Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sử dụng ma trận SWOT đối với ngành dệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.12 KB, 19 trang )

Lí do chọn đề tài:
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu,

có vai trò quan trọng trong chiến
lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Nó phục vụ nhu cầu thiết
yếu của con người, và là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội… Với tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào
tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam.
Năm qua, ngành may mặc vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, là một trong
những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước. Bước sang năm 2010, các doanh
nghiệp may mặc đều nhận định "cánh cửa" đã rộng mở.

Nói đến ngành dệt may Việt Nam thì một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đó là
Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Năm 2009, với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Lãnh đạo, CBCNV Tổng Công ty Cp May
Việt Tiến đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của đại hội cổ đông, của cấp trên
giao và vinh dự 8 năm liền được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ trao tặng. Việt
Tiến tiếp tục giữ vững danh hiệu là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Dệt may Việt
Nam.
Để ngành dệt may nói chung và tổng công ty cổ phần may Việt Tiến nói riêng ngày càng
phát triển thì việc cần thiết đó là phải đưa ra được các chiến lược đúng đắn và phù hợp.
Ma trận Swot là một trong những công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược đơn giản mà
hữu ích được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi.
I-Giới thiệu về ma trận SWOT:
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết
định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy
cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định
hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và
phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến
lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...



Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định
dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết
định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép
kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng.
SWOT là một ma trận mà một trục mô tả điểm mạnh và điểm yếu, trục kia mô tả các cơ
hội và nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. SWOT đánh giá triển
vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, vì thế cần xác định rõ chủ đề cần phân tich
chẳng hạn:
- 1công ty (vị thế trên thị trường, độ tin cậy...),
- 1sản phẩm hay nhãn hiệu,
- 1đề xuất hay ý tưởng kinh doanh,
- 1phương pháp
- lựa chọn chiến lược (thâm nhập thị trường mới hay đưa ra một sản phẩm mới...),
- cơ hội sát nhập hay mua lại,
- 1đối tác tiềm năng,
- khả năng thay đổi nhà cung cấp,
- thuê ngoài hay gia công (outsourcing) một dịch vụ, một hoạt động hay một nguồn lực,
- cơ hội đầu tư.
Hơn nữa, SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.
Chủ đề phân tích SWOT cần được mô tả chính xác để những người khác có thể thực hiện
tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và ẩn ý của kết quả phân
tích.
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths - Opportunities):
các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO
(Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của
công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa
trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks -
Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm
của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Để thực hiện phân tích SWOT người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào
mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét
vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm
tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn,
nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy
trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để
tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm
gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn
thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt
hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ
hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm
vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động
của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang...,
từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các
ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.
Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội
nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những
đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi
công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng
tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra
những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua
việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities
và Threats) công ty.
Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là:
- Văn hóa công ty.

- Hình ảnh công ty.
- Cơ cấu tổ chức.
- Nhân lực chủ chốt.
- Khả năng sử dụng các nguồn lực.
- Kinh nghiệm đã có.
- Hiệu quả hoạt động.
- Năng lực hoạt động.
- Danh tiếng thương hiệu.
- Thị phần.
- Nguồn tài chính.
- Hợp đồng chính yếu.
- Bản quyền và bí mật thương mại.
Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:
- Khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh.
- Xu hướng thị trường.
- Nhà cung cấp.
- Đối tác.
- Thay đổi xã hội.
- Công nghệ mới.
- Môi truờng kinh tế.
- Môi trường chính trị và pháp luật.
II-Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến:
Được thành lập từ năm 1976, Công ty may Việt Tiến với tiền thân là một nhà máy nhỏ
mang tên “Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty”, với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ có
hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Nhưng sau hơn 30 năm xây dựng
và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, Công ty may
Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng công ty may Việt Tiến, hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 12 xí nghiệp, 17 công ty con và công ty liên
kết, với tổng số CBCNV là 21.600 người. Và đến ngày 30/8/2007 Bộ trưởng Bộ Công

Thương chính thức quyết định chuyển Tổng Công Ty May Việt Tiến thành Tổng Công Ty
Cổ Phần May Việt Tiến hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con.
Thương hiệu "Việt Tiến" được xây dựng ngay từ khi công ty được thành lập với ý nghĩa
Việt là Việt Nam, Tiến là Tiến lên - Công ty sẽ cùng đất nước Việt Nam tiến lên trong thế
kỉ mới.
1.Phân đoạn thị trường:
1.1.Phân đọạn thị trường theo vị trí địa lý:
Doanh nghiệp có thị trường trong nước (thị trường phía Bắc, Trung, Nam.), ngoài nước
(Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…).
Đặc biệt hệ thống phân phối của doanh nghiệp trải dài từ Bắc tới Nam. Ðến nay, DN
này đã xây dựng được hơn 1.000 cửa hàng và đại lý ở 63 tỉnh, thành phố, vươn tới nhiều
vùng xa xôi như đảo Phú Quốc.



1.2.Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:
-
Lứa tuổi:
Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là giới trẻ từ 16-28,và cả những
người độ tuổi từ 28 trở lên.
-
Thu nhập:
Dành cho những đối tượng có thu nhập ổn định.
-
Nghề nghiệp:
. Từ những người có thu nhập cao như doanh nhân, nhà lãnh đạo, nhà
quản lý…đến những người lao động bình thường đều có thể sử dụng sản phẩm của Việt
Tiến.
-
Giơí tính:

chủ yếu dành cho nam giới.
1.3.Phân đoạn thị trường theo tâm lý:

-Thương hiệu VIETTIEN: Đối tượng sử dụng chính là những người ít thay đổi,
-Thương hiệu Vee Sendy: Đối tượng sử dụng chính là giới trẻ, năng động, trẻ trung,
lịch sự, gần gũi.
-Thương hiệu TT-up: Đối tượng sử dụng chính là những người có lối sống hiện đại, ưa
thích thời trang, luôn luôn thích sự thay đổi.
-Hai thương hiệu thời trang cao cấp SAN SCIARO và MANHATTAN: được sử dụng cho
những người có lối sống sang trọng, lịch lãm.



2.Tình hình kinh doanh của Ngành dệt may:

Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua.
Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn
tượng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách
thức của ngành hàng dệt may Việt Nam trong thời gian qua.
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị
của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất
lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản
chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh
nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng
và tay nghề may tốt.
Bảng: Số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt
Nam giai đoạn 2006-2013:
Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giá trị gia tăng,
triệu đô la Mỹ
3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 4.764,5 5.721,1 6.847,6 7.759,3
Giá trị gia tăng,
% trong GDP
5,3 5,5 5,7 5,2 4,9 5,0 5,0 5,1
Tốc độ tăng
trưởng giá trị
gia tăng, %
13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9 9,8 9,2 9,0
Giá trị gia tăng
ngành dệt, triệu
đô la Mỹ
325,0 368,9 402,8 390,7 387,2 423,2 460,0 499,2
Thương mại quốc tế
Kim ngạch XK
hàng dệt, triệu
USD
1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 1.453,5 1.598,8 1.742,7 1.912,7
Kim ngạch NK
hàng dệt, triệu
USD
3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5
Cán cân thương
mại ngành dệt,
triệu USD
-
2.930,0
-
3.588,0

-4.184,8
-
3.381,6
-
3.603,4
-
3.568,0
-3.247,9
-
3.183,8
Kim ngạch XK
hàng may mặc,
triệu USD
5.579,0 7.186,0 9.054,4 7.424,6 8.335,4 8.898,6 8.929,0 9.505,3
Kim ngạch NK
hàng may mặc,
triệu USD
271,0 426,0 449,8 337,3 379,8 414,0 451,3 497,3
Cán cân thương
mại ngành may
mặc, triệu USD
5.308,0 6.760,0 8.604,6 7.087,2 7.955,6 8.484,6 8.477,7 9.008,0
Nguồn: BMI (tháng 7/2009)
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội,
có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài Bản thân việc Việt
Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị
trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng.
3.Tình hình kinh doanh của tổng công ty cổ phần may Việt Tiến:
Bước sang năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng đã xuất hiện
những tín hiệu lạc quan đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Tổng công ty

nói riêng. Thách thức lớn nhất thị trường xuất khẩu của ngành dệt may sẽ có rất nhiều
cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh ...
Tuy nhiên, Tổng công ty đã cố gắng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ
tiêu ngay trong 06 tháng đầu năm 2010 cụ thể như sau :
STT Chỉ tiều ĐVT Thực hiện Kế hoạch Thực hiện So sánh
6T/ 2009 năm 2010 6T/ 2010
TH 6T/
KH
Cùng
kỳ
1 Doanh thu Tỷ đồng 912.00 2,100.00 1,007.00 48% 110%
2
Lợi nhuận trước
thuế
Tỷ đồng 43.00 105.00 55.00 52% 128%
3
Thu nhập BQ
người LĐ
Đồng 2,655,000 4,000,000 3,399,000 85% 128%
Khả năng hoạt động của Công Ty:
Nguồn lực:
STT ĐƠN VỊ
Lao
động
MMTBỊ
các loại
D.Tích nhà
xưởng (m
2
)

Mặt hàng
Năng
lực
(SP/Năm)
1. MAY 1 960 665 6.672 Shirt 3.000.000
2. MAY 2 990 655 6.672 Shirt 3.000.000
3. SIG-VTEC 1.010 861 5.700 Jacket, sportwear 2.000.000
4. DUONGLONG 510 512 2.133 Dress pants 1.800.000
5. VIỆT LONG 900 1.083 2.532 Khaki,dresspants,.. 3.000.000
6. VIMIKY 500 395 2.780 Suit 3.000.000

Năng lực sản xuất
Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng
• Nhà xưởng: 55.709.32 m2
• Thiết bị: 5.668 bộ
• Lao động: trên 20.000 lao động

×