Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

công tác xã hội với trẻ khuyết tật huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.02 KB, 46 trang )

Báo cáo tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia
và các cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc bảo vệ và phát
triển trong tương lai của các quốc gia và nhân loại. Thế nhưng nhiều trẻ khi
sinh ra đã phải chịu nhưng thiệt thòi và mang trong mình những dị tật bẩm
sinh vĩnh viễn, không nghe được âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít
với những đám bạn cùng lứa hay không thấy ánh sáng của cuộc đời. Trẻ
khuyết tật thường sống với mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng
đồng, khoảng cách này ngày càng lớn do tác động của sự biến đổi xã hội.
Điều này ảnh hưởng rất rỏ rệt đến đời sống của trẻ, trẻ khuyết tật có
nhiều nguyên nhân bẩm sinh hoặc phát sinh trong cuộc sống. Qua khảo sát
thực trạng đời sống vật chất và tinh thần ở trẻ khuyết tật ở huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình cho thấy đa số trẻ khuyết tật còn nhiều thiệt thòi. Hầu
hết các em sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khổ tình trạng vật chất
thấp kém, thiếu thốn, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, không có kỹ
năng sống, mặc cảm tật nguyền nên hoạt động vui chơi của trẻ còn khó khăn
trong việc hòa nhập cộng đồng. Do vậy việc chăm sóc hỗ trợ cho trẻ trở thành
nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành và toàn xã hội phải quan tâm.
Chính vì lẽ đó, là sinh viên trường Đại Học Khoa học Huế, học chuyên
ngành công tác xã hội,nhận thức được yêu cầu thực tiễn của huyện nên tôi đã
chọn đề tài: “Công tác xã hội với trẻ khuyết tật huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình hiện nay” làm báo cáo tốt nghiệp. Nhằm giải quyết các vấn đề
khó khăn của trẻ và gia đình trẻ, nhằm ổn định cuộc sống, loại bỏ những mặc
cảm, hội nhập với xã hội tốt hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 1
Báo cáo tốt nghiệp
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm giúp đỡ trẻ cũng như gia đình có trẻ khuyết tật vượt qua mặc


cảm tự ti do mình tự tạo ra và rào cản từ phía cộng đồng.
Đồng thời giúp trẻ khuyết tật nhìn nhận được năng lực bản thân từ đó
vươn lên trong cuộc sống. Gia đình cũng vì thế mà tạo thêm nhiều điều kiện
cho con cái được học hành không ngoại trừ trẻ khuyết tật.
Mặt khác giúp cộng đồng nhận thức rõ về tiềm năng của trẻ khuyết tật
cũng như không kì thị xa lánh các em. Có cái nhìn nhân hậu để giúp trẻ
khuyết tật thêm tin tưởng vào cuộc sống từ đó các em sống tốt hơn và có ích
hơn cho xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu đời sống cũng như điều kiện luyện tập phục hồi chức năng
của trẻ khuyết tật ở huyện Quảng Ninh.
Thực trạng việc chăm sóc chữa trị cho trẻ khuyết tật ở huyện Quảng
Ninh.
Tìm hiểu một số tâm sinh lý nhu cầu của trẻ khuyết tật,
Tìm hiểu về điển hình tiên tiến về người nghèo và và trẻ em khuyết tật
ở huyện Quảng Ninh.
3. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Theo tổ chức y tế thế giới thì có khoảng 10% dân số là người khuyết
tật. Như vậy Việt Nam chúng ta có hơn 16 triệu người, hơn 8 triệu người
khuyết tật và ít nhất một thành viên khác trong gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp
những vấn đề liên quan đến khuyết tật. Hơn 16 triệu người là con số không
nhỏ.
Trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều xác định việc tạo
dựng các điều kiện tốt nhất cho nhóm người tật nói chung và trẻ em khuyết tật
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 2
Báo cáo tốt nghiệp
nói riêng coi viêc tạo dựng đó là cách thức tốt nhất để giúp cho đối tượng dể
bị tổn thương có điều kiện để vượt qua chính những khó khăn của bản than để
hòa nhập xã hội.
Ngay từ những năm 1945 tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã xác định

chiến lược cơ bản chung. Trong giai đoạn 1945-1955 LHQ đã thiết lập một cơ
quan chuyên trách về người khuyết tật thông qua bộ máy này LHQ đã xây
dựng các dự án liên quan đến công tác phục hồi chức năng cho những người
khuyết tật về thể chất, đế xuất các chương trình hoạt động vào 10 nội dung
liên quan đến người khuyết tật. Từ năm 1956-1970 các hoạt động LHQ hướng
đến người khuyết tật là xuất phat từ phúc lợi xã hội. Việc LHQ đánh giá lại
những chính sách vào năm 1960 cũng có thể chế hóa và thúc `đẩy sự tham gia
của người khuyết tật hòa nhập xã hội. Từ năm 1970 đã có những dấu hiệu về
hình thức tiếp cận mới về vấn dề khuyết tật. Quan điểm “quyền về những
người khuyết tật” dần dần trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Sau năm 1980
LHQ đã xây dựng chương trình người khuyết tật và lấy năm 1981 là năm của
những người khuyết tật. Trong thời gian này nhiều nghiên cứu, nhiều dự án,
chương trình hành động hướng đến các vấn đề của người khuyết tật. Hội nghị
lần thứ nhất về người khuyết tật toàn cầu đã tổ chức tại Singapo (30/11-
6/12/1981) đến năm 1982 chương trình hoạt động tòan cầu về người khuyết
tật được LHQ thông qua 3 mảng: phòng ngừa, phục hồi và tạo cơ hội công
bằng cho mọi người. Cũng thông qua chương trình này 1983-1990 được xem
là thập niên kỷ người khuyết tật…Và đến năm 1993 LHQ đã lấy ngày 31/12
hằng năm là ngày quốc tế vì người tàn tật. Trong những năm cuối của thập
niên 90 tổ chức UNICEF với UNHCR nghiên cứu nhiêu vấn đề liên quan đến
trẻ em khuyết tật bắt đầu từ giai đoạn này nhiều nghiên cứu liên quan đến
khuyết tật của trẻ em đã được nhiều nhà khoa học quan tâm: Dữ liệu thống kê
cơ bản về người khuyết tật quốc tế 1977: Kỷ yếu về số liệu khuyết tật 1990
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 3
Báo cáo tốt nghiệp
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu có thể biết đến như: Understanding and
Reponding to childrens needs inclusive classroom…với tâm trạng hướng dẫn
viên ở lớp hòa nhập, và nhấn mạnh việc thực hiện các quyền của trẻ khuyết
tật. Ở Việt nam một công trình nghiên cứu gần đây”Mở rộng cộng đồng cho
trẻ khuyết tật”(viện khoa học giáo dục tổ chứ cứu trợ và phát triển mỹ

2002).”xây dựng giáo dục mô hình trẻ có tật”(Trịnh Đức Duy).”phân tích tình
hình trẻ khuyết tật ở việt nam’(Bộ LĐTB&XH và UNICEF VN).”nghiên cứu
đặc điểm người khuyết tật và một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Hà
Tây”….
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ em khuyết tật nước ta.
Trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Thời gian từ ngày 16/6 đến ngày 16/7/2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thu thập từ cơ quan, qua internet, tài liệu có liên quan
5.2. Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các giác
quan, các tri giác nghe, nhìn để thu thập thông tin về các quá trình hoạt động
xã hội trên cơ sở đề tài và mục đích nghiên cứu.
5.3. Phương pháp an két(sửu dụng câu hỏi đóng và mở)
Sử dụng phiếu điều tra xã hội học
5.4. Phương pháp phân tích và tổng hơp số liệu
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 4
Báo cáo tốt nghiệp
Khi đã thu thập được những số liệu cần thiết thì tiến hành phân tích đối
chiếu xác thực xem số liệu đó có đúng thực tế không
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 5
Báo cáo tốt nghiệp
6. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến trẻ khuyết tật
Đánh giá nhu cầu của người khuyết tật từ đó tìm ra những phương

pháp hỗ trợ, trị liệu tâm lý chuyển biến kết nối dịch vụ, quản lý đối tượng, hỗ
trợ đối tượng tiếp chính sách phúc lợi xã hội, đặc biệt là vấn đề tâm sinh lý
nhằm giúp các em và gia đình hòa nhập xã hội tốt hơn
Giúp trẻ khuyết tật chủ động tốt hơn trong việc luyện tập, phục hồi và
trị liệu của trẻ tại gia đình cung như các trung tâm.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1.Một số khái niệm liên quan đến công tác xã hội với trẻ
khuyết tật
Chương 2.Thực trạng và hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở
huyện Quảng Ninh.
Chương 3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả phục hồi cho trẻ khuyết tật
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 6
Báo cáo tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
XÃ HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm công tác xã hội
Theo Liên hiệp công tác xã hội thế giới:Công tác xã hội là một hoạt
động chuyên môn nhằm giúp con người đáp ứng các nhu cầu nảy sinh trong
cuộc sống, trong quá trình tương tác giữa các cá nhân và môi trường, giúp con
người phát huy hết tiềm năng của họ.
Theo hiệp hội chuyên gia công tác xã hội của Mỹ:Công tác xã hội là
một hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi
hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp để
thực hiện mục đích cá nhân.
Theo Nguyễn Thị Oanh giảng viên Đại Học mở bán công thành phố
Hồ Chí Minh: Công tác xã hội là một hoạt động thực tiển, mang tính tổng hợp
cao được thực hiện theo nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá
nhân và nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ, qua đó

công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến
bộ xã hội.
Trên cơ sở đó công tác xã hội được hiểu như sau: Công tác xã hội là
một khoa học ứng dụng vào các cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng xã hội cần
được giúp đở để khôi phục ngăn chặn các chức năng bị suy thoái, hướng tới
việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của bản thân sông hòa nhập với nhân loại.
1.2. Khái niệm về khuyết tật
1.2.1. Khái niệm về trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc sai lệch về chức
năng cơ thể dẫn đến khó khăn nhất định trong sinh hoạt cá nhân hoạt động
xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Sự thiếu hụt về
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 7
Báo cáo tốt nghiệp
cấu trúc và hạn chế về chức năng ở trẻ khuyết tật còn biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau.
1.2.2. Các khái niệm liên quan
Pháp lệnh của Ủy Ban thường vụ Quốc Hội số 06/1998/PL-UBTVQH
ngày 30/7/1998 về người tàn tật được định nghĩa người khuyết tật không phân
biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm
suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên (được hội đồng y khoa có thẩm
quyền xác định ) khiến cho lao động sinh hoạt học tập gặp nhiều khó khăn (hồ
sơ , thủ tục ,giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn thông tư 34/TT-LĐ
ngày 29/12/1993 của liên bộ LĐ TB&XH-bộ Y tế)
Người khuyết tật có thể là:
Những người bị khiếm khuyết từ nhỏ do bẩm sinh hay do bị tổn
thương, do sơ suất lúc sinh nở.
Những người trở thành khiếm khuyết sau những cơn bệnh nặng hoặc
chấn thương do đột quỵ, bệnh tim, ung thư, tiểu đường…
Những người nhiểm HIV

Những người trở nên khiếm khuyết sau khi bị tai nạn có thể là bị
thương tích do chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoặc tai nạn
do bất cẩn, bạo hành.
Những người già với sự suy giảm hoặc đôi khi mất hẳn một số chức
năng cơ thể.
Trung bình mỗi ngày các bệnh viện trong toàn quốc sẽ trở lại cộng
đồng bao nhiêu người mới vừa trở thành khuyết tật. Chúng ta không có được
con số cụ thể nhưng chắc là không nhỏ chút nào khi mà tổ chức y tế Thế giới
ngày 18/4/07 đã báo động rằng tai nạn giao thông ở Việt Nam đã trở thành đại
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 8
Báo cáo tốt nghiệp
dịch quốc gia và tai nạn sinh hoạt và lao động sản xuất mà chủ yếu là tai nạn
công trường xây dựng là vấn đề nghiêm trọng thứ 2 sau tai nạn giao thông
1.3. Các dạng tật thường gặp ở trẻ khuyết tật
Bại não: là rối loạn vận động và tư thế do tổn thương ở não bộ gây ra.
Bại não không trở thành tiến triển nặng hơn nhưng lại có nhiều biến chứng
như co rút các khớp, vẹo cột sống, bệnh lý do nằm lâu: loét da, viêm phổi.
Hội chứng đao: là hội chứng có 3 NST 21 trong đó các tế bào gây ra
các trẻ có bị hội chứng đao có biểu hiện bên ngoài gần giống nhau: trán rông,
gáy bằng, mắt xách mông lỗ…thường là trể chậm phát triển trí tuệ theo những
mức độ khác nhau, có trẻ có khả năng ngôn ngữ có trẻ không, có trẻ lại chậm
phát triển cả vận động
Trẻ chậm phát triển tâm thần: Là các trẻ có khả năng học tập kém, kỷ
năng tự phục vụ kém, kỷ năng xã hội kém. Các trẻ thường thụ động dễ bị e
thẹn, khả năng chú ý và tập trung kém hay lăng xăng không biết giới hạn, đôi
khi dễ nổi nóng.
Trẻ tự kỷ: Là những trẻ bị mất hoăc kém khả năng liên hệ, giao tiếp với
người khác, trẻ này thường không nhìn người khác, tránh các giao tiếp, xoay
người chơi tay lắc tay, nhiều khi chống lại các thay đổi.
Trẻ bị di chứng sốt bại liệt; Thường bị teo cơ một bên hoặc hai bên kèm

theo yếu cơ , các trẻ này có khả năng về trí tuệ nhưng cũng thường lại thiếu tự
tin, mặc cảm do bị khuyết tật, do bị giới hạn trong vận động.
Trẻ bị khiếm thính; Có thể mất khả năng nghe hoàn toàn hay còn một
phần nếu sự suy kém thính giác xảy ra sớm, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, do sự
giới hạn trong việc tiếp nhận thông tin nên trẻ cũng khó khăn trong việc diển
đạt, kèm theo bị đối xữ phân biệt, điều này dể làm cho trẻ ấm ức khó chịu.
Trẻ khiếm thị: Có thể không nhìn thấy hoàn toàn toàn hay còn nhìn
thấy một phần.Do bị giới hạn tiếp nhận thông tin qua thị giác nên cũng làm
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 9
Báo cáo tốt nghiệp
cho trẻ bị giới hạn trong việc tương tác với môi trường các trẻ nay thường có
khả năng tốt về thính giác và khối hình tri giác.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và sức khỏe tâm thần
của trẻ khuyết tật.
Yếu tố sinh hoạt thể chất:
Trẻ bị tổn thương não có các khó khăn trong việc điều hòa cảm giác và
cảm xúc, điều này làm cho trẻ khó khăn trong việc phát triển tâm lý theo đúng
lứa tuổi, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được các mốc phát triển đúng, khó
khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân.(Trẻ thường có hành vi xúc động, khó
kiểm soát, không biết giới hạn, không tuân thủ các luật lệ)
Kèm theo sự giới hạn về hoạt động thể chất và tinh thần làm cho trẻ
khó khăn trong tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, với thế
giới bên ngoài, điều này càng làm cho trẻ dễ bị ấm ức, tức giận buồn rầu, măc
cảm, tự ti.
Yếu tố môi trường xã hội:
Do thấy trẻ bị khuyết tật nên cái nhìn của những xung quanh và trẻ
thiếu tôn trọng, phân biệt đối xử này làm cho trẻ thấy mặc cảm tự ti. Có nhiều
trẻ bị cư xử tệ, bị đè nén, bị bỏ rơi, do người xung quanh không hiểu trẻ,
không thông cảm cho những hành vi khó khăn của trẻ.
Do cha mẹ cảm thấy mặc cảm vì có trẻ khuyết tạt nên họ có thể nghĩ

rằng mình có lổi lầm hoặc oán trách mà không chấp nhận trẻ. Điều này làm
cho cách cư xử của họ đối với trẻ không được yêu thương, tôn trọng làm cho
trẻ khó hình thành nên một nhân cách khỏe mạnh.
Do gia đình có trẻ khuyết tật nên có ảnh hưởng phần nào đến kinh tế
của gia đình, do mất nhiều thời gian chăm sóc trẻ nên không có thời gian đi
làm việc, gia đình trỏ nên khó khăn sẽ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của cha
mẹ và cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 10
Báo cáo tốt nghiệp
1.5. Một số đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người khuyết tật
Là một nhà Công tác xã hội, muốn giúp đỡ và giải quyết những khó
khăn của người khuyết tật thì trước hết phải hiểu về tâm lý, nhu cầu của các
nhóm người khuyết tật - nhóm yếu thế. Ngoài những nhu cầu chung nhất họ
còn có những đòi hỏi riêng mà nhà Công tác xã hội cần chú ý:
Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của
người khuyết tật có thể bị giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại
trong sinh hoạt, lao động, học tập… Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ,
ưu tiên đặc biệt cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng, làm tay chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi,
nhà ở … cần có được các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết
tật.
Ví dụ: Dạy chữ nổi Braile cho người mù, chương trình giáo dục đặc
biệt cho trẻ câm điếc,…
Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật
được thể hiện rõ nét: khi họ mất đi khả năng hoạt động của cơ quan cảm giác
nào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và
sự nhận biết thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan còn
lại này.
Ví dụ: Người mù do mất đi khả năng thị giác nên độ nhạy cảm của cơ
quan thính giác, xúc giác phát triển. Với đặc điểm trên, khi thực hiện các hoạt

động dạy học, dạy nghề… ta cần vận dụng tối đa sự tham gia của các cơ quan
cảm giác còn lại (cần nghiên cứu, thiết kế nhiều đồ dùng học tập để khi giảng
dạy người câm điếc ta tăng cường sử dụng hình ảnh trực quan, các động tác
tay chân để mô phỏng, ngược lại với người mù phải tích cực hỗ trợ bằng các
phương tiện nghe, sờ…
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 11
Báo cáo tốt nghiệp
Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động một trong các cơ quan tiếp
nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người
khuyết tật giác quan, tật thần kinh… hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về
tốc độ do khối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế (những người tật vận
động thì vẫn bình thường). Chính vì vậy trong hoạt động giáo dục, dạy nghề
ta cần cung cấp thông tin qua nhiều kênh, nhiều nguồn bằng nhiều biện pháp
để tăng cường lượng thông tin cho hoạt động nhận thức của đối tượng.
Ví dụ: Dạy trẻ câm điếc ta dùng hình ảnh để trẻ nhìn, dùng vật mà trực
tiếp tiếp xúc được, thậm chí dùng độ rung của âm thanh để trẻ được cảm
nhận.
Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động,
giao lưu hạn chế hơn so với người bình thường nếu không có hỗ trợ xã hội thì
phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp. Do đó, gia đình và
xã hội cần tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập vào cuộc sống xã hội của
những người bình thường.
Ví dụ: Tổ chức các câu lạc bộ, các sinh hoạt giải trí, thể thao… để họ
có dịp được gặp, tạo cơ hội để trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ em bình
thường để xóa bỏ mặc cảm.
Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật: các công
việc thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ. Việc làm vừa
đem lại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập… điều này
giúp họ giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc vào kinh tế, tâm lí bị bỏ đi…
Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần được thích ứng với hoàn

cảnh của người khuyết tật.
Ví dụ: Trong gia đình, tại trường học, các khu công cộng cần được thiết
kế các phương tiện sinh hoạt phù hợp với nhu cầu người khuyết tật.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 12
Báo cáo tốt nghiệp
Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên
nên người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay
cáu gắt, nóng nảy… Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng.
Cộng đồng và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa
lánh, cần loại bỏ những tên gọi theo dị tật như “thằng què, con cụt”… xúc
phạm đến họ.
Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của than
chủ. Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trỉa qua, nhưng
họ lại là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật nguyên. Với
sự hỗ trợ thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được
nhiều thành tích cao trong lao động và học tập.
Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị, họ
rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bình
thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các
nhóm tự giúp. Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻ
kinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn
1.6. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người khuyết tật về mặt xã hội
Những nhân viên Công tác xã hội phải nắm bắt được các văn bản liên
ngành về pháp lý xác định quy chế người khuyết tật.
Quyền lợi chung thuộc người khuyết tật được nêu trong Tuyên ngôn
Liên Hợp Quốc “Về quyền lợi của người khuyết tật”.
Một số điều trong văn kiện pháp lý quốc tế đã nêu rõ: “Người khuyết
tật có quyền được tôn trọng nhân phẩm, có quyển công dân, quyền lợi chính
trị, có quyền được hưởng các biện pháp nhằm có được sự độc lập tự chủ càng
nhiều càng tốt, có quyền được hưởng sự điều trị về y tế, về kỹ thuật nhằm

phục hồi sức khỏe và vị thế trong xã hội, có quyền được đi học, đào tạo nghề
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 13
Báo cáo tốt nghiệp
nghiệp, tư vấn, bố trí công ăn việc làm và phải được bảo vệ trước bất cứ hình
thức bóc lột nào”
Các văn bản nền tảng mang tính pháp lý cũng đã được áp dụng nhiều ở
các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với ý nghĩa để xác định quyền
hạn của người khuyết tật trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức từ thiện
của các cá nhân với việc phục vụ xã hội đối với những người khuyết tật.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 14
Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI VỚI TRẺ KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN QUẢNG NINH.
2.1. Giới thiệu chung về huyện Quảng Ninh.
Đây là huyện thuần nông. Trước đây, lúc tỉnh Bình Trị Thiên được
thành lập, huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy được sáp nhập thành huyện
Lệ Ninh, năm 1990 tách ra thành hai huyện như trước. Huyện lỵ là thị trấn
Quán Hàu
Với vị trí Địa lý như sau:
Phía Nam huyện giáp huyện Lệ Thủy, phía Bắc giáp thành phố Đồng
Hới, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là dãy Trường Sơn, giáp biên giới
Lào. Sông ngòi chính chảy qua huyện này chủ yếu là sông Long Đại, một chi
lưu của sông Nhật Lệ (nhánh kia là sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ
Thủy).
Tiềm năng kinh tế
Huyện Quảng Ninh có diện tích 1190,89 km², dân số hơn 90.000 người.
Huyện có 25 km bờ biển và có 35 km đường biên giới với Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào Trong "Bát danh hương" của Quảng Bình, Quảng Ninh có 4
làng đó là Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền và Kim Nại.
Về cá, Quảng Bình nói chung và Quảng Ninh nói riêng, mà cụ thể là

các xã dọc tuyến đường Quốc lộ 1A, ở phía Đông đều là những động cát trắng
trải rộng hàng cây số trước khi đến biển. Khác biệt với những nơi khác,
những động cát ở đây rất cao, có khi đến 20-30 mét và thường di chuyển sâu
vào làng mạc, ruộng đồng, nhất là lúc có gió mùa đông bắc. Mùa mưa lũ, giữa
các đồi cát thường xuất hiện những bàu nước trong vắt, sâu nhất cũng đến 3
mét. Một điểm rất lạ là, các bàu nước ở đây chỉ có nước vào mùa mưa lũ, mùa
hè nắng nóng như thiêu như đốt, đều bị giới hạn xung quanh bởi các đồi cát
cao, không thông với các sông suối hay ruông động, nhưng lại xuất hiện nhiều
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 15
Báo cáo tốt nghiệp
loài cá. Có ý kiến giải thích là do chim di cư đưa đến, có ý kiến cho rằng
trứng cá sống được qua mùa nắng nóng, tuy nhiên chưa có sự kiểm chứng của
khoa học.
Giao thông
Huyện Quảng Ninh có tuyến quốc lộ 1 chạy qua, cầu Quán Hà bắc qua
sông Nhật Lệ. Đường sắt Bắc-Nam chạy qua khu vực trung du của huyện.
Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía nam của sân bay Đồng Hới.
Tình hình kinh tế xã hội
Theo báo cáo của UBND huyện Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2011,
tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện đạt được nhiều kết
quả quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục ổn định; tổng sản lượng
lương thực đạt 30.457 tấn, tăng 3.155 tấn so cùng kỳ (trong đó cây lúa đạt sản
lượng 29.257 tấn, năng suất thu hoạch 59,4 tạ/ha, tăng 5,38 tạ/ha so cùng kỳ);
tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 26,29 tỷ đồng, tăng 19,5% so cùng kỳ.
Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biển tích cực; an
ninh - quốc phòng được giữ vững
2.2. Thực trạng trẻ khuyết tật ở nước ta
Thực tế đã chứng minh rằng: Người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết
tật nói riêng luôn luôn chiếm 1 tỉ lệ nhất định trong thành phần dân cư của
mọi chế độ xã hội

So sánh 8 vùng kinh tế, khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ lệ người khuyết tật
cao nhất (8,9%), theo sau là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (6,8%), tiếp đến
là các vùng khác.
Tỷ lệ người khuyết tật là nam giới trong dân số (7,5%) cao hơn so với
tỷ lệ người khuyết tật là nữ giới (5,2%).
Tỷ lệ trẻ em 0-18 tuổi số dân là gần 86,5 triệu người, thì khuyết tật
chiếm 6,3% trong số dân. *Theo Trung tâm Dữ liệu thống kê quốc gia
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 16
Báo cáo tốt nghiệp
(NSDC), tổng số người khuyết tật trong 64 tỉnh thành năm 2003 là 5,1 triệu
người. Với tổng tuổi được báo cáo là 662.000 người, chiếm 2,4% tổng dân
khuyết tật trong tổng số dân số khá thấp (1,4%). Điều này dường như mâu
thuẫn với thực tế là 35% số người khuyết tật là bị bẩm sinh. Tuy nhiên với
nhóm tuổi này không có báo cáo thống kê về các khuyết tật, đặc biệt với từ 0-
3 tuổi.
Trong khảo sát hộ gia đình, dạng khuyết tật phổ biến nhất là khuyết tật
vận động (228 trường hợp, chiếm 24%), dạng khuyết tật phổ biến thứ hai là
khuyết tật trí tuệ và thứ ba là các vấn đề khuyết tật về thính giác/ngôn ngữ.
Trong NSDC, khuyết tật vận động cũng được báo cáo là dạng khuyết
tật chính. Trong nghiên cứu này, khuyết tật vận động chiếm 29% trong tất cả
các dạng khuyết tật, và đặc biệt trong nhóm tuổi từ 0-5 tuổi thì tàn tật vận
động chiếm 38%. Theo sau tàn tật vận động thường là các rối loạn thần
kinh/hành vi xa lạ (17%). Và loại khuyết tật được thông báo là chiếm tỷ lệ ít
nhất là khuyết tật trí tuệ (6,5%).
Trong hai nguyên nhân phổ biến nhất của khuyết tật là khuyết tật bẩm
sinh và bệnh tật, tương ứng là 36% và 32%. Trong nhóm tuổi 0-6% thì 76%
khuyết tật là do bẩm sinh và 21% là do bệnh tật. Để có thể phát triển các
chiến lược truyền thông về phòng ngừa khuyết tật, cần biết những dạng
khuyết tật và những bệnh tật phổ biến là gì, tuy nhiên để biết được điều này
đòi hỏi phải có một nghiên cứu sâu hơn.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ khuyết tật của thế giới chiếm khoảng 10% trên tổng
dân số, tương đương với khoảng 650 triệu người, cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ phải
đối mặt với khuyết tật.Theo tổ chức giáo dục văn hóa của Liên Hợp Quốc thì
có khoảng 90% trẻ khuyết tật ở tất cả các nước đang phảt triển không được
đến trường.Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc thì cho biết có khoảng 30% số
thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Ở Việt Nam theo thống kê mới nhất
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 17
Báo cáo tốt nghiệp
trẻ khuyết tật chiếm một tỷ lệ khá cao 16% so với tổng số người khuyết tật và
chiếm gần 01% so với tổng dân số cả nước và có tỷ lệ giảm so với năm 1993.
Để hiểu rõ về tỷ lệ các dạng tật trong tổng số trẻ em bị tàn tật so với
năm trước ta có bảng số liệu sau:
Kết quả cụ thể:
Tỉ lệ trẻ khuyết tật / tổng dân số: 1%
Tỉ lệ trẻ có tật / tổng số trẻ cùng độ tuổi: 2%
Tỉ lệ có tật nặng / tổng số trẻ có tật: 30%
Các dạng tật Năm 2000-2001 Năm 2010-2011
Tổng số 100% 100%
Vận động 35,6 19
Thị giác 15,8 15
Thần kinh 13,8 1,7
Thính giác 9,17 12
Trí tuệ 9,07 27
Ngôn ngữ 7,88 17
Các dạng tật khác 8,61 4,1
Qua bảng số liệu trên cho thấy các dạng khuyết tật có sự chênh lệch rõ
rệt và có tỷ lệ giảm qua các năm, riêng khuyết tật trí tuệ với thính giác tăng
khá cao.
Như vậy thực trạng trẻ em khuyết tật ở nước ta đang là một vấn đề cần
quan tâm. Điều đó vừa thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc vừa thể hiện

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc bảo vệ giáo dục trẻ
em khuyết tật
2.3. Thực trạng trẻ khuyết tật ở huyện Quảng Ninh
Toàn huyện có khoảng 475 người khuyết tật trong đó trẻ khuyết tật có
255 người. Tỷ lệ trẻ khuyết tật giữa các xã có sự chênh lệch được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
TT Xã, Thị trấn Số trẻ khuyết Số trẻ khuyết
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 18
Báo cáo tốt nghiệp
tật năm 2010 tật năm 2012
1 An Ninh 16 16
2 Duy Ninh 15 18
3 Hiền Ninh 21 27
4 Hàm Ninh 10 10
5 Hải Ninh 21 23
6 Lương Ninh 14 19
7 Quán Hàu 11 13
8 Vạn Ninh 21 21
9 Vĩnh Ninh 12 12
10 Xuân Ninh 15 15
11 Tân Ninh 12 12
12 Võ Ninh 17 19
13 Trường Sơn 8 9
14 Trường Xuân 15 15
15 Gia Ninh 20 25
Tổng cộng:15 đơn vị 229 255
Nhìn chung trẻ khuyết tật đều do bẩm sinh và bại não chiếm tỷ lệ lớn
khoảng 26.6% trong các loại khuyết tật.
Theo kết quả cho thấy trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện cho thấy trẻ
khuyết tật là nam cao hơn nữ tính đến năm 1012. Có trên 150 trẻ là nam và

105 trẻ là nữ.
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 19
Báo cáo tốt nghiệp
2.4. Nguyên nhân gây khuyết tật
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ bị khuyết tật: Do bẩm sinh kinh tế
nghèo nàn lạc hậu, sinh hoạt mất vệ sinh, di truyền, tai nạn, ảnh hưởng của
môi trường, do hậu quả của chiến tranh, chăm sóc, tai nạn lao động…
Do nhiều nguyên nhân khác trong cộng đồng chúng ta bao giờ cũng tồn
tại số lượng nhất định trẻ khuyết tật. Theo thống kê số liệu nhiều ngành ở
nước ta có khoảng 1 triệu trẻ em khuyết tật ở độ tuổi học đường chiếm 1/4
tổng số người khuyết tật ở Việt Nam trong đó có 31% tẻ bị tàn tật nặng…Đặc
biệt đối với Việt nam cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài đã để lại những hậu quả
nặng nề; bom đạn, chất độc hóa học…Bên cạnh đó còn để lại hậu quả lâu dài
cho các thế hệ sau, có hàng triệu trẻ em sinh ra bị tàn tật .
Các số liệu điều tra cho thấy khoảng 62,72% trẻ em bị tàn tật do bẩm
sinh; 32,1% do bệnh tật; 7,23% do chất độc hóa học truyền từ bố mẹ; 4,09%
do bị tai nạn; 2,26% do môi trường và 3,5% do các nguyên nhân khác.Dự báo
trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác
động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học của Mỹ sử
dụng sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tai nạn giao thông, thiên tai…
2.5. Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật.
2.5.1. Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở nước ta.
Với tỷ lệ trẻ khuyết tật cao trong xã hội, các hoạt động trợ giúp cũng
như lực lượng thực hiện sự trợ giúp luôn là những vấn đề được quan tâm
trong hoạt động với người khuyết tật.
Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng kết hợp với giáo
dục hòa nhập cộng đồng là chương trình lồng ghép vừa giáo dục trẻ về văn
hóa, lối sống, học chữ học nghề, vừa phục hồi chức năng cho trẻ ở cộng
đồng. Nguồn kinh phí hỗ trợ Chương trình do trung ương cấp và một phần
kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ.

SVTH: Nguyễn Thị Uyên 20
Báo cáo tốt nghiệp
Hằng ngày các em được người thân trong gia đình và cộng đồng quan
tâm chăm sóc phục hồi chức năng, được đến học lớp tình thương và các lớp
công lập để học tập. Được áp dụng trong 29 tỉnh với số lượng các em được
quan tâm chăm sóc rất nhiều. Riêng chương trình giáo dục hòa nhập cộng
động đồng đã áp dụng 36 tỉnh hơn 35 nghìn em tham gia hòa nhập.
Hội bảo trợ trẻ em khuyết tật đã hỗ trợ dạy nghề cho gần 2000 trẻ
khuyết tật và đã tạo được việc làm cho các em.
Chương trình giáo dục trẻ em khuyết tật tại các trung tâm bảo trợ xã hội
trong cả nước có trên 150 trung tâm đã chăm sóc gần 4500 em, phần lớn được
phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng.
Trợ giúp cộng đồng: Bao gồm các dịch vụ cần thiết cho trẻ khuyết tật
như trị liệu, can thiệp thời kỳ trẻ thơ, can thiệp hành vi, tham vấn (cá nhân,
gia đình và nhóm). Các hoạt động này được vận hành bởi các bộ phận và
nhân viên công tác xã hội khu vực, các chương trình hợp tác và phát triển của
từng cộng đồng. Tuy nhiên hoạt động này trợ giúp chưa nhiều vì đội ngũ trợ
giúp chưa thông qua đạo tạo chuyên môn.
Trợ giúp việc tiếp cận cộng đồng: Các hoạt động dịch vụ này được
hình thành nhằm tạo cơ hội cho người khuyết tật sử dụng và đạt được những
khả năng riêng của bản thân nhằm tăng sự độc lập trong cuộc sống. Với
những trẻ khuyết tật không có cơ hội đến trường, những người không được
làm việc đều có thể sử dụng dịch vụ này của cộng đồng. Các hoạt động rất đa
dạng từ việc học tập (định hướng học tập suốt đời), đến việc giải trí, vui chơi
ở cộng đồng, các sự kiện văn hóa; từ việc được hưởng dịch vụ tại gia đình
hoặc tại các cơ sở chung của cộng đồng. Như các dịch vụ xe buýt công cộng
dành cho người khuyết tật…
Các dịch vụ nghỉ ngơi: Đây là các hoạt động trong thời gian ngắn hoặc
giải tỏa những căng thẳng cho gia đình của trẻ khuyết tật. Hoạt động này giúp
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 21

Báo cáo tốt nghiệp
đỡ công việc chăm sóc trẻ khuyết tật của các thành viên trong gia đình. Các
hoạt động có thể được thực hiện tại gia đình hoặc các trung tâm của cộng đồng.
Giáo dục trẻ khuyết tật:
Quan niệm ngày nay là hoà nhập trẻ vào hệ thống giáo dục chung càng
lâu càng tốt, sử dụng chung nguồn tiềm năng, làm cho trẻ có khả năng giao
tiếp với người khác. Trẻ khuyết tật được học trong các trường gần nhà với các
bạn cùng trang lứa. Mỗi lớp có khoảng một đến hai trẻ khuyết tật và giáo viên
được tập huấn về điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho đáp
ứng trong một lớp bình thường có trẻ tàn tật. Kết quả của giáo dục hoà nhập
là trẻ được phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và xã hội đồng thời
trình độ văn hoá cũng được nâng cao. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990
cho đến nay, chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật đã được triển khai
ở mức tiểu học tại 44/61 tỉnh với 1197 trường tiểu học tham gia nhưng đã đưa
được trên 60,000 trẻ khuyết tật đến trường. Định hướng phát triển giáo dục trẻ
khuyết tật theo hướng hoà nhập ở nước ta hiện nay đã và sẽ tạo điều kiện cho
hàng triệu trẻ khuyết tật Việt Nam được đến trường, được học tập và phát
triển đầy đủ mọi khả năng để trở thành những người hữu ích cho xã hội
Ví dụ như tỉnh Vĩnh Long hiện có 14.610 người khuyết tật, trong đó có
6.057 người đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội và được cấp thẻ BHYT khám
chữa, bệnh. Trong năm 2011, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí chữa bệnh và phẫu thuật
mổ mắt cho: 2.232 người; phẫu thuật tim: 132 người; Cấp 730 xe lăn, 27 xe
lắc cho người khuyết tật và 20 xe chuyên dùng cho trẻ bại não…
Năm học 2010-2011 có 1.256/1.661 trẻ em khuyết tật được đến trường
học giáo dục hòa nhập cộng đồng, chiếm tỷ lệ 75,6%. Ngoài ra, các ngành
chuyên môn còn đến tận gia đình có người bị khuyết tật để tập huấn, hướng
dẫn cách tập vật lý trị liệu cho 11.520 lượt người. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh vận động nhà tài trợ thông qua các chương trình từ thiện xã hội tham
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 22
Báo cáo tốt nghiệp

gia hỗ trợ vốn cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị
trên 1.5 tỷ đồng.
2.5.2. Hoạt động công tác xã hội với trẻ khuyết tật ở huyện Quảng Ninh.
2.5.2.1. Xây dựng trung tâm phục hồi ở xã Hiền Ninh
Trung tâm khuyết tật xã Hiên Ninh được thành lập và đi vào hoạt động
từ tháng 7 năm 2002, Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật huyện
Quảng Ninh có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn kỹ thuật tập luyện phục hồi chức
năng cho trẻ em khuyết tật, chủ yếu là khuyết tật hệ vận động. Hiện nay, Trung
tâm có 05 cán bộ chuyên trách, trong đó có 02 kỹ thuật viên, 01 hộ lý cấp
dưỡng và 16 cộng tác viên ở các xã trong huyện. Trung tâm đang quản lý hồ sơ
100 trẻ em khuyết tật, gồm 50 trẻ thường xuyên luyện tập phục hồi chức năng
và 50 em tập luyện tại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của các cộng tác viên.
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã đón nhận khoảng 25.000 lượt
trẻ em khuyết tật ở các địa phương trong huyện đến luyện tập. Các cháu đến
tập luyện tại Trung tâm được hỗ trợ tiền ăn hàng tháng và được đội ngũ y, bác
sỹ, kỹ thuật viên nhiệt tình hướng dẫn phương pháp tập luyện. Đối với những
trẻ khuyết tật tập luyện tại cộng đồng, hàng tuần, các cộng tác viên đến tận
nhà để tư vấn hướng dẫn kỹ năng phục hồi chức năng.
Từ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, những năm qua, Trung tâm
đã được cải tạo, xây dựng khá khang trang và mua sắm nhiều loại máy móc,
dụng cụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu tập luyện. Bên cạnh đó, Trung
tâm còn phối hợp với phụ huynh đẩy mạnh tăng gia sản xuất các loại rau
nhằm cải thiện bữa ăn trưa cho trẻ và tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao,
giải trí như cầu lông, cờ vua, sinh hoạt văn nghệ vv tạo sự hứng thú cho trẻ
sau những giờ tập luyện. Nhờ đó, riêng năm 2011, tỷ lệ trẻ đến Trung tâm tập
luyện được phục hồi chức năng tăng khoảng 20% so với những năm trước,
trong đó có 70% số trẻ có chuyển biến tốt về khả năng phục hồi chức năng và
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 23
Báo cáo tốt nghiệp
sức khoẻ, nhiều trẻ em khuyết tật đã hòa nhập được với cộng đồng. Một số trẻ

đã có sự tiến bộ vượt bậc như cháu Phạm Văn Quang ở xã Xuân Ninh,
Trương Văn Phố ở xã An Ninh, Võ Văn Lân ở xã Hiền Ninh… trước đây vận
động khó khăn, nói nghe khó hiểu, nay đã đếm, đọc được một vài từ và có
khả năng biểu hiện tình cảm với mọi người xung quanh.
Chị Hà Thị Song ở thôn Đồng Tư, xã Hiền Ninh tâm sự: “Gia đình tôi
có 2 đứa con Diệp Thị Thanh Huyền và Diệp Văn Hoàn thì cả 2 cháu đều bị
khuyết tật. Vợ chồng tôi phải bươn chải làm ăn vất vả cũng không đủ sức
chăm lo cho các con. Từ ngày được vào Trung tâm luyện tập phục hồi chức
năng, 2 cháu được các y, bác sỹ chăm sóc, hướng dẫn tập luyện rất nhiệt tình
nên sức khỏe của cháu có nhiều tiến triển tốt. Hơn nữa vào đây được gặp gỡ
giao tiếp với những người cùng cảnh ngộ, tôi cũng thấy vơi bớt nỗi buồn…”
Điều đáng mừng là từ năm 2011, Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ em
khuyết tật Quảng Ninh được Tổ chức ISS thuộc Liên hiệp các hội khoa học
kỹ thuật Việt Nam tài trợ thông qua Quỹ Phát triển nông thôn và giảm nghèo
triển khai thực hiện Dự án “Sáng kiến sinh kế cho trẻ khuyết tật” với tổng
mức đầu tư 710.000.000 đồng. Ban Quản lý Dự án thành lập 6 nhóm quay
vòng vốn tại 6 xã có gia đình trẻ khuyết tật hưởng lợi là An Ninh, Tân Ninh,
Xuân Ninh, Gia Ninh, Duy Ninh và Hiền Ninh để quản lý nguồn vốn và cho
100 hộ gia đình vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, gia
cầm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho trẻ khuyết tật. Bên cạnh
đó, Dự án còn hỗ trợ một số máy móc và hướng dẫn kỹ năng, phương pháp sử
dụng thiết bị hỗ trợ, chăm sóc trẻ khuyết tật.
Với những thành tích đạt được trong gần 10 năm qua, có thể khẳng định
rằng, sự ra đời của Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật là một mái
ấm tình thương, luôn che chở cho những trẻ khuyết tật, tạo điều kiện để các em
được luyện tập, phục hồi chức năng và hòa nhập cuộc sống cộng đồng
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 24
Báo cáo tốt nghiệp
2.5.2.2. Tập huấn về kiến thức chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho
phụ huynh trẻ khuyết tật huyện Quảng Ninh.

Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng ninh phối hợp
với trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật Hiền Ninh và khoa phục hồi
chức năng Bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới đã tổ chức 4 khóa
tập huấn “kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng cho
trẻ khuyết tật” cho cán bộ của trung tâm, nhóm cộng tác viên và 100 phụ
huynh cho trẻ khuyết tật tại 6 xã dự án.
Khóa tập huấn nhằm mục đích hướng dẫn kỷ năng chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ khuyết tật. Hướng dẫn kỷ năng luyện tập nhằm phục hồi chức năng
cho trẻ. Giới thiệu dụng cụ phù hợp với dạng khuyết tật của trẻ và cách thức
sử dụng các loại dụng cụ.
Sau các khóa tập huấn cho nhóm cán bộ trung tâm phục hồi chức năng
trẻ khuyết tật Hiền Ninh và cộng tác viên cơ sở hoạt dộng hiệu quả 100 phụ
huynh có trẻ kuyết tật chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đúng phương pháp kỷ thuật
tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng cho trẻ .
2.5.2.3. Hỗ trợ trang thiết bị cho trẻ luyện tập tại nhà và trung tâm
Ngoài những trang thiết bị đã có ở trung tâm, trẻ khuyết tật huyện
Quảng Ninh có thêm trang thiết bị luyện tập để phục hồi chức năng.Thông
qua Quỹ phát triển nông thôn và giảm nghèo huyện Quảng Ninh đã huy động
tài trợ của Đại Sứ quán Úc hỗ trợ Dự án “cung cấp trang thiết bị phục hồi
chức năng cho trẻ khuyết tật tại Hiền Ninh”.
Dự án đã giải quyết những khó khăn về thiết bị luyện tập cho trẻ khuyết
tật tại trung tâm phục hồi chức năng xã Hiền Ninh, tạo điều kiện cho trẻ em
tiếp cận với những thiết bị luyện tập mới có hiệu quả. Qua đó giúp trẻ khuyết
tật sớm phục hồi chức năng hệ vận động, giúp trẻ tăng cường sức khỏe và
sơm hòa nhập với cộng đồng.Trước khi có dự án các trang thiết bị phục hồi và
SVTH: Nguyễn Thị Uyên 25

×