Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

thi hành án tử hình và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng trị từ năm 2008 - 6-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.67 KB, 54 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS : Bộ luật hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 3
5. Những đóng góp khoa học của đề tài 3
6. Kết cấu của đề tài 4
B. PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH 5
1.1. Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của thi hành hình
phạt tử hình: 5
1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình: 5
1.1.2. Ý nghĩa của thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 6
1.2. Nguyên tắc thi hành án tử hình: 7
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định thi hành án tử hình: 10
1.3.1. Trên thế giới 10
1.3.2. Ở Việt Nam 14
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2009 - 6/2014 18
2.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành án tử hình . 18
2.2. Tình hình áp dụng thi hành án tử hình tại tỉnh Quảng Trị : 21
2.2.1. Đặc điểm tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị 21


2.2.2. Thực tiễn áp dụng thi hành án tử hình tại tỉnh Quảng Trị: 23
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT
VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH 32
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thi hành án tử hình 32
3.1.1. Định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật thi hành án
tử hình 32
3.1.2. Phương hướng cho giải pháp 35
3.2. Hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thi hành án tử
hình 40
3.2.1. Về lập pháp 40
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình: 42
3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức, cán bộ có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình
43
3.2.4. Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thi hành hình phạt tử hình 44
C. KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân đạo xã hội chủ nghĩa và chính sách khoan hồng được coi là một
trong những nguyên tắc cơ bản chi phối mọi hoạt động của Đảng và nhà nước
ta. Kể từ khi sự nghiệp đổi mới đất nước được Đảng và Nhà nước ta khởi
xướng sau Đại hội VI của Đảng năm 1986, đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta
đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Vấn đề mở rộng nền dân chủ tăng cường pháp chế và các
giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, nhân đạo, cũng như bảo vệ một
cách đầy đủ các quyền của công dân, các quyền con người càng trở nên cấp
bách. Điều đó đòi hỏi phải kịp thời hoàn thiện các quy định của pháp luật nói
chung, pháp luật Hình sự nói riêng nhằm đảm bảo tính khoan hồng và nhân

đạo xã hội chủ nghĩa.
Trước yêu cầu trên, pháp luật về thi hành án tử hình đã không ngừng
thay đổi và hoàn thiện nhằm bảo đảm tính nhân đạo, khoan hồng và phù hợp
với mục đích răn đe, giáo dục của hình phạt này. Tử hình được coi là hình
phạt nghiêm khắc nhất do nhà nước áp dụng đối với người phạm tội để loại
trừ người đó ra khỏi đời sống xã hội. Điều này cho thấy, hình phạt tử hình
không chỉ đơn thuần là một chế định pháp luật hình sự mà còn là một phạm
trù thuộc về chính trị, văn hóa, đạo đức, tâm linh. Các quy định của pháp luật
về hình phạt tử hình nói chung và thi hành hình phạt này nói riêng phải chứa
đựng các giá trị xã hội, trong đó có giá trị nhân đạo. Chính vì vậy, nghiên cứu
chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam là rất
cần thiết để bảo vệ có hiệu quả các lợi ích xã hội, song phải đặt trong mối
quan hệ lợi ích với người bị kết án nhằm đảm bảo tính khoan hồng của pháp
luật Hình sự nước ta.
Hơn nữa, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đặt ra nhiều vấn đề
vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự giải quyết như: Đối tượng bị
áp dụng hình phạt tử hình, vấn đề ân giảm án tử hình, việc gia đình người bị
1
kết án xin xác về mai táng…Trong khi đó, xét về mặt lí luận, chế định thi
hành hình phạt tử hình chưa được quan tâm thỏa đáng, và xung quanh chế
định này còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2008 -
6/2014” là mang tính cấp thiết, không những về lí luận, mà còn đòi hỏi về
thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tử hình không chỉ tỉnh
Quảng Trị nói riêng mà còn cả các địa phương khác trên cả nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
• Hiểu rõ hơn về hình phạt tử hình cũng như các biện pháp thi hành
hình phạt tử hình của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung;
• Tìm hiểu và biết rõ hơn về việc áp dụng và thi hành hình phạt này

trên thực tế;
• Tìm hiểu quy định của nhà nước ta trong từng giai đoạn cụ thể về
hình phạt này và tác dụng của nó;
• Những điều đạt được, những mặt còn hạn chế, bất cập;
• Đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về thi hành án tử hình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Quy định pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt Tử
hình và so sánh với tình hình áp dụng tại địa phương là TAND tỉnh Quảng Trị;
• Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thi hành án tử hình và hệ thống
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thi hành án tử hình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Niên luận nghiên cứu đề tài này dưới góc độ luật tố tụng hình sự. Niên
luận nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về thi hành hình phạt tử hình tại tỉnh Quảng Trị từ năm 2008 – 6/2014
2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, về chính
sách đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, về thi hành hình phạt tử hình
nói riêng. Đề tài được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, các văn bản pháp luật Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Đồng thời, ghi nhận những thành tựu của khoa học kỹ thuật như: khoa
học pháp lý, triết học, logic học…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp suy luận, phương pháp logic;
• Phương pháp thống kê, tổng hợp; phân tích, xã hội học

• Phương pháp so sánh, chứng minh;
• Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí…
• Ngoài ra, còn sử dụng những phương pháp cần thiết khác.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài
• Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình
• Phân tích làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn áp dụng ở nước ta
• Nghiên cứu, so sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình với những quy định tương ứng trong
pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị
hợp lý về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự
• Đề xuất phương hướng nâng cao hiệu qủa việc áp dụng các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình
3
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết
luận thì nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về thi hành án tử hình
Chương II: Pháp luật hiện hành về thi hành án tử hình và thực tiễn áp
dụng tại tỉnh Quảng Trị từ năm 2008 – 6/2014
Chương III: Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật và hệ thống các giải pháp
nâng cao hiệu quả pháp luật về thi hành án tử hình
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH
1.1. Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý nghĩa của
thi hành hình phạt tử hình:
1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình:
Trước hết, để có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình cần
phải làm rõ khái niệm hình phạt tử hình. Trong hệ thống hình phạt trong luật

hình sự Việt Nam, Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ
trừng trị cao nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, bởi lẽ nó cướp đi
quyền sống của người bị kết án, loại bỏ sự tồn tại của họ trong xã hội. Theo
Điều 35 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì: Tử hình là hình
phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Vấn đề tiếp theo cần phải làm rõ đó là khái niệm thi hành án Hình sự:
Thi hành án hình sự có thể được hiểu đó là việc các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội, cá nhân có liên quan đưa bản án, quyết định Hình sự đã có hiệu
lực pháp luật ra thi hành làm cho nó có hiệu lực trên thực tế.
Thi hành án tử hình là một bộ phận của thi hành án Hình sự. Từ khái
niệm thi hành án Hình sự nói trên, ta có thể đưa ra khái niệm về thi hành án tử
hình như sau: “Thi hành hình phạt tử hình là hoạt động của cơ quan, cá nhân
có thẩm quyền đưa bản án tử hình của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra
thực hiện trên thực tế với những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố
tụng hình sự quy định”.
Đặc điểm của thi hành hình phạt tử hình gồm:
• Thi hành hình phạt tử hình là việc làm trên thực tế tước đi quyền
sống của người phạm tội, cho nên cơ quan thi hành án phải tuân thủ những
quy định hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đây là đặc điểm chủ yếu để phân biệt
hoạt động thi hành hình phạt tử hình so với các hoạt động thi hành án khác.
5
• Khác với việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp khác, nếu thi
hành hình phạt tử hình có sai lầm thì không khắc phục được hậu quả. Đặc
điểm này bắt nguồn từ bản chất của hình phạt tử hình là tước đi mạng sống
của người bị kết án, vì vậy, nếu như thi hành không đúng đối tượng bị kết án
thì sai lầm này không thể khắc phục được.
• Việc thi hành hình phạt tử hình không những tước đi mạng sống của
người bị kết án mà còn gây đau thương mất mát cho người thân của họ, đồng
thời còn gây tâm lí tiêu cực nhất định lên những cá nhân trực tiếp thực hiện

việc thi hành án tử hình. Đây là đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện
công tác tư tưởng đối với người thân của người bị kết án cũng như đối với cán
bộ chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ cướp đi sinh mạng của người bị kết án.
1.1.2. Ý nghĩa của thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự
Việt Nam
Thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố
tụng hình sự năm 1988 và được quy định tiếp trong Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn. Nó đánh
dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự của nước ta. Việc
nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình trong thực
tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình
đúng người, không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này.
Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nói
chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc bảo đảm hiệu quả đạt được của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự.
Vì vậy, việc quy định chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng
hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn,
vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản của công dân. Những hành vi vi phạm pháp luật về thi hành
hình phạt tử hình không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan
6
bảo vệ pháp luật, xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân,
mà còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước. Do vậy, việc quy định một cách chặt chẽ chế định thi
hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự thể hiện sự tôn trọng quyền
con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong
hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng.
Việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố
tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa

nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp
luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật
tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình. Thêm nữa, việc quy
định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình là cơ sở quan trọng cho việc
nghiên cứu, đề xuất các hình thức thi hành hình phạt tử hình tiết kiệm, dễ áp
dụng, "nhân đạo" nhất cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế và bản chất
nhân đạo XHCN của Nhà nước ta.
Ngoài ra, chế định thi hành hình phạt tử hình, còn có ý nghĩa là cơ sở
pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa
học luật tố tụng hình sự như tội phạm học, tâm lý học tư pháp, khoa học kỹ
thuật hình sự
1.2. Nguyên tắc thi hành án tử hình:
Luật thi hành án hình sự năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã
quy định thi hành án tử hình là việc “tước bỏ quyền sống của người bị kết án
tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và giáo dục,
phòng ngừa chung”.
Việc thực thi án tử hình đối với một phạm nhân bị kết án tử hình (hay
còn gọi là tử tù) thuộc về Hội đồng thi hành án tử hình.
Theo quy định tại Điều 55 Luật Thi hành án hình sự 2010 và Khoản 2,
Điều 6 thông tư liên tịch 05/2013 hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng
hình thức tiêm thuốc độc thì Hội đồng thi hành án tử hình gồm:
7
a)Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án
làm Chủ tịch Hội đồng;
b)Đại diện Viện kiểm sát tham gia Hội đồng thi hành án tử hình là Viện
trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
c)Đại diện Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc đại diện
Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tham gia Hội đồng thi hành án tử
hình là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự.
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án và

tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các
quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian, địa
điểm, hình thức táng, những cơ quan, tổ chức, người cần huy động, những nội
dung cần giữ bí mật, thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm
cho từng thành viên Hội đồng. Các cuộc họp của Hội đồng thi hành án phải
được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình. Hồ sơ thi hành án tử hình do
cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền quản lý.
Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải
kiểm tra căn cước của người sẽ bị tử hình. Nếu người bị kết án từ hình phụ nữ
thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành
án tử hình theo quy định tại Bộ luật hình sự. Theo đó, không thi hành tử hình
đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong
trường hợp này án tử hình chuyển thành tù chung thân.
Việc thực hiện thi hành án tử hình gồm các bước và theo trình tự như sau:
1.Áp giải người sẽ bị tử hình đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành
án tử hình.
2.Lăn tay, kiểm tra căn cước, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan
(chụp ảnh việc đang làm thủ tục lăn tay, kiểm tra căn cước và lập biên bản)
3.Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án
và giao cho người sẽ bị tử hình đọc các văn bản sau (Nếu người bị thi hành án
tử hình không biết chữ, không biết tiếng Việt thì Hội đồng thi hành án tử hình
chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe) :
8
- Quyết định thi hành án tử hình.
- Quyết định không kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
- Quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước ( nếu trước đó
người bị thi hành án có đơn xin ân giảm án tử hình).
4.Cho người sẽ bị đưa ra tử hình ăn, uống, viết thư hoặc ghi âm lời nói

gửi lại thân nhân.
Sau đó, người tử tù sẽ được đưa ra pháp trường. Thường là vào buổi
sáng sớm, khoảng 2 - 3 giờ sáng xe chở từ tù sẽ rời khỏi trại giam.
5.Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát hỗ trợ
tư pháp trong Công an nhân dân hoặc Cảnh vệ trong Quân đội nhân dân thực
hiện việc tử hình đối với người bị thi hành án.
6.Kiểm tra tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình ( xem đã thực
sự chết chưa).
7.Tổ chức táng người đã bị thi hành án tử hình. Uỷ ban nhân dân cấp
xã nơi thi hành án có trách nhiệm trong việc này.
Sau khi thi hành xong án tử hình, Hội đồng thi hành án sẽ lập biên bản,
báo cáo Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan
quản lý thi hành án hình sự và giao Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án
làm thủ tục khai tử cho người bị tử hình.
Trong thời hạn 3 ngày sau khi bản án đã được thi hành, trại tạm giam
thông báo cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ
tiền, tài sản và đồ vật khác có liên quan.
Trường hợp trong thời gian tạm giam chờ thi hành án tử hình mà thân
nhân hoặc đại diện hợp pháp của người bị tử hình có đơn đề nghị được nhận
thi hài của người đã bị thi hành án tử hình để táng, tự chịu chi phí liên quan,
cam kết bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, có xác nhận
9
của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đề nghị đang cư trú thì Chánh án Toà
án đã ra quyết định thi hành án tử hình xem xét, quyết định.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định thi hành án tử hình:
1.3.1. Trên thế giới
Hình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống còn
của người bị kết án do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện
theo quy định của pháp luật. Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã
thi hành nhiều hình thức tử hình. Việc thi hành hình phạt tử hình nào cho phù

hợp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia.
GS.TS người Nga A.Ph. Kixthiacopxki đã dày công nghiên cứu về những
hình thức thi hành hình phạt tử hình trong lịch sử và đưa ra 21 hình thức thi
hành hình phạt này chủ yếu đã được loài người áp dụng như sau:
• Treo cổ
• Chặt đầu
• Đun trong vạc dầu
• Dùng bánh xe cán chết
• Xé xác người bị kết án thành những mảnh nhỏ
• Lột da cho đến chết
• Chôn sống
• Bóp cổ hoặc làm cho chết ngạt trong bao tải
• Thiêu chết
• Mổ bụng, moi ruột
• Cho ngồi lên cọc nhọn hoặc dùng cọc nhọn đâm thủng người
• Đốt cổ họng bằng chì đun sôi
• Đẩy người bị kết án từ đỉnh núi xuống vực
• Thắt cổ
• Voi dày, ngựa xéo
• Quăng cho hổ báo ăn thịt
• Dùng đá ném cho đến chết
• Cho chết đói chết khát
• Đầu độc chết
• Dùng gậy đánh chết
• Xử bắn
Từ sự thống kê này, A.Ph. Kixthiacopxki đã chia hình thức thi hành
hình phạt tử hình thành hai loại: loại hình thức thi hành hình phạt tử hình bình
10
thường (treo cổ, xử bắn…) và loại hình thức thi hành hình phạt tử hình đặc
biệt ngoài việc tước sự sống của người bị kết án, còn có mục đích làm đau

đớn một cách thảm khốc cho họ như đun người bị kết án trong vạc dầu, xé
xác…
Hiện nay trên thế giới pháp luật tố tụng hình sự các nước quy định bảy
hình thức thi hành hình phạt tử hình như sau:
1.Xử bắn
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến nhất. Theo
số liệu của Tổ chức ân xá thế giới có 86 quốc gia trên Thế giới áp dụng hình
thức này. Việc xử bắn có thể do một người hoặc một nhóm người thi hành.
Trường hợp việc xử bắn do một người thi hành, thì người đó dùng súng ngắn,
bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn, làm người đó chết ngay. Trường hợp
xử bắn do một nhóm người thi hành thì cự ly bắn được thực hiện xa hơn.
2.Treo cổ
Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị tổ chức Ân xá quốc tế
cho là dã man và cần phải bãi bỏ, tuy nhiên vẫn còn 70 nước trên Thế giới áp
dụng hình thức này như Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản…
3.Chém đầu
Đây là hình thức tử hình được 6 quốc gia áp dụng. Cách thức chém đầu
có hai cách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm. Hiện nay, Vương quốc Ảrập Xê
út là quốc gia thường áp dụng hình thức này.
4.Ném đá đến chết
Đây là hình thức tử hình vô nhân đạo nhất hiện nay, trong đó người bị
kết án bị chon chỉ để hở đầu trên mặt đất, sau đó bị ném đá cho đến chết. Điều
119 BLHS Hồi giáo nước Cộng hòa Iran còn quy định: “các viên đá không
được có kích thuóc lớn để người bị kết án không chết ngay sau khi ném 1, 2
viên; đồng thời cũng không được có kích thước nhỏ quá”. Hình thức thi hành
hình phạt tử hình này còn được áp dụng ở Xu Đăng và một số nước ở Trung
Cận Đông.
11
5.Ngồi ghế điện
Đây là hình thức thi hành hình phạt bằng cách cho dòng điện chạy qua

than thể người bị kết án, lần đầu được thực hiện vào năm 1888 tại New York,
Hoa Kỳ. Trước khi hành hình 4 tuần lễ người bị kết án được chuyển đến khu
giam giữ đặc biệt, được viết nguyện vọng về nơi chôn cất và tài sản thừa kế.
Người ta thử 3 lần ghế điện, chuẩn bị dung dich Amoniac dung làm chat cách
điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người bị kết án (bị cạo trọc), chân
phải người đó được bôi chất dẫn điện. Người bị kết án bị buộc vào ghế điện.
Hai cực điện đặt vào đầu, chân phải người bị kết án và vòng điện mạnh 2500
vôn được đóng. Việc cắm điện làm người bị kết án ngất ngay lập tức nhưng
cái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong một số trường hợp
phải sau từ 10-15 phút người bị kết án mới chết.
6.Dùng hơi ngạt
Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình áp dụng từ những năm 30
thế kỉ 20. Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế trong một phòng
được thiết kế hoàn toàn bằn thép, ở ngực người bị kết án, người ta gắn một
ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫn tới phòng bên để bác sĩ theo dõi nhịp
tim của bị án. Dưới ghế ngồi của bị án được đặt 16 viên thuốc độc (Xianua).
Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị làm những viên
thuốc độc được hòa vào dung dịch axít, thuốc độc bốc thành khói, làm ngạt
thở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập. Hình thức này bị coi là
phức tạp và khá tốn kém.
7.Tiêm thuốc độc
Đây là hình thức thi hành hình phat tử hình, trong đó người bị kết án bị
buộc vào một cái cáng, được đưa vào một phòng kín, rồi bị tiêm thuốc độc
vào bắp thịt. Năm 1888 tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ, các bác sĩ đã áp
dụng biện pháp tiêm thuốc độc để thi hành hình phạt tử hình phạm nhân
Julius Mount Bleyer vì cho rằng chi phí rẻ hơn cách treo cổ tử tội. Tuy nhiên
mãi đến những năm 1949-1953, Hội đồng Hoàng gia Anh về án tử hình (The
12
British Royal Commission on Capital Punishment) mới quyết định áp dụng
rộng rãi biện pháp này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát

xít Đức đã sử dụng "Chương trình chết không đau đớn" mang tên T-4 để xử
tử tất cả những người chống đối và đặc biệt để xử tử tù binh chiến tranh.
Trong số những người nổi tiếng bị tiêm thuốc độc chết là Chủ tịch Đảng Cộng
sản Đức KPD Ernst Thaelmann. Theo thống kê của Tổ chức Ân xá thế giới,
năm 2009 có ít nhất 2.500 tử tội trên thế giới bị tiêm thuốc độc ở 22 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này năm 2008 là 2.148.
Ở Trung Quốc, Bộ luật tố tụng hình sự quy định hai biện pháp thi hành
hình phạt tử hình đối với tử tội là xử bắn và tiêm thuốc độc. Hình thức xử bắn
được áp dụng đối với các vụ tội phạm đặc biệt nguy hiểm, cần răn đe phòng
ngừa mạnh mẽ. Các trường hợp khác áp dụng hình phạt tiêm thuốc độc.
Còn tại Hoa Kỳ áp dụng khá nhiều biện pháp tùy theo các tiểu bang
như xử bắn, phòng hơi ngạt, ghế điện, tiêm thuốc độc, treo cổ. Cho đến nay
đã có 38/51 tiểu bang của Hoa Kỳ đã áp dụng tiêm thuốc độc để thi hành án
tử hình thay cho các biện pháp ghế điện, phòng hơi ngạt và một số biện pháp
khác. Chính vì vậy năm 2007, trong số 53 tử tội bị xử tử ở Hoa Kỳ có 53
phạm nhân bị tiêm thuốc độc, chỉ có 1 phạm nhân bị xử bắn.
Vấn đề sử dụng biện pháp tiêm thuốc độc ở Hoa Kỳ cho đến nay vẫn
đang gây ra nhiều tranh cãi và có 11 tiểu bang đã quyết định tạm ngừng
phương thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc sau khi trong xã
hội dấy lên những làn sóng chống đối cho rằng phương thức này vẫn là tàn ác
và không có tác dụng răn đe phòng ngừa tội phạm cao. Năm 2009 khi một
thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ ra lệnh cho các bác sĩ tiêm thuốc độc cho tử tội
Michael Morales vì phạm tội hiếp dâm và giết chết một bé gái thì các bác sĩ
đã từ chối không thi hành lệnh này.
Còn ở Trung Quốc, mặc dù Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình
sự phương pháp thi hành hình phạt tử hình tiêm thuốc độc từ năm 1997,
nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 1/3 số tử tội của Trung Quốc được thi hành
13
án bằng phương thức này, còn 2/3 số tử tội vẫn được xử bắn, trong đó rất phổ
biến hình thức xử bắn tập thể cả băng nhóm tội phạm để có tác dụng răn đe,

phòng ngừa tội phạm cao hơn trong xã hội.
Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạch máu, người bị kết án sẽ bị chết
trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút. Tuy nhiên đã xảy ra một số trường
hợp người bị kết án không chết ngay do dụng cụ truyền chất độc trượt khỏi
mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh khi pha chế. Hình thức tử hình này
được coi là nhân đạo và tiết kiệm hơn cả, trên thế giới, trong số gần 80 nước
đang áp dụng án tử hình, có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để
thi hành hình phạt tử hình, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng biện
pháp tiêm thuốc độc như Guatemala năm 1998, Philippines năm 1999 (tuy
nhiên gần đây Philippines đã bãi bỏ án tử hình nên dĩ nhiên biện pháp này
cũng bị hủy bỏ), Thái Lan năm 2003, Đài Loan năm 2005, Việt Nam và các
nước khác trên thế giới
1.3.2. Ở Việt Nam
 Trước năm 1945:
Thời kì này nước ta tồn tại chế độ phong kiến, và cũng như những nhà
nước phong kiến khác trên thế giới, hình phạt ở nước ta với hệ thống ngũ hình
( xuy, trượng, đồ, lưu, tử ), nhất là hình phạt tử hình mang nặng tính dã man,
tàn bạo, là công cụ bảo vệ giai cấp cầm quyền và nền độc lập quốc gia. Hình
phạt tử hình được duy trì với nhiều hình thức như: thắt cổ, chém đầu, chém
bêu đầu, nấu trong vạc dầu, xẻo thịt cho đến chết…rất dã man, nhằm gây ra
cho người bị kết án những đau đớn tột cùng về thể xác. Nhìn chung, tử hình
dưới chế độ phong khiến được giai cấp thống trị sử dụng như là một công cụ
chủ yếu chống lại các hành vi phạm tội, bảo vệ tuyệt đối quyền và lợi ích của
giai cấp mình. Vì vậy hình phạt tử hình được quy định với phạm vi rất rộng
và nặng về tư tưởng trừng trị.
 Từ năm 1945 đến trước khi Luật thi hành án hình sự 2010 có
hiệu lực (01/07/2011):
14
Trong thời kỳ này, Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến sự điều chỉnh
pháp luật việc thi hành hình phạt tử hình. Ngày 31-6-1946, Bộ Tư pháp đã

ban hành thông tư số 498, trong đó quy định: "Thi hành hình phạt tử hình từ
nay dùng súng thay máy chém". Quy định về hình thức tử hình này thể hiện
bản chất nhân đạo của chế độ mới, khác về bản chất so với hình thức tử hình dã
man dùng máy chém của chế độ thực dân phong kiến. Trong quy tắc trại giam
được ban hành ngày 12-6-1951, đã quy định vấn đề chuẩn bị và kết thúc việc
thi hành án tử hình tại Điều 6: "Mỗi khi đưa phạm nhân ra chịu án tử hình, Ban
Giám thị phải xét kỹ căn cước để đề phòng nhầm lẫn" và tại Điều 21 quy
định: "Khi thi hành xong một án tử hình, Tòa án phải báo cho Ủy ban hành
chính sở tại để đăng ký việc tử" . Vấn đề xét ân giảm án tử hình cũng đã được
quy định trong Thông tư số 335/TTg ngày 6-7-1954 của Thủ tướng phủ:
Sau khi Tòa án nhân dân đã lên án tử hình, phạm nhân vẫn có quyền
đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm.
Đơn xin ân xá, ân giảm do Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu
chuyển lên Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp làm tờ trình lên Chủ tịch nước quyết định.
Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định
thi hành án, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều
kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình
sự năm 1985. Đây có thể nói là bước tiến bộ về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình
sự, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn và tôn trọng quyền con người,
tôn trọng phụ nữ của dân tộc ta.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định việc thi hành hình phạt tử
hình trong thời kỳ này, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, pháp luật trong giai đoạn này mang tính chất thời chiến,
nhưng cũng đã kịp thời quy định một số vấn đề cơ bản của việc thi hành hình
phạt tử hình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thi hành hình phạt tử
hình, góp phần vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai.
15
Thứ hai, việc thi hành hình phạt tử hình được quy định trong BLTTHS
1988 đã có những thay đổi về chất mang tính khoan hồng và nhân đạo trong
chính sách hình sự của Đảng và Nhà Nước đối với chế độ mới; so với những

biện pháp hà khắc, dã man tồn tại trong thời kì trước như: Việc ân giảm án tử
hình, các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ.
Thời kỳ này hình thức thi hành hình phạt tử hình được điều chỉnh bởi
BLHS Việt Nam 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và BLTTHS 2003, nhìn chung
hình thức thi hành án tử hình vẫn là xử bắn. Hình thức xử bắn có tác dụng răn
đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao. So với các hình thức tử
hình trước đây, so với các hình thức tử hình đã tồn tại trong lịch sử loài người
và một số phương thức đang hiện hành ở các nước xử bắn đã thể hiện sự tiến
bộ và mang tính nhân bản hơn nhiều. Tuy nhiên, hình thức tử hình này không
nhân đạo và khoan hồng ở chổ làm cho thi thể bị cáo không còn nguyên vẹn,
và ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, tư tưởng cán bộ thi hành án. Số cán bộ công
an đã tham gia xử bắn nhiều hoặc xử bắn các bị cáo nữ, hoặc trực tiếp được
giao trói, bịt mắt, nhét giẻ vào mồm bị cáo, hoặc được giao bắn viên đạn cuối
cùng vào thái dương phạm nhân đều ảnh hưởng đến tâm lí nhiều.
 Từ khi Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực (01/07/2011)
đến nay:
Luật thi hành án hình sự năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã
quy định hình thức tử hình mới đó là tiêm thuốc độc. Việc quy định chuyển từ
hình thức xử bắn sang tiêm thuốc độc thể hiện thái độ khoan hồng trong chủ
trương đường lối của Đảng ta. Việc tiêm thuốc độc thay hình thức xử bắn đối
với tử tù đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Hình thức này ít gây đau
đớn cho người bị thi hành án, đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn, ít tốn kém và
giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án (hiện do lực lượng Cảnh
sát hỗ trợ tư pháp thực thi).
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu bản chất của biện
pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào người tử tội một liều thuốc
16
độc (thường gồm 3 loại: một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh
ngưng hoạt động và một để làm cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của
tử tội. Về cơ chế chết trong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là: làm

cho tử tội ngủ, sau đó làm ngừng thở và làm tim ngừng đập. Thường các tử
tội chết trong vòng từ 10 đến 15 phút sau khi bị tiêm thuốc độc.
17
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ TỪ NĂM 2009 - 6/2014
2.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành
án tử hình
Theo quy định chung, bản án và quyết định của Tòa án khi đã có hiệu
lực pháp luật thì Tòa án sẽ ra quyết định thi hành, nhưng đối với bản án tử
hình, pháp luật tố tụng hình sự quy định thêm thủ tục xem xét bản án tử hình
trước khi đưa ra thi hành.
Khoản 1 Điều 258 BLTTHS năm 2003 quy định:
Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi
ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án được gửi ngay lên Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện tưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người
bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Là hình phạt đặc biệt, nên hình phạt tử hình không chỉ mang tính chất
đặc biệt khi Tòa án áp dụng, mà việc thi hành nó cũng phải tuân theo những
trình tự, thủ tục đặc biệt. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Tòa án
đã ra bản án có hiệu lực pháp luật phải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao và gửi bản sao bản án lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao để xác định việc xét xử có chính xác hay không và có căn cứ để
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không
Đối với bản án có hiệu lực pháp luật, Điều 278 và Điều 295 BLTTHS

năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án
18
là một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm) hoặc một năm kể từ ngày nhận được tin báo về tình tiết mới
được phát hiện (kháng nghị theo thủ tục tái thẩm); còn kháng nghị theo hướng
có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành
trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Đối với
bản án tử hình, không thể thi hành xong hình phạt tử hình, rồi sau đó mới phát
hiện sai lầm, cho nên, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án
và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc ra một trong các quyết định này
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao là bắt buộc, không phụ thuộc vào việc người bị kết án có gửi đơn
xin ân giảm lên Chủ tịch nước hay không.Nếu người bị kết án đã gửi đơn xin
ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thấy việc xét xử không chính
xác, thì vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Sau khi đã có kháng nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo Chủ tịch nước biết về
việc bản án tử hình đã bị kháng nghị
Trong trường hợp người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình thì
theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002:
"Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về
những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình" và quy định tại
khoản 6 Điều 27 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002: "Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những
trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình” .Hồ sơ trình Chủ tịch
nước xét đơn xin ân giảm của người bị kết án bao gồm: đơn xin ân giảm của
người bị kết án viết trong thời hạn quy định (bảy ngày kể từ khi bản án có

hiệu lực pháp luật) hoặc đơn quá hạn có lý do chính đáng (Đơn xin ân giảm
19
phải là bản chính, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị kết án, trường hợp
đơn xin ân giảm do người khác viết hộ hoặc phiên dịch, thì cũng phải có chữ
ký, ghi rõ họ, tên của những người đó. Đơn xin ân giảm phải có xác nhận của
đơn vị giam giữ người bị kết án); Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; Tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định
không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; quyết định không
kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các bản án sơ
thẩm, phúc thẩm; đơn xin ân gảm cho người bị kết án của các tổ chức xã hội,
nhân dân, chính quyền địa phương hoặc của những người thân thích như bố,
mẹ, anh chị em ruột của người bị kết án (nếu có); biên bản khắc phục hậu quả
do hành vi phạm tội của người bị kết án gây ra như đền bù vật chất cho người
bị hại(nếu có); giấy tờ,tài liệu khác có liên quan đến việc xem xét đơn xin ân
giảm của người bị kết án như giấy chứng nhận gia đình có công với cách
mạng, Huân chương, Huy chương
Khoản 2 Điều 258 BLTTHS năm 2003 quy định: “Bản án tử hình được
thi hành, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm”. Quy định này bảo đảm chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong
BLTTHS năm 1988:
“Bản án tử hình được thi hành, nếu không có kháng nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”. Theo tinh thần của điều luật
này, thì chỉ cần có một quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bản án tử hình được thi hành.
Khoản 2 Điều 258 BLTTHS năm 2003 còn có một quy định mới so với
BLTTHS năm 1988:
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc

thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án
20
nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản
án tử hình, thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết
án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình. Quy định này bảo đảm quyền
của người bị kết án được làm đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước trong trường
hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm,
nhưng bị cấp có thẩm quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản
án tử hình.
Khoản 2 Điều 258 BLTTHS năm 2003 quy định: "Trường hợp người
bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình, thì bản án tử hình được thi hành sau
khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm". Như vậy, tương tự như quy định tại
BLTTHS năm 1988, trong việc xem xét bản án tử hình đã có hiệu lực pháp
luật, BLTTHS năm 2003 của nước ta có quy định thời hạn kháng nghị của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao nhưng lại không quy định thời hạn cho Chủ tịch nước ra quyết định ân
giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm. Đây là vấn đề cũng được quy định
tương tự trong pháp luật thi hành án hình sự của Liên bang Nga
2.2. Tình hình áp dụng thi hành án tử hình tại tỉnh Quảng Trị :
2.2.1. Đặc điểm tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh
Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có
diện tích 4.739,8 km², phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía tây giáp các tỉnh Savannakhet và Saravane của Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính
của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía nam thủ đô Hà Nội
và 1.112 km về phía bắc thành phố Hồ Chí Minh. Quảng Trị hiện bao gồm 1
Thành phố, 1 Thị xã và 8 huyện, trong đó có một huyện đảo:
• Thành phố Đông Hà : 9 phường
• Thị xã Quảng Trị : 4 phường và 1 xã

• Huyện Cam Lộ : 1 thị trấn và 8 xã
• Huyện Cồn Cỏ : không có xã
21
• Huyện Đa Krông : 1 thị trấn và 13 xã
• Huyện Gio Linh : 2 thị trấn và 19 xã
• Huyện Hải Lăng : 1 thị trấn và 19 xã
• Huyện Hướng Hóa : 2 thị trấn và 20 xã
• Huyện Triệu Phong : 1 thị trấn và 18 xã
• Huyện Vĩnh Linh : 3 thị trấn và 19 xã
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy
theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi với 7 hệ thống
sông chính là sông Thạch Hãn, sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Ô Lâu,Sông
Bến Đá, sông Xê Pôn và sông Sê Păng Hiêng. Sông ở các huyện miền núi có
khả năng xây dựng thủy điện vừa và nhỏ. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới
phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Quảng Trị là
một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền
địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:
• Cực bắc là 170
0
10' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước,
xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.
• Cực nam là 160
0
18' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo,
huyện Đakrông.
• Cực đông là 107
0
23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải
Khê, Hải Lăng.
• Cực tây là 106

0
28'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên
phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.
Quảng Trị có chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ,
có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ
biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của
tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất
52,5 km). Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do
nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng
yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc -
Nam của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán
22

×