Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài giảng quy trình khám mắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 22 trang )

Quy trình khám Mắt
Bs-Ts Phạm Trọng Văn
Giảng viên chính Bộ môn Mắt Đại học Y khoa Hà nội
Hỏi bệnh
 Lý do đến khám bệnh:
-Mờ mắt: Một hay cả hai bên; Dần dần hay đột ngột; Mới xảy ra hay đã
từ lâu; Nheo mắt lại nhìn có rõ hơn không
-Đỏ mắt: Các nguyên nhân gây đỏ mắt
-Chói cộm (cát rơi vào mắt)
-Chảy nước mắt (tắc lệ đạo, lông xiêu, bệnh lý giác mạc)
-Rử mắt (ghèn)(viêm kết mạc); Màu sắc của rử mắt; Rử mắt xuất hiện
nhiều khi nào (khi ngủ dậy)
-Đau nhức mắt: Nhức trong con mắt (glôcôm góc đóng cơn cấp, viêm
màng bồ đào) hay quanh nhãn cầu; Đau nhức có tăng lên khi vận
động nhãn cầu (viêm củng mạc hay viêm thị thần kinh)
-Ruồi bay (bong võng mạc, viêm màng bồ đào)
-Nhìn vật biến dạng (bệnh lý hoàng điểm)
-Nhìn một thành hai hình (lác liệt gây song thị)
-Lồi mắt (bệnh Basedow, u hốc mắt, thông động mạch cảnh-xoang
hang)
-Hai mắt không cân đối (lác mắt, sụp mi, co rút mi, lồi mắt)
Hỏi bệnh
 Diễn biến của bệnh; Chẩn đoán và điều trị trước đó; Tình trạng tái
phát; Kết quả đáp ứng với điều trị
 Các bệnh lý toàn thân khác
 Tiền sử gia đình; bọ đốt; tiếp xúc với súc vật; ăn thịt nấu tái
Khám bệnh
 Quan sát hai mắt (Lác mắt, lồi mắt)
 Đánh giá vận nhãn 9 hướng
Khám bệnh
Khám bệnh


 Khám có thứ tự (Lệ đạo, mi mắt, kết mạc, giác mạc và các thành phần
bện trong nhãn cầu)
 Khám cẩn thận trước khi làm các thủ thuật (đo nhãn áp, kiểm tra lệ
đạo)
 Khám lệ đạo: Điểm lệ, túi lệ, quan sát vệt nước mắt bờ mi (vơi hay đầy),
Jone test I và II, bơm và thông thăm dò lệ đạo
Khám bệnh
 Khám mi mắt:
-Mi có sưng nề (chắp, lẹo), u. mụn nước (zona mắt), biến dạng (lông xiêu,
quặm)
-Sụp mi hay co rút mi (Basedow)
-Hở mi mắt (sẹo, liệt dây VII)
-Sa da mi (tuổi già)
-Tình trạng bờ mi (cương tụ mạch, tuyến tăng tiết, loét)
-Tình trạng lông mi (rụng, bạc, hai hàng chân lông mi)
Khám bệnh
 Khám kết mạc:
-Kết mạc sụn mi (nhú viêm, thẩm lậu, hột, sẹo, u hạt, sắc tố)
-Kết mạc nhãn cầu (cương tụ nông hay sâu, u, đọng sắc tố)
-Kết mạc cùng đồ (không có cùng đồ trong dính mi cầu)
Khám bệnh
Khám bệnh
 Khám giác mạc:
-Mất biểu mô (Fluorescein test)
-Loét (hoại tử, hình dạng ổ loét khi nhuộm Fluorescein)
-Thẩm lậu
-Tân mạch (nông, sâu)
-Tổ chức xơ mạch xâm nhập
-Lắng đọng bất thường (thoái hoá dải băng, thoái hoá tuổi già)
-Giãn phình giác mạc

-Mỏng giác mạc
-Phù nề giác mạc
-Bọng biểu mô
-Sợi trên giác mạc
-Lớp nước mắt trước giác mạc (nhuộm Fluorescein); Đo BUT
Khám bệnh
Khám bệnh
Khám bệnh
 Khám củng mạc:
-Cương tụ hệ mạch thượng củng mạc
-Phù củng mạc (dùng đèn khe và ánh sáng xanh lục)
-U hạt củng mạc (viêm củng mạc)
-Nhuyễn củng mạc (viêm khớp dạng thấp)
-Giãn phình củng mạc phía trước (tăng nhãn áp lâu ngày)
Khám bệnh
 Khám tiền phòng:
-Tiền phòng nông (cơn glôcôm góc đóng,
đục thể thuỷ tinh trương phồng,
thủng giác mạc)
-Tiền phòng sâu (lệch thể thuỷ tinh)
-Máu hay mủ tiền phòng
Khám bệnh
 Khám mống mắt và đồng tử:
-Teo mống mắt (viêm mống mắt zona, teo mống mắt tiến triển)
-Mống mắt đổi màu (dùng thuốc hạ nhãn áp dạng prostaglandin)
-U, nốt ruồi mống mắt, tân mạch
-Co đồng tử một bên (hội chứng Horner, thuốc)
-Giãn đồng tử (thuốc, mất chức năng)
-Phản xạ đồng tử (nhìn gần, với ánh sáng, trực tiếp, liên vận)
Khám bệnh

 Khám thể thuỷ tinh:
-Đục thể thuỷ tinh (vị trí đục, màu sắc)
-Lệch thể thuỷ tinh
-Tình trạng IOL (cân đối, trong bao, đục bao sau)
Khám bệnh
 Khám dịch kính, võng mạc:
-Gai thị (lõm gai, phù gai)
-Hoàng điểm (phù hoàng điểm)
-Mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, giao thoa)
-Xuất huyết (vị trí)
-Xuất tiết (cứng hay mềm)
-Phình mạch, mạch máu bất thường
-Khối u
-Rách võng mạc (lỗ, hình móng ngựa, vết rách khổng lồ, đứt chân võng mạc)
-Bong võng mạc
-Bong thanh dịch
-Nếp gấp võng mạc
-Drusen
-Bong màng dịch kính
-Dày màng dịch kính
-Màng trước võng mạc
-Dày võng mạc
-Tân mạch võng mạc, trước gai thị
Khám bệnh
Khám bệnh
Soi đáy mắt trực tiếp
1/ Giãn đồng tử
2/ Soi bằng mắt đối bên
3/ Để máy cách mắt bệnh nhân 50 cm để đánh giá ánh đồng tử
4/ Tiến dần về phía mắt bệnh nhân và quan sát các chi tiết đáy mắt (quan sát

lần lượt gai thị, hoàng điểm, mạch máu và các dấu hiệu khác)
Cách tra thuốc mắt
1/ Kéo mi dưới
2/ Tra một giọt thuốc vào cùng đồ
dưới
3/ Bịt điểm lệ
4/ Lau khô thuốc thừa
Lật mi trên
1/ Nhìn xuống dưới
2/ Dùng ngón cái và ngón
trỏ kéo nhẹ da mi trên
3/ Đưa nhẹ ngón trỏ ra
sau để đẩy lên bờ trên
sụn mi và lật mi
1/ Nhìn xuống dưới
2/ Dùng ngón cái và ngón trỏ
nắm lấy lông mi
3/ Dùng tăm bông nhỏ ấn nhẹ
lên bờ trên sụn mi và lật mi
Ước lượng nhãn áp
Đánh giá nhãn áp nhanh khi
không có đủ phương tiện hay
khi tình trạng giác mạc quá xấu
1/ Nhìn xuống dưới
2/ Dùng hai ngón trỏ ấn nhẹ lên
củng mạc để đánh giá độ căng
của nhãn cầu
3/ So sánh hai mắt

×