Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tóm tắt luạn án nghiên cứu chữ nôm khắc trên bia đá (từ thế kỷ xii đến đầu thế kỷ xx)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.28 KB, 34 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ
(TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62.22.40.01
1
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2013

Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Lâm
2
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
Phản biện 2: TS. Phạm Văn Thắm
Phản biện 3: TS. Hà Văn Minh
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng Bảo vệ Luận án cấp Học viện
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi ngày tháng năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
- Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm
3
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Đỗ Thị Bích Tuyển, Văn bia chợ Bằng, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2002.
2. Đỗ Thị Bích Tuyển, Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn đề sinh hoạt xã hội
thời phong kiến, Tạp chí Hán Nôm, số 5/2006.


3. Đỗ Thị Bích Tuyển, Về những mã chữ Nôm ghi tên người trên một số văn bia ở Hà Nội đầu thế kỷ
XX, Thông báo Hán Nôm học năm 2009.
4. Đỗ Thị Bích Tuyển, Thử giải mã của chữ Nôm “cửa” có cấu trúc lạ trên văn bia, Thông báo Hán
Nôm học năm 2010.
5. Đỗ Thị Bích Tuyển, Về địa danh gọi là Kẻ trên văn bia, Thông báo Hán Nôm học năm 2011.
6. Đỗ Thị Bích Tuyển, Vương triều Tây Sơn với việc phiên dịch kinh điển bằng chữ Nôm, Kỷ yếu Hội
thảo Chữ Nôm với kinh điển Nho gia, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, H.2011.
7. Đỗ Thị Bích Tuyển, Tìm thấy từ La đá trên văn bia, Thông báo Hán Nôm học năm 2012.
4
8. Đỗ Thị Bích Tuyển, Cách gọi tên người bằng từ thuần Việt trên văn bia vùng đồng bằng Bắc bộ, Tạp
chí Hán Nôm, số 3/2013.
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn bia có khắc chữ Nôm với niên đại xuất hiện sớm đã trở thành chứng tích quan trọng để chứng minh thời điểm
xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản Hán Nôm. Trong khi chưa tìm thấy những chứng tích nào sớm hơn, thì những dấu
ấn chữ Nôm trên những văn bia thời Lý cho thấy rằng, sớm nhất vào đầu thế kỷ XII, một số chữ Nôm ghi tiếng Việt
đã xuất hiện trong các văn bản chữ Hán của người Việt. Do có niên đại tương đối chính xác, nên những cứ liệu chữ
Nôm trên văn bia đã trở thành những mẫu tự quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
chữ Nôm trong tiến trình phát triển ngôn ngữ văn tự và văn học Nôm của dân tộc.
Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về văn bia đã được nhiều người quan tâm, trong đó một số công trình về
văn bia chữ Hán đã được công bố rộng nhưng các công trình nghiên cứu về văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm thì lại
rất ít. Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về văn bia có chữ Nôm, qua đó góp
thêm cứ liệu cần thiết để xác định thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bia cũng như nghiên cứu quá trình phát
triển của hệ thống văn tự Nôm và ngôn ngữ của dân tộc.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là:
Phương pháp văn bản học; Phương pháp định lượng; Phương pháp văn tự học; Phương pháp liên ngành.
3. Đối tượng nghiên cứu

- Gồm 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
6
- Hệ thống 3.391 mã chữ Nôm theo mô hình phân loại cấu trúc với quá trình diễn biến cấu tạo.
- Sử dụng một số văn bản Nôm khắc in và chép tay có niên đại để tiến hành so sánh đối chiếu với chữ Nôm trên văn bia
nhằm làm rõ những luận điểm của mình.
7
4. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống hóa và nghiên cứu đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, với sự lựa chọn các
văn bia tiêu biểu từ các địa phương khác nhau.
- Tiến hành thống kê, phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trên văn bia với hệ thống mã chữ, từ đó rút ra những
nhận xét về đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia.
- Từ việc nghiên cứu các mã chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX sẽ làm cơ sở để nghiên
cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt và những yếu tố văn hóa địa phương qua lớp từ thuần Việt.
5. Đóng góp của luận án
- Lần đầu tiên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm và văn bia chữ Nôm được giới thiệu có hệ thống theo đặc điểm
không gian và thời gian, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về sự phát triển của văn bia có khắc chữ Nôm
và đặc trưng của thể loại này tại các địa phương.
- Luận án đưa ra hệ thống mã chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX gồm 3.391 mã chữ với 15
tiểu loại theo mô hình cấu trúc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học để góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành và
phát triển của chữ Nôm khắc trên bia đá nói riêng và chữ Nôm trong nền văn hóa Việt Nam nói chung; qua đó góp
phần nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt cổ, từ thuần Việt ghi tên đất, tên người của người Việt xưa.
- Cung cấp bảng tra gồm 3.391chữ Nôm trên văn bia.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
8
Chương 2: Đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm
Chương 3: Đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia
Chương 4: Ngữ âm và từ vựng tiếng Việt qua cứ liệu chữ Nôm trên văn bia

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
Ở chương này, NCS khảo luận 5 công trình nghiên cứu về chữ Nôm; 3 công trình khảo cứu về chữ Nôm trên văn
bia; 14 bài trên Tạp chí Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học và một số luận văn, luận án giới thiệu về các vấn đề liên
quan đến đề tài luận án.
Tiểu kết
Qua nội dung các các bài viết, các chuyên khảo, có thể nhận thấy: những công trình nghiên cứu phần nào đã miêu tả
được diện mạo văn bia chữ Nôm và ảnh hưởng của nó trong dòng văn học dân tộc. Ngoài ra, ít nhiều đã tập trung nghiên
cứu đối tượng là chữ Nôm trên văn bia ở một giai đoạn lịch sử nhất định hay chữ Nôm trên một loại hình văn bia nhất
định.
Đề tài mà tác giả luận án lựa chọn yêu cầu phạm vi tư liệu rộng, bao gồm gần như toàn bộ thác bản văn bia: từ
thời kỳ Lý – Trần đến hết thời Nguyễn (thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX), do vậy, việc tận dụng thành quả của những
công trình đi trước là một lợi thế rất lớn để tiến hành nghiên cứu các vấn đề của luận án. Tuy nhiên, những công trình
chuyên khảo, những bài viết giới thiệu liên quan đến đề tài của NCS, bước đầu chỉ là sự cung cấp những tư liệu để
NCS tiến hành khảo sát, thống kê và so sánh đối chiếu. Công việc đặt ra cho nghiên cứu sinh là khái quát hệ thống
văn bia có chữ Nôm và nghiên cứu chữ Nôm trên văn bia theo các thời kỳ lịch sử.
9
Qua việc thống kê những mã chữ Nôm sưu tập được (dựa trên 1500 thác bản văn bia được chọn lọc – gồm văn
bia chữ Hán có khắc chữ Nôm và văn bia chữ Nôm), tác giả luận án tiếp thu cách phân loại theo mô hình lưỡng phân
của Nguyễn Tài Cẩn, sau đó căn cứ vào những mã chữ Nôm tìm thấy được trên văn bia để tiến hành chia thành các
tiểu loại theo mô hình cấu trúc. Từ đó sẽ có những nhận định về từng loại chữ Nôm được sử dụng trên văn bia cũng
như diễn biến phát triển về cấu trúc của chữ Nôm ghi âm tiếng Việt từ thời Lý – Trần đến hết thời Nguyễn.
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM
2.1. Giải thích những khái niệm
2.1.1. Khái niệm về văn bia
Văn bia (碑 文 bi văn) là thuật ngữ dùng chỉ văn từ được trình bày trên bia đá tạo thành bài văn, nhằm ghi lại sự
kiện, sự việc nào đó.
2.1.2. Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm
2.1.2.1. Khái niệm văn bia có chữ Nôm

Theo quan niệm của chúng tôi, khái niệm văn bia có khắc chữ Nôm thực chất là chỉ loại văn bia chữ Hán, nhưng
có khắc chữ Nôm để ghi tên đất, tên người, tên đồ vật của người Việt mà chữ Hán không đáp ứng đủ. Ví dụ: 河瀘
Hà Lô = Sông Lô, 尚衰 Thằng Suy (đời Lý), 翁 樓 寺 Ông Lâu tự (đời Trần); 順安海口又呼為腰海口 Thuận An hải
khẩu hựu hô vi Eo hải khẩu (Cửa biển Thuận An còn gọi là cửa Eo) trên bia Ngự chế Thuận An tấn kí, niên đại Tự
Đức thứ 25 (1872); ghi tên chợ như 求多 Cầu Đơ trên bia 求多市碑記 Cầu Đơ thị bi kí, v.v
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn từ vài chục ngàn thác bản văn bia chữ Hán có chữ Nôm, chúng tôi
chọn đại diện 1.395 văn bia tiêu biểu xét trên hai phương diện là không gian và thời gian để nghiên cứu.
2.1.2.2. Khái niệm văn bia chữ Nôm
10
Văn bia chữ Nôm là văn bản viết bằng chữ Nôm khắc trên chất liệu bằng đá, bao gồm cả những đoạn văn ngắn,
hay một bài thơ có giá trị như một bản tin có nội dung trọn vẹn. Cho nên, các đoạn văn Nôm khắc lẫn trong những
tấm bia chữ Hán, nhưng diễn tả một nội dung trọn vẹn, chúng tôi cũng tạm xếp vào văn bia chữ Nôm. Qua quá trình
khảo sát, tìm kiếm, chúng tôi thống kê được 105 văn bia chữ Nôm (bao gồm 52 bia thơ Nôm và 53 bia văn Nôm).
2.1.2.3. Giới hạn tư liệu văn bia có khắc chữ Nôm
Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu chọn tìm trong số thác bản sưu tầm đợt 1 của EFEO, đăng ký trong bộ Thư
mục văn bia. Ở những lần sưu tầm đợt 2 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sau khi loại trừ các thác bản trùng lặp,
chúng tôi chỉ chọn lọc những văn bia tiêu biểu.
Bảng 2.1. Phân loại thác bản văn bia qua hai đợt sưu tầm
Phân loại Văn bia chữ Hán
có khắc chữ Nôm
Văn bia chữ
Nôm
Tổng số
Số thác bản văn
bia sưu tầm đợt 1
1379 41 1419
Số thác bản văn
bia sưu tầm đợt 2
16 64 81
Tổng số 1395 105 1500

2.2. Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có chữ Nôm
2.2.1. Thời Lý - Trần (từ thế kỷ XII-XIV)
1
Tổng hợp thời Lý - Trần chúng tôi tập hợp được 26 văn bia có chữ Nôm, trong đó 14 văn bia được sưu tầm trong
đợt 2, chiếm tỉ lệ >50% số văn bia giai đoạn này. Số văn bia được khắc lại trong thời kỳ này là 12 văn bia, trong đó 4
1
Tính từ văn bia đầu tiên có khắc chữ Nôm thời kỳ Lý - Trần
11
văn bia mang niên đại thời Lý, 8 văn bia mang niên đại thời Trần. Thời kỳ này chủ yếu là văn bia lăng mộ, bệ Phật,
nội dung gắn với Phật giáo.
2.2.2. Thời Lê sơ - Mạc (1427-1592) tương ứng với thế kỷ XV- XVI
Nội dung văn bia thời kỳ này gắn với Nho giáo, tuy thế Phật giáo vẫn được duy trì và tồn tại dựa vào những sinh
hoạt văn hóa truyền thống. Văn bia ở các chùa chiền vẫn phát triển và chiếm số lượng chủ yếu thời kỳ này. Trong số
văn bia thời Lê sơ còn lại đến ngày nay chủ yếu là được khắc trên bia đá dựng trong các di tích như lăng mộ hoặc đền
chùa. Ngoài ra, văn bia thời Lê sơ còn được tạo dựng bằng cách bạt đá núi để khắc, văn bản này gọi là bia ma nhai.
Khảo sát văn bia có khắc chữ Nôm thời Lê sơ – Mạc, chúng tôi tìm được 76 văn bia, trong đó 75 văn bia chữ Hán có
chữ Nôm và 1 văn bia khắc bài thơ chữ Nôm.
2.2.3. Thời Lê Trung hưng - Tây Sơn: (tương ứng với thế kỷ XVII, XVIII)
Thời Lê Trung hưng, số lượng bia đá còn lại khá nhiều, nội dung ghi rất cụ thể các sự việc diễn ra trong cộng đồng
cư dân khắp các địa phương trong cả nước, nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ. Bố cục văn bia được trình bày một cách
mạch lạc, phần ghi tên đất, tên người cụ thể và rõ ràng. Chính vì thế mà lưu lại được nhiều mã chữ Nôm trên đó. Ví
dụ: văn bia 報 恩 碑 記 重 修 佛 後 流 傳 萬 代 Báo Ân bi kí Trùng tu Phật hậu lưu truyền vạn đại soạn vào năm
Bảo Thái thứ 7 (1726) ghi tên các xứ đồng như sau: Xứ 某 箇 Mõ Cá 7 thước 9 phân; Ruộng mạ ở xứ 羅�� Cây
La Đá (Cây Đá) gồm 6 thước 1 tấc rưỡi. Thể loại bia Hậu Thần, Hậu Phật, bia chợ phát triển mạnh thời kỳ này, ghi
được nhiều tên ruộng đất mà những người gửi hậu cho chùa, cho đình cúng tiến. Thời Lê Trung hưng, chúng tôi chọn
874 văn bia có khắc chữ Nôm và văn bia chữ Nôm.
Văn bia có khắc chữ Nôm thời Tây Sơn về cơ bản vẫn duy trì phong cách như thời Lê Trung hưng. Qua khảo sát
và chọn lọc, chúng tôi lựa chọn 94 văn bia có chữ Nôm mang niên đại thời Tây Sơn. Thống kê qua hai thời kỳ Lê
Trung hưng - Tây Sơn, chúng tôi chọn lọc giới thiệu 941 văn bia, trong đó có 920 văn bia có chữ Nôm, 21 văn bia
chữ Nôm.

12
2.2.4. Thời Nguyễn: (tương ứng với thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX)
Văn bia có khắc chữ Nôm thời Nguyễn phần nhiều là bia Hậu Thần, Hậu Phật, bia gửi giỗ. Văn bia thường ít chữ,
nội dung khá đơn giản, vì thế, những mã chữ Nôm cũng đơn giản, lẻ tẻ, chủ yếu ghi tên đất tên người, có khi có văn
bia chỉ ghi một, hai tên đất bằng chữ Nôm. Với thể loại văn bia chữ Nôm, vào đầu thế kỷ XX phát triển với số lượng
đáng kể với bia Hậu toàn Nôm và thơ đề vịnh ở các di tích, danh thắng. Thời Nguyễn, chúng tôi khảo sát và tuyển
chọn 456 văn bia, trong đó có 361 văn bia chữ Hán có chữ Nôm, 82 văn bia chữ Nôm.
2.3. Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm
Số văn bia có khắc chữ Nôm được tuyển chọn có ở 24 tỉnh thành trong cả nước, song tập trung chủ yếu ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi còn lại số văn bia khá khiêm tốn và những văn bia thuộc các
tỉnh này cũng rất ít sử dụng chữ Nôm. Ở các tỉnh ở phía Nam đất nước, hiện chúng tôi chưa khảo sát thấy văn bia nào
có chữ Nôm.
Thành phố Hà Nội (gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) là địa phương có số lượng văn bia có chữ Nôm nhiều nhất với số liệu
như sau: văn bia chữ Hán có Nôm là 359, văn bia chữ Nôm là 77, tổng số là 436 văn bia, chiếm 29,06%. Tiếp theo
đến tỉnh Hải Dương: 232 văn bia Bắc Ninh: 180 văn bia; Bắc Giang: 121 văn bia; Hải Phòng: 86 văn bia đều là
những nơi có nhiều văn bia có chữ Nôm.
2.4. Tác giả soạn văn bia có khắc chữ Nôm và một số vấn đề khác
2.4.1. Tác giả soạn văn bia
Khảo cứu trên 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm, chúng tôi thống kê được 681 văn bia có ghi tên người soạn, số
còn lại chỉ ghi tên người viết chữ, người khắc chữ, hoặc không ghi tên. Căn cứ vào số lượng đó, chúng tôi lập bảng
thống kê thành phần soạn văn bia như sau: vua chúa: 13; những người làm quan triều đình: 45; đỗ đạt khoa cử 261
(trong đó Tiến sĩ 127); các chức quan cấp phủ huyện 85; Các chức dịch ở làng xã 28; Nho sinh nói chung 28; nhà sư
48
13
2.4.2. Một số vấn đề khác
2.4.2.1. Vấn đề trùng bản ở một số văn bia chữ Nôm
2.4.2.2. So sánh văn bia trong kho thác bản và văn bia trên thực tế
- Số lượng văn bia hiện vật so với số lượng thác bản văn bia ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm
- Thực trạng hình thức văn bản ở địa phương và thác bản
Tác giả luận án đã có dịp đi thực địa một số địa phương: núi Non Nước tỉnh Quảng Nam; Chùa Thầy (Sài Sơn), Hà

Nội; Chùa Muống (Kim Thành - Hải Dương); Đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội.
Tiểu kết
Văn bia đầu tiên có khắc chữ Nôm là 大 越 國 李 家 第 四 帝 崇 善 延靈塔碑 Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế
Sùng Thiện Diên Linh tháp bi niên đại Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) đời vua Lý Nhân Tông, đã ghi được chứng
tích ban đầu về sự xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản. Tổng hợp quá trình phát triển của văn bia có chữ Nôm
chúng tôi nhận thấy rằng: Từ thời Lý - Trần đến hết thời Nguyễn, văn bia có chữ Nôm gắn liền với sự vận động và
phát triển của văn hóa làng xã nên càng ở những giai đoạn sau xuất hiện càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ghi chép
phong phú về các vấn đề xã hội và văn hóa. Trong số 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm chúng tôi tuyển chọn, có 105
văn bia chữ Nôm, ghi lại những bài thơ Nôm, bài văn Nôm với nội dung phong phú. Số văn bia này phân bố rộng
khắp các tỉnh từ miền núi phía Bắc đến miền Trung, song tập trung nhiều nhất vẫn ở những khu vực có truyền
thống dựng bia lâu đời thuộc vùng đồng bắc Bắc bộ, như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên,
Hải Phòng Thành phần tham gia soạn văn bia có chữ Nôm cũng hết sức đa dạng, phong phú. Từ các bậc vua
chúa, những người làm quan triều đình đến các chức dịch địa phương đều tham gia soạn văn bia có chữ Nôm để ghi
lại những áng thơ văn ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước và những nội dung mang tính văn hóa truyền thống
của dân tộc.
14
CHƯƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM
TRÊN VĂN BIA
3.1. Khái quát tình hình chữ Nôm thể hiện trên các loại hình văn bản
3.2.1. Mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm
Ở chương này, khi phân loại chữ Nôm trên văn bia, chúng tôi đã dựa trên tiêu chí mặt chữ khảo sát được trên văn bia,
khi phân loại chúng tôi dựa theo mô hình lưỡng phân của Nguyễn Tài Cẩn. Còn việc xác định tên gọi của từng tiểu loại qua
cấu trúc chữ Nôm, chúng tôi tham khảo sách Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng (2008). Số lượng mã
chữ Nôm tìm thấy được trên 1.500 văn bia là 3.391 mã chữ, được phân thành 15 loại.
3.2.2.Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia
3.2.2.1. Chữ Nôm mượn chữ Hán
Chữ A1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt và nghĩa
Số liệu loại chữ này chúng tôi thống kê trên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm là 690 chữ, chiếm 20,35%.
Chữ A2: Mượn hình, mượn âm Tiền Hán Việt
Trên văn bia, chúng tôi tìm thấy được 130 chữ, chiếm tỉ lệ 3,83%.

Chữ B1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt, bỏ nghĩa
Thống kê những mã chữ tìm được trong tiểu loại này trên 1.500 văn bia, chúng tôi tập hợp được 456 mã chữ, chiếm
13,45%.
Chữ B2: Mượn Hình, mượn âm Hán Việt, đọc chệch âm
Tiểu loại này, chúng tôi tập hợp được 454 mã chữ, chiếm 13,39%,
Chữ C: Mượn nghĩa
15
Khảo sát trên 1.500 văn bia, chúng tôi tìm thấy được 13 chữ, chiếm tỉ lệ 0,38%. Riêng với mã chữ 爫 làm, trên
văn bia, căn cứ khảo sát của các nhà nghiên cứu đi trước và khảo sát cụ thể trên văn bia, chúng tôi cũng đồng nhất
quan điểm xếp chữ làm ghi bằng 爫 vào tiểu loại chữ Nôm mượn nghĩa, viết tắt từ chữ 為 vi (nghĩa là làm).
3.2.2.2 Chữ Nôm tự tạo
Trong loại chữ Nôm tự tạo, chúng tôi dùng thuật ngữ đẳng lập và chính phụ để áp dụng vào việc phân loại chữ
Nôm. Thuật ngữ đẳng lập được hiểu là hai thành tố cấu tạo nên chữ Nôm có chức năng tương đương nhau, như các
trường hợp: hai chữ Hán cùng biểu âm, hai chữ Hán cùng biểu ý, chúng tôi gọi là Hội âm đẳng lập và Hội ý đẳng lập.
Hoặc hai chữ Hán một chữ Hán biểu ý, một chữ Hán biểu âm, chúng tôi gọi là chữ âm + ý đẳng lập. Thuật ngữ chính
phụ được hiểu là hai thành tố cấu tạo nên chữ Nôm với một thành tố phụ và một thành tố chính, như các trường hợp:
hai mã tách rời cùng ghi âm (thì tổ hợp phụ âm đầu và tiền âm tiết) là thành tố phụ còn chữ Hán biểu âm là thành tố
chính. Hoặc trong trường hợp chữ ghép âm + ý thì thành tố biểu ý (là bộ thủ chữ Hán) là thành tố phụ, còn chữ Hán
ghi âm là thành tố chính, cho nên chúng tôi gọi là chữ âm + ý chính phụ. Các tiểu loại chữ Nôm thuộc chữ tự tạo được
tạo ra theo những phương thức sau đây:
Chữ D: Ghép một chữ Hán với một kí hiệu phụ
Các kí hiệu phụ thường gặp trên văn bia có khắc chữ Nôm là 个 cá, 巨 cự, < nháy, 多 đa, 口 khẩu, 司 tư. Tuy
nhiên, kí hiệu phụ 个 cá và < nháy được sử dụng trên văn bia nhiều hơn cả. Khảo sát tiểu loại chữ này trên 1.500 văn
bia, chúng tôi tổng hợp được 229 chữ, chiếm 6,75%.
Chữ E1: Hội âm (âm + âm) đẳng lập
Loại chữ này xuất hiện trên văn bia có niên đại từ thế kỷ XVIII về sau. Qua khảo sát, chúng tôi mới tìm thấy 5 mã
chữ, chiếm 0,15 %.
Chữ E2A: Hội âm chính phụ (ghi âm bằng hai mã tách rời)
16
Yếu tố thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu, là 婆 bà, 巨 cự, 箇,个 cá, 車 cư, 波 ,巴 ba, 麻 ma để tạo nên tổ hợp Kr, Kl, Kđ,

Ml, hoặc ghi các tiền âm tiết như: 阿 a, 多 đa, 羅 la, 他 tha. Khảo sát loại chữ này trên 1.500 văn bia, chúng tôi thống
kê được 68 mã chữ, chiếm 2,01%.
Chữ E2B: Hội âm chính phụ (ghép hai mã âm + âm)
Thống kê trên văn bia, chúng tôi tìm thấy một số trường hợp ghi bằng hai âm ghép thể hiện âm đầu Bl, Kl, Kđ, Ml.
Tổng hợp tiểu loại này, chúng tôi thống kê được 27 mã chữ, chiếm 0,80%.
Chữ F1: Hội ý đẳng lập (ghép ý + ý đẳng lập)
Khảo sát trên văn bia, chúng tôi tìm được 25 chữ, chiếm 0,74%. Những chữ Nôm thuộc tiểu loại này xuất hiện trên
văn bia chủ yếu từ thế kỷ XVII trở về sau. Thời kỳ Lý - Trần, Lê sơ - Mạc hiện chưa tìm thấy loại chữ này.
Chữ F2: Hội ý chính phụ (ghép ý + ý chính phụ)
Trên văn bia, chúng tôi tìm thấy 8 chữ, chiếm 0,24%. Ví dụ:
Chữ G1: Ghép âm + ý đẳng lập
Thống kê trên văn bia, tiểu loại này có 228 mã chữ, chiếm 6,72%
Chữ G2: Ghép âm + ý chính phụ
Khảo sát trong loại chữ ý (bộ thủ) + âm trên 1500 văn bia, chúng tôi thống kê được 1015 mã chữ, trong đó: Bộ 土 thổ
gồm 112/1015 mã chữ, chiếm 11,03% tổng số chữ Nôm mang bộ thủ chữ Hán biểu ý. Bộ 氵 thủy gồm 86 mã chữ,
chiếm 8,47%; Bộ 木 mộc gồm 85 mã chữ, chiếm 8,37%. Gộp cả 3 bộ thủ thổ, thủy, mộc trong chữ Nôm Âm + Ý tạo nên
283 chữ, chiếm 27,88% trong tổng số chữ có bộ thủ biểu ý. Loại chữ G2 chúng tôi thống kê được 1015 chữ, chiếm
29,23%.
Chữ H1: Bộ thủ Hán + chữ Hán biểu âm (bộ thủ có chức năng liên kết)
Khảo sát trên văn bia, chúng tôi thống kê được 17 chữ, chiếm tỉ lệ 0,50%.
Chữ H2: Bộ thủ Hán (hoặc chữ Hán, hoặc kí hiệu phụ) + chữ Nôm
17
Khảo sát trên 1.500 văn bia, chúng tôi tìm thấy 26 chữ, chiếm 0,77%. Một điều đáng nói là loại chữ này xuất hiện
trên văn bia có niên đại muộn, chủ yếu từ thế kỷ XVIII trở về sau.
Kết quả khảo sát các tiểu loại chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ, từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX, chúng tôi đưa
ra con số thống kê như sau:
Bảng 3.1: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của 15 tiểu loại
Loại chữ Tiểu
loại
Số

chữ
Tỉ lệ
%
Tổng số theo
lưỡng phân
Tỉ lệ theo
lưỡng phân
Mượn
chữ Hán
A1 690 20,35 1.743 51,40%
A2 130 3,83
B1 456 13,45
B2 454 13,39
C 13 0,38
Tự tạo D 229 6,75 1.648 49,60%
E1 5 0,15
E2A 68 2,01
E2B 27 0,80
F1 25 0,74
F2 8 0,24
G1 228 6,72
G2 1015 29,23
H1 17 0,50
H2 26 0,77
Tổng số 15 3.391 100 3.391 100%
Từ sự thống kê, phân loại chữ Nôm khảo sát được trên 1.500 văn bia, chúng tôi lập thành sơ đồ phân loại chữ Nôm
trên văn bia như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia
18
19

3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia
3.3.1. Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ
Chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII, trong đó chủ
yếu xuất hiện trên văn bia thế kỷ XII-XV. Sang thế kỷ XVI-XVIII, chỉ còn rất ít mã chữ này được sử dụng trên văn
bia. Cách sử dụng chữ Nôm loại này thể hiện trên văn bia kéo dài qua nhiều thế kỷ có thể do chịu sự chi phối của ngữ
âm tiếng Việt, song cũng có thể do tính kế thừa của văn tự vẫn còn in dấu vết ở một số địa phương.
3.3.2. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều chữ mang ký hiệu phụ
Kí hiệu phụ là kí hiệu thêm vào tăng cường cho thành tố biểu âm. Qua khảo sát trên văn bia, kí hiệu phụ được sử
dụng là 巨 cự, 个 cá, < nháy, 多 đa, 口 khẩu, 司 tư, nhưng xuất hiện nhiều nhất là kí hiệu 个 cá và <nháy. Ngoài kí
hiệu < nháy ra, các kí hiệu còn lại vốn là những chữ Hán, đưa thêm vào bên phải một chữ Hán khác (hoặc một chữ
Nôm), tuy nhiên khi không được sử dụng làm thành tố biểu âm hoặc biểu nghĩa trong chữ Nôm thì chúng chỉ có chức
năng là một kí hiệu phụ. Hiện tượng này, chúng tôi tìm thấy xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XVI, nhưng với số lượng ít.
Trên văn bia thế kỷ XVII – XVIII, chữ Nôm mang kí hiệu phụ được sử dụng mang tính phổ biến, có thể nói là thịnh
hành, nhưng lại giảm dần ở thế kỷ XIX và XX.
3.3.3. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều cách đọc, cách viết
Khảo sát trên văn bia chúng tôi nhận thấy, chữ trên văn bia có nhiều cách đọc, cách viết. Một chữ có thể có hai, có
thể có ba cách đọc. Ví dụ: chữ 沛 bái khi đọc là phải, khi đọc là bãi; chữ 麻 ma có khi đọc là mả, khi đọc là mà; chữ
尼 ni khi đọc là nơi, khi đọc là này, nay. Bên cạnh những mã chữ Nôm có nhiều cách đọc, là những trường hợp một
chữ có nhiều cách viết, như chữ cửa có 13 cách viết; chữ bãi, rộc có 12 cách viết
3.4. Diễn biến của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ
3.4.1. Diễn biến về mặt số lượng và tiểu loại chữ
20
Để có cái nhìn tổng thể về số lượng chữ Nôm tìm thấy trên văn bia và các loại chữ Nôm, chúng tôi đưa ra bảng
thống kê qua các thời kỳ như sau:
Bảng 3.4: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của các tiểu loại từng thời kỳ
Thời
kỳ
Tiể
u
lo

ại
Lý –Trần
(XII-XIV)
Tỉ lệ
theo
lưỡng
phân
Lê sơ –
Mạc
(XV-XVI)
Tỉ lệ
theo
lưỡn
g
phâ
n
Lê Trung
hưng-Tây
Sơn
(XVII-XVIII)
Tỉ lệ
theo
lưỡn
g
phân
Nguyễn
(XIX-đầuXX)
Tỉ lệ
theo
lưỡn

g
phâ
n
Loại
chữ
Số chữ Tỉ lệ %
Số
chữ
Tỉ lệ % Số chữ Tỉ lệ % Số chữ Tỉ lệ %
Mượn
chữ
Hán
A1 18 11,04
84 chữ
51,53
%
37 10,72
191
chữ
55,36
%
404 17,66
1190
chữ
52,01
%
409 27,47
846
chữ
56,82

%
A2 10 6,13 18 5,21 99 4,32 66 4,43
B1 33 20,24 66 19,13 354 15,47 175 11,75
B2 22 13,49 67 19,42 321 14,03 192 12,90
C 1 0,61 3 0,87 12 0,52 4 0,27
Tự tạo
D 0 0
79 chữ
48,47
%
6 1,74
154
chữ
44,64
%
198 8,66
1098
chữ
47,99
%
22 1,48
643
chữ
43,18
%
E1 1 0,61 1 0,28 4 0,17 1 0,06
E2A 49 30,06 12 3,48 23 1,01 0 0
E2B 1 0,61 6 1,74 19 0,04 4 0,27
F1 0 0 2 0,58 16 0,70 13 0,87
F2 0 0 0 0 6 0,26 3 0,20

G1 0 0 14 4,05 130 5,68 127 8,33
G2 28 17,18 111 32,17 684 29,90 445 29,89
H1 0 0 2 0,58 4 0,17 12 0,81
H2 0 0 0 0 14 0,61 16 1,07
21
Tổng
số 15 163/9
1
100 100%
345 /
13
100
100
%
2288
/15
100
100
%
1489
/14
100
100
%
3.4.1.1. Số lượng và các tiểu loại chữ trong từng thời kỳ
+ Thời kỳ Lý - Trần (thế kỷ XII-XIV): Thời kỳ này, số văn bia có khắc chữ Nôm là 163 mã chữ/26 văn bia, với 9
tiểu loại. Trong đó tiểu loại chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời với 49 mã chữ, 30,06% chiếm số lượng nhiều nhất.
Loại chữ B1 (mượn hình, mượn âm chữ Hán) cũng chiếm số lượng nhiều với 33 mã chữ, 20,24%. Chữ Nôm có cấu
tạo âm + ý giai đoạn này tuy chưa phong phú nhưng đã đánh dấu được thời kỳ phát triển gần như hoàn thiện của chữ
Nôm với 28 mã chữ, chiếm 17,18 %. Loại chữ mượn chữ Hán chiếm số lượng lớn với 51,53%.

+ Thời Lê sơ – Mạc (thế kỷ XV-XVI): Ở hai thế kỷ này, số lượng mã chữ Nôm chúng tôi tìm thấy là 348 với 13
tiểu loại, trong đó chữ mượn chữ Hán là 191 chữ, chiếm 61,80%. Trong loại chữ tự tạo, chữ ghi bằng hai mã tách rời
đã giảm nhiều, thay vào đó là xu hướng gia thêm thành tố biểu ý (chữ Nôm âm + ý). Loại chữ âm + ý là 111 chữ,
chiếm 32,17%. Thế kỷ XVI, đã thấy xuất hiện chữ Nôm có kí hiệu cự, cá, đa với vai trò là kí hiệu phụ, nhưng mới là
manh nha, chỉ có 6 mã chữ, chiếm 1,74%.
+ Thời kỳ Lê Trung hưng - Tây Sơn (thế kỷ XVII-XVIII):
Thời kỳ này gồm 2.288 chữ với 15 tiểu loại. Ở thời kỳ này, loại chữ A1 vẫn được sử dụng một cách phổ biến. Chữ D
(có kí hiệu phụ) xuất hiện nhiều vào thời kỳ này với 198 chữ, chiếm tỉ lệ 10%. Chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm
tự tạo vẫn có độ chênh nhất định, chữ mượn chữ Hán 52,01%, chữ tự tạo 47,99%.
1
163 mã chữ, 9 tiểu loại
22
+ Thời Nguyễn (thế kỷ XIX- giữa thế kỷ XX): 1489 mã chữ với 14 tiểu loại. Ở thời kỳ này, loại chữ mượn chữ Hán
vẫn được tận dụng tối đa, chiếm 56,82%. Loại chữ ghi bằng hai mã tách rời đã hoàn toàn không thấy xuất hiện nữa. Loại
chữ Nôm có kí hiệu phụ cũng giảm dần, chỉ có 22 mã, chiếm 1,48%.
3.4.1.2. Diễn biến về tiểu loại chữ qua các thời kỳ
Hiện tượng tăng đột biến loại chữ A1 từ XVII đến đầu thế kỷ XX là do thời kỳ này xuất hiện nhiều văn bia chữ
Nôm ghi thơ và văn Nôm. Cũng như các văn bản Nôm khác thì thể loại thơ văn thường mượn nhiều từ Hán Việt, do
vậy tỉ lệ loại chữ này tăng cao là hoàn toàn hợp lý. Chữ Nôm mượn chữ Hán ở giai đoạn thế kỷ XV-XVI chiếm số
lượng lớn.
Loại chữ D chưa thấy xuất hiện trên bia thế kỷ XII-XIV, mới xuất hiện rất ít ở thế kỷ XVI, xuất hiện nhiều nhất ở
giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII, nhưng lại giảm ở giai đoạn XIX, đầu XX.
Trong loại chữ Tự tạo, chữ E2A (chữ Nôm ghi bằng hai kí tự Hán) chiếm tỉ lệ cao nhất ở thế kỷ XII-XIV với 49
mã chữ, chiếm 30,06%. Thế kỷ XV-XVI, tỉ lệ này giảm dần. Vào cuối thế kỷ XVIII, không thấy xuất hiện trên văn
bia nữa. Trên văn bia thơ Nôm, văn Nôm cũng không tìm thấy loại chữ chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời. Chữ âm +
ý đã phát triển trên văn bia thời Lý – Trần với cấu tạo hoàn chỉnh. Phương thức này ngày càng gia tăng ở những giai
đoạn sau và hưng thịnh ở thời Nguyễn.
3.4.2. Diễn tiến về tự dạng của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ
Qua bảng thống kê 100 mã chữ Nôm có cùng âm đọc các thời kỳ trên đây, chúng tôi đưa ra một số nhận định như
sau:

3.4.2.1. Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định
23
Chữ Nôm trên văn bia mang tính ổn định về mặt văn tự, những mã chữ xuất hiện ở giai đoạn sớm lại được dùng
trong suốt các giai đoạn sau, như chữ: ao, bãi, bầu, chẳng Khi xuất hiện thêm cách dùng mới thì những chữ ở giai
đoạn trước vẫn được dùng song song, như chữ chẳng, cửa
Thành tố biểu âm giữ vai trò là thành tố chính trong chữ Nôm trên văn bia. Ngay cả với những chữ Nôm được ghi bằng
hai mã tách rời, hai mã ghép thành tổ hợp phụ âm đầu, hay mang thêm kí hiệu phụ thì thành tố biểu âm chính vẫn mang
tính ổn định. Ví dụ: chữ dưới: 个帶 > 帶, �� >
帶个
>��
Thành tố biểu âm chính là thành tố có mặt thường xuyên trong cả chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo và
nó mang tính ổn định qua những mã chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ: 盃 Bôi > Vui; 于 Vu > Vò; 帶 Đới >Dưới; 舉 Cử
> Cửa; 午 Ngọ > Ngõ …
3.4.2.2. Xu hướng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc)
Trên thực tế, những chữ Nôm mượn chữ Hán (chữ Nôm đơn) vẫn được dùng song song với những chữ ghép âm +
ý ở các giai đoạn. Điều đó cho thấy tính kế thừa văn tự rất rõ rệt của chữ Nôm trên văn bia. Ví dụ: Chữ ao:幻> ; Chữ
ba:巴> ��; chữ bói:卜(bốc),貝(bối) > ��(bối + bốc)
3.4.2.3. Chuyển từ chữ ghép âm + âm sang chữ âm + ý
Chữ ghép âm âm (gồm cả 2 loại đẳng lập và chính phụ) vốn không được sử dụng nhiều trong các văn bản Nôm, trong
đó có văn bia. Những trường hợp này phần lớn là dấu vết của tiếng Việt cổ, được dùng ở những giai đoạn nhất định nào
đó. Khi ngữ âm tiếng Việt phát triển, những mã chữ này sẽ rụng dần và thay vào đó là kiểu chữ âm + ý. Ví dụ: Lời = �
� Mlời > �� (khẩu + trời); Rộng =
弄巨
klong > �� (quảng + lộng); Trai =
來巴,, 來巨
blai, klai > �� (lai + nam)
3.4.2.4. Thành tố biểu ý thay đổi hướng tới độ chính xác cao về ý nghĩa của từ
24
Thành tố biểu ý tuy không đóng vai trò cao nhất trong việc đọc chữ Nôm nhưng lại có vai trò điều chỉnh âm đọc
hướng tới độ chính xác cả về âm và ý. Ví dụ: Chùa: (thành tố biểu ý là thổ) >

廚寺
(thành tố biểu ý là 寺 tự: nghĩa là
chùa); Quên:
捐去
(thành tố biểu ý là khứ) > ��(thành tố biểu ý là 亡 vong: nghĩa là quên)
So sánh cả quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trên văn bia từ trước thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, chúng
tôi nhận thấy: Thành phần biểu ý (hay bộ thủ chữ Hán biểu ý) ngày càng nghiêng về chỉ nghĩa chính xác.
Như vậy, dù thay đổi thành tố biểu ý để hướng tới độ chính xác về biểu nghĩa nhưng cũng có nghĩa là hướng tới độ
chính xác cao về âm đọc.
Một điều cũng đáng đề cập là những dẫn chứng chúng tôi nêu trong luận án là những mã chữ Nôm xuất hiện ở các
thời kỳ, các địa phương chứ không tập trung khu biệt một nơi nào. Mặc dù diên cách địa lý khác nhau, thời điểm xuất
hiện khác nhau và diễn biến qua một thời gian dài hơn tám thế kỷ, nhưng chữ Nôm trên văn bia vẫn mang tính thống
nhất cao, cả về văn tự và ngữ âm.
Tiểu kết
Qua khảo sát và chọn lọc từ 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX, chúng tôi tìm được
3.391 mã chữ, ghi dấu ấn qua một tiến trình diễn biến lâu dài hơn 8 thế kỷ. Căn cứ vào những mã chữ cụ thể tìm
được, dựa theo mô hình lưỡng phân (chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo), chúng tôi đã chia thành 15 tiểu
loại. Thống kê 5 tiểu loại trong chữ mượn chữ Hán, có 1743 mã chữ, chiếm 51,40 %. Đây là loại chữ được dùng phổ
biến trong các văn bản Nôm trong đó có văn bia, nhất là văn bia thơ và văn Nôm. Trong 10 tiểu loại thuộc chữ tự tạo
thì loại chữ được tạo nên theo phương thức âm + ý (bộ thủ + chữ Hán) là loại chiếm số lượng cao nhất với 1015 mã
chữ. Đây cũng là loại chữ điển hình trong việc tạo chữ của người Việt và xuất hiện rất nhiều trên các văn bản Nôm.
Chữ Nôm trên văn bia phản ánh rõ tình hình phát triển của chữ Nôm về mặt cấu tạo và tự dạng, qua đó thể hiện
được sự dịch chuyển phương thức tạo chữ của chữ Nôm qua các thời kỳ. Do tính ổn định và tính chính xác về mặt
25

×