Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 7 trang )

BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- ------ -- - - - - -- - - - - -- - - - - -- - - - -
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành được Quốc hội khoá X
thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1999 với mục tiêu chủ yếu là
để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu
dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất,
kinh doanh đối với một số hàng hoá, dịch vụ. Trong quá trình triển khai thực
hiện, Luật thuế TTĐB năm 1999 được sửa đổi, bổ sung 2 lần (năm 2003 và
2005) nhằm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận cho việc
đàm phán gia nhập WTO.
Luật thuế TTĐB sau quá trình thực hiện đã có tác động tích cực đến
nền kinh tế - xã hội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra. Tuy
nhiên trước bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, bên cạnh một số ưu điểm, Luật thuế TTĐB vẫn còn bộc lộ một số
vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiện, cụ thể như sau:
I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Thuế TTĐB đã góp phần hướng dẫn tiêu dùng xã hội
Kể từ khi áp dụng, thuế TTĐB đã phát huy vai trò góp phần hướng dẫn,
tiêu dùng xã hội. Pháp luật về thuế TTĐB quy định đối tượng hàng hoá và
dịch vụ chịu thuế chủ yếu là những chủng loại mà Nhà nước không khuyến
khích tiêu dùng (thuốc lá, rượu bia) hoặc việc tiêu dùng được tập trung vào
những bộ phận có thu nhập cao (như ô tô, chơi gôn) hay những dịch vụ mang
tính nhạy cảm về mặt xã hội (kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke,
casino...). Quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực
trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng xã hội lành mạnh; Khuyến khích
sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế
của đất nước trong từng giai đoạn.
Đối với mặt hàng ô tô ngoài việc điều tiết thu nhập của những người có
thu nhập cao thì thuế TTĐB cũng có tác dụng trong việc góp phần hạn chế sử
dụng xe du lịch, xe cá nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông của ta


còn yếu kém chưa theo kịp với tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông.
2. Thuế TTĐB góp phần vào việc hội nhập kinh tế quốc tế
Để thực hiện các cam kết hội nhập, việc quy định lộ trình từng bước
tăng thuế đối với một số mặt hàng như ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (2004-
2005), thuốc lá, bia hơi (2006-2007) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Một mặt, bảo đảm thực hiện nguyên tắc
không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu
theo đúng các nguyên tắc của WTO. Mặt khác, đã hạn chế những tác động
tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bia hơi khi
phải thực hiện các cam kết hội nhập, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục
hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, với việc quy định thống nhất áp dụng một mức thuế suất đối
với các mặt hàng thuốc lá, bia hơi, bia tươi đã góp phần vào thành công của
quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam.
3. Thuế TTĐB góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một
số hàng hóa, dịch vụ
Trong thời gian Việt Nam chưa phải thực hiện các cam kết quốc tế,
việc duy trì một số ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng như bia hơi,
rượu có nồng độ dưới 40 độ cồn, thuốc lá sử dụng nguyên liệu trong nước là
chủ yếu, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp có thời gian đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử
dụng nguyên liệu trong nước, góp phần đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập
cho người lao động, tạo cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện để tích
luỹ, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi bước vào hội nhập kinh
tế quốc tế.
4. Thuế TTĐB góp phần ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước
Thuế TTĐB là nguồn thu ổn định của ngân sách sách nhà nước. Tỷ
trọng thu ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ
phí đã không ngừng tăng trong những năm qua, từ mức 7,89% năm 2003 lên

mức 9,49% năm 2007. Trong tổng thu từ thuế TTĐB thì thuế TTĐB thì số thu
từ các mặt hàng ô tô, thuốc lá và rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất. Dự báo
thuế TTĐB tiếp tục là nguồn thu ổn định trong những năm tới của ngân sách
nhà nước.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Trong quá trình thực hiện, Luật thuế TTĐB đã được sửa đổi, bổ sung
để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của
nước ta. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam
trong những năm tới, Luật thuế TTĐB hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại chủ
yếu sau đây:
2
1. V i tng chu thu, i tng khụng chu thu TTB
Lut hin hnh quy nh 5 loi hng hoỏ v 3 loi hỡnh dch v thuc
phm vi iu chnh ca Lut. Quy nh ny c bn l phự hp, song trong quỏ
trỡnh thc hin cng cú phỏt sinh mt s vn vng mc. C th l:
a) i vi mt hng ụ tụ:
Lut hin hnh quy nh ụ tụ di 24 ch ngi thuc i tng chu
thu TTB, quy nh ny l phự hp vi hon cnh kinh t v iu kin giao
thụng ca nc ta, nhm hn ch s dng ụ tụ du lch v cỏc loi xe cú ớt ch
ngi ch yu phc v cho nhu cu tiờu dựng cỏ nhõn, khuyn khớch s dng ụ
tụ phc v sn xut kinh doanh, vn chuyn hnh khỏch cụng cng. Tuy
nhiờn, trong thc t phỏt sinh mt s trng hp nu ỏp dng "cng" theo quy
nh ca Lut s khụng phự hp vi mc tiờu hng dn tiờu dựng, iu tit
thu nhp ca sc thu ny, c th l:
- Cỏc loi xe ụ tụ nh xe cu thng, xe ch tự nhõn, xe tang l, xe
buýt vn chuyn khỏch trong sõn bay, xe dới 24 chỗ ngồi có thiết kế chỗ đứng
(ch t 24 ngi tr lờn)... tuy thuc loi ụ tụ di 24 ch, nhng ch yu
c s dng cho mc ớch chuyờn dựng, phc v cho sn xut kinh doanh v
cỏc nhu cu xó hi khỏc.

- Cỏc loi xe ụ tụ thit k va ch ngi va ch hng l nhng loi xe
cú s ch ngi ớt, nu ch cn c theo s ch ngi ỏp dng thu TTB thỡ
khụng phự hp vi c im ca cỏc loi xe ny l ngoi vic ch ngi cũn
s dng ch hng húa phc v sn xut v sinh hot.
b) i vi thuc lỏ:
Theo quy nh hin hnh, xỡ g v thuc lỏ iu thuc i tng chu
thu TTB, sau khi Vit Nam ó tr thnh thnh viờn WTO, d bỏo trờn th
trng ni a s xut hin mt s loi sn phm thuc lỏ khỏc nh: thuc lỏ
si dựng hỳt tu v cỏc dng sn phm khỏc dựng hỳt, nhai, ngi. õy
cng l cỏc sn phm thuc lỏ, s dng l cú hi cho sc kho nờn khụng
khuyn khớch tiờu dựng.
Nh vy, quy nh nh hin hnh khụng bao quỏt c tt c cỏc loi
sn phm thuc lỏ khỏc, l nhng sn phm tiờu dựng khụng cú li cho sc
kho.
c) i vi mt hng iu ho nhit :
Lut hin hnh quy nh iu ho nhit cú cụng sut di 90.000
BTU l i tng chu thu TTB. Vic ỏnh thu TTB i vi iu ho
nhit l nhm vo cỏc i tng s dng iu ho nhit trong gia ỡnh,
khỏch sn, nh hng, vn phũng...Tuy nhiờn do trong Lut ch quy nh chung
3
điều hoà nhiệt độ có công suất dưới 90.000 thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
nên khi thực hiện có sự chưa rõ ràng và nhất quán trong việc thu hay không
thu thuế TTĐB đối với một số loại điều hoà nhiệt độ có công suất dưới
90.000 BTU sử dụng để lắp trên các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hoả, tàu
biển. Trên thực tế các loại điều hoà này được coi là tư liệu sản xuất phục vụ
cho sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải và trong hoạt động vận tải hành
khách, nếu thu thuế TTĐB là không hợp lý.
d) Đối với dịch vụ trò chơi bằng máy jackpot:
Hiện nay, trò chơi bằng máy jackpot thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
với thuế suất 25%. Trong thực tế, ngoài chủng loại máy jackpot còn có các

loại máy slot machines khác cũng đang được sử dụng cho các trò chơi điện tử
có thưởng. Vì vậy nếu chỉ quy định máy jackpot thuộc đối tượng chịu thuế thì
không bao quát được tất cả các loại trò chơi điện tử có thưởng khác.
đ) Về hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan:
Theo quy định của pháp luật về hải quan và về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, quan hệ trao đổi hàng hoá từ thị trường nội địa và từ nước ngoài
vào các khu khu phi thuế quan là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cũng đã có quy định hàng hoá từ thị trường
trong nước nhập khẩu vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan thuộc
diện không phải chịu các thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thông lệ quốc tế
cũng cho thấy hàng hoá thuộc diện này đều không phải chịu các khoản thuế
gián thu. Tuy nhiên, Luật thuế TTĐB hiện hành lại chưa có quy định này nên
đã dẫn đến một số vướng mắc khi thực hiện.
2. Về thuế suất
Mức thuế suất đối với các mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB thời
gian vừa qua là tương đối hợp lý, điều tiết có hiệu quả cho nguồn thu ngân
sách, tuy nhiên trước yêu cầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO thì
cần phải có những sửa đổi phù hợp, cụ thể:
a) Đối với rượu:
Luật thuế TTĐB hiện hành quy định: Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ
thuế suất 30%; Rượu từ 40 độ trở lên thuế suất 65%. Quy định này thể hiện
quan điểm không khuyến khích tiêu dùng đối với mặt hàng rượu nói chung,
đặc biệt là rượu mạnh từ 40 độ trở lên là mặt hàng nếu sử dụng nhiều có hại
cho sức khoẻ. Tuy nhiên trên thực tế rượu sản xuất trong nước chủ yếu là loại
có nông độ cồn từ 20% đến dưới 40%, trong khi đó các loại rượu mạnh nhập
khẩu thường có nồng độ cồn trên 40%, do vậy các đối tác nước ngoài cho
rằng ta đã phân biệt đối xử thông quy quy định này. Theo cam kết gia nhập
WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại rượu được
chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính
4

theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Do vậy, quy
định hiện hành về mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên không
còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
b) Đối với bia:
Luật thuế TTĐB hiện hành quy định bia chai, bia lon: thuế suất 75%;
với bia hơi, bia tươi: Năm 2006-2007: thuế suất 30%; từ năm 2008: thuế suất
40%. Thuế suất thuế TTĐB đối với bia hơi là thấp hơn đối với bia chai, bia
lon đã được duy trì trong nhiều năm qua, quy định này là phù hợp với hoàn
cảnh kinh tế và điều kiện thu nhập của dân cư trong những năm trước đây. Từ
năm 2006 đến nay, thuế suất đối với bia hơi tăng dần theo lộ trình (từ 30 %
lên 40%), quy định này một mặt thể hiện việc thực hiện các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bia
hơi, nhất là các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ có thêm thời gian sắp xếp, tổ
chức lại sản xuất để tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng
sản phẩm và chuẩn bị tốt hơn khi tham gia vào "sân chơi chung", bình đẳng
với các doanh nghiệp khác và các sản phẩm bia khác. Tuy nhiên, cùng với sự
phát triển nhanh của kinh tế nước ta trong những năm qua, cần nâng cao chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ cộng đồng, nên khuyến khích
sản xuất các loại đồ uống (trong đó có bia) có chất lượng cao, hạn chế sản
xuất, tiêu dùng bia có chất lượng thấp do đó giá rẻ, dễ dẫn đến lạm dụng gây
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Mặt khác, quy định thuế suất bia như hiện hành
là có sự phân biệt theo hình thức bao bì, đóng gói, loại có bao bì (bia chai, bia
lon) thì áp dụng thuế suất cao hơn loại không có bao bì (bia hơi, bia tươi) như
vậy là chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các sản phẩm bia.
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đối với mặt hàng bia, trong
vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm
chung đối với bia, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì. Do vậy quy
định hiện hành không còn phù hợp với cam kết.
3. Căn cứ tính thuế và giá tính thuế:
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

và thực tế có nhiều biến đổi thì căn cứ quy định thuế TTĐB đối với ô tô và
gía tính thuế đối với mặt hàng bia đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể như sau:
a) Đối với mặt hàng ô tô:
Đối với mặt hàng ô tô, theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, mức
thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với ô tô chở người được phân biệt
theo số chỗ ngồi, trong đó đối với ô tô từ 5 chỗ trở xuống có mức thuế suất là
50%; ô tô từ 6 chỗ đến 15 chỗ ngồi, thuế suất 30%; ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ
ngồi, thuế suất 15%.
5

×