Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đề cương răng hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.25 KB, 30 trang )

1

Đề cương RHM
Câu 1: Phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn.
Đặc điểm
Răng sữa
Răng vĩnh viễn
Số lượng
20
28 - 32
Hình thể
- Chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn
và đều đặn hơn.
- Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh tương đối
dày hơn.
- Tỷ lệ buồng tủy lớn hơn và sừng tủy lên
cao hơn về phía mặt nhai (nhất là phía
gần).
- Gờ cổ răng nhô cao (nhất là mặt ngoài).
- Cổ răng thắt lại rõ rệt.
- Chân răng dài và mảnh hơn (so với kích
thước thân răng).
- Chân răng tách ra ở gần cổ răng hơn.
Chân răng choãi hơn vì có mầm răng vĩnh
viễn ở dưới.

Thành phần
Chất hữu cơ và nước nhiều hơn, chất vô
cơ ít hơn nên k cứng bằng răng vĩnh viễn.

Kích thước


Nhỏ hơn

Màu sắc
Màu trắng như sữa do lớp men răng
mỏng.
Màu trắng hơi vàng.
Tuổi mọc
6 tháng – 3 tuổi
6 – 25 tuổi
Khớp cắn
- Theo mphẳng
đứng dọc

- Theo mphẳng
ngang

- Theo mphẳng
đứng ngang

- Các răng sữa trên và dưới gặp nhau theo
đường thẳng.

- 10 răng sữa ở một hàm tạo nên hình nửa
vòng tròn.

- Các răng sữa có trục gần như thẳng đứng
(theo cả chiều gần xa và ngoài trong).

- Các răng vĩnh viễn gặp nhau theo
đường cong lồi xuống dưới (đường cong

Spee)
- 16 răng vĩnh viễn ở một hàm tạo nên
một cung răng có chiều dài gần gấp đôi
cung răng sữa.
- Các răng vĩnh viễn có trục nghiêng về
phía xa trong đối với răng hàm trên và
phía xa ngoài đối với răng hàm dưới, nên
trục răng trên và dưới hội tụ về phía trên.

Câu 2: Trình bày tai biến do mọc răng.
1. Tai biến do mọc răng sữa:
- Bệnh sinh:
+ Nhiễm trùng ổ quanh răng.
+ Thuyết phản xạ.
- Tai biến tại chỗ:
+ Viêm lợi vùng răng cửa.
+ Viêm lợi vùng răng hàm.
+ Viêm miệng áp – tơ (aphtouse).
+ Viêm lợi miệng thể có màng hoặc loét.
+ Các nang mầm răng hoặc nang quanh thân răng.
- Tai biến vùng: chảy nước mắt nước mũi, đỏ má (phản ứng vận mạch do kích thích dây V), Herpes, chàm,
chốc đầu, phản ứng hạch.
- RL toàn thân: có thể xuất hiện trước 2 – 3 ngày, hoặc cùng lúc với răng mọc.
2

+ Sốt cao.
+ RL tiêu hóa.
+ Viêm phế quản do mọc răng.
- Điều trị:
+ Vệ sinh răng miệng tại chỗ bằng nước có natri borat.

+ Bôi tại chỗ sindolor, sedative.
+ Nếu viêm quanh thân răng có mủ thì tách lợi, không đụng đến nang.
+ Có thể phải điều trị kháng sinh.
+ Nâng cao thể trạng bằng vitamin C.
2. Tai biến do mọc răng vĩnh viễn:
- Thường mầm răng vĩnh viễn ở sau chân răng cửa sữa hay ở giữa các chân răng hàm sữa -> khi mọc làm tiêu
chân răng sữa.
- ít gặp tai biến vì thời gian mọc dài hơn (trên 6 tháng)
và thay thế răng sữa nên mọc dễ dàng (trừ hai răng số 6 và số 7 nhưng thg chỉ tai biến tại chỗ).
- Chậm mọc răng do suy dinh dưỡng, thiểu năng tuyến giáp.
- Răng mọc sớm sau các bệnh sún răng, nhổ răng sữa quá sớm.
- Viêm quanh thân răng hiếm gặp, nếu có thì xuất hiện cương tụ, lợi đỏ phồng, khó chịu, khi mọc gần xong
có thể còn lại một miếng lợi trùm phần xa chân răng.
- Viêm miệng đỏ nửa hàm có phản ứng hạch.
- Tai biến cơ học:
+ Răng số 6 bị xô về phía gần.
+ Các răng sữa còn tồn tại trên hàm.
+ Các răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, ngầm.
3. Tai biến do mọc răng khôn:
Khi mọc răng 8 dưới hay gặp tai biến hơn mọc răng 8 trên, đa số do nhiễm trùng, một phần do rối loạn cơ
học và thần kinh. Tai biến không xảy ra khi răng còn nằm trong xương hàm.
Bệnh sinh: điều kiện gây các tai biến:
+ Trục răng chéo, khoảng cách sau hàm hẹp, răng thường nghiêng từ sau ra trước, mầm răng ở sau
và thấp hơn răng 7.
+ Răng 8 nằm trong vùng phát triển của xương hàm nên dễ bị kéo nằm ngang và ra sau.
+ Răng mọc cuối cùng nên hay bị thiếu chỗ.
+ Thân của răng khôn nằm trong một ổ nửa kín nửa hở.
+ Phía sau răng 8 là vùng trũng, dễ đọng TĂ, dễ bị viêm.
Tai biến:
- Viêm quanh thân răng:

+ Cơ năng: BN đau vùng góc hàm, đau lan lên tai, há miệng hạn chế, nuốt khó và đau.
+ Khám: niêm mạc lợi đỏ trùm lên răng 8, ấn đau, in dấu răng đối diện, có thể loét, có mủ, túi lợi
trùm (viêm đỏ, có mủ), có phản ứng hạch góc hàm, sốt, co khít hàm.
+ Tiến triển: diễn biến trong vài ngày hay vài tuần. Khi răng 8 đã thoát lên, nếu triệu chứng nhẹ đi thì
giữ được, nếu nặng lên thì phải nhổ.
Hay tái phát sau 2 – 3 tháng.
+ Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng, tiến triển, mọc thẳng hay lệch, đủ chỗ hay thiếu, chụp phim phân
loại.
+ Điều trị: giảm đau, kháng sinh mạnh, bơm rửa túi lợi bằng nước oxy già 5 – 6 thể tích, vệ sinh răng
miệng, dẫn lưu mủ nếu có áp xe, cắt lợi trùm, nhổ răng theo chỉ định.
- Biến chứng ở niêm mạc miệng: viêm lợi miệng.
- Biến chứng ở mô liên kết (viêm mô tế bào):
+ Viêm thể tụ bờ trước cơ mút.
+ Viêm tấy cơ cắn.
+ Viêm tổ chức liên kết ở má.
3

+ Áp xe di cư vùng răng hàm nhỏ.
+ Viêm trụ trước amidan.
- Biến chứng hạch.
- Biến chứng gây viêm xương tủy hàm.
- Nhiễm trùng xa.
- U hạt, nang chân răng.
- Biến chứng cơ học.
- Biến chứng thần kinh.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị sâu răng.
1. Nguyên nhân:
Sơ đồ White:
Dòng chảy, pH quanh răng









a) Vai trò của glucid:
+ Thức ăn có nhiều glucid có ảnh hưởng tới sâu răng.
+ Thí nghiệm với chuột: nếu cho chuột ăn trực tiếp TĂ chứa 60% đường thì thấy chuột bị sâu răng,
nhưng ăn gián tiếp bằng cách bơm thẳng vào thực quản -> không bị sâu răng.
=> chứng tỏ khi ăn đường giắt ở trong răng gây sâu răng.
+ Trong thức ăn có 2 loại đường:
đường nội sinh (có trong hoa quả, rau)
đường ngoại sinh (đường bổ sung, nước quả, sữa): có khả năng gây bệnh cao hơn.
Trong các loại đường, sucrose có khả năng gây sâu răng cao hơn glucose, fructose, maltose, galactose,
lactose. Khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà quan trọng là số lần sử dụng và thời gian
đường bám dính trên răng.
+ Cơ chế là vi khuẩn gây sâu răng chuyển hóa đường thành acid và sự sinh acid này làm mất khoáng men.
b) Vai trò của vi khuẩn:
Thí nghiệm với 2 lô chuột: 1 lô cho chuột ăn trực tiếp TĂ gây sâu răng (60% đường) trong MT hữu khuẩn,
1 lô cho ăn trực tiếp TĂ gây sâu răng trong MT vô khuẩn.
Sau một thời gian thấy lô chuột nuôi trong MT hữu khuẩn có tỉ lệ sâu răng cao.
Như vậy, VK và đường là nguyên nhân gây sâu răng.
Một số VK gây sâu răng: Streptococcus mutants, Lactobacillus, Actinomycetes…
c) Răng:
- Men răng:
+ Khả năng hòa tan men tỉ lệ nghịch với nồng độ flour trong men răng do tinh thể flourapatit ít bị hòa tan bởi
acid hơn các tinh thể hydroxyapatit khi pH > 4,5.
+ Sự kết hợp của ion flour vào cấu trúc của răng trong quá trình phát triển hoặc sử dụng flour tại chỗ sau khi

răng mọc làm giảm sự hủy khoáng, tăng cường khả năng tái khoáng của men răng.
+ Men thiểu sản hay men kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng nhưng
không gây tăng tỉ lệ các tổn thương khởi phát.
- Hình thể:
Răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do dễ lắng đọng, tập trung mảng bám.
Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
- Vị trí:
Nước bọt
Chất nền
Vi khuẩn

Răng
4

Răng mọc lệch lạc làm tăng khả năng giữ mảng bám nên dễ bị sâu hơn.
d) Nước bọt và sâu răng: Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ răng, có tác dụng làm giảm sâu
răng nhờ:
- Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn TĂ còn sót
lại sau ăn và VK trên bề mặt răng.
- Các thành phần có trong nước bọt như mucin, các immunoglobulin có tác dụng ngăn cản sự gắn kết của vi
khuẩn với răng.
- Nước bọt cung cấp các ion Ca
++
, PO
4
3-
và flour để tái khoáng men răng, cung cấp ion bicarbonat tham gia
vào quá trình đệm.
- Nước bọt tạo một lớp màng mỏng có vai trò như hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ.
=> Người bị bệnh tuyến nước bọt có tỉ lệ sâu răng cao hơn nhiều người bình thường.

e) Vai trò của yếu tố vi lượng:
- Flour làm giảm sâu răng do kết hợp với apatit của men răng, ngà răng tạo thành flourapatit cứng hơn men
và ngà rất nhiều.
- Vitamin D và calci: vitamin D giúp hấp thu calci. Trong bệnh còi xương kháng vitamin D thì lắng đọng
calci kém, làm ảnh hưởng tới độ cứng của men ngà, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
f) Chế độ ăn:
- Chế độ ăn nhiều phosphate có khả năng làm giảm tỉ lệ sâu răng. Tăng chất béo trong khẩu phần ăn có thể
làm giảm tác động của các tác nhân gây sâu răng.
- Ăn nhiều đường, nhất là ăn vặt thường xuyên giữa các bữa ăn chính làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt,
nhất là bú trong khi đi ngủ làm tăng tỉ lệ sâu răng.
- Chỉnh nha, sử dụng hàm giả bán phần, trám răng không đúng quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các
mảnh TĂ, mảng bám VK do đó làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
g) Yếu tố di truyền: liên quan đến hình thể, cấu trúc răng, nước bọt, độ nhạy cảm với VK… tuy nhiên nó chỉ
tác động rất nhỏ so với yếu tố MT.
Tóm lại: sâu răng là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm
chính và nhóm phụ:
- Nhóm chính: có 3 yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra:
+ VK: thường xuyên có trong miệng, trong đó S.mutants là thủ phạm chính.
+ Chất bột và đường: dính vào răng sau ăn, dưới t.động của VK sẽ lên men và biến thành acid.
+ Răng: có khả năng bị sâu nằm trong MT miệng.
Men răng giữ vai trò trọng yếu.
- Nhóm phụ: nhiều yếu tố như nước bọt, di truyền, đặc tính của răng… Nhóm này tác động làm tăng hay
giảm sâu răng và gây vị trí lỗ sâu khác nhau.
2. Sâu men:
Các tổn thương sâu men ở GĐ sớm chỉ được xác định bằng mắt và các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán khác
chứ không được thăm khám bằng thám châm, tránh làm sập lớp bề mặt của tổn thương.
- Thăm khám bằng mắt (độ đặc hiệu 90%, độ nhạy 60 – 70%): thổi khô bề mặt răng tổn thương thấy các
vết trắng, mất độ nhẵn bóng. Các vết trắng chỉ có thể nhìn thấy sau khi thổi khô là những tổn thương có khả
năng hồi phục cao bằng cách điều trị tái khoáng hóa mà không cần phải mài răng. Ngược lại, các vết trắng có

thể nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt thì khả năng hồi phục thấp hơn.
- Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán:
+ Phim cánh cắn: các dấu hiệu mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt nhai trên XQ chỉ cho phép chẩn đoán là
có sự hủy khoáng chứ không chẩn đoán được sự phá hủy bề mặt và sự hình thành lỗ sâu, trừ khi tổn thương
bị phá hủy rộng.
+ ERM: đo điện trở men.
+ Ánh sáng xuyên sợi
+ Laser huỳnh quang
+ QLF
5

- Chẩn đoán phân biệt:
+ Bệnh nhiễm Fluorose: các chấm thường nhẵn, nhiều ở mặt ngoài, có đều ở các răng đối xứng.
+ Thiểu sản men: tổn thương lan theo chiều rộng hơn, vị trí thường gặp ở mặt ngoài răng, tổn thương
thường gặp ở cả nhóm răng có cùng thời gian hình thành.
- Điều trị: bôi gel Fluor 10% liên tục trong 5 – 6 tháng, tổn thương được hồi phục hoàn toàn.
3. Sâu ngà:
a) Cơ năng: BN không ê buốt hoặc chỉ ê buốt khi có kích thích (chua, ngọt, lạnh), ngừng kích thích thì hết ê
buốt.
b) LS: nhìn, thăm khám bằng thám châm:
- Nhìn: lỗ sâu đổi màu, màu sắc thay đổi tùy thuộc GĐ tiến triển của tổn thương.
Tổn thương sâu răng có thể gặp ở các mặt của răng, tỉ lệ tổn thương ở các vị trí phụ thuộc độ tuổi hay loại
răng: răng sữa TE hay tổn thương nhiều mặt nhai, mặt bên; răng vĩnh viễn ở người trẻ và trưởng thành hay
gặp ở mặt nhai; những người có tuổi tổn thương hay gặp ở mặt bên. Nhưng những tổn thương này đều phải
chưa vào đến buồng tủy.
- Khám bằng thám châm thấy đáy lỗ sâu gồ ghề, cứng hoặc có nhiều ngà mềm, ngà mủn, đôi khi chỉ thấy
được dấu hiệu mắc thám châm.
Đáy lỗ sâu tổn thương mềm: sâu răng đang tiến triển.
Đáy lỗ sâu tổn thương cứng: sâu răng đã ổn định.
Mỗi đợt phát triển hay ngừng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm ở lỗ sâu nhỏ 2 – 3 mm.

Sự khác biệt giữa sâu ngà nông và sâu ngà sâu là chiều sâu của lỗ sâu.
Tổn thương sâu < 2mm: sâu ngà nông.
Tổn thương sâu ≥ 2mm chưa hở tủy: sâu ngà sâu.
- Thử nghiệm:
+ Lạnh: buốt hay (+)
+ Điện: ngưỡng kích thích điện bình thường 2 – 6 mA.
+ Cơ học (khoan thử): có đáp ứng hay có ê buốt.
- XQ: phim cánh cắn có giá trị nhất. Các dấu hiệu mất cản quang ở mặt bên và mặt nhai chỉ cho phép chẩn
đoán có sự hủy khoáng chứ không chẩn đoán được lớp bề mặt đã bị phá hủy và hình thành lỗ sâu, trừ khi tổn
thương phá hủy rộng.
- Các TH khó chẩn đoán:
+ Lỗ sâu hố rãnh: khó phát hiện bằng thám châm do khó phân biệt được dấu hiệu mắc thám châm với các
cấu trúc GP bình thường của hố rãnh. Tiêu chuẩn (3 dấu hiệu): (1) đáy rãnh mềm, (2) men răng đục xung
quanh hố rãnh, (3) ngà mềm có thể bị bong ra do thám châm.
+ Lỗ sâu mặt bên: chụp phim cánh cắn giúp phát hiện sớm nhất. Nếu sự hủy khoáng dưới bề mặt lan rộng
đến ngà răng làm cho ngà răng đổi màu, có thể nhìn thấy phần men đổi màu từ phía mặt nhai hoặc mặt trong
và mặt ngoài.
+ Lỗ sâu chân răng: thường gặp ở người già do bệnh nha chu, chân răng bị lộ. Bề mặt lỗ sâu có thể đổi màu,
đáy cứng là biểu hiện của sự tái khoáng hóa và lỗ sâu ngừng tiến triển, ngược lại lỗ sâu đang hoạt động thì
đáy mềm và ít đổi màu.
c) Chẩn đoán xác định:
+ Chỉ buốt khi có kích thích (chua, ngọt, lạnh), lỗ sâu nông, chưa vào buồng tủy.
+ Thử nghiệm lạnh (+)
+ Ngưỡng kích thích điện ở mức bình thường (2 – 6 mA)
d) Chẩn đoán phân biệt:
+ Với răng sữa: phân biệt sún răng. Sún răng hay gặp ở răng cửa trên. Tổn thương bắt đầu ở giữa mặt ngoài
răng cửa, ăn lan sang 2 bên, tổn thương có nhiều sắc tố đen, trẻ thường không thấy đau buốt gì.
+ Thiểu sản răng: tổn thương gây mất men ngà tạo thành rãnh, ngấn ở mặt ngoài các răng cửa hoặc mặt nhai
các răng hàm. Tổn thương đều từ trên xuống dưới, ở nhiều răng hay từng nhóm răng có cùng tuổi mọc.
+ Lõm hình chêm: vị trí thường ở mặt ngoài cổ răng 3, 4, 5, hay bị cả 2 bên. Đáy tổn thương hình nhị diện,

rất cứng và nhẵn bóng.
6

e) Điều trị sâu ngà:
- Nguyên tắc:
+ Phải loại bỏ hoàn toàn các yếu tố kích thích, VK và độc tố VK, tránh gây tổn thương tiếp tới tổ chức ngà
và tổ chức tủy phía dưới.
+ Trong khi điều trị không được làm tổn thương tới tổ chức tủy hay phá hủy nhiều tổ chức ngà lành.
+ Tạo lỗ hàn theo đúng nguyên tắc của Black (thành thẳng, đáy bằng, góc tù). Không làm yếu thành lỗ hàn,
tạo điều kiện giữ bền vững cho miếng hàn.
+ Chọn chất hàn thích hợp cho từng loại răng và mức độ tổn thương để sau khi hàn, tổ chức ngà và tủy được
hồi phục và tái tạo tốt.
+ Dùng các chất sát khuẩn nhẹ, tránh làm tổn thương tới tủy răng.
- Các bước:
(1) lấy sạch ngà mủn, tạo sửa lỗ hàn.
(2) rửa sạch lỗ hàn bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn nhẹ bằng cồn 70°.
(3) chặn nước bọt, làm khô bằng cục bông hay xì hơi.
(4) hàn vĩnh viễn đối với S
2
bằng các chất hàn thích hợp (amalgan, composit…) tùy loại răng.
Hàn tạm thời đối với S
3
bằng eugenat, theo dõi 1 – 2 tuần, nếu BN không đau buốt gì thì hàn vĩnh viễn.
(5) Hẹn BN quay lại sau 2 – 3 ngày để kiểm tra và đánh bóng mặt vết hàn, nhất là khi hàn bằng amalgan.
f) Biến chứng:
- Trong điều trị: khi khám, khoan có thể làm thủng vào buồng tủy.
- Sau điều trị: có thể tủy răng bị viêm hay hoại tử do khi khoan tạo lỗ hàn với tốc độ cao mà không làm lạnh
bằng nước, do dùng thuốc sát trùng mạnh, do các dịch hàn thừa…
viêm kẽ lợi, nhú lợi do dây chất hàn thừa ra ngoài.
Câu 4: Trình bày nguyên nhân, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm tủy.

1. Nguyên nhân:
Có 3 nhóm chính: nhiễm khuẩn, yếu tố lý học, yếu tố hóa học. Mỗi loại được chia ra nguyên nhân toàn thân
và tại chỗ.
a) Nguyên nhân nhiễm khuẩn:
- Toàn thân: Vi khuẩn từ đường máu hay bạch mạch tới tủy răng. VD: trong bệnh thương hàn, E.coli ở tủy
răng sau viêm ruột thừa, trực khuẩn Hansen ở tủy răng trong bệnh phong…
- Tại chỗ: do sâu răng hoặc do lỗ hở ở sừng tủy, buồng tủy, lõm hình chêm, rạn răng tạo đường vào cho VK.
Hoặc do viêm quanh răng GĐ II, III có thể gây viêm tủy ngược dòng.
- Có thể viêm tủy vô căn: loạn dưỡng tủy răng ở người già, teo tủy răng ở người già.
b) Yếu tố vật lý:
- Toàn thân: sự thay đổi độ cao đột ngột, tăng tốc nhanh, thay đổi áp suất (khi đi máy bay, lặn sâu) có thể
gây viêm tủy. Đó là do không khí còn sót lại dưới đáy chất hàn ép lên tủy răng hoặc ở răng đã điều trị tủy
nhưng ống tủy hàn không kín.
- Tại chỗ: yếu tố cơ học hay nhiệt độ cao có thể gây viêm tủy răng.
+ Yếu tố cơ học: một số sang chấn gây sứt, mẻ, rạn nứt răng hay sang chấn nhẹ liên tục (khớp cắn
sai, thói quen cắn chỉ, chất hàn cao…), mài răng với tốc độ cao hoặc khoan, mài liên tục.
+ Yếu tố nhiệt độ: nhiệt độ tăng hay giảm đột ngột (>56°C) có thể gây viêm tủy răng. VD khi mài
răng ở tốc độ cao mà không tưới nước.
+ Yếu tố điện: thử điện với cường độ quá lớn.
c) Yếu tố hóa học:
- Toàn thân: các bệnh ĐTĐ, Goutte hay nhiễm độc chì, thủy ngân có thể gây hoại tử tủy.
- Tại chỗ: khi dùng các chất sát khuẩn mạnh để sát khuẩn lỗ sâu như nitrat bạc, phenol; các dịch hàn thừa
của xi măng hay thủy ngân khi hàn amalgan bạc. Lớp ngà còn lại giữa lỗ sâu và buồng tủy càng mỏng thì ảnh
hưởng của thuốc càng mạnh.
2. Lâm sàng, chẩn đoán, điều trị:
Có 3 loại viêm tủy: (1) viêm tủy có hồi phục, (2) viêm tủy không hội phục, (3) tủy chết hay tủy hoại tử.
a) Viêm tủy có hồi phục (T1) (sung huyết tủy)
7

* Triệu chứng:

- Cơ năng:
+ Đau buốt khi có kích thích (lạnh, chua, ngọt), kéo dài vài phút sau khi hết kích thích.
+ Hoặc các cơn đau tự nhiên ngắn, thưa.
- Thực thể:
+ Có lỗ sâu (kích thước thường lớn) hoặc tổn thương tổ chức cứng của răng không do sâu (lõm
hình chêm, thiểu sản…) nhưng chưa vào đến buồng tủy, hoặc có hở tủy do tai nạn điều trị.
+ Răng không đổi màu, không lung lay.
+ Gõ: không có phản ứng, hoặc gõ ngang đau nhẹ.
+ Thử nghiệm:
Lạnh (+)
Điện: ngưỡng kích thích thấp hơn bình thường đã có đáp ứng (bt 2 – 6mA)
+ XQ: có thể thấy tổn thương tổ chức cứng nhưng không có tổn thương cuống.
* Chẩn đoán phân biệt:
+ Sâu ngà sâu
+ Viêm tủy không hồi phục: cơn đau tự nhiên kéo dài 15’ đến hàng giờ, đau nhiều về đêm, đau lan
½ mặt, khoảng cách giữa các cơn ngắn, lỗ sâu to, có thể nhìn thấy ánh tủy hồng qua lớp ngà, gõ ngang đau
hơn gõ dọc.
* Điều trị:
- Mục đích: sau điều trị, tủy răng hồi phục và đảm nhận được các chức năng sinh lý bt.
- Nguyên tắc:
(1) Khám và chẩn đoán chính xác tổn thương.
(2) Không làm tổn thương thêm tổ chức ở dưới trong và sau điều trị.
(3) Tạo điều kiện tốt cho tủy răng sau hàn được hồi phục và phát triển.
(4) Chất hàn phải là chất trơ không độc, có kích thích tốt cho sự hồi phục và phát triển của tủy.
- Các bước:
(1) Lấy sạch ngà mủn và TĂ.
(2) Lấy hết lớp ngà mềm.
(3) Bơm rửa sạch và sát khuẩn nhẹ lỗ sâu bằng cồn 70°.
(4) Chặn nước bọt và làm khô bằng hơi hoặc cục bông.
(5) Hàn tạm bằng eugenat.

(6) Theo dõi: thời gian theo dõi từ 3 – 6 tháng, bằng các dấu hiệu LS và thử nghiệm lạnh, ngưỡng
kích thích điện. LS theo dõi 1 – 2 tuần, nếu BN ko đau buốt thì lấy bớt eugenat, tạo hình lại thân răng bằng
amalgan, xi măng, composit
* Tiên lượng: đối với viêm tủy có hồi phục, nếu nguyên nhân được loại trừ sớm, việc điều trị đúng cách sẽ
đem lại hiệu quả tốt. Nếu nguyên nhân được loại trừ mà hiện tượng đau vẫn tái diễn thì tiên lượng xấu, phải
lấy tủy và hàn ống tủy.
b) Viêm tủy không hồi phục (T2)
* Triệu chứng:
- Cơ năng: tính chất cơn đau điển hình của viêm tủy.
Cơn đau tự nhiên, kéo dài 15 – 20’ đến hàng giờ. Khoảng cách giữa các cơn đau ngắn.
Cường độ: dữ dội làm BN rất khó chịu, không ăn ngủ được, đau theo nhịp mạch đập, có thể lan tới
răng khác làm BN không phân biệt được đau răng nào, đau lan nửa mặt hoặc nửa đầu.
Đau nhiều về đêm, đau tăng lên khi ở tư thế dốc đầu.
- Thực thể:
+ Thường có lỗ sâu lớn và sâu, đáy mềm nhiều ngà mủn. Có thể thấy ánh hồng của tủy hoặc một
điểm hở tủy.
+ Nếu không có tổn thương sâu răng thì phải tìm tổn thương tổ chức cứng không do sâu răng (lõm
hình chêm, mòn răng) hoặc những chỗ rạn nứt, vỡ mẻ răng.
8

+ Khi không có những tổn thương trên mà vẫn có dấu hiệu viêm tủy cấp, cần tìm nguyên nhân khác
như viêm quanh răng ở giai đoạn II, III (viêm quanh răng toàn bộ, một răng hay nhóm răng) gây viêm tủy
ngược dòng.
+ Răng không lung lay, không đổi màu.
+ Gõ ngang đau hơn gõ dọc.
+ Thử nghiệm:
Thử lạnh: rất đau.
Thử điện: ngưỡng kích thích điện rất thấp.
+ XQ: phát hiện các lỗ sâu mặt bên, cổ răng, sâu tái phát dưới chất hàn. Vùng cuống có phản ứng
nhẹ, dây chằng hơi giãn rộng.

* Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tủy có hồi phục.
- Viêm quanh cuống cấp: BN thường đau liên tục dữ dội, đau tăng khi va chạm vào răng đối diện, toàn thân
thường có sốt cao, có phản ứng hạch tương ứng, có sưng nề ngoài da tương ứng, ngách lợi đầy, sưng nề, ấn
đau, răng lung lay, gõ dọc đau hơn gõ ngang, thử nghiệm lạnh (-). XQ vùng quanh cuống có vùng mờ không
rõ ranh giới.
- Đau dây TK V: BN có dấu hiệu đau đột ngột khi có kích thích vào một vùng nào đó trên da mặt, đau
thường lan tỏa cả 3 dây (gọi là dấu hiệu điểm hỏa). BN thường có RL CG (tăng hoặc giảm, tê bì một bên
mặt). Khám không thấy tổn thương ở răng miệng.
* Điều trị: lấy tủy.
- Lấy tủy một phần: thường CĐ với răng chưa đóng kín cuống.
- Lấy tủy toàn bộ, sau đó nong rửa ống tủy và hàn kín ống tủy tới đường ranh giới xương ngà.
c) Tủy hoại tử (T3)
Là hậu quả của quá trình viêm nhiễm, thoái hóa trong thời gian dài ở tủy răng, do nhiều nguyên nhân khác
nhau (sang chấn, dịch của chất hàn thừa, sâu răng, tủy hở, lõm hình chêm…).
* Triệu chứng:
- Cơ năng:
BN không có dấu hiệu LS, thường không đáp ứng với nhiệt độ lạnh nhưng có thể đáp ứng với nhiệt
độ nóng do sản sinh ra hơi tạo áp lực lên đầu mút dây TK ở cuống răng.
- Thực thể:
+ Có lỗ sâu lớn, có khi thông với buồng tủy, thăm khám không đau.
+ Nếu không có tổn thương sâu răng cần tìm tổn thương không do sâu như núm phụ, lõm hình chêm,
mòn răng, hỏi tiền sử sang chấn răng…
+ Răng có thể đổi màu rõ.
+ Gõ không đau
+ Thử nghiệm tủy (lạnh, điện): (-)
+ XQ: dây chằng vùng cuống giãn rộng.
* Chẩn đoán phân biệt:
Viêm quanh cuống mạn tính: có lỗ rò hay sẹo vùng lợi tương ứng cuống răng hoặc Xq răng có u hạt hay
nang chân răng.

* Điều trị:
Lấy tủy, nong rửa làm sạch, sát khuẩn ống tủy bằng oxy già 5 – 12 thể tích, đặt bông thuốc sát khuẩn TF
hoặc CPC vào ống tủy. Số lần nong rửa ống tủy thường 2 – 4 lần, khi ống tủy sạch thì hàn pate ống tủy,
chụp phim răng cận chóp để đánh giá KQ hàn ống tủy, nếu ống tủy đã được hàn tốt thì sau 5 – 7 ngày sẽ
hàn vĩnh viễn.
Câu 5: TB nguyên nhân, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm quanh cuống.
1. Nguyên nhân:
- Do biến chứng của viêm tủy: là ng.nh thường gặp nhất. Các VK và độc tố của chúng từ mô tủy viêm sẽ
xâm nhập xuống vùng cuống gây tổn thương.
- Sang chấn răng:
9

+ Cấp tính: lực tác động mạnh lên răng gây đứt các mạch máu ở cuống răng, tủy răng viêm vô mạch
sau đó có sự xâm nhập thứ phát của VK dẫn tới viêm quanh cuống răng.
+ Mạn tính: sang chấn khớp cắn, núm phụ (hay gặp núm phụ răng 5 hàm dưới), sang chấn do tật
nghiến răng, do thói quen xấu như cắn chỉ, cắn đinh…
- Do sai sót trong điều trị:
+ Chất hàn thừa, chụp quá cao gây sang chấn khớp cắn.
+ Do sai sót trong quá trình điều trị tủy:
(1) Tắc ống tủy do gãy dụng cụ, tạo “nút mùn ngà” trong lòng ống tủy.
(2) Lạc đường gây thủng ống tủy.
(3) Xé rộng hoặc di chuyển cuống răng.
(4) Các VK trong khoang tủy kháng các chất sát trùng ống tủy như Streptococcus,
Actinomycetes, Candida ở các răng điều trị tủy lại.
(5) Các tổ chức nhiễm khuẩn bị đẩy vào vùng cuống răng trong quá trình điều trị tủy hoặc các
dị vật như sợi cellulose từ cose giấy, bột talc từ găng tay…
(6) Chất sát trùng quá mạnh. Hóa chất, chất hàn gây kích thích khi đi qua cuống răng.
(7) Chất hàn tủy quá cuống là vị trí lưu VK. Hàn ống tủy chưa kín cuống cũng gây viêm
quanh cuống.
- Viêm quanh cuống răng cũng có thể do đường dây chằng quanh răng đưa tới hay do sự lan tỏa của quá

trình nhiễm trùng từ túi mủ các răng viêm quanh răng.
2. Phân loại: theo mức độ tổn thương trên LS => 3 loại:
- Viêm quanh cuống răng bán cấp
- Viêm quanh cuống răng cấp tính
- Viêm quanh cuống răng mạn tính
- Ngoài ra còn có 2 thể: (1) đợt cấp, (2) đợt bán cấp của viêm quanh cuống mạn tính.
3. Triệu chứng, chẩn đoán:
a) Viêm quanh cuống bán cấp:
* Triệu chứng:
- Toàn thân: BN cảm thấy bứt rứt khó chịu, sốt nhẹ < 38°C hoặc cảm thấy ngây ngấy sốt.
- Cơ năng:
+ Đau âm ỉ liên tục ở răng tổn thương, đau tăng khi 2 hàm răng chạm vào nhau.
+ Cảm giác thấy răng trồi cao.
+ Có những TH BN chỉ thấy đau âm ỉ nhẹ ở răng tổn thương 1 – 2 ngày, nhưng không rõ rệt sưng lợi
vùng cuống.
- Thực thể:
+ Khám ngoài:
Ít sưng tấy ngoài da vùng tương ứng với răng tổn thương nhưng ấn nhẹ vùng đó BN thấy đau.
Có hạch nhỏ di động, ấn đau ở vùng tương ứng với răng tổn thương.
+ Khám trong:
(1)Ngách lợi tương ứng với răng tổn thương sưng nề đỏ nhẹ, đầy, ấn đau.
(2)Màu sắc răng thay đổi (xám), có TH ko rõ thay đổi màu răng qua khám bằng mắt thường.
(3)Thường có tổn thương sâu răng lớn ở các mặt răng hoặc những tổn thương tổ chức cứng không do sâu
như: lõm hình chêm, núm phụ (thường răng 4, 5), thiểu sản, mòn răng. Nếu không thấy các tổn thương trên
thì phải khai thác tiền sử sang chấn hay tìm sang chấn khớp cắn.
(4)Răng lung lay độ I, II
(5) Gõ dọc đau hơn gõ ngang.
(6) Thử nghiệm lạnh (-)
- XQ: vùng cuống có một vùng mờ không rõ ranh giới, dây chằng quanh cuống giãn rộng.
* Chẩn đoán phân biệt:

- VQC cấp: các trch tương tự nhưng mức độ nặng hơn: BN sốt 38 - 39°C, đau dữ dội nhất là khi nhai chạm 2
hàm răng, ngách lợi đầy, sưng nề đỏ, ấn rất đau, răng lung lay nhiều.
10

- Tổn thương viêm kẽ lợi: khám không thấy lợi sưng nề, vùng cuống răng ấn không đau, không thấy tổn
thương sâu răng hoặc tổn thương tổ chức cứng không do sâu răng, thử nghiệm lạnh (+), XQ cuống răng bình
thường, răng không có cảm giác trồi cao, khám thấy nhú lợi viêm đỏ. Nếu chỉ đặt một bông thuốc giảm đau
giảm viêm tại chỗ 30’ – 1h mà BN đỡ thì đó là viêm kẽ lợi.
* Chẩn đoán xác định: dựa vào tiền sử, dấu hiệu cơ năng, thực thể, gõ, thử nghiệm lạnh, XQ tại chỗ.
b) Viêm quanh cuống răng cấp tính:
* Triệu chứng:
- Toàn thân: BN thường sốt > 38°C, người mệt mỏi khó chịu, có dấu hiệu NT: môi khô, lưỡi bẩn.
- Cơ năng:
+ BN đau liên tục dữ dội, nhất là khi 2 hàm răng chạm vào nhau.
+ Cảm giác răng trồi cao rõ so với các răng lành, làm BN không dám nhai.
- Thực thể:
+ Khám ngoài: thường thấy vùng da ngoài tương ứng răng tổn thương sưng nề, đỏ, ranh giới không
rõ, ấn đau.
+ Khám trong:
Ngách lợi vùng cuống răng sưng nề, đỏ, đầy, lan sang cả vùng ngách lợi các răng bên cạnh,
ấn đau. Có TH sưng nề nhiều ở phía trong hoặc hàm ếch, mà phần ngoài ngách lợi sưng nề không rõ.
Màu sắc răng thay đổi: thường màu xám rõ, trừ TH viêm quanh cuống cấp do sang chấn cấp
tính. Biến chứng của núm phụ ở răng 4, 5 ko rõ đổi màu nếu nhìn bằng mắt thường.
Thường có tổn thương sâu răng chưa được hàn hoặc đã được điều trị hoặc những tổn thương
khác không do sâu răng.
Răng lung lay độ II, III.
Gõ dọc răng rất đau, gõ ngang đau nhẹ hơn.
Thử nghiệm lạnh (-)
XQ răng: thấy vùng mờ rộng quanh cuống răng, ranh giới không rõ, dây chằng quanh cuống
răng giãn rộng.

* Tiến triển:
Sau khi viêm vài ngày, nếu không được điều trị kịp thời có thể thấy mủ thoát ra theo đường ống tủy, đường
dây chằng quanh răng hoặc qua xương. Nếu biến chứng nặng có thể dẫn tới viêm mô tế bào, nhiễm trùng
huyết. TH đợt cấp của VQC mạn tính có thể thấy hình ảnh u hạt hay nang chân răng.
* Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tủy cấp: cơn đau tự nhiên kéo dài, khoảng cách giữa các cơn ngắn. Đôi khi cơn đau dữ dội rất gần nên
khi hỏi BN nói đau liên tục, đau nhiều về đêm, đau lan nửa mặt. Thử nghiệm lạnh (+), khám không thấy sưng
nề vùng lợi tương ứng cuống răng.
- Viêm tủy mủ: ít gặp nên dễ nhầm với VQC cấp bởi dấu hiệu đau dữ dội liên tục ở GĐ sau. GĐ đầu đau
thành cơn, đau theo nhịp đập của mạch máu, GĐ này qua nhanh khi đã tạo thành ổ áp xe ở sừng tủy hay toàn
bộ buồng tủy. Một số TH, khi khám BN rất đau, không cho động vào răng nhưng khác với VQC cấp là lợi
vùng cuống ko sưng, răng ko lung lay, nếu lấy sạch TĂ, ngà mủn có trong lỗ sâu có thể nhìn thấy màu xám
qua lớp ngà mỏng.
- Viêm quanh cuống bán cấp.
* Chẩn đoán xác định: bằng các dấu hiệu: toàn thân: sốt 38 - 39°, BN có dấu hiệu NT (môi khô, lưỡi
bẩn…), đau liên tục dữ dội, nhất là khi 2 hàm răng chạm nhau. Khám ngoài thấy sưng nề đỏ, ấn đau, ngách
lợi sưng nề đỏ, đầy, răng lung lay độ II, III; gõ dọc đau nhiều hơn gõ ngang. Khám thấy tổn thương sâu răng
lớn hoặc những tổn thương không do sâu răng. XQ thấy một vùng mờ ko rõ ranh giới bao quanh cuống răng,
thử nghiệm lạnh (-).
c) Viêm quanh cuống răng mạn tính:
* Triệu chứng:
- Toàn thân và cơ năng: thường ko có dấu hiệu gì. BN có thể thấy khó chịu do mùi hôi từ dịch, mủ thoát ra
qua lỗ rò. BN có tiền sử sưng đau nhiều lần, hay dấu hiệu đau âm ỉ nhẹ thành đợt.
- Thực thể:
11

+ Khám ngoài:
Thường không thấy gì, đôi khi thấy lỗ rò ngoài da, làm da co dúm ở nơi có lỗ rò, có dịch hay mủ rỉ ra
qua lỗ rò. Giữa các đợt, lỗ rò được bịt bởi một vảy tạm thời. Đôi khi lỗ rò lệch chỗ so với vị trí răng tổn
thương nên dễ nhầm với răng bên, nhất là những răng không thấy tổn thương thực thể như sâu răng hoặc tổn

thương không sâu răng. TH này cần khám kĩ LS, kết hợp hỏi bệnh, chụp XQ răng để xác định rõ ràng tổn
thương.
+ Khám trong:
Thường thấy tổn thương sâu răng lớn, sâu hoặc các tổn thương tổ chức cứng không do sâu như lõm
hình chêm, mòn răng, thiểu sản, núm phụ, mẻ, nứt răng.
Màu sắc răng: đổi màu xám rõ, một số trường hợp không rõ đổi màu.
Lợi: thường có lỗ rò hoặc sẹo ở lợi vùng cuống. Lỗ rò có thể lồi ra ngoài lợi hoặc miệng lỗ rò sát với
mép lợi vùng cuống.
Thử nghiệm: lạnh (-), điện: ngưỡng kích thích điện cao hơn bình thường nhiều.
XQ răng: thấy vùng sáng ranh giới rõ ôm quanh cuống răng. Trên LS phân biệt: nếu tổn thương vùng
cuống < 1 cm gọi là u hạt và > 1 cm gọi là nang.
* Chẩn đoán phân biệt với tủy hoại tử.
- Giống: không có triệu chứng cơ năng, răng đổi màu xám, thử lạnh (-)
- Khác:
+ VQC mạn: có lỗ rò lợi vùng cuống răng, XQ có u hạt hoặc nang ở cuống răng.
+ Tủy hoại tử: không có lỗ rò lợi vùng cuống răng và trên XQ không có u hạt hoặc nang ở cuống
răng.
* Chẩn đoán xác định: dựa vào LS và XQ
Nếu chỉ có VQC mạn đơn thuần thì ko thấy những dấu hiệu toàn thân và cơ năng, nhưng nếu viêm bán cấp
hoặc cấp tính/mạn thì có đầy đủ các dấu hiệu toàn thân và cơ năng, cộng với dấu hiệu của VQC mạn như lỗ
rò ở lợi, XQ răng có u hạt hoặc nang ở cuống răng. Trên LS, khi đã có lỗ rò thì thường hay ở thể bán cấp của
VQC mạn. Đợt cấp của VQC mạn thường ít thấy lỗ rò ở lợi.
3. Điều trị:
a) Mục đích: làm cho răng bị tổn thương quanh cuống có thể chấp nhận về mặt sinh học, nghĩa là sau khi
điều trị hàn ống tủy bằng bột dẻo không độc, không cắt cuống vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai, thẩm mĩ
và không có biểu hiện bệnh lý trên LS.
b) Nguyên tắc chung:
(1) XĐ mức độ tổn thương cuống răng để có kế hoạch điều trị phù hợp và kịp thời.
(2) Chuẩn bị tốt ống tủy bằng phương pháp hóa học và cơ học để ống tủy tiếp nhận chất hàn.
(3) Loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử, VK, độc tố VK, những yếu tố kích thích khác có trong ống tủy và tổ

chức cuống, tạo điều kiện cho tổ chức cuống hồi phục sau điều trị.
(4) Trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô trùng và ko gây bội nhiễm thêm tổ chức vùng cuống hoặc đưa
các bệnh khác vào cơ thể người bệnh như VGB, HIV/AIDS.
(5) Chất hàn phải là chất trơ, ko gây kích thích có hại mà có khả năng kích thích tổ chức vùng cuống tái tạo
và hồi phục.
(6) Chất hàn phải dễ bảo quản, dễ sử dụng, có tính cản quang để có thể kiểm tra và theo dõi KQ sau khi hàn
ống tủy.
(7) Hàn ống tủy phải tới đường ranh giới xương ngà.
(8) Trước và sau khi điều trị phải chụp phim răng tại chỗ để xác định chiều dài ống tủy, số lượng ống tủy và
để kiểm tra đánh giá KQ điều trị.
c) CĐ điều trị và CCĐ:
- CĐ điều trị bảo tồn răng:
+ Những răng còn khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mĩ.
+ Những răng có ống tủy thông và chân răng không dị dạng.
+ BN có ĐK đi lại và đồng ý điều trị bảo tồn.
+ Những răng tổn thương ko phải là ng.nh các bệnh toàn thân như VNTM, viêm khớp, viêm thận…
12

+ BN ko bị viêm quanh răng ở GĐ cuối.
- CCĐ điều trị:
+ Răng là ng.nh của các bệnh toàn thân và tại chỗ như: cốt tủy viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết,
viêm thận, viêm khớp…
+ BN đang có các bệnh toàn thân cấp tính như sốt, tâm thần…
+ BN tuổi cao, BN ko có ĐK đi lại hay ko muốn điều trị.
+ Những răng làm cản trở việc làm răng giả.
d) Phương pháp điều trị:
- Đối với những răng bị tổn thương VQC cấp, bán cấp:
+ Dùng khoan trụ hay tròn mở thông buồng tủy, giảm áp lực khí và dịch có trong buồng tủy để giảm
đau và có tác dụng dẫn lưu.
+ Dùng KS có tác dụng với VK yếm khí và Gr (-) kết hợp với giảm đau, vitamin.

+ Sau khi hết sưng đau, ta tiến hành điều trị như các bước của tủy hoại tử: mở buồng tủy, nong rửa
ống tủy, đặt thuốc sát khuẩn CPC, TF, hàn ống tủy, phục hồi chân răng.
* Điều trị nội nha: với những răng VQC bán cấp và cấp tính khi đã ổn định và răng VQC mạn tính.
Nguyên tắc: (1) vô trùng, (2) làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy, (3) hàn kín hệ thống ống tủy.
Phương pháp điều trị: (1) làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy => (2) đặt Ca(OH)
2
trong ống tủy để trung
hòa mô viêm vùng cuống, sát khuẩn hệ thống ống tủy => (3) hàn kí hệ thống ống tủy khi ống tủy khô, hết
triệu chứng.
+ VQC cấp, bán cấp do chấn thương thì cần cố định chân răng bằng chỉ thép hoặc máng nhựa. Sau đó
theo dõi xem tủy còn sống hay đã chết bằng cách thử nghiệm nóng, lạnh, điện; nếu tủy chết phải điều trị tủy.
* Điều trị PT cắt cuống: sau khi điều trị nội nha mà tổn thương quanh cuống ko hồi phục do nhiều ng.nh
khác nhau. Sau khi các răng ng.nh và răng liên quan được điều trị nội nha, t.dõi mà tổn thương cuống ko
tiến triển tốt thì PT lấy đi toàn bộ lớp vỏ nang có hoặc không cắt cuống răng nguyên nhân. Tiến hành hàn
ngược cuống răng bằng MTA nếu có cắt cuống răng.
- VQC mạn tính: điều trị nội nha. Theo dõi nhiều tháng sự liền xương ở tổn thương cuống răng hoặc kết hợp
PT cắt cuống ngay sau điều trị nội nha.
Câu 6: Trình bày nguyên nhân, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm lợi.
a) Nguyên nhân:
1. Vi khuẩn:
VK trong hốc miệng, đặc biệt là VK ở mảng bám trên bề mặt răng và lợi, bản chất của nó là mảng VK. Độc
tố VK và sản phẩm của nó phá vỡ TB gây viêm, thường gặp ở người vệ sinh răng miệng kém.
2. Vật lý, cơ học, nhiệt độ: bỏng khi TĂ quá nóng.
3. Hóa học: những người làm ở phòng thí nghiệm hóa học, tiếp xúc với hóa chất như thủy ngân, chì, acid…
làm rộp và đổi màu lợi.
4. Chấn thương: các sang chấn ở lợi như TĂ cứng, va đập vào lợi, TĂ dắt vào kẽ răng, khớp cắn sâu…
5. Do thuốc:
Aspirin gây bỏng lợi
Điều trị tủy dùng oxy già 56 – 100 V nong rửa ống tủy gây rộp
Hàn thừa vào kẽ răng, răng giả làm sai kĩ thuật

BN tâm thần dùng thuốc điều trị có dilantin (dyphenylhydantonic).
6. Do nội tiết tố ở tuổi dậy thì, PNCT và cho con bú, những người dùng phương tiện tránh thai lâu ngày:
Những yếu tố này làm giãn nở và sung huyết mạch máu.
7. Do bệnh toàn thân
ĐTĐ, bệnh tuyến giáp…
Những người SDD, thiếu vitamin, nhất là vitamin C, mạch máu giòn dễ vỡ gây chảy máu và viêm, nhất là ở
lợi.
b) LS, chẩn đoán:
Về mặt tiến triển, viêm lợi được chia thành viêm lợi cấp và mạn.
1. Viêm lợi cấp:
13

- Sưng: lợi phù nề, các mạch máu sung huyết và tăng sinh làm bờ lợi phồng lên, đôi khi quá sản màu đỏ và
bề mặt lợi căng, nhẵn, không thấy sần lấm tấm như vỏ cam, trương lực giảm, mất độ săn chắc.
- Đau: vì sung huyết, máu ép vào các mặt đoạn thần kinh CG gây đau tại vùng viêm và đau lan, đau nhức.
- Có dịch rỉ viêm trong hoặc đục.
- Chảy máu khi thăm khám, đôi khi chảy máu tự nhiên khi mút chíp, khó đánh giá, chỉ số lợi thường là 2 –
3.
- Phản ứng toàn thân: ít khi sốt, đôi khi sốt nhẹ đến trung bình như trong viêm lợi Herpes cấp.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, khám thấy nhiều cao răng và bựa răng, miệng hôi.
2. Viêm lợi mạn:
Khi viêm lợi cấp không được điều trị triệt để và dự phòng tốt, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính.
- Lợi phù nề ít, màu đỏ tươi ở đường viền quanh răng hoặc tái nhạt, trương lực kém, bờ lợi bong, có khi lợi
phì đại.
- Có dịch rỉ viêm đặc hoặc mủ.
- Đau ít hoặc không đau.
- Thăm túi lợi có chảy máu và chảy máu khi mút chíp, không chảy máu tự nhiên.
- Toàn thân: không sốt.
- Vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng và bựa răng, miệng hôi.
- Chỉ số lợi > 2.

- XQ: xương ổ răng bình thường.
3. Chẩn đoán: dựa vào LS và XQ.
Chẩn đoán phân biệt viêm lợi cấp và mạn để điều trị đúng.
c) Điều trị:
Trong tất cả các thể, vệ sinh răng miệng là tối quan trọng.
1. Thể cấp tính: trong GĐ cấp CCĐ can thiệp PT.
- Tại chỗ: bơm rửa lợi bằng nước oxy già 3 – 6% hoặc tím gential 1%, chấm thuốc giảm đau. Cho BN súc
miệng nước muối hoặc chlohexidin 0,12% ngày 2 – 3 lần; 2 đến 3 ngày sau tiến hành lấy cao răng và mảng
bám. Hướng dẫn BN chăm sóc răng miệng, đặc biệt là chải răng đúng kĩ thuật.
- Toàn thân: cho uống KS và vitamin.
2. Thể mạn tính:
- Lấy cao răng và mảng bám, sửa các chất hàn thừa, hàn kênh gây ép vào kẽ lợi và sang chấn cuống răng, sửa
răng và hàm giả làm sai KT.
- Thể viêm mạn tính phì đại sau khi được điều trị bảo tồn mà vẫn còn phì đại sẽ làm PT điều chỉnh và hướng
dẫn BN chăm sóc răng miệng.

Câu 7: TB nguyên nhân, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị viêm quanh răng.
Viêm quanh răng là hậu quả của viêm lợi không đc điều trị. Tổn thương tất cả các tổ chức quanh răng gồm
lợi, dây chằng quanh răng, xê măng răng, xương ổ răng và bệnh thường ở thể mạn tính.
1. Nguyên nhân:
a) Yếu tố bên ngoài vùng quanh răng:
Sự bất thường của hàm răng như răng mọc lệch lạc, khớp cắn sâu… ảnh hưởng tới vùng quanh răng bởi 3
yếu tố:
- Sự sắp xếp hàm răng ko đều dẫn đến phát sinh mảng bám VK ở răng, lợi, là nguồn gốc của sự phát
triển viêm.
- Ở một số hàm răng mọc lệch lạc ta gặp lợi bị phá hủy do cơ học.
- Răng lệch lạc dẫn đến sự quá tải ở một số răng hoặc nhóm răng, nếu như đồng thời có viêm thì
xương ổ răng ở những răng đó tiêu nhanh.
Sang chấn khớp cắn phát sinh ở những hàm răng mọc lệch lạc, người có tật nghiến răng, người đeo hàm giả
kênh hoặc răng hàm không thích hợp. Nếu sang chấn khớp cắn lại có viêm lợi thì sẽ gây tiêu xương ổ răng

nhanh.
14

Phanh môi bám cao, đặc biệt bám tới nhú lợi cả phía ngoài lan vào phía trong (hàm ếch và lưỡi) thì sự co
kéo cơ học khi ăn nhai, nói làm bờ lợi cạnh đó bong ra, gây tích tụ TĂ thừa và mảng VK vào vùng quanh
răng.
Ngách tiền đình nông: thường gặp vùng răng cửa dưới và đe dọa 4 răng cửa làm các bờ lợi bong ra khi VĐ
môi lúc ăn nhai tạo lắng đọng TĂ và VK.
Các chất hàn thừa, kênh ép vào kẽ lợi – răng hàm giả làm sai KT.
Cao răng là sự lắng đọng muối calci ở nước bọt bám vào cổ răng nơi gần lỗ tiết nước bọt mang tai, dưới
hàm, dưới lưỡi; nơi răng không nhai đến vì không có răng đối diện, răng bị viêm tủy cấp… làm bờ lợi không
ôm khít cổ răng, kích thích lợi gây viêm và quá trình viêm lan sâu xuống dưới.
Mảng bám răng: bản chất là mảng VK bám trên bề mặt răng, lợi. Đầu tiên là màng vô khuẩn từ
glycoprotein của nước bọt, sau đó các loại VK như cầu khuẩn, trực khuẩn bám vào, tiếp đó là các VK sợi,
xoắn khuẩn, nấm. Trong quá trình sống của các VK ái khí và yếm khí kí sinh, trên bề mặt mảng bám chúng
đào thải các sản phẩm chuyển hóa và độc tố cùng với các VK, chúng gây độc cho lợi và các tổ chức quanh
răng bên dưới. Sau 24h mảng bám có thể gây bệnh nếu chúng ta ko chải răng. Mảng bám là yếu tố bên ngoài
quan trọng nhất trong bệnh sinh viêm lợi và bệnh quanh răng.
b) Yếu tố nội tại:
- Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin B, C, ảnh hưởng của các bệnh toàn thân khác như ĐTĐ, bệnh máu, động
kinh, tâm thần.
- Thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì, thai nghén, cho con bú ảnh hưởng tới sự thay đổi ở lợi, dễ gây viêm.
- Phản ứng miễn dịch (hay sức đề kháng của cơ thể) đối với tác nhân gây bệnh là mảng bám ở răng lợi.
Phản ứng MD tại chỗ của cơ thể là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố nội tại.
2. Lâm sàng:
Viêm quanh răng có đặc điểm là: viêm ở lợi mạn tính, có túi quanh răng, có tiêu xương ổ răng và bệnh phát
triển mạn tính với các đợt cấp hay bán cấp, thường gặp ở người lớn tuổi.
a) Thời kì đầu:
- Bệnh âm ỉ kéo dài, BN thấy viêm ở lợi, ngứa, chảy máu khi chải răng, thỉnh thoảng thấy răng lung lay; có
người thấy răng cửa trên thưa dần và đẩy ra trước, miệng hôi, BN thường tự điều trị.

- Khám thấy (1) bệnh ở một vùng, cả hàm hoặc 2 hàm, (2) lợi viêm mạn tính, (3) túi lợi sâu > 3mm, (4)
răng lung lay nhẹ.
- XQ: tiêu mào xương ổ răng.
- Trong thời kì này nếu điều trị tại chỗ và vệ sinh răng miệng tốt thì KQ rất tốt.
b) Thời kì viêm nặng:
- Thường > 45 tuổi, các tr.ch ồ ạt hơn TK đầu, đặc biệt là miệng hôi nhiều, ấn lợi vùng răng bệnh thấy có
mủ chảy ra, răng lung lay nhiều, đau nhiều răng và răng di chuyển nhiều.
- Khám thấy đầy đủ các tr.ch điển hình của viêm quanh răng: (1) viêm lợi mạn tính, (2) túi quanh răng sâu >
5mm, có mủ, (3) răng lung lay, và di chuyển, (4) lợi co hở cổ.
- XQ có tiêu xương ổ răng: tiêu ngang và tiêu dọc.
- Tiến triển: nếu ko được điều trị sẽ dẫn đến các b.chứng và mất răng hàng loạt. Nếu được điều trị kịp thời
bệnh sẽ ổn định và phục hồi chức năng ăn nhai. Ở người viêm quanh răng kèm các bệnh toàn thân (ĐTĐ…)
thì tiên lượng xấu, khó giữ răng lâu.
- Biến chứng:
+ Túi mủ quanh răng phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở một răng hoặc nhiều răng,
cần dẫn lưu ổ mủ.
+ Viêm tủy răng ngược dòng do NT từ túi quanh răng lan tới cuống răng vào tủy răng.
+ Viêm mô TB, viêm xoang hàm, viêm xương tủy hàm.
3. Điều trị:
Là một phức hợp các phương pháp và biện pháp điều trị, ko có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Quy trình gồm các bước: điều trị khởi đầu, điều trị phẫu thuật, điều trị duy trì. Điều trị khởi đầu là bước rất
quan trọng và hiệu quả khi bệnh mới bùng phát và là bước chuẩn bị cho điều trị PT.
Điều trị khởi đầu gồm:
15

- Lấy cao răng, mảng bám răng, làm nhẵn mặt chân răng.
- Chỉnh sửa các sai sót trong điều trị và phục hình như hàn thừa, kênh răng, hàm giả và cầu chụp răng
làm sai KT.
- Chỉnh sửa khớp cắn sang chấn.
- Chữa các răng sâu nếu có.

- Cố định các răng lung lay để lấy cao răng, để PT.
- Nhổ răng có chỉ định.
- Hướng dẫn BN vệ sinh răng miệng, đặc biệt là phương pháp chải răng đúng KT. PP chải răng có
hiệu quả nhất hiện nay là dùng bàn chải mềm đặt vào cổ răng chếch phía chân răng một góc 45°, chải miết
xuống phía thân răng, day day vào kẽ răng, chải đều tịnh tiến từ sau ra trước, mặt ngoài, mặt trong cả hàm
trên và hàm dưới, cuối cùng tận hết ở mặt nhai và rìa cắn.
Trong GĐ cấp tính của bệnh hoặc áp xe quanh răng nhiều ổ thì cần phối hợp dẫn lưu ổ mủ và KS toàn
thân, súc miệng nước oxy già 3% pha loãng hoặc dung dịch chlohexidin gluconat 0,12%.
Câu 8: Khe hở môi, vòm miệng.
1. Phân loại theo Hội khe hở môi vòm miệng Mỹ: gồm 3 nhóm: khe hở tiên phát, khe hở thứ phát, khe hở
tiên phát và thứ phát.
Khe hở môi và vòm miệng
Khe hở tiên phát
Khe hở thứ phát
Khe hở tiên phát và thứ phát
Khe hở môi
Khe hở cung
hàm
Khe hở vòm
miệng ko toàn
bộ
Khe hở vòm
miệng toàn bộ
Khe hở môi
ko toàn bộ +
khe hở vòm
miệng ko toàn
bộ
Khe hở môi
toàn bộ + khe

hở vòm
miệng toàn bộ

1.1. Khe hở tiên phát: gồm khe hở môi và khe hở cung hàm.
a) Khe hở môi: được tính từ môi đỏ đến mũi.
- Khe hở môi 1 bên:

Khe hở môi không toàn bộ
Khe hở môi toàn bộ
Mô tả khe hở
- Khe hở môi có thể khuyết làn môi đỏ
hoặc khe hở từ làn môi đỏ đến gần nền mũi

- nmạc, da, cơ vòng môi bị tách một phần
- Khe hở từ làn môi đỏ đến nền mũi.
- Nếu phối hợp với khe hở cung hàm
-> khe hở thông suốt từ làn môi đỏ đến lỗ
răng cửa.
- Da, niêm mạc, cơ vòng môi tách đôi.
Thực
thể

Biến
dạng
mũi
- Trụ mũi hơi nghiêng sang bên lành.
- Chân và cánh mũi hơi choãi.
- Cánh mũi không hoặc ít biến dạng, bè,
thấp hơn bên lành.
- Nền mũi rộng hơn bên lành.

- Vách ngăn mũi hơi lệch san bên khe hở
- Trụ mũi nghiêng hẳn sang bên lành.
- Chân và cánh mũi choãi hẳn.
- Cánh mũi bè, thấp hơn hẳn bên đối diện.
- Không có nền mũi
- Vách ngăn mũi lệch sang bên khe hở
Bdạng
cung
hàm
Răng và cung hàm ít bị ảnh hưởng,
Răng lệch lạc, cung hàm biến dạng, sau
này dễ gặp khớp cắn ngược.
Chức năng
- Trẻ vẫn bú được, ăn uống không sặc, sức
khỏe toàn thân không ảnh hưởng,
- phát âm chỉ ảnh hưởng đến âm môi.
 Trẻ vẫn bú được nếu cung hàm không
sứt, không sặc, sức khỏe bị ảnh hưởng
 phát âm có thể ảnh hưởng đến âm môi và
âm vòm.

- Khe hở môi 2 bên: có 3 thể:
+ Khe hở môi 2 bên không toàn bộ: chức năng, thực thể ít bị ảnh hưởng.
+ Khe hở môi một bên toàn bộ, một bên không toàn bộ.
16

+ Khe hở môi 2 bên toàn bộ
Hai thể sau trẻ ko bú được, sức khỏe bị ảnh hưởng, ăn uống không sặc, ảnh hưởng tới âm môi và âm vòm
Thực thể: có khối tiền hàm, thường nhô ra trước và lệch sang bên, gây khó khăn cho PT. Cánh mũi bè, vách
ngăn đầu mũi ngắn hoặc không có.

b) Khe hở cung hàm:
- Thể nhẹ: khuyết một phần trước cung hàm.
- Thể vừa: khuyết đến huyệt ổ răng.
- Thể nặng: cung hàm tách đôi từ trước ra sau đến lỗ răng cửa.
Khe hở cung hàm thường đi đôi với thể nặng của khe hở môi (khe hở môi toàn bộ). Ngoài các ảnh hưởng
như của khe hở môi, nó còn gây cho răng 5.1, 5.2 lệch, xoay trục và khớp cắn bị ảnh hưởng.
1.2. Khe hở thứ phát (khe hở vòm miệng): có 2 loại: toàn bộ và ko toàn bộ.
a) Khe hở vòm miệng không toàn bộ:
Tính từ sau ra trước, tùy mức độ, khe hở từ lưỡi gà, vòm miệng mềm đến vòm miệng cứng nhưng chưa
đến lỗ răng cửa.
Khe hở gây thông thương miệng với hốc mũi.
Khe hở vòm miệng không toàn bộ thường đi kèm với khe hở môi không toàn bộ.
b) Khe hở vòm miệng toàn bộ:
- Có thể một bên khi hốc miệng thông với một bên hốc mũi (phải hoặc trái).
- Có thể hai bên khi hốc miệng thông với hốc mũi hai bên.
Khe hở vòm miệng toàn bộ thường phối hợp với khe hở môi toàn bộ.
Trẻ có khe hở vòm miệng không bú được, sức khỏe ảnh hưởng, ăn uống sặc lên mũi, phát âm sai, răng
lệch lạc, cung hàm biến dạng, khớp cắn ngược.
1.3. Khe hở tiên phát phối hợp với khe hở thứ phát
Có 2 thể:
- Khe hở môi không toàn bộ phối hợp với khe hở vòm miệng không toàn bộ.
- Khe hở môi toàn bộ phối hợp với khe hở vòm miệng toàn bộ.
Đặc biệt là khe hở môi toàn bộ hai bên phối hợp với khe hở vòm miệng toàn bộ hai bên, đây là khe hở gây
ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng và rất khó khăn trong phẫu thuật.
1.4. Sơ đồ hình chữ Y
- Hai tay của chữ Y biểu thị khe hở tiên phát
Mỗi bên tay chữ Y được chia làm 3 phần biểu thị:
+ Môi
+ Cung hàm
+ Vòm miệng cứng trước lỗ răng cửa.

- Đuôi chữ Y biểu thị khe hở thứ phát
Đuôi chữ Y được chia làm 3 phần:
+ 2 phần của vòm miệng cứng
+ 1 phần của vòm miệng mềm
- Để đánh dấu khe hở cả xương và niêm mạc thì dùng các điểm chấm.
Để đánh dấu khe hở màng thì dùng đường gạch chéo.
2. Điều trị:
2.1. Lập hồ sơ quản lý, theo dõi:
Trẻ bị KHM và KHVM cần đc lập hồ sơ y tế ở phường xã để theo dõi SK, phòng và điều trị b.ch và gửi BN
đến cơ sở điều trị đúng t.gian khi đủ điều kiện.
2.2. Tư vấn:
Rất quan trọng, để giải quyết tâm lý cho người nhà BN và trẻ lớn.
a) ND tư vấn:
(1) Các nguyên nhân có thể gây nên trẻ bị khe hở.
- Nguyên nhân ngoại lai:
+ YT vật lý (phóng xạ, tia X…)
17

+ YT hóa học (thuốc trừ sâu, dioxin, chì…),
+ YT sinh học (Vi khuẩn, virus)
+ YT thần kinh (stress)
- Nguyên nhân nội tại: di truyền.
(2) Tình hình bệnh tật: tỉ lệ bệnh, số lượng trẻ mắc bệnh/tổng số sinh.
(3) Kế hoạch, kết quả điều trị.
b) Dinh dưỡng:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
- Phương pháp cho ăn:
+ Trẻ ăn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
+ Trẻ bú bằng bình có núm vú cao su, khi bú nên để núm vú ở ngách tiền đình hàm dưới để
chống sặc.

c) Phòng các biến chứng:
- Viêm đường hô hấp trên:
+ Vệ sinh các nhân sạch sẽ.
+ MT sống thoáng mát.
+ Khi mắc bệnh (viêm VA, viêm amidan) phải đến các CS YT để điều trị kịp thời.
- Suy dinh dưỡng: chế độ ăn hợp lý, đủ chất DD.
d) Thời gian điều trị và cơ sở điều trị: tư vấn cho GĐ các bước điều trị, thời gian, cơ sở điều trị để GĐ yên
tâm và phối hợp.
2.3. Điều trị:
a) Nguyên tắc điều trị:
- Phối hợp nhiều chuyên khoa:
+ Nhi khoa: là trung tâm quản lý, tư vấn, dinh dưỡng, phòng và điều trị biến chứng, gửi đi điều trị các
chuyên khoa khác.
+ TMH
+ Nắn hàm
+ Phẫu thuật
+ Dạy phát âm.
- Là một quá trình điều trị từ khi trẻ mới sinh đến tuổi thanh thiếu niên.
b) Thời gian điều trị:
- Sau đẻ 1 tháng có thể làm máng bịt vòm miệng hoặc nắn khối tiền hàm để tránh hiện tượng khối tiền
hàm nhô ra trước và lệch về một bên.
- Thời gian PT khe hở môi: ở Mỹ, thời gian PT tạo hình môi thường từ tuần 1 đến tuần 10. Ở VN, do đặc
điểm TE VN và trình độ gây mê hồi sức nên thường PT tạo hình môi từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6.
- Thời gian PT khe hở vòm miệng: tiến hành vào lúc trẻ bắt đầu phát âm, từ 18 đến 24 tháng nhằm phục
hồi chức năng phát âm tốt nhất.
- Thời gian dạy phát âm: sau mổ khe hở vòm miệng 3 tuần, kéo dài đến khi trẻ phát âm tốt.
- Thời gian nắn hàm: từ 8 tuổi có thể nắn hàm, nong hàm.
- Thời gian PT sửa chữa từ 10 đến 15 tuổi: sửa sẹo, PT mũi, PT vẩu.
c) Tiêu chuẩn phẫu thuật:
- Trẻ khỏe mạnh.

- Đủ cân nặng theo tuổi
- Huyết sắc tố 10 g/dl.
d) Cơ sở PT: chuyên khoa PT hàm mặt, chuyên khoa PT tạo hình thẩm mĩ.
Câu 9: Chấn thương hàm mặt
1. Cấp cứu chấn thương hàm mặt
1.1. Ngạt thở (do dị vật, tụt lưỡi, phù nề vùng thanh quản hạ họng)
a) Ngạt thở do dị vật:
18

Nguyên nhân: Vết thương thông hốc miệng có dị vật như: mảnh răng, các mảnh tổ chức rời hoặc dị vật từ
ngoài vào cộng với máu đông và nước bọt tràn vào ngã ba họng gây khó thở.
Xử trí:
- Móc họng để bỏ dị vật.
- Hút đờm dãi.
- Cầm máu, loại bỏ tổ chức sắp rời ra.
- Để BN nằm nghiêng và không đc cố định hai hàm khi vận chuyển BN hoặc BN đang hôm mê.
b) Tụt lưỡi ra sau:
- Nguyên nhân:
+ Phù nề sàn miệng.
+ Gãy cành ngang xương hàm dưới hai bên.
+ Vỡ nát vùng cằm và cành ngang.
- Xử trí:
+ Kéo lưỡi ra trước.
+ Cố định lưỡi bằng chỉ khâu đầu lưỡi, một đầu buộc vào khuy áo.
c) Khó thở do phù nề vùng thanh quản, hạ họng:
- Nguyên nhân: vết thương đụng giập vùng hàm hầu cạnh cổ.
- Xử trí:
+ Đặt NKQ, mở KQ.
+ Nếu ko mở được KQ thì dùng kim lớn hơn số 17 chọc qua màng sụn giáp nhẫn và chuyển BN lên
tuyến trên.

1.2. Chảy máu
Chảy máu trong chấn thương có thể từ phần mềm hoặc xương.
- Chảy máu phần mềm có thể xử lý bằng pp sau:
+ Ép bằng tay (ĐM mặt ở bờ dưới XHD, trước chỗ bám cơ cắn; ĐM thái dương nông ở trước tai, trên
cung tiếp; ĐM cảnh ở trong máng cảnh, bờ trước cơ ức đòn chũm)
+ Băng ép
+ Khâu cầm máu tại chỗ
+ Nếu đứt ĐM lớn phải thắt ĐM.
- Chảy máu trong gãy xương hàm trên:
+ Nhét bấc mũi trước và sau.
+ Cố định xương gãy bằng băng vòng cằm đầu.
- Chảy máu trong gãy xương hàm dưới (có di lệch):
+ Nắn chỉnh tạm thời và cố định xương gãy bằng buộc chỉ thép vào 2 răng bên cạnh đường gãy.
+ Băng vòng cằm đầu.
- TH đứt mạch máu lớn hoặc cầm máu như trên không có kết quả thì phải thắt ĐM cảnh ngoài.
1.3. Shock và choáng:
Thường gặp trong đa chấn thương phối hợp với các CT nặng khác như sọ não, vỡ tạng, gãy chi.
- Nguyên nhân: (1) Do mất máu, (2) Do đau.
- Xử trí:
+ Theo nguyên nhân.
+ Thuốc: (1) giảm đau, (2) an thần (trừ CTSN), (3) corticoid, (4) truyền dịch, (5) truyền máu nếu
BN thiếu máu.
1.4. Chống nhiễm trùng
- Tại chỗ: làm sạch vết thương, khâu định hướng (vết thương thiếu, hổng tổ chức), băng
- Toàn thân: tiêm phòng uốn ván, kháng sinh phòng chống nhiễm trùng.
2. Chấn thương phần mềm
2.1. Vết thương xây xát:
- Ng.nh: do mặt bị chà xát trên một vật nhám gây bong lớp thượng bì, vết thương rớm máu, đau rát, có thể
có nhiều dị vật như bụi than và cát. Kích thước vùng tổn thương có thể nhỏ hoặc lớn. Đặc biệt vết thương có
19


nhiều dị vật như bụi, than hoặc hóa chất có màu, khi xử trí nếu không loại bỏ hết các dị vật này thì khi vết
thương liền, da vùng đó sẽ nhiễm màu dị vật.
- Xử trí:
+ Gây tê tại chỗ
+ Gắp bỏ hết dị vật
+ Dùng nước muối phun dưới áp lực.
+ Nếu vết thương có lẫn hóa chất cần phải chọn dung môi thích hợp để tẩy rửa.
+ Nếu VT rộng thì phải gây mê rồi dùng xà phòng trung tính và bàn chải để loại bỏ dị vật.
+ Băng mỡ KS, sát trùng.
+ Thay băng hàng ngày, bỏ băng sau 3 – 4 ngày.
2.2. Vết thương đụng giập:
- Do vật đầu tù t.động, da ko rách, tổn thương tổ chức dưới da, gây phù nề tổ chức và máu tụ.
- Máu tụ dưới da nhẹ có thể tự tan; nếu máu tụ thành khối phải PT lấy máu tụ, tìm mạch máu đứt khâu lại,
băng ép. Dùng thuốc giảm sưng.
2.3. Vết thương rách da:
- Là vết thương phần mềm, có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp hoặc phối hợp gãy xương hàm.
Vết thương có thể sạch hoặc bẩn, BN có thể đến sớm hay muộn.
- Xử trí:
+ Vô cảm: gây tê hoặc gây mê.


+ Thăm dò tìm dị vật, đánh giá tổn thương.
+ Làm sạch: gắp hết dị vật, đặt biệt lưu ý dị vật nằm lẫn trong tổ chức; nếu vết thương có lẫn hóa
chất có màu thì cần chọn dung môi thích hợp để tẩy rửa. TH vết thương rộng, giập nát, lẫn nhiều dị vật thì
dùng xà phòng và bàn chải PT để loại bỏ hết dị vật. Dùng nước muối sinh lý bơm dưới áp lực hoặc oxy già 3
thể tích để rửa vết thương.
+ Cắt lọc (cần tiết kiệm): xén 2 mép vết thương cho phẳng, cắt bỏ phần cân, cơ bị hoại tử. Một số
mảnh da gần đứt hoặc đã đứt vẫn có thể dùng như ghép da tự thân.
+ Cầm máu bằng kẹp, dao điện, buộc mạch.

+ Đóng vết thương:
Vết thương sạch có thể đóng kín vết thương. Ng.tắc: khâu kín n.mạc trước, sau đó khâu cơ, cuối cùng
đóng da.
Vết thương bẩn: làm sạch, bơm rửa, đóng vết thương thì 2 khi vết thương đã sạch.
Vết thương phần mềm phối hợp với gãy xương hàm thì xử trí gãy xương trước, sau đó mới đóng phần mềm.
Nếu ở địa phương chưa xử trí gãy xương thì chỉ nên khâu phần mềm, cầm máu bằng các mũi chỉ thưa rồi
chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp.
2.4. Vết thương mất tổ chức:
VT phần mềm mất tổ chức cần làm sạch, băng VT và chuyển đến chuyên khoa để tạo hình.
3. Gãy xương hàm trên:
3.1. Phân loại:
- Gãy một phần: (1) gãy răng và xương ổ răng, (2) gãy ngành lên xương hàm trên, (3) gãy lồi củ, bờ dưới ổ
mắt.
- Gãy toàn bộ: (1) gãy dọc, (2) gãy ngang.
3.2. Gãy răng và xương ổ răng:
Tổn thương thường xảy ra ở nhóm răng cửa, có nhiều mức độ:
- Răng lung lay: một răng hoặc một nhóm răng.
Xử trí: + Gây tê
+ Nắn răng về đúng vị trí
+ Cố định răng bằng chỉ thép hoặc nẹp.
- Răng bật khỏi ổ răng: nếu răng còn nguyên vẹn, ổ răng còn tốt thì nên ngâm răng vào nước muối SL rồi
tiến hành cắm lại răng.
- Răng gãy: nếu răng gãy chân, cần nhổ bỏ; nếu răng gãy một phần thân răng có thể điều trị tủy bảo tồn răng.
20

- Gãy răng và xương ổ răng: t.thương gãy răng và xương ổ răng, thường gãy 1 nhóm răng cửa.
+ Khám: (1) Chảy máu trong miệng
(2) Ngậm miệng: khớp cắn sai
(3) Một nhóm răng và xương ổ răng đổ vào phía trong.
(4) Lợi qua đường gãy rách, chảy máu.

+ Xử trí: (1) gây tê, (2) nắn răng và xương ổ răng về đúng vị trí, (3) cố định răng và xương ổ răng,
nẹp hoặc máng.
3.3. Gãy ngang xương hàm trên phân loại theo Lefort:
a) Đường gãy Lefort I:
Đường gãy từ nền hốc mũi đi ngang trên các cuống răng qua lồi củ và cắt chân xương bướm ở 1/3
dưới.
Đường cắt qua vách ngăn mũi ở 1/3 dưới.
b) Đường gãy Lefort II:
Đường gãy qua xương chính mũi, cắt ngành lên xương hàm trên vào thành trong hốc mắt qua xương
lệ ra ngoài cắt bờ dưới hốc mắt rồi đi dưới xương gò má và đi ra sau cắt xương chân bướm ở 1/3 giữa.
Đường gãy cắt xương vách ngăn mũi ở 1/3 giữa.
c) Đường gãy Lefort III (tách rời sọ - mặt)
Đường gãy qua đường khớp xương chính mũi và xương trán vào thành trong hốc mắt qua xương lệ,
xương giấy, tới khe bướm rồi cắt qua 1/3 trên xương chân bướm.
Đường cắt qua mấu mắt ngoài của xương trán và gò má đến thành ngoài của ổ mắt đến khe bướm và
cắt qua xương chân bướm ở 1/3 trên.
Đường cắt qua cung tiếp gò má.
Đường cắt qua vách ngăn mũi ở 1/3 trên.
Lâm sàng:
* Toàn thân: có thể choáng nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào các tổn thương kèm theo.
* Tại chỗ:
Lefort I:
- Bầm tím môi trên
- Ngách tiền đình hàm trên có dấu hiệu bầm tím hình móng ngựa, ấn đau chói.
- Cầm nhóm răng cửa trên di động thấy khối xương di động.
- Khi ngậm miệng chỉ có răng trong cùng chạm còn các răng khác hở, gọi là khớp cắn hở cửa.
Lefort II:
- Mặt sưng nề
- Tầng giữa mặt có thể thấp và dài
- Chảy máu mũi trước hoặc cả mũi trước và sau

- Tụ máu vùng tiếp hợp mắt
- Ấn có dấu hiệu bậc thang hoặc đau chói ở bờ dưới mắt
- Môi trên có thể tê bì
- Há miệng hạn chế
- Khớp cắn sai hở cửa
- Xương hàm trên di động.
Lefort III:
- Mặt sưng nề
- Chảy máu mũi
- Có dấu hiệu đeo kính râm
- Tầng giữa mặt có thể thấp và dài
- Có dấu hiệu bậc thang hoặc đau chói ở mấu mắt ngoài và cung tiếp gò má, gốc mũi
- Há miệng hạn chế
- Khớp cắn sai hở cửa
- Xương hàm trên di động.
21

X quang: chụp phim Blondeau, mặt nghiêng, Hirtz, CT.scan.


3.4. Gãy dọc xương hàm trên:
Xương hàm trên có cấu tạo hình trụ đứng nên gãy dọc ít gặp hơn gãy ngang. Những TH gãy dọc thường phối
hợp với gãy ngang xương hàm trên, còn gãy dọc đơn độc rất hiếm.
Có 2 đường gãy dọc xương hàm trên thường gặp:
- Gãy dọc chính giữa, tách đôi xương hàm trên phải và trái.
- Gãy dọc bên, đường gãy cắt ngang qua kẽ răng 2 – 3.
a) Triệu chứng LS:
- Có tổn thương phần mềm.
- Há miệng hạn chế, đau.
- Khớp cắn sai: khi ngậm miệng lại, 2 hàm răng không khít, cung răng hàm trên lệch ra ngoài nhiều so với

cung răng hàm dưới.
- Vết bầm tím, rách lợi dọc theo kẽ chân răng.
- Vòm miệng cứng có đường gãy dọc, lợi rách chảy máu.
- Xương hàm trên di động nếu có phối hợp gãy ngang.
b) XQ: chụp Blondeau, Belot, CT.scan.
c) Điều trị:
Chỉ PT khi BN tỉnh táo hoàn toàn.
PT gồm 2 bước:
- Nắn: đảm bảo khớp cắn đúng.
- Cố định: (1) cố định răng 2 hàm bằng cung Tiguersted hoặc nút Ivy.
(2) Cố định xương hàm gãy bằng nẹp vít hoặc treo Adams
Thuốc: Kháng sinh, giảm đau, chống phù nề.
4. Gãy xương hàm dưới:
4.1. Phân loại:
- Gãy xương hàm dưới một phần: (1) gãy răng và xương ổ răng. (2) mỏm vẹt.
- Gãy xương hàm dưới toàn bộ: (1) một đường, (2) hai đường, (3) vỡ nát.
4.2. Lâm sàng:
* Ngoài miệng:
- Sưng nề, rách da phần mềm, chảy máu ở ống tai ngoài.
- Mặt biến dạng.
- Sờ bờ dưới xương hàm dưới có dấu hiệu đau chói, khuyết hình bậc thang hay lạo xạo xương.
- Khám lồi cầu: dùng ngón tay trỏ để vào lỗ tai ngoài 2 bên, ngón tay cái để trước nắp tai, bảo BN nhai thì
thấy dấu hiệu đau chói, cử động lồi cầu giảm hoặc hõm chảo rỗng.
* Trong miệng:
- Há miệng hạn chế.
- Khớp cắn sai: khi BN ngậm miệng thấy 2 hàm không khít. Các dạng khớp cắn sai:
+ Răng 1 bên hàm ko chạm: trong gãy xương hàm dưới 1 đường.
+ Một nhóm răng hoặc 1 bên không chạm: gãy xương hàm dưới 2 – 3 đường.
+ Chỉ có răng trong cùng hàm dưới chạm: gãy cổ lồi cầu 2 bên.
- Di động bất thường: dùng ngón trỏ và ngón cái, 2 tay cầm 2 bên xương hàm gãy di động theo chiều lên

xuống thấy xương hàm di động.
- Kẽ răng 2 bên đường gãy rộng.
- Lợi bầm tím hoặc rách dọc chân răng.
a) Gãy xương hàm dưới 1 đường:
- Gãy vùng cằm: từ răng 33 đến răng 43, đường gãy thường đi chéo sang bên, hoặc cả 2 bên tạo thành hình
lamda (λ). Gãy vùng cằm ít di lệch vì cân bằng lực của cơ, nếu có di lệch thì theo chiều trên dưới hoặc trong
ngoài.
22

Triệu chứng: + Chảy máu qua đường gãy
+ Kẽ răng 2 bên đường gãy rộng
+ Tổn thương nhẹ: lợi bầm tím
+ Tổn thương nặng: lợi rách dọc theo chân răng, khớp cắn sai, di động bất thường xương hàm.
- Gãy vùng bên: từ răng 4 đến răng 8 hàm dưới: đường gãy thường đi qua lỗ cằm chếch xuống dưới và sang
bên. Đoạn xương hàm ngắn bị kéo lên trên ra trước, vì vậy các răng ở trên đoạn này chạm vào răng hàm trên.
Đoạn xương hàm dài bị kéo xuống dưới và ra sau, vì vậy răng ở trên đoạn này không chạm răng hàm trên.
Triệu chứng: + Chảy máu nhiều vì đường gãy gây đứt bó mạch TK răng dưới
+ Sưng nề
+ Hạn chế há miệng
+ Lợi rách
+ Khớp cắn sai, chỉ 1 nhóm răng chạm răng hàm trên, các răng còn lại ko chạm.
+ Có di động bất thường.
- Gãy vùng góc hàm: đường gãy đi qua ổ răng số 8, đường gãy vát ra sau, cành cao xương hàm dưới bị kéo
ra trước, xương hàm còn lại bị kéo xuống dưới và ra sau.
Triệu chứng: chảy máu nhiều qua đường gãy, phù nề vùng dưới hàm, sàn miệng, há miệng hạn chế, di động
bất thường, khớp cắn hở bên gãy.
- Gãy cành cao: ít gặp, thường gãy dọc, đoạn trước bị cơ thái dương kéo lên trên và vào trong, đoạn sau bị
cơ kéo lệch ra ngoài và sau.
Triệu chứng: sưng nề, bầm tím phần mềm dọc cành cao, há miệng hạn chế, khớp cắn sai: chạm răng bên gãy,
bên lành hở.

- Gãy cổ lồi cầu 1 bên hoặc 2 bên:
Phân loại: (1) gãy cổ lồi cầu cao: gãy trong bao khớp, (2) gãy cổ lồi cầu thấp: gãy ngoài ổ khớp, (3) lồi cầu
bật khỏi ổ khớp.
Triệu chứng: đau, chảy máu ống tai ngoài, há miệng hạn chế, cử động lồi cầu giảm, hõm chảo rỗng nếu lồi
cầu bật ra khỏi ổ khớp, khớp cắn sai.
Nếu gãy cổ lồi cầu 1 bên thì cung răng lệch sang bên gãy, chạm răng bên gãy, bên lành hở.
Nếu gãy cổ lồi cầu 2 bên thì cung răng lùi ra sau, khớp cắn hở cửa, chỉ có răng trong cùng 2 bên chạm răng
hàm trên.
b) Gãy xương hàm dưới nhiều đường:
Thường gặp 2 đường gãy đối xứng nhiều hơn ko đối xứng, thường gặp các đường gãy phối hợp:
- Gãy vùng cằm + gãy cổ lồi cầu.
- Gãy vùng cằm + góc hàm.
Triệu chứng: đau, khó nuốt, khó nói, há miệng hạn chế, lợi rách, chảy máu, nhóm răng nằm giữa 2 đường
xương gãy tụt xuống thấp, rìa cắn và mặt nhai đổ ra ngoài, xương hàm di động bất thường, khớp cắn sai.
c) Vỡ nát xương hàm dưới:
Đặc điểm vỡ nát là chảy máu nhiều, thường phối hợp với vết thương phần mềm phức tạp.
Triệu chứng: đau, khó nói, khó nuốt, sờ vết thương thấy lạo xạo, há miệng hạn chế, răng trên vùng xương vỡ
ngả nghiêng, lợi và niêm mạc rách lộ xương, khớp cắn sai, di động bất thường.
4.3. XQ: chụp phim mặt thẳng, Shuller, hàm dưới chếch, Panorama.
4.4. Chẩn đoán: dựa vào LS và XQ
a) LS:
- Đau chói.
- Khuyết bậc thang
- Khớp cắn sai
- Di động bất thường.
- Ngoài ra còn các tr.ch phụ: không nhai được, chảy máu, mặt biến dạng.
b) XQ
4.5. Điều trị:
- Gãy ko di lệch: cố định răng 2 hàm bằng cung Tiguersted hoặc nút Ivy trong t.gian 6 – 8 tuần.
23


- Gãy di lệch: phải PT.
+ Nắn đảm bảo khớp cắn đúng.
+ Cố định
Buộc răng 2 hàm bằng cung Tiguersted hoặc nút Ivy
Khâu xương bằng chỉ thép hoặc đặt nẹp vít.
- Thuốc: KS, giảm đau, chống phù nề.

Câu 10: Trình bày lâm sàng, chẩn đoán, hướng điều trị u máu.
 U máu là một dị dạng của động mạch và tĩnh mạch.
 Về tổ chức học, có 2 loại chính:
 u máu mao mạch gồm những mao mạch tăng sinh và giãn rộng nhưng ko tăng sinh TB nội mô;
 u máu thể hang giống tổ chức cương gồm những hốc to, nhỏ chứa đầy máu và thông thương với nhau.
Đó là sự loạn sản của TM, ĐM hay cả 2, đôi khi cả bạch mạch khiến ta có loại u máu – bạch mạch.
 U máu có thể gặp ở khắp nơi trên cơ thể, nhưng khu trú ở vùng hàm mặt là nhiều nhất. 50% u máu ở vùng
đầu mặt cổ.
 PL u máu theo GPB: gồm 2 loại u máu dị dạng mạch và tăng sinh nội mạc lát thành mạch máu.
1. Lâm sàng:
a) U máu phẳng:
- Là những bớt đỏ trên da mặt hay n.mạc miệng
Bề mặt u phẳng màu đỏ sẫm/tím, không đau
- Đa số u này BS hay xuất hiện từ nhỏ, ngừng phát triển khi 10-12 tuổi
- Không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ.
- Cách xác định: ấn ngón tay trên vết đỏ sẽ thấy trắng ra, khi buông tay lại đỏ như cũ.
- U ít gây thâm nhiễm tổ chức dưới da, để lâu u có thể ăn sâu xuống các lớp tổ chức ở dưới làm da trở nên
dày và cứng, hoặc trên bề mặt u nổi gồ vài cục nhỏ sẫm đỏ.
b) U máu gồ (u máu thể củ):
- đỏ tươi, không đau.
Bề mặt u nổi gồ so với da xung quanh giống hình chùm nho hay chùm dâu đỏ sẫm
- U hay khu trú ở vùng thái dương và mang tai

- bóp xẹp, thả tay lại trở về hình kích thước ban đầu, dễ chảy máu
- U tiến triển lâu, có thể thâm nhiễm tổ chức dưới da vào cơ bám da mặt, nhiều khi to làm biến dạng một bên
mặt.
c) U máu dưới da (u máu sâu):
- dị dạng mạch sâu dưới da
- dấu hiệu bóp xẹp, sau khi thả tay da lại dần trở về kích thước cũ
- Thường tạo thành các hang máu do sự tăng sinh tĩnh mạch
- tiến triển lâu ngày có sự ứ đọng các hạt vôi gọi là sỏi u máu, xơ hóa, sờ chắc và
phát hiện các hạt sỏi to như hạt đỗ hay hạt lạc. Trên XQ thấy rõ các hạt sỏi này.
d) U máu động tĩnh mạch (hay phình mạch rối):
- thay đổi kthc theo tư thế BN
Thường khu trú ở vùng trán, thái dương, mi mắt.
- Nhìn vào khối u thấy các mạch máu nổi ngoằn ngoèo,
Sờ nóng hơn xung quanh
Có dh bóp xẹp, dh mạch đập sờ tay thấy u đập theo nhịp mạch.
e) U máu trong xương hàm: thường gặp ở xg hàm dưới
Là loại u nguy hiểm, có thể gây tai biến chảy máu khi nhổ răng mà ko phát hiện đc u từ trước.
- 1 nhóm răng ê buốt không rõ nguyên nhân
Lung lay và xô lệch trên cung răng
Chảy máu chân răng tự nhiên
- u gây đẩy phồng xương hàm: cả mặt ngoài má và mặt trong lưỡi
24

2. Cận lâm sàng: SÂ, chụp mạch có bơm thuốc cản quang, CT hoặc MRI, hạn chế chọc dò (trừ u mạch thể
sâu vì khó chẩn đoán)
3. Chẩn đoán:
Dựa vào nhìn, sờ: u máu thường màu đỏ hay tím, bóp xẹp, bỏ tay ra lại phồng.
Phân loại để điều trị:
- Loại hoạt động: u động tĩnh mạch.
- Loại không hoạt động: u tĩnh bạch mạch.

3. Điều trị:
- U máu phẳng: chiếu laser, chiếu tia X, cắt ghép da.
- U máu gồ, u máu sâu: tiêm xơ bằng morrhuat natri 5% hay quinin urethan 5%.
- PT cắt u máu có nhiều khó khăn vì máu chảy nhiều, hay tái phát.
Để hạn chế chảy máu khi cắt u -> tiêm xơ u trước khi cắt hoặc
Hoặc mổ khâu luồn gây xơ hóa khối u rồi mới cắt toàn bộ.
Nước ta còn dùng huyết thanh mặn ưu trương 10% rồi đun nóng 70 – 80°C để tiêm xơ.
- Hiện nay còn dùng phương pháp áp lạnh bằng nito lỏng (nhiệt độ - 196°C) để điều trị u máu phẳng và u
máu tĩnh mạch.

Câu 11: CSSK răng miệng ban đầu, phòng sâu răng, ung thư hàm mặt.
1. Các biện pháp phòng bệnh sâu răng:
a) Các biện pháp loại trừ mảng bám
- Các chất phát hiện mảng bám: dạng dung dịch hoặc viên nén như iodin, fushin, erythosin… có tác dụng
nhuộm màu mảng bám để phát hiện vị trí và số lượng mảng bám. Các chất này có TD tối thiểu sau 1’. Các
chất phát hiện mảng bám còn có tính kháng khuẩn nên nếu dùng lâu dài cũng giúp thay đổi chất lượng trong
thành phần mảng bám.
- Loại trừ mảng bám: gồm các BP chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng.
+ Chải răng: chọn bàn chải có kích thước và độ mềm của lông bàn chải phù hợp với lứa tuổi và tình
trạng răng miệng.
Phương pháp: bắt đầu từ phần cung hàm số 1 đến cung hàm số 4. Đặt lông bàn chải nghiêng 45° so
với trục của răng, hướng về phía bờ lợi, nhích nhẹ bàn chải tới lui nhưng vẫn giữ lông bàn chải tại chỗ, giữ
thân bàn chải song song mặt phẳng nhai, trừ lúc chải mặt trong răng cửa và mặt xa răng trong cùng thì chếch
bàn chải một góc để sử dụng các túm lông phía đầu bàn chải.
Số lần chải: tốt nhất là chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu mỗi ngày chỉ chải 2 lần thì
lần cuối nên chải trước khi đi ngủ.
+ Dùng chỉ tơ nha khoa.
+ Súc miệng bằng nước súc miệng.
- Các dụng cụ tẩy rửa, phun nước hoặc hóa chất:
+ Hóa liệu kiểm soát mảng bám răng: cần những tính chất sau:

Đặc hiệu trên VK gây bệnh.
Khả năng lưu giữ trong MT miệng kéo dài rồi phóng thích từ từ, bền vững về mặt hóa học khi lưu trữ.
Không phản ứng nghịch như nhuộm màu hoặc tương tác niêm mạc miệng.
An toàn (về độc tính)
An toàn với hệ sinh thái miệng.
Dễ sử dụng.
+ Các chất sát khuẩn: với nồng độ không có hại cho mô miệng tại chỗ và toàn thân, không gây
tình trạng kháng thuốc và đa số có phổ kháng khuẩn rộng.
Chlorhexidin: là chất khanggs khuẩn hữu cơ, có khả năng làm giảm mảng bám và viêm lợi.
Chlorhexidin liên kết với các glycoprotein và phosphoprotein anion hóa trong niêm mạc miệng. Tác dụng
diệt khuẩn nhờ kết dính màng TB VK, tăng tính thấm gây rò rỉ màng TB và gây kết tủa các thành phần nội
bào.
25

Listerin: TD tương tự chlorhexidin nhưng có thể gây CG nóng bỏng, nhuộm màu răng và có vị đắng.
Dung dịch chứa khoảng 25% cồn nên gây độc cho trẻ.
Fluor: cũng là một chất sát khuẩn chống mảng bám, thuộc họ halogen.
+ Các hóa chất khác đã và đang được nghiên cứu: enzym, các chất làm thay đổi TP mảng bám, các
chất ngăn cản sự bám dính của mảng bám, các chất thay thế đường (xylitol, mannitol).
b)Tăng cường sức đề kháng của răng: sử dụng fluor và trám bít hố rãnh:
* Sử dụng fluor:
Fluor có tác dụng tăng cường khả năng tái khoáng hóa mô răng, giúp tăng cường sức đề kháng của răng
và giảm tiềm năng gây sâu răng của mảng bám (giảm thành lập acid trong mảng bám).
Dùng fluor dưới hình thức toàn thân hay tại chỗ:
- Toàn thân: Fluor hóa nước, sữa, muối ăn Dùng fluor toàn thân có lợi cho răng đang hình thành và răng
đã mọc. Các cách dùng fluor toàn thân:
+ Fluor hóa nước máy, điều chỉnh nồng độ đến tối ưu cho sức khỏe của răng: chi phí thấp, hiệu quả
cao, an toàn, là biện pháp SK cộng đồng công bằng nhất, ko đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của người được
hưởng, lợi ích kéo dài suốt đời nếu dùng liên tục.
+ Fluor hóa nước uống tại các trường học gấp 4 lần fluor nước máy, SD ở các trường ngoại ô không

có nước máy.


+ Fluor hóa sữa: nồng độ thường là 5 mg F/1 lít sữa.
+ Muối fluorid: 250 mg/1kg muối.
+ Viên fluor hoặc fluor dạng uống (NaF hoặc APF): dùng ở những vùng có nồng độ fluor trong
nước < 0,3 ppm và uống từ lúc mới sinh đến 6 – 14 tuổi, liều 0,05 mg/kg/ngày hoặc:
0 – 2 tuổi: 0,25 mg/ngày
3 tuổi: 0,5 mg/ngày
4 tuổi: 0,75 mg/ngày
5 – 6 tuổi: 1 mg/ngày.
Hiệu quả của dạng lỏng và dạng viên tương đương nhau, và mức độ hiệu quả phụ thuộc thời gian và cách sử
dụng.
Thuốc dạng lỏng có thể cho trực tiếp vào miệng hoặc hòa với đồ ăn thức uống.
Với trẻ lớn, khi đã mọc răng sữa nên dùng dạng viên, kẹo ngậm vì nhờ tác động nhai vừa có TD tại chỗ, vừa
có TD toàn thân. Viên fluor được nhai trong 30 giây để cho tiếp xúc với mặt răng rồi nuốt hoặc ngậm cho tan
dần trong miệng.
Không cần dùng viên fluor cho trẻ bú mẹ ở những nơi có fluor hóa nước uống.
- Tại chỗ: có tác dụng tốt cho người lớn và trẻ em răng đã mọc, có nhiều dạng sử dụng:
+ Súc miệng với nước NaF 0,2% 1 tuần 1 lần.
+ Thoa hoặc đeo máng có gel fluorid.
+ Kem đánh răng có fluor.
* Trám bít hố rãnh:
Chỉ định:
- Hố rãnh sâu
- Hố rãnh nhiễm sắc với biểu hiện mất vôi hay đục tối thiểu.
- Đã có sâu rãnh ở những răng khác.
- Không sâu mặt bên.
- Có thể cô lập nước bọt.
- Răng mọc dưới 4 năm.

Chống chỉ định:
- Hố rãnh nông cạn tự làm sạch được.
- Sâu răng mặt bên cần hàn.
- Răng mọc không thể cô lập
c) Dinh dưỡng và chế độ ăn:
- Tính gây sâu răng của đường và thực phẩm:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×