Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã võ ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đã và
đang là mục tiêu phấn đấu ngày ngày của đất nước chúng ta . Xóa đói giảm
nghèo luôn là cuộc cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc, là môt
chiến lược lâu dài, một quyết sách, một chương trình hành động quan trọng.
Ngay từ khi đất nước ta giành được độc lập (1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm là ba thứ giặc nguy hiểm.
Trước tiên, phải diệt giặc đói sau đó diệt giặc dốt mới đánh thắng được giặc
ngoại xâm. Rõ ràng, muốn đất nước phát triển thì toàn dân phải xóa được đói
giảm được nghèo. Bởi dân có giàu thì nước mới mạnh.
Thực tế thấy rằng: nghèo đói ảnh hưởng rất nhiều đến hàng loạt những
yếu tố như: đời sống và thu nhập, bệnh tật, ô nhiểm môi trường, các tệ nạn xã
hội.v…v Chính vì thế, nghèo đói luôn là mối quan tâm, lo lắng của toàn xã
hội
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều cơ
chế, chính sách có hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chẳng hạn
như: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135, Chương
trình hành động Quốc gia vì trẻ em, Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng,
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chiến lược Quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn v v Nhờ đó mà đời sống của
nhân dân đang gặp khó khăn từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo có
phần thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, cái nghèo vẩn còn đeo đẳng và nó trở
thành vấn đề rất phức tạp, đa dạng. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, hầu hết đời
sống của nhân dân còn nghèo và thiếu thốn.
Nói đến cái nghèo ở nước ta là không thể không kể đến các tỉnh duyên
hải miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Bình là tỉnh được xếp vào một trong
SVTH: Trần Thị Hương 1 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
các tỉnh nghèo của cả nước và thường xuyên chịu nhiều thiên tai.Với bối cảnh


đó tôi đã chọn đề tài “ Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã
Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay ”. Nhằm tìm hiểu,
phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp để hoàn thiện
tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo của xã, giúp người dân thoát nghèo đi
đến xây dựng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng tốt hơn.
2. Ý nghĩa khoa hoc, ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số
luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và một số lý thuyết được sử
dụng trong đề tài nói riêng về vấn đề nghèo đói hiện nay, sự biến đổi phức tạp
về nghèo đói ở các vùng miền khác nhau.
Dựa trên cơ sở , lý luận triết lý để đánh giá đúng thực trạng và các giải
pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình đảm bảo cơ sở khoa học. Chẳng hạn như: báo cáo của
Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của Uỷ ban
nhân dân xã Võ Ninh thống kê về số hộ nghèo gia tăng hoặc giảm đi qua các
năm v v.Với kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã góp
phần làm rõ những nguyên nhân , thực trạng và các giải pháp về xóa đói giảm
nghèo tại địa phương. Nghiên cứu thực trạng thì phải dựa vào lý thuyết như
Bác Hồ đã nói: “ lý luận phải liên hệ với thực tế. Nếu thực tiễn mà không có
lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn thì lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, trang 496).Như vậy, từ
thực trạng đã làm rõ lý thuyết về nguyên nhân, các giải pháp góp phần cho
việc nghiên cứu vấn đề mang tính chất cao hơn.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đảng và Nhà nước ta xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục
SVTH: Trần Thị Hương 2 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong thời

kỳ đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời
sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư
đang phải sống trong cảnh đói nghèo. Từ thực trạng đó nếu như công tác xóa
đói giảm nghèo không được triển khai, thực hiện bằng các chương trình xóa
đói giảm nghèo thì chúng ta đã vô tình đẩy một bộ phận người nghèo rơi
xuống tận cùng của xã hội làm cho bộ phận người nghèo họ không có cơ hội
tiếp cận, hưởng lợi và phát triển gây nên bất ổn chính trị, bất ổn xã hội.
Do đó, việc triển khai công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện
bằng các chính sách xóa đói giảm nghèo là phù hợp và cần thiết đối với thực
trạng đói nghèo hầu khắp các địa phương trong cả nước.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu xã hội về các vấn đề liên quan tới vấn đề nghèo đói đã
bắt đầu từ những năm của thế kỷ XX. Việt Nam đã có những cam kết mạnh
mẽ trong cuộc chiến giảm nghèo, bằng cách thực hiện các chương trình mục
tiêu ngay từ năm 1998, sau đó xấy dựng các chương trình đặc biệt, phù hợp
và đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia.
Tác giả Bùi Thị Tân trường đại học khoa học Huế đã có bài nghiên
cứu về “ Vấn đề nghèo đói và các khuynh hướng xóa đói giảm ngnhèo ở Việt
Nam”. Trong đó nghiên cứu vì sao phải thay đổi chuẩn nghèo qua các giai
đoạn, thực trạng nghèo đói hiện nay, các tiêu chí để đánh giá một xã nghèo,
nghiên cứu các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo có hiệu quả.
Tác giả Huỳnh Thị Trúc Giang trường đại học Quy Nhơn có bài nghiên
cứu về “ Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh
Bình Định hiện nay, một số giải pháp khắc phục”. Bài nghiên cứu này thiên
về khía cạnh nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình
Định.
SVTH: Trần Thị Hương 3 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
Tác giả Lê Thị Minh Thùy lớp LTCTXHK2011 trường đại học khoa

học Huế đã có bài nghiên cứu về nghèo đói với đề tài “ Công tác xóa đói giảm
nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay và một số giải pháp
khắc phục”. Đề tài này thiên về các khía cạnh nghiên cứu các chính sách xóa
đói giảm nghèo cảu nhà nướcđược áp dụng cho huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam.
Tác giả Lê Thị Linh Nhi lớp LTCTXHK2012 trường đại học khoa học
Huế có bài nghiên cứu về “ Hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã
Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay và vai trò của
nhân viên công tác xã hội”. Đề tài này nhấn mạnh vai trò của Nhân viên công
tác xã hội về vấn đề nghèo đói và cũng có đưa ra một số giải pháp giảm nghèo
thích hợp cho địa phương.
Không ít những người dân trong cả nước ta nói chung và người dân
Quảng Bình nói riêng vẫn chưa thoát ra khỏi cái nghèo. Ở nông thôn hay
thành thị, kể cả người giàu cũng có thể trở thành người nghèo khi cuộc sống
của họ gặp phải sự cố. Nghèo dễ khiến cho con người rơi vào cám dỗ “ bần
cùng sinh đạo tặc”. Nghèo khiến cho con người trở nên sống eo hẹp, thu mình
lại không muốn tiếp xúc với người giàu,họ luôn thấy mặc cảm bởi số phận…
Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói hết sức đa dạng. Rất nhiều nhà nghiên cứu
tìm hiểu, phân tích vấn đề này một cách sâu rộng, rõ ràng và kỹ lưỡng. Khi
nghiên cứu nguyên nhân này thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chia
thành ba nhóm chính:
Thứ nhất là do điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão
lụt, hạn hán, đất đai xấu, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn. Thứ hai là
do hạn chế chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn sản
xuất, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, lười lao động và mắc vào các
tệ nạn xã hội (nghiện hút, rượu chè, cờ bạc…). Thứ ba là do cơ chế: thiếu
hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư, về khuyến nông-lâm- ngư, về vốn
SVTH: Trần Thị Hương 4 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh, định cư, kinh tế

mới… Từ đó, giúp cho việc nhìn nhận, theo dõi thực trạng nghèo đói một
cách tương đối chính xác và mang tính cấp thiết.
Nghiên cứu phương pháp luận xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam bảo
đảm tính thực tiển cao và đảm bảo cơ sở khoa học. Chẳng hạn: phương pháp
phân loại hộ nghèo dựa trên thu nhập. Nghiên cứu các giải pháp xóa đói giảm
nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu các giải pháp,
chính sách hổ trợ hộ nghèo, người nghèo có hiệu quả. Hàng loạt những câu
hỏi đăt ra trong quá trình nghiên cứu đó là: bằng giải pháp gì để mang lại hiệu
quả cao hơn? Những giải pháp hiện đang sử dụng có phù hợp hay không? Cần
đầu tư những khâu công việc nào hợp lý để giải quyết những khó khăn? Mức
độ hổ trợ như vậy đã đủ chưa? Phương thức hổ trợ và chính sách hổ trợ thực
sự hợp lý chưa?. Như vậy, nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo đói là hết
sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp sức của nhiều ban ngành, tổ chức, cá
nhân, huy động nhiều nguồn lực, đảm bảo An sinh xã hội luôn bền vững. Góp
phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mang lại kết quả cao.
4. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Người nghèo tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Võ Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay
6. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả của công tác xoá đói giảm nghèo của xã Võ Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua.
-Đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình
SVTH: Trần Thị Hương 5 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thu thập các số liệu từ
các văn bản, báo cáo tổng kết năm, quý mà các cơ quan cung cấp (UBND- xã
Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)
Ngoài ra để thực hiện đề tài này bản thân còn thu thập thêm một số tài
liệu có liên quan từ sách báo, các tài liệu quan trọng khác để đề tài được hoàn
thiện hơn.
7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Ngoài việc thu thập thông tin dựa trên các báo cáo đã có sẵn thì cần
phải sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu. Có thể nói
thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu là một phương pháp cụ thể để thu thập
thông tin của người nghèo thông qua việc phỏng vấn có cuộc nói chuyện trực
tiếp với người nghèo để có được những thông tin thực tế để đưa ra những giải
pháp phù hợp góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn xã.Trong quá
trình lân la,giao tiếp với người dân thì tiến hành phỏng vấn những người có
hoàn cảnh khó khăn, có thu nhập thấp, có nguyện vọng muốn làm giàu. Bên
cạnh đó cũng phỏng vấn lãnh đạo địa phương,những người am hiểu vấn đề.
Cuộc phỏng vấn có thiết kế bảng hỏi trước,phần lớn sử dụng câu hỏi
mở để người dân bộc lộ tâm trạng,nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của
mình.
7.3 Phương pháp quan sát
Trong bất cứ một đề tài nghiên cứu về đối tượng nào thì phương pháp
quan sát cũng là một phương pháp cần thiết.Chúng ta cần phải thâm nhập
thực tế, tìm hiểu tình hình quan sát tất cả những lời nói, cử chỉ, thái độ, biểu
hiện của người nghèo và người dântrên địa bàn về vấn đề xóa đói giảm nghèo
SVTH: Trần Thị Hương 6 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
ở địa bàn xã, từ ngôn ngữ cho đến hành động phi ngôn ngữ. Tôi sử dụng

phương pháp quan sát để có thể thu thập thông tin một cách trực tiếp, cũng có
thể nắm bắt dược đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người nghèo và thái độ của
cộng đồng nơi đây về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay trên địa bàn xã,
để có thể đưa ra những đánh giá một cách khách quan về công tác xóa đói
giảm nghèo ỡ xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay.
7.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Trong đề tài này của tôi, đây là phương pháp được lựa chọn hàng đầu,
cần nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề của người nghèo, trước hết là
các tài liệu về mặt lý luận để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu một cách có hệ
thống. Việc nghiên cứu phân tích các tài liệu từ những con số định lượng
chúng ta có thể đưa ra những thông tin định tính cho phép tôi có thể chọn lọc
các thông tin hữu ích phục vụ cho đề tài, và thấy được nhiều vấn đề của đời
sống sinh hoạt người nghèo nơi đây. Từ đó tôi có thể tiến hành đưa ra
những đánh giá, nhận xét, đưa ra những giải pháp và kiến nghị đối với các
cấp, các cơ quan có liên quan giúp đỡ người nghèo có được cuộc sống ngày
càng tốt hơn, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo nơi đây.
8. Cấu trúc của nội dung đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói
Chương 2: Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Võ
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Chương 3: Một số biện pháp về công tác xóa đói giảm nghèo cho xã
Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
SVTH: Trần Thị Hương 7 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI
1.1 Định nghĩa nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo của các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời

gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập.Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân đầu người của quốc gia đó.
1.1.1 Nghèo tuyệt đối
Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Nhưng người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong
các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức
tưởng tượng, mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của thế giới tri thức chúng
ta (theo ông Robert Mc Namara giám đốc ngân hàng thế giới).
1.1.2 Nghèo tương đối
Trong xã hội được gọi là thịnh vượng nghèo được định nghĩa dựa vào
hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung
cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc
về số tầng lớp xã hội nhất định so với sự xung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc, người ta gọi đó là nghèo
tương đối chủ quan.
1.1.3 Định nghĩa theo tình trạng sống
Cái gọi là định nghĩa theo tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh
khác ngoài thu nhập khi định nghĩa “nghèo con người”. Ví dụ như cơ hội đào
tạo, mức sống, quyền tự quyết, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến
SVTH: Trần Thị Hương 8 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác.
1.1.4 Chuẩn mực nghèo đói
Là các thước đo có thể lượng hóa để xác định người nghèo và đánh giá
mức độ nghèo khổ.
1.1.5 Hộ đói, hộ nghèo, xã nghèo
Theo thời gian thì chuẩn mực về nghèo đói cũng có sự thay đổi. Năm
1996, Bộ lao động Thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn mực về nghèo đói

ở Việt Nam như sau:
Hộ đói là những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng quy đổi
ra gạo dưới 13kg (tương đương với 45000 đồng )
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng quy đổi ra
gạo dưới 25kg (tương đương với 90000 đồng ). Ở thành thi dưới 20kg (tương
đương với 70000 đồng ), ở vùng đồng bằng và trung du dưới 15kg (tương
đương với 55000 đồng )
Đến năm 2006, Bộ lao động Thương binh và Xã hội lại điều chỉnh
chuẩn nghèo như sau:
Vùng nông thôn thu nhập 200.000 đồng / người / tháng hay 2400000
đồng / người / năm
Vùng thành thị thu nhập 260.000 đồng / người / tháng hay 3120000
đồng / người / năm
Một xã được coi là nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, không
có 1 trong 6 công trình cơ sở cơ bản như: điện, đường giao thông, trường học,
trạm y tế, chợ….
1.2 Vấn đề nghèo đói
1.2.1 Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói
Theo cách tiếp cận hẹp:
Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một một cộng đồng hay
một nhóm dân cư là thấp nhất so với mức sống của một cộng đồng hay một
SVTH: Trần Thị Hương 9 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
nhóm dân cư khác.
Theo cách tiếp cận này về vấn đề nghèo đói chưa bao quát được tính
chất tuyệt đối của nghèo đói nghĩa là mới chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn nghèo
đói tương đối mà trên thực tế thì lúc nào trong xã hội hiện đại cũng tồn tại
nghèo đói. Nếu đứng trên phương diện so sánh mức sống, mức thu nhập của
dân cư thì lúc nào cũng có một nhóm dân cư đứng thấp nhất, nhóm đứng cao
nhất và nhóm đứng trung bình. Đó là nghèo tương đối của từng nhóm dân cư.

Theo cách tiếp cận rộng:
Vấn đề nghèo đói được tiếp cận theo phương pháp luận cho rằng căn
nguyên sâu xa của nghèo đói là do trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo,
mà chính sự phân hóa đó là hệ quả của chế độ kinh tế xã hội.
Phân hóa giàu nghèo không những là hệ quả của các xã hội có giai cấp
và phân chia giai cấp mà còn thể hiện bản chất sâu xa của các xung đột xã hội
giữa lớp người giàu và lớp người nghèo; giải quyết căn bản vấn đề này chỉ có
thể trên cơ sở giải quyết căn bản vấn đề bình đẳng xã hội.
Phân hóa giàu nghèo là hiện tượng phát sinh trong quá trình thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. bởi vậy nên không xử lý kịp thời hoặc không có cơ chế
chung duy trì sự công bằng nhất định hay hạn chế quá trình làm trầm trọng
thêm khoảng cách giữa lớp người giàu và lớp người nghèo thì nguy cơ phân
tầng xã hội, phân hóa giai cấp cũng sẽ diễn ra.
Chủ thể có đầy đủ khả năng điều hòa thu nhập giữa các nhóm dân cư là
nhà nước, tuy nhiên do bản chất Nhà nước ở các chế độ chính trị khác nhau
nên năng lực cũng như tính triệt để của các giải pháp xử lý khoảng cách giàu
nghèo có thể dựa trên cách tiếp cận rộng hay hẹp tùy theo điều kiện cụ thể của
từng quốc gia trong từng thời điểm lịch sử nhất định.
1.2.2 Mức độ nghèo đói
Có thể phân chia ra các nhóm như sau:
Nhóm thứ 1: Một số hộ nghèo muốn chủ động tìm kiếm cơ hội thoát ra
SVTH: Trần Thị Hương 10 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
khỏi cảnh nghèo đói. Họ tìm đến các nhóm dân tộc có trình độ sản xuất cao
hơn, giỏi làm kinh tế để học tập kinh nghiệm, tìm tòi các địa điểm, địa
phương có điều kiện để làm việc có thu nhập cao hơn. Họ mạnh dạn vay vốn
phát triển sản xuất, tìm kiếm để mở rộng sản xuất ngoài nông nghiệp và chăn
nuôi.
Nhóm thứ 2: Nhóm này ít năng động hơn,có thể khá lên thoát khỏi đói
nghèo nhờ vào các chương trình phát triển giao thông, có đường xá tốt để

giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa và nhờ vào được hướng các dự án kinh
tế, văn hóa, xã hội.Nhưng nhóm này tỏ ra kém năng động hơn nhóm thứ nhất
và cũng dễ bị đẩy xuống diện đói nghèo nếu các chương trình, dự án trên địa
bàn kết thúc. Chúng ta thường gọi đó là nhóm thiếu bền vững.
Nhóm thứ 3: Đây là nhóm chiếm đa số những người không hoặc rất ít
khả năng tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế thị trường đang ngày
càng phát triển. Họ chỉ biết trông chờ vào ruộng nương để hy vọng có lương
thực khá lớn, thậm chí ngay cả trong điều kiện thuận lợi về giao thông, chợ,
tín dụng ưu đãi mà họ vẫn không dám nghĩ ra hoặc không dám mạnh dạn tìm
cơ hội thay đổi cuộc sống.
1.3 Chuẩn nghèo trên thế giới
Chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập bình quân 1,25
USD/người/ngày (tương đương 600000đồng/người/tháng).Chuẩn nghèo của
Châu Á là 1,35 USD/người/ngày (650000đồng/người/tháng). Theo tính toán
của ngân hàng thế giới hiện có trên 1,4 tỷ người (hơn 20% dân số thế giới )
sống ở mức nghèo khổ.
Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì trong năm 2001 trên toàn thế
giới có 1,1 tỷ người (tương ứng 21% dân số thế giới) ít hơn 1 đôla Mỹ tính
theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo.
Điển hình nạn nghèo tại một số nước:
Ở Áo theo số liệu của Bộ xã hội thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu
SVTH: Trần Thị Hương 11 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
người Áo (13,2% dân cư) có nguy cơ nghèo.
Ở Đức theo số liệu từ (báo cáo giàu nghèo) do Chính phủ Liên bang
đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì có 13,5% dân số nghèo.
Ở Mỹ theo số liệu báo cáo từ cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 có
12,7% dân số hoặc 37 triệu người nghèo.
1.4 Chuẩn nghèo tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, Chính phủ đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong

thời gian từ năm 1993 đến năm 2005 Theo quyết định số 143/2001/QĐ – Tg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005”
thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn,
miền núi và hải đảo từ 80000đ/người/tháng (960000đ/người/năm) trở xuống
là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn, đồng bằng những gia đình có thu nhập từ
100000đ/người/tháng (1200000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu
vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ
150000đ/người/tháng (1800000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo quyết định số 170/2005/QĐ – Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày
8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo, áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010
thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân
200000đ/người/tháng (2400000đ/người/năm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu
vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 2600000đ/người/tháng
(3120000đ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập
bình quân đầu người dưới 330000đ/người/tháng hoặc 400000đ/người/năm
(tương ướng 284 USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360000USSD/năm của quốc
tế.
Nếu tính chuẩn nghèo mới, dự báo tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đến
cuối năm 2008 từ 13,08% (2007) tăng lên khoảng 16 – 17% tương ứng với
SVTH: Trần Thị Hương 12 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
3,1 – 3,3 triệu hộ nghèo.
Như vậy, chuẩn nghèo mới của Việt Nam (theo đề nghị của Bộ LĐ-TB
&XH) vẫn còn quá thấp so với thực tế. Với thu nhập 390000đ/người/tháng ở
thành thị (tức 13000đ/người/ngày) chỉ đủ để một người ăn một bữa sáng với
giá bình dân, còn tất cả các khản chi tiêu khác (2 bữa ăn chính, mặc, ở, đi lại,
học hành, khám chữa bệnh, giao tiếp…) đều không thể xoay sở được.
1.5 Các nghị định, chương trình, chính sách của nhà nước về xóa đói

giảm nghèo
Thời kỳ đổi mới 1975 – 1986, do hoàn cảnh chiến tranh và khắc phục
hậu quả sau chiến tranh đồng thời do chủ quan nóng vội trong việc đề ra
đường lối xây dựng và phát triển kinh tế. Mặt khác, ảnh hưởng của chế độ bao
cấp, nền kinh tế đất nước lúc này gặpnhiều khó khăn. Vì vậy,Đảng và Nhà
nước giải quyết đói nghèo cho nhân dân dân chủ yếu là cứu tế, chưa giải
quyết tận gốc những nguyên nhân cơ bản nên tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại
triền miên. Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng hộ đói nghèo vẫn còn nhiều.
Từ thực trạng đó thì chính sách đói nghèo là tổng thể các quan điểm, tư
tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các
chủ thể kinh tế nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóa đói
giảm nghèo để từ đó xây dựng một xã hội vững mạnh.
Nghị định 67/2007/NĐ – CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo
trợ xã hội (Nghị định 67 quy định 9 đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội thì
có tới 7 đối tượng chỉ được hưởng chính sách này với điều kiện thuộc diện hộ
nghèo. Do vậy nhiều người đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội trước đây
không trong diện nghèo bị bắt diện nghèo. Trong khi đó với mức chuẩn quá
thấp 200.000đ/người/tháng ở khu vực nông thôn, nhiều hộ thực sự khó khăn
nhưng nếu thu nhập cả gia đình hơn chuẩn này dù chỉ 20 – 30 nghìn đồng vẫn
không được xếp vào diện nghèo.
Nghị định 13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh
SVTH: Trần Thị Hương 13 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
67/2007/NĐ =- CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ
thể về sửa đổi một số điều trong Nghị định 67 về mức trợ cấp đối với đối
tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng do phường, xã quản lý.
Chương trình xóa đói giảm nghèo 134,135 của Chính phủ.
Các chính sách đối với người nghèo:
1.Chính sách về y tế: Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức
khỏe ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua

thẻ BHXH, cấp thẻ/ giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí… tăng cường
mạng lưới khám chữa bệnh tại cơ sở.
2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Nhằm đảm bảo cho con em tất cả các
hộ nghèo, đặc biệt là trẻ em gái có các điều kiện cần thiết cho học tập.
3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các hộ
gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn có dân số dưới 10 ngàn người nhằm ổn
định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận các phương thức sản xuất
mới thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững.
4. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo: Tạo điều kiện cho người
nghèo nắm được những ,kiến thức phổ thông về pháp luật, nhận thức đầy đủ
trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội.
5. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu: Hỗ trợ trực
tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai, bão lụt để ổn định cuộc sống, hỗ trợ
nhóm yếu thế (người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, người tàn tật ) ổn định cuộc sống từng bước hòa nhập
cộng đồng.
6. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở nhằm giảm tiểu và xóa bớt những căn
nhà ổ chuột, nhà dột nát, xiêu vẹo, nhà ở trong khu vực ô nhiễm nặng. Đối
tượng đặc biệt quan tâm là hộ nghèo ở vùng biên giới, hải đảo.
7. Hỗ trợ tư liệu, công cụ và đất sản xuất cho người nghèo: Mục tiêu
tạo điều kiện về đất ở và hỗ trợ một phần công cụ sản xuất phù hợp cho người
SVTH: Trần Thị Hương 14 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
nghèo ở nông thôn.
Nghèo là vấn đề của xã hội vì vậy mà các chính sách của Nhà nước đề
ra luôn ưu tiên quan tâm đến người nghèo, giải quyết nghèo luôn là trách
nhiệm đặt ra hàng đầu, chính sách là cơ sở tấn công vào nghèo đói nhằm giảm
bớt gánh nặng xã hội, hướng tới xã hội công bằng, mọi người được thể hiện
mình có cơ hội vươn lên nhiều hơn trong cuộc sống.
SVTH: Trần Thị Hương 15 Lớp: LT CTXH K2012

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
1.Tổng quan về địa bàn xã Võ Ninh,huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
hiện nay
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Dọc theo đường Quốc Lộ 1A qua Quán Hàu trung tâm huyện lỵ Quảng
Ninh, là xã Võ Ninh.
Xã Võ Ninh có diện tích tự nhiên 21,66km
2

(kể cả vùng Ông Đồng).
Trong đó đất nông nghiệp 502ha (có 400ha lúa 2 vụ), 37ha đất thổ cư,10 ha
đất xây dựng, 220ha đất ao, hồ, đầm mặt nước và 1.366ha đất nông nghiệp
trên cát.
Bắc giáp Bảo Ninh, Lương Ninh, thị trấn Quán Hàu và Vĩnh Ninh.
Nam giáp Gia Ninh
Đông giáp Hải Ninh
Tây giáp Hàm Ninh, Duy Ninh
1.1.2 Khí hậu
Võ Ninh nằm vào vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thời tiết có hai mùa
rõ rệt. Mùa khô từ tháng 4 dương lịch đến tháng 9. Mùa mưa từ tháng 10 đến
tháng 3. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29-30
0
C, tháng thấp nhất 18-
19
0
C. Có lúc nhiệt độ lên đến 39

0
C, cá biệt đến 40
0
C, lượng mưa bình quân
hàng năm 2.060-2070mm. Thời tiết khắc nghiệt, đang nắng hạn, bất chợt mưa
lũ đến dễ gây ngập lụt thiệt hại mùa màng và đe dọa đời sống các gia đình.
Theo kinh nghiệm dân gian: “Ông tha mà bà chẳng tha, mồng 5 tháng
9(âm lịch) mồng 3 tháng 10 (âm lịch), đó là những ngày thường có lũ lụt
trong năm.
SVTH: Trần Thị Hương 16 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
Lại có câu: “Làm mùa tháng năm coi trăng rằm tháng tám
Làm mùa tháng tám coi con rạm tháng tư.”
“Trăng sáng được su, trăng lu được cạn
Rạm trồi thì lụt, rạm trụt thì cạn”
Đó là kinh nghiệm xem thời tiết trong dân gian vùng 2 huyện Quảng
Ninh và Lệ Thủy để gieo cấy luồn lách thời tiết trong điều kiện thủy triều và
mưa lũ thất thường mà người nông dân phải hứng chịu một nắng hai sương để
làm ra hạt lúa củ khoai khi chưa có hệ thống thủy lợi. Nông dân Vĩ Ninh đã
vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm đó để trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau
xanh phục vụ đời sống và giao lưu hàng hóa về vùng thị thành.
1.1.3 Sông ngòi
Xã Võ Ninh có hệ thống sông ngòi dày đặc, dấu tích của sông Kiến
Giang xưa, chảy từ ngã ba Mỹ Trung, thẳng về trước mặt làng Võ Xá đổ qua
cửa Tiền còn gọi là cửa Khâu. Dòng chính chảy theo chân động cát đổ xuống
sông Nhật Lệ trước mặt ấp Hữu Tiệp ở ngã ba Mỏ. Các khe nước từ động cát
chảy ra đã đưa cát về bồi lấp dần đầm lầy. Dấu vết con sông còn lại đã trở
thành ranh giới hành chính hiện nay giữa Võ Ninh với Hàm Ninh và Duy
Ninh. Phía Bắc xã là dòng sông Nhật Lệ, sông chảy từ Trần Xá về Diên
Trường theo hướng Bắc Nam lại uốn cong theo hướng Tây Đông qua Trúc

Ly, đến thôn Hà đến Hữu Thiệp lại quặt thẳng hướng Bắc. Giữa dòng sông
nổi lên hai cồn. Cồn Võ xá là cồn nổi, phía trên. Cồn Văn La là cồn rạn đá
ong, phía dưới.
1.1.4 Dân cư
Xã Võ Ninh đến năm 2000 có 8.273 người, 1800 hộ, cư trú trong cộng
đồng 7 thôn: thôn Hà Thiệp, thôn Tây, thôn Trung, thôn Tiền, thôn Thượng,
thôn Trúc Ly, thôn Hữu Hậu.
Lịch sử hình thành dân cư Võ Ninh trải qua nhiều thời kỳ và quần tụ
ngày càng đông đúc, đa dạng về họ tộc, về quá trình nhập cư trong cộng đồng
SVTH: Trần Thị Hương 17 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
thống nhất góp phần hun đúc truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền
thống kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, chịu thương, chịu khó.
Năm 1470, cai đội Võ Thắng và ông họ Lê trong đoàn vua Lê Thánh
Tông nam chinh đã định cư ở vùng đất Võ Xá sinh cơ lập nghiệp và mở đầu
cho sự hình thành cư dân để lập làng Võ xá.
Thời kỳ chiến tranh Trinh – Nguyễn, Võ Xá là quân doanh Đạo Lưu
Đồn. Trung tâm chỉ huy đóng quân ở Tráng Tiệp. Các cơ đội quân được bố trí
trên toàn tuyến phòng thủ từ lũy Động Hồi đến lũy Trường Sa.
Năm 1672, cuộc chiến quyết liệt giữa hai tập đoàn Trịnh- Nguyễn đã
kết thúc, sông Gianh đã trở thành ranh giới Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đạo
Lưu Đồn vẫn duy trì với vai trò Chưởng Dinh của Nguyễn Hữu Dật, Tám họ
Lê, Nguyễn, Hoàng, Phạm, Trương, Trần, Cao, Phan nối tiếp định canh định
cư, Tám phường hình thành là phường Thượng, phường Ba Dãy, phường
Tiến, Phường Trung, Phường Tây, phường Hạ, phường Hà De, phường Hiệu.
Phường Ba Dãy sau nhập phường Thượng thành thôn Thượng. Phường Hà De
nhập với phường Hạ thành thôn Hà. Năm 1705, dựng đình Võ Xá trên đất
phường Tây giáp phường Trung(nay ở hội trường UBND xã)
1.1.5 Văn hóa
1.1.5.1 Phong tục tập quán tế lễ, hội hè, cưới hỏi, ma chay

Các làng thuộc xã Võ Ninh vốn có truyền thống văn hóa lâu đời. Các
làng xã Võ Ninh có truyền thống ăn ở nề nếp. Thôn xóm dẫu giữa vùng đầm
lầy nhưng nhà cửa ngay ngắn, thẳng dọc, đường thôn ngõ xóm quy cũ, sạch
đẹp tạo đường nét văn minh.
Đời sống văn hóa các thôn của xã Võ Ninh phong phú, đa dạng và
mang đậm bản chất của một vùng quê. Phong tục tập quán thờ cúng tế lễ, hội
hè, tang đám,ma chay, cưới xin, ứng xử, giao tiếp, sinh hoạt, văn hóa dân gian
ở Võ Ninh có nhiều nét đẹp tác động đời sống tinh thần của nhân dân trong xã
cũng như nhân dân các xã lân cận . Xã Võ Ninh có 4 làng, mỗi làng có lịch sử
SVTH: Trần Thị Hương 18 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
hình thành và điều kiện canh tác khác nhau, nhưng phong tục có nhiều nét gần
nhau, có sự giao thoa thẩm thấu vào đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.
Tế lễ là một tín ngưỡng thờ tâm linh mang tính cộng đồng, nhằm bày tỏ lòng
tri ân và cầu mong điều tốt lành cho nhân dân.
1.1.5.2 Phong tục sinh hoạt
Ở vào vùng đất chật người đông, dễ ngập úng, người dân Võ Ninh xưa
vốn có truyền thống cần cù chăm làm ăn. Đồng đất cát vừa cuốc sâu để cắt
đứt rễ cỏ, phải ngâm mình lấy rông về bồi đắp chất dinh dưỡng cho đất. Làm
ra hạt lúa, củ khoai, nuôi được con lợn, con gà thật là vất vả. Vì trọng công
lao nên hầu như ai cũng rất tiết kiệm trong chi tiêu, ăn uống dè xẻn. Mắm cái,
vại dưa môn là thường kỳ. Củ to, quả ngon ra chợ, cá lớn, tôm ngon bưng
bán, chắt chiu đồng tiền bát gạo. Bữa ăn con tép, con đam, mắm cái, dưa môn,
nhưng lúc giỗ chạp rất thích bày biện các thức, các vị lại trổ tài làm bánh trái,
khi khách đến cả nhà cùng vui, và cùng chăm lo cho khách với ý thức “ Nhịn
miệng đãi khách” nên “Khách đến nhà không gà thì vịt”
1.1.5.3 Văn hóa văn nghệ dân gian
Người Võ Ninh rất yêu ca nhạc. Xưa có phường chăn tằm dệt lụa, đêm
trăng thanh hát hò đối đáp. Thịnh hành là hò khoan giã gạo. Những cối giã
thâu đêm, những nhịp chày khắc giã cắt cụp đều đặn. Chày đôi, chày ba, chày

tư, chày vồ, chày tay. Trong môi trường diễn xướng theo động tác lao động
những lời ca đối đáp ra đời. Nhịp chày giã gạo cầm canh cho nhịp hò khoan
đối đáp.Có khi vì say sưa giã gạo người ta đưa trấu về giã thâu đêm.
Sinh hoạt văn hóa dân gian còn có các trò chơi đu, bơi lội, ném cù,
đánh đáo, đánh khăng, đánh chuyền, đánh bi, thổi cút cút, chọi rế rế, thả diều,
đi cầu về quán, đánh giặc chỉ, u mọi, bịt mắt bắt dê, cướp cờ, đi khà kheo
Từ trong sinh hoạt dân gian đó, đạo lý sống đẹp, sống cao thượng dần
dần vun đắp nên phẩm chất con người Võ Ninh.
Dân trí nâng cao, nhân lực được đào tạo ngày càng cao, nhân tài đang
SVTH: Trần Thị Hương 19 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
được bồi đắp, đó là nguồn lực mới để Võ Ninh bước vào thời kỳ mới, thời kỳ
cùng cả nước bước vào công nghiệp hóa hiện đại hóa.
1.1.6 Kinh tế
- Từ khi bước vào công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, nền kinh tế - xã
hội của huyện đã có bước tăng trưởng kinh tế đáng kể, xã đã tập trung huy
động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống
giao thông, thủy lợi và mạng lưới phục vụ sản xuất sinh hoạt.
Xã Võ Ninh nằm phía Nam của huyện Quảng Ninh có diện tích đất tự
nhiên là 2.172,86ha. Thu nhập kinh tế hàng năm chủ yếu dựa vào diện tích đất
nông nghiệp cây lúa và hoa màu ngắn ngày, sản xuất còn phụ thuộc vào thời
tiết, điều kiện đất đai.
Có nhiều ngành nghề truyền thống. Chẳng hạn như Võ Xá có ngề thợ
nề, Trúc Ly có nghề chạm trỗ nổi tiếng tinh xảo. Trước cách mạng tháng
Tám, các nơi trong phủ, trong tỉnh xây dựng đền thờ, miếu vũ, đình chùa đều
thường tìm rước thợ nề Võ Xá, thợ chạm Trúc Ly.
Rượu Võ Xá, một đặc sản nổi tiếng với kỹ thuật ủ men, kỹ thuật chưng
cất và nước Võ Xá trong mát nên rượu Võ Xá trong vắt, thơm nồng, có vị ngọt,
cay.
Võ Xá từ lâu đời đã nổi tiếng là làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ

dệt lụa. Sách Đại Nam nhất thống chí chép về các làng xã chăn tằm dệt lụa có
ghi: “Các huyện đều có, duy lụa Võ Xá huyện Phong Lộc là tốt hơn cả.
1.1.7 Hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy xã Võ Ninh, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay
1.1.7.1 Hệ thống chính trị xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình hiện nay
Hệ thống chính trị cấp xã gọi là cấp cơ sở. Tổ chức trong hệ thống
chính trị bao gồm: Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam xã, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức chính trị xã
SVTH: Trần Thị Hương 20 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
hội nghề nghiệp, gồm Đoàn thanh niên và Hội Liên Hiệp thanh niên, Hội Liên
Hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội
khuyến học…
Tính đến tháng 10 năm 2006 toàn Đảng bộ xã Võ Ninh có 468 Đảng
Viên, có 03 Đảng bộ bộ phận thôn,trong đó: Đảng bộ phận thôn Thượng có 3
chi bộ, thôn Tây 4 chi bộ, thôn Hà Tiệp 6 chi bộ; 4 chi bộ thôn, 4 chi bộ nhà
trường trực thuộc Đảng bộ. Tổng số là 21 chi bộ.
Từ năm 1986 Đảng ủy Võ Ninh có 15 ủy viên, có ban thường vụ Đảng
ủy 05 đồng chí, trong đó có 1 bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó
bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã và 01 Ủy viên Thường vụ phụ trách trực
Đảng, 01 Ủy viên thường vụ - Phó chủ tịch phụ trách công an, 01 Ủy viên
thường vụ là Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã; 5 năm 2 nhiệm
kỳ; đến 1996 theo Điều lệ Đại hội VIII của Đảng nhiệm kỳ 5 năm.
Chính quyền cơ sở là chính quyền xã, bao gồm Hội đồng nhân dân là
cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân ở cơ sở và Ủy ban nhân dân là cơ
quan thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa nghị quyết đại hội Đảng bộ, nghị quyết
của hội đồng nhân dân qua các kỳ họp và nghị quyết Đảng ủy thường kỳ để
điều hành thực hiện trong thực tiễn.
SVTH: Trần Thị Hương 21 Lớp: LT CTXH K2012

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
1.1.7.2 Tổ chức bộ máy UBND xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình hiện nay





SVTH: Trần Thị Hương 22 Lớp: LT CTXH K2012
Bí thư Đảng ủy
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân
Chủ tịch
Phó chủ tịch UBND
phụ trách kinh tế
Phó chủ tịch UBND
phụ trách văn hóa xã hội
Công
an
Xã đội
Văn
hóa

hội
Văn
phòng

pháp
hộ

tịch
Kế
toán
tài
chính
Địa
chính
xây
dựng
Mặt trận các
đoàn thể chính
trị
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
2. Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Võ Ninh, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua
Mục tiêu đã đạt được là đến nay tất cả các thôn trong xã đều không còn
hộ đói tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể . Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo trong
xã vẫn còn cao người giàu giàu thêm mà người nghèo thì nghèo đi.
Kết quả đạt được như trên là một kết quả tổng hợp của chương trình
xóa đói giảm nghèo nhất là cuối năm 2010 so với năm 2006 đã có 280 hộ
thoát khỏi danh sách nghèo, nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của xã năm sau sẽ
giảm hơn năm trước. Các vấn đề an sinh cho người nghèo cũng được giải
quyết tốt.
2.1 Giáo dục
Thực hiện nghị quyết HĐND xã đã ban hành chủ trương hỗ trợ miễn
giảm các khoản đóng góp xây dựng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo đang
học các trường thuộc khối giáo dục nhằm tạo điều kiện cho các hộ có con em
đang theo học an tâm học tập tốt. Số tiền hỗ trợ qua hàng năm miễn giảm xây
dựng lên đến 32 triệu đồng, ngoài ra Hội khuyến học từ thôn đến xã , các
đoàn thể khác hỗ trợ sách vở cho học sinh hộ nghèo.

2.2 Y tế
Quan niệm y tế và giáo dục thuộc phạm trù dịch vụ xã hội là quan niệm
của chuẩn mực và giá trị hiện đại. Khuôn mẫu truyền thống, đặc biệt là cổ
truyền được bắt đầu từ giáo dục. Mỗi nhà tự lo giáo dục con cái và cũng tự
lo chăm sóc sức khỏe. Nhiều bài thuốc gia truyền không lan tỏa thàh dịch vụ
cộng đồng,chưa nói đến mức độ rộng lớn như vùng miền, quốc gia…dịch vụ
y tế cộng đồng, sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng là khuôn mẫu mỡ rộng y tế.
Ngày nay ở các vùng nông thôn trong cả nước nói chung cũng như xã
Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nói riêng vẫn tồn tại những
ông thầy lang,bà đỡ vườn…đó là các nhân vật chuyên môn hóa chức năng y
tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng làng xã.
SVTH: Trần Thị Hương 23 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
Dịch vụ xã hội thưc sự bắt đầu khi hình thành các trung tâm y tế: các
trạm xá xã và các bệnh viện huyện, phòng y tế huyện. Đó là hệ thống y tế Nhà
nước tại các địa phương. Trong cơ chế thị trường xuất hiện thêm y tế tư nhân
sự liên kết giữa Nhà nước và tư nhân tạo thành nhưng trung tâm tư nhân hóa
hoặc quốc doanh hóa. Có nhiều chỉ báo so sánh các khuôn mẫu truyền thống
và hiện đại. Trước hết là về cơ cấu tổ chức, y tế truyền thống thông thường là
phi chính thức, hoạt động không có kế hoạch, không có chế độ lương
bổng….trái lại, y tế hiện đại có thể chính thức , cán bộ chuyên trách ăn lương
, hoạt động có kế hoạch rõ ràng. Cơ sở vật chất kỷ thuật khác nhau cũng rất rõ
nét, y tế hiện đại có nhà xây kiên cố, giường bệnh, trang thiết bị phòng, chửa
bệnh được cơ khí hóa, tinh vi, chính xác: Y tế truyền thống không có các cơ
sở vật chất- kỷ thuật chuyên dụng cao cấp. Trình độ chuyên môn khác hẳn
thầy lang, bà đỡ vườn…hoạt động dựa vào kinh nghiệm gia truyền và kinh
nghiệm tự có, bác sĩ, y sĩ, y tá ngày nay được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế.
Thành tích tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh khắc phục các
bệnh phổ biến như lao, sốt rét…chứng tỏ y tế hiện đaị có hiệu quả hơn hẳn so

với y tế truyền thống. Khuôn mẫu Đông-Tây y kết hợp là khuôn mẫu thích
hợp đối với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: bởi vì nói vừa cho
phép khắc phục nhược điểm của Đông y và Tây y nếu sử dụng riêng biệt, lại
vừa tăng cường chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.
Ngay trong các bài thuốc truyền thống ở nông thôn nước ta việc kết hợp
thuốc nam với thuốc bắc đua lại chất lượng hiệu quả cao hơn là sử dụng riêng
rẽ. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ kết hợp đúng các vị thuốc và liều lượng hợp lý .
Ngày nay chuẩn hợp lý không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà căn bản hơn là
dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học có khả năng đưa lại hiệu quả chính xác ,
tin cậy hơn.
SVTH: Trần Thị Hương 24 Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Hồ Sỹ Thái
Thực tế cho thấy y tế trên địa bàn xã ngày càng được quan tâm và chú
trọng phát triển để nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Trạm y tế xã đã tổ chức chữa bệnh và điều trị, cấp phát thuốc miễn phí
cho người nghèo, hàng năm có trên 1000 lượt người đến khám và điều trị tại
trạm y tế xã. Số hộ nghèo được cấp thẻ BHYT qua 3 năm có 3.554 thẻ, cụ thể:
Năm 2006 có 1.416 thẻ;
Năm 2007 có 1.315 thẻ;
Năm 2008 có 833 thẻ;
Năm 2013 có 799 thẻ;
Ngoài ra, các đối tượng người có công qua hàng năm đã cấp thẻ
BHYT kịp thời cho đối tượng. Các đối tượng hộ nghèo qua hàng năm được
hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt khác, tạo điều kiện cho đối tượng hộ nghèo và
người lao động trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả cao cho trọng việc xóa
đói giảm nghèo cho hội viên mình.
2.3 Nhà ở
Chương trình xóa nhà ở lợp bằng mái tranh cho hộ nghèo trong 7 năm
đã xóa nhà mái tranh cho 65 hộ nghèo với tổng số tiền 1105 triệu đồng, trong
đó UBND xã trích từ quỹ người nghèo hỗ trợ cho 03 hộ với số tiền 18,3 triệu

đồng; các đơn vị tài trợ 1.057.700 triệu đồng.
Xóa nhà mái tranh cho hộ nghèo và chương trình hỗ trợ nhà ở theo
quyết định 167/CP qua hàng năm bình quân mỗi năm 9 hộ, đến năm 2013
toàn xã xóa mái tranh cho 65 hộ với trị giá 1.105.000 đồng trong đó vốn
Chính phủ, UBMT các cấp hỗ trợ và nhân dân trong toàn thôn đóng góp ngày
công.
2.4 Hỗ trợ vốn
Chương trình vay vốn xóa đói giảm nghèo tổng số hộ được được
vay1.076 hộ. Tổng số vốn vay trên địa bàn toàn xã đến nay là 22.223.000.000
đồng, trong đó:
SVTH: Trần Thị Hương 25 Lớp: LT CTXH K2012

×