Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải rắn ở thành phố đồng hới – tỉnh quảng bình phục vụ cho công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 51 trang )

Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ,
với sự hình thành và phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Tuy nhiên, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất cũng ảnh
hưởng đến đời sống cuộc sống và môi trường nếu không được thu gom và xử lý. Do
đó, tìm kiếm các giải pháp thu gom và xử lý chất thải trở thành vấn đề tiên quyết
trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như cuộc sống của người dân.
Chất thải rắn (CTR), trong đó có chất thải rắn nguy hại ngày càng gia tăng mà
chưa được xử lý triệt để đang gây sức ép lớn đối với môi trường, sức khỏe và nền
kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang gặp những sức ép rất lớn về môi trường nói chung và quản lý
chất thải rắn nói riêng. Trên phạm vi toàn quốc, chất thải rắn phát sinh ngày càng
tăng với tốc độ gia tăng khoảng 10% mỗi năm và dự báo còn tiếp tục tăng mạnh trong
thời gian tới cả về lượng và mức độ độc hại. Trong khi đó, tại thành thị, CTR thường
được phân loại, xử lý bằng cách thu gom lẫn lộn và chủ yếu là đem chôn lấp. Còn tại
nông thôn, việc xử lý chất thải rắn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu và không đảm bảo vệ
sinh môi trường. Chất thải rắn công nghiệp được thu gom với tỷ lệ trên 90%, nhưng
vấn đề quản lý và xử lý sau thu gom lại chưa được kiểm soát tốt. Đặc biệt, về rác thải
y tế, các bệnh viện đều tiến hành thu gom, phân loại chất thải, nhưng phương tiện thu
gom còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn và không có các trang
thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn sẽ có khả năng gây những
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - văn hóa, là đầu mối giao thông quan
trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Đồng Hới có nhiều tiềm năng trong phát
triển du lịch, chằng hạn như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật
Lệ…. Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, áp lực xử lý CTR và ô
nhiễm môi trường ngày càng lớn, nhất là rác thải sinh hoạt. Ví dụ, năm 2011 lượng
rác thải trên toàn thành phố là 27.375 tấn nhưng đến năm 2013 lượng rác thải trên


1
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
thành phố là 30.293 tấn, tăng 10,66%. Vì vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm đối với
các cấp ngành có liên quan và người dân trên thành phố Đồng Hới.
Trong khi đó hiện trạng quản lý CTR đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó
các cấp lãnh đạo tỉnh, Thành phố luôn đặc biệt quan tâm và coi đó là mục tiêu quan
trọng cần có biện pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tôi đã
chọn đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải rắn ở Thành phố Đồng Hới – tỉnh
Quảng Bình phục vụ cho công tác quản lý” nhằm góp phần cải thiện hiệu quả
phương thức quản lý CTR trên địa bàn Thành phố trong tương lai.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
*Mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu chất thải rắn ở thành phố Đồng
Hới – tỉnh Quảng Bình phục vụ cho công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
phương thức quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
*Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện được mục tiêu trên nhiêm vụ của đề tài là
- Khái quát các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến
nguồn rác thải và công tác thu gom CTR tại thành phố Đồng Hới.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm CTR thành phố Đồng Hới.
- Nghiên cứu và phân tích một số đặc điểm CTR ở các bãi trung chuyển rác.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và ứng dụng Mapinfo vào công tác quản lý
CTR (quản lý điểm thải và tuyến thu gom) tại khu vực nghiên cứu.
3. GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Phạm vi nội dung: Chất thải rắn luôn thay đổi ngay cả số lượng lẫn thành
phần, do đó việc thu thập thông tin còn nhiều hạn chế. Ngoài ra do thời gian nghiên
cứu ngắn, và đề tài chỉ làm cơ sở bước đầu cho việc làm khóa luận sau này nên nội
dung nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong những vấn đề sau:
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến các nguồn
thải, tổng lượng thải, thành phần CTR và công tác thu gom CTR ở thành phố Đồng Hới.
- Việc quản lý CTR bằng Mapinfo được xây dựng trên CSDL của các điểm tập
trung rác thải, các trạm trung chuyển, các tuyến thu gom rác thải trong thành phố

Đồng Hới.
2
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
 Phạm vi không gian: Nghiên cứu chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu CTR thực hiện ở
phạm vi nội thành, nơi có diễn ra hoạt động thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn
TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài đó là:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội
của địa phương; hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Các số liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ trang thông tin
điện tử tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường
và Phát triển Đô thị Quảng Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình… Ngoài
ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet, luận văn các khóa
trước…
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nhằm bổ sung số liệu, hoặc kiểm tra lại số liệu mà bản thân
cảm thấy chưa hợp lý hoặc còn thiếu sót trong quá trình thu thập. Phương pháp này
còn giúp cho chúng tôi có được một cách nhìn tổng thể và thực tế về vấn đề rác thải
thành phố. Chúng tôi đã khảo sát những điểm trung chuyển rác trong thành phố, đến
các bãi rác Lộc Ninh, đến các cơ sở sản xuất, các điểm tập trung rác thải tại các khu
vực công cộng, chợ… để kiểm tra đối chiếu với số liệu thu thập được, từ đó chọn ra
những số liệu phù hợp.
4.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng, dựa vào bản đồ ta có thể biết
được đặc điểm của địa hình, thủy văn, hình dạng và diện tích…của khu vực nghiên
cứu, đồng thời dựa vào bản đồ ta có thể vạch được các tuyến khảo sát hợp lý và có
khoa học chính vì thế trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng bản đồ hành
chính, bản đồ thủy văn, bản đồ địa hình thành phố Đồng Hới…và kết quả nghiên

cứu cũng được thể hiện qua sơ đồ các điểm tập trung rác thải và bản đồ các tuyến
thu gom và vận chuyển rác thải của thành phố Đồng Hới. Các bản đồ này được
thành lập nhờ sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo và các phần mềm khác như
Photoshop, Autocad, Excel…
3
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở số liệu thu thập được, số liệu khảo sát thực tế và kết hợp với kết quả
thực nghiệm, tôi đã tến hành phân tích, so sánh tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Từ đó
có những kết luận chính xác và đề ra những kiến nghị hợp lý.
5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài
được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới.
CHƯƠNG 2: Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đồng Hới.
CHƯƠNG 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu CTR thành phố Đồng Hới.
4
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt
Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17
o
12’ đến 17
o
19’ vĩ độ
Bắc và 106
o

17’ đến 106
o
24’ kinh độ Đông, cách TP Huế 160 km về phía Nam và
cách Hà Nội khoảng 560 km về phía Bắc, có tổng diện tích là 155,54 km
2
.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối
Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo
180 km, Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố,
bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng
nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải
trí.
Phạm vi lãnh thổ tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp Huyện Bố Trạch.
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa chất – Địa hình
Đặc điểm địa hình, địa chất của TP Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò đồi,
vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
*Vùng gò đồi: Nằm ở phía Tây thành phố, vắt ngang từ Bắc xuống Nam, gồm
có các xã Thuận Đức, phường Đồng Sơn và có độ cao trung bình 12 - 15m, với diện
tích 6.493 ha, chiếm 41,7% so với tổng diện tích của thành phố. Cư dân ở đây sinh
sống bằng nghề trồng rừng, làm rẫy, chăn nuôi và trồng trọt.
*Vùng bán sơn địa: Là một vòng cung gò đồi không cao lắm (độ cao trung bình
10m), bao bọc lấy khu vực đồng bằng theo hướng Bắc - Đông Bắc đến Tây Bắc - Tây
Nam và Nam - Đông Nam, bao gồm các xã, phường Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa Ninh,
Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh và Phú Hải. Diện tích đất tự nhiên

6.287 ha, chiếm 40,2% so với diện tích toàn thành phố. Cư dân sinh sống bằng nghề
tiểu thu công nghiệp và nông nghiệp.
5
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
*Vùng đồng bằng: Thành phố Đồng Hới có vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình
tương đối bằng phẳng, đất đai kém phì nhiêu; độ cao trung bình 2,1 m, dốc về hai
phía trục đường Quốc lộ 1A, độ dốc nhỏ, chỉ khoảng 0,2%. Diện tích tự nhiên khoảng
576 ha, chiếm 3,8% so với diện tích toàn thành phố. Đây là nơi tập trung dân cư và
các cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố.
*Vùng cát ven biển: nằm ở phía Đông của thành phố, gồm các xã, phường Bảo
Ninh, Quang Phú, Hải Thành, có diện tích 2.198 ha, chiếm 14,3% so với diện tích của
thành phố. Đây là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát
cao liên tục (cao nhất 24,13 m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nước, khe
nước ngọt tự nhiên, quanh năm có nước (Bàu Tró, Bàu Nghị, Bàu Tràm, Bàu Thôn,
Bàu Trung Bính…)
1.2.2. Khí hậu
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với những
nét khí hậu riêng biệt do ảnh hưởng của địa hình. Đó là những dãy núi chạy dọc theo
biên giới phía Tây chắn gần như vuông góc với hướng gió Tây Nam gây ra gió Tây
khô nóng trong mùa hạ.
Bức xạ Mặt trời: Tổng lượng bức xạ trung bình năm tại khu vực là 122,72
Kcal/cm
2
, số giờ nắng trung bình là 1.786 giờ.
Nhiệt độ: Đồng Hới có nền nhiệt trung bình khá cao, nhiệt độ trung bình năm
24,4
o
C.
Lượng mưa: tổng lượng mưa khá lớn, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000
mm và tập trung chủ yếu vào tháng IX đến tháng XI, chiếm tới 65 – 70% lượng mưa

cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 83 – 84%.
Gió: Đồng Hới mang tính chất chung của khí hậu gió mùa: gió mùa mùa Đông
và gió mùa mùa Hè. Gió mùa mùa Đông thổi từ Bắc đến Đông Bắc, tuy nhiên thỉnh
thoảng cũng xuất hiện các hướng gió như gió Nam hoặc gió Tây Nam, nhưng tần
xuất các hướng gió này không đáng kể. Gió mùa mùa Hạ: chủ yếu là gió Tây Nam,
ngoài ra cũng còn xuất hiện các hướng gió khác như Đông – Đông Nam thổi xen kẽ
với tần suất tương đối cao.
1.2.3. Thủy văn
6
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Mạng lưới thủy văn của thành phố khá phong phú có cả hồ và sông. Trong khu
vực thành phố có 04 con sông; trong đó sông Nhật Lệ lớn nhất với diện tích lưu vực
22.462 km
2
, dài 96 km, chiều rộng đoạn chảy qua thành phố là 800 m. Sông thường
bị nhiễm mặn tuy nhiên lại có giá trị rất lớn trong việc thoát nước và điều hòa khí hậu
thành phố. Sông Mỹ Cương với thượng lưu là hồ chứa Phú Vinh với trữ lượng 21
triệu km
3
.
Ngoài các sông trên thành phố còn có một số hồ như: Hồ Bàu Tró, hồ Phú Vinh,
Đồng Sơn và hồ Hải Thành. Trong đó hồ Bàu Tró là hồ cung cấp nước sinh hoạt
chình cho toàn thành phố.
1.2.4. Hệ thống cây xanh
Cây xanh đóng vai trò lớn trong việc điều hòa không khí, tạo cảnh quan, giữ gìn
môi trường không khí trong lành thoáng mát cho các khu dân cư.
Tính từ năm 2011 đến 2013 thành phố đã quan tâm và đẩy mạnh việc trồng cây
xanh đường phố, đến nay đã trồng được trên 19.490 cây trên toàn thành phố. Trong

đó, cây xanh đường phố chiếm 18.738 cây, cây xanh công viên chiếm 752 cây. Các
cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của thành phố nên đã phát triển tốt
và phát huy hiệu quả trong việc cải thiện môi trường. Tuy nhiên, cần xem xét một số
vấn đề trong việc trồng cây xanh của thành phố:
+ Quy hoạch trồng mỗi đường phố một loại cây nên đến mùa rụng lá một số trục
đường trở nên trơ trụi.
+ Thiếu quy hoạch trồng cây tập trung.
+ Ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng của nhân dân chưa cao, một số ngành như
điện lực, bưu điện, truyền thanh tự chặt cây phát quang không có ý thức làm hư hại
cây xanh.
7
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê của thành phố Đồng Hới năm 2013, tổng dân số thành
phố là 114.897 người, với mật độ dân số 738 người/km
2
. Trong đó dân số thành thị là
77.814 người và dân số nông thôn là 37.083 người. Các phường có dân số đông như
Nam Lý, Bắc Lý dân số trên 13.000 người, dân số trên 7.000 người như Đồng Phú,
Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Lộc Ninh, Bảo Ninh, Đức Ninh, các phường có dân số dưới
4.000 người như Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải.
Sự khác nhau về tổng số dân và mật độ dân số giữa các phường trong nội thành
và các xã ngoại thành ảnh hưởng đến lượng phát sinh cũng như công tác thu gom rác
thải của TP Đồng Hới. Mật độ dân số cao là tác nhân quan trọng làm tăng áp lực lên
môi trường. Lượng phân, rác, nước thải tỷ lệ thuận với quy mô dân số và không đồng
đều giữa các khu vực khác nhau.
1.3.2. Giáo dục và y tế
a. Giáo dục
Giáo dục đào tạo của thành phố Đồng Hới trong những năm qua đã tạo được

hướng phát triển đa dạng các loại hình tổ chức trường lớp. Phát triển mạng lưới
trường học, hoàn chỉnh cơ cấu giáo dục từng xã, phường đảm bảo thu hút hầu hết con
em trong độ tuổi vào học.
Đến nay có 16/16 xã, phường đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập THCS, trong đó có 8 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2 như phường Hải Đình, phường Đồng Mỹ, phường Hải
Thành, phường Đồng Phú, phường Đồng Sơn, xã Bảo Ninh, xã Đức Ninh, xã
Nghĩa Ninh. 15/16 xã, phường đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trong đó
có phường Bắc Lý chưa đạt.
Hiện nay toàn ngành có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ
đào tạo, trong đó có 78,7% có trình độ trên chuẩn tăng 4,6% so với năm 2012. Tỷ lệ
phòng học kiên cố đạt 88% tăng 4,5% so với năm 2012.
Ngành giáo dục thành phố ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất
lượng. Đây là dấu hiệu rất khả quan nhằm góp phần tích cực và công cuộc tuyên
truyền, giáo dục về những vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề ý thức xả
thải trong thành phố.
b. Y tế
8
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Trên địa bàn thành phố có một bệnh viện lớn, bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu
Ba Đồng Hới, với hơn 400 giường bệnh, phòng khám của thành phố có 30 giường
bệnh và các trạm y tế xã, phường có 106 giường bệnh. Đến nay, có 16/16 xã phường
có trạm y tế, trong đó có trên 8 trạm y tế có bác sĩ.
Nhìn chung, hiện nay chỉ có bệnh viện Việt Nam Cu Ba Đồng Hới là có hệ
thống xử lý rác thải y tế thông qua lò đốt, còn hầu hết rác thải tại các trạm y tế đều
được đổ chung với rác thải sinh hoạt, thậm chí có cả rác thải y tế độc hại, gây khó
khăn cho những người làm công tác thu gom và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy đây là vấn đề cần được quan tâm của các ban ngành, cần phải co biện
pháo thu gom và xử lý chất thải y tế riêng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật

a. Giao thông vận tải
*Đường bộ: Đồng Hới có các tuyến đường quốc gia chạy qua như quốc lộ 1A đi
qua thành phố với chiều dài 13 km, riêng đoạn đi qua nội thành dài 7,75 km, rộng 25
m, kết cấu đường là đá dăm trên rải thảm nhựa loại 3,5 kg/m
2
. Bên cạnh đó còn có
quốc lộ 15 là đường Hồ Chí Minh.
Đường nội thành đang được từng bước nhựa hóa, với tổng chiều dài hiện có 613
km, trong đó đường đã được nhựa hóa là 523.6 km, đường cấp phối 88.2 km.
*Đường sắt: Thành phố Đồng Hới có đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều
dài đoạn đường nằm trong thành phố là 12 km. Ga Đồng Hới là một trong những ga
lớn và quan trọng của hệ thống ga đường sắt nước ta.
*Đường thủy: Đồng Hới có sông Nhật Lệ chảy qua và cửa sông nằm ngay
trên địa bàn thành phố nên rất thuận tiện cho việc giao lưu bằng đường thủy giữa
thành phố và các địa bàn khác trên toàn quốc bằng các phương tiện đường thủy
pha song biển.
*Đường hàng không: Sân bay Đồng Hới nằm về phía bắc, cách trung tâm
TP Đồng Hới 6 km, gần giáp bờ Biển Đông và có đường băng gần như song song
với quốc lộ 1A. Cụm cảng hàng không miền Bắc đã khởi công xây dựng lại vào
ngày 30 tháng 8 năm 2006 và đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào ngày 18 tháng 5
năm 2008 tại xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới.
b. Điện lực
Thành phố nằm trên tuyến đường dây tải điện quốc gia, ở đây có trạm truyền tải
200 KV và 500 KV trên các điều kiện sử dụng điện hết sức thuận lợi. Tính đến nay đã
9
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
có hơn 99% hộ dân thành phố đã sử dụng điện. Riêng điện chiếu sáng công cộng
thành phố lắp đặt được với chiều dài hơn 45.000 m.
1.3.4. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Theo niên giám thống kê năm 2013 của thành phố, tính chung cả năm giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ước tính thực hiện 2.462.273 triệu đồng, tăng
10,9% so với cùng kỳ. Các loại hình kinh tế có sự tăng trưởng nhưng mức tăng chậm
hơn so với cùng ký cụ thể: Công nghiệp Nhà nước thực hiện 1.122.344 triệu đồng tăng
13,8% so cung kỳ; Công nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện 1.318.153 triệu đồng tăng
13,9% so cùng kỳ; Loại hình liên doanh thực hiện 21.777 triệu đồng giảm 71,3%.
Trên địa bàn thành phố Đồng Hới có trên 1.300 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Trong đó, các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng tới môi
trường khu vực là Nhà máy nhôm Thanh Định Đồng Hới, nhà máy xi măng số 1, Xí
nghiệp chế biến súc sản xuất khẩu… Các chất thải của các nhà máy trên đã gây ô
nhiễm không khí, nước, đất ở khu vực dân cư xung quanh.
b. Ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố diễn ra trong điều
kiện hết sức khó khăn mặc dù thời tiết năm 2013 cơ bản thuận lợi, song do nạn chuột
và sâu bệnh phát triển nhanh trên diện rộng, làm cho năng suất các loại cây trồng đặc
biệt là cây lúa giảm mạnh; hiện tượng người dân bỏ ruộng ở một số xã phường ngày
càng tăng, điều kiện chăn nuôi gia súc trên địa bàn dần bị thu hẹp. Nuôi trồng thủy
sản nhiều diện tích bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch bệnh đối với vật nuôi
diễn biến bất thường khó kiểm soát, làm giảm sản lượng chăn nuôi. Giá trị sản lượng
nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) năm 2013 ước thực hiện 534.300
triệu đồng, tăng 2,6% so với năm 2012.
c. Ngành thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh. Theo số
liệu thống kê của thành phố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tháng XII là 534 tỷ đồng. Năm 2013 thực hiện 6.450 tỷ đồng, đạt 92,1% kế
hoạch, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng của tổng
mức bán lẻ là 6,9%. Phân theo ngành kinh tế cụ thể: ngành thương nghiệp 5.205 tỷ
đồng chiếm 80,1% là ngành có tỷ trọng lớn nhất; khách sạn, nhà hàng 671 tỷ đồng
chiếm 10,5%; du lịch lữ hành: 9 tỷ đồng; dịch vụ 565 tỷ đồng chiếm 8,8%.
10

Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Như vậy tình hình phát triển kinh tế của thành phố Đồng Hới đang có nhiều
chuyển biến tốt, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội cũng đã gây áp lực lớn
đến vấn đề ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó lượng rác thải từ các nhà máy, xí
nghiệp, cơ quan, hộ gia đình, chợ búa…cũng đã tăng lên. Do đó cần phải có hướng
phát triển hợp lý đảm bảo cho việc thu gom và xử lý rác thải.
11
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ dân số và sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy nhu cầu
về tiêu dùng cho cuộc sống ngày càng tăng cao cả về chất và lượng, đều đó dẫn đến
sự gia tăng một cách chóng mặt khối lượng CTR.
Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu ở TP Đồng Hới bao gồm:
- Từ các khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách
rời. Thành phần rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thủy tinh, gỗ, nhựa, cao su….
- Từ các hoạt động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ,
các trạm sửa chữa, bảo hành dịch vụ… Thành phần rác thải cũng tương tự như khu
dân cư (thực phẩm, giấy, catton ).
- Từ các cơ quan, công sở, trường học: Lượng thải tương tự như ở khu vực dân
cư và thương mại nhưng với số lượng ít hơn.
- Từ các dịch vụ công cộng của đô thị: Hoạt động vệ sinh đường xá, phát quan,
chỉnh tu các công viên, bãi biển và các hoạt động khác,… Rác thải bao gồm cỏ
rác,rác thải từ việc trang trí đường phố.
- Từ các công trình xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường
xá, dỡ bỏ các công trình cũ.

- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, các làng nghề thủ công – truyền thống:
Bao gồm các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, quá trình đốt nhiên liệu, đóng
gói bao bì… Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm việc.
- Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ cánh đồng
sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây… Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải rác từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch
sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
12
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Hình 2.1: Sơ đồ các nguồn phát sinh CTR ở TP Đồng Hới
2.1.2. Đặc điểm chất thải rắn
Khác với rác thải công nghiệp, CTR đô thị là một tập hợp không đồng nhất.
Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được của các nguyên liệu
ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một số đặc
tình rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt.
Xác định thành phần của chất thải có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự lựa chọn
phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom.
Nó là tiền đề tại điều kiện cho công tác quản lý rác thải diễn ra dễ dàng hơn.
Theo kết quả phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình về
thành phần CTRSH, trong những năm gần đây trên địa bàn Thành phố Đồng Hới
thì chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất, thành phần chất thải rắn sinh hoạt
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Thành phần CTRSH tại thành phố Đồng Hới
TT Thành phần CTRSH Tỷ lệ
1
Các loại khác 11,4%
2
Thủy tinh, sành sứ 13,0%
3
Kim loại 0,5%

4
Nhựa 12,0%
5
Chất hữu cơ 62,5%
6
Cao su 0,6%
Tổng 100%
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình)
13
Hộ gia đình,
khu dân cư
Cơ quan,
trường học
Bệnh viện,
Cơ sở y tế khác
CTR
Chợ, bến xe,
nhà ga
Khu công nghiệp,
nhà máy
Công trình xây
dựng…
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Hình 2.2: Thành phần CTR tại Thành phố Đồng Hới

Có thể nói thành phần chất thải sinh hoạt tương đối phức tạp, nhưng do rác thải
sinh hoạt có nhiều loại nên có các đặc điểm và tính chất khác nhau nên tốc độ phân
hủy và thời gian phân hủy của các loại chất thải này cũng khác nhau. Điều này dẫn
đến việc thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế thành
phần chất thải sinh hoạt phát sinh ra môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc và nhiều

yếu tố như: mùa và vùng, yếu tố xã hội, trình độ công nghệ và mức sống. Vậy nên
cần có những biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt sao cho phù hợp.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
Ở nước ta hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phần lớn do
các công ty Môi trường đô thị ở các thành phố đảm nhận. Công ty chịu sự kiểm soát
của Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố thông qua các Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài
nguyên Môi trường và Sở Giao thông công chính.
2.2.1. Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn
a. Công tác thu gom
Hệ thống thu gom rác áp dụng hiện nay là thu gom bằng thùng kết hợp với xe
đẩy tay. CTRSH được thu gom bằng xe đẩy tay đến từng nhà hoặc thu gom bằng
thùng đặt nơi công cộng. Tiếp đến là chất lên xe ép rác và kết thúc tại bãi rác chung
Đồng Hới – Bố Trạch.
14
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Địa bàn phục vụ thu gom là toàn thành phố Đồng Hới, trong đó thu gom toàn
diện tại các phường nội thị, tại các xã chủ yếu thu gom tại các khu vực ven trục
đường chính và các chợ.
Hình 2.3: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác

Hình 2.4: Hình ảnh thu gom và vận chuyển CTRSH tại TP. Đồng Hới
(Nguồn: Tác giả tự chụp)
b. Phương tiện thu gom
Phương tiện lao động của tổ thu gom trên địa bàn thành phố Đồng Hới là thùng
đựng rác 240l và 660l, xe đẩy tay, và xe ép rác…các phương tiện thu gom và vận
chuyển tuy đầy đủ nhưng chất lượng không tốt vì đã quá cũ…
Bảng 2.2: Thiết bị thu gom của cty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình
STT Thiết bị Tính chất Số lượng
15
Rác thải gia đình,

cơ quan…
Bãi rác
Điểm tập kết
Rác dọc đường
Xe đẩy tay
Xe ép rác
Thùng
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
1 Xe chuyên dụng
Hin nô 6 tấn 1
Hin nôn4,5 tấn 3
Huynhdai 4,5 tấn 3
Huynhdai 7 tấn 1
2 Xe đẩy tay Dung tích 0.40 m3 180
3 Thùng đựng rác Thùng 600 lít 20
Thùng 440 lít 180
(Nguồn: Công ty TNHH MTV và phát triển đô thị Quảng Bình)
c. Lực lượng thu gom
Công nhân vệ sinh được trả lương và bảo hiểm y tế trích từ tiền thu phí thu gom
rác. Ngoài ra công nhân vệ sinh được cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng
cụ lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ người công nhân cũng như giúp cho các công tác
thu gom nhanh chóng và hợp vệ sinh.
Bảng 2.3: Loại, số lượng bảo hộ lao động và dụng cụ lao động được cấp phát
TT Loại Số lượng
DỤNG CỤ
1 Chổi 4 cây/người/tháng
2 Ky sắt 1 cái/người/năm
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
3 Đồng phục 2 bộ/người/năm
4 Găng tay 12 đôi/người/năm

5 Giày 2 đôi/người/năm
6 Nón 2 cái/người/năm
7 Áo mưa 1 cái/người/năm
8 Khẩu trang 12 cái/người/năm
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình)
16
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
Công nhân của Công ty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình
theo khu vực mà đội vệ sinh môi trường giao cho trên địa bàn Thành phố (tiến hành
thu trong hẻm trước, đường lớn sau). Sau đó đưa đến điểm tập kết để xe ép rác vận
chuyển đến bãi rác để xử lý.
d. Thời gian và địa điểm giao rác
- Thời gian lấy rác được thực hiện theo ca:
+ ca 1: từ 3h – 6h sáng
+ ca 2: từ 14h 30 – 17h chiều
e. Địa điểm giao rác
Xe vận chuyển lấy CTRSH tại điểm tập kết. Điểm giao nhận rác thường thay
đổi, không cố định do sự phản ánh của các hộ dân sống gần khu vực tập kết rác về
mùi hôi và kém vệ sinh.
Các điểm tập kết nằm rải đều theo lộ trình thu gom. Tuy nhiên, do CTR thường
có mùi hôi thối, đồng thời ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan nên thường gặp phải sự phản
ánh của người dân tại địa điểm tồn tại điểm hẹn.
Do vậy, các điểm hẹn thường không tồn tại ở một vị trí cố định mà chỉ do công
nhân quy định với nhau, không có điểm hẹn cụ thể và cố định. Thành phố Đồng Hới
có 16 Phường xã thì trung bình mỗi Phường xã có khoảng 15 điểm tập kết rác. Nhìn
chung thì các điểm hẹn này không đồng nhất về khoảng cách,vị trí các điểm tập kết
rác nằm xa khu dân cư, đặt ở những chỗ thuận lợi cho xe ép vào lấy.

Hình 2.5: Hình ảnh điểm tập kết CTRSH tại Thành phố Đồng Hới
(Nguồn: tác giả tự chụp)

17
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
f. Khối lượng CTRSH thu gom
Bảng 2.4: Khối lượng CTRSH tại Thành phố Đồng Hới
Năm
Khối lượng CTRSH thu gom
(tấn/ngày)
2005 43
2006 45
2007 47
2008 53
2009 58
2010 61
2011 63
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình)
Hình 2.6: Biểu đồ sự gia tăng khối lượng CTR thu gom từ năm 2005 - 2011
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và PT ĐT Quảng Bình)
Qua bảng 2.4 cùng với biểu đồ hình 2.6 cho thấy cùng với việc phát triển kinh
tế - xã hội, dân số tăng nên làm cho lượng CTR trên địa bàn TP Đồng Hới ngày càng
tăng. Khối lượng CTR gia tăng hằng năm ở mức trung bình từ 2 – 5 tấn/ngày và ít có
biến động.
18
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
g. Phí thu gom
Bảng 2.5: Phí thu gom rác và dịch vụ vận chuyển rác thải, phí vệ sinh tại các chợ
TT Danh mục Đơn vị tính Mức thu
Phí thu gom rác thải (tại khu vực TP Đồng Hới)
1 Hộ gia đình ở các xã Đồng/tháng 17.000
2 Hộ gia đình ở các phường Đồng/tháng 23.000
3

Các tàu, thuyền tại bến
Đồng/tháng/chiếc 15.000
4
Văn phòng cơ quan LLVT, trụ sở doanh
nghiệp
Đồng/tháng 100.000
5 Chợ Nam Lý, chợ Đồng Hới, ga Đồng Hới Đồng/ m
3
160.000
6 Các chợ khác Đồng/ m
3
120.000
7 Trường mầm non, trường mẫu giáo tại các xã Đồng/ m
3
70.000
8 Trường mẫu giáo tại các phường Đồng/tháng 100.000
9 Các trường học còn lại Đồng/tháng 100.000
10 Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, TP Đồng/tháng 140.000
11 Trạm xá các xã, phường Đồng/tháng 100.000
Phí dịch vụ vận chuyển rác thải
12 Xe ép rác 2,5 - 3 tấn (trong Thành phố) Đồng/chuyến 400.000
Phí vệ sinh tại các chợ thành phố Đồng Hới
13 Chợ Ga, chợ Đồng Hới
a
Các hộ kinh doanh có kiốt,địa điểm kinh
doanh diện tích không quá 4m
2
Đồng/hộ/tháng 12.000
b
Các hộ kinh doanh có kiốt, địa điểm kinh

doanh diện tích trên 4m
2
Đồng/hộ/tháng 20.000
14 Các chợ còn lại
a
Các hộ kinh doanh có kiốt, địa điểm kinh
doanh diện tích không quá 4m
2
Đồng/hộ/tháng 5.000
b
Các hộ kinh doanh có kiốt, địa điểm kinh
doanh diện tích trên 4m
2
Đồng/hộ/tháng 7.000
(Nguồn: Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 9/08/2012 của UBND Tỉnh QB)
Lệ phí thu gom CTRSH được nộp vào Kho bạc nhà nước. Chi phí vận hành
và duy tu bảo dưỡng được trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước. Với mức thu hiện
nay là tương đối phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân đang sinh sống trên địa
bàn Thành phố nên hầu hết được nhân dân đóng nộp đầy đủ.
h. Công tác vận chuyển CTR
Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa
hoặc cơ sở tái chế. Tuy nhiên, hầu hết các nơi tiếp nhận chất thải cuối cùng này được
bố trí ngày càng xa thành phố, hoặc cách xa tuyến gia thông chính, nếu vận chuyển
19
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao. Vì vậy cần
có hoạt động trung chuyển, trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang
các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải đến một khoảng
cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi, hoặc đến bãi đổ. Trạm trung chuyển có chức
năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các xe vận chuyển nhỏ sang các

phương tiện vận chuyển lớn hơn. Có 3 loại trạm trung chuyển:
- Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổ
trực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, hay nén
thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.
- Trạm trung chuyển kiểu tích lũy CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa. Từ các
hố chứa này, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác. Trạm
trung chuyển tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển 4 tải trực tiếp ở chỗ nó
được thiết kế sao cho có thể lưu trữ CTR trong khoảng 1 – 3h.
- Trạm trung chuyển kết hợp tải trực tiếp và tải tích lũy: Đây là những trạm
trung chuyển đa chức năng. Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trung chuyển đều
phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân. Các xe thu gom sẽ được cân, sau đó đến sàn dỡ
tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí.
2.2.2. Công tác xử lý chất thải rắn
a. Sơ đồ xử lý tại bãi rác
Bãi chôn lấp nằm ở xã Lý Trạch, huyện Quảng Trạch, phía Tây thành phố
Đồng Hới. Bãi rác có 02 tuyến đường vào: phía Đông Bắc từ Bố Trạch và phía Tây
Nam từ Đồng Hới lên, cách TP Đồng Hới 12 km.
 Bãi chôn lấp CTR có tổng diện tích mặt bằng là 22,5 ha, gồm các hợp
phần chính:
- Khu chôn lấp rác thải: bao gồm bãi chôn lấp rác và hệ thống thu gom nước
mưa, nước thải (7 ha).
- Hồ xử lý nước thải: bao gồm hồ kỵ khí, hồ tùy nghi, hồ hiếu khí: 1 ha.
- Đường giao thông xung quanh bãi rác và hệ thống thu gom nước mưa vòng
ngoài: 1.1 ha.
20
Xe vận chuyển
rác
Đổ rác tại ô
chứa rác
Đầm nén

rác
Chôn phủ
rác
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
- Công trình phụ trợ: nhà điều hành, trạm bơm, trạm cân, trạm bơm tuần hoàn,
gara xe và kho: 300m
2
.
- Vành đai cách ly cây xanh và khu dự trữ đất lấp bãi rác: khoảng 13ha.
Hiện nay, tại bãi rác chung Đồng Hới – Bố Trạch xử lý khoảng 150 – 160
tấn/ngày bao gồm CTR công nghiệp , CTR y tế, CTRSH…khối lượng CTRSH được
thu gom ở Thành phố Đồng Hới trung bình khoảng 70 - 80 tấn /ngày.
Quá trình vận hành và xử lý CTRSH tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch
được thực hiện tương đối hợp vệ sinh, đúng quy trình, thực hiện phun thuốc diệt ruồi
(1 lần/tháng), khử mùi hôi (2 lần/tuần). Tuy nhiên do đường bờ bao quanh bãi rác
chưa được lót bạt chống thấm nên vấn đề vệ sinh môi trường tại bãi rác chưa đạt yêu
cầu và do số lần phun thuốc diệt ruồi, khử mùi thấp nên hiệu quả vẫn chưa cao.
21
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG
MƯƠNG THOÁT NƯỚC
HỐ GA LOẠI 1
VAN PHÂN PHỐI NƯỚC THẢI
HỐ GA LOẠI 3
ỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC THẢI
BƠM TUẦN HOÀN
HỐ GA PHÂN PHỐI NƯỚC THẢI
3
%
3

%
3
%
3
%
3%
3% 3%
2.5%
1%
1%
M
Ư
Ơ
N
G

T
H
O
A
ÙT

N
Ư
Ơ
Ù
C
1.2
50
10

1.3
2
0
0
4
0
4
0
1
%
1
%
ĐA? DỰ TRƯ? 10.000 M3
ĐẶT DỰ TRƯ? 20.000M3
A
B
C
D
1.2
G
F
E
N
H
A
Ø

B
A
ÛO


V
E
Ä
+
G
A

R
A













6
x
1
2
m
1.2
1

0
5.5
Đ
Ư
Ơ
Ø
N
G

V
A
Ø
O

P
A
2
Đ
Ư
Ơ
Ø
N
G

V
A
Ø
O

P

A
1
4
0
Hình 2.7: Sơ đồ tổng thể bãi chơn lấp CTRSH Đồng Hới – Bố Trạch
22
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
b. Quy trình vận hành xử lý rác thải
Rác thải được xe ép rác chở vào vị trí ô chôn lấp, qua quá trình xử ý bằng các chế
phẩm sinh học bokashi, chế phẩm EM thứ cấp, vôi bột, thuốc diệt ruồi, muỗi… Sau đó
được xe san ủi tạo thành từng lớp và phủ đất chôn theo đúng quy trình. Nước rỉ rác được
chảy vào hệ thống thu gom và tập trung về khu xử lý trước khi xả ra môi trường.
Bãi rác được phân chia thành 2 khu vực, rác được chôn theo thứ tự các ô chứa từ
phía Bắc đến phía Nam gần hồ xử lý, kích thước mỗi ô chứa rác theo chiều dài bãi rác là
20m, theo chiều ngang là 50m. Mỗi ô chứa rác được phân chia thành nhiều lớp. Mỗi lớp
có chiều dày không quá 2,5 m được phủ một lớp đất sét dày 10-15cm và nén chặt.
Đổ và ép rác
Công tác đổ rác được thực hiện sau khi cân rác lần đầu tiên, đổ rác phải thực
hiện đúng vị trí các ô đổ rác.
Việc ép rác được thực hiện bằng cách cho máy ủi rác chạy qua nhiều lần (ít nhất
4 – 5 lần) chiều dày ép rác không quá 30cm.
Sau thời gian một tuần khi rác được ép chặt đủ chiều dày và đầy ô chứa rác thì
tiến hành phủ rác bằng đất, ép chặt bằng máy ủi.
Xử lý hóa chất:
Nhằm giảm thiểu mùi hôi phát tán từ quá trình phân hủy rác và hạn chế sự sinh
sôi phát triển của ruồi nhặng, Tiến hành phun hóa chất theo đúng định kỳ cụ thể:
Phun khử mùi hôi 3 ngày/lần. (Bokashi, chế phẩm EM thứ cấp). Phun thuốc diệt ruồi:
1 tuần/1 lần. Vôi bột rải 1 tuần/1 lần.
Lớp phủ bề mặt:
Lớp phủ bề mặt được thực hiện khi một phần nào đó của bãi rác được sử dụng

xong, cụ thể như sau:
Trồng cỏ chống xói lở và tạo cảnh quan.
Lớp trên dày 40cm: Đất phủ và phân trôn được hình thành tại chỗ
Lớp dưới dày 60 cm: Đất phủ với tỷ lệ sét cao, dầm chặt.
Cơ sở luôn luôn duy trì và phát huy tốt công tác Bảo vệ Môi trường. Để kiểm
soát tốt các thông số môi trường phát sinh trong quá trình chôn lấp gây tác động đến
môi trường xung quanh, cơ sở đã phối hợp với Trung tâm quan trắc và kỹ thuật Môi
23
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
trường tiến hành đo lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường xung quanh nhằm mục
đích đánh giá chất lượng môi trường liên quan đến hoạt động chôn lấp của cơ sở.
2.2.3. Nhận xét về công tác thu gom và xử lý chất thải rắn
a. Về phân loại CTR
- Trên địa bàn Thành phố hầu như chưa được phổ biến về việc phân loại
CTRSH nên nhận thức của người dân còn kém (trừ phường Hải Đình được chọn làm
thí điểm để phân loại CTRSH nhưng không thành công). Nhiều người cho rằng rác là
thứ bỏ đi không cần phải mất công phân loại, còn có một số hộ nhận thức được tầm
quan trọng của phân laọi rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện này khi
mà có phân loại thì lúc thu gom lại trộn lẫn với nhau.
- Nhiều hộ gia đình còn vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.
b. Về công tác thu gom, vận chuyển
Thuận lợi:
- Phương tiện thu gom và vận chuyển khá đầy đủ, đáp ứng thu gom trên địa bàn
thành phố.
- Công nhân vệ sinh được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, có tinh thần trách
nhiệm làm việc tốt, chấp hành đúng quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao
động, và phương thức thu gom.
Khó khăn:
- Việc thu gom chủ yếu là các loại rác thải sinh hoạt, rác thải y tế và rác thải
công nghiệp do nội bộ bệnh viện và nhà máy, xi nghiệp thu gom và xử lý

- Chưa có điểm tập kết rác cố định, nên gặp sự phản ánh của người dân gần
điểm tập kết rác tạm.
- Quá trình giao rác giữa xe đẩy và xe ép chưa đồng bộ nên vẫn còn tình trạng
rơi vãi xuống đường làm ô nhiễm, mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
- Phương tiện thu gom và vận chuyển tuy đầy đủ nhưng chất lượng không tốt vì
đã quá cũ kỹ.
- Công tác thu gom rác tại các điểm hẹn cũng còn rất nhiều bức xúc, thời gian
thu gom chưa hợp lý, thời gian các xe ép tới lấy rác tại các điểm hẹn cũng chưa khớp
với thời gian giao rác của các xe thu gom, với lý do đó công nhân thu gom rác đợi ở
điểm hẹn một thời gian rất lâu (có khi mất cả giờ đồng hồ) hoặc đôi lúc các xe ép
cũng phải chờ công nhân đến giao rác.
- Ngoài ra tình trạng nước rò rỉ từ các xe ép rác chảy dọc theo các tuyến thu gom
và mùi xe bốc ra ảnh hưởng đến người đi đường.
24
Trần Thị Ngọc Ánh – Địa lý K35
- Qua thực tế cho thấy nhiều tổ thu gom chưa làm hết trách nhiệm thậm chí có
lúc thu xong lại vùi ngay dưới cát ngay tại chỗ đó như khu vực dọc bờ biển Hải
Thành – Quang Phú (Nguồn:báo Quảng Bình online)
c. Về công tác xử lý
• Thuận lợi:
- Quá trình vận hành và xử lý rác thải tại bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch
được thực hiện tương đối hợp vệ sinh, đúng quy trình.
- Cơ sở đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động do quá trình vận
hành bãi rác gây ra đối với môi trường xung quanh bằng cách phối hợp với Trung
tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường định kỳ giám sát 06 tháng/lần để theo dõi diễn
biến các thông số môi trường nhằm kịp thời xử lý.
• Khó khăn:
- Việc xử lý chủ yếu chất thải sinh hoạt, rác thải CN và y tế không được xử lý.
- Do thiếu kinh phí nên tại bãi rác vẫn chưa được đầu tư các hạng mục như: bể
xử lý nước rác, hệ thống chống thấm nền…

- Số lần phun thuốc diệt ruồi, khử mùi….còn thấp: phun thuốc diệt ruồi tần suất
1lần/tuần; phun thuốc khử mùi hôi 3 ngày/lần; rắc vôi bột 1 lần/tuần.
- Cán bộ chuyên trách kỹ thuật vận hành bãi rác còn thiếu kinh nghiệm…
d. Những hạn chế trong công tác quản lý
- Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi chính xác lượng
CTRSH phát sinh trên địa bàn Thành phố.
- Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý CTRSH, cụ thể là trang thiết bị thu
gom còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết, thiếu cán bộ chuyên trách
về môi trường…
- Hoạt động tuyên truyền các vấn đề CTRSH nói riêng và vấn đề vệ sinh môi
trường nói chung chỉ mang tính phát động chưa được triển khai liên tục. Công tác
tuyên truyền chủ yếu là đọc trên loa phát thanh. Như vậy, có thể thấy công tác giáo
dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
- Việc áp dụng văn bản pháp luật trong công tác quản lý CTRSH chưa phát
huy trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không đúng
nơi quy định.
25

×