đông Nam Á tuy vẫn có tăng trưởng nhưng ở mức độ thấp hơn các năm
trước. Các nước Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh có lượng tiêu thụ tăng

nhẹ (1-2%). Tổng lượng tiêu thụ trong năm 2013 là khoảng gần 90 triệu
thùng/ngày.
- Bảng : Lượng tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2012 và 2013 (ước tính)
2012 2013
Các nước OECD 46 45.6
Các nước đang phát triển: 37.8 38.9
- Trung Quốc 9.7 10.1
- Ấn Độ 3.7 3.8
Thế giới 88.9 89.7
- Đơn vị tính: triệu thùng/ngày. Nguồn: OPEC
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng tiêu thụ xăng dầu của
năm 2013 tiếp tục giảm so với các năm trước.
- Lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 10 tháng qua giảm mạnh cả
về số lượng lẫn giá trị, chủ yếu là giảm nhập khẩu từ thị trường chính
Singapore với lượng nhập khẩu là 1,82 triệu tấn, giảm 45,8%.
- Nhu cầu sử dụng xăng dầu cũng thay đổi khác nhau vào các dịp lễ Tết, Vào
dịp tết Nguyên Đán nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng từ 15 – 20%, do nhu cầu
đi lại nhiều hơn những ngày thường, du lịch, về quê,…Hay các nhà máy, xí
nghiệp vào những thời điểm nhu cầu sả xuất lớn, thiếu hàng, cần tăng cường
sản xuất, thì việc sử dụng xăng dầu cũng tăng lên đáng kể, trong khi nguồn
cung không thay đổi, việc cầu tăng sẽ ảnh hưởng tới giá cả của xăng dầu
trên thị trường.
Nhu cầu mua xăng tăng cao vào dịp lễ, Tết ( Ảnh minh họa)
2. Dự kiến nhu cầu sử dụng xăng, dầu năm 2014
- Theo VINPA, kinh tế thế giới bước đầu vượt qua khủng hoảng kéo theo nhu
cầu về năng lượng của một số nước (như Trung Quốc, các nước Đông Nam
Á) vẫn tăng, nhưng ở mức thấp hơn các năm trước.
- Trong khi đó, nguồn cung tuy còn bị ảnh hưởng từ các sự kiện (bất ổn) tại
các nước Trung Đông và Bắc Phi(Iran, Iraq, Libya,…) làm giảm sản lượng
khai thác nhưng không gây hậu quả lớn vì sự bù đắp sản lượng khai thác

tăng lên ở Ả rập Xê út, Mỹ, Nga.
- Với dự báo về cung - cầu như trên, VINPA cho rằng, giá xăng dầu năm 2014
sẽ giảm nhẹ.
- Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tín hiệu cho thấy, giá xăng dầu năm 2014 hoàn
toàn có thể tăng khi trong nước dù đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhưng
do công suất của nhà máy chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu. Nguồn
cung từ Dung Quất bị gián đoạn trong tháng 5 và tháng 6 tới, do nhà máy
đóng cửa để bảo trì.
- Một thách thức khác đối với doanh nghiệp trong năm 2014 là nhiều khả
năng Chính phủ sẽ rút dần các khoản trợ giá năng lượng do thâm hụt ngân
sách.
IV. Giá Và Sự Biến Động Về Giá
1. Kim ngạch xuất khẩu:
Trong năm 2013, giá thế giới của dầu thô và các sản phẩm xăng dầu không có biến
động lớn, không tăng so với năm 2012.
Bảng 2: Giá dầu thế giới WTI, Brent qua các năm 2011,2012 và 2013
Loại dầu thô Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
WTI 94,86 94,12 97,74
Brent 111,26 111,65 108,01
Đơn vị tính: USD/thùng. Nguồn: IEA
Bảng 3: Giá Platts bình quân tháng 11 năm 2013 của các mặt hàng xăng dầu
Tháng
Xăng
RON 92
Diesel 0,05S Dầu hỏa Mazút WTI
Bq Tháng 10/2013 111.60 123.89 123.08 616.58 100.55
Bq đến 22/11/2013 111.08 122.13 121.18 610.40 94.12
Bq 11 tháng 2013 116.15 123.00 122.55 619.57 98.01
T11-2013/T10-
2013

99.5% 98.5% 98.8% 97.5% 93.6%
Đơn vị tính: USD/thùng & USD/tấn (FO). Nguồn:PlatSt
- Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá xăng dầu liên tục có những biến
động. Kéo theo đó là sự thay đổi của các mặt hang khác có liên quan. Trong
nước sự biến động của giá xăng dầu trong năm 2013 là một ví dụ cụ thể và
rõ ràng hơn cả.
Năm 2013, giá xăng trong nước có 11 lần điều chỉnh giá, trong đó có 5 lần tăng
giá và 6 lần giảm giá. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là 5 lần tăng giá đó
lại cao hơn rất nhiều so với 6 lần giảm giá cộng lại.
Năm 2013, phiên giao dịch ngày 31.12 đã khép lại với mặt hàng năng lượng. Tính chung cả năm, giá xăng kỳ hạn chỉ tăng
có 2 cent, tương ứng với mức tăng khoảng 0,9%. Với mức tăng này, các doanh nghiệp (DN) xăng dầu quốc tế đều cho rằng
đây là mức tăng tương đối ổn định, không có nhiều đột biến. Vậy còn giá xăng trong nước thì sao?
Tăng gần gấp 5 lần so với thế giới
Như trên đã nói, năm 2013, tính bình quân cả năm giá xăng thế giới chỉ tăng 0,9%. Thế nhưng, soi lại giá
xăng trong nước thì mức tăng lại cao hơn rất nhiều.
Cụ thể, ngày 18.12.2013, giá xăng trong nước điều chỉnh tăng lên mức 24.210 đồng/lít. Như vậy, so với
mức giá vào những ngày cuối năm 2012 thì giá xăng trong nước tăng khoảng 4,5%. Đây là mức tăng gần
gấp 5 lần so với mức tăng của giá xăng thế giới.
Nhìn nhận lại trong cả năm 2013, thị trường xăng dầu trong nước có 11 lần điều chỉnh giá. Trong đó, chỉ
có 5 lần điều chỉnh tăng giá và 6 lần còn lại là giảm giá. Thế nhưng, điều đáng nói là 5 lần điều chỉnh tăng
giá đó cộng lại đã tăng lên 3.220 đồng/lít trong khi cả 6 lần giảm giá thì lại chỉ tương đương có 2.160
đồng/lít. Rõ ràng, điều này chứng minh cho câu nói mà người tiêu dùng vẫn nhắc đến đó là: “Tăng thì
nhanh nhưng giảm thì chậm”.
Chưa hết, ngoài việc mức tăng mạnh hơn giá thế giới, thì trong năm năm 2013, là năm quỹ bình ổn giá
xăng dầu liên tục được sử dùng để bù phần lỗ cho các DN. Từ đây, khiến quỹ bình ổn giá này ngày càng
teo tóp. Hiện theo Bộ Tài chính, quỹ bình ổn giá không còn nhiều, số dư quỹ ước đến ngày 10.12.2013 chỉ
còn 72 tỉ đồng, trong đó có đến 6 DN xăng dầu bị âm quỹ.
Cơ chế điều hành giá xăng tự động theo tuần
Nghị định 84 đã ra đời đánh dấu một bước tiến trong quá trình điều
hành giá xăng dầu trong nước.Tuy nhiên , trong những năm gần đây,

do diễn biến quá nhanh của thị trường xăng dầu thế giới,
nơi mà Việt Nam phải nhập khẩu 70% lượng xăng dầu
mỗi năm, đã không còn phù hợp.Với cơ chế được đề
nghị trong 84 và qua thực tế điều hành cũng đã có nhiều
bất cập do không theo sát được diễn biễn của thị trường
quốc tế.Điều này cũng đã có rất nhiều báo chí, chuyên gia phân tích.Việc đưa ra
một cơ chế mới , phù hợp
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP
.
Để tiệm cận với những thay đổi , đặc biệt là giai đoạn bắt đầu tiếp cận thị trường,
Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh cơ chế quản lý vĩ mô về kinh doanh xăng dầu
với những chính sách phù hợp với đặc thù của mỗi giai đoạn. .
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhận trên mọi góc cạnh của thị trường,
chúng ta cần khẳng định những bước tiến của quá trình đổi mới cơ chế kinh doanh
xăng dầu, đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đề cần tiếp tục đổi mới
để phát triển thị trường xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo, thích ứng với những
biến động ngày càng phức tạp của nguồn năng lượng dầu
Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa thoát
ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã nhiều
lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa
chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh
sau mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ
nguồn lực cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền
kinh tế, chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá
nhiều nguồn lực cho đại lý; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ
về cơ chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường
xuyên có phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giá (kể cả tăng và giảm), từ đó
chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày
càng phức tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn
và cao hơn nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.

Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà người tiêu dùng vẫn hiểu là
bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá, kể cả
mức rất thấp và phản ứng mạnh trước thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ.
Thị trường xăng dầu Việt Nam thời gian qua luôn biến động, xuất hiện nhiều vấn
đề về kinh doanh xăng dầu. Sở dĩ có những vấn đề này là do 4 yếu tố cơ bản tạo
thành thị trường (nguồn cung, nguồn cầu, giá cả, cạnh tranh) còn bất cập.
ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
Cơ hội và thách thức
Cơ hội:
-Thị trường , điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các
doanh nghiệp
- Doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường.
Thách thức:
- Do hấp dẫn cao của thị trường, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt
Nam, các tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế
giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
- Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinh
doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh
xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng xăng
dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là
thời gian cụ thể.
Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới:
Một là, Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước hướng tới 3 mục tiêu:
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng
dầu trong mọi tình huống.
- Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý

của Nhà nước
- Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với
mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển;
Hai là, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu
thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn
minh thương mại.
Ba là, bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen
của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng
lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.
Các vấn đề cần tập trung giải quyết
Trước hết, cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp tham gia thị trường
Ban hành Nghị định kinh doanh xăng dầu mới thay thế NĐ 55/CP, tạo hành lang
pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
Về số lượng doanh nghiệp đầu mối, cần xem xét, đánh giá lại để xác định số doanh
nghiệp đầu mối hợp phù hợp, có đủ tiềm lực, làm nòng cốt và là lực lượng để Nhà
nước bình ổn định thị trường trong mọi tình huống.
Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển hệ thống
cửa hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là
vùng sâu xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất
lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh.
Hai là, cơ chế điều hành nguồn
Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30% nhu cầu
xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong nước
thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như
xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa cho ngân sách
Nhà nước vừa bám sát giá thị trường thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian

đẩy giá bán lên cao.
Trong một vài năm tới, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 60% nhu cầu xăng dầu cả
nước, việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu cho các đầu mối sau khi được sắp xếp
lại không nên chia đều bình quân các sản phẩm sẽ là lãng phí xã hội nếu như doanh
nghiệp nhập khẩu với một khối lượng quá nhỏ được chia đều cho cả năm kế hoạch.
Ba là, Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu
Từ những bài học kinh nghiện rút ra, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng, việc định giá bán tại thị
trường trong nước cần có sự thay đổi căn bản. Cơ chế quản lý giá bán xăng dầu cần
hướng tới các mục tiêu sau:
(1)/ Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường
thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao
hoặc giảm quá thấp không hợp lý; khuyến khích cạnh tranh về giá;
(2)/ Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng của Việt
Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để
ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ
can thiệp bằng các biện pháp hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/ đặc biệt” và
được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ.
(3)/ Thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh
nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu phải có trách
nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật định (theo mức thuế
mà Nhà nước công bố).
Bốn là, Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu
Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp
ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại,
nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế
VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.
Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân

sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp.
Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu
và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ không khuyến
khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu
cao, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được.
Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế,
thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu;
lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn
nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng
dầu sản xuất trong nước. Giải pháp thực hiện là chuyển phần lớn thuế nhập khẩu
và toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt sang thu ở khâu bán ra, cụ thể:
(1) Thuế nhập khẩu: nên giữ ở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất đề nghị khung
thuế nhập khẩu mới là 0% - 5% thay cho khung hiện nay 0% - 40%, phần còn lại
(sau khi trừ 5%) thu ở khâu nhập khẩu, sẽ chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu
bán ra và có thể gọi là “Thuế sử dụng xăng dầu”;
(2) Thuế tiêu thụ đặc biệt: đang áp dụng đối với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá
CIF có thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. Thời gian tới đề nghị
chuyển sang thu khâu bán ra, cũng thu theo số tuyệt đối;
(3) Phí xăng dầu không phân biệt từ nguồn sản xuất trong nước hay từ nguồn nhập
khẩu, thu 100% ở khâu bán ra như hiện nay; đối tượng kê khai và nộp phí xăng dầu
là các doanh nghiệp đầu mối vừa bảo đảm tập trung, dễ kiểm soát, tránh gian lận.
Năm là, Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu
Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng
như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép ) có
điều kiện áp dụng cơ chế “PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU” thông qua phương
thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản
xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới.
Sáu là, Nhóm giải pháp khác
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm
soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội,giảm chi phí lưu thông, tăng

hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng có liên
quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm qui định nhằm sắp xếp, ổn định hệ
thống phân phối, lành mạnh hoá thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành
về kinh doanh xăng dầu.
Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế định hình kinh doanh lâu dài, văn minh thương mại, hiện đại hoá cơ sở vật
chất, giảm thiểu các yếu tố làm bất ổn thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi
trường chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu
của thị trường xăng dầu thế giới; việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các
lĩnh vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là một nhu cầu tất yếu, một
giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay việc bình ổn giá xăng dầu là cần thiết hơn cả. Việc leo
thang nhanh chóng của giá xăng làm cho đại bộ phận người tiêu dung lao đao và
kéo theo những ảnh hưởng tới những mặt hàng tiêu dung khác.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 />truong-xang-dau-tai-viet-nam-42033/
 />nam.html
 />dau-nam-2013-va-du-bao-cho-nam-2014/default.aspx
 />

×