Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

toàn cầu hoá và môi trường văn hoá châu âu nga và pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Khoa TM- DL- Mar
Bộ môn Quản trị kinh doanh quốc tế

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VĂN HÓA. TỪ KHÁC
BIỆT VĂN HÓA ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: Th.s Quách Thị Bửu Châu
Thành viên thực hiện:
1. Trần Thanh Thản KD02 K35
2. Bùi Lê Duy Hiếu KD02 K35
3. Lê Nhật Châu KD02 K35
4. Huỳnh Thuần KD03 K35
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
2
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
3
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Lời mở đầu
Ngày nay, toàn cầu hóa là khải niệm đã trở nên phổ biến , nó là một xu hướng nổi trội
và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi
toàn thế giới. Thế giới đang trong giai đoạn toàn cầu hóa lần thứ tư, sự khác biệt nổi bật nhất
trong giai đoạn toàn cầu hóa này được thể hiện ở khía cạnh con người. Cuộc sống của phần
lớn dân chúng trên toàn cầu được gắn kết với nhau trong công việc, mua bán, du lịch, liên lạc,
giải trí. Những đồ Giáng sinh bày bán ở Mỹ nhưng được sản xuất ra ở Trung Quốc. Chicken
tikka, một món ăn của Nam Á đã trở thành mặt hàng cạnh tranh với đồ ăn nhanh rất được ưa
chuộng của người Anh là cá và khoai tây chiên. Do sự xâm nhập mạnh mẽ vào đời sống con
người từng quốc gia, toàn cầu hóa đang có những tác động sâu sắc đến môi trường văn hóa
của các quốc gia đó.
Một biểu hiện điển hình của toàn cầu hóa chính là kinh doanh quốc tế. Các công ty đa
quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều và hoạt động rộng khắp, khi đó sự khác biệt về môi
trường văn hóa có tầm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh quốc tê. Việc am hiểu về văn hóa


các quốc gia là cần thiết để đưa ra các quyết định kinh doanh và chọn lựa đầu tư hợp lí.
Về phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến văn hóa của các nước và sự khác biệt
văn hóa của hai nước để từ đó đưa ra quyết định kinh doanh, nhóm chúng tôi quyết định chọn
Nga và Pháp.Lí do thứ nhất là Nga và Pháp là hai quốc gia châu Âu khá nổi bật, có những nét
tương đồng nhất định nhưng cũng có những khác biệt rõ nét về văn hóa do sự tồn tại lâu đời
của hai quốc gia, tạo nên tính công bằng trong phân tích, so sánh. Thứ hai,Nga và Pháp đếu
có mối quan hệ hữu hảo, lâu đời và cùng Việt Nam trải qua nhiều biến cố trong kịch sử cũng
như có những chiến lược hợp tác phát triển lâu dài. Từ phân tích, so sánh nền văn hóa của hai
nước này sẽ cung cấp những điểm tựa để từ đó có lựa chọn kinh doanh phù hợp.Việc phân
tích dựa trên những tài liệu khách quan tuy nhiên những quyết định có thể mang tính chủ
quan do bản chất lĩnh vực kinh doanh.
4
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
I. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn hết, tác động phụ thuộc lẫn
nhau, là quá trình mở rộng quy mô và cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc
gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển . Toàn cầu hóa là sự gia
tăng dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn hóa.
Từ góc độ văn hoá, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh vào kinh nghiệm về
không gian và thời gian, từ đó, quan hệ giữa người với người, giữa tính toàn cầu và tính địa
phương, giữa cuộc sống xê dịch và ý niệm về bản sắc, v.v…
2. Tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa
2.1. Tác động tích cực
• Sự đa dạng : tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Đầu tiên, toàn cầu hóa
mang đến cho một quốc gia sự đa dạng về văn hóa, đa dạng từ nhiều khía cạnh: ngôn ngữ,
nghệ thuật, kiến trúc, đến cả lối sống. Điển hình như trong kiến trúc Nga, kiến trúc cổ điển
của Nga là kiểu dáng cung điện hay có nhiều mái vòm, mạ vàng hoặc sơm màu trắng, một số
ví dụ như nhà thờ Đấng Kito cứu thế, tháp Menshikov…
Tuy nhiên, theo thời gian, kiến trúc Nga cũng đã có những biến đổi nhất định, kiến

trúc tân cổ điển bắt đầu xuất hiện nhiều, thuyết chức năng trong kiến trúc cũng du nhập vào,
các công trình dần mang tính hiện đại hơn, phục vụ đúng chức năng hơn, như thư viện MGU,
trung tâm triễn lãm Pavillon
5
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Hay như trong âm nhạc, Nga nổi tiếng với các vở Opera, nhạc Folk và múa Ballet,
ngày nay ngoài các thể loại truyền thống, âm nhạc hiện đại Nga cũng đang phát triển mạnh
mẽ gồm cả rock and roll hay rock metal, với một số nhóm nhạc và ca sĩ nổi tiếng như
Mashina Vremani, Aquarium, Aria…
Một ví dụ khác, toàn cầu hóa đã mở rộng sự đa dạng của thực phẩm, sushi Tex-Mex
có thể được tiêu thụ tại Pháp. Ẩm thực Pháp hiện có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại
thành phố New York, phần lớn các nhà hàng được đánh giá cao nhất đều có các đầu bếp Pháp
và cung cấp nguồn cảm hứng ẩm thực Pháp. Rẻ hơn, đơn giản hơn, các quán rượu Pháp trở
nên phổ biến Hoa Kỳ và Anh.
Các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moscow hay
St.Petersburg.
Nhà hàng Pháp Brasserie Les Halles và Le Rivage ở New York
Vang Pháp và quán café phong cách Paris ngày càng phổ biến
6
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
• Sự đồng nhất: đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá
mạnh. Khi toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ một vài giá trị văn hóa bị đồng nhất, mặt tích cực
của nó là tạo đà thúc đẩy giao thoa văn hóa, mức độ đối đầu và mâu thuẫn do khác biệt về
văn hóa cũng giảm nhẹ, giao l ưu, hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng thuận lợi hơn. Điển
hình như về ngôn ngữ, với 131 triệu người sử dụng, hiện tại tiếng Pháp đã ở vị trí thứ 9 trong
danh sách những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Văn hóa Mỹ gia tăng sự hiện
diện trong cuộc sống của con người Pháp: nó có thể nâng cao trình độ của người pháp về sự
hiểu biết về văn hóa Mỹ, cách sống, vị trí thống nhất, do đó làm giảm các xung đột nảy sinh
từ sự hiểu lầm văn hóa.
• Có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới. Thế giới có hơn 200 quốc gia

và vùng lãnh thổ, mỗi vùng lãnh thổ lại có nền văn hóa riêng biệt và không ngừng biển đổi.
Toàn cầu hóa là cơ hội để một quốc gia tiếp thu các giá trị mới của nền văn hóa thế giới, học
hỏi cũng như tăng thêm sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau, cũng có thể làm giàu cho
văn hóa chính quốc. Trong ẩm thực, người Nga thường sử dụng các sản phẩm từ lúa mì, lúa
mạch đen, ngũ cốc, nhưng theo thời gian, người Nga đã có thể sử dụng lúa gạo cùng với lúa
mì, pha chế nhiều loại thức uống khác từ vodka hay đôi khi dùng vang để thay thế. Toàn cầu
hóa mang lại sự tương tác và thích ứng giữa các nền văn hóa. Khi xảy ra những mối quan hệ,
giao lưu văn hóa, các nước có thể học hỏi và phát triển thông qua tương tác cùng cho và
nhận.
• Nâng cao trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống. Toàn cầu hóa có thể thay đổi suy nghĩ của
con người theo hướng tích cực, mở rộng và bổ sung vốn hiểu biết của con người, từ tác động
lên nền văn hóa tạo tiền đề phát triển cho các lĩnh vực khác, trình độ dân trí và chất lượng
cuộc sống cũng sẽ dần được nâng cao.
Ở Nga, giáo dục rất được coi trọng, giáo dục đại học Liên Xô đã có một hệ thống
đẳng cấp thế giới của giáo dục đại học, với bốn mươi trường đại học và hàng trăm các tổ
chức chuyên ngành học thuật, khoa học, chuyên nghiệp, và kỹ thuật . Kinh doanh giáo dục,
đặc biệt là trong quản lý, tài chính, và tiếp thị, đã được phát triển chỉ từ năm 1991, nhưng có
hơn 1.000 trường đào tạo kinh doanh, bao gồm một số các trường đại học uy tín nhất, chẳng
hạn như Đại học quốc gia Moscow. Hơn 90% dân số đã hoàn thành giáo dục trung học, và
khoảng 12% đã nhận được một nền giáo dục cao hơn. Chín mươi chín phần trăm của dân số
trưởng thành biết chữ, và việc mở rộng liên kết của Nga với thế giới càng mang về cho Nga
những nhân tài. ,
7
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Còn tại Pháp, một sự hiểu biết tốt hơn về văn hóa Mỹ có thể củng cố niềm tin và niềm
tự hào của Pháp trong nền văn hóa và di sản của riêng và của họ, và cho phép mọi người nhấn
mạnh sự khác biệt văn hóa, những nét đặc trưng, những gì là niềm tự hào của người Pháp
• Tăng nhanh quá trình đô thị hóa. Toàn cầu hóa tạo nên mạng lưới liên kết ngày càng dày đặc
của một quốc gia, từ những liên kết đó, các quốc gia có thể hỗ trợ nhau phát triển nhưng cũng
có thể phát triển do sự cạnh tranh. Quay lại với kiến trúc Nga, việc cạnh tranh với các nước tư

bản là nguồn gốc để Nga khởi lập các dự án xây nhà chọc trời từ năm 1941, trải qua giai đoạn
đầy biến động với sự tham gia ủa các kiến trúc sư nổi tiếng như Vladimir Gelfreikh, Mikhail
Posokhin, Lev Runev…kết quả của các dự án đó là đại học Moscow, hơn 405.000 mét vuông
nhà ở ( 1949), các tòa nhà chọc trời trên 500.000 mét vuông.
Đại học Moscow Khu căn hộ Moskva ở Nga
Russia tower
• Tiếp thu văn hóa quản trị , giao tiếp xã hội. Sự đa dạng trong văn hóa còn thể hiện ở văn hóa
quản trị và giao tiếp xã hội. Người Mỹ có tư tưởng sống khá thực dụng do đó phong cách
quản trị chủ trọng hiệu quả công việc, và giao tiếp xã hội cũng có những quy tắc nhất định
như rất coi trọng giờ giấc, đánh giá cao mức độ quan tâm đến công việc…Còn người Nga
thường có mức độ coi trọng cái tôi cá nhân khá cao, do đó mức độ quản trị bằng mệnh lệnh
cao hơn, giao tiếp cũng có những quy tắc khắt khe hơn từ màu sắc trang phục tới phong cách
giao tiếp hợp lí và hiểu biết rộng về các vấn đề khoa học, tự nhiên là lợi thế. Và quá trình
8
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
toàn cầu hóa sẽ tạo cơ hội cho việc tiếp thu các quy chuẩn đó, tạo sự hài hòa trong quản trị và
giao tiếp, để nó diễn ra suôn sẽ và nhịp nhàng hơn.
2.2.Tác động tiêu cực
• Sự “Mỹ hóa”, phương tây hóa thế giới: Toàn cầu hóa văn hóa dường như có thể tạo ra một sự
đồng nhất, một nền văn hóa thế giới cho mọi dân tộc. Thế nhưng, trên thực tế qua ảnh hưởng
của các dòng chảy thương mại và văn hoá của một số nước phát triển trên thế giới, một sự
đồng nhất đối với các dân tộc là khó có thể thực hiện được. Trên thực tế, thông tin tạo ra
chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra
(làm giả hoặc bóp méo) thông tin đưa đến cho con người. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn
hoá và thông tin này được xem như một sự "Mỹ hoá " hoặc “phương Tây hóa” thế giới. Tại
Pháp, các cuộc thăm dò cho thấy một mối quan tâm mà toàn cầu hóa sẽ có hình thức của Mỹ
hoá: 65% người Pháp thấy ảnh hưởng của Mỹ "quá mức" trên truyền hình Pháp, 57% về điện
ảnh Pháp, 37% về âm nhạc Pháp, 34% vào ngôn ngữ Pháp, và 34% thực phẩm Pháp.
• Nghịch lý của toàn cầu hóa thể hiện ở sự kết hợp hai xu thế mâu thuẫn nhau trong thế giới
đương đại: “Hội nhập và nguyện vọng hướng về bản sắc văn hóa – xã hội của các dân tộc,

tộc người…”.
Một thực tế ở Nga, vào thế kỉ XX, khi Nga quá lạm dụng “thuyết chức năng” trong
kiến trúc, đã giúp phần nào giải quyết vấn đề nhà ở, nhưng tạo ra các vấn đề lớn khi tao ra
các tòa nhà chất lượng kiến trúc thấp, tương phản nhiều với kiến trúc cổ điển trước đó. Sau
khi Liên Xô sụp đổ , tình hình được cải thiện, nhiều nhà thờ bị phá hủy trong thời Liên Xô cũ
đã được xây dựng lại, và quá trình này tiếp tục cùng với sự phục hồi của các tòa nhà lịch sử
bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên phong cách kiến trúc cổ điển ban đầu
đã không còn phổ biến.
Toàn cầu hóa cũng đe dọa văn hóa Pháp, nó tăng cường vai trò của ngôn ngữ tiếng
Anh. Pháp không thể cạnh tranh trong cuộc chiến ngôn ngữ với Anh trên lĩnh vực toàn cầu
hóa. Tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến, trở thành ngôn ngữ chính của kinh doanh
quốc tế, ngoại giao. Không những thế tiếng Anh còn trở nên chiếm ưu thế trong giáo dục
trung học Pháp. Với gần 90% học sinh trung học Pháp chọn tiếng Anh là ngôn ngữ nước
ngoài đầu tiên của họ.
• Ngoài ra, trong tiến trình toàn cầu hóa văn hóa, một thách thức khác cũng rất lớn đó là mối đe
doạn tiềm tàng về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa. Trong quá trình giao lưu và hội nhập,
sự yếu kém, phụ thuộc về kinh tế sẽ biến các nước đang phát triển dễ trở thành cái bóng của
các nước phát triển. Do nắm ưu thế về kinh tế, về khoa học và công nghệ, các nước phát triển
đương nhiên cũng chiếm ưu thế trong việc áp đặt những giá trị tư tưởng, văn hóa, lối sống…
9
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
của mình lên những nước nghèo đang lệ thuộc mình. Sự hội nhập văn hóa của các nước
ngang hàng cũng có thể là nguyên nhân của việc đánh mất bản sắc văn hóa. Hãy cùng nhìn
vào thực tế ẩm thực truyền thống Pháp ngày nay. Những ảnh hưởng của Hoa Kỳ và một số
nước khác đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, Sự phổ
biến mạnh mẽ của thức ăn nhanh rộ lên ở Pháp . Trong khi số lượng các quán bia truyền
thống và quán cà phê đã giảm từ khoảng 200.000 năm 1960 đến khoảng 50.000 hiện nay, số
lượng doanh nghiệp phục vụ thức ăn nhanh và mang đi đã tăng gấp đôi từ 6.500 năm 1993
lên 13.950 vào năm 1998. Tính đến tháng 3 năm 2000, McDonald đã có gần 800 cửa hàng ở
Pháp. Chính vì vậy McDonald đã được chọn làm biểu tượng cho mối đe dọa của Mỹ vào bản

sắc văn hóa Pháp - là mục tiêu cho các cuộc biểu tình chống lại các biện pháp trừng phạt của
Hoa Kỳ về pho mát Pháp và các sản phẩm khác
• Xáo trộn văn hóa: “Vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của văn hóa bình dân do nền dân
chủ nhân dân mang lại cũng đòi hỏi thời gian để hội nhập. Các bản sắc văn hóa, các khuôn
khổ thể hiện và các điểm mốc bị đảo lộn. Tất cả đều biến chuyển và theo mọi hướng. Sự mất
cân bằng văn hóa này càng mạnh hơn ở những nước nghèo, những nước đang vừa phải điều
hòa những cơn lốc, vừa phải bám vào tính hiện đại, tuy nhiên vẫn không vứt bỏ truyền thống
của mình.”
• Tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội: Sự phân cách giàu nghèo cũng được gia tốc
trong tiến trình toàn cầu hóa về phương diện hưởng thụ các loại hình văn hóa. Qua đó, dẫn
đến việc xuất hiện những ý thức văn hóa khác biệt giữa các nhóm cư dân đô thị. Ngoài ra, các
thành phố đô thị không xuất hiện trong xã hội mà không có tổ chức nhà nước, các cấp chính
quyền, mà cùng với đà tiến bộ nhanh của tiến trình đô thị hóa và toàn cầu hóa, những chính
sách, chủ trương của Nhà nước cũng khó có thể bao quát hết mọi mặt của đời sống xã hội và
có ít nhiều bất cập đối với những thay đổi văn hóa của thành phố. Đặc biệt là trong quá trình
xây dựng ý thức văn hóa của cư dân đô thị.
• Tệ nạn xã hội: Những thay đổi tiêu cực trong văn hóa gây nên bởi toàn cầu hóa còn thể hiện ở
tệ nạn xã hội. Nước Nga là một trong những nước có làm sóng tội phạm cao nhất thế giới.
Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại. Tổng cộng, vào năm 2011, có hơn 3 triệu tội
phạm được báo cáo. Từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, cướp và buôn lậu đã khiến
làn sóng tội phạm ngày càng tăng. Hàng giả cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho các
nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa bán lưu thông đều không rõ
nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện tử chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam
Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Còn thực phẩm, thuốc, quần áo và băng đĩa thường có
nguồn gốc nội địa. Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng nhất.
10
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Hàng năm, hàng ngàn người Nga bị thiệt mạng do uống phải các chất hóa học chết người làm
giả thành rượu vodka.
• Thay đổi lối sống theo hướng tiêu cực: Một thí dụ tiêu biểu về toàn cầu hóa đã tác động tiêu

cực như thế nào đến lối sống của người dân: Ở Nga có gần 21 triệu người trưởng thành tôn
thờ lối sống độc thân, không bao giờ cưới vợ, lấy chồng. Họ thoải mái với sự lựa chọn của
mình mà chẳng hề nghĩ đến chuyện gia đình. Ngoài ra, quan niệm trong một xã hội no đủ thì
phụ nữ cố cho được bằng quyền với nam giới, còn phải lo sự nghiệp. Chỉ trong 12 năm, từ
1992 đến 2004, dân số đã Nga giảm hơn 10 triệu người và nay vẫn tiếp tục giảm. Nga đang
gia nhập hàng ngũ những nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất thế giới. "Lười đẻ" đã trở thành căn
bệnh mãn tính rất khó chữa trị.
• Những vấn đề trong quá trình di dân: Sự di dân cũng gây nên những tác động đáng kể đến
nền văn hóa, một nền văn hóa sẽ dễ bị xáo trộn và biến đổi khi có quá nhiều dân nhập cư với
các văn hóa, phong tục khác nhau. Và hơn nữa khi sự hòa hợp không tốt cũng sẽ tạo nên
những mâu thuẫn khó giải quyết.
Tại Pháp dân nhập cư ngày nay chủ yếu là châu Phi, phản ánh các mô hình nam-
bắc di cư. Những người nhập cư thường đến từ các quốc gia nghèo hơn và có trình độ giáo
dục thấp. Vấn đề nhập cư không đơn giản chỉ là sự phân biệt đối xử chống lại màu da. Bên
cạnh đó còn rất nhiều vấn đề nảy sinh.
- Sự lây lan của bệnh tật: khi toàn cầu hóa mở ra tất yếu dẫn đến sự gia tăng trong
dòng chảy của người dân nhập cư, từ đó dẫn đến sự lây lan của bệnh tât.
- Xung đột tôn giáo về vấn đề Hồi giáo ở Pháp, sự tồn tại của nạn mù chữ , những
người nhập cư thường bị phân biệt đối xử trong lĩnh vực giáo dục, nhà ở, và đặc biệt là công
việc, dẫn đến một môi trường không lành mạnh ở những nơi có người nhập cư .
- Tội phạm ngày càng gia tăng, do dân số có nguồn gốc nhập cư, dẫn đến bạo lực đô
thị vào mùa thu năm 2005. Bên trong và bên ngoài vùng ngoại ô, đặc biệt là trong các bộ
phận của Seine-Saint-Denis, nơi số lượng người có nguồn gốc từ nước ngoài cao hơn so với
của người bản xứ.
Trở lại với nước Nga, hiện nay, đến Nga kiếm việc là những công dân “nước ngoài
gần Nga” như người Ukraine, Moldavi, Tadzhik, Belarus, Uzbek… Còn di dân lao động từ
những “nước ngoài xa Nga” thì không đông lắm, chiếm khoảng 15-20% tổng số. Đông nhất
là người Tadzhik với nửa triệu di dân lao động đến Nga. Giả như không xảy ra khủng hoảng
thì trên tiến trình chung toàn cầu hóa với hội nhập liên kết, vẫn đan xen những điểm tích cực
và tiêu cực, một trong những vấn đề nổi cộm trong đời sống văn hóa thủ đô Nga đã là hành vi

ứng xử của các cộng đồng người đa sắc tộc ở đây. Bởi tính chất đa dạng và pha trộn của cấu
11
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
tạo dân cư, làm thế nào để xây dựng một phong cách sống chung xứng danh thủ đô Liên
bang, dựa trên cơ sở nét riêng vốn có của mảnh đất gần ngàn năm tuổi này và chắt lọc kết
hợp thâu nhận những tinh hoa văn hóa sống bốn phương? Bởi những “người từ nơi khác đến”
nói chung sống “tự tung tự tác” không tuân theo những nề nếp bất thành văn nhưng cần thiết
ở thủ đô Matxcơva?
II. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NGA VÀ PHÁP
1. Môi trường văn hóa Pháp
• Vị trí: Nước Pháp tọa lạc ở bờ biển phía tây của châu Âu. Vùng đất thấp
chiếm khoảng một nửa địa hình của Pháp. Còn lại là đồi và núi. Kênh English
nằm ở phía tây và tây bắc. Biển Địa Trung Hải nằm ở phía nam và đông nam.
Bỉ, Luxembourg và Đức là những nước láng giềng ở phía bắc và đông bắc.
Thụy Sỹ và Italy nằm ở phía đông. Tây Ban Nha ở phía nam.
Ngoài ra, Pháp còn có một số lãnh thổ hải ngoại tại Nam Mỹ, biển Caribe,
Bắc Mỹ, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và châu Nam Cực.
• Diện tích: 550 000 km
2
, là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích
của Cộng đồng Châu Âu) với một khu vực lãnh hải rộng lớn (các khu vực khai
thác kinh tế trải dài trong khoảng 11 triệu km
2
).
• Dân số: 64.300.000 người.
• Địa hình:
Đồng bằng: chiếm 2/3 tổng diện tích.
Những dãy núi chính: dãy Alpes (nới có đỉnh núi Mont-Blanc là đỉnh núi
cao nhất phía Tây Âu - 4807 m), dãy Pyrénées, Jura, Ardennes, vùng Massif
central et Vosges.

Bờ biển: Pháp sở hữu 5500km bờ biển nhờ có 4 mặt giáp biển ( biển bắc,
biển Manche, Đại tây dương và Địa trung hải)
• Khí hậu: mùa đông mát mẻ và mùa hè ôn hoà, nhưng dọc vùng biển Địa
Trung Hải mùa đông ôn hoà và mùa hè nóng; thường có gió mạnh, lạnh, khô,
thổi từ phía bắc sang tây bắc được gọi là gió mixtran.
1.1. Ngôn ngữ
Tiếng Pháp hay trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa (le français, la
langue française) là một trong những ngôn ngữ quan trọng thuộc hệ ngữ La tinh (nhóm
Roman hệ Ấn-Âu). Mặc dù số người dùng tiếng Pháp không thể nào so sánh với số người
dùng các ngôn ngữ khác nằm cùng trong nhóm, như tiếng Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha
12
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
song tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên hơn 50 quốc gia với tổng số người sử
dụng lên tới hàng trăm triệu người. Cụ thể hơn, tiếng Pháp là ngôn ngữ toàn cầu được 80
triệu người sử dụng làm ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và 190 triệu người sử dụng làm
ngôn ngữ thứ hai và 200 triệu người sử dụng như ngoại ngữ, với số người sử dụng ở 57 quốc
gia. Phần lớn người coi tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ sống ở Pháp, còn lại sống ở Canada (đặc
biệt là Quebec, và một số ít hơn ở Ontario và New Brunswick). Bỉ, Thụy Sĩ, châu Phi nói
tiếng Pháp (Cameroon, Gabon, Côte d'Ivoire), Luxembourg, Monaco. Phần lớn những người
sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai sinh sống ở châu Phi Pháp ngữ. Cộng hòa Dân chủ
Congo là quốc gia Pháp ngữ có dân số đông nhất.
Có 26% dân số ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (tổng số dân là
497.198.740 người) sử dụng tiếng Pháp, trong đó có 65 triệu người nói như tiếng mẹ đẻ và 69
triệu người nói như ngôn ngữ thứ nhì hoặc ngoại ngữ. Số lượng người nói tiếng Pháp ở Liên
minh châu Âu xếp thứ 3 sau tiếng Đức (thứ nhất) và tiếng Anh (thứ nhì).
Ở Việt Nam, số người sử dụng tiếng Pháp ngày càng tăng do quan hệ Việt – Pháp
ngày càng được khẳng định và sự ưu tiên của chính phủ Pháp đối với các tầng lới học sinh,
sinh viên, tri thức Việt Nam qua các chương trình đào tạo đại học và sau đại học. ngày càng
có nhiều bạn trẻ chọn tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai của mình, và muốn tiếp cận môi trường
Pháp để học hỏi, tìm hiểu về văn hóa, đất nước con người ở đất nước này. Nếu coi tiếng Anh

là ngôn ngữ của khoa học, tiếng Pháp sẽ là ngôn ngữ của văn hóa và nghệ thuật.
1.2. Tôn giáo
Pháp là một nước phi tôn giáo nhưng có nền văn hóa Thiên Chúa giáo La Mã, bằng
chứng là Pháp có nhiều nhà thờ lớn La Mã hoặc Gothic, nhà thờ nhỏ có mặt cả ở những nơi
hẻo lánh nhất. Mọi người được tự do tôn giáo và mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên tín
ngưỡng tôn giáo đều bị cấm.
Một cuộc thăm dò tháng 1 năm 2007 cho thấy rằng 51% người Pháp mô tả mình là
người Công giáo và chỉ có một nửa số người cho biết họ tin vào Thiên Chúa, 31% là người
vô thần , 4% là người Hồi giáo, 3% là người Tin Lành và 1% là người Do Thái.
Phật giáo cũng được biết đến là tôn giáo khá lớn tại Pháp, sau Công giáo, Hồi giáo và
Do Thái giáo. Pháp có hơn 200 trung tâm thiền Phật giáo, bao gồm khoảng 20 trung tâm nhập
thất khá lớn ở vùng nông thôn. Những tín đồ Phật giáo bao gồm những người nhập cư Trung
Quốc và Việt Nam.
Những ngày nghỉ lễ có liên quan đến tôn giáo ở Pháp:
13
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
 Ngày 8 và 9 tháng 5: ngày lễ thăng thiên
 Ngày 20 tháng 5: ngày thứ 2 sau ngày lễ phục sinh
 Ngày 15 tháng 8: lễ Đức mẹ lên trời
 Ngày 1 tháng 11: ngày lễ thánh
 Ngày 25 tháng 12: lễ Noel
1.3. Giá trị và thái độ
Người Pháp rất tự hào về đất nước của họ và phụng sự cho đất nước là một công việc
cao cả. Để có được một nước Pháp như ngày hôm nay, người Pháp đã không ngừng đấu tranh
cho sự “ hòa nhập “ chứ không “hòa tan”. Dù đi đâu, họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của
dân tộc.
Không những lòng tự hào dân tộc của người Pháp cao mà họ còn rất coi trọng tính
cộng đồng và quyền bình đẳng. So với những nước phương Tây khác thì quyền dân chủ ở
Pháp bị hạn chế hơn. Những người nhập cư sinh sống tại đây phải hòa nhập vào nền văn hóa
của nước này, cũng như không được hình thành nên những nhóm tôn giáo khác biệt. Tại

Pháp, tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm. Pháp luật nước này ngăn cấm việc thu
thập số liệu, thông tin liên quan đến chủng tộc, tôn giáo…
Người Pháp thường tự đặt ra các nguyên tắc cho bản thân và đánh giá người khác dựa
trên sự hiểu biết, trình độ học vấn. Ở Pháp, sự thông minh và tính logic được đánh giá cao.
Nếu họ không thấy tính logic trong một vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ bác bỏ. Họ có khuynh
hướng coi trọng lý thuyết hơn là thực tiễn.
Cuộc sống và hạnh phúc gia đình với người Pháp quan trọng hơn công việc. Chính vì
vậy mà những kỳ nghỉ ở nước này thường được kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Cũng vì để có nhiều
thời gian dành cho gia đình hơn, đa số người Pháp nghỉ hưu rất sớm khi bước sang độ tuổi
45.
Người Pháp rất thích tranh luận và họ luôn theo đuổi vấn đề đến cùng. Kết quả của
một cuộc tranh luận đối với họ luôn luôn có người thắng, kẻ thua và không có bất kỳ trường
hợp nào là ngoại lệ. Thay đổi quan điểm của người Pháp hay thuyết phục họ không phải là
việc làm dễ. Với họ, sự đồng thuận không dễ gì đạt được.
Nhiều người Pháp quan niệm rằng dù năng suất làm việc khác nhau nhưng nếu cùng ở
một vị trí, cấp bậc như nhau trong công ty thì tiền lương nhận được cũng phải như nhau. Việc
cắt giảm hay tăng lương cho một cá nhân nào đó vì bất kỳ lý do gì sẽ không được xem là
công bằng đối với những người giữ những vị trí tương đương còn lại.
14
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
1.4. Thói quen và ứng xử
Người Pháp vốn rất xem trọng những thói quen truyền thống và tự hào về dân tộc
Pháp. Trong đời sống hằng ngày họ có những thói quen, giao tiếp đặc trưng và riêng biệt so
với các quốc gia khác:
Ẩm thực là một trong những điểm nổi bật của đất nước này. Trong thói quen ăn uống,
người Pháp có thói quen ăn uống tại nhà và ưa chuộng sử dụng những thực phẩm tươi mới.
Mặc dù hệ thống siêu thị đã phát triển rộng khắp nước Pháp nhưng thói quen mua đồ từ
những cửa hàng riêng lẻ, chỉ chuyên bán về một vài mặt hàng vẫn còn khá phổ biến và được
ưa chuộng. Bên cạnh đó người Pháp còn có cả những qui định, cách thức ứng xử cho việc ăn
uống.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở Pháp. Do vậy thời gian
dành cho gia đình luôn được đặt lên hàng đầu. Theo thống kê thì 92 % người Pháp có thói
quen ăn uống ở nhà. Hơn nữa trong các dịp nghỉ, người Pháp thường có thói quen du lịch
theo gia đình hơn là du lịch theo cá nhân.
Thói quen hôn và bắt tay mang đậm dấu ấn văn hóa Pháp. Tuy nhiên luôn có những
ràng buộc cụ thể trong từng trường hợp thực hiện các thói quen này như số lần hôn thì tùy
thuộc vào sự khác biệt từng vùng địa lý của Pháp và cái bắt tay thì tùy thuộc vào tình huống,
mối quan hệ.
Khi cha mẹ tổ chức tiệc đãi khách thì trẻ em thường không tham gia. Quà tặng mang
đến bàn tiệc được nhiều người ưa thích đó là một hộp kẹo, hộp bánh quy hay một số lẻ các
bông hoa.
Một vấn đề khác trong giao tiếp của người pháp là lựa chọn chủ đề trong các cuộc gặp
mặt. Người Pháp khá kín đáo và lịch sự trong giao tiếp nên những chủ đề liên quan đến cá
nhân như các vần đề tiền bạc và những vấn đề công việc thường không được trao đổi trong
các bữa tiệc. Người Pháp thường có những tranh luận tích cực theo hướng thẳng thắn chia sẻ
ý kiến đôi khi tạo thành những xung đột nhưng khi cuộc tranh luận kết thúc thì họ nhanh
chóng hòa nhã với mọi người.
1.5. Văn hóa vật chất
Pháp được xem là một trong những quốc gia có cơ sở hạ tầng phức tạp nhất trên thế
giới, đây là lĩnh vực được chính phủ đầu tư rất mạnh. Một hệ thống những cách thức chuyên
chở khác nhau bao trùm khắp cả nước, thông qua không khí, đất, đường sắt và sông. Hệ
thống đường sắt tiên tiến về công nghệ, sử dụng những chuyến tàu nhanh nhất thế giới, được
15
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
điều hành bởi French National Railways (SNCF), một công ty nhà nước của Pháp. Tuyến
đường sắt trong nước dài tổng cộng 31.939 kilômét.
Hệ thống Train Grande Vitesse (TGV) của Pháp có lẽ là thương hiệu nổi tiếng nhất
trong số các hệ thống đường ray cao tốc vì nó an toàn, nhanh và tiện lợi. Đi vào hoạt động từ
năm 1981, đến nay, mạng lưới này đã mở rộng thêm nhiều tuyến tới Paris để đảm bảo rằng
mọi người dân đều có thể dễ dàng di chuyển đến thủ đô. Điều đó giải thích tại sao dịch vụ

này lại có thể thu hút 100 triệu hành khách một năm. Tuyến cao tốc quốc tế đến Anh, Đức, Bỉ
đang hoạt động, và các tuyến đến Italy và Tây Ban Nha cũng đang được xây dựng. Mạng lưới
của Pháp đã hình thành nên xương sống cho hệ thống đường cao tốc của cả châu Âu, và vị
thế này sẽ càng được củng cố thêm trong những năm tới khi nhiều đường ray mới được hoàn
thành.
Cơ sở hạ tầng truyền thông của Pháp cũng được xếp hạng cao trong số các nước tiên
tiến. Người Pháp có một hệ thống truyền thông điện tử rất ấn tượng gọi là Minitel, sử dụng
những công nghệ nhằm đem lại sự thuận tiện cho cá nhân người tiêu dùng. Họ có thể sử dụng
nó để đặt vé máy bay, vé xe lửa, vé xem phim, mua hàng hóa…Các hệ thống bưu chính, điện
thoại và truyền hình do chính phủ Pháp sở hữu và quản lý.
Tuy thế, Pháp lại là một đất nước khá cố hữu, hoàn toàn trung thành với hệ thống cơ
sở hạ tầng thông tin truyền thống lâu đời khiến quốc gia này khá cẩn trọng khi đồng ý xúc
tiến bất cứ một sự thay đổi đặc biệt nào nhất là ở bên trong nước Pháp. Chính phủ thực hiển
những nỗ lực đặc biệt và công khai nhằm giảm bớt sức ảnh hưởng của tiếng Anh, thứ ngôn
ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Internet ngày nay. Ngành công nghiệp Internet của Pháp
chịu nhiều áp lực từ chính trị và luật lệ hơn là Đức hay Anh.
Chăm sóc sức khỏe: Pháp nổi tiếng là một trong những quốc gia có hệ thống y tế tốt
nhất thế giới.
Có một hệ thống chăm sóc sức khỏe phần lớn được tài trợ bởi chính phủ thông qua
một hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Dịch vụ khám chữa bệnh trong các bệnh viện bao giờ
cũng có chất lượng rất cao. Nhờ vào chế độ Bảo hiểm y tế phổ cập (CMU), tất cả mọi người
đều được hưởng các dịch vụ này. Chế độ Bảo trợ xã hội của Pháp cũng rất nổi tiếng và cho
phép người bệnh có thể được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí cho các dịch vụ y tế khi
người bệnh đóng tiền bảo hiểm, mức thấp nhất khoảng 172 Euros.
1.6. Thẩm mỹ
16
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Nghệ thuật là một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa của Pháp. Nước Pháp đã
sản sinh nhiều nghệ sỹ, họa sỹ, nhà văn, nhạc sỹ nổi tiếng trên thế giới và một lịch sử nghệ
thuật có bề dày hàng ngàn năm. Trong suốt thời Trung cổ, Pháp nổi bật lên như là một trung

tâm nghệ thuật và kiến trúc của thế giới. Những nghệ sỹ Pháp nổi tiếng thế giới bao gồm
Edgar Degas, Francis Picabi, Pierre-Auguste Renoir, Claude Monet Nhà văn nổi tiếng thế
giới Victor Hugo, tác giả của “Những người khốn khổ” và “Thằng gù ở nhà thờ Đức bà” cũng
là người Pháp. Pháp cũng là đất nước của hàng ngàn bảo tàng, bao gồm bảo tàng nổi tiếng
thế giới Louvre, bảo tàng Osray, bảo tàng Picasso với những bộ sưu tập đồ sộ gồm những tác
phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác.
Bảo tàng Louvre
Kiến trúc nổi bật ở Pháp là kiểu kiến trúc Gothic với đặc trưng là vòm cửa nhọn, mái
nhọ, cửa sổ lớn và nhiều màu để có nhiều ánh sáng bên trong, bên ngoài có tháp cao vút,
trước cửa lại được trang trí bằng nhiều phù điêu sinh động. Đây là kiểu kiến trúc được sử
dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu với nhiều công trình nổi tiếng. Hàng trăm lâu đài, thành trì,
những dãy nhà cổ tại Pháp đều mang dáng vẻ đặc biệt, tồn tại song song cùng những công
trình đồ sộ, tiêu biểu cho cả nền kiến trúc hiện đại của nhân loại như tháp Eiffel, đại lộ
Champs Elysseés, bảo tàng Louvre, Cung Lễ hội và Đại hội – nơi diễn ra các sự kiện văn hóa
thế giới.
17
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Paris opera house
Pháp cũng có những đóng góp có ý nghĩa cho âm nhạc và điện ảnh thế giới. Điện ảnh
Pháp được cả thế giới khâm phục vì sự sáng tạo và độc đáo của nó. Liên hoan phim quốc tế
được tổ chức hàng năm ở Cannes thu hút những nhà làm phim trên toàn thế giới.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua những đóng góp to lớn của Pháp đối với ngành thời
trang, một ngành đã gắn với cái tên nước Pháp với những gì thanh lịch, tao nhã, có phong
cách, chất lượng và xa hoa. Pháp đã có những đóng góp to lớn cho sự cách tân về thời trang
trên thế giới với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Channel, Gucci, Hermès, Louis Vuiton, Yves
Saint-Laurent…Ngày nay, thủ đô Paris của Pháp là kinh đô ánh sáng và thời trang của thế
giới với nhiều buổi trình diễn thời trang quốc tế có uy tín được tổ chức hàng năm. Người
Pháp khá bảo thủ trong lĩnh vực thời trang. Họ thích quần vải hoặc quần jeans màu nền nã,
chiếc áo giản dị và đôi giầy kín chân, hơn chiếc áo rách kiểu moden, quần bò thụng và dép
sandal. Đối với phụ nữ, bộ đồ phù hợp nhất là váy: dài, ngắn, bộ complê váy v.v…Người

Pháp chú trọng sự thanh lịch, nhã nhặn, phù hợp với hoàn cảnh của bộ trang phục. Vì vậy khi
có những cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các đối tác người Pháp, bạn nên đặc biệt
chú ý đến cách ăn mặc của mình.
18
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
1.7. Ẩm thực
Pháp vốn được mệnh danh là cái nôi của ẩm thực châu Âu. Đối với người Pháp, nấu
ăn là một nghệ thuật. Lịch sử ẩm thực Pháp chính thức khởi nguồn từ thế kỷ XVI với món ăn
cơ bản, truyền thống là bánh mì baguette phết bơ. Do tự hào về nghệ thuật chế biến món ăn
của mình và coi trọng nghệ thuật nấu ăn nên người Pháp đặt tên cho các món đặc biệt bằng
tên tỉnh, thành phố, địa phương, tên các nhà văn, nhà thơ…
Nét đặc biệt của ẩm thực Pháp là mỗi món ăn có một loại rượu vang riêng phù hợp.
Nước Pháp nổi tiếng khắp thế giới với những loại rượu vang và sâm banh tuyệt hảo. Họ xem
rượu vang là một loại hình nghệ thuật với quá trình chưng cất được tiến hành một cách tỉ mỉ,
công phu để cho ra những giọt nồng tinh túy nhất. Bên cạnh rượu vang, nước xốt cũng là một
thành phần đáng chú ý của phong cách ẩm thực Pháp. Đó là một sự hòa quyện đầy nghệ thuật
tinh tế giữa các loại thảo mộc, lá thơm và trái cây như quế, ỏai hương, khoai tây, cam, bưởi…
Thể hiện rõ nhất sự quan tâm ẩm thực của người dân Pháp là việc chọn nguyên vật liệu. Họ
ưu tiên việc sử dụng thực phẩm đúng mùa để món ăn thơm ngon hơn và quan trọng là đảm
bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất.
19
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Rượu vang vùng Bordeaux Pháp
Khi nhắc đến món ăn Pháp không thể không nói đến những món ăn được xếp vào
hàng quý tộc đó là: bành mì, rượu và gan ngỗng béo. Bánh mì là món ăn cơ bản, truyền thống
của người Pháp mà cụ thể là bánh mì baguette. Gan ngỗng béo cũng là món ăn không thể bỏ
qua nếu như bạn muốn nếm trải hết những tinh túy của ẩm thực Pháp. Người Pháp là bậc thầy
về chế biến món ăn này. Một số quốc gia khác cũng có món gan ngỗng béo nhưng vị ngon thì
không thể tinh túy bằng Foie gras của Pháp.
pate de Foie gras

Do đặc thù về văn hóa nên mỗi vùng miền của Pháp có gu ẩm thực riêng. Khẩu vị và
nguyên liệu sử dụng trong chế biến ở các vùng, miền cũng khác nhau. Nếu như ở miền Nam,
họ thích ăn cay và sử dụng nhiều các loại rượu nho và gia vị, đặc biệt là tỏi và hành… thì
người miền Bắc lại chuộng bơ, kem và táo. Trong khi đó, người miền Trung thì ưa thích pho
mát, rượu cognac và vang trắng. Phía Tây Nam có gan ngỗng béo và rượu Bordeaux. Còn
món ăn vùng Alsace lại dùng nhiều thịt lợn và bắp cải. Cư dân ven biển thích ăn các món chế
biến từ tôm, cua, mực…
1.8. Giáo dục
20
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
Hệ thống giáo dục Pháp có tính chất dân chủ và bình đẳng. Giáo dục phổ thông do
nhà nước tài trợ và được áp dụng cho lứa tuồi từ 6-16 tuổi thông qua một hệ thống học đường
thuộc Bộ Giáo dục Pháp. Vào đầu thế kỷ 20, tổng số học sinh sinh viên trên toàn nước Pháp
đạt 15 triệu người, có nghĩa là gần một phần tư dân số của nước Pháp đang đi học. Chi phí
cho ngành giáo dục chiếm khoảng 6.6% GDP của Pháp (năm 2008), thấp hơn các nước Bắc
Âu (Thụy Điển, Đan Mạch), nhưng bỏ xa các nước như Italia hay Nhật Bản. Theo thống kê,
tỷ lệ biết đọc biết viết trong số người lớn ở Pháp là 99.2% một con số rất ấn tượng, 69.2%
dân Pháp có trình độ đại học và 19.9% có trình độ cao hơn đại học.
1.9. Văn hóa kinh doanh tại Pháp
Làm việc ở Pháp
Trong các công ty Pháp, vị trí, thứ bậc trong các tổ chức này được xem trọng và được
các thành viên trong tổ chức tuân thủ nghiêm ngặt. Do đó, việc tuân theo trình tự cụ thể và rõ
ràng cần được thực hiện nghiệm túc.
Xã giao và giao tiếp
Ứng xử trong kinh doanh của người Pháp nhấn mạnh đến sự lịch sự và trang trọng ở
một chừng mực nào đó.
Một trong những điểm sẽ tạo nên ấn tượng tốt đối với người Pháp là đối tác của họ có
thể sử dụng tiếng Pháp. Tuy ngày nay tiếng Anh đã trở nên phổ biến trong kinh doanh ở Pháp
nhưng với lòng tự hào về dân tộc và lịch sử của người họ thì một đối tác sẽ được xem trọng
hơn nếu họ có một vài kiến thức cơ bản về tiếng Pháp.

Người Pháp thường hay đi thẳng vào vấn đề với những câu hỏi khá là thẳng thắn.
Bên cạnh đó, có những thói quen cũng như cách ứng xử cần lưu ý trong hoạt động
kinh doanh ở Pháp như: giọng nói trong giao tiếp không qua lớn, nên thực hiện những giao
tiếp bằng mắt với đối tác, những món quà tặng được ưa thích thường mang tính nghệ thuật và
trí tuệ như là những bó hoa được bó và trang trí đẹp mắt…
Họp hành
Các cuộc họp nên được hẹn trước tối thểu là hai tuần thông qua điện thoại, thư tín tùy
thuộc vào chức vụ và mức độ quan trọng của đối tác. Các cuộc họp sẽ được thông qua các thư
ký.
Vấn đề tuân thủ theo đúng giờ giấc qui định rất được xem trọng ở Pháp. Người Pháp
thường quan niệm về thời gian rất chính xác. Tuy nhiên nếu sự chậm trễ phát sinh là không
thể tránh khỏi và có sự thông báo trước thì vẫn được chấp thuận. Nếu muốn hoãn cuộc họp
21
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
thì nên gọi điện ngay lập tức kèm theo lời giải thích. Các cuộc họp ở Pháp thường chỉ là bàn
bạc vấn đề không phải để đưa ra quyết định.
Thương lượng
Cần thể hiện sự lịch sự và trang trọng trong quá trình thương lượng. Nên giữ giao tiếp
bằng mắt.
Đàm phán với người Pháp là chuyện rất khó khăn và khó lường trước được nên
thường có chuẩn bị kỹ cũng ít tác dụng vì mọi khả năng đều có thể xảy ra. Nhiều khi kết quả
chỉ đạt được vào phút cuối hay trong lúc chuyện riêng khi nghỉ giải lao. Tránh gây những tác
động ép buộc hoặc gây áp lực cho đối tác người Pháp. Những hành động như vậy thường gây
phản tác dụng. Người Pháp phân tích rất kỹ càng chi tiết các thỏa thuận bất kể thời gian kéo
dài bao nhiêu.
Ăn mặc
Pháp còn được biết đến với ngành thời trang phát triển với nhiều thương hiệu nối
tiếng thế giới, do vậy người Pháp rất xem trọng những vấn đề về thời trang và luôn đánh giá
cao tính hài hòa trong phối hợp màu sắc của trang phục. Đặc biệt trong kinh doanh, trang
phục thể hiện vị trí và địa vị của cá nhân. Trang phục không phù hợp trong hoạt dộng kinh

doanh là những màu sáng và những đồ trang sức quá lấp lánh. Nam nên mặc quần áo tối màu,
dùng để giao tiếp trong những cuộc gặp đầu tiên. Lần mặc tiếp theo phụ thuộc vào cá nhân
công ty đang tiến hành đàm phán. Phụ nữ cũng nên mặc những bộ đồ công sự hoặc váy tao
nhã màu sắc nhẹ nhàng.
2. Môi trường văn hóa Nga
• Vị trí: Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông
nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad
Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ,
và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk)
và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering).
• Diện tích: 17.075.400 km
2
, là nước có diện tích lớn nhất thế giới.
• Dân số: 142.000.000 người. Nga là nước đông dân thứ chin trên thế giới.
• Địa hình: Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của lục địa Á – Âu. Phần lớn đất
đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là
Siberia. Các đồng bằng chủ yếu gồm thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía
bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía Bắc. Các dãy núi chủ yếu
nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz và dãy núi Altai, cũng như ở phần
phía đông như dãy Verkhoyansk hoặc các dãy núi lửa Kamchatka. Dãy Ural là một
22
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
dãy núi chạy theo hướng bắc nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu
Á.
Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình
Dương cũng như dọc theo các biển trong nội địa như Baltic, biển Đen và biển Caspi.
Một số các phần biển nhỏ hơn là các phần của đại dương như biển Barrents, Bạch
Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberia (thuộc Bắc Băng Dương ), trong khi
các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương.
Các đảo chính gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberia, đảo

Wrangel, quần đảo Kuni và đảo Sakhalin.
• Khí hậu: trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt — mùa đông và mùa hè,
mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực
thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất
thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông,
nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có
thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen
quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
2.1. Ngôn ngữ
160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số
năm 2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng
Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến
pháp trao chocác nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành
ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần
nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo
diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng
Nga thuộc ngữ hệ Ấn Âu và là một trong những thành viên còn tồn tại của các ngôn ngữ
Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina (và có lẽ cả tiếng
Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ (Nga Cổ) được chứng minh có từ
thế kỷ thứ 10 trở về sau.
Hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng
Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi
thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một
trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
23
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011
2.2. Tôn giáo
Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và tinh thần của
người Nga hiện đại. Liên bang Nga có nhiều tôn giáo. Tôn giáo chính là đạo Thiên Chúa giáo
Chính thống, ngoài ra còn có Do thái, đạo Hồi, Phật giáo

Một số nhà thống kê ước tính số người theo đạo chiếm 40% tổng số dân Liên bang
Nga. Gần 9000 cộng đồng ở Nga thuộc về trên 40 tôn giáo khác nhau đã chính thức đăng ký.
Phần lớn tôn giáo của Nga ngày nay là đạo Cơ đốc giáo. Đất nước này có trên 5000
nhà thờ Oxthodox, mà rất nhiều trong số đó được sửa chữa hoặc làm mới bằng công quỹ của
giáo khu hoặc địa phương.
Nga có 19 triệu người theo đạo Hồi, cộng đồng tôn giáo lớn thứ 2 ở Nga, có trên 800
giáo khu và đền đài, phần lớn là ở Bashkortostan, Daghestan, Kabarda-Balkaria, Bắc Ossetia,
Tatarstan, Ingushetia và Chechnya.
Đạo Phật được phát triển lan rộng ở các vùng Buryatia, Kalmykia, Tuva và các khu
vực Irkutsk và Chits. Liên bang Nga hiện nay đã có 10 phật đường với 200 ngôi chùa, 10 phật
đường khác đang được xây dựng.
Liên bang Nga có 42 cộng đồng Do Thái. Thành phố Mát-xcơ-va có hơn 10% dân số
là người Do Thái, và có 3 giáo đường Do Thái, trong đó có Giáo đường Hasidic.
2.3. Thái độ và giá trị
Chủ nghĩa tập thể (Collectivism): Qua quá trình lịch sử hào hùng, Nga vẫn duy trì
tinh thần cộng đồng mạnh mẽ và điều này ngày nay vẫn còn được duy trì trong đời sống hằng
ngày của người dân Nga. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Nga đã tạo cho người Nga có tinh
thần hợp tác, phối hợp để tồn tại hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Tính cộng tác, tính tập thể này là
một đặc tính làm nên sự khác biệt giữa người Nga với nhiều người phương Tây khác.
Chủ nghĩa quân bình(Egalitarianism): Một khái niệm quan trọng liên quan đến môi
trường làng xã đó là “chủ nghĩ quân bình” – đây là một triết lý xã hội ủng hộ việc xóa bỏ sự
bất bình đẳng và khuyến khích phân phối đều lợi nhuận. Đặc tính này trong hoạt động kinh
doanh được thể hiện thông qua chiến lược kinh doanh bình đẳng, thỏa hiệp và đôi bên cùng
có lợi. Người Nga rất ý thức và tin vào sự ngang bằng, mỗi thương vụ thường xuất phát từ
quan điểm hai bên cùng có lợi và cùng chia sẻ lợi ích ngang nhau.
Tiếng Nga cũng là một sản phẩm quý giá của dân tộc họ. Con người Nga luôn luôn
giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ họ. Ở Nga tất cả từ ngữ ngoài đều được phiên dịch hay
phiên âm (nếu chưa có trong từ điển) sang tiếng Nga hết. Không phải người Nga ít biết hay
24
Quản trị kinh doanh quốc tế 2011

kém ngoại ngữ. Nhiều khi chúng ta tự hỏi tại sao họ lại làm vậy, vì phiên âm sang tiếng Nga
nghe rất buồn cười, thậm chí cả tên cầu thủ đá bóng cũng được phiên âm từng từ. Nhưng chỉ
đơn giản là vì đó là lòng tự hào dân tộc.
Người Nga cũng thể hiện tình yêu ngôn ngữ của mình bằng nhiều cách bắt buộc
người lao động nhập cư đến Nga phải học tiếng nga. Người lao động nước ngoài đến Nga
làm việc phải qua kiểm tra tiếng Nga.
Người lao động nhập cư biết tiếng Nga sẽ có nhiều thuận lợi trong sinh hoạt, làm
việc, hội nhập cuộc sống ở Nga; đồng thời người Nga, các cơ quan, tổ chức Nga cũng có điều
kiện quản lý và giúp đỡ họ tốt hơn, hạn chế được những biểu hiện kỳ thị người nước ngoài ở
Nga.
2.4. Thói quen và ứng xử
Lối sống của người dân Nga phụ thuộc phần lớn vào mức thu nhập của họ. Đối với
những người nghèo, cuộc sống chỉ là những công việc cực nhọc hàng ngày để tồn tại. Cuộc
sống của những người giàu có hơn đã được phương Tây hoá cao độ, với những sản phẩm tiêu
dùng tiện nghi và thời gian nhà rỗi để tiêu khiển, đặc biệt là những thành phố lớn.
Xem truyền hình và băng video là một hình thức giải trí phổ biến tại đây. Các đài
truyền hình của Nga hiện nay đã có những chương trình theo kiểu phương Tây như những
cuộc biểu diễn điền kinh hay opera nhiều tập. Từ thời kỳ Xô Viết, việc đọc sách đã cực kỳ
phổ biến, nhưng loại hình sách mà người dân ưa thích đã thay đổi. Bây giờ những tác phẩm
kinh điển của Nga đã nhường chỗ cho những cuốn tiểu thuyết trinh thám, truyện giật gân,
khoa học giả tưởng và các tiểu thuyết lãng mạn.Những môn thể thao phương Tây mà dưới
thời Xô Viết không được khích lệ, chẳng hạn như tenis, ngày nay đã trở nên nổi bật, đặc biệt
là đối với giới thượng lưu. Những môn thể thao truyền thống như đánh cờ và bóng đá thì vẫn
thịnh hành. Những buổi hoà nhạc do các ban nhạc phương Tây biểu diễn đã trở nên phổ biến
ở Moscow và những thành phố lớn khác, và những ban nhạc pop của Nga tranh đua với loại
nhạc Tây phương, mặc dù ít có ban nhạc nào kết hợp được với những yếu tố truyền thống của
âm nhạc Nga. Nhiều người dân thành thị ở Nga đi nghỉ cuối tuần ở các dacha (nhà nghỉ mát
mùa hè) ở miền quê. Một dacha ở mức trung bình chỉ là một chiếc lán được dựng lên trên
một khoảng đất nhỏ. Một số dacha của những người giàu có là một chỗ ở bao gồm nhiều tầng
với hồ bơi và những tiện nghi đắt tiền. Hầu hết những người chủ sở hữu các dacha đều có

một miếng vườn nhỏ để trồng các loại rau trái phục vụ cho bữa ăn của họ.
25

×