Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Luận văn tốt nghiệp: “ Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.61 KB, 77 trang )

Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBTĐ: cán bộ thẩm định
CBTD: cán bộ tín dụng
NHNN: ngân hàng Nhà nước
NHTM: ngân hàng thương mại
PGD: phòng giao dịch
BIDV: ngân hàng BIDV
HSBC: ngân hàng HSBC
DAĐT: dự án đầu tư
TTLL: thông tin liên lạc
ROA: tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
1
ROE: tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, phát triển chung với
nền kinh tế thế giới. Các cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng đa dạng và được mở
rộng hơn với mọi ngành, mọi lĩnh vực và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp
nhân dân. Có thể nói nhu cầu đầu tư và tăng cường hoạt động đầu tư đang trở nên
cấp thiết hơn. Thế nhưng, muốn có hoạt động đầu tư thì phải tập hợp đầy đủ các
nguồn lực cần thiết và nhất là phải đủ vốn. Đóng vai trò là huyết mạch trong nền
kinh tế nói chung, là trung gian tài chính tin cậy của các nhà đầu tư, hệ thống ngân
hàng thương mại luôn là kênh dẫn vốn chủ đạo cho các dự án đầu tư của cá nhân,
doanh nghiệp và cả chính phủ.
Tuy nhiên, đi đôi với các cơ hội đầu tư đa dạng, hấp dẫn cũng là những khó
khăn, thách thức và cả rủi ro đối với các dự án đầu tư thực hiện. Những rủi ro trong
dự án đầu tư tác động đến các bên liên quan ở những mức độ nhất định, tất nhiên đó
cũng là rủi ro của ngân hàng với tư cách là chủ thể cho vay vốn. Chính vì những lý
do trên mà hoạt động thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng hiện nay càng trở


nên quan trọng.
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu
tư. Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định
đầu tư và giấy phép đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư
phụ thuộc vào kết quả công tác thẩm định mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự
án đầu tư là thẩm định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của
công tác thẩm định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu
tư và tới hiệu quả đầu tư. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư là một khâu
đảm bảo cho quá trình đầu tư với mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn cho
đầu tư phát triển các dự án, đảm bảo vốn sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất và hạn
chế rủi ro hoạt động cho vay ở mức thấp nhất.
Từ những nhận thức trên, qua quá trình thực tập tại PGD Nguyễn Cơ Thạch
thuộc chi nhánh Techcombank Đông Đô, với những tìm hiểu về công tác thẩm định
tài chính dự án tại đơn vị thực tập cũng như chi nhánh, sự giúp đỡ của các cán bộ
nhân viên tại đơn vị thực tập kết hợp những kiến thức tích lũy trong thời gian học
3
tập tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, tác giả đã lựa chọn đề tài : “ Thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông Đô. Thực trạng và giải pháp”.
Chuyên đề của tác giả được chia làm 2 phần :
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ.
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH
TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ.
4
. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK ĐÔNG ĐÔ.
1.1.Khái quát chung về chi nhánh Techcombank Đông Đô
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Techcombank
Đông Đô

Chi nhánh Techcombank Đông Đô được thành lập theo quyết định số
2419/GP – UB do UBND TP. Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 1996. GCN đăng ký
kinh doanh số 305022 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 15 tháng 5 năm 1996.
Chi nhánh hiện nay tọa lạc ở tầng tòa nhà 18T1 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội.
Trong hơn 15 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, chi
nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiển đã đề ra, và
còn đạt được nhiều giái thưởng của toàn hệ thống ngân hàng Techcombank đặt biệt
là trong những nam 2006, 2007, 2008:
- Hoàn thành xuất sắc phát hành chứng chỉ Phát Lộc đầu xuân năm 2006.
- Được đánh giá là một trong những chi nhánh có thái độ phục vụ chuyên
nghiệp, tận tình nhất toàn Techcombank năm 2007.
- Giải thưởng chi nhánh xuất sắc năm 2006, 2007, 2008.
Là một trong những đơn vị chi nhánh được thành lập sớm của Ngân hàng
Techcombank. Chi nhánh Techcombank Đông Đô luôn là một chi nhánh đi đầu
trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần lớn vào xây dựng thương
hiệu Techcombank ngày càng lớn mạnh
1.1.1.1 Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý của chi nhánh Techcombank
Đông Đô
Bộ máy tổ chức và quản lý của Techcombank Đông Đô được thiết kế theo
mô hình hiện đại, bao gồm các phòng ban như: phòng giám đốc, phòng phó giám
đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh. Trong các phòng còn có các tiểu ban nhỏ
phụ trách những mảng khác nhau của ngân hàng. Việc phân chia các phòng ban chủ
yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Chính vì vậy, có thể khái quát
mô hình tổ chức hoạt động theo mô hình sau:
5
Sơ đồ 1: bộ máy tổ chức Techcombank- Đông Đô
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban:
* Phòng Hành chính nhân sự
Chức năng của phòng là thực hiện quản lý cán bộ nhân viên trong ngân

hàng; bố trí, điều động, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng cán
bộ; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cũng như quản lý nhằm nâng cao chất
lượng cán bộ nhân viên trong ngân hàng; thực hiện các chế độ, chính sách đối với
cán bộ nhân viên trong ngân hàng; Quản lý các nhiệm vụ về công tác hành chính,
quản lý, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng; thực hiện quản lý,
bảo quản tài sản của chi nhánh, quản lý lễ tân, phục vụ, bảo vệ ngân hàng; trực tiếp
quản lý con dấu của ngân hàng, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, telex, in ấn và
fax. Ngoài ra phòng còn quản lý tài liệu mật và bảo quản các tài liệu được lưu trữ
tại kho của ngân hàng.
6
* Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ ngân hàng
Chức năng của phòng là thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của ngân hàng theo đối tượng, quản lý toàn bộ
tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản; kiểm tra,
giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.
Về dịch vụ ngân hàng, ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như huy động
vốn, thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, chi trả kiều hố i, dịch vụ bảo lãnh, chức
năng marketing về thẻ.
* Phòng Ngân quỹ
Thực hiện thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam, giám định tiền thật, tiền
giả; chuyển tiền mặt, séc du lịch; quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp,
chứng từ có giá; điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có
giá trong nội bộ ngân hàng.
* Phòng kinh doanh
Gồm có hai phòng: Phòng Tín dụng và phòng Thanh toán quốc tế
* Phòng Tín dụng
Chức năng của phòng là đầu mố i trong quan hệ với khách hàng, xác định
khách hàng mục tiêu, xác định giới hạn tín dụng với khách hàng và xây dựng chính
sách khách hàng; phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng như thẻ tín dụng, cho vay, ATM, ...
* Phòng Thanh toán quốc tế
Thực hiện các nghiệp vụ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền ra
nước ngoài, thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, chiết khấu chứng
từ, ...

7
1.1.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm
gần đây:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần
đây:
Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2010 Đơn vị :tr.đ
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm chi nhánh
Techcombank Đông Đô
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong một
vài năm qua, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng cao và khá đều đặn. Các hoạt động
huy động vốn , các hoạt động cho vay và đầu tư tăng mạnh vào năm 2008. Mức độ
tăng trưởng qua các năm: mức tăng huy động vốn là 98% , 49%, 77%; mức tăng
cho hoạt động sử dụng vốn là 195%, 57%, 35%; mức tăng tài sản là 93%, 56%,
55%; mức tăng của lợi nhuận trước thuế là 127% ,39%, 42% đánh dấu sự phát triển
mạnh mẽ của ngân hàng Techcombank cũng như chi nhánh Đông Đô.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I. Huy động vốn 347.595 690.000 1.032.328 1.827.257
1. Tiền gửi khách hàng
122.062 140.3709 277.543 319.174
+ Tiền gửi không kỳ hạn
5.944 6.836064 13.5163 15.5438
+ Tiền gửi có kỳ hạn
116.117 133.5349 264.026 303.63
2. Tiền gửi trong dân cư

225.533 422.245 607.851 875.045
+ Tiết kiệm
189.853 370.5204 531.154 761.318
+ Trái phiếu
35.677 51.720 76.691 113.72
3. Huy động khác
127.384 146.934 633.038
II. Tín dụng
85.897 253.969 400.276 544.028
1. Cho vay ngắn hạn
21.415 48.084 107.968 242.427
2. Cho vay trung dài hạn
59.644 50.002 59.644 71.146
3. Đầu tư chứng khoán
4.312 149.125 223.689 212.504
4. Đầu tư khác
524 6.756 8.975 17.950
III. Chỉ tiêu khác
+ Thu dịch vụ
2.939 6.859 16.004 37.344
+ Tổng tài sản
433.738 839.143 1314.76 2.047.080
+ Lợi nhuận trước thuế
10.068 22.946 31.993 45.543
8
Trong các năm qua dù nền kinh tế phát triển nhanh hay gặp nhiều biến đổi,
chi nhánh vẫn định hướng đúng hướng đi cho mình và thu nhiều thành công. Từ
năm 2007- 2008, chi nhánh đã có những bước thay đổi cơ cấu tích cực: hình thành
các khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản
lý rủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân và tiếp tục

hoàn thiện trong các năm tiếp sau. Giai đoạn 2009-2010, chi nhánh thành lập mới
bộ phận giám sát tín dụng trong phòng thẩm định nhằm tăng cường khả năng quản
lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với các nhóm khách hàng
chính: doanh nghiệp và cá nhân. Duy trì tỷ lệ nợ 3-5 trong giới hạn cho phép qua
các năm là: 1.38%, 2.52%, 2.49%, 1.98%; dự tính năm 2011 tỷ lệ nợ 3-5 <2%.
* Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn đạt mức cao, tăng trưởng qua
các năm đạt : 98%, 49% và 79%. Đối tượng chính của nguồn vốn huy động chính là
tiền nhàn rỗi trong dân cư( thường chiếm 60% tổng mức huy động), ngay trong năm
2009 khi mà nền kinh tế gặp nhiều bất ổn thì mức huy động của chi nhánh vẫn đạt
cao. Có được thành tựu này chính là do chi nhánh luôn chú ý đến mức lãi suất tín
dụng hấp dẫn để thu hút vốn, chi nhánh luôn đề ra mức lãi suất hợp lý, có thể nói là
cao và đi đầu trong lãi suất tiền gửi của các NHTM. Như trong năm 2007 và 2008,
khi đồng Việt Nam liên tục mất giá, chi nhánh Techcombank Đông Đô đưa ra mức
lãi suất cao bù đắp các chi phí trượt giá cho tiền gửi từ 14% -16%. Mức lãi suất cao
luôn duy trì trong huy động vốn năm 2009. Năm 2010, khi lãi suất huy động liên tục
thay đổi, đã có thời gian chi nhánh niêm yết mức lãi suất huy động vượt trội so với
các NHTM khác lên đến 17.6%, sau đó thì hạ nhiệt xuống 13%- 14%. Các kỳ hạn
tiền gửi đa dạng, đáp ứng các mục đích khác nhau của người gửi tiền: tranh thủ thời
gian tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm lâu dài… Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khuyến
khích gửi tiền khác như: 3 ngày vàng, Gửi Techcombank trúng Mercedes, Tiết kiệm
Tích lũy bảo gia, Tiết kiệm siêu may mắn, Cùng Techcombank đón xuân hái lộc,
Gửi tiền trúng giải thưởng tiện nghi…Các đợt khuyến mãi của chi nhánh luôn thu
về được những khoản gửi tiết kiệm cao từ dân cư. Bên cạnh đó là thái độ phục vụ
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên luôn làm hài lòng khách hàng.
Một nguồn huy động quan trọng không kém khác chính là từ các cơ sở
doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh đạt gần 300 tỷ đồng vào năm 2009, tăng
9
97% so với 2008. Với các chính sách ưu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, cũng
như triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chi nhánh luôn đạt mức huy động vốn

cao. Từ đó duy trì mức huy động và ngày một chuyển nhiều hơn các khoản huy
động doanh thu của doanh nghiệp về chi nhánh. Điều này đã giúp chi nhánh luôn
duy trì trạng thái thanh khoản tốt ngay trong thời điểm thị trường khó khăn(khi các
NHTM hay NH quốc doanh phải tạm dừng giải ngân vốn cho khách hàng).
* Hoạt động bán lẻ và dịch vụ ngân hàng
Một trong những nét nổi bật của chi nhánh chính là sự phát triển nhanh chóng
của hoạt động bán lẻ. Với uy tín tạo dựng lâu năm, chi nhánh tích cực hỗ trợ vốn
cho tiêu dùng, đầu tư cá nhân: tài trợ những khách hàng cá nhân có nhu cầu đa
dạng về vốn vay phục vụ đời sống, tiêu dùng và phát triển các kế hoạch đầu tư, kinh
doanh hiệu quả. Tổng dư nợ cho vay liên tục tăng trong các năm gần đây.Nhóm sản
phẩm chiến lược: cho vay mua nhà đất và cho vay tiêu dùng - liên tục tăng, trong
khi các sản phẩm cho vay khác như thấu chi tài khoản, cho vay kinh doanh vàng,
kinh doanh chứng khoán, cho vay du học, cầm cố giấy tờ có giá… đều đạt kết quả
tốt. Đặc biệt, khách hàng có thể vay thấu chi tài khoản với tổng số tiền tương ứng
với 10 tháng thu nhập mà không cần có tài sản thế chấp. Riêng về Cho vay tiêu
dùng, tổng dư nợ cuối năm 2008 là 3.386 tỷ đồng, tăng 124,83% so với cuối năm
2007, trong khi đó Cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức cao là 3.521 tỷ đồng.
Một chương trình điển hình trong dịch vụ cho vay mua nhà, mua ô tô và thiết bị gia
đình mang tên “Gia đình trẻ” dành cho các cặp vợ chồng 25- 40 tuổi được thị
trường đánh giá cao. Các khoản vay với trị giá 1 tỷ đồng, vay 10 năm hoặc tùy theo
từng trường hợp. Ngoài ra, các gói dịch vụ ngân hàng như: sản phẩm trả lương; dịch
vụ tài chính đối với từng phân khúc khách hàng riêng trên cơ sở tín dụng, thanh
toán, ngoại hối đáp ứng nhu cầu các loại hình doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội…đã
khẳng định mảng dịch vụ ngân hàng luôn là thế mạnh của chi nhánh trong hoạt
động.
Sự phát triển của công nghệ thông tin ứng dụng vào các sản phẩm và dịch
vụ, chi nhánh đã giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm thẻ và Thanh toán điện
10
tử tiện dụng như: thẻ ghi nợ Techcombank Visa(đạt 80.000 thẻ năm 2007), F@st i-
Bank(tài khoản tiết kiệm Online- với hơn 800 khách hàng sử dụng hiện nay), F@st

S-Bank, F@st Viet Pay, F@stAccess, đáp ứng nhu cầu của đa dạng
khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh. Chi nhánh giới thiệu sản phẩm thẻ kết nối
với Vietcombank, liên minh thẻ SmartLink và Banknet với HSBC. Nhờ đó, chủ
thể thẻ thể sử dụng thẻ trên hệ thống hơn10.000 máy ATM và 14.000 điểm chấp
nhận thẻ (POS) trên toàn quốc, trong đó có 360 máy aTM và 2.000 POS của riêng
Techcombank. Nhờ các chương trình khuyến mại, số lượng giao dịch bằng thẻ trên
máy ATM và POS tăng mạnh với tổng giá trị giao dịch rút tiền mặt và chuyển
khoản tại ATM trong năm 2008 lên đến 157 tỷ đồng, tăng 146,86% so với năm
2007. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu nhưng giá
trị giao dịch qua POS vẫn tăng 25,35% so với năm 2007, đạt 72 tỷ đồng. Các sản
phẩm thanh toán điện tử được mở rộng liên kết với nhiều đối tác như: BIDV,
Vietcombank, cổng thanh toán Ngân Lượng…đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng
của khách hàng sử dụng, nâng cao mức độ phục vụ của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của khách hàng, đồng thời tạo nguồn huy động vốn ổn định.
* Hoạt động tín dụng
Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh liên tục tăng cao qua các năm. Chi
nhánh thực hiện phân khúc khách hàng doanh nghiệp, cho vay theo cơ cấu ngành
nghề, đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Xác định khách hàng chủ yếu
là doanh nghiệp vừa và nhỏ(chiếm 57%), doanh nghiệp siêu nhỏ(chiếm 38%), các
doanh nghiệp được chi nhánh cung cấp nhiều loại hình dịch vụ: hỗ trợ tín dụng, hỗ
trợ vốn lưu động kinh doanh, hỗ trợ thanh toán, tài trợ thương mại, giao dịch ngoại
hối…. chi nhánh thực hiện nhiều cải cách trong hoạt động tín dụng cũng như thẩm
định dự án: nâng cao chất lượng công tác xử lý hồ sơ, đẩy nhanh tốc độ cho vay,
phát hành bảo lãnh…kết quả gần 800 doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần 300 doanh
nghiệp siêu nhỏ mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh; tổng dư nợ cho vay cuối 2009
đạt khoảng 615 tỷ đồng, tăng 73% so với 2008. Hỗ trợ hoạt động tín dụng là bộ
phận giám sát tín dụng phối hợp với phòng thẩm định nhằm tăng cường khả năng
quản lý chất lượng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với các nhóm khách
hàng vay vốn. Thêm nữa, chi nhánh thực hiện cho vay đối với hầu hết các ngành
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực nông- lâm

nghiệp đạt 15.08%, lĩnh vực thương mại và chế biến đạt 38.41%, lĩnh vực xây dựng
11
đạt 6.5%, lĩnh vực vận tải- TTLL đạt 3.5%, các lĩnh vực khác đạt 36.5% đóng góp
lớn vào sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh.
1.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Techcombank
Đông Đô
1.2.1.Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
Techcombank Đông Đô
Quy trình thẩm định đang được áp dụng tại chi nhánh được căn cứ theo các
văn bản pháp luật như sau:
- Luật NHNN số 06/1997/QHX được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997
và các luật sửa đổi bổ sung.
- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX được Quốc hội thông qua
12/12/1997 và các luật sửa đổi bổ sung.
- Quy chế cho vay của NHNN ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-
NHNN ngày 31/12/2001 và các văn bản sửa đổi bổ sung.
- Quy chế cho vay đối với khách hàng số 00163/QĐ-HĐQT NHTM cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam ban hành ngay 08/02/2002
- Quy trình thẩm định tài chính dự án tại Techcombank
- Các văn bản liên quan khác.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombank Đông
Đô
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Techcombak Đông Đô được
thông qua các phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Cán bộ tín dụng (CBTD), Cán bộ
thẩm định (CBTĐ), phòng Nguồn vốn và một số phòng khác có liên quan.
Trình tự thực hiện thẩm định dự án đầu tư được tiến hành qua các bước
chính như sau:
1. CBTD tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn: kiểm tra tính xác thực và ký
nhận vào sổ theo dõi và chuyển hồ sơ sang phòng thẩm định. Trưởng phòng thẩm
định kiểm tra sơ bộ hồ sơ: nếu đáp ứng các yêu cầu của quy trình thẩm định thì

phân công CBTĐ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, ghi và ký
12
nhận vào sổ theo dõi; nếu hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu của quy trình thì trả lại
phòng tín dụng yêu cầu hoàn thiện.
2. Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu
cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, CBTĐ
tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết,
đề nghị CBTD hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
3. CBTĐ lập báo cáo thẩm định dự án trình Trưởng phòng thẩm định xem xét.
4. Trưởng Phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu
cầu CBTĐ chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
5. CBTĐ hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định trình Trưởng Phòng thẩm định
thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho
Trưởng Phòng tín dụng. Nếu chưa đạt yêu cầu, phân công CBTĐ tiến hành thẩm
định lại.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh như sau:
Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
13
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đáp ứng yêu cầu
Đáp ứng yêu
cầu
Chưa

Chưa đạt yêu
cầu
Đạt
Sơ đồ 2: LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TẠI TECHCOMBANK - ĐÔNG ĐÔ

1.2.3. Các phương pháp thẩm định tài chính dự án:
14
Nhận hồ sơ để thẩm
định
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệuNhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định.
Bổ sung, giải trình
T
h

m
đ

n
h
K
i

m

t
r
a
,

k
i

m


s
o
á
t
K
i

m

t
r
a

s
ơ

b


h


s
ơ
Mỗi nội dung thẩm định tài chính dự án thường có yêu cầu khác nhau trong quá
trình thẩm định. Do vậy, đi với từng nội dung là các phương pháp thẩm định riêng .
a.Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Thẩm định theo trình tự là phương pháp được các CBTĐ áp dụng xuyên suốt
quá trình thẩm định tài chính dự án. Tại chi nhánh, các CBTĐ tiến hành thẩm định

tổng quát khía cạnh tài chính: tổng vốn đầu tư, quy mô đầu tư. Sau thẩm định tổng
quát, CBTĐ tại chi nhánh thẩm định chi tiết tài chính dự án: dòng tiền, chi phí,
doanh thu, các chỉ tiêu hiệu quả: IRR, NPV, T…Ví như khi thẩm định dự án
“Đầu tư dây chuyền công nghệ nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước
giải khát Hoa Nam”, CBTĐ tại chi nhánh tiến hành thẩm định tổng mức đầu tư dự
án khoảng 3.2 tỷđ; cơ cấu vốn dự án là vốn tự có là 2 tỷ đồng (khoảng 62.5%), vốn
vay là 1.2 tỷđ (khoảng 37.5%). Xét thấy dự án có cơ cấu vốn thỏa mãn các điều
kiện cho vay tín dụng tại chi nhánh (vốn tự có trên 30%) và quy mô dự án vừa mức
chi nhánh, CBTĐ mới tiếp tục tiến hành thẩm định các nội dung tài chính tiếp theo:
doanh thu, chi phí, dòng tiền, các chỉ tiêu hiệu quả. Nếu một nội dung không đạt
yêu cầu thì CBTĐ tại chi nhánh đề nghị trưởng phòng TĐ dừng việc thẩm định các
nội dung tiếp theo và có thể ra quyết định bác bỏ dự án. Theo ước tính, năm 2007 và
2008, mỗi năm chi nhánh bác gần 30 dự án vay vốn; năm 2009, số lượng dự án bị
bác bỏ khoảng 20 dự án; năm 2010, con số này vào khoảng 15 dự án. Nguyên nhân
của việc CBTĐ dừng thẩm định dự án và đề nghị bác bỏ yêu cầu vay vốn thường là
do thẩm định tổng vốn các dự án không đảm bảo tỉ lệ vốn chủ sở hữu yêu cầu đạt
30%, hoặc do trong năm 2009, 2010, khi tỉ lệ lạm phát tăng quá cao, giá cả biến
động nhiều…dẫn đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí dự án tính thiếu căn cứ làm cho
dòng tiền dự án thẩm định lại không đạt tỉ lệ yêu cầu; hay thẩm định tài sản thế
chấp không đảm bảo….
b. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Đây là phương pháp thường được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án
đầu tư cũng như là thẩm định dự án. CBTĐ tại chi nhánh căn cứ trên một số tiêu
chuẩn để tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án
nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" . CBTĐ dựa trên
bảng báo giá thiết bị dây chuyền công nghệ nước ép hoa quả do Công ty cổ phần
nước ép hoa quả Hoa Nam cung cấp cùng với bảng giá thiết bị dây chuyền nước ép
15
hoa quả từ Công ty TNHH công nghệ Minh Đức và một số đơn vị khác trong lĩnh
vực sản xuất thiết bị công nghệ để so sánh,đối chiếu với mức đầu tư mua thiết bị

dây chuyền là 2.7 tỷđ trong tổng vốn đầu tư dự án. Dựa trên các căn cứ về giá nước
ép, giá mua hoa quả đầu vào, các chất phụ gia, các thực phẩm màu….CBTĐ tính
toán lại bảng doanh thu, chi phí, dòng tiền dự án, chỉ tiêu hiệu quả; so sánh các kết
quả thu được với kết quả trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án…=> các kết quả
tính toán dự án khả thi về mặt tài chính. Tương tự đối với các dự án đầu tư khác,
CBTĐ tại chi nhánh thẩm định, tính toán lại kết quả và so sánh đối chiếu kết quả
thẩm định với các chỉ tiêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Như khi
thẩm định nguồn vốn xây dựng, CBTĐ so sánh, đối chiếu các tiêu chuẩn dự án với
các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng do Nhà nước quy định hay dựa trên điều kiện tài
chính dự án để xem xét; so sánh các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị để xác định
mức công suất hợp lý cũng như mức đầu tư ban đầu; dựa trên các định mức về sản
xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí sản xuất làm
căn cứ tính toán các khoản chi phí, doanh thu, dòng tiền dự án…. Trong quá trình
thẩm định, CBTĐ cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu trong dự án với các kết quả
tính toán thu được khi thẩm định, tìm ra nguyên nhân sai lệch và đưa ra quyết định
điều chỉnh….. CBTĐ tại chi nhánh cũng sử dụng một số dự án tương tự đã thẩm
định trước đó nhằm so sánh, kiểm tra các tỉ lệ tài chính dự án đã phù hợp chưa.
Đồng thời, các CBTĐ thường xuyên tìm hiểu các tiêu chuẩn căn cứ mới ban hành,
thay thế cho các tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính.
c. Phương pháp phân tích độ nhạy:
Là phương pháp được các CBTĐ dùng để thẩm định doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và khả năng hoàn vốn dự án nhằm kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài
chính của dự án đầu tư trước các tác động vĩ mô, thị trường và thời gian. Khi tiến
hành phân tích độ nhạy, trước tiên, các CBTĐ xác định những yếu tố nào gây ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong từng dự án. Trong dự án "Đầu tư dây
chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa
Nam" , CBTĐ xác định một số yếu tố tác động chính đến kết quả hoạt động dự án
là: chi phí mua nguyên liệu trái cây , mức tăng giảm của giá bán sản phẩm (trong
điều kiện thị trường cạnh tranh hiện nay). Lập bảng phân tích độ nhạy như sau:
Bảng 2: Phân tích độ nhạy khi giá nguyên liệu thay đổi

16
CÁC CHỈ
TIÊU TÀI
CHÍNH
P/án tĩnh MỨC ĐỘ THAY ĐỔI CỦA CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
-2% -1% 0% 0.5% 1% 1.02%
NPV-TIP 66.497 59.650 63.074 66.497 68.208 69.920 70.004
IRR-TIP 44.99% 42.17% 43.58% 44.99% 45.69% 46.39% 46.42%
NPV-EPV 84.992 77.088 81.040 84.992 86.968 88.944 89.041
IRR-EPV 88.88% 81.34% 85.10% 88.88% 90.78% 92.68% 92.77%
Nguồn: từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Bảng 3: Phân tích độ nhạy khi giá bán sản phẩm thay đổi
CÁC CHỈ
TIÊU TÀI
P/án tĩnh MỨC ĐỘ THAY ĐỔI CỦA GIÁ BÁN SẢN PHẨM
-0.75% -0.50% 0% 1% 2% 3%
NPV-TIP 66.497 63.929 64.785 66.497 69.920 73.343 76.767
IRR-TIP 44.99% 43.93% 44.28% 44.99% 46.39% 47.78% 49.17%
NPV-EPV 84.992 82.028 83.016 84.992 88.944 92.896 96.848
IRR-EPV 88.88% 86.04% 86.99% 88.88% 92.68% 96.49% 100.31%
Nguồn: từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Sau khi phân tích độ nhạy dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước
ép hoa quả của Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" , CBTĐ đánh giá dự án
vẫn đạt hiệu quả tài chính.
Qua thực tế để đánh giá tác động của các yếu tố biến đổi đến hiệu quả tài
chính dự án, các CBTĐ tiến hành lập bảng phân tích độ nhạy các chỉ tiêu như NPV,
IRR, hay tổng vốn đầu tư. Với mức sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh
hưởng đến dự án thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên phân tích những tình
huống đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại cũng như các dự báo trong tương lai. Nếu
dự án vẫn đạt hiệu quả ngay cả trong trường hợp nhiều bất trắc phát sinh đồng thời

thì đó là dự án có độ an toàn cao. Trường hợp ngược lại, CBTĐ tại chi nhánh xem
xét lại dự án, xây dựng các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục các tình huống xấu
đó.
d. Phương pháp dự báo:
Các CBTĐ dựa trên những số liệu điều tra thống kê để kiểm tra tính chính xác
của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, ví dụ: cung
17
cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu… CBTĐ tại
chi nhánh sử dụng các tài liệu dự báo hàng năm về các lĩnh vực của ngân hàng, các
dự báo thị trường của các công ty thành viên, dự báo của các tổ chức tư vấn hợp tác
tại ngân hàng. Dựa trên các phương pháp thống kê: phương pháp ngoại suy thống
kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn
cầu… Xét trong dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của
Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Nam" ,CBTĐ tại chi nhánh dự báo cung cầu
sản phẩm nước ép năm 2012-2020 nhận thấy nhu cầu sản phẩm tăng trung bình
15%, dự báo giá cả của các nhân tố đầu vào và các khoản chi phí phát sinh dao động
trong khoảng trên dưới 3%. Từ đó, CBTĐ tính toán các khoản mục, dự báo sự biến
động của các nhân tố khác, thực hiện phục vụ phân tích độ nhạy dự án để xem xét,
thẩm định tính chắc chắn, tính khả thi của dự án và sự an toàn về vốn của dự án đầu
tư.
e. Phương pháp triệt tiêu rủi ro:
CBTĐ tại chi nhánh rà soát lại các yếu tố rủi ro tài chính có thể xảy ra trong
từng giai đoạn thực hiện dự án như và đề ra biện pháp hạn chế như: Rủi ro vượt
tổng mức đầu tư có thể hạn chế bằng cách kiểm tra các hợp đồng giá; Rủi ro về tài
chính( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ) hạn chế bằng cách kiểm tra các
cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc bên tài trợ vốn; Rủi
ro bất khả kháng hạn chế bằng cách thực hiện các hợp đồng bảo hiểm… Đối với
dự án "Đầu tư dây chuyền công nghệ dự án nước ép hoa quả của Công ty cổ phần
nước giải khát Hoa Nam", CBTĐ nhận định rủi ro có thể xảy ra là vượt tổng mức
đầu tư do giá thiết bị tăng do nhu cầu dây chuyền nước ép hoa quả trong nước hiện

đang cao, các bộ phận thiết bị chủ yếu nhập từ Đài Loan có thể tăng do tỷ giá ngoại
tệ. Trong trường hợp này, CBTĐ kiểm tra giấy mời mua thiết bị của Công ty
TNHH công nghệ Minh Đức với cam kết bán đúng giá trong giấy mời, dự phòng
tăng giá từ nguồn vốn dự phòng dự án. Hiện tại, công tác phân tích và quản lý rủi ro
được các CBTĐ đặc biệt quan tâm, trong các năm từ 2007 - 2010 tỷ lệ nợ 3-5 của
chi nhánh luôn ở mức thấp: 1.38%, 2.52%, 2.49%, 1.98%; dự tính năm 2011 tỷ lệ
nợ 3-5 <2%. Tỷ lệ an toàn vốn thường đạt trên 70%.
18
1.2.4. Các nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh
Techcombank Đông Đô
Thẩm định tài chính dự án có thể coi là nội dung quyết định đến việc ngân
hàng có cho vay thực hiện dự án hay không. Vì đối với ngân hàng, ngoài mục tiêu
đánh giá hiệu quả của dự án, đây còn là cơ sở nhằm đảm bảo sự an toàn cho các
nguồn vốn của ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án có thể hiểu là việc phân tích,
xem xét, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp
đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT. Trong công tác thẩm
định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là một trong những nguyên tắc cơ
bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phải
được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh.
Căn cứ theo tờ trình thẩm định và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng
của phòng tín dụng ngân hàng Techcombank thì nội dung các khía cạnh thẩm định
tại chi nhánh Techcombank Đông Đô như sau:
1.2.4.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án.
Khi khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh, hồ sơ vay vốn thường được tiếp
nhận tại phòng tín dụng, qua kiểm tra ban đầu rồi chuyển sang phòng thẩm định.
Tại đây, CBTĐ tiến hành thẩm định lại tính chính xác các nguồn thông tin do khách
hàng cung cấp, đồng thời thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến khách hàng
vay vốn cũng như dự án vay vốn để làm căn cứ cho các bước thẩm định kế tiếp. Tại
chi nhánh Techcombank Đông Đô, CBTĐ thường trực tiếp đến doanh nghiệp để tìm
hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh; thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị; địa

điểm thực hiện dự án… Ngoài ra, CBTĐ còn thu thập thêm từ các nguồn thông tin
bổ sung, các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình
thẩm định như: đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường
đối với sản phẩm dự kiến của dự án; tìm hiểu từ các nhà cung cấp nguyên liệu đầu
vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự, tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại
chúng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước…Bên cạnh đi thực tế tìm hiểu, thu thập từ
các nguồn bên ngoài, CBTĐ còn tham khảo thông tin từ cơ sở dữ liệu khách hàng
của chi nhánh, cũng như dữ liệu của toàn ngân hàng( Data Warehouse, Business
Intelligent, Cash Management…), các công ty thành viên như Techcombank AMC
19
chuyên quản lý bảo vệ tài sản, công ty chứng khoán kỹ thương chuyên trong lĩnh
vực dầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ kỹ thương Techcombank Capital hoạt
động quản lý ủy thác đầu tư. Trên cơ sở đó, CBTĐ sẽ xem xét dự án trên các
phương diện về mục tiêu của dự án, về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ đầu ra của dự án; khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào,
nhận xét các phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án,…
Tất cả những đánh giá thực hiện trên nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính toán, đánh
giá hiệu quả tài chính của dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh
nghiệp đối với ngân hàng. Từ kết những quả phân tích ban đầu được lượng hoá
thành những giả định phục vụ trực tiếp cho các quá trình tiếp theo của công tác
thẩm định đối với các dự án đầu tư. Năm 2007, 2008 khi nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp tăng cao, các dự án xin vay vốn khá lớn, đạt khoảng 150 hồ sơ. CBTĐ kiểm
tra, xử lý sơ bộ thẩm định hơn 125 hồ sơ đạt tiêu chuẩn cho vay, trong đó: doanh
nghiệp vừa và nhỏ vay hơn 95 dự án, doanh nghiệp siêu nhỏ vay khoảng 20 dự án,
doanh nghiệp lớn vay hơn 10 dự án. Còn trong năm 2009, chi nhánh đã thực hiện
thẩm định hơn 80 dự án thuộc nhiều lĩnh vực như: thương mại, sản xuất và chế
biến( 49 dự án); vận tải- TTLL(3 dự án); xây dựng(8 dự án); nông nghiệp(hơn 25
dự án). Năm 2010, chi nhánh tiếp tục thẩm định ra quyết định cho vay khoảng 105
dự án: thương mại, sản xuất và chế biến(50 dự án); xây dựng (15 dự án); nông
nghiệp(15 dự án); lĩnh vực khác(25 dự án).

1.2.4.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án
Thẩm định tổng vốn đầu tư là bước đầu tiên quan trọng trong khía cạnh thẩm
định tài chính dự án, có vai trò là cơ sở đánh giá tính khả thi dự án cũng như kết quả
dự án, hiệu quả sử dụng vốn vay. Nếu vốn đầu tư quá thấp thì dự án không thể thực
hiện được nhưng nếu ngược lại thì các chỉ tiêu tài chính không chính xác và cũng
làm giảm hiệu quả nguồn vốn vay. Tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tư tại chi
nhánh, CBTĐ kiểm tra xem xét các hạng mục chi phí có thích hợp và tuân theo quy
định hiện hành hay không.CBTĐ tiến hành xem xét các khoản chi phí trong tổng
vốn bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng.
Tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tư, các CBTĐ tại chi nhánh so sánh đối
chiếu các các khoản mục của vốn cố định có hợp lý hay không. Dựa vào yêu cầu
công suất dự án, thiết kế kỹ thuật mà khách hàng cung cấp, định suất về các hạng
20
mục xây dựng theo các văn bản hiện hành về quản lý xây dựng, xem xét các yếu tố
về mặt bằng, thiết bị…. CBTĐ tiến hành phân tích các khoản mục trong nguồn vốn.
Ví như khi thẩm định dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây của
HTX Cổ Đông vào năm 2007, CBTĐ xem xét tổng mức đầu tư dự án bao gồm các
khoản mục như sau:
Bảng 4 : Tổng vốn đầu tư dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh
Oai- Hà Tây
TT Hang mục
Giá trị
(VNĐ)
1 Đấu thầu mặt bằng 200.000.000
2 Xây dựng và các công trình xây dựng 1.506.000.000
3 Đầu tư con giống ban đầu 750.300.000
4 Chi phí quản lý dự án 40.000.000
5 Dịch vụ tư vấn 25.000.000
6 Lãi vay 400.000.000
7 Chi phí đào tạo và các chi phí khác 35.000.000

8 Tổng mức đầu tư cơ sở 2.956.300.000
9 Vốn dự phòng 147.815.000
10 Vốn lưu động 630.000.000
Tổng mức đầu tư
3.734.115.00
0
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
CBTĐ xem xét dự án xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi
mục đích sản xuất tại Thanh Oai- Hà Tây. Với diện tích đất 2ha, CBTĐ tính toán
chi phí đấu thầu hàng năm là 200 tr.đ (dựa trên biểu thuê đất tại huyện Thanh Oai-
Hà Nội). Tiếp theo, CBTĐ xem xét biểu giá xây dựng. từ đó áp dụng cho các công
hạng mục công trình như: hệ thống chuồng lợn. nhà điều hành. nhà nghỉ công
nhân…. Các chi phí quản lý dự án. tư vấn, chi phí đào tạo công nhân ban đầu được
CBTĐ tính toán dựa trên biểu giá mà khách hàng cung cấp; mức lãi vay tính toán
bằng tích số vốn vay với lãi suất năm đàu tiên là 16%; khoản mục vốn dự phòng
tính bằng 5% tổng mức đầu tư. Với các thông tin khách hàng cung cấp, kết hợp với
các kết quả thẩm định về thị trường, kỹ thuật… CBTĐ tiến hành tính toán lại các
khoản mục đầu tư, so sánh đối chiếu với tổng mức đầu tư trong báo cáo khả thi dự
án, đề nghị tăng mức vốn lưu động dự án lên 800 tr.đ do biến động giá thức ăn chăn
21
nuôi đã tăng 1.05% so với thời điểm lập báo cáo. CBTĐ đề nghị tổng mức đầu tư
dự án là 2.846 tr.đ.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ tại chi nhánh rà soát lại
từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, tính toán chi phí sử dụng vốn, xem
xét đánh giá các điều kiện sử dụng vốn.
Xét trong dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây, cơ cấu vốn
tham gia đầu tư dự án như sau:
Bảng 5: Cơ cấu vốn dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây
STT Nguồn vốn Giá trị
(VNĐ)

Tỷ lệ Chi phí sử
dụng vốn
1 Nguồn vốn
đầu tư
3.734.115.000 100% 14.6%
- Vốn tự có 1.234.115.000 33% 12%
- Vốn NHTM 2.500.000.000 67% 16%
- Nguồn khác -
2 Khả năng
tăng/giảm
VĐT
0%
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Xét thấy cơ cấu nguồn vốn khá ổn định( cơ cấu vốn đảm bảo yêu cầu của chi
nhánh về mức vốn tự có đạt trên 30%), các chi phí sử dụng vốn hợp lý(chi phí sử
dụng vốn tự có và vốn vay được so sánh với mức lãi suất huy động tiền gửi và cho
vay dự án tại thời điểm thẩm định), đảm bảo khả năng tham gia đầu tư dự án.
=> Nhận xét: CBTĐ tại chi nhánh tiến hành thẩm định tuần tự , cẩn thận các
nội dung. Khi thẩm định giá trị nguồn vốn đầu tư, CBTĐ đã tính đến các yếu tố tác
động( ở dự án đang xét là giá thức ăn chăn nuôi biến động so với thời điểm lập báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án và đề nghị tăng mức vốn lưu động trong tổng vốn dự
án. Ở nội dung, vốn dự phòng tính bằng 5% tổng vốn đầu tư theo quy định cũ,
CBTĐ đã phân tích và quyết định không tăng vốn dự phòng(10% theo quy định
mới) do nhận thấy dự án ít có yếu tố bất lợi xảy ra trong các hoạt động như xây
dựng, mua con giống, sản xuất ban đầu….. CBTĐ tại chi nhánh chủ yếu sử dụng
phương pháp so sánh đối chiếu trong phân tích; áp dụng các quy định quản lý của
22
nhà nước cũng như đánh giá biến động thị trường tác động đến dự án...; các bước
xác định và thẩm định được tiến hành nhanh chóng dựa trên một số dự án thẩm định
trước đó.

1.2.4.3 Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm
của dự án
Dựa trên tổng vốn đầu tư đã thẩm định, CBTĐ tiếp tục thẩm định chi phí sản
xuất, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án“Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại
Thanh Oai- Hà Tây. CBTĐ tiến hành phân tích, tính toán, so sánh đối chiếu với số
liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án như sau:
Bảng 6: Doanh thu dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà Tây
ST Thu từ con giống và lợn thịt
Cơ cấu sản phẩm bán ra
Đơ
n vị
Số
lượn
g
Đơngiá
(ng.đ)
DT năm
(ng.đ)
DT tháng
(ng.đ)
1 Lợn cái giống bố mẹ (F1) Con 100 4.000 400.000 33.333
2 Lợn đực giống Yorkshire
thuần Con 20 6.000 120.000 10.000
3 Thương phẩm I chính
(100kg/con) Con 250 2.450 612.500 51.041
4 Thương phẩm I phụ
(100kg/con) Con 120 2.050 246.000 20.500
5 Nái loại Con 40 3.800 152.000 12.667
6 Đực loại Con 5 3.500 17.500 1.458
7 Phân lợn (20% Khối

lượng TĂ) Tấn 1.275 200 255 21
8
Cộng
1.548.25
5 129.021
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
CBTĐ xem xét tính toán doanh thu dựa trên số lượng con giống, sản phẩm
tạo ra từ dự án(theo định mức kế hoạch sản xuất) và biểu giá sản phẩm trên thị
trường.
CBTĐ tiếp tục xem xét các khoản chi của dự án.
23
Bảng 7: Chi phí dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà
Tây
STT TỔNG HỢP CHI PHÍ
1
Khoản mục Số tiền/năm (ng.đ)
Số tiền/tháng
(ng.đ)
2 thức ăn chăn nuôi 769.000 64.083
3 Lương CN chăn nuôi 144.000 12.000
4 Thuốc và dụng cụ thú y 26.000 2.167
5 Điện, nước 30.000 2.500
6 Sửa chữa, bảo dưỡng 13.000 1.083
7 Xăng dầu 16.000 1.333
8 Chi khác 2.400 200
9 Tổng cộng 1.000.400 83.367
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
CBTĐ thẩm định lại chi phí dự án, tăng mức chi cho thức ăn từ 700tr.đ lên
769 tr.đ, do biến động giá cả.
Sau khi tính toán nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, CBTĐ thẩm định các chỉ

tiêu hiệu quả tài chính dự án như sau
Bảng 8: Dòng tiền dự án “Chăn nuôi lợn siêu nạc” tại Thanh Oai- Hà
Tây
ST
T Năm 0 1 8 15
1
Vốn đầu tư 3.734.115
2 Khấu hao 107.066 107.066 107.066
3 Lãi vay 400.000 100.000 0
4 CP vận hành hàng năm 1.004.000 980.696 853.754
5 Doanh thu 1.548.255 1.701.369 1.954.33
24
8
6
LN trước thuế 544.255 720.673
1.100.58
3
7 Thuế TNDN 0 72.067 220.116
8 LN sau thuế 544.255 648.606 880.467
9 Dòng tiền thuần -3.734.115 1.051.321 855.672 987.533
`10 HSCK 1.000 0.956 0.697 0.509
11 PVCFi -3.734.115 1.004.991 596.653 502.289
12
Cộng dồn PVCFi -3.734.115 -2.729.123 2.387.077
5.892.03
4
Nguồn : từ dữ liệu thống kê của ngân hàng Techcombank
Qua tính toán sơ bộ của CBTĐ, NPV dự án ước tính đạt 5.829 tr.đ; tỷ suất
thu hồi nội bộ của dự án đạt 22%. Như vậy, NPV >0 và IRR> 16%, thẩm định dự
án đạt yêu cầu các chỉ tiêu tài chính.

Độ nhạy của dự án: khi tăng doanh thu, chi phí dự án 1% thì IRR=
19%>16%, NPV=4.956.921>0 dự án vẫn khả thi về mặt tài chính.
=> Nhận xét: qua phân tích chi phí, doanh thu, dòng tiền, CBTĐ tại chi
nhánh chủ yếu dựa trên thông tin khách hàng cung cấp; các biến động về giá mới
chỉ được ước lượng thông qua dự báo. Do tính chất kỹ thuật, yêu cầu của dự án khá
đơn giản nên CBTĐ đã không tính đến sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính( phân tích
độ nhạy sơ sài). Hơn nữa, các chỉ tiêu phân tích mới chỉ là NPV, IRR, T chưa phản
ánh đầy đủ tính khả thi dự án.
1.2.4.4. Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Dựa trên các căn cứ thẩm định trên, CBTĐ thẩm định khả năng trả nợ của
doanh nghiệp như sau:
* Về phương án thu nợ
- Thời hạn trả nợ ngân hàng trong 7 năm= 84 tháng
25

×