Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.2 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế chủ đạo trên thế
giới. Để tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư… các nước đã và đang xúc tiến
xây dựng các khu vực tự do thương mại. Nằm trong xu thế chung đó, ASEAN
và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
Trung Quốc (CAFTA hay ACFTA).
Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Mặc dù hứa hẹn
những thuận lợi cơ bản đối với cả hai bên, thực tế, hiệp định này cũng chứa
đựng nhiều thách thức đối với các nước ASEAN.
Trước thực tế đó, vấn đề “được và mất” của ASEAN khi tham gia
CAFTA với Trung Quốc đã được một số học giả nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này,
bằng những kiến thức được học từ môn Quan hệ kinh tế quốc tế, nhóm chúng
em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch
tự do CAFTA với Trung Quốc”
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra
những nhận định ban đầu thuận lợi, khó khăn và thách thức của ASEAN khi
tham gia CAFTA; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
cho sinh viên, hoàn thành chương trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế tại
trường Đại học Ngoại thương.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung:
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tĩnh…
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm:
Phần 1: Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do
Phần 2: Tổng quan về CAFTA
Phần 3: Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập CAFTA
1
Phần 1
Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do


1.1. Liên kết kinh tế quốc tế
Vào cuối thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới liên tiếp lâm vào các cuộc khủng
hoảng và suy thoái. Nghiêm trọng nhất là năm 1980-1983, kinh tế thế giới điêu
đứng ở hầu hết các lĩnh vực, nguyên liệu, tiền tệ, tín dụng, lạm phát, thất nghiệp.
Bên cạnh đó chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển dưới nhiều hình thức đã gây
cản trở nghiêm trọng các hoạt động thương mại quốc tế. Trước tình hình đó, vấn
đề bức thiết đặt ra là các nước phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, hạn chế đến mức
tối đa những hàng rào cản trở sự lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đẩm
bảo kinh tế phát triển cao và ổn định thông qua việc hình thành các liên kết kinh
tế quốc tế.
Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc
gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định
thỏa thuận về một số vấn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi
ích kinh tế cho các bên tham gia.
1.2. Nguyên nhân hình thành liên kết kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do khác biệt về trình độ phát triển, nguồn lực sản xuất giữa các
quốc gia thành viên nên các liên kết kinh tế quốc tế đã được hình thành nhằm
tận dụng lợi thế của các bên và tăng thêm sức mạnh cho các bên tham gia liên
kết. Tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước phát
huy đầy đủ ưu thế, tiết kiệm lao động xã hội, làm cho các yếu tố sản xuất được
phân bổ hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy kinh tế của mỗi nước và cả
khối liên kết phát triển.
Thứ hai, xuất phát từ hai mục đích: mong muốn mở rộng thị trường tiêu
thụ và dựa vào đồng minh để bảo hộ nên các nước đã tích cực tham gia và hình
thành các liên kết kinh tế quốc tế.
2
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, năng lực sản xuất đã tăng
liên tục với tốc độ đáng kể trong những thập kỷ qua không chỉ ở các nước phát
triển mà ở cả các nước đang phát triển. Một số nước đang phát triển thậm chí đã
đuổi kịp các nước tư bản, trở thành các nước công nghiệp mới (NICs). Vì vậy,

số lượng các nhà sản xuất, cung cấp tăng nhanh với năng suất cao, khả năng sản
xuất lớn, thị trường nội địa trở nên quá nhỏ bé so với khả năng sản xuất của họ,
cản trở sự phát triển của họ, khiến cho nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trở
nên ngày càng cấp bách. Phần lớn các quốc gia đều có mong muốn hang fhoas
của mình được xuất khẩu sang nước bạn một cách thuận lợi hơn nên đã cùng
nhau hợp tác trên cơ sở có đi có lại, cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan và
hàng rào phi thuế quan, cam kết với nhau thành lập liên minh để dành cho nhau
những ưu đãi, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và
tiến tới tự do hóa mậu dịch. Bên cạnh đó, sự bành trướng của các thế lực kinh tế
khổng lồ, bắt buộc các nước, đặc biệt các nước có nền kinh tế nhỏ phải tham gia
hoặc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế, nhằm tăng thêm sức mạnh kinh tế,
bảo hộ lẫn nhau, tăng thêm uy tín và tiếng nói của mình trên trường quốc tế.
Thứ ba, các vấn đề khu vực và toàn cầu hóa kinh tế là nguyên nhân thúc
đẩy sự hình thành kinh tế quốc tế. Do ngày càng phát sinh nhiều vấn đề lớn có
tính khu vực và toàn cầu về tài chính, kinh tế, các rào cản thương mại, kỹ thuật,
môi trường… một quốc gia nhiều khi không thể thực hiện được, chính vì vậy đã
dẫn đến sự phối hợp giữa các quốc gia và hình thành các liên kết kinh tế quốc tế.
1.3. Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area – FTA)
Đây là hình thức liên kết kinh tế trong đó hai hay nhiều nước thỏa thuận
cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong
buôn bán giữa các thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương
mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các
thành viên trong khối vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong
quan hệ với các quốc gia ngoài khối.
Lợi ích của khu vực mậu dịch tự do là:
3
Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích phát triển thương mại
nội bộ khối, nhằm thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển do việc
cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm giảm giá hàng xuất khẩu của các
nước thành viên trên thị trường của nhau, tạo cho chúng có lợi thế cạnh tranh

hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước không phải thành viên của khối.
Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế các thành viên trong quá
trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và
khuyến khích đầu tư nội bộ khối, bởi vì FTA tạo ra một thị trường thống nhất
rộng lớn hơn so với thị trường một nước nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn
sàng đầu tư khi có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn như vậy.
4
Phần 2
Tổng quan về CAFTA
2.1. Tiền đề cho sự ra đời của CAFTA
Trung Quốc và ASEAN đều là những nền kinh tế hướng ngoại. Mục tiêu
thu hút đầu tư hướng vào xuất khẩu được các quốc gia trong ASEAN và Trung
Quốc đặt lên hang đầu.
Tuy nhiên, những năm vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và Mỹ
giảm mạnh, những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Trong khi đó xuất khẩu của
Trung Quốc sang ASEAN chỉ chiếm 8% tổng khối lượng xuất khẩu quốc gia.
Rõ ràng là điều đó chưa phản ánh đúng tiềm năng của cả ASEAN và
Trung Quốc. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, liên kết giữa các
quốc gia, các khu vực ngày càng trở nên sâu rộng và chặt chẽ hơn. Việc hình
thành CAFTA sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn đứng đầu thế giới về quy mô
dân số và xếp thứ 3 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội sau EU và NAFTA.
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Trung Quốc tạo ra 1 khu vực
năng động, giàu sức cạnh tranh với các nền kinh tế lớn, hạn chế sự phụ thuộc
vào các tác nhân bên ngoài, thúc đẩy trao đổi thương mại nội khối. Trung Quốc
có thể nhập nguyên liệu thô từ ASEAN với giá rẻ trong khi ASEAN thâm nhập
vào thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc dễ dàng hơn.
2.2. Hiệp định Thương mại tư dọ ASEAN và Trung Quốc (CAFTA)
Năm 2000, trong hội nghị cấp cao ASEAN- Trung Quốc lần thứ 3 diễn ra

vào tháng 11/2000 tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ
động đề xuất xây dựng các biện pháp hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa ASEAN
và Trung Quốc, đặc biệt là ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do, với mục
tiêu tăng cường lien kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, nâng cao sức
cạnh tranh trên trường quốc tế.
5
Vượt qua những trở ngại ban đầu, các nước ASEAN đã đón nhận ý kiến
đó với thái độ tích cực.
Sau hơn 1 năm đàm phán, cuối cùng hiệp định thương mại tự do ASEAN
và Trung Quốc đã được kí kết ngày 4/12/2002 tại Phnom Pênh-Campuchia và
bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2010 đối với ASEAN-6 và đến 2015 đối với 4
nước ASEAN còn lại.
Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung
quốc gồm 16 điều, trong đó đáng chú ý ở những điểm sau
2.2.1. Chương trình thu hoạch sớm
A, Loại sản phẩm
Tất cả những sản phẩm trong danh mục sau sẽ nằm trong chương trình thu
hoạch sớm, trừ những sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ
Số thứ tự Loại
01 Động vật sống
02 Thịt và các bộ phận nội tạng
03 Cá
04 Sản phẩm sữa
05 Các sản phẩm khác từ động vật
06 Cây sống
07 Rau
08 Quả và hạt ăn được
B, Chương trình cắt giảm thuế
Tất cả các sản phẩm trong chương trình thu hoạch sớm sẽ được chia thành
3 nhóm sản phẩm để giảm thuế theo khung thời gian đã quy định trong phụ lục.

Tất cả những sản phẩm đã áp dụng mức thuế MFN là 0% vẫn giữ ở mức 0%. Tất
cả những sản phẩm đã giảm mức thuế MFN xuống 0% vẫn giữ ở mức 0%.
* Đối với ASEAN 6 và Trung Quốc:
Mỗi nước sẽ giảm thuế xuống còn 0- 5%, chậm nhất là ngày 1/7/2005, đối
với ít nhất 40% mặt hàng, đến ngày 1/1/2007 là 60% số mặt hàng. Các nước sẽ
6

×