Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.07 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
VÕ THỊ EM PI
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN THÁI HỌC
MỤC LỤC
Trang


 !"#
#$%&!'()!*+,-
.%/'0'*+,1
233'4,5!6
78",9:4,5!6
;<=>
8%/?@<<ABCDE<FDG8<AH<BI8JDK8<AH<DEL>BMG8
D,NOPQ9ORST5"OUVWW
D9ORP!X'0!Y9ORSZ
D9ORP!X[%\39]!6R#
D^_'()9`/T[9ORP#
O[)+P9]!6R#
#aZ,P[)+P9]!6RBP)P(.
#aZ,P[)+P9]!6Rb))9%c-d2.
#HXe([)+P9]!6RBP),-d22
8%/8JDK8<AH<DEL>DEfA>gDh=fiji8kClDmn>
oBpDBI8@8AC<AH<d


_q9%d
8,rs!b4![)+tT,sbud
9ve"w![)+b/x
80v%&w!5y*,TZ,-
v%&w!54(4]!bwz-
v%&w!5S4](-
#80)PP1
#Ds(%)r0!N%)rw!{1
#|D%&O}O|!0Xe]]%~1
8%/#8JDK8<AH<DEL>DEfA>gDh=fiji8@8m•>DK8
D€<A•8DEm>
#b_!RP,P,5)[)+*
#b_~%~
#b_$](!b_r](
#>RP,P,5
#?b!~P,5)[)+P#
#?bP,5#
#D~P,5#
##80)by'TZ,%&P,5)[)+PP.
##by'P,5.
##aZ,%&P,5.
?FDp2
DI<<ADi?JLd
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1 Chủ nghĩa hiện sinh, sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu
rộng trong văn học nghệ thuật, sau gần 20 năm hoạt động ở bề nổi, nay dần đi
vào thế chìm. Nó đã lắng lại trong tiềm thức của mỗi người. Ở Việt Nam, triết
học hiện sinh không còn là một thứ mốt cho người ta chạy theo. Nhưng nó
vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với nhiều nhà văn. Những tư tưởng về

nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và âu lo của chủ nghĩa hiện sinh, vẫn tìm
thấy sự đồng điệu trong tâm hồn những nhà văn khi họ đối diện với những đổi
thay lớn lao của đất nước và thời đại. Và chủ nghĩa hiện sinh được đón nhận
theo nhiều chiều hướng khác nhau: có người tán dương, có người chê bai nó,
có người phát triển nó theo hướng tiêu cực, quá đà Chính sự đa dạng và
phức tạp trong cách tiếp nhận ấy đã dẫn đến những cách đánh giá, nhìn nhận
tương đối nghiêm khắc và đôi chỗ không công bằng với thuyết hiện sinh.
Nhà văn nhìn cuộc sống không như những triết gia nhưng trong tác
phẩm của họ mang màu sắc triết học đó là vấn đề cảm quan. Cảm quan có sự
hòa hợp cảm quan cá nhân và cảm quan thời đại. Hiểu về cảm quan sẽ giúp
người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình sáng
tác và những tư tưởng về thế giới, con người tác giả muốn gửi gắm.
Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ, gắn liền với chủ nghĩa phi duy
lí đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul
Sartre, Marcel Proust Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có thể
thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến Việt Nam, mặt
khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại cảm quan hiện
sinh đã nảy sinh và mang những nột riờng do hoàn cảnh xã hội đất nước quy
định. Nó đem đến cho văn học, những điều vừa quen vừa lạ.
1
Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hoá mới, với những hoang mang và
cảm thức thời đại đã trở thành những cây bút sung sức và khát khao thể hiện
mình. Truyện ngắn đã tạo môi trường cho các cây bút thể nghiệm những đổi
mới của mình, từ nội dung đến hình thức. Bởi truyện ngắn đã gắn liền với
người đọc và các nhà phê bình luôn thường xuyên ngay từ buổi đầu thời hiện
đại. Niềm say mê được hiểu biết, đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò
xét cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống sự lãng
quên của con người; khiến nó luôn giữ cái thế giới sự sống dưới nguồn sáng
rọi thường trực.
Nhưng với những cách tân độc đáo của truyện ngắn,nó mang đậm dấu

ấn của mỗi cá nhân, truyện ngắn đã vượt khỏi những khuôn mẫu. Để tiếp cận
truyện ngắn, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tâm thức. Đặc biệt trong thời
kì, cảm thức hiện sinh ngày càng đậm nét và phát triển rực rỡ trong văn học
qua những tên tuổi lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Thuận.
Thực chất, cảm quan hiện sinh, không chỉ tác động, làm biến đổi nội
dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của truyện
ngắn. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của thể
loại nền tảng trong văn học.
1.2 Tạ Duy Anh là cây bút được chú ý nhiều. Cảm thức hiện sinh là
đóng góp độc đáo trong truyện ngắn tác giả này. Tạ Duy Anh văn chương có
thể xếp bên những tên tuổi lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh Đoàn Minh
Phượng.
Cách viết của Tạ Duy Anh có phong cánh đặc biệt đã mang đến cho
truyện ngắn những dấu ấn riêng. Cảm thức hiện sinh là nét đặc sắc trong sáng
tác của Tạ Duy Anh, đó là cơ sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung
đến nghệ thuật truyện ngắn.
2
Luận văn nghiên cứu: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ
Duy Anh giúp chúng ta có một cách nhìn mới khi tìm hiểu những truyện ngắn
của tác giả này. Từ đó có thể gợi ý một cách tiếp cận cho những truyện ngắn
hiện nay. Những truyện ngắn mang những ám ảnh bi đát về thân phận con
người.
Cho đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra
những tác phẩm gây chấn động văn đàn.Ông đã cho chúng ta thấy được sự
tiến bộ, tích cực, đem lại niềm tin yêu cuộc sông cho con người cũng như các
tác gia khác, Tạ Duy Anh đã góp phần làm cho vị thế của chủ nghĩa hiện sinh
tìm lại chỗ đứng cho mình.
Chính vì tất cả những điều trên đã thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài
này để triển khai nghiên cứu, nhằm góp phần những giá trị không thể phủ

nhận của dòng văn học hiện sinh (đối tượng nghiên cứu cụ thể là truyện ngắn
của Tạ Duy Anh). Dựa trên cơ sở những công trình của những người đi trước,
chúng tôi muốn đưa ra một cách nhìn mang tính khái quát về sự hình thành
những giai đoạn phát triển cũng như thoái trào của chủ nghĩa hiện sinh. Tất cả
những điều đó sẽ được soi sáng từ bình diện lý thuyết hiện sinh từ gốc nhìn
thực tiễn trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh từ 1986 đến nay.
2. Lịch sử vấn đề
Lý thuyết hiện sinh ra đời ở phương Tây, khi vào Việt Nam nó đã ảnh
hưởng trong sáng tác của nhà văn, cũng như của bạn đọc. Lý thuyết ra đời đã
làm thay đổi hệ hình và tư duy của nhà văn và công chúng đọc giả.
Nghiên cứu về Chủ nghĩa hiện sinh, rất nhiều nhà phê bình và bạn đọc
đã có nhiều đánh giá và nhận định.
Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã tập hợp trong phạm vi
những công trình có liên quan đến đề tài và tam thời chia thành 2 loại sau đây:
Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài và những cong trình liên quan
trực tiếp đến đề tài.
3
2.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài.
- Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện đầu thế kỉ XX, được các nhà triết học
hiện sinh phát biểu trong các công trình của mình. Husserl viết “Hiện tượng
học”, Heidegger viết “Triết học sinh tồn”, tác giả Sartre cũng viết “Hiện sinh,
một nhân bản thuyết”.
- Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ.
Nó nhanh chóng trở thành một phần trong đời sống qua sự phổ biến của báo
chí. “Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học, Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có
những bài viết hay số báo đặc biệt về trào lưu triết học và văn học này cùng
những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre, Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu
quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ lực dịch thuật ngày càng sâu
rộng những đứa con tinh thần của các tác gia hiện sinh. Về lý thuyết là các
công trình cuả F.Nietzsche, K.Jaspers, M.Heidegger, J P. Sartre…Về sáng

tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A.Camus, J P.Sartre, S.de Beauvoir,
F.Sagan…
- Ngay từ 1942, Công trình của Nguyễn Đình Thi “triết học Nietzche”
đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ
nghĩa hiện sinh.
- Dẫu là một trào lưu triết học đến muộn nhưng không ai có thể phủ
nhận triết học hiện sinh đã để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống tinh
thần của cả một thế hệ (ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến miền Nam Việt
Nam những năm 50,60 ).Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương cho rằng : “Để
chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập có ảnh hưởng rộng rãi
nhất trong lý luận và sáng tác văn học miền Nam Việt Nam những năm 1954-
1975,có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ đề hiện sinh ” .Ông cũng
là một trong những người đầu tiên bàn đến những chủ nghĩa hiện sinh ở miền
Nam Việt Nam trên bình diện lý thuyết,cung cấp cho người đọc một cái nhìn
toàn cảnh chủ nghĩa hiện sinh.Một số nhà nghiên cứu khác bắt đầu quan tâm
4
đến việc thẩm bình,đánh giá những biểu hiện của tinh thần hiện sinh thể hiện
trong tác phẩm văn học, trong đó có thể kể đến Tuệ Sỹ với “ Chiến tranh,tình
yêu và hoài niệm truyện ngắn Võ Hồng”, Trần Nhật Tân với “Đêm và biện
chứng vĩnh cửu trong thơ Nguyên Sa”, Huỳnh Phan Anh với các bài viết về
Thanh Tâm Tuyền trong “Đi tìm các tác phẩm văn chương”…
- Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên tạp chí Bách Khoa, dưới bút
hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa
hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB
Thời mới, Sài Gòn, 1967, tái bản 1968). Tác giả đã trình bày tổng quan về
triết học hiện sinh với những đề tài chính và hai ngành: hiện sinh hữu thần và
hiện sinh vô thần. Tác giả đi sâu phân tích những quan niệm của các triết gia
tiêu biểu với Kierkegaard, Nietzsche, Husserl, Jaspers, Marcel, Sartre và
Heidegger
- Tác giả Lê Tôn Nghiêm cũng có nhiều công trình chuyên viết về triết

học Heidegger: “Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương”
(NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1970).
- “Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường triết lý từ Kant đến
Heidegger” (NXB Trình Bầy, Sài Gòn, 1970).
- Nguyễn Văn Trung được nhiều người biết đến với những công trình
nghiên cứu bàng bạc tư tưởng hiện sinh, đặc biệt là J. P. Sartre.
Theo tác giả: “chưa có một trào lưu văn học nào như văn học hiện sinh
mà chỉ trong thời gian ngắn đã cho ra đời một khối lượng lớn đến thế .” Văn
học hiện sinh: “quan niệm kiếp người là một bất đắc dĩ, là một thảm kịch, là
thất bại, vì vậy nó mang nặng chủ nghĩa bi quan xa lạ với chủ nghĩa lạc quan
cách mạng” Vì thế, nó ít có những tác phẩm lớn, ít giá trị nhân văn.
- Sau 1975,tâm thức hiện sinh trong văn học vẫn là vấn đề thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,mà một những lý do chính yếu có lẽ là
ở tính chất phức tạp và đa chiều trong việc tiếp nhận nó .Có thể kể đến
5
Nguyễn Thành Thi với “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp”.
- “Trần Hoài Anh với “Tâm thức trong thơ hiện sinh trong thơ Cát Du”
- Hải Bằng với “Tư tưởng lãng mạn,hiện sinh, siêu thực trong thơ Việt Bằng”
- John C.Schafer với “Cái chết,Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong
nhạc Trịnh Công Sơn”…
- Thảng hoặc cũng có người quan tâm đến việc tìm hiểu những ảnh
hưởng của tiết học hiện sinh đối với văn học đô thị miền Nam 1954-1975
(công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Nga với nhan đề “Sự hiện diện
của tiết học và văn học hiện sinh ở đô thị niềm Nam 1954-1975”)
- Hay chú ý đến khuynh hướng phê bình hiện sinh ở niềm Nam những
năm 50,60 (Trần Hoài Anh với “Khuynh hướng phê bình hiện sinh ở đô thị
niềm Nam 1954-1975”).
- Năm 1989 trong tác phẩm “ Mấy trào lưu triết học phương Tây”, tác
giả Phạm Minh Lăng đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa

hiện sinh: vũ trụ, con người và đời người dưới con mắt của chủ nghĩa hiện
sinh. Nhưng góc nhìn của tác giả vẫn còn giới hạn trong nhận thức phê phán.
- Năm 2002, Thụy Khuê với bài “Nỗi đau hiện sinh trong Bướm trắng”,
tác giả đã trình bày những chủ đề ẩn trong Bướm trắng về tính chất phi lý của
cuộc đời, về vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận, về sự sa đọa của con người - những
đề tài chủ yếu của hiện sinh đều có mặt trong tác phẩm của Nhất Linh.
- Đáng chú ý là năm 2006, Nguyễn Tiến Dũng với công trình nghiên
cứu “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam”. Tác giả đã làm
rõ vấn đề trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh. Đồng thời đã khái quái sự ra
đời, phát triển và quá trình hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam, từ
đó chỉ ra những dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong một số tác giả tiêu biểu:
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp…
6
- Hay là công trình của Huỳnh Như Phương “Chủ nghĩa hiện sinh ở
miền Nam (1954-1975)” cũng đã khẳng định chủ nghĩa hiện sinh có ảnh
hưởng rất lớn đến văn học đô thị miền Nam.
- Trong công trình “ Văn học phi lí ” PGS Nguyễn Văn Dân có nhận
xét rằng “ Trong nền văn học Việt Nam hiện đại,chúng ta thấy trong tác phẩm
của Phạm Thị Hoài có bóng dang của Kafka và Camus khá rõ nét”.
Cùng với quá trình đổi mới, quá trình toàn cầu hóa, những tác phẩm
của những triết gia hiện sinh trở nên quen thuộc với đông đảo độc giả Việt
Nam.
- Vấn đề nghiên cứu cảm thức hiện sinh, thực chất không phải là vấn đề
mới mẻ. Trong những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, nhiều nhà nghiên
cứu đã nhắc đến cảm quan bi đát về thế giới và con người của những triết gia
hiện sinh. Trước cuộc sống của con người, sự bất lực của nhận thức, con
người luôn lo âu và bất an. Thế giới trở nên xa lạ và bí ẩn.
- Khi nghiên cứu về vấn đề hậu hiện đại, sự đổi mới của truyện ngắn
vấn đề con người hoài nghi, vô minh, những trải nghiệm và cảm nhận chua
chát ê chề về thân phận được nhắc tới. Thực chất, nó rất gần gũi với cảm quan

hiện sinh.
- Mặc dù những công trình trên không liên quan trực tiếp đến đề tài
nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc đinh hướng và gợi mở trong việc
nghiên cứu nội dung lý thyết của đề tài.
2.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam sau 1975_Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy, nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh cao truyện ngắn
Tạ Duy Anh “có những truyện ngắn, chỉ mươi trang thôi mà sức nặng còn
hơn tiểu thuyết trường thiên ”
- Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Nhật Thu với đề tài " Thế
giới nghệ thuật truyện ngắn Tạ Duy Anh ” cũng nói rằng văn Tạ Duy Anh
7
chứa đựng những triết lí cuộc sống, những mới mẻ về số phận con người, nổi
đau khổ và lòng hi sinh, tình yêu và sự khát khao hạnh phúc.
- Trong bài “ Tạ Duy Anh phát hiện một truyện ngắn trữ tình hiện đại
trong một lời ca cổ xưa ’’rằng
- Bố cục: Không chỉ chặt chẽ về kết cấu mà còn triển khai thể hiện nội
dung, ý tưởng. Đưa người đọc nhập cuộc ngay từ đầu nhưng lại không cho họ
dễ dàng khi bám theo nội dung.Trong bài “Dấu ấn hiện đại hóa trong Văn học
Việt Nam sau 1986 ” Phùng Gia Thế viết : “Đọc Tạ Duy Anh có thể nhận sự
khai thác tinh tế đến run rẩy các điểm nhìn, sự chồng xếp các lớp thời gian, sự
soi chiếu, góc nhìn khác nhau, các mô típ chủ đề, nhân vật Những cách tân
nghệ thuật đó phải chăng đã ít nhiều làm thay đổi cách đọc văn học của công
chúng và cũng từ đây bao ngỏ ngách của đời sống được xới lật bao tầng, vỉa
tâm thức của con người được khám phá nhiều tìm tòi thử nghiệm được chứng
thực ”
- Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Đây là một cuốn tiểu thuyết rất
quan trọng… thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người
nông dân Việt Nam”. truyện ngắn “Bước qua lời nguyền” và ngay lập tức
được giáo sư Hoàng Ngọc Hiến mượn tên truyện này để khái quát: “Có một

dòng văn học bước qua lời nguyền”. Và được tôn vinh như một cột mốc mở
ra dòng văn học bước qua lời nguyền.
- Thụy Khuê Ảnh hưởng Dostoievski, Tạ Duy Anh ngày càng đào sâu
những vực thẳm của tội lỗi, tìm hiểu những biến thể của tội ác, thăm dò từng
nguồn phát sinh để thử trả lời câu hỏi: tại sao nó thế này mà không thế kia.
- Đi sâu tìm hiểu tác phẩm của Tạ Duy Anh, tôi thấy nó đặt ra được
những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống chứa đựng những giá trị thẩm mỹ mới
mẻ của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm hiện thực về con
người cho đến cách tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu
8
Các tác phẩm của Tạ Duy Anh nói chung và truyện ngắn của ông nói
riêng còn được lí giải trong văn là cái hiện thực được tạo ra bằng phí lí, bằng
cái được coi là biểu hiện quan trọng của đổi mới nghệ thuật tự sự, qua dó làm
toát lên giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn nói . Bên cạnh đó những
đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông mang nhiều yếu tố mới lạ. Cho
đến nay, Tạ Duy Anh vẫn không ngừng miệt mài sáng tác ra những tác phẩm
gây chấn động văn đàn.
- Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan thì hầu như các nhà nghiên cứu
cũng như Tạ Duy Anh cũng chưa phác họa được một bức tranh toàn cảnh về
diện mạo của văn học hiện sinh ở Việt Nam. Mỗi bài viết mỗi công trình của
họ có thể là sự thẩm thấu rất sâu về tâm thức hiện sinh được thể hiện trong
một tác phẩm hay số tác phẩm nào đó, chúng đặt cạnh nhau, người đọc không
thể hình dung ra một cái gì trọn vẹn. Chính vì vậy, thiết nghĩ một công trình
mang tính chất thu thập và xâu chuỗi những mảnh nhỏ, lẻ để tiến đến bao quát
được diện mạo của văn học hiên sinh ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi và
mang tính khoa học cao.
- Tuy nhiên, cũng do giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đặt ra nhiệm
vụ khảo sát và thẩm bình, đánh giá về những biểu hiện của cảm thức hiện sinh
trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Tập truyện ngắn chọn lọc của Tạ Duy Anh là những trải nghiệm và
suy ngẫm của chính nhà văn trên chặng đường “xuôi ngược trần gian”. Với
thủ pháp nghệ thuật độc đáo của một ngòi bút đầy tài năng. Trên cơ sở đó,
đối tượng khảo sát là tập truyện ngắn chọn lọc của nhà văn họ Tạ. Như:
Bước qua lời nguyền (1989); Luân hồi (1994); Truyện ngắn Tạ Duy Anh
(2003); Bố cục hoàn hảo (2004)…
9
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh tập trung ở cả
hai phương diện: Nội dung và nghệ thuật.
Tìm hiểu cảm thức hiện sinh trong các sáng tác của ông. Qua đó để làm
rõ những nỗ lực trong quá trình khám phá những dấu ấn của chủ nghĩa hiện
sinh của tác giả.
Mặt khác, thấy được cảm quan riêng của mỗi nhà văn về thế giới và
con người để chỉ ra cái mới trong những truyện ngắn này. Từ đó, chúng tôi
muốn góp một hướng nghiên cứu mới về những truyện ngắn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài chúng tôi đã vận dụng các phương pháp
và thao tác sau đây:
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp.
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Phương pháp này giúp cho
việc nghiên cứu, tìm hiểu giá trị của các hình tượng, sự kiện, chi tiết,…từ đó
khái quát nên những đặc điểm chung về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ
thuật.
4.2 Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp này sẽ giúp việc tìm hiểu, phân loại các kiểu loại nhân
vật, cốt truyện, không gian, thời gian khi nghiên cứu truyện ngắn của Tạ Duy
Anh dưới gốc nhìn cảm thức hiện sinh.
4.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh.

Phương pháp này nhằm làm nổi bật điểm chung và đặc biệt là điểm
riêng, độc đáo trong truyện ngắn Tạ Duy Anh với các sáng tác của các tác giả
khác trong thời kỳ này về các mặt đề tài, chủ đề, nhân vật, không gian nghệ
thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật.
10
4.4 Phương pháp cấu trúc hệ thống.
Dựa vào những truyện ngắn của Tạ Duy Anh để khảo sát cảm thức hiện
sinh như là một chỉnh thể, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau giữa
nội dung và hình thức một cahcs hoàn chỉnh, cấu trúc chặt chẽ mang tính hệ
thống.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các thao tác nghiện cứu như: tổng hợp, phân
tích, liên nghành… để làm sáng rõ mối quan hệ giữa triết học hiện sinh và
tâm thức hiện sinh trong văn học, cũng như bổ trợ cho các phương pháp
nghiên cứu chính nêu trên.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn dự kiến sẽ đem lại những đóng góp
sau đây:
• Góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc trong truyện ngắn.
• Luận văn thông qua lý thuyết hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy
Anh để làm rõ và tường minh thêm những vấn đề lý thuyết mà trước đây còn
rất trừu tượng, chưa nhận thức được, giúp người đọc hình dung được rõ hơn.
Luận văn trở thành tư liệu cho những ai muốn đọc và nghiên cứu tạo
nên tiền đề để phát triển.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN và phụ lục, phần NỘI DUNG được
chia làm 5 chương:
Chương 1: Khái niệm về triết học hiện sinh và cảm thức hiện sinh
trong văn học.
Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh qua
chủ đề, hình tượng nhân vật và các mệnh đề hiện sinh.

Chương 3: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh qua
các phương thức thể hiện đặc trưng.
11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH
VÀ CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC
1.1. Thuyết hiện sinh - triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX.
1.1.1. Triết học hiện sinh và sự phá vỡ của triết học cổ điển.
Triết học hiên sinh ra đời đã đả phá một cách mạnh mẽ và cương quyết
khước từ con đường mà triết học cổ điển đã lựa chọn. Nếu như triết học cổ điển
khuyến khích con người quên mình đi để mãi mê tìm hiểu những lẽ huyền vi của
tạo hóa thì triết hiện sinh lại khuyến khích con người suy nghĩ về thân phận và
định mệnh của mình .Với triết học cổ điển, con người không có chỗ đúng riêng,
không hiểu con đường mình nên đi và những gì đang đợi mình phía trước.Chính
bởi vũ trụ to lớn quá nên lấn át hết tất cả và thời kì cổ điển cính là thời kì mà
con người dường như bị bỏ quên . Thậm chí,con người cho rằng triết học cổ điển
thực chất chỉ là một trá hình của khoa vật lý. Mang nặng những suy luận duy
lí,Ngược lại, triết hiện sinh bằng con đường mới giản dị và gần gũi đã làm nên
công việc mà chưa từng một triết thuyết nào làm được, đó là đưa triết lí vào đời
sống và hướng dẫn đời sống bằng những suy nghĩ triết học …
• Triết học hiện sinh - triết học về con người.
Đề tài duy nhất của triết hiện sinh là con người tại thế, con người với
những điều kiện sinh hoạt nhất định và định mệnh độc đáo của con người .Từ
bỏ con đường cũ của triết học cổ truyền .không theo đuổi công việc tìm
những nguyên nhân cao nhất của vạn vật nữa, triết hiện sinh chỉ chủ trọng đến
thân phận con người,tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống và cái chết .Không gì tha
thiết với con người bằng chính con người và khoong có gì dễ hiểu hơn .Cho
nên có thể nói triết học hiện sinh là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh và nói
tắt là triết học về con người.

12
1.2. Triết học hiện sinh và sự ảnh hưởng của nó trong vă học.
1.2.1. Từ những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh
Những phạm trù cơ bản của triết học hiện sinh có thể kể đến là:
- Buồn nôn
-Phống thể
-Ưu tư
-Tự quyết
-Độc đáo
1.2.2 Đến cảm thức hiện sinh trong văn học.
Những phạm trù của triết hiện sinh dã mang lại nguồn cảm hứng dồi
dào và tươi mới cho văn chương, bởi trong mọi thời đại, con người và thân
phận của nó vẫn là đè tài vĩnh cửu của văn học .Khi bàn về con người với tất
cả những gì liên quan đến con người .triết học và văn học dường như đang
đồng quy tại một điểm .Tuy nhiên, nếu triết học bàn bạc bằng luận lí thì văn
chương lại có con đường riêng của mình –con đường ngôn ngữ và hình
tượng.Trong văn học hiện sinh,con người là một thể nhỏ bé bị nén vào một
thế giới rộng lớn .Ở đó, họ hoàn toàn cô dơn và không có điểm tựa .Nietzsche
tuyên bố thượng đế đã chết và con người được tự do, nhưng cái tự do ấy, họ
chênh chao như con diều không dây, chẳng có nơi bám víu. Mà cõi người đầy
rẫy những sự vô nghĩa lý, lầm lầm lì lì như một cái rễ cây, một đám rêu, một
đống rác…(quan điểm hiện sinh phi lý của sartre).Để vượt lên những cái tầm
thường đó, con người phải dám gánh vác lấy định mệnh của mình .Chịu ảnh
hưởng quan điểm hiện sinh và siêu việt của Jaspers, rong văn học hiện sinh
xuất hiện những con người tuy được sinh làm người nhưng chưa vươn tới
mức hện sinh, sống vô ý thức như cấy cỏ, cầm thú, sống nô lệ dư luận, nô lệ
những tập quyền, nô lệ đoàn thể.Họ chỉ là những đơn vị người, chưa phải là
nhân vị tự do bởi học ý thức sâu xa về quyền tự do cũng như về trách nhiệm
làm người của mình . Họ cố thể và thường là phải chống lại số đông để khẳng
13

định cái độc đáo của mình, họ lắm lúc phải chấp nhận tổn thương để bảo toàn
con đường mình đã chọn .Ở điểm này, văn học hiện sinh đã tiếp thu sâu sắc
quan điểm của Jaspers và cũng là của Nietzsche khi ông phát biểu “Người ta
chỉ yêu cuộc sống khi nguwoif ta biết ghét nó.Và muốn thu hoạch một mùa
sống phong phú và ý nghĩa thì phải dám sống một cách nguy hiểm”.
Cũng có lúc, cái ý thức chủ thể được phát huy thái quá dẫn con người
đến những hành cực đoan, lầm lạc, mang tính chất nổi loạn . kiểu con người
siêu nhân với ý thức hùng cường là điểm mới mẻ nhưng đồng thời cũng có lã
là một hạn chế trong quan điểm của Nietzsch một khi nó bị đẩy đến quá
ngưỡng (Muốn mạnh phải là kẻ ác …)
1.3. Biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện đại.
1.3.1 Biểu hiện của cảm thức hiện sinh trong văn học đô thị miền
Nam trước 1975
Nếu như một thế hệ thanh niên trí thức phương Tây, đặc biệt ở Pháp đã
từng rơi vào cuộc khủng khoảng về tinh thần sau đại chiến thì ở niềm Nam
Việt Nam những năm 50,60 cũng xảy ra tình trạng tương tự .Giới trí thức
cũng như tầng lớp thanh niên trẻ chán ngán,hoài nghi,thất vọng, mất phương
hướng trong cuộc sống là mảnh đất thuận lợi để những hạt giống hiện sinh
ươm mầm và nảy nở .Có thể nói. Nếu không có hoàn cảnh lịch sử dặc biệt
trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa hiện sinh chưa hẳn đã trở
thành một trào lưu bắt rễ ăn sâu và nở rộ trong đời sống tinh thần của đô thị
miền Nam những năm 1975 như chúng ta đã thấy
Thơ ca đô thị niềm Nam viết nhiều về sự vô định,mong manh, hư vô
của kiếp người về cái chết,nỗi buồn đau trĩu nặng,sự xa lại của thế nhân, sự
đổ vỡ của niềm tin và mơ ước .Những tác giả tiêu biểu cho thơ ca mang
khuynh hướng hiện sinh là Bùi Giáng,Nguyên Sa,Đinh Hùng,Thanh Tâm
Tuyền,Mai thảo,Nhã Ca…Thơ Bùi Giáng đau đáu về thân phận dâu bể cùng
con người cùng nỗi hoài nghi về số kiếp về bản thể của chính mình (ta là ai,ta
14
từ đâu lại ?).Thơ Thanh Tâm Tuyền chìm đắm trong nỗi đau cô đơn luôn vang

lên lời khẩn cầu tha thiết của kẻ đi tìm bản thể và nhân vị của mình .Trần Dạ
Từ suy tư nhiều về kiếp người bọt bèo và cuộc đời vô định .Nhìn chung thơ ca
niềm Nam 1954-1975 là thơ ca một thời dằn vặt suy tư đau khổ .Những dằn
vặt suy tư dau khổ ấy chịu ảnh hưởng rõ rệt của tư tưởng hiên sinh .Nỗi buồn
đâu ssongs trong nỗi chết được nhắc lạ nhiều lần và kiếp người chỉ là “Chân
bé nhỏ đi trong sầu bão lớn”
Cùng thơ ca văn xuôi niềm nam thời kì này –đặc biệt là thể loại tiểu
thuyết-Cũng mang màu sắc hiện sinh rõ nét .Dưới ánh sáng của triết học hiện
sinh, tiểu thuyết thể hiện những cảm nhậ sâu sắc và xót xa về thân phận bi đát
của con người trong thế giưới phi lý .Trong sự vô nghĩa, chán chường của
cuộc đời, các nhân vất tiểu thuyết đã vùng vẫy chống trả tuyệt vọng . Họ
muốn chống lại sự phi lý, muốn tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời để
thoaits khỏi trình trạng buồn nôn, thoát khỏi vũng cát lầy của cuộc tồn sinh.
1.3.2. Sự đa dạng của cảm thức hiện sinh trong văn học Việt nam
sau 1975
Đã có một thời gian dài, đến non một thế kỷ, văn học tập trung xây
dựng những con người điể hình của thời đại mới. Tất cả hương về cuộc sông
chung, về tình cảm lớn như tình đồng chí,tình dân quân, tình cảm đối với quê
hương đất nước vì thế, những tiếng nói cũng như những tâm tư nghuện
vọng của cá nhân chưa được văn học quan tâm phản ánh đúng mức. Nhưng kể
sau từ khi cuộc chiến tranh kết thúc, những vấn đề lớn, những tình cảm lớn
thuộc về một thời đã nhường chỗ cho những vấn đề cá nhân. Sáng tác và phê
bình không còn bị câu thúc một cách chặt chẽ như những năm tháng cả nước
đang trong lò lữa chiến tranh. Những vấn đề trước đây thuộc về “ vùng cấm”
nay được phơi bày và hòa quyện vào sự thật “bước qua lời nguyền”. Tất cả
nhưng gì gọi là nổi đau, mất mát, bi kịch được chủ nghĩa hiện sinh xoáy sâu
15
vào, để người đọc luôn đặt ra những câu hỏi: con người là ai, con người phải
sống như thế nào với hai chữ con người, con người sẽ đi về đâu?.
Cuộc sinh tồn không có gương mặt của anh hùng mà đầy rẫy những sự

vô nghĩa lý, ít trung thực, đầy giả dối, vụ lợi, mưu toan. Con người bơ vơ, nhỏ
bé, lạc lõng như bị gửi đến từ một thế giới khác và không tồn tại về cái nơi
mà họ đang tồn tại. “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài là một điển hình, hay nhân
vật Chương trong “ Con gái thủy thần” của Nguyễn Huy Thiệp hoài công đi
tìm Mẹ Cả,nhưng đau đớn nhận ra Mẹ Cả chỉ là huyền thoại Nghĩa là con
người cô đơn trong hành trình vác lấy cái định mênh của mình, gánh lấy thân
xác và linh hồn của chính minh giữa cuộc đời.
Chúng ta thường bắt gặp những đoạn xạ này của triết học hiện sinh
trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Y Ban, Thuận, Đoàn Minh Phương
16
Chương 2
CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH QUA CHỦ ĐỀ,
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT VÀ CÁC MỆNH ĐỀ HIỆN SINH
2.1. Những chủ đề đặc trưng.
2.1.1. Cuộc tồn sinh vô nghĩa lí và cảm thức “buồn nôn”.
Đây là một trong những quan điểm cơ bản trong triết học hiện sinh phi
lý của Sartre. Ông là người đưa ra khái niệm buồn nôn và khai thác nó một
cách tài tình. Con người chưa ý thức về nhân vị và định mệnh của mình thì
chỉ là những cá vị người, là những “người ta” (theo cách gọi của Heidegger)
vô danh và vô vị. Như nhân vật Gã trong Bố cục hoàn hảo vô định không biết
mình là ai, là người như thế nào "- Trong đêm anh sẽ là người như thế nào?
- Anh không biết. Gã cố nén xuống một cái gì đó không thể hiểu nổi "
[tr.287]. Trong một thế giới vô nghĩa lý, những mối quan hệ cũng trở nên vô
nghĩa lý một cách kỳ lạ và phi lý.
- Nỗi cô đơn luôn xuất hiện thường trực trong con người của xã hội
hiện đại, mà có lúc, trong truyện ngắnTạ Duy Anh, nó bị đẩy đến mức phi lý
và nhân vật của ông có xu hướng chuyển dần sang kiểu nhân vật phi lý. Nhân
vật Bùi Bằng Hữu trong Dịch quỷ sứ, nhân vật Tôi trong Người khác, hay
nhân vật Tôi trong Bước qua lời nguyền là nạn nhân là người "đã nếm trải nổi

khổ đau của những cấm phi lý và phi nhân tính " [tr.163]
- Đặc trưng của kiểu nhân vật này là luôn mang trong mình trạng thái
hoang mang, nơm nớp lo sợ. Nỗi sợ bắt nguồn từ nỗi ám ảnh hiện thực đầy
nhiễu nhương, đầy tai ương, hiểm họa bởi đi cùng với sự phát riển như vũ bão
của xã hội hiện đại là những vũ khí hủy diệt, lò thiêu người, hố chôn tập thể…
(Đi tìm nhân vật).
17
- Các nhân vật luôn nằm trong tâm lí sợ hải như trong Ngôi nhà của
cha tôi là căn nhà được thiết kế kì dị, thường đậm dấu ấn nổi sợ hãi của chủ
nhân nó. Nhân vật "Tôi" cũng như một tác phẩm thuộc về cái thế giới ẩm ướt
đó "Từ rất bé tôi đã khốn khổ mong đợi của tôi" [tr.203] nhân vật Vinh
trong Dưới đáy vực, hay trong Gã thọt
- Tâm trạng thấp thỏm lo âu của người cha trong Luân hồi, Một chuyện
cười hay cặp tình nhân trong Lạc loài
- Tất cả họ đều nơm nớp lo sợ về những điều phi lý và khi đó họ hoang
mang và hoản loạn không kiểm soát được hành động của mình
2.1.2. Hành trình dấn thân và cảm thức cô đơn.
- Là hành trình dấn thân để làm một con người thực thụ trong xã hội
không chỉ có người mà còn lắm ma nhiều quỷ, trong cái cô đơn tận đáy lòng
vì không ai yêu thương và chia sẽ con người hoàn toàn cô đơn trong hành
trình gánh vác lấy thân xác và linh hồn của chính mình.
- Như trong Mưa Nhã Nam (Nguyễn Huy thiệp ), Đề Thám cho rằng “
làm người chỉ có một lần/làm người thật là khó” hay trong Không có
vua(Nguyễn Huy Thiệp ) nhân vật Sinh khẳng định “ làm người nhục lắm”
- Trong mỗi thành viên trong Luân hồi (Tạ Duy Anh ), là mỗi óc đảo
riêng,không chia sẽ,không đồng cảm. Nhân vật "Tôi sinh ra từ những cơn
mưa. Vào một đêm sâu thẳm nào đó, trong nổi cô đơn khủng khiếp, cha tôi
lang thang đi tìm một Miền khô ráo Chiếc giường tre nấc lên bởi cuộc báo
thù số phận, bởi nỗi đau đớn triền miên không thể giải thoát bắt đầu làm
nên số phận tôi " [tr.133]

- Nhưng trước những trải nghiệm nhọc nhằn, đau khổ họ vẫn dấn thân
đi tìm cái đẹp, chân lý,ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Họ đeo đưởi giấc mơ
mình đến tận cùng Bước qua lời nguyền nhân vật cậu Tư và Quý Anh gạt bỏ
hận thù, vượt qua lời nghuyền để tìm kiếm tình yêu đích thực và trong sáng
18
của chính mình hay nhân vât tôi trong Lãng du (Tạ Duy Anh ) theo đuổi giấc
mơ đẹp thời thơ ấu
- Các nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh hầu hết là những con
người ra đi: Bước qua lời nguyền, Lãng du, Luân hồi họ ra đi để thực hiện
những khao khát vươn tới những điều lớn lao tốt đẹp hoặc chí ít cũng là để
tìm kiếm những điều mà bản thân họ chưa từng có trong cuộc đời
2.2. Các hình tượng nhân vật tiêu biểu.
2.2.1. Hình tượng nhân vật lạc loài,vô nhân tích.
- Đây là kiểu nhân vật không tìm được sự tương giao. Tương thông với
thế giới xung quanh và vì vậy họ cô đơn và đau khổ, sự khác biệt đó đôi khi là
do thiên phú mà cũng có thể họ tự tách biệt mình ra khỏi số đông
- Trong Truyền thuyết viết lại và Thiên Thần và ác quỷ (Tạ Duy Anh )
chị Thư bị đời ruồng bỏ bởi chính sắc đẹp của chị, Quý Anh (Bước qua lời
nguyền ), Chị Túc (Xưa kia chị đẹp nhất làng) đều là những người phụ nữ cô
đơn và đau khổ
Những nhân vật trong truyện ngắn Luân hồi các nhân vật gắn với nhân
vật cô đơn từ kiếp trước và còn kéo dài triền miên đến kiếp sau
Nhân vật " Tôi sinh ra từ những cơn mưa. vào một đêm sâu thẳm nào
đó, trong nổi cô đơn khủng khiếp, cah tôi lang thang đi tìm một Miền khô
ráo ,bởi nổi đau đớn triền miên không thể giải thoát làm nên số phận
tôi " [tr.133]
- Nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền “ bỗng dưng tôi cảm thấy
cô đơn” chú Hổ trong Vòng trầm luân
2.2.2. Hình tượng nhân vật nổi loạn.
- Ý thức mạnh mẽ về chủ thể và thái độ dấn thân của con người là

nguyên nhân dẫn đến tính chất nổi loạn, nhiều khi đến đọ cực đoan của một
số nhân vật trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
19
- Sự nổi loạn này thể hiện ở nhiều góc độ nhưng chủ yếu là hằn ró trong
tâm thức hưởng thụ hạnh phúc, tình yêu và cả tình dục của các nhân vật
- Xuyên suốt các tác phẩm của Tạ Duy Anh là nhân vật “Tôi” là đưa
đứa con ngang ngạnh nổi loạn,một cái tôi đang cựa quậy kiếm tìm con đường
tự giải phóng, họ tìm sức mạnh để "Sẽ quay lại để giải hạn cho làng Đồng"
trong (Bước qua lời nguyền, Lãng du,Truyền thuyết viết lại )
2.3. Các mệnh đề hiện sinh.
2.3.1. Tồn tại như một cá vị hay như một nhân vị?
- Bám vào cuộc đời chỉ với những nhu cầu tối thiểu không phải là sống
mà là tồn tại, vì vậy, việc lựa chọn câu trả lời cho câu hỏi Tồn tại như một cá
vị hay sống như một nhân vị là con đường duy nhất để mỗi nhân vật tự xác
quyết định sự hiện hữu của mình.
2.3.2. "Thượng đế đã chết" và án tự do của con người.
- Niezsche tuyên bố “ Thượng đế đã chết” và con người được tự do.
Con ngượi được tự quyết định số phận của mình, nhưng vẫn nằm trong khuôn
khổ,trong hoàn cảnh, trong thời đại cụ thể.
- Nhà văn đã không dùng hình ảnh của thượng đế mà ngược lại ông lại
đưa gương mặt ác quỷ nó được gọi như (hắn, ông ta, ông già bóng tối )
20
Chương 3
CẢM THỨC HIỆN SINH TRONG TRUYỆN NGẮN TẠ DUY ANH
QUA CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG
3.1. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật mang cảm thức hiên sinh.
3.1.1. Ngôn ngữ đời thường
Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tạ Duy Anh đã sử dụng ngôn ngữ rất
dung dị, đời thường, bên cạnh đó ngôn ngữ của truyện ngắn Tạ Duy Anh luôn
luôn thể hiện bề mặt thô nhám của đời sống bình thường.Với Tạ Duy Anh bạn

đọc lắm lúc sởn gai ốc vì những con chữ bạo thường trở nên thô thiển. “Lúc
tôi đang tắm thì thấy ông Hổ vạch quần đái vào cây mít. Tôi biết ông ta để ý
tôi từ lâu” [ tr.60] Đó là thứ ngôn ngữ đời thường nhưng có phần dung tục.
Ngôn ngữ này người ta còn gọi là ngôn ngữ “đen”thứ ngôn ngữ suồng sã
nhưng hiện đại, nhiều ẩn dụ hàm ý sâu xa câu văn thường rời rạc, không ăn
khớp với nhau như chính tính chất phi lý của cuộc tồn sinh. Con người hiện
sinh chỉ tin vào cảm giác và kinh nghiệm của chính mình. Ngôn ngữ trong các
tác phẩm của ông thường là thứ ngôn ngữ được chảy từ nôi tâm của chính họ.
3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại
- Ngôn ngữ đối thoại trở thành thủ pháp nghệ thuật hiệu quả khi diễn tả
quá trình tự ý thức của nhân vật,cho phép đi sâu vào thế giới nội tam đầy bí
ẩn của nhân vật. “ Tôi đến ngồi bên chiếc tràng kỷ nhãn bóng, dối diện với bố
tôi: Mười năm anh đi những đâu? Anh thấy nó rộng hay hẹp Chưa vượt
biên chứ? Tôi vẫn im lặng, bắt gặp cái nhìn chia sẻ tù sau cánh cửa của em
gái tôi. Tiếng bố tôi vản đều đều: Mười năm anh học được cái gì mang về?
Có học được nhiều thứ. Nhưng thứ quý nhất mà cuộc đời con là biết tự định
đoạt lấy mình. Nghe nam nhi đấy. Giỏi!" [ tr.42] Qua cách đối thoại trên ta
thấy ông bố dùng những lời lẻ sắc lạnh để nói với con trai mình sau mươi năm
xa cách. Có thể thấy tính cách của ông rất cứng rắn không nói là độc đoán.
21
Độc thoại của nhân vật là lời độc thoại thường gắn với kiểu nhân vật tự
ý thức, với những trạng thái tâm lý tử tưởng căng thẳng. Có thể thấy nhiều tác
phẩm Tạ Duy Anh có điểm song trùng giữa “tôi”_nhân vật_người kể chuyện
và hình bóng cái tôi tác giả. Sự chuyển hóa, hòa nhập này khiến mạch tự sự
như những lời tự bạch của nhân vật. Lời độc thoại nội tâm của Khổ thể hiện
những luồng tư tưởng, tình cảm trái chiều rất tạp trong cùng một con người.
Chân dung nhân vật hiện lên qua gương mặt khắc khoải day dứt, căng thẳng
suy nghĩ. Lão luôn suy nghĩ làm sao cho cuộc sống đỡ khổ “Lại những đêm
Lão Khổ thức trắng. Lão đã từng chăn vịt thuê với nhà chánh tổng những
năm trước cách mạng. Một mình một thuyền, lão làm chủ cả mấy cánh soi

trên soi dưới. Chánh tổng bỏ tiền mua vịt còn bỏ sức và tài nghệ sông nước.
Đã chăn chia phải chăn hàng ngàn con mới bỏ”[ tr.282].Trong dòng độc
thoại của lão có thể nghe thấy giọng của thời đại, nghĩa là quan điểm thống trị
của thời đại lịch sử mà lão đang sống. “Này, tôi muốn biết cái “ tập thể” ấy
là những ai? Lão Khổ u uất quá nổi xung. - Có những vấn đề bác chỉ nên biết
mình cần phảir chấp hành,thế là đủ và cháu mong bác làm gương cho người
khác. Chả gì ”[ tr.279]
3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật.
Giọng điệu là nơi thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Tạ
Duy Anh không ngần ngại phơi bày những thói hư tật xấu, lừa lọc, giả dối,
những sự bỉ ổi, đê tiện của đời người để hướng con người đến một thế giới tốt
đẹp hơn. Với thái độ tỉnh táo, giọng văn lạnh lùng ông sẵn sàng sát muối vào
lòng bạn đọc để cảnh tỉnh con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt tình
yêu thương, bị tha hóa, bị nghiền nát. Giọng văn của ông là giọng gây hấn
nhưng chú ý của ông không khác gì là đánh thức cái thiện trong mỗi con
người, để giúp họ sống thật hơn với lòng mình, với cuộc đời.
22

×