Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

vấn đề nhập khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm máy máy điện thọai của công ty cổ phần long gia phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.65 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tên đề tài:
VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN THỌAI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LONG GIA PHÁT
Họ và Tên sinh viên :Nguyễn Việt Dũng
Lớp :24B
Giáo viên hướng dẫn :TS Vũ Thị Hiền

Hà Nội, tháng 3 năm 2009
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I
VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
LONG GIA PHÁT
I. Vai trò của thị trường, sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1. Vai trò của thị trường
1.1 Khái niệm về thị trường
1.2 Vai trò của thị trường
2. Sự cần thiết mở rộng thị trường
2.1 Nghiên cứu khái quát thị trường
2.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường
II. Giới thiệu chung về hoạt động của Công ty Long Gia Phát
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Long Gia Phát
2. Hoạt động kinh doanh của Công ty Long Gia Phát
3. Vai trò của nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh


và mở rộng thị trường của Công ty Long Gia Phát
3.1 Vai trò của nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
3.2 Vai trò của nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Long Gia Phát
Chương II:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SÁN PHẨM MÁY
ĐIỆN THOẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LONG GIA
PHÁT
I. Thị trường máy điện thoại và thực trạng thị trường máy điện
thoại của Công ty Long Gia Phát
2
1. Đặc điểm của mặt hàng máy điện thoại và thị trường máy điện
thoại.
1 1.1 Đặc điểm của mặt hàng máy điện thoại
1.2 Đặc điểm của thị trường máy điện thoại
1.2.1 Thị trường máy điện thoại thế giới
1.2.2 Thị trường máy điện thoại ở nước ta
2. Thị trường máy điện thoại của Công ty Long Gia Phát
2.1 Thị trường mua
2.2 Thị trường bán
3. Đánh giá khả năng mở rộng thị trường của Công ty Long Gia
Phát
II. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Long Gia Phát gắn liền với
mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm máy điện thoại.
1. Nhập khẩu máy điện thoại ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nhập khẩu của Công ty Long Gia Phát.
3. Chiến lược và phương hướng chung nhập khẩu điện thoại của Công
ty Long Gia Phát.
4. Đánh giá chung hiệu quả nhập khẩu của Công ty Long Gia Phát.
5. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty Long Gia Phát trong thị

trường máy điện thoại giai đoạn hiện nay
5.1 Thuận lợi
5.2 Khó khăn
Chương III
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN THOẠI CÔNG TY LONG GIA
PHÁT
I. Phương hướng, mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty Long Gia Phát trong những năm tới :
1. Triển vọng thị trường máy điện thoại ở nước ta
2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Công ty Long Gia Phát
3
3. Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ máy điện thoại của Công
ty Long Gia Phát
3.1 Chiến lược trước mắt
3.1.1 Sản phẩm
3.1.2 Ngày một hoàn thiện công tác trước và sau khi bán hàng
3.1.3 Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường máyđiện thoại
trong nước
3.1.4 Mở rộng thị phần và dần nâng cao uy tín
3.2 Chiến lược lâu dài
II. Biện pháp thực hiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty Long Gia Phát
1. Biện pháp trước mắt
2. Biện pháp lâu dài
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường là vấn đề sống còn đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh

của mỗi doanh nghiệp. Thâm nhập thị trường, duy trì và không ngừng phát triển
các hoạt động của doanh nghiệp trong thị trường luôn luôn là vấn đề phải quan
tâm hàng đầu và có tính chiến lược. Để thực hiện thành công các quá trình này
doanh nghiệp thực sự cần phải có những chiến lược kinh doanh và biện pháp
thực hiện thích hợp với điều kiện thực tế của môi trường kinh doanh, yêu cầu
của thị trường và khả năng của từng doanh nghiệp. Trong xu hướng toàn cầu
hoá hiện nay, các doanh nghiệp trong nước nếu không có các bước đi và sự lựa
chọn phù hợp trong chiến lược kinh doanh của mình sẽ không thể cạnh tranh
được với các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia. Thực tế cho thấy
doanh nghiệp có nhiều khả năng thành công nếu biết tận dụng các lợi thế sẵn có
để nâng cao khả năng cạnh tranh như trình độ và giá lao động trong nước, đồng
thời tận dụng các nguồn bên ngoài về công nghệ, thiết bị để đảm bảo chất
lượng mà giá thành không vượt quá sức mua của khách hàng trong từng khu
vực thị trường.
Xuất phát từ tình hình thực tế của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
nói chung và ở Công ty Cổ phần Long Gia Phát nói riêng, nghiên cứu với đề
tài: "Vấn đề nhập khẩu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm máy máy
điện thọai của Công ty Cổ phần Long Gia Phát" nhằm để xem xét hoạt động
của doanh nghiệp và hiệu quả trên giác độ này.
Đề tài bao gồm ba chương :
Chương I
VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM VÀ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN LONG GIA PHÁT.
5
Chương II:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN THOẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG
GIA PHÁT
Chương III

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM MÁY ĐIỆN THOẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG GIA
PHÁT
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn
TS Vũ Thị Hiền, khoa Kinh tế Đối ngoại - trường Đại Học Ngoại Thương.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần Long
Gia Phát đã tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thực tế và hoàn
thành đề tài.
6
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VÀ GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG GIA PHÁT
I. Vai trò của thị trường và sự cần thiết mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm :
1. Vai trò của thị trường
1.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá. Cho đến nay
đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường. Trước hết, thị trường được coi
là một cái chợ mua bán hàng hoá, là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện
trong đó ngưòi mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và
dịch vụ từ người bán sang người mua. Ở đó, người mua và người bán cạnh
tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá của một sản phẩm hay dịch vụ. Có
thể gọi đầy là một quá trình trong đó người mua và người bán trao đổi với nhau
một thứ hàng hoá, tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng trong
một thời gian nhất định.
Một thị trường được hình thành trước hết cần phải có khách hàng (người
mua hàng), không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định. Đây có thể xem là
yếu tố tiên quyết. Trong đó, nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn. Đây
chính là động lực thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ. Khách hàng
phải có khả năng thanh toán, tức là khách hàng phải có tiền để mua hàng. Đây

chính là yếu tố quan trọng để việc mua bán hàng hoá dịch vụ được thực hiện
trọn vẹn.
Do vậy có thể khẳng định rằng kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế
xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, phân phối các lợi
ích do các quy luật của thị trường có điều tiết chi phối.
7
1.2 Vai trò của thị trường
Thị trường được coi là một phạm trù trung tâm của các ngành kinh
doanh, có thị trường có nghĩa là xuất hiện cầu và cung, xuất hiện người mua và
kẻ bán, những tác nhân tham gia vào hình thành thị trường mà ở trong khuôn
khổ bài giới thiệu này tôi muốn đề cập đó là các doanh nghiệp và các đối tượng
khách hàng của họ. Các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các
nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường tồn tại khách
quan trong từng doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động thích ứng với thị trường.
Mỗi doanh nghiệp dựa trên nhu cầu thị trường và khả năng của doanh nghiệp
mình mà có được chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh phù hợp.
Thị trường được coi là nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ mà người sản
xuất có thể thu được lợi nhuận và hiệu quả cao, còn người tiêu dùng có thể
được đáp ứng những hàng hoá và dịch vụ có lợi cho mình. Như vậy thị trường
vừa kích thích người sản xuất sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình vừa kích
thích người tiêu dùng sử dụng hiệu quả ngân sách của mình.
Vậy nghiên cứu thị trường là một phần không thể thiếu trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp muốn
hoạt động hiệu quả, cần hiểu rõ và nắm chắc sự thay đổi, biến động của thị
trường đối với loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá của doanh nghiệp đó. Đây
cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong kinh
doanh
2. Sự cần thiết mở rộng thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường tạo nên môi trường kinh doanh của

doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng và
động thái của thị trường doanh nghiệp đó mới có điều kiện tồn tại và phát triển.
Mặt khác trên thị trường còn nhiều doanh nghiệp khác cùng hoạt động, doanh
nghiệp nào cũng đặt yêu cầu mở rộng phần thị trường của mình. Bởi vậy để
8
đảm bảo khả năng thắng lợi trong cạnh tranh, để tránh những rủi ro bất trắc
trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải hiểu biết cặn kẽ thị trường và khách
hàng trên thị trường ấy.
2.1 Nghiên cứu khái quát thị trường
Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là
nghiên cứu tổng cầu hàng hóa, tổng cung hàng hóa; giá cả thị trường của hàng
hóa, chính sách của chính phủ về loại hàng hóa đó (kinh doanh tự do, kinh
doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh). Nghiên
cứu tổng cầu hàng hóa là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu loại
hàng hóa tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường
thông qua một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hóa chính là quy mô
của thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người
hoặc đơn vị tiêu dùng; với hàng tư liệu sản xuất thì số lượng đơn vị sử dụng,
khối lượng hàng mỗi đơn vị tiêu dùng v.v Đối với loại hàng hóa có loại hàng
thay thế cần nghiên cứu cả khối lượng hàng thay thế. Đối với loại hàng hóa có
thể bổ sung cần nghiên cứu loại hàng chính và từ đó suy ra loại hàng hóa bổ
sung. Nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hóa cũng cần nghiên cứu trên mỗi
địa bàn, đặc biệt thị trường trọng điểm, ở đó tiêu thụ lượng hàng lớn và giá thị
trường của hàng hóa đó trên địa bàn từng thời gian.
2.2 Nghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua,
bán loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hóa mà
doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hóa và chính sách mua bán
của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn.
Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của

khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Đối với hàng tiêu dùng,
nhu cầu về loại hàng phụ thuộc vào sở thích (thị hiếu), thu nhập, lứa tuổi, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa, tập quán, thói quen, thời thiết khí hậu .v.v Đối với
hàng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào công nghệ, định mức sử dụng nguyên nhiên
9
vật liệu trong sản xuất và kế hoạch sản xuất mặt hàng của doanh nghiệp sản
xuất. Người quyết định mua hàng không phải người đi mua hàng cụ thể (tiếp
liệu) mà chính là yêu cầu kỹ thuật, công nghệ sản xuất thành phẩm, khả năng
vật tư của doanh nghiệp và khả năng thay thế bằng loại nguyên vật liệu khác
(hàng thay thế).
Tuy nhiên cùng với công tác nghiên cứu thị trường, việc lựa chọn khả
năng thích hợp và các điều kiện có thể có để phát triển thị trường là một công
việc tương đối khó đối với các doanh nghiệp gồm cả các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực điện thoại như Công ty CP Long Gia Phát.Muốn có được
hiệu quả, doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hệ thống các biện pháp tác
động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Kinh doanh là
phải có lãi, lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
các doanh nghiệp sẽ huy động mọi tiềm năng sẵn có, nhằm thu được lợi nhuận
mong muốn. Song không phải tất cả các yếu tố liên quan đến thị trường doanh
nghiệp đều có thể kiểm soát được. Hàng hoá bán ra có thể biết được chất lượng
tốt hay xấu, số lượng nhiều hay ít. Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp có thể
biết được là họ làm việc có hiệu quả hay không, tích cực hay lười biếng
Nhưng đôi khi để biết được khách hàng cần gì, họ đánh giá như thế nào về hàng
hoá của doanh nghiệp, trên thị trường có những doanh nghiệp nào là đối thủ
cạnh tranh của mình thì quả là một vấn đề không phải là đơn giản. Do đó bên
cạnh những tiềm năng sẵn có, doanh nghiệp phải có những biện pháp đúng đắn
tác động đến khách hàng và các đối thủ cạnh tranh nhằm ổn định và nâng cao
thị phần của doanh nghiệp.
Vươn tới vị trí hàng đầu để dẫn đầu trên thị trường là mong muốn của
mọi doanh nghiệp, tuy nhiên đó là một việc vô cùng khó khăn. Khi đã có vị trí

trên thị trường thì quá trình duy trì, bảo vệ và phát triển trên thị trường của
doanh nghiệp còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Nó đòi hỏi doanh nghiệp
phải có những chiến lược và biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của doanh
nghiệp, cũng như của thị trường.
10
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường
Để mở rộng thị trường, doanh nghiệp phải thận trọng trong phân tích
những nhân tố chủ quan và khách quan. Những nhân tố ấy phải quy tụ lại ở hai
điều kiện cơ bản là sức hút của thị trường và doanh nghiệp và sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường.
Sức hút của thị trường đối với doanh nghiệp thể hiện độ hấp dẫn của các
cơ hội kinh doanh mà thị trường tạo ra đối với daonh nghiệp. Độ hấp dẫn này
phụ thuộc vào các nhân tố cơ bản sau:
- Quan hệ cung cầu của hàng hoá đó trên thị trường
- Sự vận động của sản phẩm trong chu kỳ sống của nó.
- Khả năng thu lợi nhuận từ tiêu thụ sản phẩm càng lớn độ hấp dẫn đối
với doanh nghiệp càng cao.
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp trong việc có thể thoả mãn tốt nhất đòi hỏi của khách hàng về sản
lượng, chất lượng, phương thức phục vụ và giá c
- Đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
Trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp luôn có những sản phẩm trung
tâm và sản phẩm đó phải được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu thị trường.
Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tận dụng mọi nguồn lực để đảm bảo đưa
thêm những sản phẩm khác theo yêu cầu xã hội và phải luôn đối phó với các
đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
II. Giới thiệu chung về hoạt động của Công ty Cổ phần Long
Gia Phát:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Long Gia Phát
11

Công ty Cổ phần Long Gia Phát được thành lập 9/2005 và có 15 cổ đông
với số vốn điều lệ là 2.400.000VND . Văn phòng chính của Công ty đặt tại Hà
Nội và có chi nhánh hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Công ty Cổ phần Long Gia Phát, sản phẩm máy điện thoại là sản
phẩm chủ đạo trong chiến lược kinh doanh của Công ty. Là Công ty cổ phần
kinh doanh phân phối điện thoại gần như đầu tiên của Việt Nam, từ khi thành
lập, Công ty đã thu hút được một đội ngũ nhân viên có đầy đủ trình độ, năng
lực trong lĩnh vực điện thoại.
Một vấn đề nữa cần được đề cập tới đó là khâu dịch vụ sau bán hàng. Do
sản phẩm máy điện thoại là sản phẩm của công nghệ cao, nên khâu bảo trì và
bảo hành sản phẩm là yêu cầu nhất thiết, đồng thời được thực hiện bởi những
nhân viên có chuyên môn lành nghề. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ban
lãnh đạo Công ty LGP đã rất coi trọng tới vấn đề trọng yếu này, hiện Công ty
có một đội ngũ chuyên làm công việc bảo hành, bảo trì các sản phẩm máy điện
thoại do Công ty bán ra.
Công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ trình độ tay nghề, tổ
chức các khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề cho đội ngũ làm công tác
bảo hành, bảo trì.
Ngoài những ưu điểm về chuyên môn, Công ty còn có nhiều thuận lợi về
việc huy động vốn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh quy mô lớn do Công ty
Long Gia Phát là Công ty cổ phần.
2. Hoạt động kinh doanh của Công ty Long Gia Phát
Hướng kinh doanh chính của Công ty nhập khẩu và phân phối điện thoại.
Trong quá trình hoạt động Công ty luôn cố gắng đạt được:
- Sự phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Công ty luôn xác định tiêu chí cho hoạt động kinh doanh trước hết phải
dựa trên uy tín và chất lượng.
12
Đối với cán bộ công nhân viên Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho việc

phát huy khả năng cũng như nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật. Đồng thời
Công ty cố gắng đánh giá đúng khả năng của từng nhân viên để tạo điều kiện
phát huy và nâng cao kiến thức cũng như phân công những công việc phù hợp
cho từng nhân viên.
3. Vai trò của Nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng
thị trường của Công ty Long Gia Phát.
3.1 Vai trò của Nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong buôn bán quốc tế, người ta thường quan niệm xuất nhập khẩu là
những hoạt động quan trọng, trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham gia vào xuất hay
nhập khẩu những mặt hàng mà doanh nghiệp mình kinh doanh. Cũng có thể
xuất hoặc nhập các thiết bị máy móc cho một dây chuyền sản xuất, các thiết bị
công nghệ cần thiết cho việc xây dựng công trình bằng sáng chế cho cho các
công trình nghiên cứu… và cũng có khi là xuất hoặc nhập những vật dụng gia
đình phục vụ cho lợi ích dân sinh Tóm lại, vai trò của xuất nhập khẩu đều
không thể thiếu và không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế của bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Trước khi sản phẩm được nhập về, các doanh nghiệp nên tiến hành tham
khảo thị hiếu khách hàng, thị trường trong nước, các đối thủ cạnh tranh Những
yếu tố này chiếm phần không nhỏ quyết định sự kinh doanh của bất kỳ doanh
nghiệp hoạt động nhập khẩu.

3.2 Vai trò của Nhập khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và mở
rộng thị trường của Công ty Long Gia Phát.
Nhập khẩu là hình thức kinh doanh mà LGP lựa chọn để thâm nhập và
phát triển thị trường của mình. Xem xét trên đặc thù của sản phẩm và thị trường
máy điện thoại, đây là một hoạt động quan trọng, tác động trực tiếp đến sản
13
xuất và các chiến lược về thị trường của Công ty LGP. Hiện nay, Công ty LGP
chủ yếu nhập khẩu các loại linh kiện điện tử của loại máy điện thoại, nhập khẩu

cho phép công ty có được nguyên vật liệu đầu vào có chẩt lượng cao hơn và
được sản xuất bởi các hãng máy điện thoại có uy tín tại Trung Quốc.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay với môi trường cạnh tranh
gay gắt giữa các Công ty do đó, nhập khẩu cũng có một vai trò quan trọng đóng
góp vào sự thành bại của công ty trong ngành điện tử viễn thông đang phát triển
mạnh mẽ. Đối với Công ty Long Gia Phát, vai trò của nhập khẩu phân tích cụ
thể được thể hiện rõ ở các khía cạnh sau:
- Nhập khẩu để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn
quốc tế, giúp Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường, tạo điều kiện thuận
lợi cho Công ty thực hiện các chiến lược mở rộng thị trường hoạt động, giới
thiệu và quảng bá những sản phẩm của Công ty không chỉ trong nước mà còn ở
nước ngoài.
- Nhập khẩu góp phần làm tăng chất lượng của hàng hoá, duy trì hoạt động ổn
định của Công ty. Nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu sản xuất của Công ty, vừa
đảm bảo đầu vào cho sản xuất, vừa tạo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ
công nhân viên.
- Nhập khẩu tạo ra cơ sở cho sự liên kết giữa công ty với các nhà sản xuất . Sự
liên kết này là tiền đề cho các yêu cầu phát triển sau này. Hiện nay công ty là
nhà nhập khẩu, là đại lý độc quyền hay nhà phân phối. Tiếp theo khi đã có đầy
đủ đIều kiện về nguồn lực bao gồm cả công nghệ, LGP có thể sẽ trở thực hiện
các hợp đồng lắp ráp và sản xuất chính các linh kiện máy điện thoại mang
thương hiệu của chính mình.
14
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM MÁY ĐIỆN THOẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN LONG GIA PHÁT
I. Thị trường máy điện thoại và thực trạng thị trường máy điện thoại của
Công ty Cổ phần Long Gia Phát.
1. Đặc điểm của mặt hàng máy điện thoại và thị trường máy điện thoại.

1.1 Đặc điểm của mặt hàng máy điện thoại.
Máy điện thoại là sản phẩm của nền công nghệ cao, công nghệ chế tạo
phức tạp. Sản xuất máy điện thoại đòi hỏi trình độ cao về công nghệ. Vì vậy
máy điện thoại phần lớn được sản xuất tại các nước có nền khoa học kỹ thuật
phát triển ( Phần Lan, Hunggari, Trung Quốc, Singapore ).
Giá cả của máy điện thoại tuỳ thuộc vào hình thức và công dụng của
máy. Giá cả có xu hướng giảm theo thời gian (Có thể giảm giá tới 30% sau
1năm).
1.2 Đặc điểm thị trường máy điện thoại
1.2.1 Thị trường máy điện thoại thế giới
- Cung về máy điện thoại trên thị trường thế giới: Máy điện thoại trên thế giới
chủ yếu do các nước công nghiệp phát triển chế tạo: Phần Lan, Hunggari,
Singapore, Trung Quốc
15
- Cầu về máy điện thoại trên thế giới: Đến nay gần như phổ cập trên toàn thế
giới mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi
- Đặc điểm hoạt động thị trường máy điện thoại trên thế giới:
Doanh số bán máy điện thoại sẽ tăng lên do giá thành giảm nhiều buộc
các nhà sản xuất phải giảm giá bán. Thị trường máy điện thoại sẽ được thống
nhất dưới sự kiểm soát của 4 hay 5 hãng lớn vì các đối thủ khác đã mất đi lợi
thế cạnh tranh về giá.
Qua thực tế cho thấy, tình hình điện tử viễn thông trên thị trường thế giới
đang vận hành sôi động và cuộc chạm trán giữa các đối thủ quen thuộc lâu nay
trên đấu trường máy điện thoại ngày càng gay gắt và quyết liệt.
1.2.2 Thị trường máy điện thoại ở nước ta.
Tốc độ phát triển của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, là rất
nhanh. Tốc độ phát triển ĐTVT ở Việt Nam có thể đạt ở mức 19% mỗi năm.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng nhanh này cho thấy kết quả khả quan sự phát triển
của một ngành công nghiệp mới, ngành ĐTVT.
Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng, mức tăng trưởng của thị

trường này được duy trì đều qua các năm. Điểm thuận lợi lớn nhất là Việt Nam
không phải sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu mà có thể vượt thẳng lên các
công nghệ tiên tiến.
Trên thị trường tiêu dùng điện thoại và ĐTVT, cuộc cạnh tranh giữa các
đơn vị cũng diễn ra khá gay gắt. Theo nhiều chuyên gia nhận định tình hình
thực tế nước ta hiện nay đang thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực ĐTVT.
Thị trường điện thoại Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá cao. Tuy
nhiên so với thế giới và khu vực, tốc độ tăng này vẫn còn hết sức khiêm tốn. Có
thể con số % là lớn nhứng số thực tế lại rất nhỏ. Có nhiều lý do nhưng vấn đề
chủ yếu nhất là để có một nền kinh tế phát triển, cần có sự cạnh tranh.
Thị trường máy điện thoại của nước ta so vơí các các nước khác:
16
Ta thấy lượng máy bình quân của nước ta là quá thấp so với các nước
láng giềng. Điều đó cũng cho ta thấy thị trường máy điện thoại của nước ta
cũng vẫn còn có rất nhiều triển vọng đối với các Công ty điện thoại.
Trong những năm gần đây Việt nam là một trong các nền kinh tế năng
động ở châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những thị trường máy điện
thọai phát triển nhanh nhất trong vùng:
2. Thị trường máy điện thoại Công ty Cổ phần Long Gia Phát
2.1 Thị trường mua
Theo thống kê của trung tâm khảo sát thị trường Market Intellgence Center
(MIC) của Đài Loan thì hơn nửa số điện thoại được bán ra trên toàn thế thới
quý II năm nay là được sản xuất tại Trung Quốc.
Lượng điện thoại do Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu đi toàn thế giới
đã tăng 20% so với năm ngoái.Các nhà phân tích cho rằng nền sản xuất công
nghiệp điện thoại di động của nước này có lợi thế nhờ truyền thống chế xuất
hàng điện tử và thị trường rộng lớn tại bản địa. Tỷ lệ điện thoại do thị trường
gia công lớn nhất thế giới này xuất ra toàn cầu mỗi năm tăng 23,1% và Công ty
CP Long Gia Phát cũng như những nhà nhập khẩu khác trên toàn thế giới lựa

chọn nhập khẩu sản phẩm tại thị trương tiềm năng này
2.2 Thị trường bán
Phân chia theo khu vực địa lý, thị trường bán chủ yếu tập trung ở các tỉnh
thành , các trung tâm công nghiệp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi
Từ đó, chúng ta thấy rõ triển vọng của thị trường trong đối tượng khách
hàng là các cá nhân có mức thu nhập vừa và thấp:
Qua phân tích tình hình nghiên cứu phát triển của thị trường máy điện
thoại trong những năm trước đây, ban lãnh đạo công ty nhận thấy rằng thị
trường tiêu thụ sản phẩm điện thoại nói chung có mức tăng trưởng bình quân là
40%.
Phân tích chi tiết thị trường bán hàng máy điện thoại
17
0
10
20
30
40
50
60
2005 2006 2007
Mien Trung
Mien Bac
Mien Nam
Biểu đồ thị phần công ty chiếm lĩnh (nguồn dữ liệu báo cáo tháng 1/2008-
phòng bán hàng Công ty LGP)
Ta thấy thị trường miền Trung luôn là thị trường trọng điểm: Số lượng
máy bán ra chiếm tỷ lệ cao nhất . Thị trường miền Nam cũng của Công ty
chiếm tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm cao và là thị phần quan trọng. Nhu cầu thị trường
máy điện thoại tại miền Bắc nhìn chung còn thấp.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại cho mọi tầng lớp, LGP đã đưa ra

thị trường sản phầm X50, X72 với mức giá rẻ, một bộ máy điện thoại với đầy
đủ các tính năng Multimedia. Chất lượng của máy điện thoại LGP đã có được
uy tín lớn trên thị trường và được đông đảo khách hàng công nhận.
LGP X seri - Media thực sự là máy điện thoại hội tụ đầy đủ các yếu tố về chất
lượng tốt, thiết kế đẹp, nhiều tính năng đặc biệt tiện dụng nhiều lựa chọ cho
khách hàng với mức giá rất phải chăng.
Thị trường máy điện thoại tại Việt Nam đang phát triển rất nhanh. Với
đầy đủ các chức năng nghe nhạc, chụp ảnh và giá thành phải chăng đã dần thâm
nhập và chinh phục được các khách có mức thu nhập thấp tại các tỉnh và khu
vực Miền Núi.
- Theo loại thị trường:
18
0
5000
10000
15000
20000
25000
2005 2006 2007
Thi truong ban buon
Thi truong ban le
Biểu đồ số máy bán ra (báo cáo tháng 1/2008- phòng bán hàng Công ty LGP).
0
10
20
30
40
50
60
70

80
2005 2006 2007
Thi truong ban buon
Thi truong ban le
Biểu đồ tỷ lệ máy bán ra (báo cáo tháng 1/2008- phòng bán hàng Công ty
LGP).
Thị trường bán buôn đem lại doanh số chủ yếu cho Công ty, thông qua
mạng lưới các đại lý tại miền Bắc, Trung, Nam. Các dự án lên tới vài nghìn
máy x. Thêm vào đó thị trường bán lẻ cũng góp phần không nhỏ làm tăng
doanh số, đặc biệt nhất là làm tăng uy tín, góp phần củng cố vị trí của Công ty
trên thị trường máy điện thoại Việt Nam.
Các đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường máy điện thọai sôi động ở nước ta hiện nay, các công ty
kinh doanh máy điện thoại ngày càng nhiều và sự cạnh tranh giữa các công ty
nhập khẩi và phân phối máy điện thoại ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ
19
hết. Các công ty đều cố gắng làm mọi cách để tăng doanh thu bán hàng, mở
rộng thị trường bán hàng.
Thông thường, việc xác định các đối thủ cành tranh tưởng chừng như là
một vấn đề đơn giản, nhưng hiểu biết thực sự đối thủ cạnht ranh là một vấn đề
phức tạp. Những gì mà các doanh nghiệp nhìn thấy bằng trực giác đối thủ cạnh
tranh của mình mới là phần nổi của tảng băng trôi. Do vậy, để giành thắng lợi
trong cạnh tranh, giành thăng lợi trên thị trường, Công ty phải nắm bắt được
mục tiêu, chiến lược kinh doanh cũng như ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh
tranh hiện tại và những đối thủ tiềm ẩn trong tương lai.
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiện có cũng như tiềm ẩn là nhằm
giúp Công ty tìm được hướng đi thích hợp cho doanh nghiệp của mình trong
việc duy trì và mở rộng thị trường. Nhưng trước hết bản thân doanh nghiệp phải
tự đánh giá một cách nghiêm túc và đúng đắn những điểm mạnh, điểm yếu của
Công ty.

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty LGP trên thị trường máy điện thoại
Trung Quốc giá rẻ là rất nhiều, nhưng chủ yếu chỉ có một số công ty lớn như
Suntech, Hitech, Elitek mới là những đối thủ trực tiếp, có thực lực trên thị
trường sản phẩm máy điện thoại.
Tuy nhiên, Công ty LGP hoàn toàn có khả năng duy trì và mở rộng thị
phần của mình, nếu như củng cố và kiện toàn tổ chức, đặc biệt là việc tổ chức
khâu bán hàng, phục vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
3. Đánh giá khả năng mở rộng thị trường của Công ty LGP.
Thời gian đầu Công ty xâm nhập và thị trường thông qua mạng lưới các
cửa hàng của Công ty, thông qua các đại lý bán hàng và giao dịch trực tiếp với
khách hàng. Thời gian này các công ty có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp
rất ít, các công ty này chủ yếu nhập hàng uỷ thác qua các công ty có chức năng
xuất nhập khẩu.
20
Ngay sau khi thành lập, nhận thấy thế mạnh xuất nhập khẩu trực tiếp, và
thị trường rộng mở Công ty đã tiến hành tìm hiểu các đối tác nước ngoài có thể
cung cấp các loại máy điện thoại, phụ kiện đảm bảo về chất lượng cũng như giá
cả đáp ứng nhu cầu thị trường Việt nam. Công ty đã nhập khẩu các mặt hàng
trên, cung cấp cho các Công ty khác và khách hàng. Với ưu điểm hàng hoá có
chất lượng cao thời gian đặt hàng nhanh, giá cả hợp lý Công ty đã có mặt và
đứng vững trên thị trường điện thoại Việt nam.
Thị phần máy điện thoại của Công ty tăng từ 2,4% năm 2005 lên 2,9%
năm 2006 và 3,2% năm 2007.
Đưa sản phẩm mới vào thị trường đã giúp Công ty phát triển thị phần của
mình. Công ty LGP đã đi sâu tìm hiểu loại máy điện thoại của hãng Maxx.Tel
(Trung Quốc) về chất lượng cũng như giá cả so với các hãng máy điện thoại
tiếng khác trên thị trường máy điện thoại Trung Quốc, nhận thấy rằng sản phẩm
của Maxx.Tel có chất lượng hàng đầu tại Trung Quốc và giá thành phải
chăngCông ty đã nghiên cứu thị trường tiêu dùng loại sản phẩm này ở trong
nước và đã quyết định làm đại lý chính thức cho hãng máy điện thoại

Maxx.Tel.
Hiện nay số người sử dụng máy điện thoại ngày một tăng, đẩy mạnh hoạt
động bán hàng thông qua các dịch vụ, mạng lưới đại lý và kênh phân phói chủ
trương của Công ty, bởi vì nhu cầu sử dụng máy điện thoại rẩt đa dạng và
phong phú.
Kết quả hoạt động kinh doanh điện thoại của Công ty LGP:
Chỉ tiêu Năm 2005
(đồng)
Năm 2006
(đồng)
Năm 2007
(đồng)
Tổng doanh thu
8.386.490.678 16.824.147.135 21.478.250.000
Thuế doanh thu 105.497.108 211.177.321 278.521.600
Doanh thu thuần 8.176.993.570 16.401.969.814 21.221.728.400
Giá vốn bán hàng 6.732.571.898 13.741.326.366 13.391.295.000
Lợi tức gộp 789.744.942 1.146.060.320 1.653.712.200
21
Chi phí 959.676.730 1.514.583.128 1.876.721.200
Lợi tức chịu thuế 334.135.224 565.727.144 594.170.490
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LGP
(báo cáo tháng 1/2008 - phòng bán hàng Công ty LGP ).
Tổng số máybán ra trong năm 2005 là 5.510 máy, trị giá 8.386.490.678đ.
Tổng số máy bán ra trong năm 2006 là 27.000 máy, trị giá
16.824.147.814 đ.
Tổng số máy bán ra trong năm 2007 là 34.350 máy, trị giá
21.478.250.000 đ.
Nguyên nhân do Công ty đã :
- Nắm bắt và nghiên cứu được nhu cầu của thị trường tiêu thụ tại Việt

nam.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ tốt.
- Thức hiện tốt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
- Công tác tổ chức bán hàng còn nhiều yếu kém, hệ thống bán hàng bó
hẹp.
- Phương pháp bán hàng cứng nhắc, chưa biết tư vấn và thuyết phục
khách hàng.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường còn chưa thực sự được coi trọng, do
vậy chưa thực sự nắm bắt được sự lựa chọn của khách hàng, quy mô về nhu
cầu
II. Hoạt động nhập khẩu của Công ty LGP gắn liền với mục tiêu mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm điện thoại.
1. Nhập khẩu điện thoại và linh kiện máy điện thoại ở Việt Nam hiện nay
Việc nhập khẩu máy điện thoại và linh kiện máy điện thoại ở Việt Nam
cho thấy hiệu quả lớn lao mang lại cho sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội
22
trong nước. Lợi ích của công nghệ viễn thông không chỉ thuần tuý thu được từ
việc phát triển những ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin mà
còn tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
Hiện tại thị trường Việt Nam đang hứa hẹn sức tiêu thụ rất tiềm năng.
Với dân số khoảng trên 80 triệu người và mới chỉ có trên 10 triệu người đã và
đang sử dụng điện thoại di động cho nên ngay tại thị trường Việt Nam đã có
một thị trường không nhỏ và đó là thị trường thực, chính vì vậy, hoạt động
nhập khẩu điện thoại và linh kiện máy điện thoại rời sẽ ngày càng trở nên sôi
động và phát triển.
2. Tình hình nhập khẩu của Công ty LGP:
Công ty LGP nắm bắt tốt nhu cầu của thị trường nội địa nên nhập
khẩu cũng theo thời vụ, bởi số lượng bán ra tuỳ thuộc nhiều vào khách hàng.
thường là cuối năm và đầu năm tiến độ nhập khẩu lên đến hàng trăm lô hàng

với linh kiện. LGP đã tiến hành nhập khẩu những linh kiện rời, số linh kiện này
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và có luôn luôn có sẵn linh kiện
để thay thế cho các sản phẩm của khách hàng khi sản phẩm bị hỏng.
Nhập khẩu linh kiện rời :
ĐV Tên hàng Số lượng nhập khẩu
Đầu năm Cuối năm
Bộ Loa trong X72 14,000 11,000
Bộ Loa ngoài X72 5100 5960
Bộ Loa trong X50 1100 950
Chiếc Loa ngoài X50 330 200
Bộ Vỏ X72 7000 7000
Cái Vỏ X50 5000 0
Bộ Chip 225 1053 400
Con Chip 226 6000 4050
Chiếc Tai nghe X50 7200 6000
Chiếc Tai nghe X72 100 50
Bộ Sạc X50 5000 7000
Bộ Sạc X72 3200 4000
Máy Pin X50 2500 8000
23
Bộ Pin X72 3000 1200
Bộ Màn hình X50 520 350
Bộ Màn hình X72 600 100
Bộ Phím X50 3000 984
Chiếc Phím X72 2450 1455
Bộ Main X72 1400 3000
Bộ Main X50 1400 3500
Bảng Nhập khẩu linh kiện máy điện thoại của Công ty LGP
( báo cáo 12/2007- phòng xuất nhập khẩu Công ty LGP ).
Nhìn chung công ty thường nhập khẩu các linh kiện với số lượng không

quá lớn và có được những kết quả như ngày hôm nay, công ty đã tiến hành các
bước phát triển đúng đắn
3. Chiến lược và phương hướng nhập khẩu linh kiện máy điện thoại của
Công ty LGP :
Để tạo lợi thế cho mình trong cạnh tranh, ngoài việc đưa ra các dòng máy
phong phú phù hợp nhiệu mục đích sử dụng, LGP còn đảm bảo chế độ bảo
hành 1 năm và dịch vụ tư vấn kỹ thuật qua đường dây nóng miễn phí và để đáp
ứng được nhu cầu này thì đòi hỏi linh kiện thay thế luôn luôn sẵn sàng nên
phòng xuất nhập khẩu của công ty đã rất quan tâm đến vấn đề này và hiện nay
đang hoạt động rất tốt .
4. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty LGP:
Đánh giá chung có thể thấy hoạt động nhập khẩu của công ty
được đánh giá là rất hiệu quả. Tính hiệu quả được thể hiện ở mục tiêu nhập
khẩu.Công ty không chỉ nhập khẩu nguyên chiếc sản phẩm máy điện thoại mà
tính toán và cân nhắc cụ thể trên cơ sở sức mua của người tiêu dùng.
5. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty LGP trong thị trường điện
thoại giai đoạn hiện nay.
5.1 Thuận lợi :
24
Do Công ty LGP là Công ty cổ phần nên rất có thuận lợi về phương thức
và sử dụng vốn , phạm vi và quy mô thu góp vốn tương đối lớn, đáp ứng được
nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty phong phú. Công ty có nhiều điều kiện
lựa chọn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vào những lĩnh vực phù
hợp với năng lực của Công ty.
Công ty có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nên có thể chủ động trong
việc xuất nhập khẩu hàng hoá, quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài
không thông qua trung gian
Công ty đã xây dựng và tập hợp được đội ngũ đông đảo các nhân viên có
trình độ cao về chuyên môn, nhiệt tình về công việc. Ban lãnh đạo Công ty là

những người năng động, có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2 Khó khăn:
Do Công ty mới thành lập được trên 5 năm cho nên các mối quan hệ
phần nào còn bị hạn chế do tác động của cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Các lĩnh vực Công ty hoạt động đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Việc
xâm nhập thị trường đòi hỏi chi phí lớn.
Cơ cấu tổ chức cũng như công việc còn nhiều thiếu sót phải mất một
khoảng thời gian nhất định để hoàn thiện dần.
Bên cạnh các ưu điểm, thuận lợi và khó khăn trên Công ty còn có một số
nhược điểm cần khác phục:
Đối với văn phòng số người còn sử dụng lãng phí, người phục vụ nhiều
so với công việc phải làm.
Thời gian sử dụng chưa được hợp lý, còn lãng phí chưa quản lý chặt chẽ.
- Chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo.
- Chi phí còn chưa tiết kiệm triệt để.
- Chất lượng và giá cả là hai yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến
khả năng cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt đối với những doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện thoại
Một vấn đề mang tính vĩ mô gây nhiều nhức nhối cho các doanh nghiệp
đó là thuế, các doanh nghiệp cho rằng mức thuế áp dụng cho mặt hàng này là
25

×