Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU TÔM CHO CÔNG TY CADOVIMEX SANG EU GIAI ĐOẠN 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.77 KB, 79 trang )

TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH MARKETING

ĐỀ ÁN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT
KHẨU TÔM CHO CÔNG TY
CADOVIMEX SANG EU GIAI ĐOẠN
2010-2020
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GS.TS : ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
- 1 –
DANH SÁCH NHÓM :
-Nguyễn Đức Minh
-Võ Văn Cường
-Nguyễn Huỳnh Chúc Thành
-Nguyễn Hữu Chơn
-Trần Minh Tuấn
-Nguyễn Phạm Thiên Kim
-Lê Thị Lan Phương
-Lê Thủy Ngân
-Nguyễn Minh Trung
-Trần Hữu Phước
-Lưu Ngọc Mai Khanh
-Phạm Thanh Tùng
Nhận xét của giáo viên:
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................


...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
...............................................................................................
Điểm : ….
- 2 –
MỤC LỤC
PHẦN 1 :SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CADOVIMEX
A Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển.....................................................................4
B Mục tiêu,phạm vi hoạt động kinh doanh........................................................................7
C Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................................................7
D Cơ sở vật chất và kỹ thuật..............................................................................................10
E Hoạt động kinh doanh.....................................................................................................11
F Phân tích hoạt động kinh doanh......................................................................................13
G Phương hướng nhiệm vụ ...............................................................................................18
PHẦN 2 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.Môi trường vĩ mô.............................................................................................................23
1.1 Môi trường kinh tế............................................................................................23
1.2 Chính trị-luật pháp............................................................................................26
1.3 Văn hóa xã hội..................................................................................................33
1.4 Dân Số..............................................................................................................34
1.5 Tự nhiên............................................................................................................34
1.6 Công nghệ.........................................................................................................35
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI.........................................................................38
2.Môi trường vi mô.............................................................................................................40
2.1 Đối thủ cạnh tranh............................................................................................40
MA TRẬN HÌNH ẢNH CẢNH TRANH..........................................................................42
2.2 Khách hàng mục tiêu........................................................................................43
2.3 Các nhà cung ứng.............................................................................................44
2.4 Các đối thủ tiềm ẩn...........................................................................................47

2.5 Sản phẩm thay thế............................................................................................48
PHẦN 3 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.Các hoạt động chủ yếu.....................................................................................................50
1.1 Hoạt động đầu vào và vận hành.......................................................................50
1.2 Hoạt động đầu ra..............................................................................................61
1.3 Marketing và bán hàng.....................................................................................62
2.Các hoạt động hỗ trợ........................................................................................................63
2.1 Quản trị tổng quát.............................................................................................63
2.2 Quản trị nhân sự...............................................................................................68
2.3 Phát triển công nghệ.........................................................................................69
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG........................................................................71
PHẦN 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
CADOVIMEX................................................................................72
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................79
- 3 –
PHẦN 1 :SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
CADOVIMEX
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX Tên giao dịch đối ngoại: CADOVIMEX
SEAFOOD IMPORT – EXPORT AND PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: CADOVIMEX – VIETNAM
- Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 889 050 Fax: (84.780) 889 067
Email: Website: www.cadovimex.com
A. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
• Cơ sở pháp lý hoạt động kinh doanh:
􀂃􀂃Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần số 874/QĐ-
CTUB ngày 30/11/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

􀂃􀂃Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6103000045 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Cà Mau cấp ngày 01/02/2005 và thay đổi lần thứ 5 ngày 01/06/2007.
􀂃􀂃Giấy phép đăng ký xuất nhập khẩu số: 4-10-1-017 cấp ngày 18/03/2007
• Các lĩnh vực kinh doanh được cấp phép bao gồm:
• Chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm
thủy sản;
• Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng trang thiết bị máy
móc phục vụ cho sản xuất và đời sống;
• Nhận thực hiện các dịch vụ thương mại: nông lâm thủy sản và xuất nhập
khẩu trong và ngoài nước;
• Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản.
• Mã số thuế: 2000102580
• Logo:
- 4 –
• Công ty có tài khoản giao dịch tại các ngân hàng sau:
Tên Ngân hàng Tài khoản tiền gửi VND Tài khoản tiền gửi USD
Ngân hàng Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn - Chi
nhánh tỉnh Cà Mau
421101.106.006 422101.37.307008
Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh
Cà Mau
019.1.00.000015.9 019.1.37.000114.7
Ngân hàng Đầu Tư & Phát
Triển - Chi nhánh tỉnh Cà
Mau
7801.0000001300 7801.0000007144
Ngân hàng Công thương
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh

Cà Mau
710A.00099 102020000037988
• Vốn điều lệ:
• Khi thành lập (Công ty cổ phần): 25.000.000.000 đồng (Hai mươi lăm tỷ
đồng)
• Hiện tại : 62.922.000.000 đồng (Sáu mươi hai tỷ chín trăm hai mươi hai
triệu đồng)
• Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
• Năm 1984, Xí nghiệp Liên hiệp Thủy sản Cái Nước được thành lập với chức
năng là thu mua nguyên liệu cung cấp cho Công ty Xuất nhập khẩu của tỉnh
Minh Hải. Sau 01 năm hoạt động, trước nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã quyết định xây dựng mở
rộng xí nghiệp thành Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Cái Đôi Vàm với hệ thống
máy móc và trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu.
• Năm 1997, đứng trước cơ hội mở cửa hội nhập, cho phép doanh nghiệp được
trực tiếp xuất khẩu, vào ngày 28/03/1997 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ra
Quyết định số 233/QĐ-CTUB về việc chuyển Xí nghiệp Chế biến Thủy sản
Cái Đôi Vàm thành Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản Cái Đôi
Vàm.
• Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, ngày
30/11/2004 theo Quyết định số 874/QĐ-CTUB của Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau về việc chuyển Công ty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Thủy sản Cái Đôi
Vàm thành công ty cổ phần, Công ty cổ phần CADOVIMEX đã chính thức đi
vào hoạt động với mức vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ đồng. Tính đến thời điểm
- 5 –
năm 2006, Công ty CADOVIMEX là một trong 10 doanh nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và đứng hàng thứ 3 trong tỉnh Cà Mau.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty đạt được tặng thưởng các
danh hiệu cao quí như sau:
־ Năm 1997 – 2000, đạt danh hiệu Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả

Đồng bằng Sông Cửu Long, tại Hội chợ triển lãm EXPO trao tặng.
־ Năm 1995 – 1997, được Thủ Tướng Chính Phủ tặng Bằng khen.
־ Năm 1996 – 2002, được Bộ Thủy sản tặng cờ thi đua xuất sắc.
־ Năm 1999, nhận Bằng khen về thành tích phong trào văn hóa văn nghệ
do Bộ Văn hóa Thông tin trao tặng.
־ Năm 2001, đạt Huân chương lao động hạng nhất do Chủ tịch nước trao
tặng.
־ Năm 2003 và 2006, đạt giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” do Ủy ban
Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam trao tặng.
־ Năm 2003 đạt giải thưởng “Mai Vàng Hội Nhập”.
־ Năm 2004 nhận Bằng khen An ninh Quốc phòng do Bộ Công An tặng.
־ Năm 2005, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp uy tín chất lượng” do Ban tổ
chức mạng doanh nghiệp Việt nam trao tặng.
־ Năm 2001-2005 nhận Bằng khen về thành tích xuất khẩu do Bộ
Thương Mại tặng.
־ Năm 2006, đạt giải cúp vàng thương hiệu Việt “Uy tín chất lượng” do
mạng Thương hiệu trao tặng.
־ Ngoài ra, Công ty còn được trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Thủy Sản, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thông tin,
v.v..
• Hiện nay, Công ty Cổ phần Chế biến và XNK Thủy sản CADOVIMEX là thành
viên của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào ngày 12 tháng 06
năm 1998, đồng thời là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam vào ngày 11 tháng 07 năm 1998. Công ty luôn thực hiện việc quản lý
nghiêm ngặt theo chương trình chất lượng HAACP, đạt chứng nhận phù hợp
ISO 9001 – 2000 và BRC 2000 do Tổ chức SGS, Anh quốc cấp ngày 18 tháng
03 năm 2004.
- 6 –
B. MỤC TIÊU, PHẠM VI KINH DOANH
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

I. Mục tiêu của Công ty
1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là:
• Chế biến và kinh doanh: xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông
lâm thủy sản;
• Nhập khẩu vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng trang thiết
bị máy móc phục vụ cho sản xuất và đời sống;
• Nhận thực hiện các dịch vụ thương mại: Nông lâm thủy sản và xuất
nhập khẩu trong và ngoài nước;
• Đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy sản;
• Kinh doanh xăng, dầu, nhớt.
2. Mục tiêu của Công ty là: Công ty cổ phần được thành lập dưới hình thức
chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, nhằm huy động vốn từ
các thành phần kinh tế và cá nhân để phát triển doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài
sản có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác
nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập
cổ đông, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
3. Khi thay đổi mục tiêu và chức năng sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ và các
nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, Công ty phải thông báo với Sở
Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cà Mau để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
II. Phạm vi kinh doanh và hoạt động
1. Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh
theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp
để đạt được các mục tiêu của Công ty.
2. Công ty có thể tiến hành những hình thức kinh doanh khác được Pháp luật cho
phép mà Hội đồng quản trị xét thấy có lợi nhất cho Công ty.
C. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
 Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu CADOVIMEX có tư cách
pháp nhân hoạt động theo Điều lệ của Công ty đã được Đại hội đồng cổ
đông thông qua và Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11

năm 2005. Bộ máy tổ chức của Công ty hiện nay bao gồm: Trụ sở chính
Công ty, Văn phòng tại Cà Mau, Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và
ba xí nghiệp trực thuộc.
- 7 –
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty
I. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
 Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần
Chế biến & XNK Thủy sản CADOVIMEX. Đại hội đồng Cổ đông có các
quyền hạn sau:
• Thông qua bổ sung, sửa đổi điều lệ.
• Thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
• Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm.
• Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
• Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, phê chuẩn Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc
• Các quyền khác được quy định tại điều lệ.
- 8 –
1. Hội đồng Quản trị
-Hội đồng Quản trị của Công ty gồm 08 thành viên, là cơ quan có đầy đủ quyền hạn
thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại
hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền.
2. Ban Kiểm soát
-Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo quy định tại Điều lệ Công ty, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách
nhiệm sau:
3. Ban Tổng Giám Đốc
-Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm, gồm 03 thành

viên là Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Các thành viên HĐQT được kiêm
nhiệm thành viên Ban Tổng Giám đốc.
4. Các Phòng, Ban và Đơn vị kinh doanh
a. Phòng Kinh Tế - Kế Hoạch
b. Phòng Quản lý chất lượng & Phát triển sản phẩm
c. Phòng Kinh Doanh
d. Phòng Cơ điện lạnh & Xây dựng cơ bản
e. Phòng Tổ Chức Hành Chánh
f. Đội Kiểm Soát
g. Văn Phòng tại Thành phố Cà Mau
h. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
II. Chính sách đối với người lao động
1. Số lượng người lao động trong Công ty
• Tổng số lao động của Công ty đến ngày 31/01/2007 là 2.000 người;
Trong đó:
- Trình độ trên đại học và trên đại học: 70 người
- Trình độ cao đẳng và trung cấp: 200 người
- Công nhân kỹ thuật: 1.730 người
2. Chính sách đối với người lao động
 Công ty thực hiện chính sách lao động theo quy định của Bộ Luật Lao
động về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau, thai
sản, v.v.... Công ty thành lập trạm xá cho mỗi xí nghiệp để khám chữa
- 9 –
bệnh kịp thời cho công nhân viên, ngoài ra Công ty tổ chức khám chữa
sức khỏe định kỳ cho toàn bộ công nhân viên.
 Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và thực hiện các quy định về bảo hộ
lao động và quy chế an toàn lao động.
 Công ty bố trí sắp xếp thời gian làm việc trung bình 44 giờ/ tuần đối với
lao động gián tiếp và 48 giờ/tuần đối với lao động trực tiếp, cung cấp
buổi ăn giữa ca. Hàng năm, Công ty tổ chức đi tham quan du lịch, nghỉ

mát cho CB-CNV.
 Công ty thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CB-CNV, tổ
chức học tập và thi tay nghề hàng năm cho công nhân trực tiếp sản xuất
để nhận xét nâng bậc tay nghề và nâng bậc lương.
D. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT
1. Trụ sở chính Công ty
Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 889 050 Fax: (84.780) 889 067
2. Văn Phòng tại Thành phố Cà Mau
Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Phường 7, Tp. Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 831 346 Fax: (84.780) 833 615
3. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 237 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Tp.HCM
Điện thoại: (84.8) 862 9686 Fax: (84.8) 862 9371
4. Các xí nghiệp trực thuộc
a. Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Nam Long
Địa chỉ: xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 881 269 Fax: (84.780) 881 219
b. Xí nghiệp Chế biến Thủy sản F72
Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 889 050 Fax: (84.780) 889 067
c. Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Phú Tân
Địa chỉ: Khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện Phú Tân - Tỉnh Cà Mau
Điện thoại: (84.780) 889 050 Fax: (84.780) 889 067
- 10 –
5. Ngoài ra, để phục vụ Dự án Xây dựng Nhà máy chế biến Thủy sản tại Đồng
Tháp, Công ty đã tiến hành thành lập Công ty Cổ phần chế biến và XNK
Thủy sản CADOVIMEX II tại tỉnh Đồng Tháp từ đầu năm 2007.
- Địa chỉ: Lô III-8 Khu C mở rộng – Khu công nghiệp Sađéc, xã Tân Khánh
Đông, thị xã Sađéc, tỉnh Đồng Tháp.

- Vốn điều lệ: 80 tỷ đồng
- Ngành nghề kinh doanh: Đánh bắt cá nước ngọt. Nuôi cá (nước mặn, nước ngọt,
nước lợ). Dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản sống. Dịch vụ cung cấp thức
ăn thủy sản. Ươm cá, tôm giống. Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm
từ thủy sản. Mua bán cá và thủy sản. Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của
chúng.
E. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I. Sản lượng sản phẩm qua các năm
Bảng 4: Giá trị và sản lượng sản phẩm của Công ty từ năm 2005 đến 2007
(Nguồn: Công ty CP Chế biến & XNK CADOVIMEX)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 6 tháng 2007
1. Xí nghiệp Chế biến thủy sản CADOVIMEX F72
- Giá trị (triệu
VNĐ)
136.301,63 177.203,92 82.874,42
- Thành phẩm (tấn) 1.273,24 1.551,16 787,65
o Tôm 1.181,71 1.439,65 731,06
o Mực 91,53 111,51 56,59
2. Xí nghiệp Phú Tân DL180
- Giá trị (triệu
VNĐ)
78.880,54 88.673,31 42.693,35
- Thành phẩm (tấn) 736,85 776,69 405,76
o Tôm 683,86 720,83 376,58
o Mực 52,99 55,86 29,18
3. Xí nghiệp Nam Long
- Giá trị (triệu
VNĐ)
201.632,48 253.700,87 143.916,98
- Thành phẩm (tấn) 1.881,76 2.207,05 1.077,54

o Tôm 1.848,29 2.167,79 1.058,23
o Mực 33,47 39,26 19,17
- 11 –
Bảng 5: Cơ cấu sản lượng của Công ty theo thị trường xuất khẩu năm 2005 - 2006
Hình 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (theo giá trị) năm 2008
Co cau thi truong xuat khau theo gia tri nam
2008
Hoa Ky
67%
Chau Au
6%
Nhat
7%
Thi truong
khac
20%
II. Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Công ty CADOVIMEX có các nhóm sản phẩm chính như sau:
1. Tôm đông lạnh:
2. Mực đông lạnh
3. Sản phẩm từ phụ phẩm: Phần còn lại của con tôm, mực sau khi chọn phần đạt
yêu cầu của khách hàng, phần còn lại và phế phẩm trong quá trình sản xuất
như dè mực, thịt hàm tôm, v.v... được dùng cho sản xuất các phụ phẩm.
Ngoài ra, Công ty CADOVIMEX còn có những sản phẩm phụ khác như: Cua đông
IWP (đông bao gói riêng từng con), Ghẹ mãnh đông IWP, Ghẹ thịt đông semi block,
Ruốc sấy khô.
III. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền
Logo của Công ty, đồng thời là nhãn hiệu thương mại:
- 12 –
Ý nghĩa:

- Quả địa cầu tượng trưng cho sự mong muốn của Công ty là sản phẩm được đi đến
tất cả các nước trên toàn thế giới.
- Con tôm tượng trưng cho sản phẩm chủ yếu là thủy sản mà cụ thể là mặt hàng tôm.
- Chiếc thuyền tượng trưng cho vùng khai thác nguồn nguyên liệu các mặt hàng ngoài
biển xa bờ, nguồn nguyên liệu dồi dào và sạch, đồng thời cũng biểu hiện cho sản
phẩm xuất khẩu.
- CADOVIMEX là thương hiệu Công ty, SEAFOOD là thực phẩm thủy sản.
ISO 9001 – 2000: tiêu chuẩn quản lý chất lượng mà Công ty tuân thủ, các sản phẩm
của Công ty luôn yêu cầu đặt chất lượng lên hàng đầu.
F.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
NĂM 2008
I/-NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI
1/-Khó khăn:
Để đánh giá đúng thực trạng SXKD năm 2008, cần lưu ý đến một số vấn đề
lớn xảy ra trong năm 2008 làm chi phối, chao đảo hệ thống kinh tế toàn cầu, kinh tế
Việt Nam nói chung và Cty nói riêng, đó là tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ thế
giới, một cuộc khủng hoảng với quy mô chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới, cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian năm 2008 đến cả
năm 2009 và còn có thể ảnh hưởng đến các năm sau, cuộc khủng hoảng này đã làm
phá sản nhiều tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng cũng như các đại Cty lớn của thế
giới, buộc nhiều đại Cty xuyên quốc gia cũng phải thu hẹp SXKD, ngừng sản xuất, sa
thải công nhân, hàng triệu người mất việc làm, các cường quốc kinh tế thế giới lâm
vào khủng hoảng suy thoái kinh tế nghiêm trọng, riêng thị trường xuất khẩu ngày càng
thu hẹp, giá cả giảm, sức mua yếu, thanh toán chậm và nhiều rũi ro, trong lúc doanh số
chế biến xuất khẩu của công ty chiếm hơn 99%, đây là vấn đề vô cùng khó khăn thách
thức .Đồng thời nằm trong cơn bảo tài chính tiền tệ đó, kinh tế Việt Nam chúng ta gặp
rất nhiều khó khăn biến động: giá lương thực, nhiên liệu tăng cao trong nhiều tháng,
lãi suất ngân hàng tăng rất cao diễn biến bất thường khó lường và lãi tăng nhiều tháng
đưa Cty lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan (có tháng phải trả lãi suất 10,2 tỷ

( đồng )trong lúc mùa vụ đang đến, hàng tồn kho nhiều, sản xuất bán ra thì thị trường
khó khăn, sản xuất ít, thì chi phí cố định quá cao, đời sống CBCNV gặp khó khăn, sản
xuất nhiều thì làm sao bán, chi phí đầu vào hầu hết đều tăng, trong lúc giá đầu ra giảm,
- 13 –
bán khó, thanh toán thì chậm (chưa kể khó khăn của hàng rào phi thuế quan, vi sinh,
kháng sinh )
-Trong tình thế như trên Cty giữ vững sản xuất đừng để lỗ, không được phá sản
đã là bài toán khó của nhiều tháng trong năm 2008 . Năm 2008 công ty phải trả lãi
cho ngân hàng là :68,2 tỷ đồng .
-Tình hình thị trường chứng khoán thì lâm vào suy thoái, việc huy động vốn
theo kế hoạch đại hội đồng cổ đông năm 2008 không chỉ thực hiện vốn lưu động vốn
đầu tư xây dựng thiếu, vay ngân hàng thì khó khăn lãi suất rất cao, nhưng việc kinh
doanh và xây dựng thì không thể ngưng trệ, khó khăn chồng chất khó khăn, đây là
khó khăn khách quan vô cùng nghiêm trọng đặt biệt ảnh hưởng đến kết quả SXKD
năm 2008 và có thể kéo dài đến năm 2009 và các năm tiếp theo .
-Sản lượng tôm sú năm 2008 giảm lượng, do một số vùng chuyển dịch sang
nuôi thẻ chân trắng. Tình hình nguyên liệu thiếu trong nhiều tháng, nhất là tôm, nạn
bơm chích tạp chất vào nguyên liệu gây khó khăn cho việc thu mua; Mặc khác do vận
động nguồn nguyên liệu ngoài tỉnh, nên phát sinh chi phí lớn .
-Máy móc thiết bị một số đã cũ, nên sản xuất hao phí cao so với các nhà máy
trong vùng .
-Thị trường Úc tăng cường kiểm tra khắc khe các loại vi rút . Thị trường Nga
đặt ra các điều kiện áp đặt vô lý, nên đã gây ra khó khăn rất lớn cho công ty trong
việc tiêu thụ hàng hóa, đồng thời làm tăng chi phí giá thành .
-Một số cán bộ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng tinh thần trách nhiệm
không cao, không sâu sát công việc nên dẫn đến một số lô hàng không đạt yêu cầu,
ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD .
-Công nợ xuất hàng lớn, thu hồi chậm, ảnh hưởng đến tình hình vốn cho Cty .
-Lực lượng bán hàng chưa đồng bộ, nhất là sau khi tách ra cho Cadovimex 2
nên yếu và thiếu, đang đào tạo thêm để đáp ứng tình hình thực tế .

-Sau khi DOC (Bộ Thương Mại Hoa Kỳ) thông báo POR2 có 2 nhà máy lớn
trong tỉnh xuất sang Mỹ với thuế suất 0%, riêng Cadovimex vẫn còn chịu mức thuế
4,57% nên Cty gặp khó khăn trong việc xuất hàng sang thị trường Mỹ, trong đó thị
trường Mỹ là thị trường chính của Cty, do vậy cạnh tranh thu mua nguyên liệu gặp
khó khăn và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận .
-Do thị trường tiêu thụ khó khăn và do nguyên liệu ít, nên việc cạnh tranh mua
ngoài gặp khó khăn,sản lượng doanh số mua ngoài giảm nhiều so với cả năm trước do
vậy làm giảm hiệu quả SXKD .
2/-Thuận Lợi :
-Có Ban Lãnh Đạo Cty đoàn kết thống nhất cao trong suy nghĩ và hành động,
có đội ngũ CBCNV lao động dày dạn kinh nghiệm, chịu khó và bản lỉnh trong cơ chế
- 14 –
thị trường, có đội ngủ cổ đông hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, nên đóng
góp vào nhiều kinh nghiệm quí báu trong quản lý điều hành SXKD .
-Là doanh nghiệp đóng ở trung tâm vùng nuôi tôm của tỉnh Cà Mau, có nguồn
tôm lớn và nhiều chủng loại thủy sản đa dạng, phong phú, sản xuất được đa dạng các
mặt hàng xuất nhiều thị trường .
-Được các ngân hàng trên địa bàn tín nhiệm và hổ trợ cho vay vốn, đáp ứng đủ
cho thu mua, sản xuất – xuất khẩu .
-Thương hiệu Cadovimex có tên trên thế giới, được xây dựng với đa dạng sản
phẩm, đa dạng thị trường, đó là điều kiện tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm trong điều
kiện nguyên liệu ít, nhưng nhiều chủng loại .
-Cty quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, BRC, quản lý sản xuất
luôn được chấn chỉnh và cải tiến . Cty có 3 code xuất hàng châu âu .
-Máy móc cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất, vận hành tương đối tốt .
-Bộ máy tổ chức ổn định, sắp xếp phù hợp cho yêu cầu SXKD .
II/-KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2008 :
CHỈ TIÊU ĐVT
KẾ HOẠCH
NĂM 2008

THỰC HIỆN
NĂM 2008
SO KẾ
HOẠCH
1/-Chế biến mua ngoài :
*Thành phẩm chế biến
a-Xí nghiệp 72
b-Xí nghiệp Nam Long
c-Cadovimex II
*Gia công mua ngoài
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
13.000
9.500
2.700
2.800
4.000
3.500
10.703,61
9.840,79
2.592,12
2.546,67
4.697
862,82
82,33%
103,58%

96%
91%
117%
25%
2/- KN XK triệu USD 75-80 55,79 71,9%
3/-Doanh số Tỷ VN 1.300 1.048,66 80,00%
4/-Lợi nhuận Tỷ VN 30-35 1.035 3,45 %
5/-Lương bình quân 1.000 1.500 1.517 101%
- 15 –
6/-Cổ tức/Cổ phiếu 20%
III/-NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC THEO KẾ HOẠCH NĂM
2008:
-Thực hiện xong thay đổi băng chuyền IQF tại xí nghiệp Nam Long .
-Đưa nhà máy Cadovimex II vào hoạt động tháng 06/2008, huy động tương
đối lực lượng lao động, đẩy mạnh công tác bán hàng, phát huy được công suất .
-Ký hợp đồng và thực hiện lưu ký với Cty chứng khoán vào ngày 19/09/2008
nhằm tăng cường sự thông thoáng và tính thanh khoản của cổ phiếu công ty .
-Thực hiện công bố thông tin đúng và đủ theo luật định .
-Thực hiện thành công kế hoạch đưa Cty niêm yết cổ phiếu trên sàn sở giao
dịch chứng khoán TPHCM vào ngày 05/01/2009 nhằm tăng cường tính thanh khoản
của cổ phiếu Cty .
-Đổi mới cơ bản công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động
của cán bộ chủ chốt, tinh thần trách nhiệm và ý thức công việc được nâng lên . Đẩy
mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ tay nghề cho công nhân lao động đáp ứng được yêu
cầu sản xuất đa dạng hoá sản phẩm .
-Đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, điều kiện sản xuất ở 2 xí nghiệp, nhằm đáp
ứng yêu cầu tăng năng suất sản lượng, chất lượng .
-Chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến, tạo uy tín với khách hàng
và bảo vệ nâng cao uy tín thương hiệu Cadovimex.
-Công tác quản lý, tiết kiệm chi phí được thực hiện nghiêm túc ở tất cả các

khâu, các bộ phận, nên có đủ điều kiện cạnh tranh trong cơ chế thị trường trong năm
qua .
IV/-NHỮNG MẶT CHƯA LÀM ĐƯỢC THEO KẾ HOẠCH NĂM
2008 :
-Chưa xây dựng nhà máy thức ăn cho cá 350 tấn / ngày trong giai đoạn I, nhà
máy chế biến phụ phẩm và nhà máy Hoà Phát An Giang .
-Chưa phát hành tăng vốn điều lệ công ty lên 135 tỷ .
*Do biến động tình hình kinh tế trong và ngoài nước, nên Cty chưa thực hiện
kế hoạch tăng vốn điều lệ và xây dựng các nhà máy thức ăn, phụ phẩm và nhà máy
Hoà Phát An Giang .
-Các Chỉ Tiêu : Kim ngạch xuất khẩu : 75 triệu USD, lợi nhuận : 30 tỷ, sản
lượng không đạt theo kế hoạch năm 2008 là do tình hình khủng hoảng kinh tế trong
và ngoài nước, tình hình lãi suất ngân hàng, xuất khẩu tiêu thụ chậm và các thị trường
nhập khẩu rất khó khăn ....
- 16 –
Đây là những nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến kế hoạch mà Cty
trong năm qua không đạt . Những chỉ tiêu trên đạt được ở mức độ này là sự cố gắng
vượt bật, đầy gian nan vất vã của tập thể điều hành công ty từ HĐQT, BGĐ đến tất cả
CBCNV Cty đã làm việc hết mình để được kết quả như ngày hôm nay .
V/-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008 :
a/-Ưu Điểm :
-Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008
-Thị trường không ngừng phát triển và dần đi vào ổn định, xây dựng thêm
nhiều khách hàng tiềm năng .
-Cải thiện từng bước đời sống cán bộ công nhân viên .
*Nguyên nhân chủ yếu để đạt được kết quả trên là :
Trong kinh doanh luôn giữ chữ tín, không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu Cadovimex .
-Thường xuyên và chủ động tham gia các kỳ hội chợ thủy sản lớn trong và
ngoài nước, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, tiếp cận trực tiếp với

khách hàng .
-Chủ động đa dạng hoá sản phẩm để phòng ngừa rũi ro, xây dựng và chọn
chiến lược mặt hàng linh hoạt phù hợp với từng thiết bị, tay nghề, khả năng huy động
vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh .
-Vững vàng và chủ động đối phó tốt với tình hình biến động của thị trường rất
phức tạp trong năm qua .
b/-Những mặt hạn chế cần chấn chỉnh :
-Chất lượng sản phẩm tuy có cải thiện đáng kể, nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa
thật sự ổn định, cần tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý sản xuất và chất lượng .
-Tăng cường công tác thu hồi công nợ, nhất là nợ bán hàng .
-Cần có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận phòng ban chức năng một cách đồng
bộ để bộ máy hoạt động một cách thông suốt .
-Công tác tiếp thị cần được tăng cường để ngang tầm với sự phát triển của
Cty .
-Cần đầu tư nâng cấp các xí nghiệp để đáp ứng sản xuất theo thị trường .
-Công bố thông tin đúng – đủ theo luật định .
* Thành tích nổi bật :
-Năm 2008 được hội doanh nghiệp trẻ bình xét trao thưởng : Thương hiệu
Cadovimex đạt :” Sao vàng đất việt “ lần thứ 3 liên tiếp .
- 17 –
-Được bộ thủy sản và UBND Tỉnh Cà Mau bình chọn và khen thưởng là đơn
vị xuất khẩu uy tín nhiều năm liền .
-Cty đã xây dựng và quản lý SXKD đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000 –
BRC và duy trì tốt điều kiện nầy .
G. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ SXKD
GIAI ĐOẠN 2010-2020
I. NHẬN ĐỊNH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN
2010-2020
1. Thuận lợi:
- Cadovimex hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu chất lượng và uy tín

đặt lên hàng đầu, nên thương hiệu CADOVIMEX ngày càng lớn mạnh trên thị trường
trong nước và, quốc tế.
- Được các cơ quan ban ngành tại địa phương, trung ương quan tâm giúp đỡ
kịp thời tạo thuận lợi cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt
động xã hội.
- Được các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng tín nhiệm, quan tâm tạo điều kiện cho
vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2009 lãi suất cơ
bản giảm so với năm 2008 và được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất/năm là cơ sở để tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí đầu vào đã có một số giảm giá
theo quy định như xăng dầu, bao bì, … Tỷ giá USD có khả năng tăng vào thời điểm
cuối năm sẽ có lợi cho đơn vị xuất khẩu.
- Trên cơ sở Review POR3 với thuế suất chung 4,25%, với kinh nghiệm và sự
liên kết tốt của các Công ty mà chủ trì là VASEP nên Review POR4 có khả năng sẽ
thấp hơn. Mặt khác nền kinh tế Mỹ và một số nước lớn đang phục hồi tốt, thị trường
ấm lại khả năng từ quý III/2009 về sau tốc độ nhập khẩu của các quốc gia này cao
hơn.
- Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) từ ngày 05/01/2009, tính thanh khoản cổ phiếu cao, tính minh bạch
trong hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện làm yên tâm các nhà đầu tư, tổ
chức tín dụng. Việc huy động vốn có khả năng khả thi hơn.
- Công ty với quá trình lịch sử hình thành và hoạt động nên đội ngũ cán bộ
CBCNVC- Lao động có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh quản lý, hoạt động trên cơ chế
thị trường, có Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đoàn kết thống nhất cao trong suy
nghĩ, hành động, các nhà đầu tư đặc biệt là cổ đông từ Bắc vào Nam và Nước ngoài
hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau có thể đóng góp nhiều kinh nghiệm, cập nhật
chia sẽ được nhiều thông tin quý báu trong quản lý điều hành SXKD .
- 18 –
- Vùng nuôi cá và nhà máy CADOVIMEX II ĐT đã đưa vào hoạt động trong
chính thức vào tháng 05/2008, đây là công ty có quy mô sản xuất tốt, có vùng nguyên
liệu đảm bảo, quy trình công nghê và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, trong giai

đoạn tới tiếp tục đẩy mạnh hoạt động góp phần cho Công ty đa dạng mặt hàng xuất
khẩu, chủ động trong sản xuất kinh doanh, thay vì trước đây mua hàng bên ngoài để
xuất khẩu.
Song song với những thuận lợi cơ bản như trên, Công ty cũng sẽ gặp một số
khó khăn nhất định như sau:
2. Khó khăn:
- Tuy tình hình kinh tế Mỹ và một số nước lớn trên thế giới có dấu hiệu khôi
phục dần, nhưng diễn biến vẫn còn phức tạp khó dự đoán. Thuế suất chống phá giá
chung ở thị trường Mỹ còn cao 4,25% ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu.
Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2008, hiện nay các nhà nhập khẩu vẫn
còn nghiêm khắc trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cũng như đặt ra
nhiều điều kiện bất lợi cho phía xuất khẩu.
- Nhiều doanh nghiệp nhỏ cùng ngành nghề thành lập, cung cấp hàng thủy sản
có chứa tạp chất cho thị trường Trung Quốc, dẫn đến tình hình cạnh tranh trong việc
mua nguyên liệu diễn ra đã quyết liệt do thiếu, nay càng gay gắt hơn. Mặt khác sản
lượng nguyên liệu thời gian tới có khả năng sụt giảm do việc nuôi tôm sú quá nhiều
rủi ro, ngư dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng hệ thống kỹ thuật và cơ
sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng chưa đồng bộ.
- Nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng yêu cầu SXKD là rất lớn, nếu các ngân
hàng không tạo điều kiện giải ngân đủ thì kế hoạch SXKD sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt
khi áp dụng Quyết định 131/QĐ.TTg của Chính phủ, Thông tư 02/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước và Thông tư 129/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Công ty gặp khó
khăn do hệ thống đại lý đóng tại vùng sâu vùng xa, vốn thấp, chuyển khoản thanh
toán liên ngân hàng phải mất thời gian 1-2 ngày mới nhận được tiền. Một số ngân
hàng chỉ giải quyết cho vay thu mua nguyên liệu chưa giải quyết cho vay hàng tồn
kho, các khoản chí phí kinh doanh khác thuộc vốn lưu động nên việc thanh toán nợ
với Ngân hàng nhiều lúc còn vướng mắc.
- Trong hệ thống máy móc thiết bị Công ty có một số hiệu quả hoạt động kém
cần được sửa chữa lớn, nâng cấp hoặc thay thế để giảm phí tiêu hao trong sản xuất
tăng sức cạnh cạnh .

- Đội ngũ CBCNLĐ tuy có khá, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho yêu cầu phát
triển cao của Công ty, đặc biệt là Công ty đã là Công ty đại chúng, việc cung cấp
thông tin phải chính xác kịp thời. Phải tập trung đào tạo, tập huấn cán bộ Công nhân
viên lao động để xây dựng chương trình và nhận chứng chỉ ACC. Trong đó Công ty
Cadovimex II mới hoạt động còn một số cán bộ quản lý chưa ngang tầm với nhiệm
vụ được giao .
- Mặc dù việc chống bán phá giá cá basa thị trường Mỹ của Công ty
Cadovimex II đã thực hiện được nhiều bước với luật sư, tuy nhiên phải còn nhiều thủ
- 19 –
tục quan trọng nữa mới có thể xuất khẩu sang thị trường MỸ, cuối năm 2008, thị
trường Nga đóng cửa tạm ngưng nhập hàng cá tra, cá basa.
II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ NĂM 2009
A. Chỉ tiêu chung:
1. Thu mua (tấn nguyên liệu) 21.600
2. Sản lượng chế biến (tấn thành phẩm) 11.500
3. Gia công mua ngoài (tấn TP) 900
4. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 58,5
5. Lợi nhuận (tỷ VNĐ) 20
B. Chi tiết :
1. Thu mua (tấn nguyên liệu) 21.600
− Tôm sú 6.000
− Tôm thẻ chì 2.600
− Thuỷ sản khác 13.000
1) Sản lượng chế biến (tấn TP) 11.500
− Tôm sú 3.700
− Tôm thẻ chì 1.300
− Thuỷ sản khác 6.500
*Chia theo đơn vị 11.500
− XN Nam Long 2.800
− XN F72 2.700

− CADOVIMEX II 6.000
2) Gia công mua ngoài (tấn TP) 900
3) Hiệu quả kinh doanh
− Doanh số ( tỷ VNĐ) 1.100
− Doanh số ngoại tệ (triệu USD) 58,5
− Lợi nhuận trước thuế (Tỷ VND) 20
− Chia cổ tức 15%
*Nâng mức lương bình quân công nhân lên 1.500.000 đ/người / tháng.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
- 20 –
Với những thuận lợi và khó khăn như trên, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và
chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, Hội đồng Quản trị - Ban Giám đốc Công ty tập trung chỉ
đạo thực hiện theo các nhóm giải pháp như sau:
- Tổ chức thực hiện có chiến lược dài hạn có sách lược cụ thể trên cả 3 lĩnh
vực: đầu vào, sản xuất và đầu ra, thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện nhận
định tình hình chung của tỉnh, trong nước và quốc tế để điều hành Công ty hợp lý,
hiệu quả.
- Kiểm soát nguồn nguyên liệu, huy động kịp thời theo yêu cầu về số lượng,
cơ cấu đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đúng thời gian.
- Đổi mới phương thức quản lý, tập huấn kỹ thuật cho đội ngủ quản lý trực
tiếp, công nhân lao động đảm bảo chất lượng hàng hóa sản xuất ngày được nâng cao,
tạo uy tín với khách hàng và bảo vệ nâng cao uy tín thương hiệu Cadovimex trên
thương trường.
- Xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, trưng bày sản phẩm quan hệ duy trì
tốt với khách hàng quen thuộc, tập trung mở rộng thêm thị trường một số nước giảm
mức độ ảnh hưởng của khách hàng trong tỷ trọng hàng xuất khẩu.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tiết kiệm chi phí, tiếp tục đầu tư, sữa
chữa, nâng cấp máy móc nhằm tăng năng suất, giải quyết tốt định mức chế biến, tăng
chất lượng sản phẩm thực hiện hạ giá thành sản phẩm, giá bán để có đủ điều kiện
cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay.

- Không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, đồng thời phát động
thường xuyên các phong trào thi đua khen thưởng, giải quyết tốt nhất các khoản thu
nhập, nhằm nâng cao đời sống người lao động, nâng quỹ lương bình quân.
- Có biện pháp thu hút cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn cao, từng
bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý SXKD trên cơ sở thực hiện cơ chế trả lương linh
hoạt, đãi ngộ thích hợp cán bộ có trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm cao .
- Khi thị trường chứng khoán tốt điều kiện thuận lợi Công ty sẽ phát hành tăng
vốn điều lệ Công ty lên 135 tỷ (tăng 55 tỷ) nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho đầu tư và
vốn lưu động cho SXKD. Thời điểm phát hành, phương thức phát hành, giá phát
hành, chính sách ưu đãi cho cổ đông chính thức, cổ đông hiện hữu, ĐHCĐ giao cho
HĐQT quyết định.
- Đổi mới toàn diện công tác quản lý SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động của
cán bộ chủ chốt, xem xét lại vị trí lãnh đạo của cán bộ chủ chốt, thay đổi bố trí một
cách hợp lý, quan tâm điều hành đến hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm và ý
thức tổ chức. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ tay nghề cụ thể, thiết thực cho
cán bộ công nhân lao động.
*Trước mắt tập trung thực hiện ngay các vấn đề như sau :
- Sửa chữa nâng cấp nền và nhà xưởng phân xưởng II, Thay ghép võ hệ thống
tủ đông Phân xưởng I xí nghiệp 72.
- Sửa chữa nâng cấp hế thống ống dẫn gas Xí nghiệp 72.
- 21 –
- Trang bị hệ thống đá vảy 30tấn /ngày đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Xây dựng lắp đặt bổ sung hệ thống xử lý thải Xí 72 và Xí nghiệp Nam Long
theo đúng tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường do nhà nước quy định.
- Xây dựng phòng Kiệm nghiệm vi sinh theo tiêu chuẩn Chi nhánh V, khi hoàn
thành số lượng hàng xuất Công ty sẽ tự kiểm không qua Chi nhánh V sẽ giảm chi phí
đáng kể cho Công ty.
- Đào tạo, tấp huấn cán bộ Công nhân viên, thay đổi hệ thống kỹ thuật… để
hoàn thành chương trình và nhận chứng chỉ ACC.
- Củng cố, xây dựng đội ngủ quản lý Công ty CADOVIMEX II đảm bảo hoàn

thành nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra.
- Hoàn chỉnh các hồ sơ có liên quan để công ty có thể phát hành cổ phiếu tăng
vốn điều lệ theo Nghị quyết đại hội cổ đông năm 2008 vào thời điểm thích hợp.
- Thực hiện công bố thông tin đúng và đủ theo luật định.
Chú thích :
DOC : Bộ thương mại Hoa Kỳ
POR :Period of Review –Giai đoạn rà soát

- 22 –
PHẦN 2 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI
1.MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
1.1. Môi trường kinh tế
 Việt Nam
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 vào khoảng 5.1%.
Đây là tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng Đông Nam Á năm 1997.
Tuy nhiên, trong tình hình suy thoái hiện nay, khi nhiều quốc gia đang loay hoay với
các con số tăng trưởng âm, thì đây vẫn là con số đáng lạc quan. Nguyên nhân chính
của vấn đề này là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, hầu hết các nước
trên thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các nền kinh tế đứng đầu thế giới như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Đây không chỉ là khủng hoảng tiền tệ- tài chính như các
cuộc khủng hoảng bình thường theo chu kỳ, mà đây là sự đổ vỡ của phương thức
quản lý tài chính tiền tệ toàn cầu, hàng loạt vụ bê bối tài chính nổ ra khiến cho tình
hình tài chính các nước phát triển đi vào khó khăn, tạo nên hiệu ứng dây chuyền trên
toàn thế giới. Nhà nước đã tung ra gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm hạn chế tác các tác
động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này, và đến nay nó đã đem lại nhiều dấu hiện khả
quan.
• Kim ngạch xuất nhập khẩu
Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim ngạch

nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng 18,1% kim
ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80 tỷ USD (giảm
4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD (giảm 1,1% so với
tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập siêu ở mức 1,75 tỷ USD
(tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của
10 tháng). Như vậy, nước ta vẫn tiếp tục nhập siêu. Sau 11 tháng, mức nhập siêu đã
lên đến gần 10,2 tỷ USD, cao hơn mức dự kiến cả năm; tỷ lệ nhập siêu lên đến
19,8%. Với mức nhập siêu như trên và có thể còn cao hơn trong tháng 12 tới thì cả
năm có thể vượt qua mức 12 tỷ USD.
Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng, 15
mặt hàng khác kim ngạch bị sụt giảm, trong đó có ngành thủy sản. Do khó khăn, hầu
hết các thị trường nhập khẩu chủ yếu của ta đều sụt giảm nhu cầu. tổng giá trị xuất
khẩu thuỷ sản của 10 tháng năm 2009 lên 3,488 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ
năm 2008. So với 10 tháng đầu năm 2008, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh và hàng
- 23 –
khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4%. Trong khi, cá tra, basa, mặt hàng xuất khẩu chủ
lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam lại giảm 8,6%. EU là thị
trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam (chiếm 41,4% thị
phần) đã sụt giảm 14% về khối lượng) và 19% về giá trị.
• Cán cân thanh toán quốc tế và thu chi Ngân sách Nhà nước
Tình hình cân đối ngoại tệ năm 2009 hết sức căng thẳng do xuất khẩu giảm,
trong khi nhu cầu nhập khẩu có thể vẫn gia tăng do yếu tố phục hồi sản xuất, giải
ngân các dự án sử dụng vốn FDI thấp; lượng kiều hối ở nước ngoài chuyển về
giảm…, và cán cân thanh toán năm nay lại tiếp tục thâm hụt, dự báo là 8868 tỷ USD
năm nay. Với mức dự trữ ngoại hối hiện nay là khoảng 20 tỷ USD thì con số này vẫn
nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ giảm mạnh so
với dự toán Quốc hội đã thông qua do giá dầu thô giảm kinh tế tăng trưởng thấp hơn
kế hoạch, cộng với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế để thúc đẩy sản
xuất - kinh doanh và giảm bớt khó khăn cho người lao động, kim ngạch xuất nhập

khẩu giảm sút... Từ những thực tế này, mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2009 sẽ
tăng lên khoảng 6 - 8% GDP, cao hơn 1 - 3% như dự tính ban đầu.
• Lãi suất
Từ ngày 1/10/2009 lãi suất chủ chốt bằng đồng Việt Nam ở mức 7%/năm; lãi
suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi
suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 5%/năm.
Trên cơ sở đó, lãi suất huy động và cho vay tối đa là 10,5%/năm. Mức lãi suất này đã
được duy trì ổn định liên tục trong vòng 9 tháng qua từ 1/2/2009 để điều tiết nền kinh
tế vĩ mô.
Hiện tại, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND theo thống kê mới nhất phổ biến
ở mức từ 9,5-10,5%/năm, trung và dài hạn phổ biến ở mức 10-10,5%/năm. Lãi suất
cho vay thỏa thuận đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng phổ biến từ 12-16,5%/năm. Nếu như
năm 2008, lãi suất liên tục biến động do lạm phát cao thì từ đầu năm 2009 đến nay,
các ngân hàng đã có những động thái tích cực nhằm ổn định mức lãi suất. Ngân hàng
Nhà nước đã có các biện pháp nâng lãi suất dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 5% và thanh
toán các trái phiếu cho ngân hàng thương mại để cải thiện khả năng thanh khoản cũng
như giảm bớt chi phí cho ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng thương mại có
điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng giới hạn lãi
suất trần huy động và cho vay là 10.5%/năm, mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước vừa
ra quyết định sẽ thanh tra ngân hàng nào đưa ra mức lãi suất vượt trần. Tuy lãi suất
khá cao, nhưng vẫn không mấy hấp dẫn. Các ngân hàng cho biết, vào thời điểm này,
việc huy động gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế làm cho giá vàng tăng cao, từ
đó xuất hiện tâm lý rút tiền giữ vàng để đảm bảo an toàn tài sản của người dân. Vì
vậy, việc xem xét cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn
nhiều do ngân hàng trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn. Đây sẽ là một trở
ngại mới cho các doanh nghiệp.
 Tỷ giá hối đoái
- 24 –
Việc thâm hụt cán cân thanh toán đã tạo sức ép tăng tỷ giá. Tuy nhiên, nhập

siêu không phải là nguyên nhân chủ yếu mà đó là do việc giảm nguồn cung từ đầu tư
trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình
trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự
mất giá của đồng tiền quốc gia.
Những tháng cuối năm 2009, tỷ giá VND/USD tăng lên mức trên dưới 18.500,
tăng khoảng 5.8% so với năm ngoái. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập khẩu, chi
phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ nguyên liệu nhập khẩu, chi
phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều
doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng đột biến.
• Tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát năm 2009 được dự báo là vào khoảng 7%, thấp hơn năm 2008,
nhưng cũng là mức lạm phát khá cao. Giá các mặt hàng tăng liên tục. tính đến tháng
11/2009, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước tăng 5,07%, trong đó, lương thực là mặt
hàng tăng mạnh nhất.
Lạm phát ở Việt Nam một phần là do chi phí đẩy lên, đặc biệt là giá xăng dầu
trên thị trường thế giới đã tăng từ 40 USD/thùng và có thể lên tới 75 USD/thùng. Sự
tăng giá của loại vật tư chiến lược này thường làm tăng chi phí đầu vào của các mặt
hàng khác tăng lên mà có thể thấy cước phí vận tải đang nhích dần lên.
• Thị trường chứng khoán
Năm 2006-2007 được xem là thời kỳ tăng trưởng thần kỳ của thị trường chứng
khoán Việt Nam và trên khắp các phương tiện truyền thông quốc tế, VN được nhắc
đến như một thị trường mới nổi đầy sức hấp dẫn. Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà
Nước, chỉ riêng năm 2007, vốn gián tiếp (FII) vào là 6,3 tỉ USD. Tuy nhiên, cả năm
2008 và những tháng đầu năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam lại bị xem là
thị trường tồi tệ nhất thế giới. Dòng vốn nước ngoài lại ồ ạt chảy ra khoảng 558 triệu
USD. Chỉ số VN-INDEX từ mức hơn 1000 điểm vào năm 2007 đã tụt xuống mức
dưới 500 điểm và liên tục không đổi trong suốt hai năm qua. Tình hình tài chính của
các công ty không mấy sáng sủa cùng với luật chứng khoán chưa rõ ràng khiến các
nhà đầu tư nản lòng, không dám mạo hiểm. tính thanh khoản của cổ phiếu thấp cùng
với các diễn biến xấu từ thị trường tài chính phố Wall khiến cho các doanh nghiệp

muốn cổ phần hóa, huy động vốn vào thời điểm này rất khó khăn.
 EU
Liên minh châu Âu European Union là một tổ chức liên chính phủ của các nước
châu Âu hiện nay có 27 quốc gia thành viên EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân
số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ
USD) trong năm 2007. đây là một trong những thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt
Nam, đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu từ VN là 10 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế EU cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng
hoảng này. Theo số liệu chính thức, khu vực châu Âu đã rơi vào suy thoái từ tháng
9/2008. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 của EU chỉ ở mức 0.1% và giới chuyên
gia dự báo tình hình sẽ còn ảm đạm hơn vào năm 2010. Kinh tế châu Âu đã rơi vào
một tình trạng suy thoái nặng nề nhất từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay, thậm chí
- 25 –

×