Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.1 KB, 16 trang )

Kinh tế đầu tư 49B
Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………2
NỘI DUNG …………………………………………………………………………3
I. Tổng quan về phân bố nguồn nhân lực……………………………..3
1.Khái niệm
2.Phân loại
II. Thực trạng và nguyên nhân…………………………………………4
1.Phân bố nguồn nhân lực theo ngành………………………….4
2.Phân bố nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế…………….8
3.Phân bố nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn……….10
4.Phân bố nguồn nhân lực theo vùng, lãnh thổ………………..12
III. Giải pháp………………………………………………………….13
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………16
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………17
1
Kinh tế đầu tư 49B
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực
hiện quá trình đó đòi hỏi phải gắn liền tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực
hiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế với phân bố các nguồn nhân
lực hợp lý tạo điều kiện để phát triển con người. Phát triển con người vừa là mục
tiêu vừa là trung tâm mọi quá trình phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực và phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý luôn luôn là một trong những
vấn đề được quan tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tiến hành
công hiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì việc phân bố nguồn nhân lực như thế
nào để sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lí và hiệu quả tối đa ngày càng trở
nên bức thiết.


Đó chính là lí do mà nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân bố
nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”
2
Kinh tế đầu tư 49B
NỘI DUNG
I- TỔNG QUAN VỀ PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC.
1- Khái niệm
- Phân bố nguồn nhân lực: là sự hình thành và phân phối các nguồn nhân
lực vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế theo
những quan hệ tỷ lệ nhất định nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao
các nguồn nhân lực.
Kết quả của quá trình phân bố các nguồn nhân lực là hình thành nên một
cơ cấu nguồn nhân lực mới hợp lý hơn.
- Cơ cấu nguồn nhân lực: phản ánh tỷ trọng nguồn nhân lực theo từng tiêu
thức nghiên cứu trong nguồn nhân lực xã hội.
2- Phân loại phân bố nguồn nhân lực
- Theo ngành:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp (Khu vực I)
+ Ngành công nghiệp – xây dựng (Khu vực II)
+ Thương mại dịch vụ(Khu vực III)
- Theo thành phần kinh tế
+ Kinh tế nhà nước
+ Kinh tế tngoài nhà nước ( Tập thể, tư nhân, cá thể )
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Theo tiêu chí thành thị - nông thôn
+Thành thị
+Nông thôn.
- Theo vùng lãnh thổ
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đông Bắc Bắc Bộ

+ Tây Bắc Bắc Bộ
+ Bắc Trung Bộ
+ Nam Trung Bộ
3
Kinh tế đầu tư 49B
+ Tây Nguyên
+ Đông Nam Bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
II- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Phân bố nguồn nhân lực theo ngành
a. Thực trạng.
Phân bố nguồn nhân lực theo ngành ở nước ta lúc đầu thường tập trung đông
trong nông nghiệp, sau này khi đất nước ngày càng phát triển thì nguồn nhân
lực chuyển dần sang ngành công nghiệp và dịch vụ.
Sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu lao động giai đoạn từ năm
1990 – 2007 (%)
1990 1995 2000 2005 2007 Thay đổi
GDP 100 100 100 100 100 2007/1990 2000/199
0
2007/2000
KV I 38,7 27,2 24,5 21,0 20,3 -18,4 -14,2 -6,2
KV II 22,7 28,8 36,7 41,0 41,6 18,9 14,1 12,3
KV III 38,6 44,1 38,7 38,0 38,1 -0,5 0,1 -6,0
Lao
động
100 100 100 100 100 - - -
KV I 73,0 71,3 65,1 57,1 53,9 -19,1 -7,9 -14,2
KV II 11,2 11,4 13,1 18,2 20,0 8,7 1,9 6,8
KV III 15,7 17,4 21,8 24,7 26,1 10,4 6,1 7,3
( Nguồn niên giám thống kê 2007 )

- Khu vực I:
Từ năm 1990 – 2007, Khu vực I giảm tỷ trọng trong GDP ( từ 38,7% còn
20,3 % )và cả trong cơ cấu lao động ( từ 73% còn 54% ).
Mức giảm của năm 2007/1990 trong GDP và trong lao động xem như tương
đương ( -18,4% và -19,1% ). Nhưng: trong các năm 1990 – 2000, khu vực I
4
Kinh tế đầu tư 49B
giảm trong cơ cấu GDP nhanh hơn giảm trong cơ cấu lao động. Từ năm
2000-2007 diễn ra sự thay đổi ngược lại, lao động giảm nhanh hơn so với
trong GDP. Điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa đang bắt
đầu có súc hút, số lao động rút ra khỏi khu vực I nhanh hơn nhiều so với kỳ
trước.
- Khu vực II
Tỷ trọng khu vực II tăng lên trong cơ cấu của GDP (từ 22,7% đến 41,6% ) và
trong lao động ( từ 11,2% đến 20% ). Tỷ trọng của khu vực trong GDP tăng
nhanh gấp đôi so với tăng trong cơ cấu lao động. Khu vực II tăng nhanh
nhưng giải quyết công ăn việc làm thì không nhiều. Trong khoảng thời gian
từ 1990 – 2000 khu vực II tăng 14,1% trong GDP nhưng chỉ tăng được 1,9%
trong cơ cấu lao động. Từ năm 2000 – 2007 khu vực II đã giải quyết được
nhiều công ăn việc làm hơn so với các năm trước ( tăng 12,3 % trong GDP so
với 6,8% trong lao động ). Từ năm 2000, công nghiệp hướng vào các ngành
thu hút nhiều lao động hơn so với các năm trước.
-Khu vực III
Khu vực III hầu như không thay đổi trong cơ cấu GDP nhưng lại tăng khá
nhiều trong cơ cấu lao động ( Từ 15,7% lên 26,1% ). Khu vực III giảm rất ít
trong cơ cấu GDP ( -0,5%) nhưng tăng nhiều trong cơ cấu lao động ( 10,4% ).
Đặc biệt các năm 2000 – 2007 khu vực III giảm 6% trong cơ cấu GDP nhưng
tăng 7% trong cơ cấu lao động. Đây là khu vực giải quyết nhiều công ăn việc
làm hơn so với khu vưc II.
Như vây, theo điều tra lao động việc làm của Tổng cục niêm giám thống

kê, từ năm 1990 đến năm 2007, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước
ta trong thời gian qua đang diễn ra theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông-
lâm-ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ
thương mại.
Để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn này, có thể dùng
chỉ tiêu năng suất lao động của 3 nhóm ngành trên.
5
Kinh tế đầu tư 49B
Bảng năng suất lao động trong các ngành nghề kinh tế
Năng suất = GDP/ lao động
Đơn vị: triệu đông/người ( tính theo giá cố định )
1990 1995 2000 2003 2005 2007
Nền kinh tế 4,5 5,9 7.3 8.3 9.2 10.5
Khu vưc I 2.0 2.2 2.6 2.9 3.2 3.5
Khu vực II 10.1 15.6 19.7 19.4 20.4 21.8
Khu vực III 12.3 14.9 13.8 14.4 15.1 16.2
(Nguồn : niên giám thống kê )
Trong thời kỳ này , NSLĐ bình quân cả nước tăng tăng từ 4.5 triệu/người lên
10.5 tr/ng, tức là đã tăng hơn 2 lần. Trong đó, khu vưc II tăng nhanh nhất
(tăng 2.16 lần), tiếp đến là khu vực II và khu vưc I. Thực trạng này phản ánh
đúng tính quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất sẽ phát triển nhanh
nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh, tiếp đến là ngành dich vụ thương
mại để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Việt Nam còn
chậm, để thấy rõ điều đó chúng ta có thể so sánh Việt Nam và một số quốc
gia khác trong khu vực.
Bảng cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế một số quốc
gia trong khu vực năm 2007.Đơn vị %
Tiêu thức GDP Lao động

KVI KVII KVIII KVI KVII KVIII
Việt Nam 20.34 41.47 38.19 53.9 20.0 26.1
6

×